1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện Đại hóa ở việt nam

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ côn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA XÂY DỰNG

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

LỚP HỌC PHẦN:

ĐỀ

HỌ

VÀ TÊN: NHÓM 5

NGUYỄN HOÀNG LONG LẠI QUỐC VIỆT

LÊ TRỌNG PHÚC NGUYỄN HOÀNG THIÊN

VÕ THANH TRIỀU

TP.HỒ CHÍ MINH,

1

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đó

là một quá trình kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh

Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”

Đến nay, lịch sử nhân loại đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp, cũng là các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật nói chung Cuộc thứ nhất, vào cuối thế kỷ XVIII, khai sinh ra nền công nghiệp cơ khí, tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường… Cuộc thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX, đưa đến sự ra đời của nền công nghiệp và xã hội điện khí hóa; tạo tiền đề để chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh lên độc quyền đế quốc Cuộc thứ ba, vào giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, mở ra thời đại điện tử hóa, tin học hóa Cuộc thứ

tư, từ đầu thế kỷ XXI, đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi số của toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của con người Mỗi cuộc cách mạng tạo ra một trình độ công nghệ ngày càng hiện đại cho quá trình công nghiệp hóa lâu dài của nhân loại Các chuyên gia trên thế giới đã khái quát 4 trình độ công nghiệp hóa từ thấp đến cao Thấp nhất là trình độ lắp ráp (Assemblement); tiếp đó là trình độ sản xuất với

kỹ thuật riêng (Own Engineering Manufacturing-OEM); cao hơn là trình độ sản xuất với thiết kế riêng (Own Design Manufacturing-ODM) và cao nhất là trình độ sản xuất với thương hiệu riêng (Own Brand Manufacturing-OBM)

Để tiến lên trình độ công nghiệp hóa ngày càng cao, mỗi quốc gia nhất thiết phải

có một số ngành xản xuất công nghiệp nền tảng, mà thiếu chúng thì không thể triển khai các ngành công nghiệp khác Các ngành luyện kim, cơ khí, chế tạo, năng lượng, hóa chất… chính là những nền tảng cho các ngành công nghiệp khác có điều kiện, tiền đề xây dựng, phát triển

2

Trang 3

Trên thực tế, không ít quốc gia đã không dành sự quan tâm ở tầm chiến lược cho các ngành công nghiệp này Hệ quả trực tiếp là nền sản xuất công nghiệp quốc gia

về cơ bản dừng lại ở trình độ lắp ráp và các ngành công nghiệp phụ trợ cũng không thể phát triển, nền công nghiệp quốc gia ngày càng lép vế trước các cơ sở công nghiệp FDI Trước thực trạng này, Đại hội XIII xác định: “Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh Tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ”

Trong thế giới ngày nay, quá trình công nghiệp hóa của mỗi quốc gia không thể tiến hành biệt lập, khép kín mà phải đặt trong chuỗi sản xuất - kinh doanh toàn cầu Đối với Việt Nam, đòi hỏi này trở nên bức thiết gấp bội vì nền kinh tế nước ta đã hội nhập rất sâu với nền kinh tế thế giới: giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 160-200% GDP trong những năm vừa qua Trên ý nghĩa rất lớn, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cũng là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo lợi thế cạnh tranh; đảm bảo tự chủ kinh tế quốc gia thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh Để định hướng cho quá trình chuyển đổi quan trọng này, Đại hội XIII chỉ rõ: “Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ

số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu”

Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trở thành xu thế tất yếu, đóng vai trò

quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trong đó có Việt Nam Vậy tính

tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta được thể hiện như thế nào?

