Sổ tay dành cho nhân viên y tế, tài liệu tham khảo hữu ích cho những người đang công tác trong lĩnh vực HIVAIDS ở Việt Nam. Chương 1. Mở đầu Chương 2. Chuyển đảo huyết thanh HIV Chương 3. Bệnh lý hô hấp liên quan HIV Chương 4. Bệnh lý thần kinh liên quan HIV Chương 5. HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục Chương 6. Bệnh lý tiêu hóa và miệng liên quan HIV Chương 7. Bệnh lý mắt liên quan đến HIV Chương 8. Bệnh lý huyết học liên quan HIV Chương 9. Bệnh lý da liên quan HIV Chương 10. Viêm gan liên quan HIV Chương 11. Nhiễm HIV ở trẻ em Chương 12. Nhiễm HIV tại các cơ sở sản phụ khoa Chương 13. Nhiễm HIV ở người tiêm chích ma túy Chương 14. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV Chương 15. Tư vấn và xét nghiệm HIV
HIV là gì? HIV là gì? Sổ tay dành cho nhân viên y tế ashm Hiệp Hội Y Khoa HIV Australia Biên tập: Arun Menon Adeeba Kamarulzaman HIV là gì? Sổ tay dành cho nhân viên y tế Hội Y khoa HIV Australia xuất bản (ASHM) Địa chỉ: Locked Bag 5057, Darlinghurst NSW 1300 Điện thoại: (61) (02) 8204 0700 | Fax: (61) (02) 9212 2382 Email: ashm@ashm.org.au | Website: www.ashm.org.au TREAT Asia Địa chỉ: Đường 388 Sukhumvit, Suite 2104 Klongtoey, Băng Cốc 10110, Thái Lan Điện thoại: (66) 2 663 7561 | Fax: (66) 2 663 7562 Website: www.treatasia.org Biên tập: Arun Menon, Adeeba Kamarulzaman Giám đốc sản xuất: Duc M Nguyen (2009) Giám đốc chương trình quốc tế ASHM: Edward Reis Thiết kế: Rahim Ahmad, Shehana Mohammed Sửa bản in: Mary Sinclair, Annette H Sohn, Victoria Fisher Phụ lục: Rahim Ahmad Nhà in: công ty tiếp thị KP Marketing Nhà tài trợ: Hội Y khoa HIV Australia với sự hỗ trợ của AusAID, Đại học Malaya và Quỹ trợ giúp giáo dục Sdn Bhd của Pfizer Malaysia. HIV là gì? Sổ tay dành cho nhân viên y tế Darlinghurst, NSW: Hôi Y khoa HIV Australia, 2009 ISBN 978-1-920773-73-1 Bao gồm phụ lục © Hiệp hội Y khoa HIV Australia 2009 ABN 48 264 545 457 CFN 17788 Theo Luật Bản quyền 1968, ngoài việc sử dụng cho mục đích nghiên cứu, học tập, góp ý, phê bình, bất cứ phần nào của cuốn sách này sẽ không được phép tái xuất bản nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Hội Y khoa HIV Australia (ASHM). Cơ quan xuất bản đã cố gắng để có được sự cho phép chính thức sử dụng những tài liệu và thông tin có bản quyền. Chúng tôi xin lỗi nếu như có bất kỳ thiếu sót hoặc chi tiết bị bỏ quên liên quan tới bản quyền thông tin trong phạm vi cuốn tài liệu này và trân trọng đề nghị những người sở hữu bản quyền sớm góp ý để chúng tôi kịp thời bổ xung ở những lần tái bản sau. Những nội dung hoặc ý kiến bày tỏ trong cuốn sách này phản ánh những quan điểm của các tác giả và không nhất thiết đại diện quan điểm của các biên tập viên hoặc nhà xuất bản. Chúng tôi đã cố gắng giảm thiểu sai sót trong công tác xuất bản, tuy nhiên nhà xuất bản không chịu trách nhiệm đối với các lỗi, thiếu sót hoặc thông tin không chính xác từ tài liệu gốc. Cơ quan xuất bản cũng không chịu trách nhiệm về các hậu quả từ việc độc giả sử dụng thông tin trong cuốn tài liệu này trong thực tế công việc của mình. Tất cả các thuật ngữ trong cuốn sách nếu đã được coi như thương hiệu đều được đề cập một cách thích hợp. ASHM và TREAT Asia không thể xác minh độ chính xác của thông tin này. Việc sử dụng một thuật ngữ đề cập trong cuốn sách này không nên nhìn nhận dưới góc độ ảnh hưởng tới tính hiệu lực của thương hiệu. Chúng tôi đã rất cố gắng để đảm bảo tính chính xác về liều thuốc và các thông tin liên quan được trình bày trong ấn phẩm này tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng thuộc về các bác sĩ kê đơn. Để biết thông tin chi tiết liên quan tới việc kê đơn hoặc hướng dẫn sử dụng của bất kỳ sản phẩm thuốc được mô tả trong tài liệu này, hãy tham khảo thông tin chính thống liên quan tới qui trình kê đơn thuốc của nhà sản xuất. Quỹ từ thiện ASHM đã hỗ trợ việc xuất bản cuốn sách này. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: ashm@ashm.org.au Lời cảm ơn 4 Lời giới thiệu 5 Chương 1 Mở đầu 6 Patrick Chung-ki LI, Yi-Ming Arthur Chen Chương 2 Chuyển đảo huyết thanh HIV 9 Tan Lian Huat Chương 3 Bệnh lý hô hấp liên quan HIV 15 Rossana A. Ditangco Chương 4 Bệnh lý thần kinh liên quan HIV 20 Subsai Kongsaengdao, Arkhom Arayawichanont, Kanoksri Samintarapanya, Pichai Rojanapitayakorn Chương 5 HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục 28 Arvin Chaudhary Chương 6 Bệnh lý tiêu hóa và miệng liên quan HIV 32 Yee Tak Hui Chương 7 Bệnh lý mắt liên quan đến HIV 46 Tajunisah Iqbal Chương 8 Bệnh lý huyết học liên quan HIV 52 Poh-Lian Lim Chương 9 Bệnh lý da liên quan HIV 57 Veronica A Preda, Margot J Whitfeld Chương 10 Viêm gan liên quan HIV 66 Sanjay Pujari Chương 11 Nhiễm HIV ở trẻ em 73 Nia Kurniati Chương 12 Nhiễm HIV tại các cơ sở sản phụ khoa 78 Surasith Chaithongwongwatthana, Waralak Yamasmit Chương 13 Nhiễm HIV ở người tiêm chích ma túy 81 Rachel Burdon Chương 14 Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV 86 Kamal Kishore, Philip Cunningham, Arun Menon Chương 15 Tư vấn và xét nghiệm HIV 93 Joanne Cohen, Jacinta M Ankus Danh mục từ và thuật ngữ (Index) 100 Mc lc Lời cảm ơn Các tác giả Patrick Chung-ki LI; Yi-Ming Arthur Chen; Tan Lian Huat; Rossana A. Ditangco; Subsai Kongsaengdao; Arkhom Arayawichanont; Kanoksri Samintarapanya; Pichai Rojanapitayakorn; Arvin Chaudhary; Arun Menon; Yee Tak Hui; Tajunisah Iqbal; Poh-Lian Lim; Margot J Whitfeld; Veronica APreda; Sanjay Pujari; Nia Kurniati; Surasith Chaithongwongwatthana; Waralak Yamasmit; Rachel Burdon; Kamal Kishore; Philip Cunningham; Joanne Cohen; Jacinta M Ankus. Biên tập Arun Menon (Bệnh viện Townsville, Queensland, Australia); Adeeba Kamarulzaman (Đại học tổng hợp Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia). Biên tập bản in Mary Sinclair, Annette H. Sohn, Victoria Fisher. Hiệu đính Annette H Sohn (TREAT Asia); Edwina J Wright (Bệnh viện Alfred, Melbourne, và khoa Nội, Đại học tổng hợp Monash, Melbourne); Elizabeth M Dax (Tư vấn độc lập tại công ty tư vấn Liz, Australia) Cộng tác viên Kimberly Oman (Khoa Nha và Đại học Y khoa James Cook và bệnh viện Townsville, Queensland, Australia); Ian Irving (Bệnh viện Townsville, Queensland, Australia); Nguyễn Thanh Liêm (nguyên trưởng Phòng khám Ngoại trú HIV quận Bình Thạnh, Việt Nam); Vũ Ngọc Phịnh (Chương trình Chăm sóc và Điều trị, Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế tại Việt Nam). Xuất bản: Levinia Crooks; Edward Reis; Liza Doyle; Duc M Nguyen; Chantal Fairhurst; Shehana Mohammed. Biên dịch và hiệu đính bản tiếng Việt Ts.Bs Nguyễn Văn Kính; Ths.Bs. Nguyễn Kim Thư; Ths.Bs Nguyễn Thị Hoài Dung; Ths.Bs Vũ Quốc Đạt; Bs. Đặng Ngọc Bích; CN Đặng Hoàng Ánh; (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương). Ts.Bs Pham Thanh Thủy và Ts.Bs Đỗ Duy Cường (khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai). Ths.Bs Cao Thị Thanh Thủy (Tổ chức CHAI). Lời tựa Chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Hội Y khoa HIV Australia (ASHM) và TREAT Asia đã hợp tác chặt chẽ và làm việc tích cực để hoàn thành cuốn sách này. Cuốn sách là kết quả đóng góp của các tác giả, biên tập, hiệu đính, các cộng tác viên và các cá nhân, tổ chức liên quan. Năm 1993 ASHM đã từng xuất bản một ấn phẩm tương tự tại Australia “Đó có phải là HIV?”. Cuốn sách là tài liệu tin cậy hỗ trợ các bác sỹ lâm sàng trong việc chẩn đoán phân biệt các nhiễm trùng cơ hội trong HIV. Cuốn sách được Tạp chí Y khoa Australia phát hành và được tái bản năm 1994. Năm 2002 ASHM thay đổi hình thức cuốn sách khi phát hành cuốn “HIV, Viêm gan virus và Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Hướng dẫn chăm sóc ban đầu”. Đây là tài liệu cơ bản trong các chương trình giảng dạy lâm sàng của chúng tôi. Năm 2002 ASHM tổ chức khóa học ngắn hạn về HIV quy mô vùng đầu tiên tại Sydney, khi đó nhu cầu cần phát triển tài liệu lâm sàng phù hợp với khu vực đã được thảo luận với TREAT Asia trong hội nghị của ASHM tại Cairns năm 2003. Cuốn sách là kết quả của quá trình cộng tác thực sự giữa các bên liên quan. Việc cuốn sách được xuất bản không thể không kể đến đóng góp của rất nhiều hội viên ASHM và thành viên của của mạng lưới TREAT Asia. Chúng tôi tin tưởng rằng, cuốn sách này sẽ hỗ trợ hoạt động đào tạo các nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực HIV tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người đang công tác trong lĩnh vực này. Chúng tôi cũng hi vọng rằng nó sẽ là chất xúc tác khởi đầu cho các hoạt động và các chương trình hợp tác trong tương lai nhằm hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên y tế cung cấp các dịch vụ điều trị và chăm sóc tối ưu nhất cho những người đang chung sống với HIV. Levinia Crooks Giám đốc điều hành Hội Y khoa HIV Australia Annette H Sohn Giám đốc TREAT Asia HHIIVV llàà ggìì?? sổ tay dành cho nhân viên y tế 4 HHIIVV llàà ggìì?? sổ tay dành cho nhân viên y tế 5 LỜI GIỚI THIỆU Với sự quan tâm của Chính phủ và Bộ Y tế, cùng với sự hỗ trợ của các dự án điều trị HIV/AIDS do các tổ chức quốc tế tài trợ, số người nhiễm HIV được chăm sóc và điều trị tại Việt Nam ngày càng tăng . Tính đến tháng 12 năm 2012 số người nhiễm HIV trên cả nước là 197.335 trong đó có khoảng 75.000 bệnh nhân AIDS đang nhận thuốc ARV tại các phòng khám ngoại trú (OPC) trên phạm vi toàn quốc. Đến cuối năm 2012 đã có 318 phòng khám ngoại trú ở các tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện. Hội Y Khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam ra đời vào tháng 6/2012 đã phối hợp với Tiểu ban điều trị AIDS; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương liên tục đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn, tạo cơ hội chia sẽ kinh nghiệm điều trị AIDS cho các cán bộ y tế trong nước và nước ngoài, làm cho chất lượng điều trị được tăng cường, góp phần giảm tỷ lệ tử vong do AIDS và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV. Để cán bộ y tế có thêm tài liệu chuyên môn phục vụ công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, Hội Y khoa Lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam với sự cho phép của Bộ Y tế đã biên dịch và xuất bản cuốn sách “HIV là gì?”. Cuốn sách “HIV là gì?” do Hội Y khoa HIV Australia xuất bản và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng bản địa. Cuốn sách với 15 chương, cung cấp lý thuyết cơ bản về HIV/AIDS với các minh chứng bằng các ca lâm sàng thực tế về bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở người nhiễm HIV/AIDS cũng như chẩn đoán HIV và tư vấn xét nghiệm cho người nhiễm HIV. Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với các đồng nghiệp và các độc giả. Hy vọng cuốn sách sẽ là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng của các thầy thuốc đang ngày đêm quên mình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Lần đầu xuất bản, chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi các thiếu sót. Kính mong các bạn đồng nghiệp và quí độc giả đóng góp ý kiến để cuốn sách ngày càng có chất lượng cao hơn cho những lần tái bản sau. Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam (VCHAS) Chủ tịch TS. Bs. Nguyễn Văn Kính HHIIVV llàà ggìì?? sổ tay dành cho nhân viên y tế 6 Mở đầu Patrick Chung Ki LI Khoa Y, Bệnh viện Queen Elizabeth, Đặc khu Hồng Kông, Trung Quốc Yi-Ming Arthur Chen Giáo sư, Viện Vi sinh và Miễn dịch học. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phòng chống AIDS, Đại học Quốc gia Yang-Ming, Đài Bắc, Đài Loan Mục tiêu của cuốn sách này là tăng cường nhận thức của nhân viên y tế và giúp họ làm quen với các biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý liên quan đến virút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), từ đó có thể nhận biết được các trường hợp nghi nhiễm HIV để chỉ định xét nghiệm phù hợp. Theo ước tính của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 4,9 triệu người sống chung với HIV ở khu vực châu Á năm 2007, trong đó có 440.000 trường hợp mới bị nhiễm virus trong năm 2007. Ở khu vực Thái Bình Dương, ước tính có 75.000 người sống chung với virus trong đó có 14.000 trường hợp mới nhiễm trong năm 2007. Ở vùng này, Papua New Guinea (PNG) là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất chiếm hơn 70% số trường hợp nhiễm HIV ở khu vực Thái Bình Dương. 