Với hoạt động có tác động đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong nên kinh tế, việc phát triển dịch vụ NHX được coi là những nỗ lực đầu tiên giúp ngân hàng tiến hành các khía cạnh
Trang 1
NGAN HANG NHA NUOC VIETNAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRẢN THỊ KIM LIÊN
PHAT TRIEN DICH VU NGAN HANG XANH TAI NGAN HANG
THUONG MAI CO PHAN DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM
LUAN AN TIEN SI KINH TE
HÀ NỘI - 2022
Trang 2
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRẢN THỊ KIM LIÊN
PHAT TRIEN DICH VU NGAN HANG XANH TAI NGAN HANG
THUONG MAI CO PHAN DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM
Chuyén nganh: Tai chinh — Ngan hang
Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Mai Thanh Quế
2 TS Hoàng Thị Minh Châu
HÀ NỘI - 2022
Trang 3Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa được
công bó trong bat kỳ công trình nghiên cứu nào và có nguồn góc rõ ràng
Tác giả
Trần Thị Kim Liên
Trang 4LOI CAM ON
Luận án được hoàn thành với sự nỗ lực học hỏi nghiêm túc của tôi tại Học
viện Ngân hàng Trong quả trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan, các cáp lãnh đạo và các cá nhân Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các tap thé và cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Mai Thanh
Qué, TS Hoàng Thị Minh Châu, các nhà khoa học đã luôn nhiệt tình, ân cần hướng
dẫn cho tôi ngay từ bước đầu cụ thể hóa hướng nghiên cứu đến nhận xét góp ý trong nghiên cứu và hoàn thành luận án
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Học viện Ngân hàng, đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện thông qua những khóa học và trao đổi về phương pháp nghiên cứu, các buổi hội thảo khoa
học, những buổi chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn và những dịp sinh hoạt
khoa học có liên quan khác
Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Nhà Trường, khoa Tài
chính — Ngân hàng, nơi tôi công tác và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Qúy Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các nhà quản lý, những nhà nghiên cứu khoa học cùng lĩnh
vực nghiên cứu đã hỗ trợ cho tôi trong quả trình thực hiện luận án
Tôi cũng khắc ghi tình cảm và sự biết ơn sâu sắc tới gia đình thân yêu đã luôn là nguồn động viên lớn lao đề tôi có thê tập trung nghiên cứu và quyết tâm
hoàn thành luận án một cách tốt nhất
Mặc dù đã có nhiều cỗ gắng, nhưng không thê tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót nhất định khi thực hiện Luận án Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý Thày, Cô giáo và bạn đọc
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2022
Tác giả luận án
Trần Thị Kim Liên
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài - 222cc 2222 2221121222111 1 1 re 1
2 Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Cách tiếp cận và khung nghiên cứu
5 Phuong pháp nghiên cứu của luận án . - - - + 252 S2+EE‡+‡E‡E+kekexerrkrkekerer 6
6 Những đóng góp mới của luận án - ¿+ + Sex SkkveEEEkk tr 8
7 Kt cA cita Wan An eeecceecceesseessesssesssesssessuessvessvessvesssessecsssessscssecsseessesssecssesssecssecsses 9
CHUONG 1: TONG QUAN CAC CONG TRINH NGHIEN CUU CO
LIEN QUAN DEN PHAT TRIEN NGAN HANG XANH TAI NGAN
HANG THUONG MẠI .-.22 ©2222 222S222S2222122221112221112 222111211 re 10
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biêu về nội hàm ngân hàng xanh
1.1.2 Các nghiên cứu về nhân tô ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xanh 11 1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến phát triên tín dung xanh - - 13
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biêu về nội hàm ngân hàng xanh
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về phát triên ngân hàng xanh
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về phat trién dich vụ ngân hàng xanh 18
1.3 Những giá trị đạt được và khoảng trống cần nghiên cứu
1.3.1 Những giả trị đạt được
1.3.2 Khoảng trồng cần nghiên cứu “
KÉT LUẬN CHƯNG 1 2 2222 ©22S2+222EEE+tSEEEEEttEEEEvrrtrrkrrrrrrrkrrrrrrr 22
Trang 6CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ PHAT TRIEN DICH VU NGAN
HÀNG XANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI -
2.1 Tổng quan về ngân hàng xanh và dịch vụ ngân hàng xanh
2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triên dịch vụ ngân hàng xanh của NHTM
2.2.3 Nhân tô ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng xanh của Ngân hàng
THUWONY MAL eee .ố 41 2.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng xanh của một số ngân hàng thương mại nước ngoài và bài học đối với Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam .-.-22:-222222EvrvreEEEEEEELvrrrrrrrrrrrrrrerree 45
2.3.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng xanh của ngân hàng nước
2.3.2 Bài học đối với NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam + KÉT LUẬN CHƯNG 2 22 222222 222S22222223122221112221112 22211121 re 55 CHƯƠNG 3: THUC TRANG PHAT TRIEN DICH VU NGAN HÀNG XANH TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN DAU TU VA PHAT TRIÊN VIỆT NAM 22-22222223 2222111222111 2221112221111.12111 c1 xe 56
3.1 Khái quát tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng xanh của hệ thống NHTTM Việt Nam - 2-2 TH HH HH HH re 56 3.1.1 Khung khô pháp lý về ngân hàng xanh tại Việt Nam - 56 3.1.2 Nhận thức về phát triển ngân hàng xanh và xây dựng chiến lược và lộ trình phát triển ngân hàng xanh của hệ thông NHTM Việt Nam 61 3.1.3 Quan lý rủi ro MTXH trong hoạt động cấp tin dung của các NHTM 61 3.1.4 Tình hình cấp tín dụng xanh của hệ thống NHTM - - 63 3.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
3.2.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.2.2 Phat trién dich vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cô phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam
Trang 7nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của họ s2 87 3.3.1 Khảo sát sự hiểu biết của nhà quân lý ngân hàng BIDV về dịch vụ ngân
hàng xanh
3.3.2 Khảo sát hiểu biết của doanh nghiệp về dịch vụ ngân hàng xanh và nhu
cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của họ
3.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -c-ccccc2 107
3.4.1 Những kết quả đạt được ::-222+c22 x22 2211112211111 crrrrvee 107
3.4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân +©+++222+++ttEvvvrrrtrrvrrrrrrrvee 112
CHUONG 4: NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN DICH VU
NGAN HANG XANH TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN DAU
TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM 2¿-22222c222S+vrecEvvvrrrrrrrrrrrrrrvee 120
4.1 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu - 120
4.2 Thiết kế nghiên cứu
4.3 Kết quả khảo sát và thảo luận
4.3.1 Kết quả khảo sát 2222222222 222 11212211112271111222111221111.121111 1111 re
Lên na
¡938890900901 8 ` CHUONG 5: GIẢI PHÁP PHAT TRIEN DICH VU NGAN HANG XANH TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN DAU TU VA PHAT
5.1 Béi cảnh và định hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng xanh
của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 203 .::::::+ttrrrrr+rrrrrrrrrreeee 153
5.1.1 Bối cảnh kinh tế và dự báo xu thé phát triển ngành ngân hàng nói chung
và BIDV nói riêng
5.1.2 Định hướng phát triên dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng BIDV đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 -c:¿-©22cvvvceze+tEEEEvvverrrrrrrrrrrreree 155
§.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng
161
162 thuong mai cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
5.2.1 Xây dựng khung chiến lược và lộ trình phát triển ngân hang xanh
Trang 85.2.2 Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo Ngân hàng và nhân viên vẻ các vấn
đề liên quan đến ngân hàng xanh và dịch vụ ngân hàng xanh - 166 5.2.3 Nang cao hiéu qua hoat dong ctia ngân hàng
5.2.4 Hoan thiện chiến lược Marketing ngân hàng
5.2.5 Giải pháp phát triển tín dụng xanh tại BIDV
5.2.6 Giải pháp phát triển dịch vu ngân hàng điện tử tại BIDV - 178
5.3.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 181
KÉT LUẬN CHƯNG ã 2222222222222 2222112222112 crtrrrrree 187
Trang 9DANH MỤC TU VIET TAT
Phát triển Việt Nam
Bảo vệ môi trường Công nghệ thông tin Chính phủ
Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dự phòng rủi ro Doanh số
Kinh tế
Môi trường Môi trường xã hội Ngân hàng
Ngân hàng điện tử Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng Trung Ương Ngân hàng xanh
Năng lượng Nhà nước
Phân phối
Trang 10Tín dụng xanh Thương mại cô phần
Trang 11DANH MUC BANG
Bang 1.1: Một số nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm ngân hàng xanh 10
Bảng 3.2: Một số gói tin dụng nôi bật trong các lĩnh vực - -+ 65 Bảng 3.3: Tình hình tài chính của BIDV giai đoạn 2016 - 2021
Bảng 3.4: Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2016 — 2021
Bang 3.5 : Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh của BIDV giai đoạn 2016 — 2021
Bảng 3.6: Tình hình cho vay dự án nông nghiệp xanh
Bang 3.10: Tin dụng xanh cho lĩnh vực thủy điện ¿ - 5 25s 5++s+<+<<++ 76
Bang 3.11: Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng xanh