Công nghiệp hóa hiện đại hóa được hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội, chuyển từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng lao động đã qua đào tạo trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là một quy luật kinh tế phổ biến

và mang tính tất yếu khách quan

3

Trang 4

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam được thể hiện rõ nét, xuất phát từ 4 nguyên nhân chủ yếu, bao gồm:

giới

Làm rõ 4 nguyên nhân trên là cơ sở để khẳng định tính tất yếu và khách quan của công nghiệp hóa hiện đại hóa tại Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

1 Quy luật phổ biến của sự phát triển

Trước hết, công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta được xem như một quy luật

phổ biến của sự phát triển Quy luật ấy thể hiện thông qua sự phát triển của lực

lượng sản xuất và sự phát triển của xã hội

1.1 Quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất tiến tới phát triển mạnh mẽ nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong phát triển lực lượng sản xuất được chỉ rõ ở những nội dung sau:

Cơ khí hóa nền sản xuất xã hội

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động mạnh mẽ tới nền sản xuất của mỗi quốc gia Nó thay đổi về chất của nền sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Đồng thời chuyển biến nền sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí dựa vào tiến bộ của khoa học – công nghệ

Áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ

Sự ra đời của những thành tựu khoa học kỹ thuật là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ đây, nhân loại vận dụng những thành tựu này

4

Trang 5

phục vụ trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển nhanh chóng nền kinh tế

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ hội để các nước đang phát triển như Việt Nam tiếp cận và chuyển giao khoa học – công nghệ ở trình độ tiên tiến Muốn phát triển nhanh chóng về mọi mặt không có cách nào khác là phải dựa vào những thành tựu khoa học hiện đại

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cũng chính điều này là tiền đề để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đã qua đào tạo, có tay nghề thành thạo, chủ động, sáng tạo và nắm vững công nghệ

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngoài chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thì cơ cấu lao động cũng chuyển biến theo hướng tích cực Nguồn lao động chuyển

từ khu vực sử dụng nhiều lao động chân tay sang lĩnh vực gắn liền với kinh tế tri thức.Công nghiệp hóa hiện đại hóa là một quy luật phổ biến của sự phát triển

1.2 Quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội

Theo thời gian tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa không chỉ nằm ở sự,

phát triển kinh tế mà hơn hết là sự phát triển mọi mặt của xã hội:

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Công nghiệp hóa hiện đại hóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, năng suất lao động tăng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập Bên cạnh đó người dân có

cơ hội hưởng phúc lợi xã hội, tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế…

Ổn định chính trị - xã hội

Công nghiệp hóa hiện đại hóa còn là yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng

và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong đó, củng cố quốc

5

Trang 6

phòng an ninh, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là mục tiêu hàng đầu

2 Yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là con đường vững chắc để Việt Nam xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đây là một tiến trình lâu dài và là quy luật mang tính tất yếu của của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Cơ sở vật chất – kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất do con người tạo ra để tiến hành sản xuất Nó là mặt chủ đạo của sản xuất, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của nhân loại theo dòng chảy lịch sử

Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội bao gồm toàn bộ yếu tố vật chất của lực lượng lượng sản xuất do con người tạo ra thích ứng với trình độ phát triển khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra của cải vật chất cho xã hội

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa

2.2 Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật

Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, bởi vì:

Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mang tính kế thừa

Quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội kế thừa cơ sở vật chất - kỹ thuật có sẵn của chủ nghĩa tư bản cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội cần một cuộc cách mạng tái kiến thiết quan hệ sản xuất ở trình độ cao, vận dụng những tiến bộ của khoa học – công nghệ hiện đại, đổi mới nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn

6

Trang 7

Cơ sở vật chất – kỹ thuật là động lực phát triển đất nước

Việt Nam là đất nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa Chính vì thế tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là điều tất yếu

2.3 Vai trò của cơ sở vật chất - kỹ thuật

Đối với nền kinh tế

Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò là nguồn lực cơ bản trong sản xuất kinh tế, chi phối mọi quan hệ sản xuất Kinh tế sẽ không thể phát triển nếu như không có

cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp

Đối với quốc phòng – an ninh

Cơ sở vật chất – kỹ thuật góp phần làm tăng tiềm lực và sức mạnh chính trị, quân

sự, kinh tế của một quốc gia Qua đó là cơ sở để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ và củng cố an ninh quốc phòng

Đối với xã hội

Sự phát triển của cơ sở vật chất – kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa thúc đẩy xã hội phát triển mọi mặt theo hướng tích cực Từ đó, con người được sống trong môi trường xã hội ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, tiếp cận tri thức nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa..