1 Phần lớn các trường hợp nhiễm HIV không biết về tình trạng nhiễm của mình và chỉ đến các cơ sở y tế khi bệnh đã ở giai đoạn bệnh tiến triển, khi đáp ứng với điều trị không được tốt 2,3 . Việc đến điều trị muộn có thể do bản thân người bệnh không biết về nguy cơ nhiễm HIV của mình hoặc do sợ bị kỳ thị, cả hai lý do này đều ngăn cản khách hàng đi xét nghiệm HIV. Ngoài ra, người nhiễm HIV còn bị mất cơ hội được chẩn đoán sớm khi các nhân viên y tế thăm khám không có kinh nghiệm về các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp ở người nhiễm HIV ở các giai đoạn khác nhau của bệnh. Phát hiện sớm nhiễm HIV có ý nghĩa rất quan trọng vì nhiều lý do. Các biện pháp tư vấn và can thiệp có thể được thực hiện nhằm dự phòng lây truyền HIV cho người khác. Các biện pháp giảm nguy cơ có thể được áp dụng như sử dụng bao cao su thường xuyên, tránh dùng chung bơm kim tiêm và dùng thuốc kháng virut để phòng lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn sớm có cơ hội được theo dõi chặt chẽ để bắt đầu điều trị phối hợp thuốc kháng virut ở thời điểm thích hợp nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Hiểu biết về dịch tễ học, về tình hình nhiễm HIV ở mỗi vùng giúp nâng cao nhận thức của nhân viên y tế. Ở châu Á, dịch đầu tiên được phát hiện qua những ca bệnh lẻ tẻ liên quan đến quan hệ tình dục với người nước ngoài hoặc sử dụng các chế phẩm máu bị nhiễm. Đến năm 1998, một số nước ở châu Á ghi nhận sự gia tăng đột biến tình trạng nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma túy và tiếp đó là phụ nữ mại dâm. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm HIV ở 2 nhóm đối tượng này ở châu Á đã lên đến hơn 10% và ở một số thành phố tỉ lệ này là hơn 60%. 1 HIV đã thực sự xâm nhập vào châu Á và tiếp tục lây lan mạnh trong khu vực. Đại dịch HIV ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương phản ánh sự đa dạng liên quan đến các vấn đề về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và điều kiện kinh tế xã hội cũng như mức độ hạ tầng y tế. Với việc lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục khác giới, tỷ lệ nhiễm của phụ nữ cao hơn so với ở các nước phương Tây và ở nhiều quốc gia số trẻ em sinh ra nhiễm HIV ngày càng tăng. Hậu quả của nhiễm HIV ở gái mại dâm và các khách hàng thường xuyên của họ là HIV đã vượt ra ngoài các nhóm có hành vi nguy cơ và lây lan vào cộng đồng. Trong những năm qua, các khu vực đã chứng kiến sự gia tăng đột biến các ca nhiễm HIV ở những người đồng tính nam. 4 Ví dụ, báo cáo tình hình quốc gia của Thái Lan tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGASS) cho thấy phần lớn các ca nhiễm HIV mới ở Thái Lan xảy ra ở các cặp vợ/chồng của người nhiễm HIV cũng như ở những người đồng tính nam. 5 Phần lớn các ca nhiễm HIV được báo cáo ở Thái Bình Dương là của Papua New Guinea (PNG), nơi hình thức lây truyền HIV chính là quan hệ tình dục khác giới, với tỷ lệ cao quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn, đường âm đạo với nhiều bạn tình và không thường xuyên sử dụng bao cao su. 1 Cần chú ý là phần lớn những người nhiễm HIV sẽ không có triệu chứng trong thời gian ủ bệnh kéo dài trung bình lên đến 10 năm. Trong thực hành lâm sàng hàng ngày nhân viên y tế nên hỏi bệnh nhân về các hành vi nguy cơ nhiễm HIV. Các câu hỏi bao gồm tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình cùng giới hoặc khác giới không rõ tình trạng nhiễm HIV, hoặc dùng chung các dụng cụ tiêm chích ma túy. Nguy cơ tăng nếu có nhiều bạn tình hoặc bạn tình tình cờ. Đối với những người có bạn tình thường xuyên, cũng nên hỏi thông tin về các hành vi nguy cơ của bạn tình. Nếu xác định được nguy cơ nhiễm HIV, bệnh nhân cần được khuyến khích làm xét nghiệm HIV với sự tư vấn và hỗ trợ đầy đủ. Cần nhấn mạnh rằng đánh giá nguy cơ HIV phải được thực hiện với thái độ cảm thông và không phán xét, làm sao khuyến khích để người bệnh nói chuyện một cách cởi mở với các nhân viên y tế về các mối quan tâm của họ. Ngoài ra, các thông tin nhạy cảm phải được bảo mật và các hành vi nguy cơ hay tình trạng nhiễm HIV không dẫn đến sự phân biệt, đối xử đối với người bệnh. Bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm HIV tiên phát thường là sốt, xảy ra khoảng 2-4 tuần sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban ngoài da, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy, nổi hạch, gan lách to, và đôi khi là triệu chứng thần kinh. Bệnh lý giai đoạn chuyển tính huyết thanh này có thể gặp trong 70-80% trường hợp, thường không được coi là nặng nề và không được coi là có liên quan đến HIV, do thường tự khỏi. Người nhiễm HIV tiên phát hiếm khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Bệnh nhân có bất kỳ các dấu hiệu nào kể trên cần được hỏi về tiền sử quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiêm chích ma túy gần đây. Điều quan trọng là phải cố gắng xác định bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cấp, vì giai đoạn này có tải lượng virus rất cao và khả năng lây nhiễm rất lớn. Điều trị có thể bao gồm các biện pháp hỗ trợ chung cho các vấn đề về thể chất, tâm lý và xã hội. Vai trò điều trị kháng virus trong nhiễm HIV cấp vẫn còn tranh cãi. Khi hệ thống miễn dịch bị phá hủy bởi HIV, biểu hiện bằng số lympho CD4 giảm dần xuống 200- 350 tế bào/µl, người bệnh xuất hiện các triệu chứng thường liên quan đến HIV. Các triệu chứng bao gồm sốt kéo dài, ra mồ hôi đêm, sút cân đáng kể, tưa miệng, herpes zoster và tiêu chảy mạn tính. Xét nghiệm máu có thể thấy giảm cả tiểu cầu và tế bào lympho. Khi có các triệu chứng trên mà không xác định được nguyên nhân, cần nghĩ đến nhiễm HIV và khuyến cáo người bệnh xét nghiệm HIV. Một tình huống lâm sàng khác cần nghi ngờ nhiễm HIV là khi một người mắc một nhiễm trùng thông thường nhưng diễn biến lâm sàng nặng bất thường hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị chuẩn. Những năm gần đây đã ghi nhận những trường hơp nhiễm HIV dẫn đến biểu hiện bệnh lý tại thận, tim mạch và bệnh ác tính ngay cả khi số lympho CD4 còn trên 200 tế bào/µl. HIV cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh gây suy giảm nhận thức. Khi số lympho CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào/µl, người bệnh dễ mắc một loạt các bệnh nhiễm trùng cơ hội, là những bệnh hiếm khi xảy ra ở những người có chức năng miễn dịch nguyên vẹn. Điều quan trọng cần biết là mô hình nhiễm trùng cơ hội ở châu Á thường khác so với các nước phương Tây, với ưu thế của bệnh lao tiếp theo là viêm phổi do Pneumocystis jirovecii. Viêm màng não do Cryptococcus là nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất ở hệ thần kinh. Điểm đặc biệt đối với khu vực châu Á là bệnh lý toàn thân do nhiễm nấm Penicillium marneffei, một loại Nam Trung Quốc. 6 Mặt khác, một số bệnh nhiễm trùng cơ hội không được chẩn đoán do không đủ điều kiện xét nghiệm. HHIIVV llàà ggìì?? sổ tay dành cho nhân viên y tế 7 HHIIVV llàà ggìì?? sổ tay dành cho nhân viên y tế 8 Cần chú ý là nhiễm trùng cơ hội có thể xuất hiện ở bất cứ hệ cơ quan nào và biểu hiện lâm sàng của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) rất đa dạng. Nhân viên y tế ở các chuyên khoa khác nhau có thể gặp người bệnh nhiễm HIV trong thực hành lâm sàng và cần cảnh giác với mọi biểu hiện lâm sàng của bệnh. Cùng với nỗ lực chẩn đoán sớm HIV và thúc đẩy các chương trình điều trị kháng virút tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương, có nhiều vấn đề khác nằm ngoài phạm vi của cuốn sách này cần được đề cập. Các bác sĩ và điều dưỡng sẽ cần được đào tạo phù hợp để có thể xử lý các tác dụng phụ và hỗ trợ tuân thủ điều trị. Việc tiếp cận với xét nghiệm đếm tế bào lympho CD4 và đo tải lượng virus kịp thời là rất cần thiết để theo dõi đáp ứng với điều trị bằng liệu pháp kháng virus kết hợp (cART) và phát hiện sớm thất bại điều trị. Thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào để có thể tiếp cận với các người bệnh sống ở vùng nông thôn hẻo lánh trong khi các chuyên gia lâm sàng lại tập trung ở các thành phố lớn. Sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các chương trình hỗ trợ người bệnh là một nhân tố then chốt để đảm bảo sự khởi đầu thành công điều trị thuốc kháng virus. Lời cảm ơn Chúng tôi cảm ơn Jen-Ru Chen đã giúp đỡ hoàn thành chương này. 1. Joint United Nations Programme on HIV/AIDS (UNAIDS) and World Health Or- ganization (WHO). 