Bảng 3.12: Tỷ trọng thu nhập tín dụng xanh “
Bảng 3.13: Số lượng máy ATM, thẻ phát hành .- ¿222+z+22vvvreecrx 80
Bang 3.14: Tình hình thanh toán qua máy A TÌM - - 552 5555+cc+csczxsxexer+ 81 Bang 3.15: Tinh hinh thanh toan qua POS
Bang 3.16: Ty trong sé lượng giao dịch trên kénh
Internet banking va Mobile banking “ Bảng 3.17: Số lượng giao dich tài chính kênh E-Banking -2 84 Bảng 3.18: Đáp ứng tiêu chí xanh
Bảng 3.19 : Mô tả thống kê thông tin nhà quản lý Ngân hàng BIDV
Bảng 3.20: Nhận thức về ngân hàng xanh
Bảng 3.21: Hiểu biết về lợi ích của việc phát triển dịch vụ ngân hàng xanh 90 Bang 3.22: Rao can phát trién dich vụ ngân hàng xanh -+ 91
Trang 12Bảng 3.25: Lĩnh vực cần tài trợ tín dụng xanh
Bang 3.26: Khó khăn tiếp cận von tín dụng xanh của doanh nghiệp
Bảng 3.27: Hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng xanh cho doanh nghiệp
Bang 3.28 : So sanh sv phat trién dich va NHX cua BIDV va hé thong NHTM 111
Bang 4.1: Các nhân tô ảnh hưởng đến sự phát triển
dịch vụ ngân hàng xanh
Bảng 4.2: Các bước nghiên cứu
Bảng 4.3 : Thống kê mô tả cán bộ ngân hàng
Bảng 4.4: Kết quả phân tích thống kê mô tả các thành phần của mô hình
Bang 4.5: Kết quả kiêm định sự tin cậy thang đo các nhân tố
Bảng 4.6: Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập ảnh hưởng đến sự phát
triển dịch vụ Ngân hàng xanh
Bảng 4.7 : Phân tích tương quan giữa các biến
Bảng 4.§: Mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình
Bảng 5.1: Lộ trình và khả năng phát triên NHX tại BIDV . -‹- Bang 5.2: Mô tả công cụ cứng và công cụ mềm hỗ trợ đầu tư xanh
Trang 13Hình 5.1: Phát thải khí nhà kính năm 2020 và dự báo tới năm 2020 và 2030 với
kịch bản thông thường và mục tiêu năm 2030 157
Trang 14DANH MỤC SƠ ĐÒ, BIẾU ĐÒ
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án -2¿©222+e22vvvrrevcrvrrrrrrrrrcree 5
So d6 2.1: Quy trinh danh giá, thầm định rủi ro MTXH - 40
Biéu d6 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh giai đoạn 20 16-202 l 63
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu dư nợ TDX theo lĩnh vực
Biểu đồ 3.4: Dư nợ tín dụng của BIDV giai đoạn 2016 — 2021 (tỷ đồng)
Biểu đồ 3.5: Thu nhập hoạt động dịch vụ của BIDV giai đoạn 2016 - 2021
Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, doanh sé thu nợ và dư nợ
của tín dụng dành cho dự án thủy điện
Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng số lượng GD kênh IBMB
Biéu d6 3.13: Co cau loai hinh doanh nghiép trong mau
Biéu d6 3.14: Quy mé tai san cia DN trong mau
Biéu d6 3.15: Quy mô lao động của DN trong mâu . -©z+ 99
Biểu đồ 3.16: Nguồn thông tin DN có được về TDX . :-c5cc+: 100
Biểu đồ 3.17: Lĩnh vực đầu tư xanh được doanh nghiệp quan tâm - 103
Trang 151 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển kinh tế quá “nóng” dựa trên khai thác tài nguyên thiên niên đã khiến cho nhiều quốc gia phải đối mặt với các vân đề an ninh môi trường, kinh tế và con người Trong bối cảnh đó, mô hình tăng trưởng xanh ra đời và ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, bởi tăng trưởng xanh giúp giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững của môi trường Trong mô hình tăng trưởng xanh mà các quốc gia trên thế giới đang theo đuổi không thê thiếu một cầu nối quan trọng đó là các ngân hàng xanh (NHX) Ngân hàng là ngành công nghiệp không khói, về nguyên tắc là không hoặc ít trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường Tuy nhiên, thông qua việc cấp tín dụng và cung ứng các sản phâm dịch vụ tới hệ thống mạng lưới khách hàng rộng lớn của mình, ngân hàng gián tiếp tác động vào sự phát triển bền vững, môi sinh và môi trường Với
hoạt động có tác động đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong nên kinh tế,
việc phát triển dịch vụ NHX được coi là những nỗ lực đầu tiên giúp ngân hàng tiến hành các khía cạnh liên quan đến bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
Việt Nam là một quốc gia đang phat trién va phải đối mặt với không ít thách
thức của tiến trình phát triển như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an sinh xã
hội Trong thời gian qua, nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khâu tài nguyên thô Điều đó làm cho cường độ phát thải carbon của Việt Nam liên tục gia tăng Theo Báo cáo chỉ số phát triển thế giới của World Bank (2020) Việt Nam có tốc độ phát thải khí nhà kính nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với cường
độ carbon đạt 502,1 triệu tấn CO2 quy đổi vào năm 2020 và 888.8 triệu tấn CO2
vào năm 2030, gia tăng 51% so với giai đoạn 2004 — 2014 Tốc độ này của Việt Nam đã cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc — nơi được coi là có tốc độ tăng trưởng phát thải nhanh nhất
thế giới Môi trường bị đe dọa một cách trầm trọng, biến đổi khí hậu toàn cầu đã và
đang gây ra các tác động tiêu cực đến đời sóng con người và tạo ra áp lực trong việc phát triển kinh tế bền vững Do vậy, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh là một
xu thế tất yếu Ngày 25 tháng 9 năm 2012 Chính phủ đã ban hành quyết định số 1393/QD — TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 —
Trang 16ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) Các chiến lược này đều chỉ rõ “7ăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cắp chính quyên và tổ chức
xã hội góp phân tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sóng vật chất và
tinh thân của người dan” Đề thực hiện thành công chiến lược, cần có sự phối hợp
của các bộ, ban ngành, đặc biệt là sự đóng góp rất quan trọng của NHX Tuy nhiên,
tại Việt Nam khái niệm NHX còn khá mới và chỉ được đề cập trong khoảng vài năm trở lại đây Hiện tại, chúng ta chưa có một NHX đúng nghĩa, trong hệ thống NHTM Việt Nam, hoạt động NHX da phát triển ở một số khía cạnh nhất định Cụ thẻ, việc phát triển dịch vụ NHX được thực hiện thông qua một số dịch vụ giao dịch trực tuyến đã đảm bảo được một số tiêu chí quan trọng và có thể được xếp vào hoạt
động NHX như ngân hàng trực tuyến, thanh toán bằng thẻ hoặc các khoản tín
dụng xanh (TDX) tài trợ cho dự án đầu tư xanh
Trong số các NHTM, Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp các gói TDX cho nên kinh tế Là một ngân hàng thương mại lớn với tông tài sản đạt 1.515.685 ty đồng, 190 chỉ nhánh và 815 phòng giao dịch, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam có năng lực và điều kiện nhất định trong phát triển dịch vụ NHX Trên thực tế,
Ngân hàng đã cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử như Internet banking, Mobile banking đề tăng tiện ích cho khách hàng, giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải ra môi trường Đồng thời, trong hoạt động cấp tín dụng, Ngân hàng cũng đã tham gia tai tro cho các dự án bảo vệ môi trường, xem xét các yếu tố MT-XH trong
dự án Dư nợ TDX của BIDV hiện nay chiếm khoảng 5,2% trong tông du nợ của Ngân hàng này và cao hơn trung bình của ngành hiện đang là 3% Mặc đù con số này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu TDX của nền kinh tế song đã phần nào phản ánh được nỗ lực của BIDV trong việc thúc đây nền kinh tế phát triển bền vững Ngoài việc cung cấp TDX cho khách hàng, BIDV còn là NHTM duy nhất trong hệ thống thực hiện vai trò ngân hàng bán buôn nguồn vốn TDX của Ngân hàng Thế giới tài trợ thông qua các dự án tài chính nông thôn; dự án chuyền đổi nông nghiệp bên vững (VNSAT) với quy mô vốn lên tới 650 triệu USD Cho đến nay, BIDV vẫn
giữ vai trò là ngân hàng đầu tàu trong việc triển khai các dịch vụ NHX Các dịch vụ
này là bộ phận quan trọng trong việc phát triên dịch vụ NHX nói riêng và xây dựng NHX nói chung Tuy nhiên, so với yêu cầu của một dịch vụ NHX đúng nghĩa thì
Trang 17như: (¡) chưa thành lập được bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro MT-XH theo
yêu cầu của Đề án Phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam; (1) chưa có chiến lược
cụ thể trong việc phát triển dich vu NHX và xay dung m6 hinh NHX; (ii) Hiéu biét của lãnh đạo ngân hàng cũng như năng lực của cán bộ thâm định dự án đầu tư xanh còn hạn chế, vv
Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ vấn đề phát triển dịch
vụ NHX ở các NHTM, điển hình là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam có ý nghĩa quan trọng và hết sức cáp bách
Với những lý do đó, NCS đã chọn đề tài: “Phᣠtriển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cỗ phần Đầu tr và Phát triển Việt Nam” là đề tài nghiên cứu cho luận án của mình
2 Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tông quát
Luận án đi đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX, xem xét các nhân tố
tác động đến phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng BIDV
đáp ứng quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
() Làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ NHX của NHTM
(ii) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX của BIDV
(ii) Khảo sát kiểm chứng đề có cở sở khách quan đánh giá, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả phát trién dịch vụ NHX của BIDV
(iv) Phân tích và đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến phát triên dịch vụ NHX
của BIDV
(v) Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa học phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng BIDV