3 Rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và thế giới

Việt Nam là một đất nước đang phát triển với nhiều thành tựu nổi bật Thực hiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những yêu cầu mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa

3.1 Yêu cầu thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới

Thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đưa Việt Nam phát triển nhanh chóng, tiến tới thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới về kinh tế, khoa học – công

7

Trang 8

nghệ, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác Đó là cơ hội để nước ta hội nhập sâu rộng, chuyển giao công nghệ, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, quốc gia

Các yếu tố được rút ngắn

Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa rút ngắn khoảng cách tụt hậu qua các yếu

tố như:

- Năng suất lao động

- Cơ cấu sản xuất

- Chất lượng nguồn lao động

- Thu nhập bình quân đầu người

- Tăng trưởng nền kinh tế…

3.2 Kết quả thực tế đạt được

Trong suốt 35 năm thực hiện đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với thế giới:

Tăng trưởng kinh tế

Từ một nước có nền kinh tế chậm phát triển với tổng GDP đạt 14,1 tỷ USD năm

1985, quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 343 tỷ USD với mức độ tăng trưởng 2,41% thuộc top đầu thế giới Kết quả này đưa Việt Nam trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư tại khu vực Đông Nam Á

Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao Năm 2020, GDP đầu người đạt

2786 USD/ người và GDP – PPP đạt 8651 USD/người Mức thu nhập bình quân

8

Trang 9

đầu người năm 2020 cao gấp hơn 30 lần giai đoạn 1986 – 1990, đưa Việt Nam thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, lên nhóm nước có thu nhập trung bình

Cơ cấu sản xuất

Nền kinh tế Việt Nam chuyển biến nhanh chóng từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại gắn với tri thức Giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế

Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm nhanh từ 38,06% năm 1986 xuống còn 14,85% năm 2020 Trong khi đó, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, giai đoạn 1986 - 2020, công nghiệp tăng từ 28,88% lên 33,72%, tỷ trọng dịch vụ tăng

từ 33,06% lên 41,63% Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp

Chất lượng nguồn nhân lực

- Trình độ dân trí được nâng cao: Việt Nam áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật

vào trong sản xuất và đời sống Trình độ dân trí được nâng cao, tỷ lệ người biết chữ năm 2020 đạt 97,85% thuộc nhóm cao nhất thế giới

- Tỷ lệ người dùng Internet top đầu thế giới: Năm 2020, 68,17 triệu người dân Việt Nam sử dụng internet Tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực, đạt 83,7%, gần ngang bằng các quốc gia phát triển

3.3 Lý do mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa

Yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và thế giới mang tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa, xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa

Tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa đất nước là con đường cần thiết và duy nhất để phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa

Nâng cao sức mạnh, vị thế quốc gia

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là cơ hội để Việt Nam hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, tiếp thu khoa học – kỹ thuật, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo Tính tất yếu của

9

Trang 10

công nghiệp hoá hiện đại hóa trong rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và thế giới

4 Yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa còn xuất phát từ yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao Sự phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật đảm bảo sự phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất

4.1 Sự phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo ra hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, là tiền đề thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Cụ thể:

Phát triển lực lượng sản xuất

Cơ sở vật chất - kỹ thuật xã hội chủ nghĩa thay đổi chất của nền sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – kỹ thuật, hình thành ý thức xã hội mới

Công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất thủ công được thay thế bằng đội ngũ lao động sử dụng máy móc, trang thiết bị tiên tiến

Hoàn thiện quan hệ sản xuất

Công nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa góp phần hoàn thiện quan hệ sản

xuất phù hợp với yêu cầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hoàn thiện

quan hệ sản xuất tiến tới củng cố và nâng cao vị thế của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân gắn với yếu tố tri thức

Tiến hành tái sắp xếp nền kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, phát huy vai trò của kinh tế Nhà nước, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến tới đảm bảo công bằng xã hội

10

Ngày đăng: 05/12/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN