Nội dung chính của chuyên đề 1 Tổng quan về dân tộc thiểu số Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang 2 Thực trạng tri thức địa phương của người Cao Lan gắn với bảo tồn và pháthuy giá trị di sản văn h
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỌC VIỆN DÂN TỘC
Chuyên đềTHỰC TRẠNG TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG CỦA NGƯỜI CAO LANGẮN VỚI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ PHIVẬT THỂ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH TUYÊN QUANG
Thuộc đề tài: Nghiên cứu khai thác tri thức địa phương của một
số dân tộc thiểu số gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phivật thể phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Tuyên Quang
Mã số đề tài: …
Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Dân tộc
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Thị Bích Thuỷ
TUYÊN QUANG, NĂM 2024
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỌC VIỆN DÂN TỘC
CHUYÊN ĐỀ …
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
“Nghiên cứu khai thác tri thức địa phương của một số dân tộc thiểu số gắn vớibảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phục vụ phát triển du lịch bền
vững tỉnh Tuyên Quang”
Cơ quan chủ trì: Học viện Dân tộc
Cơ quan phối hợp thực hiện: Không
Nội dung chuyên đề: Thực trạng tri thức địa phương của người Cao Lan gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển kinh tế du lịch bền vững tỉnh Tuyên Quang
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Thị Bích Thuỷ, Phó Giám đốc Học viên Dân tộc
Thư ký đề tài: TS Đoàn Thị Cúc, Trường Đại học Tân Trào
Các thành viên tham gia viết chính:
TUYÊN QUANG - NĂM 2024
Trang 3PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết thực hiện chuyên đề
Tuyên Quang được xem là mảnh đất đặc biệt của phía Bắc nước ta Đây lànơi hội tự văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau tạo nên bức tranh văn hóa độcđáo, phong phú và đa sắc màu Từ ngôn ngữ đến trang phục, từ thực phẩm đếnnghi lễ, mỗi dân tộc tại Tuyên Quang mang theo một phần của bản sắc riêng, tạo
ra một không gian văn hóa phong phú và đa chiều Tuyên Quang là một tỉnhnằm ở phía Bắc của Việt Nam với diện tích tự nhiên khoảng 5800m2 TỉnhTuyên Quang có ranh giới giáp với các tỉnh khác gồm: Yên Bái, Phú Thọ, VĩnhPhúc, Thái Nguyên và Bắc Kạn
Tổng dân số của tỉnh vượt hơn 80 vạn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm56% tổng dân số tỉnh Mỗi dân tộc thiểu số đều có bản sắc văn hóa truyền thốngđộc đáo, được kế thừa và lưu truyền qua nhiều thế hệ Điều này thể hiện quatrang phục truyền thống, ngôn ngữ, các nghi lễ như tang ma, cưới xin, lễ vào nhàmới, cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng,… hiện Tuyên Quang là địa bàncùng chung sống và gắn bó của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau Theo thống
kê, toàn tỉnh có 22 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm phầnlớn dân số
Các dân tộc ở Tuyên Quang hiện phải kể tên gồm: Dân tộc Kinh, dân tộcTày, dân tộc Dao, dân tộc Cao Lan, dân tộc H’Mông, dân tộc Sán Dìu, dân tộc
Hà Nhì, dân tộc giáy, dân tộc Lào, dân tộc Lự, dân tộc Sán Cháy, dân tộc Nùng,dân tộc La Hủ, dân tộc Thái, dân tộc Lô Lô, dân tộc Mông Cờ Lao, dân tộc HàNhì, dân tộc Kháng, dân tộc Dao Quần Chẹt, dân tộc Pà Thẻn, dân tộc Cống,dân tộc Chứt,…
Cao Lan là 1 ngành của dân tộc Sán Chay có nguồn gốc từ Quảng Đông,Trung Quốc di cư vào Việt Nam từ đời nhà Minh Người Cao Lan định cư ở một
số tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc giang, Thái Nguyên, Phú thọ, Tuyên quang Trong thời gian sinh sống lâu dài, người Cao Lan đã tạo ra những nét văn hoáđặc trưng, phong phú về lễ hội, tín ngưỡng, âm nhạc Với những giá trị văn hoátốt đẹp mang đậm yếu tố bản địa Người Cao Lan ở Tuyên Quang có số lượngđông nhất trong cả nước Tại Tuyên Quang, dân số Cao Lan đứng thứ 4 trongtổng dân số của các dân tộc Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đầu
tư, phát triển bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội giữa các các vùng miền nóichung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng đã tạo điều kiện cho các dân tộc ít người
Trang 4phát triển Tuy nhiên, cũng còn tồn tại một số vấn đề trong quá trình phát triểnkinh tế – xã hội đã ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giữ gìn và phát huycác giá trị văn hoá dân tộc Nhiều giá trị văn hoá truyền thống của người CaoLan đang dần bị mai một Một dân tộc không thể tồn tại và phát triển nếu dântộc ấy đánh mất nền văn hoá của mình Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoángười Cao Lan là việc làm mang tính thời sự, cấp bách hiện nay Giữ gìn và pháthuy các tri thức địa phương, các giá trị văn hoá tộc người cũng là làm rõ thêm sự phong phú, đa dạng của văn hoá Việt Nam Việc nghiên cứu thực trạng tri thứcđịa phương của người Cao Lan gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhoá phi vật thể phục vụ phát triển kinh tế du lịch bền vững tỉnh Tuyên Quangcũng là việc làm cần thiết.
2 Mục tiêu
Tổng quan về dân tộc thiểu số Cao Lan ở Tuyên Quang Nghiên cứu thựctrạng tri thức địa phương của người Cao Lan gắn với bảo tồn và phát huy giá trị disản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển kinh tế du lịch bền vững tỉnh TuyênQuang Từ đó đề xuất giải pháp khai thác, ứng dụng tri thức địa phương của ngườiCao Lan gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể phục vụ pháttriển kinh tế du lịch bền vững tỉnh Tuyên Quang
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu của chuyên đề, tác giả
đã sử dụng phương pháp chủ đạo là quan sát, phỏng vấn sâu Các phương phápkhác cũng được sử dụng như: phân tích, so sánh, tổng hợp; trừu tượng hoá, kháiquát hoá; kết hợp lịch sử và lôgíc, phương pháp chuyên gia, kế thừa các kết quảnghiên cứu về người Cao Lan đã công bố
4 Nội dung chính của chuyên đề
(1) Tổng quan về dân tộc thiểu số Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang
(2) Thực trạng tri thức địa phương của người Cao Lan gắn với bảo tồn và pháthuy giá trị di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển kinh tế du lịch bền vữngtỉnh Tuyên Quang
- Văn học - nghệ thuật: Văn học dân gian, Nghệ thuật truyền thống
- Lễ hội và phong tục tập quán, tín ngưỡng: Lễ hội cộng đồng; Phong tục,tập quán, tín ngưỡng
- Tri thức tổ chức gia đình, dòng họ : Tổ chức gia đình; Tổ chức dòng họ
Trang 5- Tri thức về chăm sóc sức khoẻ: Quan niệm về bệnh và nguyên nhân gây
ra bệnh; Cách chữa trị và những bài thuốc truyền thống
- Đánh giá giá trị tri thức địa phương của người Cao Lan gắn với bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển du lịch bền vữngtỉnh Tuyên Quang
(3) Đề xuất giải pháp khai thác, ứng dụng tri thức địa phương của ngườiCao Lan gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể phục vụphát triển kinh tế du lịch bền vững tỉnh Tuyên Quang
Trang 6PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
ca, dân vũ độc đáo nổi bật, như: Hát Then của dân tộc Tày; hát sình Ca, dân tộcCao Lan; hát Soọng Cô, dân tộc Sán Dìu; hát Páo Dung, dân tộc Dao; Hát Cỏlảu (lảy cỏ), hát giao duyên, hát Sli, hát Soong hao, Hát Sli Giang của dân tộcNùng
Theo tài liệu kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của Bảo tàng tỉnh (kết quảkiểm kê 16/26 dân tộc, gồm: Dân tộc Kinh, Tày, Dao, Mông, Sán Chay, Nùng,Sán Dìu, La Chí, Pà Thẻn, Cờ Lao, Ngái, Mường, Giáy, Pu Péo, Hoa, nhómngười Thủy) cho thấy, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung bị maimột hoặc biến đổi nhanh chóng dân tộc Cao Lan thống kê 42 di sản, trong đó
18 di sản đang bị mai một Từ năm 2013 đến nay đã có 10 di sản của tỉnh vàoDanh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trong đó có hát Sình ca (dân tộcCao Lan) [10]
Trong Danh mục thành phần dân tộc ở nước ta, Cao Lan và Sán Chí đượccoi là một dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, với tên gọi Sán Chay(hoặc Cao Lan - Sán Chí) Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, câu hỏi Cao Lan
và Sán Chí là một hay là hai dân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề khoa học cần quantâm nghiên cứu, giải quyết một cách thoả đáng Trong đó, đáng chú ý là ý kiếncủa một số nhà nghiên cứu ở Viện Dân tộc học cho rằng, việc xếp Cao Lan vàSán Chí thành hai dân tộc riêng thuộc hai nhóm ngôn ngữ khác nhau có lẽ chỉcòn là vấn đề thời gian [4, tr.76]
Trang 7Người Cao Lan cư trú rải rác ở các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Giang, Yên Bái,Phú Thọ và Vĩnh Phúc Nhìn chung, địa bàn phân bố của người Cao Lan có thểchia thành 2 nhóm: Một nhóm ở khu vực trung lưu của sông Lô bao gồm mộtvùng khá rộng của tỉnh Tuyên Quang, một phần của tỉnh Yên Bái và tỉnh PhúThọ Nhóm thứ hai cư trú tập trung ở phần thượng lưu của sông Lục Nam, chủyếu thuộc địa phận của tỉnh Bắc Giang Do cư trú ở địa bàn có nhiều thuận lợi
về điều kiện tự nhiên, người Cao Lan đã có nhiều kinh nghiệm khai thác cácnguồn lợi tự nhiên để đảm bảo cho cuộc sống của mình Các làng của người CaoLan cư trú khá mật tập, men theo chiều dài của các con sông như sông Lô, sôngLục Nam, sông Chảy… Bên cạnh canh tác ruộng nước là chủ yếu, đồng bào cònkhai thác các nguồn lợi tự nhiên như săn bắt, hái lượm, tìm kiếm các vật liệu xâydựng nhà cửa, chế tác các loại công cụ cho sinh hoạt và sản xuất
Qua 2 đợt Tổng điều tra Dân số trong toàn quốc gần nhất là 2009 và 2019,người Cao Lan vẫn cư trú tương đối ổn định tại Tuyên Quang với tổng số70.636 người, ngoài ra còn sinh sống tại các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, VĩnhPhúc và Yên Bái Chỉ có một số rất ít di chuyển vào các tỉnh Tây Nguyên vàvùng Đông Nam Bộ [17]
Tại tỉnh Tuyên Quang, người Cao Lan cư trú tập trung tại 2 huyện SơnDương và Yên Sơn Ở huyện Sơn Dương, người Cao Lan chiếm khoảng 30%dân số toàn huyện, cư trú rải rác ở nhiều xã, trong đó tập trung tại các xã: VănPhú, Vân Sơn, Đông Lợi, Đồng Quý, Đông Thọ, Cấp Tiến, Bình Yên, Vĩnh Lợi,Chi Thiết, Quyết Thắng, Phú Lương và Đại Phú Ở huyện Yên Sơn, người CaoLan cư trú tập trung ở các xã Kim Phú, Đội Bình, Chân Sơn, Tiến Bộ, Phú LâmNhữ Hán, Nhữ Khê Tại thành phố Tuyên Quang, người Cao Lan cư trú tại cácxã: Lưỡng Vượng, Đội Cấn [17]
Địa bàn cư trú của người Cao Lan chủ yếu là vùng đồi núi thấp, địa hìnhtương đối bằng phẳng, đồi gò thấp, đất tốt vì không chịu ảnh hưởng của nạn xóimòn như những vùng đồi núi dốc Ruộng nước ở đây nhiều, có cả một cánhđồng rộng với diện tích hàng trăm ha Hàng năm, cánh đồng lúa của người CaoLan được nước của các con sông như sông Lô tràn vào đem theo nhiều phù samàu mỡ Đây cũng là nơi giao lưu thuận tiện vì có Quốc lộ chạy qua Có đườngliên tỉnh Phú Thọ - Tuyên Quang - Yên Bái, Bắc Ninh - Bắc Giang - QuảngNinh, Phần lớn địa bàn cư trú của người Cao Lan rất gần với các thị trấn, thị tứ
và trung tâm kinh tế - văn hoá - hành chính của tỉnh lỵ và huyện lỵ Mặc dù sốngkhá gần với các trung tâm thành phố, thị trấn, thị tứ nhưng đời sống sinh hoạt vàvăn hoá của người Cao Lan ít bị ảnh hưởng của lối sống đô thị mà vẫn giữ được
Trang 8hầu hết phong tục, tập quán, bản sắc riêng của mình Các làng bản của ngườiCao Lan vẫn mang một dáng vẻ của một làng Cao Lan, êm ả với những mốiquan hệ truyền thống lâu đời như: nếp ăn, ở, lối canh tác, ứng xử, quan hệ dòngtộc, lễ hội rất riêng của người Cao Lan [19].
Theo các cụ già người Cao Lan ở huyện Yên Sơn, trước đây người Cao Lancũng cư trú thành từng cụm theo dòng họ, nhưng hiện nay với dân số tăng rấtnhanh, đặc biệt từ sau năm 1986, do nhu cầu phát triển kinh tế, hộ gia đình lớn
đã tách thành các hộ nhỏ nên hầu hết các thôn bản ở Yên Sơn đã thay đổi,người Cao Lan đều cư trú xen kẽ giữa các dòng họ, có những bản dân số lên tớihơn ngàn người Sự bố trí các ngôi nhà trong bản thường dựa vào các hướng núi
và hướng về nguồn nước như sông, hồ, khe suối [10]
2 Hoạt động kinh tế
Căn cứ vào gia phả của tổ tiên để lại thì trước đây người Cao Lan có đấtđai, có ruộng để cày cấy, trồng lúa Nghề trồng lúa đã có truyền thống và kỹthuật canh tác đạt tới trình độ cao Chính vì thế khi di cư đến Việt Nam, họ vẫnduy trì được cách thức canh tác tiên tiến ấy Quan sát nơi ở của người Cao Lan
có thể thấy: họ thường chọn những khu đất có ruộng, có nguồn nước như: sông,suối để định cư Đây là những nơi đất tốt, thuận lợi cho việc trồng lúa nước.Giống lúa bà con hay trồng trước đây là loại “mục tiền”, đây là loại lúa tẻ chịuđược hạn và chống được sâu bệnh, gạo của loại lúa này nấu cơm ăn bùi và chắcbụng Đặc biệt người Cao Lan hay trồng lúa Lào (Hu Lao), năng suất loại lúanày thấp nhưng dùng vào việc nấu rượu lại rất thơm ngon Lúa được cấy vàotháng 5 và thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 âm lịch Cách thức thu hoạch và cấtgiữ đơn giản: bó thành từng bó rồi phơi khô, sau đó cất vào một góc nhà hoặcgác lên các xà ngang giáp mái nhà, lúc ăn mới đem đập và xay, giã Ngoàinhững loại lúa trên, người Cao Lan còn trồng lúa dé, lúa mạch Loại nếp cẩmcũng được trồng để nấu cơm cúng hoặc làm rượu nếp ăn ngọt và bổ cho phụ nữ mới sinh [5]
Trước đây, người Cao Lan còn trồng lúa nương, có hai loại: lúa nương sớm
và lúa nương muộn Lúa nương sớm là loại ngắn ngày gieo vào khoảng cuốitháng 3 - đầu tháng 4 âm lịch, thu hoạch vào tháng 9 âm lịch Lúa nương muộnthì gieo vào tháng 5 và thu hoạch vào tháng 10 âm lịch Lúa nương muộn đượcthu hoạch phơi thành từng bó ngay ngoài nương Đồng bào làm những cái chòi
có các tầng dàn cách nhau từ 50 đến 60 cm để gác lúa Lúa được bó lại gọi làcum , các cum thóc phơi ngửa khi nào thật khô mới gánh về gác lên xà nhà hoặc
để trên dàn bếp
Trang 9Ngoài việc trồng lúa, người Cao Lan còn trồng ngô Ngô nương gọi làmếch nùi, là một loại ngô nếp cũng trồng vào tháng 5 và thu hoạch vào tháng 9
âm lịch cùng với thời điểm gieo lúa nương muộn Ngô được thu hoạch cả bắp,phơi khô ngoài chòi rồi đem về quây lại ở góc nhà để dùng dần, đây là thức ănchủ yếu của các loại gia súc Cùng với ngô, lúa ở trên nương, đồng bào còntrồng sắn, khoai, củ bở hoặc các loại bí, đậu Bí nương và khoai sọ là 2 thứ ănrất ngon, thơm dẻo và có độ ngọt, bùi rất riêng Trong quá trình sản xuất nôngnghiệp, người Cao Lan sử dụng các công cụ sản xuất rất đa dạng như: cày, bừa,cào, cuốc bàn, dao quắm và hái… Công cụ làm nương rẫy của họ chủ yếu là câyrìu và con dao Khi đi làm nương người Cao Lan mang theo túi có quai đeo vàsọt nhỏ để đựng đồ ăn và những thứ cần thiết khác Công cụ gặt lúa nương làchiếc hái – mạc thẹp Đối với ruộng cạn hoặc bãi đất ven sông, khi làm ngườiCao Lan thường dùng các nông cụ như: cào, cuốc, các loại trục gỗ để đập đất,cày, bừa dùng trâu, bò kéo [19]
Dụng cụ săn bắt chủ yếu của người Cao Lan là chiếc nỏ và sau này là súngkíp Để nấu đồ ăn, nước uống hàng ngày họ dùng nồi niêu, ấm đất Một số giađình khá giả sử dụng mâm đồng và nồi đồng thay cho nồi đất và mâm gỗ Dụng
cụ lấy nước cổ xưa của người Cao Lan là bầu khô và ống bương
Nghề thủ công của người Cao Lan chưa phát triển, chỉ là đan lát các vậtdụng trong gia đình như: rổ, rá, nong, nia, Cả xã Kim Phú chỉ có vài người biếtrèn cuốc, cào, Các sản phẩm nói chung mang tính tự cung tự cấp, ít có trao đổimua bán nên kinh tế chợ cũng nghèo nàn Đồng bào đem bán những nông sản làlúa, ngô, khoai, sắn hoặc chút ít lâm thổ sản , còn mua về những đồ thiết yếuhàng ngày như: muối, vải, cuốc, xẻng hay kim chỉ Trước đây, khi rừng cònnhiều, chim thú lắm, người Cao Lan cũng đi săn bắt Đồng bào ít dùng súng, chủyếu là dùng nỏ hay cạm bẫy Tuy nhiên do nạn phá rừng, săn bắt bừa bãi nênrừng cũng cạn kiệt dần, đến nay hầu như không còn chỗ để chim, thú rừng sinhsống Việc săn bắt cũng chấm dứt từ lâu Có thể nói, đời sống kinh tế của ngườiCao Lan nói chung còn nghèo Mặc dù có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, biết lựachọn nơi cư trú thuận lợi, nhưng do tư duy kinh tế chậm được đổi mới, thíchnghi nên nền sản xuất vẫn chưa tạo ra được năng suất lao động cao, chưa hìnhthành được nền sản xuất hàng hoá Chính vì thế, cho đến nay, nhiều gia đìnhngười Cao Lan vẫn trong tình trạng kinh tế khá khó khăn [3]
3 Hoạt động văn hoá
3.1 Một số đặc điểm về văn hoá vật chất
Trước đây, người Cao Lan ở nhà sàn nhưng những năm gần đây nhiều gia
Trang 10đình đã làm nhà nền đất Nhà sàn của người Cao Lan thường có 3 hàng cột (nhìntheo chiều dọc của ngôi nhà) Các cột cái là quan trọng nhất và phải đảm bảođược các yếu tố: chịu lực chính và thoả mãn yếu tố tâm linh Những cột chínhnày được chọn từ các loại gỗ nghiến, thọ, đinh, dổi, chò vừa khoẻ, vừa ít chịuảnh hưởng của thời tiết, không bị mối mọt và quan trọng hơn là có thể chônxuống đất nhằm thoả mãn quan niệm: nhà phải có âm, có dương mới sinh sôi,phát triển được [3], [5], [6].
Sự bài trí trong ngôi nhà của người Cao Lan cũng cho thấy sự ảnh hưởngsâu đậm của tín ngưỡng Từ cầu thang lên là một khoảng sàn nhỏ để chum nướcsinh hoạt và một số vật dụng gia đình Bước lên một bậc vào trong là sàn chính.Bàn thờ tổ tiên đặt ở đầu nhà nhìn ra hướng cửa Dưới bàn thờ là một khoảngsàn nhỏ được lát gỗ hoặc trải chiếu dành cho việc làm lễ Khoảng sàn này khách
lạ và phụ nữ không được ngồi lên Ở góc nhà bên trái thường là bàn thờ “maham” hay hương hoả Bàn thờ này chỉ thắp hương vào dịp tết và đặc biệt khách
lạ và phụ nữ càng không được ngó vào
Dọc chiều dài của ngôi nhà là nơi nghỉ của các thành viên trong gia đình.Phụ nữ ngủ trong các buồng ngăn bằng nứa hoặc ghép ván Bếp được đặt ở gianngoài gần cửa ra vào, trên bếp làm dàn để treo thức ăn khô dự trữ Bếp đối vớingười Cao Lan rất thiêng liêng Đồng bào quan niệm ngọn lửa là thần bếp manglại hạnh phúc, ấm no Chính vì thế người ta kiêng những việc làm ô uế đến bếpnhư: đổ nước cặn vào bếp, đun những loại củi làm chuồng gà, chuồng lợn [9]
Có thể nói, ngôi nhà sàn của người Cao Lan mang đậm những yếu tố tínngưỡng Với bản chất và tâm lý của người làm nông nghiệp, sống về nôngnghiệp, họ cho rằng ngôi nhà giống như hình tượng của một con trâu nước: 4 cộtchính như 4 chân trâu; rui, mè, cây nóc tạo thành thân con trâu; cửa ra vào là dạdày và thần chăn nuôi là vị thần được người Cao Lan tôn sùng với mong muốn
sự sinh sôi nảy nở Hàng năm đồng bào thường tổ chức cúng thần cầu cho mùamàng thuận lợi, gia súc chăn nuôi phát triển
Những năm gần đây, do điều kiện rừng bị tàn phá nặng nề, nguyên vật liệu
để làm nhà sàn không còn nữa, hầu hết các gia đình Cao Lan đã xây dựng nhàcửa giống như của người Kinh Tuy vậy, ở một vài nơi một số ngôi nhà sàntruyền thống có tuổi thọ từ 50 đến 70 năm, hiện vẫn tồn tại và là tài sản quý củangười Cao Lan ở Tuyên Quang [10]
Trang phục của người Cao Lan nhìn chung khá đơn giản Áo của nam giới
có màu nâu hoặc chàm may bằng vải thô, sợi nhỏ, cầu vai không vuông mà hìnhvòng cung chạy quanh cổ áo, thân xẻ xuống tận gấu giống như áo của nam giới
Trang 11người Tày, cổ viền cứng, thấp khoảng 2cm, hai bên thân áo trước có 2 túi, cúcđược làm bằng sừng trâu hay các mảnh xương trâu, bò mài nhẵn Quần namgiống như quần chân què của người Kinh, cạp luồn dây rút, màu quần thườngcùng màu với màu của vải áo Ngoài quần áo, trước đây nam giới Cao Lan còn
có khăn cuốn theo kiểu khăn xếp
Trang phục của phụ nữ Cao Lan cầu kỳ hơn đôi chút Nổi bật nhất là kiểu
áo có tên gọi uyên ương, kiểu áo này trên 2 thân ngực mỗi bên đáp 3 miếng vảivuông màu: đỏ, xanh, vàng làm nền Trên những miếng vải nền đó, người tađính những miếng vải nhiều màu, thường là tím, hồng, trắng một cách hài hoà
và thêu các hình hoa văn cây lá, chim muông cách điệu Loại áo này thường cóhình thêu 1 đôi nam nữ với dáng đứng thẳng, bên cạnh hình là một cây đa cáchđiệu Có lẽ vì hình tượng này mà áo có tên gọi “uyên ương” Ngoài các hoa văn,chị em còn trang trí các đường chỉ ngũ sắc chạy song song theo các đường nẹpnhằm xoá đi những nét thô của đường ghép vải Cổ áo võng sâu vừa đủ để khoeđường viền của yếm Yếm là một vuông vải màu trắng hoặc đỏ có dây buộc saugáy và lưng giống như yếm của phụ nữ người Kinh [2]
Khăn của phụ nữ Cao Lan là 1 vuông vải rộng màu chàm cuốn theo kiểugấp lượt, 2 đầu thừa bắt chéo sau gáy che búi tóc Tóc búi được cài trâm bằngngà voi hoặc bằng xương hay bạc Trâm có độ dài từ 7 đến 9cm, đầu trâm cuốnmột dây quả cườm để khi búi cuốn tóc vào cho khỏi tuột
Phụ nữ Cao Lan còn nổi bật bởi đôi xà cạp màu trắng, thắt lưng màu đỏ vàxanh được cuốn chung trông rất sinh động Các đầu dây thắt lưng được thả tự dođong đưa theo nhịp đi tạo nên dáng vẻ mềm mại, uyển chuyển của người phụ
nữ Trong những dịp lễ hội còn thấy phụ nữ Cao Lan thắt bao dao bên hông Bêncạnh đó là đồ trang sức với các dải dây ngũ sắc đeo xà tích, hộp đựng trầu, cácloại chìa khoá cùng với các vòng cổ, vòng tay bằng xương hoặc bạc tạo nên vẻđẹp rất riêng của người phụ nữ Cao Lan Có thể nhận thấy họ không thêu thùacầu kỳ và tốn công như phụ nữ người Dao, người Hmông, cách pha màu, bố cụctrên trang phục được xử lý theo cách riêng, dùng các tông vải nhiều màu ghépxen kẽ nhau một cách hài hoà, các đường chỉ thêu tuy ít nhưng hợp lý và đủ đểtạo nên một bộ trang phục không kém phần tinh tế và giàu tính thẩm mỹ
Người Cao Lan trồng lúa và các loại cây màu là chính cho nên nguồn thức
ăn của đồng bào là gạo (nếp và tẻ) và ngô, khoai, sắn Cũng giống như ngườiKinh, người Cao Lan ăn gạo tẻ nấu thành cơm, gạo nếp đồ lên thành xôi và cácloại rau củ được chế biến để ăn hàng ngày Trong đám cưới, đám ma, lễ, hội…không thể thiếu rượu Rượu được nấu từ lúa hu lao và nếp đen – nếp cẩm Bánh
Trang 12chưng là loại bánh không thể thiếu trong tết Nguyên đán, bánh giò là thứ khôngthể thiếu vào dịp cúng tết mùng 5 tháng 5 Các loại thực phẩm gồm có: thịt trâu,
bò, lợn, các loại gia cầm nuôi, các loại thú săn bắn được và cá, ếch, tôm, cua ,những loại thức ăn này được chế biến một cách đơn giản Ăn trầu cũng là mộttập quán lâu đời của người Cao Lan [4], [13]
Trong các món ăn, đồng bào Cao Lan thích nhất là cá Cá được thả ở ruộnglúa, khi đánh bắt thường vào buổi tối, đồng bào đốt đuốc soi rồi dùng vợt có cándài để bắt Có nơi người ta dùng dao để chém cá, loại dao dài và phải biết cáchchém dao mới không liệng vào chân Vào những lúc nhàn rỗi hoặc có mưa, đồngbào thường tập trung dùng vợt để bắt cá ở suối Hình ảnh này rất quen thuộc đốivới người Cao Lan, chính vì thế có cả những điệu múa diễn tả cảnh này gọi làmúa “xúc tép” rất đặc trưng ở người Cao Lan
Ngoài cá, đồng bào còn nuôi các loại gia cầm, gia súc, phổ biến thường lànuôi gà để khi có việc còn dùng làm đồ cúng lễ Gia súc được nuôi chủ yếu làtrâu, con trâu đối với đồng bào Cao Lan rất quan trọng vì nó là nguồn sức kéochính đối với những người làm nông nghiệp Việc nuôi lợn của người Cao Lanthì đơn giản, chủ yếu là thả rông ngoài đồi vườn
3.2 Một số đặc điểm về văn hoá xã hội
Làng bản của người Cao Lan tập trung thành những làng lớn phụ thuộc vàođiều kiện, vị trí canh tác Điểm tụ cư ban đầu là những vùng đất đai màu mỡ,thuận tiện cho việc tưới tiêu Từ các điểm này, sự phát triển dân số đã tạo nênlàng bản Ranh giới giữa các làng, bản hình thành có tính ước lệ, chỉ là nhữngcánh rừng, bãi ruộng tự nhiên hay các dòng suối, đèo dốc Làng bản của ngườiCao Lan cho đến nay vẫn còn khá đông, trung bình có từ 500 đến 700người/làng Một số làng có trên 1000 người như làng Giếng Tanh, làng MinhCầm, [3]
Hầu hết các làng của người Cao Lan đều có đình, được xây dựng ở khutrung tâm hoặc phía đầu làng Bên cạnh đình làng là miếu thờ thổ công, cũng cónơi miếu thờ được làm ở nơi khác Đình làng thường có 3 gian, gian ngoài cùng
là tòa tiền đường, gian giữa là chính điện và cuối cùng là hậu cung Kiến trúccủa đình làng khá đơn giản, gồm bộ khung được làm theo kiểu vì kèo quá giang
để tạo ra không gian thoáng, rộng cho ngôi đình Tại gian giữa – chính điện, cóđặt một hương án sơn son, được chạm khắc cầu kỳ, phần trên hương án trang tríđôi rồng chầu nguyệt, bao quanh là những dải mây cuốn uyển chuyển nhẹnhàng Phần hậu cung được nối vào chính điện và tiền đường thành hình chữ đinh, bên trong đặt long ngai, bài vị của Thành hoàng làng làng [14], [15]
Trang 13Từ rất lâu đời, đình làng của người Cao Lan là nơi thờ các vị thần đã cócông khai khẩn vùng đất, đánh giặc xâm lược, phù hộ dân làng có cuộc sốngthanh bình, làm ăn phát đạt Đình làng cũng trở thành một không gian xã hội – văn hóa thể hiện tính cố kết cộng đồng rất bền chặt [15].
Tổ chức xã hội làng bản của người Cao Lan mang dấu ấn của hình thức
“công xã nông thôn” Người đứng đầu làng được dân bản bầu ra gọi là ôngKhán Đây là những người có học, có nhiều hiểu biết và có uy tín trong cộngđồng Vai trò của ông Khán rất quan trọng: là người điều hành, đôn đốc các việccủa làng như sản xuất, giữ gìn trật tự, an ninh, và là người đại diện cho dân làngtrước chính quyền về mọi việc xảy ra ở làng Hầu hết các ông Khán còn lànhững người “cao tay” trong việc hành lễ, cúng bái Với vai trò như vậy, ôngKhán được dân làng kính nể, nhất nhất mọi hành vi, lời nói của ông được dânlàng tuân thủ tuyệt đối
Cùng với ông Khán, mỗi làng của người Cao Lan còn có một số người giúpviệc cho ông Khán Đó là ông Thổ Từ, có nơi gọi là ông Đám, chuyên lo việccúng lễ chung của làng, là người trông nom đình làng, miếu thờ, phân công côngviệc mỗi khi làng vào đám Ông Tường Biện là người giúp việc cho ông Thổ Từ
về chi tiêu, ghi chép sổ sách và các việc có liên quan đến thờ cúng của làng Bêncạnh những nhân vật này còn có một số người, thường là người già, có kinhnghiệm, có tài ăn nói cùng đứng ra bàn bạc lo liệu khi làng có việc Tuy chỉ lànhững người giúp việc, nhưng những người này cũng phải do dân làng bầu ra vàdân làng có thể bầu người khác thay thế nếu như thấy ai đó không hoàn thànhcông việc Hiện nay hầu hết những người giúp việc của làng đều là những thanhniên khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, không những giúp việc khi làng có lễ hội, mà cònđược huy động giúp các gia đình neo người khi mùa màng bận rộn [16]
Theo các cụ cao niên ở xã Kim Phú (huyện Yên Sơn), xã Đại Phú (huyệnSơn Dương), người Cao Lan có nhiều dòng họ Các dòng họ của người Cao Lanlại có nhiều chi, nhánh khác nhau được phân biệt qua cách thờ cúng ma hay cácnghi lễ Hiện tại ở Kim Phú có các họ: Nịnh, Trần, Lục, Lý, Lâm, Trương,Hoàng Tên của các chi họ của người Cao Lan thường gắn liền với đối tượngđược thờ phụng, thí dụ: Họ Hoàng thờ Quan Âm thì gọi là Hoàng Quan Âm, thờ Ngọc Hoàng thì gọi là Hoàng Ngọc Hoàng, thờ Táo Quân thì gọi là Hoàng TáoQuân Ngay trong họ Hoàng, các chi cũng có điểm khác nhau qua các nghi lễcúng, như: Chi Hoàng thập giáp thờ ma ngoài trời và chỉ được cúng bằng thịttrâu hay thịt bò Chi họ Hoàng ngũ giáp chỉ cúng bằng hoa quả, rau và kiêng cácloại thịt Ở họ Nịnh có nhánh kiêng cúng thịt trong 3 ngày tết, có nhánh khi
Trang 14cúng không được chặt thịt gà mà phải để cả con trong khi các chi, nhánh kháclại phải chặt thành miếng Mỗi dòng họ người Cao Lan đều thực hành một hìnhthức tín ngưỡng riêng của mình, nhất là tín ngưỡng thờ ma ham Đó là nhữngđộng vật, đồ vật… được coi là ông thủy tổ của dòng họ và được các thế hệ kế tiếp nhau phải kiêng thờ và tôn kính Do vậy, người Cao Lan có bao nhiêu dòng
họ thì có bấy nhiêu tục thờ ma hương hỏa hay còn gọi là tục thờ ma ham [16].Người Cao Lan không có khu vực nghĩa địa chung, trước đây đồng bàothường chôn cất người chết ở các đám nương hay mảnh vườn gần nhà Thôngthường người Cao Lan chọn những nơi được xem là đất có huyệt tốt làm nơi đặt
mộ Ở đó có thể đặt nhiều ngôi mộ trong dòng họ và gia đình
Gia đình của người Cao Lan theo chế độ phụ hệ Người đàn ông có quyềnquyết định cao nhất trong gia đình Tuy nhiên, vai trò của người vợ cũng khôngkém phần quan trọng, nhiều công việc người chồng phải bàn bạc, hỏi ý kiến vợ trước khi tiến hành các công việc như gieo mùa, chăn nuôi Gia đình người CaoLan nói chung sống hoà thuận, hạnh phúc, có trách nhiệm với nhau, con cáitrưởng thành có nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ Con trai khi ra ở riêng được chia tàisản một cách bình đẳng không kể là trưởng hay thứ Người chăm sóc bố mẹ sẽđược hưởng tài sản nhiều hơn [3]
Việc thờ cúng trong gia đình chủ yếu là thờ cúng bố mẹ đẻ, các đời trướcthờ chung gọi là bàn thờ tổ tiên Người Cao Lan chỉ phân biệt vai trò anh emdòng họ từ đời thứ 3, còn đời thứ 4 trở lên không phân biệt cành trên, dưới như các dân tộc khác Theo quan niệm của họ, ai sinh trước thì người đó được làmanh, làm chị Mối quan hệ trong gia đình người Cao Lan nói chung bình đẳng,
có sự gắn kết hài hoà và bền vững [3]
3.2 Một số đặc điểm về văn hoá tinh thần
Giống như một số dân tộc ở miền núi phía Bắc, người Cao Lan quan niệmthế giới có thần linh ngự trị Tín ngưỡng này có lẽ bắt nguồn từ buổi sơ khai khicuộc sống của họ chứa đầy những bất trắc: mất mùa, thiên tai, đói rét và thúdữ Để vượt qua được những khó khăn ấy, ngoài sự cố gắng của bản thân, họtin rằng còn phải có một lực lượng siêu nhiên phù hộ
Trong gia đình người Cao Lan thường có hai bàn thờ Một bàn thờ gia tiên,một bàn thờ hương hỏa gọi là ham và bàn thờ tổ tiên Họ thờ ma ham với quanniệm là để cúng một vị thần hợp mệnh với gia chủ nhằm mục đích bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ, khỏi ốm đau bệnh tật, đồng thời bảo vệ gia súc, gia cầm không bịchết cũng như xua đuổi các ma khác đến phá rối, quấy rầy gia chủ Bàn thờ là
Trang 15nơi linh thiêng, không ai được đụng tới, đặc biệt là phụ nữ Nhìn chung, bàn thờ của người Cao Lan rất đơn giản: chỉ là khung bằng tre hay gỗ, trên để báthương, ngày lễ có thể dán thêm bùa bằng giấy màu hoặc có đám chay thì treothêm tranh thờ nếu có [10].
Ngoài ra, có một hình thức cúng lễ trong tín ngưỡng dòng họ mang đậmbản sắc Cao Lan, đó là lễ cầu chay Lễ cầu chay thường được tổ chức vào mùaXuân và thường tiến hành từ 3 đến 7 ngày Ngày mở lễ đầu tiên trong đám chayđược gọi là lễ khai bút Mục đích của lễ cầu chay là cầu cho hương hỏa dòng họmình phù hộ cho cả họ luôn gặp may mắn về mọi mặt, con cháu khỏe mạnh, làm
ăn thịnh vượng Thầy cúng trong đám chay là người của dòng họ, không đượcmời thầy cúng khác họ Trong khi đám chay đang tiến hành, người ngoài họkhông được vào nhà, khách đi đường gặp đám ma, gặp phụ nữ sinh đẻ và súc vậtgiao cấu cũng không được vào nhà Trong thời gian hành lễ mọi người trong nhàphải ăn chay Sau đám chay gia chủ không được quan hệ vợ chồng trong vòng 4tháng và cấm không được làm những điều phàm tục khác Hơn nữa, người CaoLan còn thờ các vị thần cộng đồng khác như thần nông, thần chăm sóc, thần hộmệnh… Tất cả các vị thần này đều không có nơi thờ riêng Khi gia đình nào gặpnhững điều không may trong cuộc sống, lao động sản xuất hàng ngày, có liênquan đến các vị thần đó, thì gia đình phải mời thầy cúng về hành lễ Tất cả mọithủ tục đều do thầy cúng chỉ bảo cho gia chủ [20]
Người Cao Lan chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, nhất là Phật giáo Có họ như
họ Phan thờ “Quan Thế âm Bồ Tát” Nhiều thầy cúng dùng cuốn “Phật PhápTăng” để hành lễ Trong các đám nhà xe hay dùng bộ tranh Tam Thanh, thực ra
là của Đạo giáo nhưng lại được gọi là “Tam Thế” hoặc đàn cúng được ngườiCao Lan gọi là “đàn cúng Phật” Một số bài vị trong các đám chay có viết nhữngcâu thuộc về Phật giáo “Nam mô đại từ đại bi Quan Thế âm Bồ Tát” hoặc nộidung của các tờ phướn: “A nam vô phụng thỉnh Phật đà quy thế” Một số tranhthờ vẽ các vị thần ngồi trên đài sen, hình ảnh rất quen thuộc của đạo Phật Hiện
ở vùng núi Lịch, thôn Khe Thuyền, thôn của người Cao Lan ở Sơn Dương còntồn tại dấu vết của một ngôi chùa cổ Ngay bên cạnh đình Giếng Tanh, xã KimPhú cũng còn nền cũ của một ngôi chùa Ông Hoàng Trường Vinh cho biết, khichùa chưa bị phá có thấy 5 pho tượng, trong đó có pho tượng tóc xoăn, nhân dânthường gọi là “Bụt ốc” [10]
Ảnh hưởng của Đạo giáo dễ nhận thấy ở bộ tranh vẽ của người Cao Lan.Tranh Tam Thanh gồm: Thái Thanh, Thượng Thanh và Ngọc Thanh là 3 vị:Thái Thượng Lão Quân; Nguyên Thuỷ Thiên Tôn và Linh Bảo Đao Quân,
Trang 16những vị thần tối cao trong Lão giáo Tranh thần Nông có vẽ vòng tròn thái cực,biểu tượng Âm-Dương Trong thực hành các nghi lễ, các thầy cúng người CaoLan cũng có những động tác giống như các thầy phù thuỷ như: yểm bùa, niệmthần chú, bắt quyết, trừ tà, [10].