2007 AIDS epidemic up- date. Geneva: UNAIDS, December 2007. 2. World Health Organization (WHO). Progress report April 2007: Toward universal access: scaling up priority HIV/AIDS interventions in the health sector. Available at: http://searo.who.int/en/Section10/Section18 /Section2008_13202.htm (Last accessed 20 September 2009). 3. Zhou J, Kumarasamy N, Ditangco R, Ka- marulzaman A, Lee CK, Li PC, et al. TREAT Asia HIV Observational Database. The TREAT Asia HIV Observational Database: baseline and retrospective data. J Acquir Im- mune DeficSyndr 2005;38:174-9. 4. Van Griensven F, de Lind van Wijngaarden JW, Baral S, Grulich A. The global epidemic of HIV infection among men who have sex with men. Curr Opin HIV AIDS 2009;4(4):300-7. 5. UNGASS Country Progress Report, Thailand. Reporting period: January 2006-December 2007. Available at: http://data.unaids.org/pub/Report/2008/ thailand_2008_country_progress_report_en. pdf (Last accessed 20 September 2009). 6. Ustianowski AP, Sieu TP, Day JN. Penicillium marneffei infection in HIV. Curr Opin Infect Dis 2008;21:31-6. Tài liệu tham khảo HHIIVV llàà ggìì?? sổ tay dành cho nhân viên y tế 9 Tổng quan Chuyển đảo huyết thanh HIV Tan Lian Huat Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Trung tâm Y tế Sunway, Kuala Lumpur, Malaysia Chẩn đoán nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (human immunodeficiency virus - HIV) đặc biệt trong giai đoạn sớm (nhiễm HIV tiên phát) vẫn là một thách thức đối với các nhân viên y tế. Mặc dù nhiễm HIV tiên phát (còn gọi bệnh lý chuyển đảo huyết thanh HIV hay hội chứng nhiễm retrovirus cấp tính) đã được mô tả từ năm 1985. 1 tình trạng này, bao gồm tất cả nhiễm HIV cấp tính và mới xảy ra (trong vòng 6-12 tháng) thường bị bỏ qua hoặc chẩn đoán không đầy đủ. 2-4 Tình trạng chẩn đoán sai chủ yếu là do biểu hiện không điển hình của bệnh, việc khai thác bệnh sử không đầy đủ, do bác sỹ ít khi nghĩ tới và diễn giải kết quả xét nghiệm không phù hợp. 5,6 Chẩn đoán nhiễm HIV tiên phát đặc biệt quan trọng vì một số lý do. Thứ nhất, có bằng chứng cho thấy người nhiễm HIV tiên phát có mức độ lây nhiễm rất cao do tải lượng virus cực kỳ cao trong máu và dịch sinh dục. 7-11 Kinh nghiệm cho thấy, việc chẩn đoán HIV có thể dẫn đến giảm hành vi nguy cơ ở những người nhiễm HIV. 12 Do đó, phát hiện sớm nhiễm HIV tiên phát có thể làm thay đổi hành vi ở những người nhiễm HIV dẫn đến giảm thiểu sự lây truyền tiếp tục của virus. Đối với người nhiễm HIV, bằng chứng cho thấy tải lượng virus khi đạt mức ổn định trong giai đoạn nhiễm HIV tiên phát và biểu hiện nhiễm HIV tiên phát nặng có giá trị tiên lượng tiến triển bệnh nhanh hơn. 13,14 Phát hiện sớm nhiễm HIV tiên phát đem lại cơ hội thay đổi diễn biến bệnh. Mặc dù còn có nhiều tranh cãi trong việc có nên bắt đầu liệu pháp kháng virus cho các người bệnh nhiễm HIV tiên phát hay không, ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ các lợi ích tiềm tàng về virus học, miễn dịch học và lâm sàng của việc áp dụng liệu pháp kháng virus, ngoài các lợi ích quan trọng về mặt y tế công cộng liên quan đến sự giảm nguy cơ lây truyền HIV. 15-19 Lợi ích tiềm tàng của việc can thiệp và điều trị sớm bao gồm giảm nguy cơ lây truyền HIV, giảm mức độ nặng của các triệu chứng nhiễm HIV cấp tính, giảm đột biến virus, giảm sớm hơn các tế bào làm ổ chứa virus và kéo dài thời gian mà người bệnh có thể không phải duy trì điều trị mãn tính. 15-19 Các lợi ích mang tính giả thiết của việc điều trị sớm này phải được cân nhắc so với các nguy cơ có thể xảy ra, bao gồm nguy cơ cao hơn có các độc tính dài hạn của thuốc do thời gian dùng thuốc kháng virus tăng lên đáng kể và sự gia tăng kháng thuốc nếu điều trị không ức chế hoàn toàn được sự nhân lên của virus. Khi chưa có sự đồng thuận rõ ràng trong điều trị nhiễm HIV cấp, việc quyết định bắt đầu hay trì hoãn điều trị phải tùy thuộc vào từng người bệnh và phải trao đổi với họ về lợi ích và khó khăn của điều trị. Các đặc điểm lâm sàng Các biểu hiện lâm sàng của hội chứng nhiễm retrovirus cấp tính là không điển hình. Gần 93% người bệnh có triệu chứng giống bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng nhưng có nhiều hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng, gây ra nhiều triệu chứng và dấu hiệu giống như các bệnh cảnh lâm sàng khác (bảng 2.1). 