i LỜI CAM ĐOAN Em – sinh viên Hà Thị Minh Hằng xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng thẩm định giá tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ
Sinh viên thực hiện : Hà Thị Minh Hằng Lớp : K23TCA – BN Khóa học : 2020 - 2024
Mã sinh viên : 23A4010984 Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Thắng
Hà Nội, tháng 4 năm 2024
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ
Sinh viên thực hiện : Hà Thị Minh Hằng Lớp : K23TCA – BN Khóa học : 2020 - 2024
Mã sinh viên : 23A4010984 Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Thắng
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Em – sinh viên Hà Thị Minh Hằng xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng thẩm định giá tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ” là một công trình nghiên cứu độc lập Dưới sự hướng dẫn của GV TS Trần Thị Thắng, đề tài là kết quả mà em đã tích lũy được trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ Các dữ liệu, kết quả trình bày trong bài luận là hoàn toàn trung thực, nghiêm túc và chưa được công bố ở bất kỳ bài luận nào trước đây Tất cả các tài liệu tham khảo có giá trị cho bài luận đều được trích dẫn và sử dụng theo đúng quy định Nếu có vấn đề xảy ra, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước kỷ luật của Khoa Tài chính và Học viện Ngân hàng
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Minh Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là học phần quan trọng nhất trong quãng đời sinh viên, giúp cho chúng em được cọ xát với thực tế và có cái nhìn thực tiễn với những kiến thức chuyên môn đã được giảng dạy, tích lũy thêm những kỹ năng mềm và kiến thức quý báu trong môi trường làm việc chuyên nghiệp
Để có cơ hội đi thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ, lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GV TS Trần Thị Thắng đã hết sức tạo điều kiện để em có thể tích lũy thêm những kinh nghiệm thực
tế quý báu Dưới sự tận tình giúp đỡ của cô, em đã áp dụng được những nền tảng lý thuyết được học vào trong quá trình kiến tập để hoàn thiện những tốt khóa luận tốt nghiệp Đồng thời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến thầy cô Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh đã giúp đỡ sinh viên chúng em biết áp dụng những lý thuyết chuyên ngành vào thực tế và có cái nhìn thực tế hơn trong quá trình học tập
Trong suốt thời gian thực tập, dưới sự chỉ bảo của các anh/chị trong môi trường làm việc có chuyên môn nghiệp vụ cao, em xin gửi lời tri ân chân thành nhất tới Ban Giám đốc – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ đã tạo điều kiện để em có cơ hội thực tập tại đây, luôn tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thiện công việc một cách tốt nhất
Trong quá trình thực tập, do trình độ còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô để em có thể tiếp tục trau dồi và hoàn thiện đề tài hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Tổng quan nghiên cứu 1
3 Khoảng trống nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Mục tiêu nghiên cứu 4
7 Kết cấu của khóa luận 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lý luận về tài sản đảm bảo 6
1.1.1 Khái niệm tài sản đảm bảo 6
1.1.2 Phân loại tài sản đảm bảo 7
1.1.3 Điều kiện tài sản đảm bảo 8
1.2 Hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại 8
1.2.1 Khái niệm và vai trò của các ngân hàng thương mại 8
1.2.2 Hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại 9
1.3 Cơ sở lý luận về công tác thẩm định giá tài sản đảm phục vụ cho vay tại ngân hàng thương mại 11
1.3.1 Khái niệm về thẩm định giá tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại 11 1.3.2 Mục đích và ý nghĩa công tác thẩm định giá tài sản phục vụ cho vay tại ngân hàng các ngân hàng thương mại 12
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định giá tài sản phục vụ cho vay tại các ngân hàng thương mại 13
1.3.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định giá tài sản đảm bảo phục vụ cho vay tại các ngân hàng thương mại 15
Trang 6CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 17
2.1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu về chất lượng thẩm định giá tài sản đảm bảo 17
2.1.2 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu 18
2.2 Xây dựng thang đo nghiên cứu 20
2.2.1 Thang đo định danh 20
2.2.2 Thang đo thứ bậc 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1 Quy trình nghiên cứu 23
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.3 Thu thập dữ liệu và mẫu nghiên cứu 24
2.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 25
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ 28
3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ 28
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Phú Thọ 28
3.1.2 Tổ chức nhân sự và vai trò của các phòng ban tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Phú Thọ 29
3.1.3 Hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Phú Thọ 31
3.2 Thực trạng công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ 33
3.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động thẩm định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Phú Thọ 33
3.2.2 Quy trình thẩm định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Phú Thọ 35 3.2.3 Nguyên tắc định giá và phương pháp định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng
Trang 7v
3.2.4 Nghiên cứu tình huống thực tế về định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP
Ngoại thương – chi nhánh Phú Thọ 40
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 47
4.2 Phân tích hệ số tin cậy CronBach’s Alpha 48
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 51
4.3.1 Phân tích các nhân tố biến độc lập 51
4.3.2 Phân tích các nhân tố biến phụ thuộc 53
4.4 Phân tích tương quan 55
4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính 56
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 58
4.7 Đánh giá chất lượng công tác thẩm định giá tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ 59
4.7.1 Kết quả đạt được 59
4.7.2 Hạn chế và nguyên nhân 61
CHƯƠNG V: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ 65
5.1 Định hướng trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ 65
5.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ 66
5.3 Khuyến nghị 69
5.3.1 Khuyến nghị với Chính phủ 69
5.3.2 Khuyến nghị với Ngân hàng nhà nước 70
5.3.3 Khuyến nghị với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ 71
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 77
Trang 9vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Ma trận các nhân tố tác động đến Chất lượng TĐG TSĐB 18