Có thể thấy, người Cao Lan tiếp nhận tất cả những yếu tố phù hợp với quanniệm tư duy của họ, bất kể những yếu tố đó thuộc tôn giáo nào Mục đích cuốicùng là để thoả mãn những nhu cầu về tâm linh của con người Sự phức tạptrong tôn giáo tín ngưỡng của người Cao Lan cần có sự nghiên cứu sâu hơn mới
có thể có những kết luận xác đáng
Người Cao Lan có nhiều truyện cổ, chủ yếu là truyện truyền miệng đượcngười già và thầy cúng kể lại Phần lớn các truyện có nội dung về sự tích cácloài vật, đồ vật như Sự tích Tam Thanh, Chuyện quả bầu, Sự tích mặt trăng Các truyện được kể phần lớn dưới dạng văn vần, không gian kể là những buổihội làng, ngày lễ tết ở tại đình vào đêm trước diễn ra hội chính và tại nhà ôngchủ tế (ông Trùm) khi tổ chức lễ cầu mùa cúng thần nước, thần gió, thần lửavào dịp tháng 2 âm lịch hàng năm [9], [11]
Tục ngữ, thành ngữ của người Cao Lan khá phong phú, chủ yếu nói về kinhnghiệm sản xuất, về ứng xử xã hội và phê phán những thói hư tật xấu trong cuộcsống thường ngày
Về dân ca, người Cao Lan có điệu hát ru rất riêng và chỉ có một giai điệuchính Khi ru người mẹ ngân nga và thường lặp lại một số câu để giai điệu êm ả,mềm mại Hát ru của người Cao Lan nhằm bồi đắp cho con trẻ những tình cảmyêu thương trong sáng của con người Cũng có lúc đồng bào Cao Lan mượn cáctích truyện cổ để ru con như tích truyện: Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài [11].Bên cạnh hát ru, người Cao Lan còn có một điệu hát rất phổ biến gọi làSình ca Sình ca có nhiều loại: hát trong hội, hát trong đám cưới, hát chúc tụng.Hình thức chủ yếu là chia làm 2 bên: bên nam và bên nữ hát đối nhau Từ cáccuộc hát Sình ca, nhiều đôi nam nữ đã nên vợ nên chồng Hát Sình ca còn cómột hình thức hát độc đáo, đó là hát bằng ống (Sình ca tông mấy) Người tadùng 2 ống nứa bịt da ếch ở hai đầu rồi nối với nhau bằng một sợi chỉ dai Haingười hát ở hai đầu, người này hát, người kia nghe bằng cách áp tai vào ống.Kiểu hát này thích hợp với cách tỏ tình của đôi trai gái đã phải lòng nhau Họhát cho nhau nghe những câu hát mà người khác không nghe thấy được [3],[15]
Về múa, người Cao Lan có khá nhiều điệu múa như: múa chim gâu, múa
Trang 17xúc tép, múa đâm cá, múa khai đèn, múa cờ Các điệu múa cơ bản giống nhau
ở động tác chân, một chân co, một chân nhảy lò cò khoảng 2 nhịp rồi đạp theonhịp trống sành với tiết tấu đều đặn: Pắc-pắc-pừng, Pắc-pắc-pừng-pắc-pừng đội hình múa thường phải quay hết 4 hướng mới chuyển Trước đây các điệumúa chỉ có nam giới múa nhưng hiện nay một số điệu múa đã có nữ múa như múa “xúc tép”, múa “chim gâu”
Nhạc cụ của người Cao Lan cũng khá phong phú, có đủ bát âm gồm: trống,chiêng, chuông, chập xèng, thanh la, kèn tổ sâu, sáo nhị Các nhạc cụ chủ yếudùng cho việc cúng tế Độc đáo trong bộ nhạc cụ của người Cao Lan có trốngsành, một loại trống có đường kính 22cm, tang bằng sành dài từ 40 đến 50 cm
Ở giữa trống thắt lại, hai đầu loe Mặt trống được bịt bằng da trăn hay da kỳ đà.Khi đánh, trống được đeo ngang bụng, một tay vỗ vào mặt trống, một tay dùngmột thanh tre dài khoảng 40cm được uốn cong để đánh vào mặt bên kia Sở dĩ trống phải đeo vì có lúc người đánh trống cũng tham gia nhảy múa Do phục vụcho các hoạt động tín ngưỡng nên các nhạc cụ của người Cao Lan trước khi đem
ra sử dụng đều phải làm lễ xin phép Ma tổ [3]
Về hội hoạ, có thể nhận biết khả năng hội hoạ của người Cao Lan ở việctrang trí hoa văn trên trang phục hay điêu khắc trên đồ trang sức Tuy không cầu
kỳ phức tạp, nhưng sự đơn giản ở đây đã được chắt lọc và mang tính cách điệucao Đặc biệt mảng tranh thờ của người Cao Lan rất phong phú, được bảo tồncẩn thận, cho tới nay vẫn có những gia đình giữ được tương đối đầy đủ các bứctranh có từ hàng trăm năm Tranh thờ của người Cao Lan đã phản ánh rõ sự tưởng tượng phong phú, nội tâm sâu sắc và những chiêm nghiệm về thế giới tự nhiên đa dạng, cả những quan niệm về 2 cõi âm-dương, để từ đó soi chiếu vào
xã hội thực của con người, giúp con người có những điều chỉnh và những ứng
xử hợp lý trong quá trình tồn tại Bộ tranh thường được người Cao Lan sử dụng
là các tranh vẽ Phật-Pháp-Tăng, tranh phá ngục, tranh Tướng, tranh Quan, tranhông Mã, ông Đặng, ông Triệu Các bức tranh này được dùng cho các lễ tiễnđưa hồn người chết về thế giới bên kia Người Cao Lan quan niệm: chỉ nhữngnhân vật trong loại tranh này mới có thể bảo vệ và tiễn đưa hồn người chết vềcõi âm được yên ổn, linh hồn người chết mới được bình an, thanh thản [10].Loại tranh thứ hai mà người Cao Lan hay dùng là bộ tranh Tam Thanh Đây
là bộ tranh chỉ dùng trong các cuộc tang lễ, cầu chay Loại tranh này gồm:Thượng Thanh, Thái Thanh, Ngọc Thanh, Nhân Định, Địa Trạch, Nam Tường.Các vị thần trong bộ tranh này được người Cao Lan quan niệm là các vị thầnluôn mang lại sự may mắn cho dòng họ
Trang 18Nhìn chung, tranh của người Cao Lan được thể hiện một cách phóngkhoáng, tự nhiên, không gò bó Màu sắc trong tranh cũng tự do ngẫu hứng Tuynhiên, nhìn tổng thể bức tranh lại cho một cảm giác mới lạ, hiệu quả: đường nétthô nhưng khoẻ khoắn, sự gồ ghề nhưng rạch ròi khúc chiết, cái dễ dãi tạo chomột cảm xúc nghiêm túc để rồi cuối cùng cho người xem một cảm nhận gần gũi
mà thiêng liêng, vô hình nhưng hiện thực Đó cũng là cái tài của các nghệ nhân
vẽ tranh người Cao Lan [10]
Hát đối và hát Sình ca trong đám cưới
Đám cưới của người Cao Lan là một dịp để các sinh hoạt văn hoá dân giandiễn ra sinh động, trong đó, hát ví “Sình ca” là nét văn hoá đặc sắc nhất Đây làmột hình thức hát đối đáp rất phổ thông mà bất cứ người Cao Lan nào cũng cóthể tham dự Hình thức hát đơn giản, giai điệu nhấn nhá theo vần của các câuthơ đã có sẵn Trong đám cưới, nhất là vào đêm nhà trai ở lại để hôm sau đóndâu, không chỉ có các chàng trai cô gái trẻ mà ngay cả những người già cũngtham dự vào cuộc hát Phần đầu của đêm hát chủ yếu dành cho những người đã
có tuổi đối đáp nhau Được lời, nhà trai trổ tài, hai bên thi nhau đưa ra nhữngcâu hát ví von, những câu đố về trời đất, cỏ cây thậm chí cả những câu đố vềcon người, công việc, ruộng đồng [8]
Việc sử dụng các câu hát thay cho cách nói bình thường để tiến hành cácnghi lễ là một hình thức văn hoá độc đáo thể hiện trình độ cao trong giao tiếp.Hình thức giao tiếp này đòi hỏi người đại diện không chỉ có tài ăn nói, có sự hiểu biết sâu rộng mà còn phải có nghệ thuật hát đối đáp điêu luyện Chính vìthế trong cộng đồng người Cao Lan đã xuất hiện những “quan lang” – ngườichuyên đảm nhiệm hát đối Họ tiến hành các nghi lễ một cách chủ động, thànhthạo và đạt tới một trình độ nghệ thuật diễn xướng nhất định
Có thể nói hát ví, hát xin dâu, mời rượu trong đám cưới của người Cao Lan
là một phong tục đẹp thể hiện tính văn hoá cao trong giao tiếp Hình thức hátgiao tiếp này đậm chất dân gian với cách hát mộc mạc, dân dã, tất cả mọi ngườiđều có thể tham dự Giai điệu nhấn nhá của Sình ca rất phù hợp với việc đưa cảnhững câu nói thường ngày trở thành lời hát Cùng với lời hát, những hành viứng xử trong đám cưới của người Cao Lan cũng được nâng lên thành lễ thức,đồng thời toát lên sự trân trọng trong mối quan hệ giao tiếp giữa con người vớicon người, là chuẩn mực đạo đức để tất cả mọi người có mặt trong đám cướinhìn thấy mà noi theo [8]
Như vậy, đám cưới của người Cao Lan không đơn thuần chỉ là sự chứngkiến lễ thức hợp hôn của đôi trai gái mà ở đó còn diễn ra những sinh hoạt văn
Trang 19hoá dân gian rất đặc trưng của người Cao Lan, những quan niệm, tín ngưỡngbiểu hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với conngười Thông qua các hình thức hát “Sình ca” trong đám cưới, có thể nhận thấy
vẻ đẹp tâm hồn của người Cao Lan: Bình dị nhưng tinh tế, mộc mạc nhưng là sự mộc mạc đã được chắt lọc từ bao thế hệ người Cao Lan Đó là nét văn hoátruyền thống quý hiếm cần được gìn giữ
Nghi lễ tang ma của người Cao Lan mang nhiều đặc điểm của Đạo giáo vàPhật giáo Trong gia đình người Cao Lan, khi có người chết, nếu là bố hoặc mẹthì các con trai phải thắt bao dao vào ngang lưng của mình Tiếp đó, mọi ngườitrong gia đình toả đi các nơi báo cho anh em họ hàng và bạn bè của bố, mẹ biết.Người anh cả trong gia đình thì đến nhờ thầy cúng giúp đỡ Thầy cúng sẽ làngười điều khiển toàn bộ công việc cho gia đình người có tang như tiến hànhcác bước nghi lễ từ khi xin phép Tổ sư của mình đi hành lễ đến việc hoàn tất cácnghi lễ trong tang ma Trong quá trình tiến hành các nghi lễ, ông thầy cúng sử dung 4 bức tranh “Tứ Soái” (4 ông Tướng) gọi là: Quan Nguyên Suý; ĐặngNguyên Suý; Triệu Nguyên Suý; Mã Nguyên Suý ở bốn góc quan tài để bảo vệngười chết Một số nơi còn treo tranh Phật bà Quan Âm, tranh Tam Thanh Sau
lễ nhập quan, thầy cúng tiến hành lễ phát tang Trang phục tang ma của ngườiCao Lan hoàn toàn là màu trắng Một điều bắt buộc đối với các con trai (kể cảcon rể) phải thắt bao dao ở hông Riêng áo con trai cả có thêm hàng chữ Hán ở trước ngực và sau lưng Trước ngực là hàng chữ: “Hiếu Phục Thượng Thân”.Sau lưng là hàng chữ: “Báo Hiếu Phụ (mẫu) ân” Sau khi phát tang, con cháukhóc nhớ tới công ơn của người đã khuất Phần viếng của những người trong giađình kéo dài vài tiếng đồng hồ theo các bài kinh mà ông thầy cúng đọc Nếungười chết là bố thì đọc Kinh “Nhất bản công khổ công”, nếu là mẹ thì đọc Kinh
“Nhị thập tứ hiếu”, nội dung của các bài kinh kể lể về lịch sử, thiên di của ngườiCao Lan, kể về nỗi gian truân vất vả của các bậc ông bà cha mẹ đã có công sinhthành giáo dưỡng con cháu [3], [5], [6], [9]
Đối với những đám mà người chết là thầy cúng thì có thêm phần nhảy TamThanh và múa đèn Múa đèn và nhảy Tam Thanh trong đám nhà xe người CaoLan thực chất là một hành vi tín ngưỡng nhằm đề cao vai trò của các thầy cúngkhi chết Đây là những điệu múa mở đường để vong hồn các thầy cúng được trở
về “Thiên đàng” vì theo quan niệm của người Cao Lan, các thầy cúng được coi
là người của Ngọc Hoàng thượng đế nên khi chết sẽ được Tam Thanh đón trở lạiThiên đàng
Múa đèn là điệu múa tượng trưng thắp đèn cho người chết ở cõi âm
Trang 20Thường có từ 6 đến 8 người tham gia múa Mỗi người cầm 2 cây nến hoặc giấybản tẩm dầu vặn xoắn vào nhau Âm nhạc là nhịp trống tang sành, mọi ngườinhảy múa xung quanh một cây đèn lớn Cây đèn được làm bằng một thân câyvầu cao khoảng 2m, ở trên gần đỉnh người ta xỏ một thanh tre ngang, đầu thanhtre treo một đèn lồng đan bằng nan tre dán giấy, nan đèn lồng được uốn thànhhình bát giác, phía trong lồng được gắn một ống nhỏ đựng nhựa trám để đốt khimúa Cũng giống như những điệu múa khác của người Cao Lan, múa đèn cũngchỉ có một vài động tác đơn điệu, mỗi một động tác được múa hết 4 phương 8hướng mới đổi.