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
1 Dịch vụ NHX được phát triển trên những khía cạnh nào?
2 Các chỉ tiêu nào đo lường sự phát triển dịch vụ NHX?
3 Việc phát triển dịch vụ NHX của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã đạt được những kết quả nào?
Trang 185 Su phat trién dich vu NHX tai Ngân hàng BIDV chịu tác động bởi các nhân
tố nào và mức độ tác động của các nhân tổ ra sao?
6 Đề phát triên dịch vụ NHX tại BIDV cần có giải pháp nào?
2.3 Nhiém vụ nghiên cứu
Dé thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đạt được mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, các nhiệm vụ cụ thể đã được xác định như sau:
- Hệ thống hóa và bồ sung lý luận về phát triển dịch vụ NHX của NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX của BIDV Đồng thời, tiến hành khảo sát để thấy được hai vấn đẻ, bao gồm: () mức độ hiểu biết của
các nhà quản lý ngân hàng BIDV về các vấn đề liên quan đến NHX, dịch vụ NHX;
(ii) sw hiểu biết của khách hàng về dịch vụ NHX cũng như nhu cầu và thực trạng sử dụng dịch vụ NHX của họ
- Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHX tại BIDV, kết quả
khảo sát đề tìm ra những kết quả đạt được cũng như một số hạn ché của ngân hàng BIDV trong việc phát trién dịch vụ NHX và nguyên nhân của các hạn chế đó
- Phân tích và đánh giá nhân tô ảnh hưởng đến phát trién dịch vụ NHX tại Ngân hàng BIDV
- Đề xuất các giải pháp dé phát triển dịch vụ NHX của Ngân hàng BIDV
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
3.1 Đối trợng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu phát triển dịch vụ NHX trên cơ sở tham khảo kinh
nghiệm phát triển dịch vụ NHX của một số nước trên thế giới, kết hợp với phân tích
thực tế các dịch vụ NHX của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ NHX trên hai mảng TDX và dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như các nhân tô ảnh hưởng đến phát
triển dịch vụ NHX
Pham vi thoi gian: số liệu được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2016 đến
hết năm 2021 Những số liệu mang tính dự báo và định hướng của luận án được
phân tích đến năm 2030
Phạm vì không gian: luận án nghiên cứu toàn bộ hệ thông Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Bên cạnh đó, luận án đặt Ngân hàng BIDV trong sự liên kết
Trang 19cả nước, được đặt trong bối cảnh phát triển tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế
4.2 Khung nghiên cứu
Các khái niệm liên
quan đên đề tài
nghiên cứu —— triển dịch vụ NHX
Trang 20- Phương pháp tổng hợp kế thừa: Việc thu thập thông tin thứ cấp bao gồm sưu tầm và thu thập những tài liệu, só liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới của đối tượng nghiên cứu Đây là số liệu từ các công trình nghiên
cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội
dung nghiên cứu Nguồn tài liệu này bao gồm: các sách, báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các báo cáo nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài
liệu trên internet Tài liệu, số liệu đã được công bố và được thu thập từ cơ quan
nghiên cứu như ngân hàng Nhà nước, ngân hàng BIDV Việt Nam Trên cơ sở đó tiến hành tông hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu
- Phương pháp điêu tra xã hội học: Tác giả tiến hành điều tra khảo sát hai đối tượng, bao gồm:
() Cán bộ ngân hàng BIDV Nội dung của cuộc khảo sát nhằm tìm hiéu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ NHX của Ngân hàng BIDV và mức
độ hiểu biết về các khía cạnh khác nhau của NHX và dịch vụ NHX
(ï) Doanh nghiệp vay vốn tại BIDV Nội dung của cuộc khảo sát đề tìm hiểu
nhu cầu đầu tư xanh, hiểu biết về dịch vụ NHX và thực trạng vay vốn TDX của
khách hàng tại BIDV
Đề tiến hành khảo sát, tác giả tiền hành xây dựng thang do Likert la một dạng
đặc biệt của thang đo thứ bậc Cụ thể, tác giả sử dụng thang đo likert ti 1 đến 5 để
đâm bảo tính chính xác của câu trả lời Kết quả khảo sát sẽ được tiến hành phân tích
số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 20 đề đưa ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tô đến sự phát triên các dịch vụ NHX của ngân hàng BIDV
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Các chuyên gia được hỏi ý kiến gồm các cán bộ của các cơ quan như: Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng BIDV, các
chuyên gia, nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học Mục đích của
phòng vấn chuyên gia nhằm:
+ Kiểm tra, sàng lọc các biến độc lập trong mô hình lý thuyết tác gia da dé
xuất và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
+ Kiểm tra nội dụng, sự hợp lý của thang đo và các đề xuất khác nhằm làm cho khảo sát rð ràng hơn
+ Tham khảo các ý kiến đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ NHX tại BIDV
Trang 21như sau:
*Phương pháp định tính
- Phương pháp tổng hợp phân tích: Kê thừa các đề tài đã được nghiên cứu,
đề tài sử dụng phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, đồng thời tông hợp những vấn đề đã phân tích đề rút ra những luận
điểm của luận án
- Phương pháp so sánh đối chiếu: phát triển dịch vụ NHX được xem xét trên
cơ sở so sánh, đối chiếu giữa các giai đoạn khác nhau và giữa Ngân hàng BIDV và
- Phương pháp tính giá trị trung bình
Đề khảo sát mức độ hiều biết của các nha quan lý ngân hàng BIDV về các vẫn
đề liên quan đến NHX, dịch vụ NHX và mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp về các lĩnh vực ưu tiên đầu tư xanh, nhu cầu đầu tư xanh của họ, tác giả sử dụng
phương pháp tính giá trị trung bình
Đối với thang đo Likert 5 mức độ trong bảng khảo sát, giá trị khoảng cách =
(Maximum — Minimum) / n = (5-1)/5 = 0,8 Khi do, y nghia cac mirc nhu sau:
- Phương pháp phân tích nhân tô khám phá EF4 Phương pháp dùng đề rút
gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lân nhau thành một tập biến ít
Trang 22nghiên cứu này, phân tích EFA thông thường cần phải đáp ứng các điều kiện: Factor loading > 0.5 (hệ số tải càng lớn chứng tỏ các biến quan sát có mối quan hệ càng chặt chẽ với nhân t6); 0.5 < KMO < 1; kiểm định Bartlett có Sig < 0.05 (các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể); phương sai trích Total Varicance Explained > 50%; Eigenvalue > 1
- Phương pháp nhân tó khăng đỉnh CF4 Là một trong các kỹ thuật cho phép
kiểm định các biến quan sát đại diện cho các nhân tố tốt đến mức nào, nhằm giúp
nghiên cứu kiêm định các thang đo có đạt yêu cầu của một thang tốt không, mô hình đo lường có đạt yêu cầu không Phân tích nhân tố khăng định (CEA) được sử dụng để đánh giá thang đo trước khi đưa vào phân tích mô hình cau trac SEM M6
hình đo lường sẽ phân tích được mối quan hệ của một biến tiềm ân với một số biến
quan sát dựa trên mô hình lý thuyết đề xuất
- Phương pháp mô hình cấu trúc SEM Bằng phương pháp phân tích đường dẫn
dé phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình nhân quả Mô hình câu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ân với nhau
6 Những đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiên như sau:
6.1.Về mặt lý luận
Một là, luận án đã hệ thống hóa, bô sung va phát triển thêm những vấn đề lý
luận cơ bản về NHX, dịch vụ NHX và phát triển dịch vụ NHX Đặc biệt đã đưa ra các chỉ tiêu định lượng và định tính nhằm đo lượng sự phát triển dịch vụ NHX của NHTM
Hai là, nghiên cứu cho thay phát triển dịch vụ NHX phụ thuộc vào khả năng
dap ứng dịch vụ NHX: chính sách hỗ trợ và các quy định của nhà nước; nhu cầu đầu tư xanh và sự ồn định, phát triển của môi trường kinh tế