20 Bảng 2.1: Chẩn đoán phân biệt nhiễm HIV-1 tiên phát Lây nhiễm Virus Vi khuẩn Epstein Barr Liên cầu Cytomegalovirus Giang mai thứ phát Herpes simplex tiên phát Bệnh thương hàn Bệnh cúm Nhiễm leptospria sang trang tiếp HHIIVV llàà ggìì?? sổ tay dành cho nhân viên y tế 10 Bảng 2.1: Chẩn đoán phân biệt nhiễm HIV-1 tiên phát ( tiếp theo) Dengue Bệnh lyme Bệnh Chikungunya Bệnh do rickettsia Bệnh viêm gan virus giai đoạn đầu Nhiễm lậu cầu lan tỏa Parvovirus B.19 Ký sinh trùng Rubella Nhiễm toxoplasma cấp Sốt rét Không lây nhiễm Lupus ban đỏ hệ thống Bệnh Still người lớn Viêm mao mạch hệ thống Dị ứng thuốc Bảng 2.2: Những dấu hiệu gợi chẩn đoán nhiễm HIV Sốt kèm nổi ban da, niêm mạc Hội chứng viêm não - màng não cấp tính hoặc viêm màng não vô khuẩn Loét da chuyển tiếp niêm mạc như niêm mạc má, lợi, lưỡi gà, vòm miệng, thực quản, hậu môn hay dương vật Sốt cao không rõ nguyên nhân Sốt kèm theo giảm bạch cầu, giảm lympho bào, giảm tiểu cầu có hoặc không có tăng men gan kèm theo. Nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục Các triệu chứng thực thể như sốt, khó ở hoặc mệt mỏi, chán ăn, sút cân, phát ban dạng rát sần, loét niêm mạc, viêm họng và nổi hạch toàn thân là những biểu hiện tương tự bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, các triệu chứng hô hấp như ho có đờm (đôi khi do viêm phổi do pneunocytis); các triệu chứng thần kinh và tâm thần như đau đầu, các biểu hiện viêm màng não, viêm não hay viêm não-màng não; những bất thường về huyết học như giảm bạch cầu, giảm lympho bào và giảm tiểu cầu; biểu hiện gan với tăng các men transaminase. 3,13,20,21,23 đều đã được thông báo. Đôi khi có thể có tổn thương thận như viêm cầu thận kiểu lupus và hiếm hơn là hội chứng tiêu cơ vân và bệnh huyết tán do ngưng kết tố lạnh. 20 Gần đây, một trường hợp suy đa tạng ở giai đoạn nhiễm HIV tiên phát đã được báo cáo. 24 Ước tính khoảng 40-90% người bệnh nhiễm HIV tiên phát có hội chứng nhiễm retrovirus cấp tính. 13, 21-23 Sự xuất hiện của hội chứng nhiễm retro- virus cấp tính thường xảy ra đồng thời với tình trạng virus trong máu cao và đáp ứng miễn dịch ban đầu của vật chủ. Các triệu chứng thường xuất hiện 2-6 tuần sau khi phơi nhiễm và kéo dài 14 ngày nhưng có thể kéo dài đến 10 tuần. 13,21-23 Sự hình thành kháng thể đặc hiệu HIV-1 đánh dấu sự hoàn thành của chuyển đảo huyết thanh; các kháng thể thường có thể phát hiện được sau 3-12 tuần sau khi nhiễm nhưng cũng có thể phải mất 6 đến 12 tháng mới có. 25 Người bệnh thường đến thăm khám ở đâu? Các cơ sở y tế tuyến đầu, khoa cấp cứu, phòng khám đa khoa và phòng khám da liễu là nơi thường xuyên tiếp xúc với những người bệnh có hội chứng nhiễm retrovirus cấp tính. 2,4,22 Tuy nhiên do các triệu chứng của bệnh không đặc hiệu và rất đa dạng nên người bệnh có thể đến khám ở các chuyên khoa khác như thần kinh, tiêu hóa, tâm thần, hô hấp và sinh dục-tiết niệu, phụ thuộc vào biểu hiện cụ thể. Khi nào người bệnh đến khám? Sốt là lý do thường gặp nhất khiến người bệnh đi khám. Người bệnh cũng có thể đi khám do có các biến chứng hoặc suy các cơ quan. Cần phải luôn nghĩ đến khả năng nhiễm HIV ở người có tiền sử phơi nhiễm với người đã biết hoặc có khả năng nhiễm HIV và ở bất cứ người nào có những dấu hiệu gợi ý sau (Bảng 2.2). 13 [...]... bệnh cần phải được chuyển tuyến trên để được đánh giá thêm Các BLTQĐTD và HIV HIV là một bệnh l y truyền rất mạnh qua đường tình dục và nó thường xuất hiện cùng với một số các BLTQĐTD khác, đặc biệt là các bệnh l y truyền qua đường tình dục có loét 3, 6 HIV là gì? sổ tay dành cho nhân viên y tế 29 Tất cả các BLTQĐTD có triệu chứng hay không có triệu chứng đều làm tăng tải lượng virus HIV ở cơ quan sinh... hoặc MRI não, chọc dịch não t y nếu không có khối cho n chỗ lớn Dịch não t y: • Xét nghiệm mực tàu dịch não t y (70-90% dương tính), và/hoặc • Xét nghiệm kháng nguyên cryptococus, • Số lượng tế bào bạch cầu trong dịch não t y (thường < 20/mm3) • Đường trong