Bảng 2.2 Bảng thang đo định danh 20
Bảng 2.3 Bảng thang đo “Chất lượng TĐG TSĐB” 21
Bảng 2.4 Thang đo các biến độc lập 22
Bảng 3.1 Tình hình nhân sự tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2021 – 2023 29
Bảng 3.2 Lợi nhuận hoạt động giai đoạn 2021 – 2023 của Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ 31
Bảng 3.3 Tình hình dư nợ tại chi nhánh giai đoạn 2021 – 2023 32
Bảng 3.4 Phân loại nợ theo nhóm tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ 33
Bảng 3.5 Các thông tư Vietcombank sử dụng trong quy định về TSĐB 34
Bảng 3.6 Giá trị quyền sử dụng đất 43
Bảng 4.1: Kết quả phân tích tần số của Giới tính 47
Bảng 4.2: Kết quả phân tích tần số của Độ tuổi 47
Bảng 4.3: Kết quả phân tích tần số của thu nhập 48
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố 48
Chất lượng CBTĐ 48
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hệ số Cronbach của nhân tố 49
CSDL phục vụ công tác TĐG 49
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hệ số Cronbach của nhân tố 49
Kỹ thuật TĐG được sử dụng 49
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’ Alpha của nhân tố 50
Quy trình TĐG 50
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’ Alpha của nhân tố 50
Sự tuân thủ quy định về TĐG 50
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’ Alpha của nhân tố 51
Chất lượng TĐG TSĐB 51
Bảng 4.9: Hệ số KMO của các biến độc lập 51
Bảng 4.10: Rút trích Principal Components 52
Bảng 4.11: Xoay nhân tố biến độc lập 53
Trang 10Bảng 4.12: Hệ số KMO của các biến phụ thuộc 53
Bảng 4.13: Rút trích Principal Components 54
Bảng 4.14: Xoay nhân tố biến phụ thuộc 54
Bảng 4.15: Thống kê các nhân tố trong phân tích tương quan 55
Bảng 4.16: Kết quả phân tích tương quan 55
Bảng 4.17: Kết quả mô hình hồi quy 56
Bảng 4.18: Kết quả phân tích phương sai 57
Bảng 4.19: Kết quả xử lý hồi quy 57
Trang 11ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 19
Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu 23
Hình 3.1 Tổ chức các phòng ban tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ 30
Hình 3.2: Quy trình TĐG tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ 35
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong vùng địa lý rộng lớn của hệ thống tài chính, việc sử dụng tài sản đảm bảo (TSĐB) đã trở thành một nguyên tắc cơ bản và không thể phủ nhận trong việc cho vay và đi vay Đặc biệt hơn, trong tình hình kinh tế hiện nay, khi những biến động không ngừng và sự không chắc chắn về tương lai đang dần lan tỏa, tầm quan trọng của TSĐB trở nên ngày càng trọng yếu Trong cấu trúc hoạt động của các tổ chức ngân hàng, TSĐB đóng vai trò không thể phủ nhận Việc sử dụng TSĐB không chỉ cung cấp một phương tiện hiệu quả để huy động vốn, mà còn đem lại một cơ chế đáng tin cậy cho việc tài trợ các giao dịch và hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Dù là một phần không thể thiếu trong việc cấp tín dụng cho các cá nhân và doanh nghiệp, nhưng cách tiếp cận về TSĐB đang ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc từ phía các tổ chức tài chính cũng như các bên có nhu cầu sử dụng vốn Khi bối cảnh thị trường tài chính đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng, việc nâng cao chất lượng TĐG TSĐB là cần thiết để ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thị trường Ngoài ra, việc cải thiện chất lượng TĐG TSĐB không chỉ làm tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM) mà còn góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai
Nâng cao chất lượng TĐG TSĐB là một minh chứng rõ ràng về cam kết của ngân hàng đối với việc cung cấp dịch vụ chất lượng và tôn trọng đối với quyền lợi của khách hàng Nhận thấy, đây là một khía cạnh cụ thể và có thể áp dụng ngay trong hoạt động thực tiễn của ngân hàng, từ đó mang lại giá trị thực tế và động lực cho quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ của chính ngân hàng nên em quyết định lựa chọn
đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm giá định tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ” làm đề tài cho
khóa luận của mình
2 Tổng quan nghiên cứu
TSĐB đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng Khi ngân
Trang 13có tài sản thế chấp mang lại sự an toàn và tin cậy cho các bên liên quan Trong bối cảnh tài chính không ổn định hoặc rủi ro tăng cao, việc có TSĐB giúp giảm nguy cơ cho ngân hàng và các bên liên quan Chính vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu đã đặt TSĐB làm mối quan tâm chính để đánh giá tầm quan trọng của TSĐB trong mối liên
hệ với các hoạt động ngân hàng cũng như đánh giá toàn diện hoạt động cũng như chất lượng TĐG TSĐB trong hệ thống ngân hàng
Các nghiên cứu về TSĐB trong hoạt động cho vay của ngân hàng đề cập đến các khía cạnh quan trọng liên quan đến việc TĐG, quản lý rủi ro và hiệu suất của các TSĐB Điển hình về các nghiên cứu đó phải kể đến "Asset Quality Misrepresentation
by Financial Intermediaries: Evidence from RMBS Market" của bộ ba tác giả
Piskorski, T., Seru, A., & Witkin, J (2015) đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đánh giá đúng giá trị của TSĐB và chính nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tỷ lệ vỡ nợ trong các khoản vay có TSĐB bị TĐG sai cao hơn tới 70% so với các khoản vay tương tự Bên cạnh nghiên cứu trên, Berger, Espinosa-Vega và Miller (2005) đã tập trung nghiên cứu về các tác động của TSĐB đến quyết định về danh mục cho vay của ngân hàng, nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của tài sản thế chấp trong quản lý rủi ro tín dụng thông qua nghiên cứu “Why do borrowers pledge collateral? New empirical evidence on the role of asymmetric information” được đăng tải trên tạp chí Journal
of Financial Intermediation Một nghiên cứu khác được IMF thực hiện trên phạm vi toàn cầu là “Collateral in Loan Classification and Provisioning: Evidence from a
Global Dataset" Nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng TSĐB trong quá trình
phân loại và dự trữ cho các khoản vay, với phạm vi nghiên cứu trải dài trên dữ liệu toàn cầu đã đưa ra cái nhìn tổng thể về TSĐB trong mối quan hệ với hoạt động cho vay tại các NHTM
Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, tại Việt Nam cũng có những nghiên cứu lấy TSĐB làm trọng tâm trong mối quan hệ với các hoạt động ngân hàng Một trong
số những nghiên cứu đó là nghiên cứu của tác giả Lê Văn Hoàng về thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý TSĐB hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP qua nghiên cứu "Quản lý tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - Chi nhánh Hà Nội” Ngoài ra, có rất