Ba là, phát triển dịch vụ NHX ngoài mang lại lợi nhuận còn giúp ngân hàng gia tăng uy tín, danh tiếng và giá trị ngân hàng Việc phát triên này không chỉ là
hình thức mà sẽ trở thành gia tri cốt lõi của ngân hàng, được nhìn nhận và dé cao
trong xu hwéng héi nhap va phat trién bén vitng Diéu d6 gitp ngan hang di truéce
một bước trong chiến lược kinh doanh của mình
6.2 Về mặt thực tiễn
Một là, Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các nhà quản lý ngân hàng
BIDV thấy được thực trạng phát triển dịch vụ NHX và mức độ phát triển dịch vụ
Trang 23các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHX, bao gồm: (1) Chính sách hỗ trợ
và các quy định của Nhà nước; (2) Môi trường kinh tế; (3) Nhu cầu đầu tư xanh của
TCKT; (4) Năng lực tài chính của ngân hàng; (5) Ứng dụng công nghệ ngân hàng; (6) Nhận thức, năng lực của cán bộ ngân hàng: (7) Khả năng đáp ứng dịch vụ NHX Đây cũng là cơ sở đề Ngân hàng BIDV xây dựng giải pháp thúc đây phát triển dich
vụ NHX trong giai đoạn tới
Ba là, dựa trên cuộc khảo sát đối với hai đối tượng, bao gồm: (i) các nhà
quản lý Ngân hàng BIDV về mức độ hiểu biết các khía cạnh khác nhau của dịch vụ
NHX: (¡) các doanh nghiệp về sự hiểu biết dịch vụ NHX và nhu cầu sử dụng dịch
vụ NHX của họ Điều này sẽ giúp Ngân hàng BIDV đánh giá được nhận thức, mối quan tâm của cán bộ ngân hàng về NHX và sự hiểu biết, nhu cầu và mong muốn của khách hàng đối với dịch vụ NHX của BIDV Trên cơ sở đó, Ngân hàng thiết kế các sản phâm, dịch vụ NHX phù hợp với nhu cầu của khách hàng và nền kinh té
Bồn là, Luận án góp phần gợi mở một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đây phát triển dịch vụ NHX tại BIDV hướng tới phát triển bền vững trong thời
kỳ mới Thông qua đó, tạo sự lan tỏa và thúc đây các ngân hàng khác trong hệ thông xây dựng và phát triền NHX hướng tới phát triền bền vững
7 Kết cầu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả đã công bố, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục Luận án có kết
cầu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cổ phân Đâu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 4: Nhân tó ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cổ phân Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương Š: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại cổ phân Đâu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 24CHUONG 1: TONG QUAN CAC CONG TRINH NGHIEN
CUU CO LIEN QUAN DEN PHAT TRIEN NGAN HANG
XANH TAI NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm ngân hàng xanh
Trong giai đoạn đầu, NHX nồi lên như là một tác nhân khuyến khích các nỗ lực bảo vệ MTXH, các học giả trên thế giới trong giai đoạn này chủ yếu đưa ra cơ
sở lý thuyết nền tảng nhằm khai phá nội hàm của NHX thông qua khái niệm, vai
trò, chiến lược phát triển NHX (Bang 1.1)
Bảng 1.1: Một số nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm ngân hàng xanh
Sim A(2010) | bền vững khi đặt lợi ích của mình găn chung với lợi ích của xã
hội, nền kinh tế UNESCAP_ | NHX là ngân hàng mà các hoạt động, nghiệp vụ của ngân hàng | Khái nệm NHX
cacbon
chính quốc tế | chuân trong bộ tiêu chuân về trách nhiệm xã hội (23 tiêu chuân)
TFC (2015) _ | và trách nhiệm môi trường (47 tiêu chuân)
Bihari, Suresh | Vai trò của các ngân hàng trong việc kiểm soát thiệt hại về môi Vai trò của
chí MTXH vào quá trình ra quyết định kinh doanh có thê làm
giảm tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh
Và cộng sự mới kinh tế và tạo cơ hội cho các chính sách tài chính, đầu tư NHX
thấp NHX là sự kết hợp cải tiến hoạt động, công nghệ và thay đổi thói quen của khách hàng trong kinh đoanh ngân hàng Điều
đó có lợi cho tất cả mọi người và đem lại lợi ích cho một thi trường ngày càng cạnh tranh Việc thông qua hoạt động NHX
sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho môi trường và còn có lợi cho
hoạt động ngân hàng và các lĩnh vực khác trong nên kinh tế
Jamil va Chién luge phat trién NHX dugc dé cap trén hai giac do: (1) | Chién luge phat
Nguôn: Tông hợp của tác giả
Trang 25Các nghiên cứu về nội hàm của NHX từ khái niệm đến các vân đề chuyên
sâu trong chiến lược, vai trò, lợi ích của NHX sẽ tạo nền tảng lý luận đề luận án kế
thừa và phát triền
1.1.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xanh
Fayez Ahmad và các cộng sự (2013) cho thây có 6 nhân tố chính ảnh hưởng đến việc phát triên NHX của các NHTM ở Ấn Độ bao gồm: nhân tô kinh tế, hướng dẫn chính sách, nhu cầu vay vốn, áp lực của các bên liên quan, lợi ích môi trường
và các yêu tô pháp lý Các ngân hàng cho rằng dịch vụ NHX không làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hang và sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí hoạt động và cũng giúp tìm ra một số nguồn vay phi truyền thống Khi người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường và họ nhận ra rằng các ngân hàng có thê đóng một vai trò quan trọng bằng cách ngừng cho vay các dự án gây ảnh hưởng xấu cho
môi trường Việc tiếp cận và triển khai mô hình NHX đối với mỗi một loại hình
ngân hàng là khác nhau Yadav và Pathak (2013) đã nghiên cứu các phương pháp tiếp cận NHX được thực hiện bởi các ngân hàng tư nhân và ngân hàng nhà nước Nghiên cứu đã chứng minh rằng các ngân hàng khu vực công có nhiều sáng kiến và trọng tâm đầu tư xanh hơn là các ngân hàng khu vực tư nhân
Cũng trong một nghiên cứu khác của Shariful Islam (2015) chỉ ra các nhân tó ảnh hưởng đến việc phát triền NHX Nghiên cứu được thực hiện đối với 60 ngân hàng ở thành phó Dhaka, Bangladesh Bằng cách phân tích nhân tó, nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển NHX bao gồm: sự mong muốn của khách hàng, chính sách hướng dẫn của Ngân hàng Trung ương Bangladesh, gia
tăng lợi nhuận, cải thiện hình ảnh thương hiệu, giảm thiểu rủi ro tín dụng Các nhân
tố này được đưa vào 3 nhóm như sau: yếu tố pháp lý, yếu tố môi trường và yếu tô kinh tế Cuối cùng, có thê thay rằng các nhân tô này đều ảnh hưởng tới sự phát triển NHX của các NHTM ở Bangladesh Các ngân hàng phát triển NHX vì họ cho rằng triển khai NHX sẽ giúp tránh được các vẫn đề pháp lý liên đới đến dự án cấp tín dụng, đồng thời sẽ cải thiện được hình ảnh của ngân hàng và tiến tới dài hạn sẽ gia
tăng lợi nhuận
Namita Rajput và các cộng sự (2013) tìm ra mới liên hệ giữa hiệu suất môi trường và hiệu suất tài chính của ngân hàng bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy thông qua các biến số tài chính như thu nhập ròng, chỉ phí, lợi nhuận và các biến số của NHX biéu hiện hiệu quả môi trường Kết quả cho thây mối quan hệ giữa thu nhập ròng và khả năng sinh lời là đáng kế song việc thực hiện NHX và khả năng
Trang 26sinh lời không có sự liên quan đến nhau Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng ở giai
đoạn sơ khai trong việc phát triển NHX tại Ấn Độ nên các sáng kiến về NHX và
môi trường chưa được thúc đây thực sự do những thiếu sót nhất định từ phía cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện cho NHX phát triên như: chưa có chính sách, chương trình hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức
Việc thúc đây hoạt động NHX và đặc biệt là sản phẩm NHX mới chịu ảnh
hưởng rất nhiều của các bên liên quan Tonmoy và các cộng sự (2013) chỉ ra rằng
có rất nhiều bằng chứng cho thấy các ngân hàng phải đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan như chính phủ, đối thủ cạnh tranh, khách hàng và cô đông trong việc thúc đây dich vu NHX phát triển nhằm giải quyết các vân đề bền vững trong kinh doanh ngân hàng Sự tương tác giữa các bên liên quan đến ngân hàng sẽ thúc đây