Múa Tam Thanh (nhảy Tam Thanh) là điệu múa của các đạo tràng và thầycúng diễn tả đường đi của vong hồn lên thiên đàng Đây là một điệu nhảy khó vàphải tuân thủ những quy định của phép thuật Các đạo tràng mặc áo cà sa, sốlượng là 3 người Nhạc cụ phục vụ cho múa Tam Thanh cũng vẫn là trống sành,chiêng, trống, ngoài ra có thêm một “Kèn tổ sâu” Những người múa cũng nhảyxung quanh một cây phan, dưới chân cây phan là những lễ vật cấp cho ngườichết bao gồm: rồng, phượng, ngựa, trâu, quân âm binh Số lễ vật này nhiều ítphụ thuộc vào phẩm chức của người chết (cửu phẩm, nhất phẩm) Khi múa cácđạo tràng vừa múa vừa đọc thần chú nhằm bảo vệ vong hồn người chết khỏi bị
tà ma, quỷ dữ quấy nhiễu trên đường trở về thiên đàng Xung quanh đám múa cónhiều trẻ em cầm cờ sóng tam giác và các bức tranh đường lên Thiên đàng phụhoạ
Múa Tam Thanh được coi là kết thúc khi các đạo tràng thực hiện các độngtác nhảy trở về Có nghĩa là nếu không nhảy trở về thì hồn của họ sẽ ở lại tiêngiới cùng vong hồn
Về tri thức dân gian, người Cao Lan biết tính thời gian theo lịch TrungQuốc Cách tính dựa theo 10 can, 12 chi Tất cả những công việc lớn như tế lễ,
ma chay, làm nhà, động thổ và cả thời vụ gieo trồng, họ đều tính thời gian chọnngày, giờ tốt để khởi sự hoặc tránh những ngày, giờ xấu Đồng bào Cao Lan cònrất chú ý tới những kiêng kỵ trong sinh hoạt Họ cho đó là “điềm” báo trước,
“điềm” tốt thì gặp may, “điềm” xấu thì xúi quẩy Thí dụ: đi hỏi vợ mà gặp rắnthì không thành Đi xa gặp nhện sa, bị phân chim trúng đầu thì sẽ gặp tai hoạ.Năm mới đánh vỡ bát đĩa, đồ dùng trong nhà thì cả năm lận đận Nhà nào có tê
tê bò vào thì nhà ấy có vận đen, tai nạn Ngược lại năm mới trẻ con xông nhàthì tốt, ra đường gặp đàn ông thì được việc
Về ngôn ngữ
Trang 21Hiện nay, người Cao Lan sử dụng đồng thời 3 ngôn ngữ nói khác nhau:tiếng nói hàng ngày theo ngữ hệ Tày-Thái dùng giao tiếp trong cộng đồng ngườiCao Lan; tiếng phổ thông (hay còn gọi tiếng Kinh) dùng giao tiếp với ngườiKinh, các dân tộc khác và học văn hoá; tiếng Cao Lan cổ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng là 1 dạng thổ ngữ Quảng Đông, Trung Quốc dùng trong cúng bái và hátxình ca Trong 3 thứ ngôn ngữ này tiếng Cao Lan hàng ngày được sử dụng phổbiến nhất Thực tế, ngay trong cộng đồng người Cao Lan ở các vùng khác nhaucũng có cách phát âm khác biệt Chẳng hạn, người Cao Lan ở Bắc Giang cócách phát âm khác người Cao Lan ở Tuyên Quang ( pơi/pây/ đi; nờn/nần/ ngủ…) Tiếng Cao Lan cổ được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, hát xình ca nênchủ yếu thầy cúng, người già hát xình ca mới biết Phần đa lớp trẻ hiện naykhông biết sử dụng ngôn ngữ này [3].
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ đặc biệt về ngôn ngữ củangười Cao Lan với một số dân tộc khác Tổ tiên người Cao Lan là người ChoangBắc, thuộc dòng ngôn ngữ Tai Bắc Người Cao Lan có quá trình di đến nhiềuvùng dân tộc khác nhau từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn giữ gốc tiếng mẹ đẻ.Khi di cư vào Việt Nam, người Cao Lan sống gần với các dân tộc khác như:Việt, Tày, Dao nên ngôn ngữ có sự pha trộn Đây cũng là một hiện tượng bìnhthường trong quá trình hình thành tính dân tộc của 1 tộc người
Bảng so sánh một số từ được dùng thường xuyên dưới đây sẽ cho thấy sự giao thoa và khác biệt ngôn ngữ các dân tộc có liên hệ đặc biệt với người CaoLan [3], [12]
Bảng 1 So sánh từ trong các ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số tại
Tuyên QuangStt Kinh (Việt) Cao Lan Tày Dao Sán Chỉ
Trang 2211 hai sthoong sthoong i liêng
ít từ phát âm giống hoặc gần giống nhau Xét về nguồn gốc, Cao Lan và Sán Chí
là 2 ngành dân tộc đều là người Choang ( Hờn Chùng) di cư từ Quảng Đông,Trung Quốc sang Việt Nam Trong cúng bái và hát dân ca, ngôn ngữ của 2ngành có nét tương đồng, cùng dùng tiếng thổ ngữ vùng Quảng Đông TrungQuốc, nhưng ngôn ngữ hàng ngày rất khác biệt Tiếng Cao Lan về phát âmnhiều từ giống tiếng Tày nhất (chẳng hạn: ma/chó,nà/ruộng,sthoong/số 2,slam/số 3, phằng/phằng/vui…) Tiếng Cao Lan có hơn 60% vốn từ vựng giốngtiếng Tày nhưng ngữ điệu nặng hơn Người Cao Lan không có ngôn ngữ riêng
để biểu đạt tư duy về một số sự vật-hiện tượng mà vay mượn tiếng Việt để diễn
tả (Ví dụ như: Đảng, Bác Hồ, Chính phủ, Xe đạp, xe máy,…) Do nhu cầu giaolưu, học tập mà tiếng Việt được sử dụng ngày càng nhiều Tiếng nói dân tộcđang dần bị pha trộn, mai một dần tính đặc trưng Bên cạnh ngôn ngữ nói có sự giao thoa thì ngôn ngữ viết của người Cao Lan cũng thể hiện sự tiếp thu và sángtạo theo cách riêng của họ
Từ những đặc điểm ngôn ngữ nói và viết như vậy cho thấy, đối với ngườiCao Lan việc sử dụng chữ Hán ngôn ngữ viết không nhằm mục đích để pháttriển cao hơn tư duy mà chủ yếu mượn chữ để ghi chép, lưu giữ các giá trị vănhoá truyền thống
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1Qua nghiên cứu các tài liệu và hệ thống hoá các nghiên cứu tổng quát vềngười Cao Lan cho thấy trong Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam(1979), người Cao Lan được xếp vào dân tộc Sán Chay (Cao Lan – Sán Chí).Người Cao Lan cư trú tập trung ở một số tỉnh như: Tuyên Quang, Bắc Giang,Yên Bái và Phú Thọ Địa bàn phân bố chủ yếu là vùng đồi núi thấp, sống mậttập thành từng làng ở khu vực trung lưu của sông Lô và sông Lục Nam
Trang 23Cho đến nay, người Cao Lan ở Tuyên Quang vẫn còn bảo tồn được nhiềubản sắc trong văn hoá tộc người Bên cạnh những nét riêng trong chữ viết, trangphục, nhà ở, làng bản, các phong tục tập quán trong hôn nhân gia đình, sinhhoạt văn hoá tinh thần của người Cao Lan cũng hết sức đa dạng và phong phú.Trong đó, nơi thờ cúng chung của cả làng thường là đình và miếu thờ thổ công.Tín ngưỡng của người Cao Lan mang đậm dấu ấn của Đạo giáo và Phật giáo.Các sinh hoạt văn hoá như làn điệu dân ca trong hát đối, hát Sình ca; các điệumúa đèn, múa Tam Thanh có những nét riêng rất độc đáo Đây là những giá trịvăn hoá truyền thống quý giá rất cần bảo tồn và phát huy, phục vụ cho sự pháttriển kinh tế - xã hội của người Cao Lan trong bối cảnh hiện nay.