Trang 14nhiều công trình nghiên cứu khác tập trung vào công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng qua TSĐB Nổi bật trong đó phải kể đến 2 nghiên cứu Đầu
tiên là nghiên cứu "Tài sản đảm bảo và quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM" của
tác giả Nguyễn Đức Thành và Trần Quốc Trung Đây là nghiên cứu được xuất bản trên số 4, Tạp chí Tài chính – Ngân hàng (2015); tập trung vào vai trò của TSĐB trong quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM, đồng thời cũng đưa ra giải pháp để cải thiện hiệu quả trong việc sử dụng TSĐB Thứ hai là nghiên cứu "Tài sản thế chấp
trong quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần" của tác giả Nguyễn
Tiến Bảo và Vũ Ngọc Long Nghiên cứu được công bố thông qua Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 242 (2015) tập trung vào phân tích vai trò và hiệu quả của tài sản thế chấp trong quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam
3 Khoảng trống nghiên cứu
Trong lĩnh vực nghiên cứu về TĐG TSĐB trong hoạt động cho vay, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đem tới sự hiểu biết chung về những yếu tố ảnh hưởng đối với công tác TĐG TSĐB, cụ thể là đối với loại TSĐB khác nhau và cũng đã từng thực hiện ở các ngân hàng khác nhau Tuy nhiên, qua thời gian nghiên cứu, tác giả chưa thấy bất cứ đề tài nghiên cứu nào đã tiến hành đánh giá đối với những yếu tố liên quan trong việc TĐG TSĐB ở Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ Do đó, kết quả nghiên cứu là không bị trùng lặp với những nghiên cứu khác và có tính chất độc lập
về lĩnh vực nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác TĐG TSĐB trong hoạt động cấp tín dụng tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá công tác TĐG TSĐB trong hoạt động cấp tín dụng tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ
Về không gian: Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Ngân hàng TMCP
Trang 15 Về thời gian: Khóa luận tập trung vào công tác TĐG TSĐB trong hoạt động cấp tín dụng tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ trong giai đoạn
2021 – 2023, nhằm hiểu rõ về sự phát triển và thay đổi của quy trình, phương pháp, và chất lượng công tác trong thời điểm đó
5 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu đã sử dụng số liệu thống kê thông qua thu thập các dữ liệu sẵn có, tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để tiến hành so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu
Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp suy diễn để đưa ra lập luận diễn giải và đánh giá về các chỉ tiêu trong quá trình nghiên cứu
b Phương pháp nghiên cứu định lượng
Được thực hiện bằng kiểm định và nhận diện các nhân tố thông qua giá trị, độ tin cậy, kiểm định mô hình tác giả nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐG TSĐB, thông qua các giai đoạn sau:
Thu thập dữ liệu từ CSDL nội bộ của Vietcombank, tiến hành khảo sát bằng văn bản
Kiểm định sự phù hợp của mô hình sử dụng
Hồi quy mô hình để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TĐG TSĐB của Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ
6 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới việc nhận dạng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng TĐG TSĐB trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ Dựa trên các mô hình kinh tế lượng để đánh giá thực trạng công tác TĐG TSĐB tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ để tìm ra điểm tích cực và hạn chế còn tồn tại Cuối cùng, dựa trên thực trạng đã tìm ra để phát triển các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TĐG TSĐB tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ nói riêng và các ngân hàng TMCP nói chung
Trang 167 Kết cấu của khóa luận
Bên cạnh phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận bao gồm 5 chương với nội dung chính như sau:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu
Chương II: Phương pháp nghiên cứu
Chương III: Thực trạng công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
Chương V: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ
Trang 17CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về tài sản đảm bảo
1.1.1 Khái niệm tài sản đảm bảo
TSĐB đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động của ngành Tài chính – Ngân hàng Khái niệm về TSĐB có nguồn gốc từ chính ngành công nghiệp Tài chính – Ngân hàng Trong lịch sử, việc sử dụng TSĐB đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại, khi các nhà kinh doanh đã sử dụng tài sản như đất đai hoặc tài sản vật chất để bảo đảm cho các giao dịch thương mại và cho vay Ngày nay, các quy định và tiêu chuẩn về TSĐB thường được quy định bởi các tổ chức tài chính quốc tế, các cơ quan quản lý và các
tổ chức tiêu chuẩn hóa như Ngân hàng Thế giới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế và nhiều tổ chức khác Tuy nhiên, tùy vào các quốc gia khác nhau, các tổ chức và thị trường khác nhau sẽ có những quan điểm cũng rất khác nhau
về TSĐB
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), TSĐB là tài sản mà một bên (thường là người vay) đặt dưới sự kiểm soát của một bên khác (thường là người cho vay) như một dạng bảo đảm để bảo vệ sự hoàn trả của khoản vay TSĐB thường được sử dụng trong các giao dịch cho vay và tín dụng để giảm thiểu rủi ro cho bên cho vay và tăng cường lòng tin của bên vay
Còn theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thì TSĐB lại được coi là một tài
sản hoặc một tài sản tài chính mà một người có thể chấp nhận hoặc thụ lãi từ nó như
là một dạng bảo đảm cho một khoản vay Trong trường hợp không hoàn trả, người cho vay có quyền tiếp quản hoặc bán TSĐB để lấy lại một phần hoặc toàn bộ khoản vay
Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) cũng đưa ra định nghĩa về TSĐB là
một tài sản hoặc quyền sở hữu mà người vay sử dụng để bảo đảm hoặc bảo hiểm cho một khoản vay TSĐB có thể bao gồm tài sản vô hình như quyền sử dụng đất đai hoặc tài sản hữu hình như nhà ở hoặc xe hơi
Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về thuật ngữ TSĐB nhưng tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm đã chỉ
Trang 18ra rằng: “TSĐB là tài sản mà bên bảo đảm dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân
sự với bên nhận bảo đảm”
Có thể nói, trong những quan điểm đã được trình bày ở trên, quan điểm về TSĐB của Việt Nam đã bao hàm được hết ý rộng của TSĐB nhưng lại thiếu tính cụ thể Còn với quan điểm của WB và FED thì đã có sự cụ thể hóa hơn so với quan điểm của Việt Nam là đã đặt trong bối cảnh cụ thể của hoạt động NHTM và đã khái quát được vai trò của TSĐB Riêng với ISO, tổ chức này đã đưa ra thêm các dạng TSĐB