các ngân hàng hoạt động không chỉ theo đuổi mục đích lợi nhuận mà còn xem xét
trách nhiệm đối với môi trường Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát mâu gồm 520 bên liên quan đề đánh giá sự ảnh hưởng của các bên liên quan trong việc thúc đây phát triển các sản phâm NHX Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các bên liên quan
có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển sản phâm NHX tai Bangladesh, trong đó có một số bên liên quan chủ chót sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn như chính phủ và nhu cầu của khách hàng
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thây một trong những nhân tó ảnh hưởng đến
việc các ngân hàng triển khai hoạt động NHX là phụ thuộc vào nhu cầu và nhận
thức của khách hàng Nếu khách hàng không có nhu cầu thì ngân hàng sẽ không thé triển khai các dịch vụ NHX và việc ngân hàng phát triên NHX sẽ trở nên vô nghĩa Nghiên cứu của Sindhu (2015) cho thấy, nhận thức và mối quan tâm của khách hàng đối với các sáng kiến NHX có ảnh hưởng đến việc các ngân hàng triển khai
hoạt động NHX Cụ thể, nghiên cứu đã tiến hành thăm dò hiểu biết của khách hàng
về các khía cạnh khác nhau của NHX, thực tiễn triển khai hoạt dong NHX, uu dai
nhận được khi sử dụng sản phẩm NHX Kết quả thu được của nghiên cứu cho thay
đa số khách hàng được hỏi đều có nhận thức cơ bản và đều ưa thích các sáng kiến NHX đưa ra Tuy nhiên, việc hiểu biết các ưu đãi nhận được từ NHX không phải khách hàng nào cũng được biết, do vậy nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ngân hàng tại
Ấn Độ cần có các chương trình nâng cao hơn nữa nhận thức của khách hàng về
NHX Đề làm được điều này phải có quá trình giới thiệu và tiếp thị hình ảnh NHX
Naser và các cộng sự (2016) thông qua cách tiếp cận mô tả bằng phương pháp định tính và nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu đã điều tra các nhân tô quan trọng
Trang 27ảnh hưởng đến việc phát triển NHX bao gồm: chiến lược NHX; quy trình NHX; nhu
cầu đầu tư xanh; mô hình NHX và các lợi ích của NHX Trong đó, nhân tố tác động
lớn nhất đến sự phát triển NHX là chiến lược NHX và nhu cầu đầu tư xanh Nghiên cứu đã gợi ý rằng, ngân hàng nên tập trung vào một só chiến lược cụ thé sau nhằm
thúc đây phát triển NHX như: Chiến lược định vị thẻ chế, chiến lược định vị sản phâm, dịch vụ, chiến lược định vị dựa trên nhân viên và dịch vụ hệ thống sẻ
Nghiên cứu của Sudipta và các cộng sự (2017) đã đề cập đến các nhân tố
quyết định đến việc các NHTM tại Bangledesh thực hiện công khai hoạt động NHX
thông qua lý thuyết thê chế Việc gia tăng công khai các hoạt động NHX tại nền kinh tế mới nôi như Bangladesh phụ thuộc phần lớn vào các quy định hướng dẫn mang tính bắt buộc từ phía NHTW Bangladesh Ngoài sự tác động của lực lượng thể chế, sự gia tăng công khai các hoạt động NHX còn phụ thuộc vào quy mô ban quan trị và quyền sở hữu của các nhà đầu tư
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển tín dụng xanh
Nghiên cứu của Hao Guo (2005) đã nhân mạnh đến sự phát triên bền vững của ngân hàng Trung Quốc khi tham gia quản lý rủi ro MTXH trong hoạt động cấp tín dụng Theo đó, các khoản tín dụng cấp cho các dự án cần phải được đánh giá, xem xét tác động của dự án đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến việc ra quyết định của ngân hàng Cũng cùng quan điểm trên, Duan Jin và các cộng sự (2011) đã nhẫn mạnh vai trò của TDX trong việc bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững của Trung Quốc Tắt cả các dự án liên quan đến MTXH sẽ được cấp tín dụng khi có giấy chứng nhận bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý Nhà nước Ngân hàng sẽ thu hồi các khoản tín dụng đã cấp nêu trong quá trình hoạt động dự án
vi phạm nguyên tắc môi trường Chính sách TDX có hai mặt, một mặt sẽ hạn chế
các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án gây tôn hại đến MTXH, tuy nhiên điều đó cũng gây sức ép buộc các doanh nghiệp có sự thông đồng với các cơ quan quản lý trong việc cấp giấy phép bảo vệ môi trường Nghiên cứu chủ yếu đã đưa ra mối quan hệ giữa ngân hàng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong việc đánh giá các
rủi ro MTXH của các dự án
Nghiên cứu khác của Yunwen Bai (2011) cho thấy các ưu đãi có được khi các ngân hàng của Trung Quốc áp dụng chính sách TDX do Chính phủ Trung Quốc ban hành năm 2007 đề cho vay các dự án thân thiện môi trường và áp dụng nguyên tắc quan lý rủi ro MTXH khi cho vay Những hỗ trợ tích cực vẻ chính sách, công cụ
từ phía Chính phủ đã thúc đây các ngân hàng Trung Quốc thận trọng và sử dụng
Trang 28nguồn vốn cho vay đối với các dự án năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ xanh hiệu quả hơn
Ngoài ra, nghiên cứu của K.Lakshinasay (2015) đã nhấn mạnh đến lợi ích
mà khách hàng, xã hội nhận được khi ngân hàng phát triển dòng vốn TDX Ngoài các số liệu thứ cấp, tác giả đã sử dụng các số liệu sơ cấp thông qua việc phát phiếu điều tra khảo sát tới các khách hàng và cán bộ nhân viên ngân hàng đề thấy được nhu cầu sử dụng TDX, mức độ hiểu biết về NHX và đánh giá về NHX của khách hàng Các nhân tố được sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu là các nhân tó trong nội tại ngân hàng
Nghiên cứu về ngân hàng đầu tư xanh Green Investment bank của Vivid Economics (2011) da nhan manh vai trò của ngân hàng đầu tư xanh (GIB) của Anh trong việc cải thiện hiệu quả kinh tế của các dự án và chia sẻ thông tin để giảm rủi
ro, cụ thê như: GIB hỗ trợ việc huy động vốn tài trợ cho các dự án làm giảm khí thải
cacbon ra môi trường, hoặc hỗ trợ cho các ngành công nghiệp xử lý rác thai dé giảm
thiểu việc chôn rác dưới đất, tạo ra năng lượng nhiệt tải tạo Ảnh hưởng của chính
sách TDX đến các dự án đầu tư trong ngành công nghiệp sử dụng năng lượng là rất lớn bởi thông qua việc tăng lãi suất, đưa ra các đánh giá chặt chẽ rủi ro MTXH sẽ giảm việc đầu tư vào lĩnh vực này Đề các khoản TDX phát huy được hiệu quả góp phan phát triển nền kinh tế bền vững, các ngân hàng phải xây dựng được hướng dẫn chỉ tiết về các bước thâm định TDX Hướng dân này yêu cầu các ngân hàng phải
thực hiện đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên về các vấn đề xã hội, nâng
cao năng lực của ngân hàng trong việc đánh giá các rủi ro môi trường và coi đó như
là một trong những hoạt động thâm định cho vay đầu tư (Islam và Das, 2013)
Một nghiên cứu khác của Jing-Yu Liu va các công sự (2015) đã đưa ra mô hình cân bằng tổng thể tài chính CGE đề nghiên cứu một cách định lượng tác động của chính sách TDX ở cấp độ vĩ mô thông qua các ngành công nghiệp của Trung Quốc Nghiên cứu đưa ra sự tác động của chính sách TDX trong ngắn, trung và dài hạn Kết quả nghiên cứu cho thây, sự tác động hiệu ứng của 3 chính sách gồm:
chính sách giá điện, chính sách thuế và chính sách TDX thì chính sách TDX có hiệu
quả kiềm chế các hoạt động đầu tư trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng ở tất
cả các thời kỳ Còn đối với chính sách giá điện và chính sách thuế lại có tác động it
hơn thậm chí làm giảm sản lượng của các ngành này
Nghiên cứu của Xinghe Liu và các cộng sự (2019) đã chỉ ra rằng việc ban hành chính sách “Nguyên tắc tín dụng xanh” của Trung quốc ảnh hưởng đến năng
Trang 29lực tài chính của doanh nghiệp thông qua mô hình chênh lệch DID Khả năng được