dịch não t y (bình thường hoặc giảm) và • C y dịch não t y Tiếp trang sau 22 HIV là gì? sổ tay dành cho nhân viên y tế Bảng 4.2: Đặc điểm lâm sàng... mới bao gồm nuôi c y lao nhanh trong môi trường lỏng (BACTEC), kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán dựa vào mycobacteriophage và phản ứng khuyếch đại axít nucleic.6 16 HIV là gì? sổ tay dành cho nhân viên y tế Một người bệnh nam 38 tuổi có biểu hiện sốt cơn và ho có đờm trên một tuần Thăm khám cho th y nhiệt độ của người bệnh là 38,70C, người bệnh không bị suy hô hấp Rì rào phế nang giảm ở đ y phổi phải, gõ... não giữa bên trái Siêu âm tim, xét nghiệm dịch não t y và PCR dịch não t y tìm mycobacteria, virut herpes simplex và herpes zoster đều âm tính 26 HIV là gì? sổ tay dành cho nhân viên y tế Ảnh 4.2 CT não cho th y khối giảm tỉ trọng ở vùng trán-thái dương bên trái và MRI mạch não cho th y tắc động mạch não giữa bên trái • Bạn sẽ điều trị người bệnh n y thế nào? Người bệnh bắt đầu được điều trị bằng aspirin... Huy Dung N, Thi Quy H, Thi Tuong Oanh D, Thi Cam Thoa N, et al The influence of HIV infection on clinical presentation, response to treatment, and outcome in adults with tuberculous meningitis J Infect Dis 2005;192(12):2134-41 10 Keswani SC, Pardo CA, Cherry CL, Hoke A, McArthur JC HIV- associated sensory neuropathies AIDS 2002;16:1-13 HIV là gì? sổ tay dành cho nhân viên y tế 27 HIV và các bệnh l y. .. 1997;169(4):967-75 HIV là gì? sổ tay dành cho nhân viên y tế 19 Bệnh lý thần kinh liên quan tới HIV Subsai Kongsaengdao Khoa Nội - Thần kinh Bệnh viện Rajavithi, Phòng Dịch vụ Y tế và Nội khoa, Bộ y tế Đại học Y Rangist, Bangkok, Thái Lan Arkhom Arayawichanont Khoa Nội, Bệnh viện Sappasithiprasong, Ubon Ratchathani, Bộ y tế Công cộng Thái Lan Kanoksri Samintharapanya Khoa Nội, Bệnh viện Lampang, Lampang, Bộ y tế... khi là cả nhiễm khuẩn Hình 6.4: Đỏ viền lợi HIV là gì? sổ tay dành cho nhân viên y tế 33 Hình 6.5: Viêm loét hoại tử quanh răng Các bệnh do virus Cả virus herpes simplex và cytomegalovirus đều có thể g y loét rộng niêm mạc Loét niêm mạc trường diễn, tổn thương rộng, không liền có thể là gợi ý để làm xét nghiệm HIV Các tổn thương do herpes kéo dài trên một tháng là một bệnh xác định hội chứng suy giảm... bào đ y biểu mô Bạch sản lông ở miệng không cần điều trị đặc hiệu và hiếm khi biểu hiện triệu chứng 34 HIV là gì? sổ tay dành cho nhân viên y tế Hình 6.6: Bạch sản lông ở miệng Nguồn: Foltyn P, Marriott D Managing HIV Part 5: Treating secondary outcomes 5.2 HIV and oral disease Med J Aust 1996;164(6):357-9 Nhiễm virus g y u nhú ở người (HPV) Mụn cơm ở miệng là một biểu hiện của nhiễm virus g y u nhú... liên quan tới bệnh HIV tiến triển (số CD4 dưới 50 tế bào/µL).1 Có thể phải sinh thiết để chẩn đoán phân biệt Hình 6.8: Sarcoma Kaposi trên da HIV là gì? sổ tay dành cho nhân viên y tế 35 Hình 6.10: Loét miệng ở vùng má do cytomegalovirus Nguồn: Source: Foltyn P HIV- related oral disease In: Stewart G, editor Could it be HIV? 2nd edition Sydney: Australasian Medical Publishing Company Limited, 1994:27... hạch bạch huyết và gan Viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho bào Bệnh lý n y gặp chủ y u ở trẻ em nhiễm HIV và hiếm khi gặp ở người lớn Bệnh có thể khó phân biệt với lao phổi hay lao kê dựa vào các triệu chứng (ho, khó thở và hạch to) và tổn thương lưới nốt lan tỏa và hạch to rốn phổi hoặc các hạch trung thất trên phim X-quang lồng ngực.16 18 HIV là gì? sổ tay dành cho nhân viên y tế Biểu hiện sưng tuyến mang . đến sự gi m nguy cơ lây truyền HIV. 15-19 Lợi ích tiềm tàng của việc can thiệp và điều trị sớm bao gồm gi m nguy cơ lây truyền HIV, gi m mức độ nặng của các triệu chứng nhiễm HIV cấp tính, gi m. việc chẩn đoán HIV có thể dẫn đến gi m hành vi nguy cơ ở những người nhiễm HIV. 12 Do đó, phát hiện sớm nhiễm HIV tiên phát có thể làm thay đổi hành vi ở những người nhiễm HIV dẫn đến gi m thiểu. thanh HIV Tan Lian Huat Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Trung tâm Y tế Sunway, Kuala Lumpur, Malaysia Chẩn đoán nhiễm virus gây suy gi m miễn dịch ở người (human immunodeficiency virus - HIV) đặc biệt