Trang 24CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG CỦA NGƯỜI CAO LANGẮN VỚI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ PHIVẬT THỂ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH TUYÊN QUANG
1 Văn học - nghệ thuật
1.1 Văn học dân gian
Người Cao Lan trong quá trình sống đã hình thành cho mình vốn văn họckhá phong phú như: truyện cổ, ca dao, tục ngữ, câu đố
Truyện cổ của người Cao Lan thường gắn với ý thức tâm linh và quan niệmthế giới quan, nhân sinh quan Các truyện kể về nguồn gốc dân tộc, về khai bảnlập làng, ca ngợi sức mạnh con người chế ngự thiên nhiên…(các truyện như: Sự tích núi lịch, Truyện của bầu, bắt thiên lôi ăn thịt, chú rể rắn…) Gần đây, một
số truyện đã được in thành sách như: Kó Lau Slam (Nhà xuất bản Văn hoá dântộc, năm 1996), Sằm sừ (Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, năm 1996), Chuyệnchàng út của ông trời (Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, năm 1999), Cậu bé cầmbút thần đánh giặc (2024)…
Ngoài truyện, người Cao Lan còn có nhiều câu ca dao, tục ngữ đúc kếtnhững kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, răn dạy con người Kế thừađậm nét văn hoá Trung Hoa, ca dao người Cao Lan không theo thể thơ lục bát
mà thường cấu tạo theo thể song thất (2 hoặc 4 câu, mỗi câu 7 chữ) Ngoài ra cadao Cao Lan còn theo thể thơ 5 chữ
Ví dụ: kiêng không kết hôn ở tuổi 17, người Cao Lan có câu ca:
“nhịt tàu sết cháo mò tò háo mặt trời mọc sớm cũng chẳng hay
ống phấy dì nà pò cháu xà tiếc công cha mẹ sắm rượu chè
sập sất háy cà sập pát sấy mười bảy lấy chồng mười tám chết
mấy sấypún sản sấy dĩ nà” chẳng chết bản thân chết cha mẹ
Để răn dạy về lòng thuỷ chung, vợ chồng yêu thương nhau trong mọi hoàncảnh, người Cao Lan có câu:
“ phu say háo nháu pài tàu sùi vợ chồng xấu gì cùng nhau ngủ
văn sềnh hàn háo di phan lời” người tình dù đẹp mấy cũng phải rời bỏNgười Cao Lan cũng rất coi trọng sự hoà thuận khi nhắc nhở:
Trang 25“ pắt nhầu lanh pún săm một người mà hai lòng
dau sìn nảu mai chăm có tiền không mua được cái kim
lanh nhầu dắt pún sam hai người mà có một lòng
dau sìn mai tắc cẳm” có tiền mua được vàng
Người Cao Lan đã đúc kết nhiều câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sốngnhư: “oọc tâu phái tên ná ra khỏi cửa bước chân phải
sam chá lốc kên xong” hỏi cha lúc ăn cơm
Hoặc câu: “mưy thai vưy mạc cây chết vì tham lắm quả
hờn thai vừy pạc” người chết vì cái miệng nói ngoaMột số câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất như:
“màng phá còng, tôm poòng hớn” sấm động ầm ầm, đất phồng lên mầm hạtHay câu: “tìn chông dơu sú ngờn ngò sừruộng có nước thì cò đến
tìn chông mù súi ngờn ngò phây” ruộng không có nước thì cò bayNhững câu ca dao, tục ngữ của người Cao Lan tuy giản dị mộc mạc nhưngcũng đã chứa đựng những quan niệm sâu sắc của họ về mối quan hệ giữa ngườivới người, con người với thiên nhiên và những kinh nghiệm sản xuất
1.2 Nghệ thuật truyền thống
Kho tàng nghệ thuật truyền thống của người Cao Lan mang nhiều màu sắcvới những câu chuyện cổ tích đầy khát vọng về cuộc sống bình yên, mùa màngtươi tốt Những điệu dân vũ mộc mạc mà uyển chuyển theo tiếng trống tangsành, những lời hát mượt mà đằm thắm đầy chất thơ trong làn điệu sình ca…, đó
là những nét văn hoá nghệ thuật dân gian của người Cao Lan vừa mang âmhưởng của văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc vừa mang những nét văn hoá đặcsắc làm cho đời sống tinh thần của người Cao Lan mộc mạc dung dị nhưng lạcquan mang đậm triết lí nhân sinh, nhân bản, hoà đồng
Là một dân tộc yêu thích ca hát,âm nhạclà nét văn hoá tiêu biểu cho đờisống tinh thần của người Cao Lan Người Cao Lan luôn tự hào về hát sình cacủa mình “Sình ca” hay “Sịnh ca” có nghĩa làsướng ca Sình ca có từ bao giờ không ai rõ Tương truyền rằng, Sình ca do bà chúa thơ ca tên là Lau Slam (LưuTam) sáng tạo ra Trong chương hát “Thỉng mời thần ca” có đoạn [8]:
xịnh co pin sì làu slam sờu Lời hát chính là Lau Slam tạo
pin xì lau slam sờu sắt lài chính là Lau Slam tạo ra thơ
Trang 26làu slam pìn xì dừn nhắn nui nàng đẹp bao nhiêu lời đẹp thế
pin sì dừn nhắn quai líu quai thơ hay người đẹp vạn người mơ [40, 44]
Kho tàng truyện cổ của người Cao Lan có nhiều dị bản lưu truyền về nàngLau Slam, nói chung đều cho rằng Lau Slam khi còn nhỏ đã là “thần đồng” cahát Cô bé Lau Slam lên 7 tuổi đã hát lên những bài hát, lời thơ đồng dao chođám trẻ trong làng Lớn lên nàng Lau Slam trở nên xinh đẹp hát hay, đối đápgiỏi Mối tình đẹp nhưng nhiều bi ai đã đem lại cho nàng nguồn cảm xúc ca lênnhững bài về tình yêu da diết Nàng đã hát lên những lời khao khát yêu đương,những lời thương tiếc cho đến khi trút hơi thở cuối cùng Người Cao Lan đãchép những lời hát đối đáp, những bài hát tình yêu của Nàng thành 36 tập, mỗitập hát trong một đêm Cùng mang những nét đặc trưng của văn nghệ vùngĐông Bắc nhưng khi nghe sình ca Cao Lan có thể phân biệt được với hát Sli-Lượn của dân tộc Tày Nếu như hát Sli-Lượn chủ yếu là âm đồng độ thì hát sình
ca kết hợp âm đồng độ và dị độ tạo nên sự uyển chuyển, thiết tha cho lời hát.Sình ca của người Cao Lan
Kế thừa văn hoá Hán, những khúc hát sình ca được kết cấu theo thể thơ thấtngôn tứ tuyệt Ngoài kết cấu chủ yếu theo thể thất ngôn tứ tuyệt, sình ca CaoLan có khúc lại được hát rất linh hoạt theo từng hoàn cảnh và trí thông minh đốiđáp của người hát Sình ca Cao Lan được sáng tác theo 2 kết cấu đặc trưng là kếtcấu 1 chiều và kết cấu đối đáp Kết cấu 1 chiều của Sình ca Cao Lan liên kếtnhững câu hát không có lời đối đáp do một người lĩnh xướng Dạng kết cấu 1chiều được sử dụng chủ yếu trong Sình ca đám cưới ( bài “Mời trầu”, bài “Dângtổ”, bài “lời khuyên”…), sình ca đám tang và một số bài trong đêm hát giaoduyên có tính chất tự sự Phần đa, sình ca Cao Lan được sáng tác theo kết cấuđối đáp [8]
Hát sình ca là hát giao duyên và hát sử ca Không giống như người Tày hátSli-Lượn có các lứa tuổi hát, sình ca Cao Lan chỉ có thanh niên chưa lập giađình mới được hát đối đáp Do tính chất hát đối đáp cần phản ứng thông minh,
có khi trai gái khác làng hát đối đáp nhau nên thường những người có gia đình,người già hay đứng sau cố vấn và dạy hát cho thanh niên Vì vậy, mỗi đêm hátsình ca không chỉ có nam nữ thanh niên tham gia mà còn hấp dẫn những ngườikhác và làm tăng tính tương trợ của cộng đồng dân tộc yêu thích văn nghệ.Sình ca Cao Lan rất phong phú song tựu chung lại có 3 phần: Phần đặc trưngnhất, hấp dẫn nhất của hát sình ca làsình ca giao duyên, gồm những khúc hát để
Trang 27trai gái đối đáp thách đố nhau, trao đổi tâm tình, buộc bạch nỗi lòng với nhau.Những câu đối đáp thường sử dụng phương pháp ẩn dụ dùng các hình ảnh củathiên nhiên như hoa, trăng, sao, thuyền… để chuyển tải những cung bậc tìnhcảm rất mộc mạc hồn nhiên mà chứa đựng ẩn ý sâu sa Trong đoạn hát mở đầulàm quen của các chàng trai cô gái có đoạn:
Nam:
“mờu tan va hai tú tú slăn trên trời có đám mây vờn trắng thin slan vằn mình nhịt chệch thăn dưới thung có đoá mẫu đơn xinh căm di slình phồng vắn sác lợc trăng lên hoa lại càng xinh xắn xíp từu hai sêch vằn mờn săn” hỏi hoa tên họ để tâm tình [8, tr.63]
Nữ đối:
“mừy sàng toọc sư mờn hống chí tên em là một loài hoa
mừy lợp dinh lù slin pại sần họ hàng chẳng có cửa nhà thì không mừy sàng xịnh co slin mờn mòi sinh thời từ thuở hồng hoang mờn mòi hò ha hò slệch nhằn” mẹ em là đất cha em trên trời [8
tr 63]
Người Cao Lan rất ưa sự thông minh, đối đáp nhanh nhẹn Họ hát tháchnhau, trêu nhau, thử tài ứng khẩu của nhau Trai gái Cao Lan bày tỏ tình yêumột cách tình tứ, ý nhị song cũng rất táo bạo Để bày tỏ các cung bậc của tìnhyêu, người Cao Lan còn mượn ý trong hát sử ca về cuộc di thiên gian khó để vívon cho ý chí vượt thử thách đến với người yêu Người Cao Lan rất tôn trọngquyền tự do hôn nhân Hát xình ca giao duyên thể hiện khát vọng tìm bạn tâmgiao, sự bình đẳng và tự do yêu đương
Đám cưới là kết quả tình yêu của các chàng trai cô gái tìm hiểu nhautrong các đêm hát xình ca.Sình ca đám cướilà sự nối dài niềm hạnh phúc củađôi uyên ương và gắn với những nghi lễ của đám cưới Sình ca đám cưới đượcbắt đầu hát từ lễ “giữ cửa” (làn mùn) Vẫn là những câu hát đối đáp nhưngthường chỉ có 2 câu Nhà gái-nhà trai hát đối đáp hỏi thăm nhau
Nhà gái hát hỏi:
“mơn tưu héc nhằn sợi ná chau xin hỏi đoàn khách ở phương nàoslao sênh tềnh sưn hun hới su” sân nhà đã quét xin mời đợi
Nhà trai đáp:
Trang 28“ tưi si héc nhằn sợi cống châu anh là khách từ Quảng Châu
lài tạo tềnh sưn hun hời su” đã đến sân rồi anh xin đợi
Rồi 2 bên hát đối đáp hỏi lễ vật, mang các vật trong nhà ra hát đố nhà trai.Sau khi nhà trai hát đối đáp và được nhà gái chấp nhận cho qua cửa, nhà trai tiếptục hát trong lễ dâng tổ, lễ mời trầu Lễ kết duyên thành công, Ông mối hát bàigiảng về đạo lí, khuyên răn cô dâu làm tròn bổn phận của mình với gia đình nhàchồng [8]
Phần thứ ba của hát sình ca làsình ca đám tang So với sình ca giaoduyên và sình ca đám cưới, sình ca đám tang rất ít Xình ca đám tang được thầycúng hát khi tống tiễn linh hồn người chết về với tổ tiên Trong xình ca đám tang
có đoạn:
“ngời shồng mào nhằn mền dình nam nhị tống hình nhân theo hướng nammôi mìn tang tạng sầng cao san mai ngày bước lên tầng núi caodâu phờn chi sí nây pin héc có cơm cho mi để mi ăn
hàn sình di nà mù tắc phan….” dù nhớ bố mẹ không được quayNgười Cao Lan quan niệm người chết là chấm dứt kiếp này và chuyển sangthế giới khác Thầy cúng hát nhắc nhở linh hồn người chết yên lòng về với tổtiên, còn nhiều công việc gác lại dù nhớ bố mẹ cũng không được quay trở lại [8]. Hát sình ca là nét văn hoá đặc sắc của người Cao Lan mang tính giáo dụccao, ca ngợi tình cảm tốt đẹp của con người, phản ánh khát vọng của một tộcngười vươn tới cái đẹp Những khúc hát xình ca đối đáp thể hiện sự thông minhsắc sảo, ý nghĩa thâm thuý và là niềm tự hào của trí tuệ người Cao Lan
Hát ru của người Cao Lan
Ngoài hát sình ca, trong vốn âm nhạc của mình, người Cao Lan còn có hát ru. Hát ru của người Cao Lan cũng giống như những khúc hát ru của các dân tộckhác, người phụ nữ Cao Lan cũng ru con bằng những lời có hình ảnh của đồinương, của con cá nhỏ, con muồm muỗm trên đồng…[9]
“ ú…ú…ú nung nờn nờn ru em ngủ cho say
nung nờn tỉu tắng ché ché em ngủ cho mẹ
tắng ché pây nà au pa pa cho mẹ đi ruộng lấy cá
tắng chá pây lưi au tú lúm lúm cho cha đi nương lấy con muỗm… lúm lì làu làu…”
Trang 29Với tiết tấu chậm, nhịp đồng độ du dương, khúc hát ru con đã được các bà
mẹ hát thường xuyên đưa con thơ vào giấc ngủ ngon lành
Không giống như các dân tộc hát ru con chỉ dựa vào tiết tấu, nhịp điệu chỉcần ru cho con ngủ được mà có thể biến tấu nội dung, người Cao Lan chỉ có mộtbài hát ru như lời tâm sự mộc mạc của người mẹ nhưng không kém phần dạtdào, sâu lắng So với các bài hát xình ca phong phú thì hát ru quả là ít Đối vớingười Cao Lan, hát xình ca là hát đối đáp giao lưu, là thử thách trí thông minhcủa trai gái nên càng hát càng phong phú, sáng tạo Người phụ nữ Cao Lan khi
có gia đình và sinh con không đi hát giao duyên nữa mà sống an phận tần, tảolàm ăn, chăm sóc con cái Họ dồn hết tình cảm sâu lắng, bền bỉ cho con trongmột bài hát ru
Nhạc cụ, dân vũ
Ngoài hát xình ca và hát ru,nhạc cụ, dân vũ của người Cao Lan là những bộphận trong tổ hợp văn hoá văn nghệ dân gian có liên hệ mật thiết với sinh hoạttín ngưỡng
Nhạc cụ người Cao Lan gồm trống lớn, trống con, chuông nhỏ, chiêng, chậpxeng, thanh la, kèn tổ sâu, nhị, sáo, trống tang sành Nhạc cụ được đệm trongcác đêm hát xình ca rất ít, chủ yếu phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng như:làm hiệu lệnh cho dân làng trong các sinh hoạt tín ngưỡng, đám ma và các hộiđình đám Nhạc cụ của người Cao Lan có nhiều loại giống các dân tộc ít người ở vùng núi phía Bắc như trống, chiêng, thanh la… Nhưng loại nhạc cụ đặc biệtnhất của người Cao Lan là trống tang sành (tiếng Cao Lan gọi là ăn nhợc)rấtđộc đáo Trống tang sành ngày nay được cải tiến từ trống đất có từ thời tổ tiênngười Cao Lan khởi nghĩa chống triều đình phong kiến Trung Quốc Trống đất
cổ xưa được dùng các đám lễ hội, lễ cầu mùa, cầu thần ban cho con người khoẻmạnh, bình yên, mùa màng tươi tốt Trống tang sành được cải tiến có thân trốnglàm bằng đất nung thành sành Trống dài từ 40-50cm, ở giữa thắt 2 đầu loe hìnhphễu Trống có 2 mặt: một mặt bịt bằng da bò hoặc da dê, một mặt bịt bằng da
kỳ đà hoặc da trăn Trống tang sành được gõ đệm cho các điệu múa phục vụ chocác nghi lễ tôn giáo và các sinh hoạt cộng đồng [3]
Dân vũ của người Cao Lan khá phong phú và đặc sắc Các điệu múa trongcác nghi lễ tôn giáo gắn với sản xuất cầu cho mùa màng tươi tốt như: Hai tao xá
lù (phát lối mở đường), nùm lừy ( múa trỉa lúa ), pơng loóng ( múa giã cốm ).Người Cao Lan còn có các điệu múa giải trí như: soọc cộng(múa xúc tép ), lồng nộc lau ( múa đôi chim cu xuống ruộng ).…Các điệu múa mô phỏng các sinh hoạtcộng đồng và khao khát tình yêu đôi lứa, mang đậm triết lý phồn thực Người
Trang 30Cao Lan múa trong các ngày lễ, hoạt động vui chơi, hoạt động tín ngưỡng Sự khác biệt trong dân vũ của người Cao Lan so với các dân tộc khác là người múachỉ là nam giới (kể cả những điệu múa mô phỏng đôi trai gái thì nam đóng giả
nữ Điều này xuất phát từ khởi nguồn múa ban đầu chỉ phục vụ cho các nghi lễtôn giáo, phụ nữ không được tham gia Người múa ở giữa, người xem đứngxung quanh tán thưởng Nét đặc trưng trong múa dân gian của người Cao Lan làkhông có múa đơn mà múa tập thể, mang tính cộng đồng cao
Hội hoạ của người Cao Lan
Để phục vụ cho các hoạt động tín ngưỡng, không chỉ có nhạc cụ và dân vũ màcòn cóhội hoạ. Người Cao Lan không vẽ tranh để giải trí mà phục vụ cho cáchoạt động tín ngưỡng Sự kết hợp của tam giáo: Nho-Phật-Lạo thể hiện rõ trongcác tranh thờ phụ vụ cho đời sống tâm linh người Cao Lan Các bức tranh vẽ thờ thần, tranh thờ phật, tranh thờ gia tiên Nghệ thuật trong tranh có đường nét, bốcục, màu sắc mang đậm phong cách dân gian cổ Tranh thờ có những hình ảnhgần gũi với cuộc sống, gần với thiên nhiên Ý nghĩa các bức tranh thờ thể hiện
rõ sự tôn kính với các vị thần, với tổ tiên, răn dạy con người hướng đến cái thiện[10]
2 Lễ hội và phong tục tập quán, tín ngưỡng
Các nhà nghiên cứu thường dựa vào một số đặc điểm, tính chất của lễ hội
để tiến hành phân loại và trình bày Tuy nhiên, để hiểu về lễ hội của người CaoLan một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện hơn, trong Luận án này, chúngtôi chọn đình làng là điểm tựa để nhận diện, nghiên cứu Bởi các lễ hội củangười Cao Lan được hình thành và phát triển luôn có mối quan hệ chặt chẽ vớingôi đình làng cả trong xã hội truyền thống và hiện nay Đình làng không chỉ lànơi thờ cúng chung của cả cộng đồng mà nó còn là không gian xã hội cố kết cácthành viên, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của người Cao Lan; đồng thời đểphân biệt với các tộc người khác, các nhóm khác ở tỉnh Tuyên Quang [14], [15],[16]
(1) Lễ hội đình Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn
Căn cứ vào gia phả của họ Hoàng thì lễ hội truyền thống của người CaoLan ở làng Giếng Tanh có từ rất sớm, ngay từ buổi đầu tiên khi người Cao Lantới sinh sống tại đây và dựng lên ngôi đình Giếng Tanh Theo các cụ cao tuổi kểlại, đình Giếng Tanh được dựng lên để thờ 2 vị tướng của vua Hùng là: “Đứcvua cả Ngọc Sơn quân linh ứng đại vương” và “Đức vua cả Nghiêm Sơn trungchính lệnh ứng đại vương” Ngoài ra, đình còn thờ Quốc Mẫu Thiểm Hoa công
Trang 31chúa, các vị thần phụ trợ cho nghề nông phát triển như thần Nông, thần Thổ địa,Long Vương và bà Lương Thị Hai, tương truyền là người đã cung cấp nước chonghĩa quân đánh giặc Hiện nay trong đình không còn lưu giữ các văn bản liênquan đến quá trình xây dựng đình, nhưng qua các bài cúng, tế ở đình cho thấy,các vị thần được thờ ở đình đều có liên quan đến quá trình lập làng và giúp vuaHùng đánh giặc Như vậy, có thể nói đình làng Giếng Tanh đã được dựng lên từ thời vua Hùng và luôn được duy trì, gìn giữ đến ngày nay.
Lễ hội Giếng Tanh được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịchhàng năm Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất của người Cao Lan, hầu như tất
cả người Cao Lan sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều có mặt tại đây, một
bộ phận người Cao Lan ở tỉnh Phú Thọ cũng về đây dự lễ hội Lễ hội là dịp đểcộng đồng người Cao Lan gặp gỡ nhau, cùng nhau ôn lại lịch sử của dân tộc, cầuchúc cho cuộc sống được thuận lợi, mùa màng tốt tươi và đặc biệt là tạ ơnnhững người đã có công bảo trợ dân làng làm ăn yên ổn Lễ hội Giếng Tanhdiễn ra trong 1 ngày 2 đêm Phần lễ được tiến hành từ đêm hôm trước cho đếnnửa ngày hôm sau, còn lại nửa ngày và một đêm dành cho phần hội
- Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian trong lễ hội Giếng TanhPhần hội của lễ hội Giếng Tanh được bắt đầu từ rất sớm, ngay từ khi phần
lễ trong đình còn chưa kết thúc Ở ngoài bãi ruộng trước cửa đình, dưới chân câycòn, người ta tổ chức cuộc thi ném còn Quả còn có đường kính cỡ 10cm x10cm được cấu tạo thành 5 màu, 5 góc, 5 dây tượng trưng cho ngũ hành (Kim,Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ)
Sau phần thi còn giữa các thôn là phần thi giữa các gia đình Những quảcòn của các gia đình đem ra thi là dịp để thể hiện sự khéo léo của các cô gái CaoLan trong mỗi gia đình Những quả còn được giải sẽ dùng ngay vào việc khaimạc hội còn Hội còn đối với người Cao Lan có lẽ là một hoạt động văn hoá hấpdẫn nhất Tung còn không phải chỉ là một trò chơi giải trí đơn thuần mà còn có ýnghĩa về mặt tâm linh Đầu Xuân, đi hội cầu may ai cũng muốn những điều maymắn, thuận lợi đến với mình Tâm lý chung ấy đã được thoả mãn một phần nhờ vào hành vi thắp một nén nhang cầu xin trước các đấng thần linh, nhưng thamgia vào trò chơi tung còn cũng phần nào thoả mãn được tâm lý chung ấy
Ngoài ra, người ta còn chơi đánh đu Cây đu làm bằng tre cao từ 4 đến 5mét, các bên nam nữ mặc sức đu với nhau Trò đánh phết giống như trò đánhcầu của người Kinh, nhưng quả phết phải đánh qua các vòng tròn mới được tínhđiểm Ngoài những trò chơi dân gian, một hoạt động văn hoá mang nét đặctrưng riêng của người Cao Lan không thể thiếu trong lễ hội là hát Sình ca