tài trợ tín dụng của các doanh nghiệp Trung Quốc đã giảm rõ rệt đặc biệt đối với
các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có dự án gây tác động tiêu cực đến môi trường Điều đó cho thấy, nguyên tắc TDX mới ở Trung quốc đã đóng vai trò
định hướng trong việc phân bề tín dụng cho các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư xanh,
đồng thời ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các doanh nghiệp này bởi sự giảm sút đáng kê các khoản tin dụng được tài trợ và rút ngắn thời gian vay
Một nghiên cứu khá thú vị về quản lý TDX trong chuôi cung ứng của Hyunjin Kang và các cộng sự (2019) đã chỉ ra chính sách TDX (GCP) ở Hàn Quốc có tác động tích cực khuyến khích các nhà sản xuất giảm thiểu ô nhiễm bằng cách hợp tác với các nhà cung cấp Mục tiêu chính của nghiên cứu này là điều tra tác động của GCP déi với nỗ lực giảm ô nhiễm trong chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất thông qua mô hình điều khiên tối ưu Phát thải ô nhiễm môi trường được tạo ra trong toàn
bộ chuôi cung ứng từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất buộc tất cả các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đều phải quan tâm đến yếu tô môi trường trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, một số nhà cung ứng không có khả năng xử lý các vân đề môi trường Điều này đòi hỏi sự hợp tác, hỗ trợ từ các nhà sản xuất đối với các nhà cung ứng trong nỗ lực xử lý, giảm ô nhiễm môi trường Kết quả nghiên cứu khắng định rằng những ưu đãi trong GCP đã thúc đây các nhà sản xuất gia tăng hợp tác với nhà cung ứng trong nô lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Hàn Quốc
Chao Xing và các cộng sự (2020) trong nghiên cứu của mình đã khám phá ra mối quan hệ giữa “quản lý xanh” của doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vốn ngân hàng Kết quả cho thây các doanh nghiệp có hoạt động quản lý môi trường, công khai minh bạch các van đề môi trường trong hoạt động kinh doanh sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay và nhận được các ưu đãi từ ngân hàng Ngoài ra, khi các doanh nghiệp quan tâm đến “quản lý xanh” sẽ không chỉ nhận được sự ưu đãi từ phía ngân hàng
mà cả sự ủng hộ của các bên liên quan khác như khách hàng, cổ đông và nhân viên bởi nó giúp gia tăng hình ảnh và danh tiếng cho doanh nghiệp
KeZhang và các cộng sự (2021) đánh giá ảnh hưởng và cơ chế của TDX đối với chất lượng môi trường của Trung Quốc Nghiên cứu chỉ ra rằng TDX cải thiện chất lượng môi trường nói chung của Trung Quốc TDX có thê giảm thiêu ô nhiễm môi trường thông qua ba cơ chế: cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thúc đây đôi mới doanh nghiệp và thay đổi cơ cấu công nghiệp Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các khu vực về hiệu quả giảm phát thải của chính sách TDX TDX
Trang 30cải thiện chất lượng môi trường ở các khu vực phụ thuộc vào tài nguyên nhiều hơn
so với các khu vực không dựa vào tài nguyên Hiệu quả giảm phát thải là đáng kê ở những vùng có thị trường tài chính phát triển, nhưng không đáng kề ở những nơi
khác Kết quả chỉ ra rằng chính sách TDX cần được phân biệt theo khu vực dé dat
được mục tiêu giảm phát thải cao hơn
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của
NHX dưới dạng bài báo, hội thảo và các đề tài nghiên cứu khoa học Cụ thể như sau:
1.2.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biêu về nội hàm ngân hàng xanh
So với các quốc gia phát triên trên thế giới, NHX tại Việt Nam vần trong giai
đoạn đầu Do đó, tiếp cận nội hàm về NHX tại Việt Nam trong giai đoạn này chủ
yếu nhằm làm rð quan điểm, lợi ích, vai trò và kinh nghiệm phát triên NHX trên thé giới đề rút ra bài học cho NHTM Việt Nam Tổng hợp các nghiên cứu tiêu biểu được thê hiện qua bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2: Các nghiên cứu tiếp cận nội hàm về ngân hàng xanh
Xây dựng ngân hàng xanh
tại Việt Nam
Nghiên cứu đã làm rõ tâm quan trọng của các nghiệp
vụ NHX Dựa trên kinh nghiệm quốc tế về NHX, tac
giả đã đề xuất một số giải pháp khuyến khích hoạt
động NHX tại Việt Nam trong giai đoạn khởi đầu
khuyến nghị cho Việt Nam
Phân tích kinh nghiệm phát triên NHX của một sô
quốc gia như Đức, Bangladesh, Trung Quốc Từ đó rút
ra một số một số kinh nghiệm cho Việt Nam như: tạo Tra sân chơi bình đẳng nhằm triển khai hoạt động NHX, tăng cường các hoạt động xã hội nhằm nâng cao nhận
thức của xã hội nói chung và cán bộ ngân hàng nói riêng về bảo vệ môi trường
nghiệm quốc tế và vai trò
của các trường đại học Việt Nam
Nghiên cứu lam 16 quan điểm về NHX, vai trò và lợi
ích của NHX cũng như kinh nghiệm thế giới về hoạt động NHX của các quốc gia Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc Từ đó, chỉ ra xu hướng nghiên cứu về NHX tại
'Việt Nam, vai trò của các trường đại học
Nguyễn Phú
Hà (2017) Kinh nghiệm của các quốc
gia phát triển về mô hình
từ đó rút ra đặc điểm của mô hình NHX và rút ra bài học kinh nghiệm, gợi ý chính sách hoàn thiện các văn bản pháp luật của nhà nước tạo điều kiện cho hoạt
Trang 31Nam (Nhật Bản), Ngân hàng ANZ (Úc) Một số bài học rút
ra cho các NHTM Việt Nam như: xanh hóa nội bộ
ngân hàng; quản lý rủi ro trong dự án; thoái vén trong các dự án cho vay có hại cho môi trường; huy động von
trong và ngoài nước Có thê kê đến một số hội thảo điển hình như:
Hội thảo “7ài chính xanh: Cơ hội và thách thức” do Ngân hàng Nhà nước
phối hợp với IFC tổ chức tại Hà Nội năm 2016 đã nhân mạnh đến việc NHNN phối
hợp với IFC xây dựng văn bản quản lý rủi ro MTXH trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
Hội thảo “Ngân hàng Xanh hướng tới Phát triển bên vững” do NHNN phối
hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tô chức Hợp tác Phát triên Đức
(GIZ) tổ chức năm 2018 đã bàn luận về vai trò quan trọng của NHX trong nền kinh
tế Những hướng dân khung khô pháp lý và giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra nhằm thúc đây hoạt động NHX trong giai đoạn tiếp theo
Như vậy việc làm rõ nội hàm ban đầu về NHX đã nhận được khá nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu Làm rõ các nội hàm này sẽ tạo tiền dé giúp hiểu sâu hơn các khía cạnh khác nhau về NHX Từ đó tiến tới lộ trình xây dựng và áp dụng NHX tại Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển ngân hàng xanh
Nhận thức được lợi ích của NHX đối với nền kinh tế và việc áp dụng, triển khai NHX vào thực tiễn là một bài toán khó đặt ra Trong một nghiên cứu của Trần
Thị Thanh Tú và Nguyễn Thị Phương Dung ( 2017) đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NHX tại Việt Nam Bằng cách sử dụng phân tích nhân tố
khám phá và mô hình hồi quy, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng việc hiểu biết các định
nghĩa về NHX, hoạt động hiện tại của NHX, lợi thế trong phát triển NHX và các
Trang 32ngành cần huy động vốn TDX đã thúc đây các NHTM chấp nhận hoạt động NHX
Ngược lại, nhân tố rào cản hiện tại đối với NHX có tác động tiêu cực đến sự sẵn
lòng áp dụng các hoạt động NHX Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một
số giải pháp đề không chỉ tăng cường vai trò quan trọng của NHX trong phát triển kinh tế mà còn cải thiện sự săn sàng tuân theo hoạt động NHX của các ngân hàng
Việt Nam
Cũng theo hướng nghiên cứu này, Nguyễn Thị Lệ Huyền (2019) đã tìm ra các nhân tô có khả năng thúc đây ngân hàng áp dụng hoạt động NHX bằng cách tiến hàng khảo sát 500 nhân viên thuộc 31 NHTM Việt Nam Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy có 4 nhân tó, bao gồm: (¡) áp lực của các bên liên quan; (ii) các lợi