so với các quan điểm khác đã trình bày
Tuy mỗi quan điểm về TSĐB trên đều rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các văn bản khoa học cũng như trong các hoạt động đời sống thường ngày nhưng sau khi tổng hợp từ các quan điểm trên, tác giả xin đưa ra một cách tiếp cận khác đầy đủ hơn về TSĐB đó là: TSĐB là là các tài sản mà người vay cung cấp để bảo đảm cho một khoản vay từ một tổ chức tài chính hoặc ngân hàng Trong các giao dịch cho vay, TSĐB được sử dụng như là một biện pháp bảo đảm an toàn cho người cho vay trong trường hợp người vay không thể hoặc không muốn trả lại khoản vay
1.1.2 Phân loại tài sản đảm bảo
Điều 8, Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai
Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu
Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân
Trong hoạt động ngân hàng, TSĐB thường được phân chia làm 4 loại:
TSĐB được dùng để thế chấp
TSĐB được dùng để cầm cố thường bao gồm các loại tài sản như
Tiền trên tài khoản/ký gửi/ký quỹ
Các loại giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao
Trang 19 Hàng hóa, nhưng phải là loại hàng hóa dễ bảo quản, chi phí bảo quản không quá lớn Kho cầm giữ do bên cho vay lựa chọn
TSĐB là bảo lãnh của bên thứ ba
TSĐB là tài sản hình thành trong tương lai
1.1.3 Điều kiện tài sản đảm bảo
Điều kiện TSĐB được quy định rõ tại Điều 295 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm
2015, cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 295 tại bộ luật này quy định: “TSĐB phải thuộc sở hữu của bên đảm bảo trừ trường hợp tài sản được đảm bảo bằng biện pháp cầm giữ hoặc bảo lưu quyền sở hữu” Như vậy, trừ 2 trường hợp ngoại lệ là cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu thì bất cứ TSĐB nào cũng đều phải thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo
Điều kiện thứ hai là TSĐB phải là tài sản xác định được Điều này được trình bày tại Khoản 2 Điều 295 BLDS 2015, cụ thể như sau “TSĐB có thể được mô tả chung , nhưng phải xác định được” Và việc mô tả TSĐB được quy định tại Điều 9 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, theo đó việc mô tả TSĐB do các bên thỏa thuận và đối với các loại TSĐB khác nhau cũng sẽ có những điểm khác biệt về mô tả cần lưu ý
Ngoài ra, TSĐB phải là tài sản không bị cấm giao dịch đúng theo quy định tài Khoản 1 Điều 320 BLDS 2015 Bên cạnh đó, một chú ý quan trọng là TSĐB có thể
có giá trị lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của nghĩa vụ được đảm bảo và có thể là tài sản hiện có hoặc là tài sản hình thành trong tương lai
1.2 Hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm và vai trò của các ngân hàng thương mại
Khoản 23 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2024 quy định: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận” Có thể nói rằng, NHTM là các
tổ chức tài chính quan trọng trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, chịu trách nhiệm cung cấp nhiều dịch vụ tài chính và tạo ra các kênh giao dịch cho các hoạt động kinh tế Với vai trò trung gian giữa người gửi tiết kiệm và người vay, NHTM
Trang 20thu hút vốn từ cộng đồng và cung cấp vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức khác
Về khía cạnh tài chính, NHTM chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhận tiền gửi, cung cấp khoản vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán Bằng cách huy động vốn từ người gửi tiết kiệm thông qua các sản phẩm tiền gửi và trái phiếu, NHTM có nguồn tài trợ để trợ cấp các khoản vay cho các cá nhân và doanh nghiệp, từ việc cung cấp vốn hoạt động đến việc tài trợ cho các dự án đầu tư lớn
Ngoài ra, NHTM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng bằng việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và từ đó tạo nên các hợp đồng vay vốn Đồng thời, các NHTM thường cung cấp các dịch vụ thanh toán như thẻ tín dụng, chuyển khoản và dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giúp tối ưu hóa việc giao dịch và quản lý tài chính cho khách hàng
Bên cạnh vai trò tài chính, NHTM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các hoạt động thương mại và doanh nghiệp Bằng cách cung cấp dịch vụ tài chính như chứng khoán, quản lý tài sản và tư vấn tài chính NHTM giúp doanh nghiệp tối ưu hóa cơ cấu vốn, quản lý rủi ro và tìm kiếm cơ hội đầu tư Hơn nữa, bằng cách cung cấp tài trợ vốn và tư vấn tài chính, NHTM giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế
và cải thiện hạ tầng cơ sở, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng Ngoài ra, NHTM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và chuyển đổi số của nền kinh tế khi cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và các công nghệ tiên tiến
Về mặt tổng quan, hệ thống NHTM có vai trò rất quan trọng Đóng vai trò như
bộ xương sống của hệ thống tài chính, NHTM không chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính mà còn chính là đồng minh quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia
1.2.2 Hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh của các NHTM Các NHTM thu hút vốn từ nguồn tiết kiệm và các nguồn vốn khác, sau đó
Trang 21là tạo ra thu nhập cho ngân hàng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách cung cấp tài chính cho các dự án đầu tư và tiêu dùng
Quá trình cho vay của mỗi NHTM khác nhau thì sẽ khác nhau Tuy nhiên đều
sẽ bắt đầu với việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng Các NHTM thực hiện việc phân tích tài chính, đánh giá rủi ro và xác định khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên các yếu tố như lịch sử tín dụng, thu nhập, và khả năng tài chính Dựa trên kết quả của đánh giá này, ngân hàng quyết định về việc cấp tín dụng, lãi suất và điều kiện vay
Trong quá trình vay, TSĐB đóng vai trò rất quan trọng Đây là các tài sản mà người vay đưa ra để bảo đảm cho khoản vay Tài sản này có thể là bất động sản, phương tiện di chuyển, hoặc các tài sản tài chính khác Mặt khác, việc quản lý rủi ro cũng là một phần không thể thiếu trong hoạt động cho vay Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải đánh giá và quản lý các rủi ro liên quan đến việc cho vay, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hệ thống Điều này đòi hỏi sự chặt chẽ trong việc kiểm soát và giám sát các khoản vay, cũng như việc xây dựng các chính sách và quy trình để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự ổn định tài chính
Bên cạnh việc đánh giá khả năng tài chính và quản lý rủi ro, hoạt động cho vay của NHTM cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế
và hỗ trợ các ngành công nghiệp khác nhau Các NHTM thường tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp để đáp ứng nhu cầu vốn của các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các doanh nghiệp lớn và các tổ chức phi lợi nhuận
Hoạt động cho vay của NHTM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho chính ngân hàng Lãi từ các khoản vay được sử dụng để tài trợ hoạt động của ngân hàng và cung cấp lợi nhuận cho các cổ đông và nhà đầu tư Điều này làm cho NHTM trở thành một phần quan trọng của hệ thống tài chính và kinh tế của một quốc gia
Trang 221.3 Cơ sở lý luận về công tác thẩm định giá tài sản đảm phục vụ cho vay tại ngân hàng thương mại
TĐG tài sản có nguồn gốc từ khoa học kinh tế cổ điển và hiện đại Các nguyên tắc và kỹ thuật TĐG đã được thiết lập và tương tự nhau giữa các nước trước những năm 40 của thế kỷ 20; nhưng trên thế giới TĐG chỉ thật sự phát triển là một hoạt động dịch vụ chuyên nghiệp từ sau những năm 40 của thế kỷ 20
1.3.1 Khái niệm về thẩm định giá tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về TĐG TSĐB được các nhà khoa học, các
tổ chức lớn nhỏ trong nước và quốc tế nghiên cứu và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới và trong nhiều lĩnh vực ngành nghề Trong ngành công nghiệp Tài chính – Ngân hàng, các khái niệm về TĐG TSĐB có sự thừa kế, tổng hợp từ các tổ chức lớn với mức độ uy tín cao Điển hình trong đó là theo từ điển Oxford định nghĩa:
“TĐG là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh” Từ điển Oxford đưa ra một góc nhìn khái quát về TĐG TSĐB Theo đó, TĐG là sự ước tính bằng tiền giá trị của một vật
Khác với quan điểm của Oxford, Ông Fred Peter Marrone – Giám đốc Marketing của AVO, Úc đã định nghĩa: “TĐG là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của TĐG
Do vậy TĐG là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu TĐG để hình thành giá trị của chúng” So với quan điểm của Oxford thì quan điểm này của ông Peter đã đưa ra một cách tiếp cận đầy đủ hơn khi đề cập tới thời điểm thẩm định, bản chất của tài sản và mục đích thẩm định
Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về TĐG Tuy nhiên quan điểm về TĐG theo Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 năm
2002 được sử dụng phổ biến hơn cả Theo văn bản trên, TĐG được định nghĩa như sau: “TĐG là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ
Trang 23Nhìn chung, các quan niệm về TĐG TSĐB đều tồn tại chung một số yếu tố:
- Sự ước tính giá trị hiện tại bằng tiền
- Đối tượng của TĐG là tài sản, bất động sản hoặc các quyền sở hữu đối với tài sản, bất động sản
- TĐG theo yêu cầu, mục đích nhất định
- TĐG ở địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể
- Việc TĐG được tiến hành trên các cơ sở dữ liệu (CSDL), yếu tố từ thị trường
1.3.2 Mục đích và ý nghĩa công tác thẩm định giá tài sản phục vụ cho vay tại ngân hàng các ngân hàng thương mại
Công tác TĐG TSĐB trong việc phục vụ cho vay tại các NHTM mang lại nhiều mục đích và ý nghĩa quan trọng Một trong những mục tiêu chính là xác định giá trị chính xác của TSĐB, giúp đánh giá rủi ro tín dụng một cách hiệu quả Bằng cách TĐG TSĐB một cách chính xác, ngân hàng có thể đưa ra quyết định về việc cấp vay một cách có trách nhiệm và an toàn, tránh các tình huống rủi ro không mong muốn
Ngoài ra, công tác TĐG TSĐB cũng giúp xác định mức vay tối đa mà một khách hàng có thể được phép vay, dựa trên giá trị của TSĐB Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài sản và tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các cá nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là những cá nhân hoặc doanh nghiệp có tài sản nhưng không
có khả năng tiếp cận vốn vay
Một khía cạnh khác của việc TĐG TSĐB là ảnh hưởng đến việc xác định lãi suất cho vay Các NHTM thường sử dụng giá trị của TSĐB như một yếu tố quan trọng để quyết định lãi suất cho vay Mức độ rủi ro của khoản vay ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất, và việc TĐG tài sản chính xác sẽ giúp đảm bảo rằng lãi suất được thiết lập một cách công bằng và được xem xét một cách kỹ lưỡng
Cuối cùng, công tác TĐG TSĐB còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản
lý rủi ro tín dụng và bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính Bằng cách đảm bảo rằng các khoản vay được đảm bảo bởi các tài sản có giá trị và được TĐG chính xác, ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng và tăng cường tính ổn định của mình
Trang 24trong môi trường kinh doanh không chắc chắn Điều này góp phần vào việc duy trì
sự tin cậy của ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ tài chính cho cộng đồng kinh doanh và cá nhân
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định giá tài sản phục vụ cho vay tại các ngân hàng thương mại
1.3.3.1 Nhân tố chủ quan
Chính sách tín dụng trong từng thời kỳ của các NHTM: Mỗi thời kỳ khác nhau
thì các NHTM sẽ có những chính sách tín dụng khác nhau Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nguồn vốn huy động khan hiếm, các NHTM sẽ thi hành chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay Do đó, chất lượng TSĐB trong thời kỳ này cũng sẽ được yêu cầu cao hơn để đảm bảo được khả năng hoàn trả các khoản vay khiến các tiêu chuẩn TĐG TSĐB khắt khe hơn Ngược lại, khi nền kinh tế có những tín hiệu tích cực, việc huy động vốn dễ dàng hơn, NHTM thi hành các chính sách hỗ trợ tín dụng, thì việc TĐG các TSĐB có thể dễ dàng hơn vì yêu cầu về TSĐB trong giai đoạn này cũng được nới lỏng hơn
Chuyên viên TĐG: Đạo đức và trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định
(CBTĐ) đóng vai trò rất quan trọng trong chất lượng TĐG các tài sản Một chuyên viên TĐG trong quá trình TĐG phải tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp như sau: độc lập, chính trực, khách quan, bí mật, công khai và minh bạch Đồng thời, một chuyên viên TĐG TSĐB cũng phải có sự hiểu biết và thành thạo nhất định với công việc và chuyên môn của mình Tuy nhiên, không phải lúc nào các chuyên viên TĐG cũng tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trên và điều đó khiến chất lượng TĐG TSĐB bị ảnh hưởng
Chất lượng công tác thẩm định: Công tác TĐG TSĐB đang ngày một trở nên khó khăn hơn do các diễn biến khó lường của thị trường Khi các chính sách cũng như các quy định về TSĐB đang dần trở nên linh hoạt hơn thì công tác TĐG TSĐB cũng theo đó mà dần trở nên chặt chẽ với độ chính xác ngày một cao hơn Đồng thời,
để thực hiện tốt hoạt động bảo đảm tiền vay thì một trong những điều kiện không thể thiếu là thực hiện tốt công tác TĐG TSBĐ