ích về kinh tế; (iii) sw quan tam đến môi trường: (iv) các yếu tố về chính sách và
pháp lý có tác động đến việc các ngân hàng áp dụng hoạt động NHX Trong đó, nhân tố áp lực của các bên liên quan và các yếu tố chính sách pháp lý có tác động nhiều nhất Từ đó, tác giả tiến hành đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hoạt động NHX tại các NHTM Việt Nam Công trình nghiên cứu trên đã có đóng góp tích cực
trong việc tìm ra các nhân tố tác động đến việc triển khai hoạt động NHX tại các
NHTM Việt Nam song việc nhìn nhận các nhân tố này chủ yếu xuất phát từ góc độ ngân hàng là người cung cấp dịch vụ chứ chưa xét đến góc độ khách hàng là người
có nhu cầu sử dụng dịch vụ
Một nghiên cứu khác của Ngô Anh Phương (2020) cho thấy có các nhân tô ảnh hưởng đến phát trién NHX tại Việt Nam bao gồm các nhóm nhân tô bên trong
và bên ngoài ngân hàng Đối với nhóm nhân tó bên ngoài, bao gồm: (1) Chính sách
hỗ trợ của nhà nước về phát triển NHX: (2) Nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô; (3) Nhóm
nhân tô thị trường Nhóm nhân tố bên trong gồm các nhân tố: (1) Năng lực tài chính của ngân hàng; (2) Nhận thức của lãnh đạo ngân hàng về phát triên NHX; (3) Năng lực cán bộ, nhân viên Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố tác động gồm: các yếu tố vĩ mô có tác động lớn nhất tới sự phát triên NHX tại Việt nam, tiếp
đó là nhóm nhân tố năng lực tài chính của ngân hàng, nhóm nhân tố chính sách hỗ trợ của nhà nước về phát triển NHX và cuối cùng là nhóm nhân tô nhu cầu đầu tư xanh của các tô chức kinh doanh Từ đánh giá đó, tác giả đề xuất một số khuyến
nghị phát triển NHX tại Việt Nam
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng xanh
Đối với hướng nghiên cứu về TDX, nhóm nghiên cứu Trần Thanh Thủy và các cộng sự (2016) có đề tài nghiên cứu “Chính sách môi trường trong hoạt động
Trang 33tín dụng của NHTM Việt Nam” Nghiên cứu đã đưa ra các rủi ro MT-XH hiện nay được các NHTM Việt Nam nhìn nhận và đánh giá trong quá trình cấp TDX Dựa trên các phân tích, báo cáo cũng đề xuất các giải pháp, kiến nghị các cơ quan quản
lý thực hiện tốt hơn nhiệm vụ hướng dòng tài chính vào các ngành sản xuất xanh
sạch và tiết kiệm năng lượng, quản lý tốt các rủi ro về MT-XH đối với các dự án
cho việc phát triển TDX tại Việt Nam như cần sự hậu thuân của hệ thống chính trị,
chính phủ và cộng đồng, nâng cao hiéu biết về TDX của nhà đầu tư, đơn vị tài trợ vốn và người tiêu dùng
Nghiên cứu của Nguyên Thị Thủy và các cộng sự (2019) đã dé cập đến việc
ứng dụng dịch vụ NHX tại các NHTM Nhóm tác giả đã đề cập đến các dịch vụ NHX như: Dịch vụ trực tuyến, sử dụng các tài khoản kiểm tra xanh, các khoản vay xanh,
đánh giá thực trạng phát triên NHX cũng như các nhân tô thúc day phat trién NHX Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ một số sản phâm NHX, chưa đi
sâu phân tích thực trạng triển khai các sản phẩm, dịch vụ này tại các NHTM
Nguyễn Minh Loan (2019) cũng đã chỉ ra rằng việc phát triên dịch vụ NHX
trên hai mảng dịch vụ là dịch vụ ngân hàng điện tử và dịch vụ TDX, tác giả cho rằng
việc phát triên các dịch vụ này phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Nghiên cứu của Đặng Anh Tuấn và Phạm Hiền Lương (2020) đánh giá kết quả phát triển TDX tại Ngân hàng BIDV và đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đây phát triển hoạt động NHX tại các NHTM nói chung và BIDV nói riêng như:
nâng cao nhận thức của các ngân hàng: hỗ trợ các NHTM trong việc thâm định
TDX: tăng cường khung pháp lý đối với TDX
Trong nghiên cứu về “Phát triển tín dụng xanh góp phân thúc đây kinh tế
tuân hoàn ở Việt Nam?” của nhóm tác giả Trần Thị Xuân Anh, Trần Thị Thu Hương
(2021) cho thấy nền kinh tế tuần hoàn được coi là định hướng phát triển trọng tâm của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 trong việc thúc đây phát triên hài hòa giữa kinh
tế và môi trường Chính sách TDX là một giải pháp quan trọng đề thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn thông qua các khoản cho vay dự án đầu tư xanh
Trang 341.3 Những giá trị đạt được và khoảng trống cần nghiên cứu
1.3.1 Những giá trị đạt được
Từ quá trình phân tích các nghiên cứu có liên quan dén van dé phat trién dich
vụ NHX cho thấy đây là một chủ đề đã thu hút nhiều sự quan tâm của các học gia trong và ngoài nước dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau Các công trình
nghiên cứu trên đã đạt được một số giá trị như sau:
* Giá trị về mặt lý luận
Một là, các nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước giai đoạn đầu đã
tiếp cận và làm rõ nội hàm về NHX thông qua khái niệm, mô hình, lợi ích và vai trò
của NHX Đây chính là nền tảng lý luận cho luận án
Hai la, NHX nói chung và dịch vụ NHX nói riêng vân là một vấn đề tương
đối mới nên phát triển dịch vụ NHX cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan
trong việc hỗ trợ chính sách, tăng cường nhận thức, nguồn lực tài chính
* Giá trị về mặt thực tiễn
Một là, một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triên NHX Việc tìm ra các nhân tố này sẽ góp phân luận giải các giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án
Hai là, các nghiên cứu vẻ dịch vụ NHX đề cập đến dịch vụ TDX và dịch vụ
ngân hàng điện tử đã cung cấp những số liệu, thông tin, nhận định quý giá làm căn
cứ để luận án khái quát về mức độ phát triển dịch vụ NHX ở Việt Nam nói chung
và BIDV nói riêng
Ba là, một số nghiên cứu về kinh nghiệm phát triền NHX, TDX của các quốc gia phát triên trên thé giới đã cung cấp những bài học quý báu làm cơ sở đưa ra giải pháp cho luận án
1.3.2 Khoảng trồng cần nghiên cứu
Từ những đánh giá tông quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước nói trên, có thé khang dinh rang van dé nghiên cứu phát triển dịch vụ NHX vần còn những khoảng trống nhất định NCS thông qua nghiên cứu của mình mong muốn
thu hẹp lại và phát triển, cụ thê như sau:
* Về lý luận
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mặc dù đã cung cấp những
vấn đề lý luận vẻ NHX: mô hình, lợi ích và vai trò của NHX trong nên kinh tế song cần bổ sung và hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ NHX, phát triển dịch vụ NHX, gồm có: quan điểm về dịch vụ NHX và phát triển dịch vụ
Trang 35NHX va tiéu chi danh gia phat trién dich vu NHX, gom có: tiêu chí định lượng va
tiêu chí định tính (tiêu chí xanh)
* Vễ thực tiễn
Thứ nhất, trong các nghiên cứu về dịch vụ NHX thì hầu hết chỉ đề cập đến các mảng dịch vụ NHX riêng lẻ như dịch vụ ngân hàng điện tử hoặc dịch vụ TDX
Trong khi đó, để xây dựng một NHX đúng nghĩa thì việc phát triển dịch vụ NHX
một cách đồng bộ, bao gồm dịch vụ TDX và dịch vụ ngân hàng điện tử được coi là
nòng cót Luận án sẽ nghiên cứu tông quát dịch vụ NHX trên hai mảng là dịch vụ
TDX và dịch vụ ngân hàng điện tử
Thứ hai, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến vấn đẻ phát triển dịch vụ
NHX cho một ngân hàng cụ thể Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu
từng mảng dịch vụ NHX đối với các NHTM trong hệ thống Việc phát triển dịch vụ NHX nên được thí điểm tại các NHTM lớn đề tạo hiệu ứng lan truyền trong hệ thống Luận án sẽ lựa chọn một ngân hàng cụ thể để nghiên cứu, từ đó làm mô hình
thí điểm và nhân rộng trong toàn hệ thông
Thứ ba các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng mô hình NHX nhìn nhận từ kinh nghiệm quốc tế nhưng chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá sự phát
triển dịch vụ NHX đề từ đó thấy được mức độ phát triển NHX ở Việt Nam Ngoài
Ta, VIỆC tiếp cận và thúc đây phát triển dịch vụ NHX, xây dựng mô hình NHX và
các tiêu chí đánh giá tại các quốc gia phát triên trên thế giới có những điểm khác
biệt nhất định so với các quốc gia đang phát triển Do vậy việc đem nội hàm NHX
ở các quốc gia phát triển vào áp dụng cho thực tế tại các nước đang phát triên cần phải có sự kế thừa và điều chỉnh phù hợp Đây cũng chính là khoảng trống mà luận
án có thể tiếp tục khai thác vào thực tế nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong hệ
thống NHTM nói riêng
Thứ tư, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các só liệu thứ cấp nhằm đánh giá thực trạng phát triên NHX của các NHTM nói chung, chưa đi sâu đánh giá mảng
dịch vụ NHX tại một ngân hàng điển hình bằng số liệu sơ cấp và đưa ra các nhân tô
ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHX làm nền tảng xây dựng các giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ này
Trang 36KÉT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương l tác giả đã khái quát các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến các khía cạnh khác nhau của NHX, bao gồm: ()
Nghiên cứu làm rõ các vấn đề nội hàm thuộc về NHX; (1) Nghiên cứu về nhân tố
ảnh hưởng đến phat trién NHX; (iii) Nghiên cứu liên quan đến việc phát triền TDX
va (iv) Nghiên cứu về dịch vụ NHX Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá những giá trị đạt được của các công trình nghiên cứu trên và tìm ra khoảng trồng nghiên cứu của
luận án
Trang 37CHUONG 2: CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN DICH VU
NGAN HANG XANH CUA NGAN HANG THUONG MAI
2.1 Tổng quan về ngân hàng xanh và dịch vụ ngân hàng xanh
2.1.1 Ngân hàng xanh
2.1.1.1 Khái niệm
Tại nhiều quốc gia trên thế giới NHX là một khái niệm mới được biết đến
trong những năm gần đây và được phát triển đầu tiên từ năm 2003 tại các nước phương Tây với mục đích bảo vệ môi trường Sự phát triển kinh tế quá “nóng” phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên đã gây ra tác động không nhỏ đến môi trường sinh
thái.Vì vay, van đề phát triển bền vững, trách nhiệm kinh doanh và trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp đối với MTXH được đặt lên hàng đầu NHX đã trở thành một
mô hình ngân hàng trong tương lai tạo nền tảng cho nền kinh tế phát triển bền vững
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau đưa ra khái niệm
tiêu chuân trong bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (23 tiêu chuân), trách nhiệm môi trường (47
tiêu chuân)
Theo nghĩa rộng
Bai (2011) NHX giông nhu mot ngan hang truyen thông nhưng
xem xét tất cả các yếu tố môi trường, xã hội, sinh
thái trong hoạt động với mục đích bảo vệ môi
trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên NHX còn được gọi là ngân hàng đạo đức hoặc ngân hàng bền vững
Theo nghĩa rộng
Development Bank
(2013) Sự phát triển bền vững vào ngành ngân hàng có hai
hướng: (1) theo đuôi các yêu cầu về MTXH trong hoạt động của ngân hàng thông qua các sáng kiến
môi trường và trách nhiệm xã hội như cho vay các
dự án thân thiện môi trường, tô chức các hoạt động
khuyên góp từ thiện (2) lồng ghép tính bền vững
Trang 38
như việc cân nhăc các vân đê về MTXH vào việc
thiết kế các sản phâm cho vay, đầu tư phát triển các sản phâm mới cung cấp cho các doanh nghiệp đề
tiếp can von
cách thay đổi các hoạt động của ngân hàng thân
thiện với môi trường, đồng thời có chiến lược phát
triển ngân hàng vừa đâm bảo lợi ích kinh tế và môi trường
Theo nghĩa rộng
Bahari (2011) NHX là ngân hàng sử dụng các nguôn lực có trách
nhiệm, tránh lãng phí và ưu tiên cho MTXH,
chuyền từ mục tiêu hoạt động lợi nhuận là duy nhất sang lợi nhuận quan tâm đến MTXH
đây các hoạt động thân thiện với môi trường và giảm phát thải cacbon NHX tránh được việc sử
dụng càng nhiều giây tờ càng tốt và dựa trên các
giao dịch trực tuyến để tạo ra các sản pham NHX
Theo nghĩa hẹp
thải cacbon thông qua việc tài trợ cho các dự án
Nguôn: Tông hợp của tác giả Quan điểm về NHX được tiếp cận theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng Tuy
nhiên, tựu chung lại các quan điểm về NHX đều gắn với mục tiêu hoạt động của
ngân hàng hoặc mô hình tổ chức Từ các quan điểm về NHX nói trên, quan điểm của tác giả về NHX như sau: Ngắn hàng xanh là ngân hàng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận gắn liên với đâm bảo trách nhiệm MT'XH thông qua việc ngân hàng cung cáp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh cho khách hàng và có chiến lược, lộ trình và giải pháp cụ thể trong hoạt động kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về môi trường và xã hội
Giữa NHX và ngân hàng truyền thống có sự khác biệt nhát định (Bảng 2.2)
Trang 39Bảng 2.2: Sự khác biệt của NHX và ngân hàng truyền thống
Tiêu thức Ngân hàng truyền thông Ngân hàng xanh
Mục tiêu | Mục tiêu hoạt động lợi nhuận là duy | Mục tiêu lợi nhuận găn liên với sự phát
quân lý rủi ro MTXH trong các dự án cấp tín dụng
Thứ hai, ngân hàng truyền thống huy động nguồn vốn chủ yếu từ các cỗ đông, người gửi tiền Ngân hàng này sử dụng vốn cho vay các dự án mang lại lợi nhuận cao Còn đối với các NHX sử dụng nguồn vốn từ Nhà nước, các tô chức phi
chính phủ, các quỳ tài trợ biến đôi khí hậu, trái phiếu xanh đề tài trợ cho các dự án
hỗ trợ năng lượng sạch hoặc các dự án đầu tư giảm phát thải carbon
Thứ ba, ngân hàng truyền thống có thê thuộc sở hữu Nhà nước hoặc tư nhân còn các NHX nói chung thuộc sở hữu Nhà nước và sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước đê thu hút nguồn tài chính tư nhân Tuy nhiên, các NHX vẫn có thê
thể tạo ra sự độc lập với Chính phủ để tránh các can thiệp chính trị và thu hút các
dòng vốn đầu tư dài hạn từ các nhà đầu tư tô chức
2.1.1.2 Mô hình phát triển và hoạt động của ngân hàng xanh
a Mô hình ngân hàng xanh
Kaeufer (2010) đã đưa ra mô hình NHX với 5 cấp độ như sau:
Cáp độ 1: Ö cấp độ này các ngân hàng tài trợ cho các sự kiện xanh và thực hiện các hoạt động cộng đồng nhưng không coi là hoạt động cót lõi của ngân hàng
Cáp độ 2: Ngân hàng phát triên thêm các sản phâm và dịch vụ xanh riêng biệt, chiếm tỷ trọng nhỏ bên cạnh danh mục các sản phâm ngân hàng truyền thống
Cáp độ 3: Ở cấp độ này, các sản phẩm, quy trình của ngân hàng déu tuân thủ theo nguyên tắc xanh Hoạt động của ngân hàng có hệ thóng và cơ cầu tô chức ngân hàng được thiết kế đề hỗ trợ nguyên tắc xanh trên 4 giác độ: con người, quy trình, nguyên tắc và mục đích
Cáp độ 4: Cân bằng hệ sinh thái mang tầm chiến lược, sự bền vững của xã
Trang 40hội, môi trường và tài chính không chỉ giới hạn ở phạm vi các nghiệp vụ đơn lẻ ma
được mở rộng thành mạng lưới, liên minh, đối thoại cộng đồng
Cáp độ 5: Sáng kiến cân bằng hệ sinh thái chủ động Ở cấp độ này, hoạt
động NHX giống như ở cấp độ 4 nhưng được thực hiện một cách chủ động có mục
dich chứ không phải ứng phó với sự thay đôi bên ngoài
Trên cơ sở tiếp cận mô hình NHX 5 cấp độ Ngô Anh Phương (2021) đã đưa
ra các hoạt động NHX tương ứng với từng cấp độ phát triên của NHX (Bảng 2.3)
Bảng 2.3: Hoạt động NHX tương ứng với các cấp độ NHX
Cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử đẻ truy vấn thông tin tài khoản và
thực hiện các giao dịch chuyền khoản, thanh toán qua mạng Internet
Cấp độ 3 Cung cap khoản vay cho các doanh nghiệp sản xuât sản phâm thân thiện
Với môi trường
xanh