Công tác quản lý TSĐB: Ngày nay, TSĐB đang dần trở nên đa dạng và phong
Trang 25hiện tốt khâu quản lý TSBĐ nhằm giữ cho tài sản luôn nằm trong tình trạng ổn định
và kịp thời xử lý những sự cố liên quan làm giảm đi giá trị của TSBĐ Việc quản lý, kiểm tra, TĐG lại TSBĐ cần được thực hiện định kỳ và thường xuyên nhằm phát hiện những thay đổi về giá trị Như vậy sẽ giúp cho ngân hàng tránh những rủi ro không đáng có, giảm thiểu được tổn thất cho ngân hàng
1.3.3.2 Nhân tố khách quan
Điều kiện tự nhiên:Điều kiện tự nhiên như vị trí, kích thước, tình trạng môi trường, các tiện ích và nguy cơ rủi ro của tự nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác TĐG TSĐB Mặt khác, các rủi ro mà thiên nhiên mang lại rất khó dự đoán và có thể
để lại tổn thất rất lớn Do đó, khi xem xét một TSĐB bất kỳ, chuyên viên TĐG phải chú ý và xem xét kỹ những vấn đề này
Sự phát triển của nền kinh tế: Sự vận động phát triển không ngừng của nền
kinh tế làm cho giá cả hàng hóa nói chung và TSĐB nói riêng có nhiều biến động Điều này khiến cho việc TĐG TSĐB gặp nhiều khó khăn vì phải đối mặt với rất nhiều các yếu tố nhiễu Bên cạnh đó, mỗi mức độ phát triển khác nhau sẽ mang lại một các tiếp cận về TSĐB khác nhau Do đó, cần phải có cái nhìn khách quan về giá trị TSĐB cần TĐG tại thời điểm nó tồn tại, mức độ phù hợp của tài sản trong giai đoạn hiện nay và dự kiến thị trường của nó trong tương lai
Cung – cầu của TSĐB: Giá cả hay giá trị thị trường của một hàng hoá được xác định bởi tác động của cung và cầu về hàng hoá đó Trên thị trường, giá tài sản tăng nếu cầu tăng, cung giảm và ngược lại nó sẽ giảm nếu cầu giảm, cung tăng và những sự kết hợp khác nhau,
Các yếu tố pháp lý: Có thể nói rằng, một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ và sát thực tế sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TĐG TSĐB tại ngân hàng hiệu quả và chính xác cao hơn
Yếu tố khách hàng: Khách hàng là đối tượng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc bảo đảm khoản vay Vì vậy, yếu tố khách hàng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nghiệp vụ của ngân hàng Nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp chính
là cơ sở để ngân hàng thẩm định, đánh giá đưa ra quyết định cho vay Vì vậy, nếu
Trang 26thông tin khách hàng đưa ra là không minh bạch, khách quan thì công tác TĐG sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng
1.3.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định giá tài sản đảm bảo phục vụ cho vay tại các ngân hàng thương mại
1.3.4.1 Sự tuân thủ các quy định về thẩm định
Tiêu chí này được đánh giá trên các mặt sau:
Việc TĐG có được thực hiện theo đúng quy trình không, các bộ phận có liên quan trong quy trình có hoàn thành nhiệm vụ không?
CBTĐ có TĐG đầy đủ các nội dung theo quy định không, TĐG có chi tiết không?
Phương pháp TĐG có được tuân thủ không?
1.3.4.2 Thời gian và chi phí thẩm định
Thời gian TĐG bao gồm: Thời gian thu thập và xử lý thông tin, thời gian chờ xét duyệt và ra quyết định
Chi phí TĐG bao gồm: Chi phí thu thập thông tin, chi phí thuê chuyên gia tư vấn khi cần và các chi phí khác phát sinh trong quá trình thẩm định
1.3.4.3 Kết quả thẩm định
Đây là chỉ tiêu định lượng rất quan trọng để đánh giá chất lượng TĐG TSĐB
vì kết quả TĐG đúng mới bảo đảm an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay Kết quả TĐG chính xác phải được xây dựng trên cơ sở CBTĐ đã tuân thủ theo các quy định của quá trình thẩm định, đảm bảo về mặt thời gian và tiết kiệm chi phí
Nhìn chung, kết quả TĐG TSĐB được thể hiện ngay ở cơ cấu TSĐB, số lượng khoản vay và dư nợ cho vay có thời gian xử lý TSĐB kéo dài, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể,
Trang 27TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Có thể thấy rằng, trong chương 1 của khóa luận, tác giả đã nêu lên được cơ sở
lý thuyết về TSĐB, hoạt động cho vay tại NHTM và TĐG TSĐB trong hoạt động cho vay tại NHTM Bên cạnh việc cung cấp các khái niệm, khóa luận còn tổng hợp, phân tích, phân loại TSĐB theo các BLDS đang được lưu hành hiện nay Ngoài ra, chương 1 còn cung cấp ý nghĩa, vai trò của TSĐB, NHTM cũng như công tác TĐG TSĐB tại các NHTM Chương 1 của khóa luận không chỉ đưa ra những lý thuyết cần quan âm mà còn tập trung làm rõ những vấn đề liên quan có trong đề tài cũng như cung cấp những điểm mới được tác giả tổng hợp, phân tích và làm rõ trong khóa luận
Trang 28CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu về chất lượng thẩm định giá tài sản đảm bảo
S Agarwal, I Ben-David, V Yao (2015) đã nghiên cứu về tác động của TĐG TSĐB ảnh hưởng đến quyết định về việc cấp khoản vay và điều kiện vay, cũng như tác động của các hạn chế tài chính của người vay trong quá trình cấp tín dụng Mô hình nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng tới chất lượng TĐG TSĐB đó là: Thẩm định viên, danh tiếng của người cho vay, đặc điểm của TSĐB, mức độ cạnh tranh và các ưu đãi khi vay Nghiên cứu chỉ ra rằng trong 5 yếu tố đưa
ra, thẩm định viên là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng TĐG TSĐB trong
hoạt động tín dụng
Chen J S, Gursoy D (2020) và cộng sự đã thực hiện một cuộc điều tra trên phạm vi 258 khách hàng để đánh giá tác động của từng yếu tố ảnh hưởng tới quy trình TĐG TSĐB Mô hình nghiên cứu của tác giả gồm 5 biến: Quy trình TĐG tại ngân hàng, Nguồn nhân lực thực hiện TĐG, Chính sách và quy định của pháp luật, Nguồn thông tin phục vụ TĐG, Chính sách và quy định của Ngân hàng Trong những biến phụ thuộc được quan sát, Chính sách và quy định của Ngân hàng có mức độ ảnh
hưởng lớn nhất tới chất lượng TĐG TSĐB
Nguyễn Văn Sang (2023) đã thực hiện điều tra trên 165 mẫu nghiên cứu để xây dựng mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới công tác TĐG bao gồm 5 yếu tố: Nguồn nhân lực thực hiện TĐG, Nguồn thông tin CSDL phục vụ cho TĐG, Kỹ thuật TĐG được sử dụng, Quy trình TĐG tại ngân hàng, Chính sách và quy định của Ngân hàng Trong 5 nhân tố được quan sát, Nguồn nhân lực thực hiện TĐG có mức
độ ảnh hưởng cao nhất tới độ chất lượng thẩm định
Tác giả Trần Thị Hằng (2020) thực hiện điều tra 370 nhân viên và khách hàng thông qua Luận văn “Đánh giá yếu tố tác động đến TĐG TSĐB khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Thủ Đức” Trong luận văn, tác giả đã đề xuất
mô hình nghiên cứu gồm 4 nhân tố: CSDL phục vụ TĐG, Các thông tin hỗ trợ TĐG, Thành phần đáp ứng, Thành phần đồng cảm Trong 4 nhân tố trên, tác động của CSDL
phục vụ TĐG có mức độ ảnh hưởng cao nhất tới công tác TĐG TSĐB
Trang 29Bên cạnh những nghiên cứu trên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2021) về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TĐG TSĐB đã đề xuất mô hình gồm 5 nhân tố:
Kỹ thuật TĐG sử dụng tại ngân hàng, Các thông tin hỗ trợ TĐG, Nguồn nhân lực thực hiện TĐG, Chính sách của ngân hàng, Đặc tính của TSĐB Trong các nhân tố được nêu trên, nhân tố Kỹ thuật TĐG sử dụng tại ngân hàng có ảnh hưởng lớn nhất
tới hoạt động TĐG
2.1.2 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Sau khi tiến hành nghiên cứu về mô hình các nghiên cứu đi trước đã sử dụng, tác giả xin đưa ra ma trận các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TĐG TSĐB:
Ben-Yao
Chen
J S, Gurso
y D
Nguyễn Văn Sang
Trần Thị Hằng
Nguyễn Thị Hoa Tổng
2 Danh tiếng của
Trang 30Từ cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng TĐG TSĐB và bảng ma trận tổng hợp các nhân tố, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Thu thập từ tác giả
Vậy các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra bao gồm:
H1: Nhân tố “Chất lượng CBTĐ” có tác động cùng chiều đến Chất lượng TĐG TSĐB
H2: Nhân tố “CSDL phục vụ công tác TĐG” có tác động cùng chiều đến Chất lượng TĐG TSĐB
H3: Nhân tố “Kỹ thuật TĐG được sử dụng” có tác động cùng chiều đến Chất lượng TĐG TSĐB
H4: Nhân tố “Quy trình TĐG” có tác động cùng chiều đến Chất lượng TĐG TSĐB
H5: Nhân tố “Sự tuân thủ quy định về TĐG” có tác động cùng chiều đến Chất lượng TĐG TSĐB
Trang 312.2 Xây dựng thang đo nghiên cứu
Những thang đo trong nghiên cứu đưa ra đều là những thang đo được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế thới Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, những thang đo này cũng được điều chỉnh để có sự phù hợp nhất với nghiên cứu
Trong phạm vi khóa luận, tác giả sử dụng hai thang đo là thang đo định danh
và thang đo thứ bậc để thu thập các thông tin phục vụ cho khóa luận
2.2.1 Thang đo định danh
Tác giả đã thu thập thông tin về các cán bộ nhân viên tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu Các thông tin được thu thập bao gồm: Giới tính, Độ tuổi, Thu nhập
Bảng 2.2 Bảng thang đo định danh
Trang 32đo các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng TĐG TSĐB Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 cấp độ như sau:
Hoàn toàn
không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý Thang đo bao gồm các yếu tố:
2.2.2.1 Biến phụ thuộc “Chất lượng TĐG TSĐB”
Bảng 2.3 Bảng thang đo “Chất lượng TĐG TSĐB”
2 CL2 Công tác TĐG TSĐB diễn ra thường xuyên
Trang 335 DL2 CBTĐ có nguồn thông tin hỗ trợ từ các tổ chức
8 KT2 CBTĐ được hỗ trợ về phương tiện
9 KT3 CBTĐ được hỗ trợ về hệ thống kỹ thuật TĐG
Quy trình TĐG
10 QT1 Quy trình TĐG chi tiết và cụ thể
Nguyễn Văn Sang (2022)
11 QT2 Quy trình TĐG phù hợp và linh hoạt với từng
loại TSĐB riêng biệt
12 QT3 Trách nhiệm của CBTĐ được quy định rõ ràng
13 QT4 Quy trình TĐG được giám sát chặt chẽ
Sự tuân thủ quy định về TĐG
14 TT1 Quy trình TĐG tuân thủ theo các quy định và
tiêu chuẩn mới nhất của pháp luật
Chen J S, Gursoy D (2020)
15 TT2 CBTĐ đã TĐG đầy đủ và chi tiết các nội dung
được quy định
16 TT3 CBTĐtuân thủ đầy đủ quy trình và các phương
pháp thẩm định
Trang 342.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Quy trình nghiên cứu
Để nghiên cứu, tác giả đã thực hiện theo quy trình như sau:
Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Thu thập từ tác giả
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách:
Sử dụng số liệu thống kê thông qua thu thập các dữ liệu sẵn có, tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để tiến hành so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu
Sử dụng phương pháp suy diễn để đưa ra lập luận diễn giải và đánh
Trang 35- Nghiên cứu định lượng được thực hiện như sau:
Phát phiếu khảo sát cho các đối tượng là cán bộ nhân viên đang công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ
và một số khách hàng tại đây
Thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát
Xử lý dữ liệu thu được bằng phần mềm SPSS 27
Phân tích kết quả
2.3.3 Thu thập dữ liệu và mẫu nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của khóa luận, tác giả đã sử dụng bảng khảo sát để thu thập dữ liệu Để thuận lợi nhất cho quá trình nghiên cứu, bảng hỏi sẽ được phát trực tiếp cho cán bộ nhân viên hoặc được gửi tới email của cán bộ và điền thông qua Google biểu mẫu
Theo J.F Hair và cộng sự (1998), đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì cỡ mẫu phải tối thiểu gấp năm lần tổng số biến quan sát trong thang đo Bảng hỏi nghiên cứu này bao gồm 16 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố Do vậy, cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cần đạt được là 16*5 = 80 quan sát
Theo Tabachnick và Fidell (1996), để sử dụng phương pháp hồi quy bội, cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: n=50+8*m (m là số lượng biến độc lập) Với nghiên cứu hiện tại, có 5 biến độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu cần là 50+8*5= 90 quan sát
Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp phân tích EFA và phương pháp hồi quy tuyến tính Do đó, để đáp ứng yêu cầu của cả hai phương pháp, kích thước mẫu cần phải lớn hơn hoặc bằng 90 quan sát Dựa theo các ràng buộc về thời gian, nhân lực và tài chính, trong quá trình thu thập dữ liệu, nghiên cứu đã xây dựng mẫu ban đầu với 170 quan sát
Trang 362.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 27 for Windows
- Phân tích Cronbach’s Alpha
Theo Campbell & Fiske (1959), một đo lường được coi là có giá trị nếu nó đo lường chính xác được yếu tố cần đo lường, tức là không có hiện tượng sai số hệ thống
và sai số ngẫu nhiên
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) thường được sử dụng Hệ số Cronbach’s Alpha có biến động từ 0 đến 1, và hệ số này càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao Tuy nhiên, khi hệ số này quá lớn (>0, 95), có thể xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến Hiện tượng này xảy ra khi nhiều câu hỏi trong thang đo không có sự khác biệt đáng kể hoặc do thang đo đang đo lường cùng một khía cạnh của khái niệm nghiên cứu
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), khi Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng từ 0,8 đến gần 1 thì được đánh giá là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 thì được coi là có thể sử dụng được, và theo J F Hair và cộng sự (1998), hệ số này từ 0,6 trở lên là chấp nhận được
Tuy nhiên, hệ số này chỉ cho biết mức độ liên kết giữa các đo lường mà không quyết định việc nên giữ lại hay loại bỏ một biến Quyết định này thường dựa trên hệ
số tương quan biến tổng, là hệ số tương quan giữa một biến và điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 thường được coi là không đáng tin cậy và có thể bị loại bỏ khỏi thang đo
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) thuộc nhóm các phương pháp phân tích đa biến không phân biệt rõ ràng giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, mà tập trung vào mối tương quan giữa các biến với nhau EFA được ứng dụng để giảm kích thước của một tập hợp k các biến quan sát xuống còn một tập nhỏ hơn F (F < k) các nhân Quá trình này dựa trên việc xác định các mối
Trang 37Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định sự tập trung của các biến thành phần vào một khái niệm cụ thể thông qua Độ giá trị hội tụ (convergence validity), đồng thời đánh giá sự phân biệt giữa các nhân tố để đảm bảo sự khác biệt và không
có mối quan hệ tương quan giữa chúng qua độ giá trị phân biệt (discriminant validity) Theo J.F Hair và cộng sự (1998), với mẫu lớn hơn 120 và nhỏ hơn 350, hệ số tải (factor loading) ≥ 0,5 được coi là đạt giá trị hội tụ, và nếu hệ số tải của một nhân tố lớn hơn hệ số tải của nhân tố khác, thì đó là dấu hiệu của tính đảm bảo độ giá trị phân biệt
Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA - Principal Component Analysis) thường được sử dụng kết hợp với phép quay Varimax Quá trình trích xuất dừng lại khi các yếu tố có Initial Eigenvalues > 1, như được đề xuất bởi Meyers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J (2006)
- Phân tích hồi quy
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA và kiểm định bằng Cronbach’s Alpha, các nhân tố được phân tích hồi quy để kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Mô hình hồi quy bội MLR (Multiple Linear Regression) biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Phân tích hồi quy đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình cũng như cho biết cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, tức xác định được tầm quan trọng của các biến trong mô hình, và lựa chọn biến cho mô hình
Phương pháp hồi quy tương quan có tác dụng quan trọng trong việc xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐG TSĐB
Trang 38TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 hệ thống hóa các mô hình nghiên cứu đã tồn tại về TĐG TSĐB từ
đó tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu về Nâng cao chất lượng TĐG TSĐB phục
vụ cho mục đích nghiên cứu
Dựa vào 5 công trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 5 nhân tố tác động đến Chất lượng TĐG TSĐB bao gồm: Chất lượng CBTĐ, CSDL phục vụ công tác TĐG, Kỹ thuật TĐG được sử dụng, Quy trình TĐG,
Sự tuân thủ quy định về TĐG
Cũng trong phạm vi chương 2, tác giả đưa ra tiến trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương thức thu thập và xác định số lượng mẫu nghiên cứu Cùng với đó là thang đo và các phương pháp dùng cho phân tích dữ liệu
Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày về thực trạng công tác TĐG TSĐB tại đơn vị mà tác giả đã nghiên cứu và quan sát
Trang 39CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ 3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Phú Thọ
Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ được coi là một trong những ngân hàng bán
lẻ đầu tiên hiện diện tại tỉnh Phú Thọ Được thành lập dựa trên cơ sở chia tách từ Vietcombank Vĩnh Phúc vào ngày 28/07/2011 với vai trò là một là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Tiếp đó, ngày 22/9/2011, tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Vietcombank Việt Trì chính thức hoạt động độc lập và trở thành chi nhánh trực thuộc trực tiếp của Vietcombank Việt Nam với trụ sở đặt tại số 1606A – Đường Hùng Vương – Phường Gia Cẩm – Thành Phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
Đến ngày 1/1/2017, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Vietcombank Việt Trì chính thức đổi tên chi nhánh thành Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ Hiện tại, trụ sở chi nhánh được đặt tại số 1 – Đường Trần Phú – Phường Gia Cẩm – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
Trải qua hơn 12 năm hoạt động và phát triển, Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ đã đương đầu với nhiều thách thức và khó khăn, không ngừng tiến về phía trước trong môi trường cạnh tranh sôi động của thị trường ngân hàng Với tinh thần tiên phong và sự cam kết không ngừng, Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ đã xây dựng lên một tầm vóc vững chắc trong cộng đồng ngân hàng, khẳng định vai trò là một trong những NHTM lớn mạnh tại địa phương
Những thành tựu đạt được của Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ không chỉ là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên mà còn là sự hỗ trợ mạnh
mẽ từ phía khách hàng và cộng đồng Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ không chỉ là một đơn vị tài chính mà còn là một đối tác đáng tin cậy, luôn đồng hành và chia sẻ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trang 40Với sứ mệnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương, Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ không ngừng đóng góp vào việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời định hướng theo chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Với những kết quả đạt được từ năm 2011 đến nay, Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận là đơn vị dẫn đầu ngành Ngân hàng
và tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc, năm 2016 được thống đốc NHNN tặng bằng khen, Chi bộ nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh
3.1.2 Tổ chức nhân sự và vai trò của các phòng ban tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Phú Thọ
Bảng 3.1 Tình hình nhân sự tại Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ (2023)
Có thể thấy rằng, nguồn nhân lực của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm Trải qua gần 13 năm hoạt động, tính đến cuối năm 2023, Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ có 123 cán bộ nhân viên, là nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh và phát triển của Chi nhánh
Hiện nay, Vietcombank Chi nhánh Phú Thọ đã mở rộng và phát triển với quy
mô 123 cán bộ cùng 12 phòng ban nghiệp vụ khác nhau, bao gồm: Phòng khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Khách hàng Bán lẻ, phòng Dịch vụ Khách hàng, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý nợ, Phòng hành chính nhân sự, phòng Ngân quỹ Ngoài ra, Chi nhánh có 5 Phòng giao dịch (PGD) là: PGD Hùng Vương, PGD Lâm Thao, PGD Phù Ninh, PGD Cẩm Khê, PGD Thị xã Phú Thọ