LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy, cô giáo giảng dạy và cán bộ công tác tại Trường Đại học Hải Phòng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
LÊ HỒNG PHONG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI HUYỆN AN LÃO,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8.31.01.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đan Đức Hiệp
HẢI PHÒNG – 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài “Hoàn thiện
công tác quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng” của tác giả Lê Hồng Phong dưới sự hướng dẫn của giảng viên
PGS.TS Đan Đức Hiệp
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của tác giả Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và được tính dẫn đầy đủ, rõ ràng
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã tham khảo, kế thừa và
sử dụng một số thông tin, số liệu từ một số tài liệu tham khảo như: Luật, Nghị định, Thông tư, Luận văn, Nghị quyết, quyết định… Như trong danh mục tài liệu tham khảo
Hải Phòng, ngày 22 tháng 12 năm 2022
Tác giả
Lê Hồng Phong
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy, cô giáo giảng dạy và cán bộ công tác tại Trường Đại học Hải Phòng
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập tại Trường và thực
hiện việc nghiên cứu luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư
công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng”
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đan Đức Hiệp, người đã tận tình và dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Đồng thời, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo tại Huyện ủy, HĐND, UBND huyện An Lão, thành phố Hải Phòng và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện An Lão, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện An Lão đã tạo điều kiện để tôi được tiếp cận, thu thập hồ sơ, tài liệu để có dữ liệu hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện về thời gian, môi trường học tập để tôi có thể hoàn thành Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 22 tháng 12 năm 2022
Tác giả
Lê Hồng Phong
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.1 Khái niệm dự án 7
1.1.2 Khái niệm đầu tư công 7
1.1.3 Khái niệm dự án đầu tư công 8
1.1.4 Khái niệm quản lý dự án đầu tư công 9
1.2 Nội dung quản lý dự án đầu tư công 10
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư công 10
1.2.2 Quy trình quản lý dự án đầu tư công 10
1.2.3 Quản lý tiến độ dự án đầu tư công 11
1.2.4 Quản lý chất lượng dự án đầu tư công 12
1.2.5 Quản lý chi phí dự án đầu tư công 13
1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư công 16
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công 18
1.4.1 Các nhân tố khách quan 18
1.4.2 Các nhân tố chủ quan 19
1.5 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư công tại một số địa phương và bài học rút ra cho huyện An Lão, thành phố Hải Phòng 21
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư công tại một số địa phương 21
Trang 61.5.2 Bài học rút ra về quản lý dự án đầu tư công cho huyện An Lão, thành
phố Hải Phòng 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2017-2021 25
2.1 Khái quát chung về huyện An Lão và các dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng 25
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện An Lão 25
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của huyện An Lão 25
2.1.3 Khái quát các dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2021 27
2.2 Thực trạng quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2021 29
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão 29
2.2.2 Quy trình quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão 34
2.2.3 Quản lý tiến độ dự án đầu tư công tại huyện An Lão 45
2.2.4 Quản lý chất lượng dự án đầu tư công tại huyện An Lão 49
2.2.5 Quản lý chi phí dự án đầu tư công tại huyện An Lão 52
2.3 Đánh giá chung thực trạng quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2021 59
2.3.1 Kết quả đạt được 59
2.3.2 Hạn chế tồn tại và nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2022-2026 64
3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2026 64
3.2 Định hướng thu hút đầu tư, đầu tư công và yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão giai đoạn 2022 -2026 66
3.2.1 Định hướng thu hút đầu tư, đầu tư công của huyện An Lão giai đoạn 2022 -2026 66
Trang 73.2.2 Yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công tại huyện An
Lão 67
3.3 Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2026 68
3.3.1 Xây dựng quy trình và ban hành các văn bản pháp lý triển khai dự án68 3.3.2 Công tác chuẩn bị đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư 70
3.3.3 Hoàn thiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư 72
3.3.4 Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ, quản lý chi phí và chất lượng công trình 74
3.3.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách cần kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội 75
3.3.6 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm của đại diện chủ đầu tư 76
3.3.7 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn 78
3.3.8 Nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1 Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ
yếu tại Huyện An Lão giai đoạn 2017-2021 26
2.2 Tổng hợp các dự án ĐTC tại huyện An Lão giai đoạn
2.3 Tình hình nhân sự của Ban QLDA huyện An Lão tại thời
2.4 Các công trình dự án điều chỉnh do công tác lập và thẩm
định dự án liên quan đến hạng mục, thời gian, nguồn vốn
ĐTC tại huyện An Lão giai đoạn 2017-2021
38
2.5 Tình hình thực hiện công tác đấu thầu dự án ĐTC tại
2.6 Tổng hợp số lượng dự án ĐTC chậm tiến độ tại huyện An
2.7 Chi tiết các dự án ĐTC tại huyện An Lão giai đoạn
2.8 Các dự án ĐTC tại huyện An Lão gặp sự cố về chất lượng
2.9 So sánh giá trị dự án ĐTC tại huyện An Lão được lập và
2.10 Tình hình thực hiện nguồn vốn dự án ĐTC tại huyện An
2.11 Tình hình nợ đọng vốn đầu tư XDCB các dự án ĐTC tại
3.1 Mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu tại Huyện An Lão giai
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
2.1 Tình hình đấu thầu dự án ĐTC tại huyện An Lão 43 2.2 Tỷ lệ dự án ĐTC chậm tiến độ tại huyện An Lão 46
2.4 Tình hình nợ đọng vốn đầu tư XDCB các dự án ĐTC tại
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
2.1 Tổ chức công tác quản lý dự án của huyện An Lão 29 2.2 Bộ máy tổ chức Ban QLDA ĐTXD huyện An Lão 31 3.1 Quy trình triển khai thực hiện QLDA ĐTC 68
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước (vốn từ NSNN) vào các chương trình, DAXD kết cấu hạ tầng KTXH và đầu tư vào các chương trình,
dự án phục vụ phát triển KTXH Đầu tư công có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nâng cao cuộc sống đối với người dân… cũng như các cấp chính quyền cơ sở (tỉnh, huyện), nhất là những quốc gia và địa phương đang phát triển, đầu tư công có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, ĐTC trên địa bàn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đã nhận được sự quan tâm của cả Trung ương và các ban ngành thành phố Hải Phòng với chính sách ưu tiên về đầu tư, nhiều dự án, CTXD được triển khai Nhiều công trình hạ tầng quan trọng có được hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng như Dự án cải tạo, nâng cấp đường 301 đi qua các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, Dự án cải tạo nâng cấp đường 304 đi cầu Quang Thanh sang huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, Dự án cải tạo Sân vận động huyện An Lão, Dự án cải tạo chỉnh trang đô thị thị trấn An Lão, Dự án nông thôn mới kiểu mẫu xã Tân Dân… các tiểu dự án phục vụ Sân Golf Sakura của Nhật đang triển khai trên địa bàn huyện đã cải thiện diện mạo của huyện cũng thu hút được khách du lịch nâng cao mức sống nhân dân
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ĐTC vẫn còn nhiều hạn chế bộc lộ rõ trong quá trình triển khai các dự án ĐTC, hoạt động ĐTC như sau: Tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, tăng TMĐT, chất lượng công trình, dự án thấp chưa được xử lý triệt để; nhiều dự án, CTXD, hoàn thành đưa vào sử dụng chưa khai thác một cách hiệu quả, gây lãng phí, nhiều dự án phải dãn hoãn tiến độ, cắt giảm hạng mục để đảm bảo hoàn thành dự án án theo đúng thời gian quy định Một số dự án nợ đọng XDCB lớn, chưa có đủ vốn để thanh toán nưa chưa bàn giao được công trình đưa vào sử dụng Với
Trang 12những hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế của địa phương huyện An Lão trong những năm qua
Xuất phát từ thực tế trong quá trình QLDA ĐTC trên địa bàn huyện An
Lão, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng” làm luận văn Thạc sĩ
Quản lý kinh tế
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian quan đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau liên quan đến hoàn thiện công tác QLDA nói chung và QLDA ĐTC nói riêng Sau đây là tóm tắt một số nghiên cứu đã được thực hiện bởi các tác giả trọng nước:
Lương Văn Công (2016), “Một số biện pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư công tại Huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng”, Luận văn Thạc sĩ
Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Hải Phòng Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng QLDA ĐTC trên địa bàn huyện Tiên Lãng giai đoạn 2011-
2015, chỉ ra những thành công, hạn chế trong công tác QLDA ĐTC tại huyện Tiên Lãng Từ đó, tác giả Lương Văn Công đã đề xuất các biện pháp tới năm
2020 nhằm hoàn thiện công tác QLDA ĐTC tại huyện Tiên Lãng như hoàn thiện công tác quy hoạch đầu tư, công tác thẩm định DAĐT, công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư, công tác đấu thầu, công tác quản lý vốn ngân sách đầu tư, công tác GPMB xây dựng Tuy nhiên, luận văn chưa đưa ra được các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác QLDA ĐTC nói chung và tại huyện Tiên Lãng nói riêng
Tác giả Phùng Xuân Giang (2016), “Một số biện pháp hoàn thiện quản
lý dự án đầu tư công tại Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng”, Luận văn
Thạc sĩ Quản lý Kinh tế Trường Đại học Hải Phòng Tác giả đã các khái niệm
cơ bản, nội dung QLDA ĐTC, các nhân tố ảnh hưởng đến dự án ĐTC làm cơ
sở lý luận để từ đó đi vào phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLDA ĐTC tại huyện An Dương giai đoạn 2011-2015 Trên cơ sở các kết quả đạt được,
Trang 13hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế, tác giả Phùng Xuân Giang đã đề xuất được các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA ĐTC tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng tới năm 2020 Tuy nhiên, luận văn chưa đưa ra được các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác QLDA ĐTC nói chung và tại huyện An Dương nói riêng
Tác giả Tống Xuân Thắng (2018), “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đối với các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng”,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế Trường Đại học Hải Phòng Trên cơ sở lý luận QLNN các DAĐT sử dụng vốn NSNN, tác giả Tống Xuân Thắng đã tập trung nghiên cứu thực trạng công tác QLDA ĐTXD đối với các dự án, công trình sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Cát Hải và đã đưa ra 7 biện pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA ĐTXD đối với các dự án, công trình sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Cát Hải Tuy nhiên, luận văn chỉ đề cập tới các dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN mà không đề cập riêng tới các dự án ĐTC không sử dụng vốn NSNN tại địa huyện Cát Hải
Tác giả Nguyễn Thị Nhâm Tuyền (2020), “Quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý
Kinh tế Trường Đại học Nha Trang Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về QLDA ĐTC từ đó phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLDA ĐTC trên địa bàn huyện Diên Khánh Từ những hạn chế tồn tại, nguyên nhân của hạn chế, tác giả Nguyễn Thị Nhâm Tuyền đã đề xuất được 6 biện pháp và đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước cũng như UBND tỉnh Khánh Hòa nhằm hoàn thiện công tác QLDA ĐTC trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa Tuy nhiên, luận văn chưa chỉ ra được các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLDA ĐTC tại phần cơ sở lý luận và chưa đánh giá được thực trạng hiệu quả của công tác QLDA ĐTC tại huyện Diên Khánh
Tác giả Lâm Thái Bảo Ngọc (2021), “Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang”, Luận án tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Ngân hàng
Trang 14TP.Hồ Chí Minh Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang thông qua các tiêu chí hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2018 Luận án đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang căn cứ vào quy trình quản lý ĐTC và giải pháp phân phối, sử dụng NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, Công nghệ thông tin và truyền thông tại tỉnh Tiền Giang
Trên đây là một số công trình nghiên cứu trên cả nước Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện
về đề tài này trên địa bàn huyện An Lão dưới góc độ QLKT Vì vậy, luận văn này nghiên cứu về công tác QLDA ĐTC mang tính đặc thù trên địa bàn huyện
An Lão, thành phố Hải Phòng, đồng thời đề ra được phương hướng, mục tiêu,
hệ thống một số biện pháp vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài cho việc quản lý các DAĐT tại huyện An Lão với mục tiêu hoàn thiện công tác QLDA ĐTC, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các biện pháp hoàn thiện công tác QLDA ĐTC tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về QLDA ĐTC
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLDA ĐTC tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2021, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động QLDA ĐTC giai đoạn 2017-2021 tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
- Đề xuất các biện pháp cụ thể, thiết thực góp phần hoàn thiện công tác QLDA ĐTC tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2026
Trang 154 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề về QLDA ĐTC, cụ thể là quản lý các CTXD ĐTC tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
và đề xuất biện pháp trong giai đoạn 2022-2027
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu QLDA ĐTC tại huyện
An Lão, thành phố Hải Phòng do Ban QLDA ĐTXD huyện An Lão quản lý
5 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Tác giả thu thập thông tin liên quan tới tốc độ phát triển kinh tế, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay thực trạng tình hình xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục huyện An Lão thông qua các Báo cáo KTXH huyện An Lão trong các năm từ 2017 đến 2021 Cùng với đó, qua lịch sử Đảng bộ huyện An Lão
và website cổng thông tin thành phố Hải Phòng, tác giả thu thập các thông tin cần thiết về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên của huyện An Lão
- Đối với các tài liệu, số liệu về tình hình QLDA ĐTC của huyện An Lão, tác giả thu thập các quyết định của HĐND, UBND huyện An Lão; các số liệu, các danh mục CTXD dự án ĐTC tại huyện An Lão, vốn của dự án ĐTC
do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện An Lão, Ban QLDA ĐTXD huyện An Lão quản lý
- Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu các vấn đề lý luận trong các giáo trình, luận văn, luận án, các văn bản pháp luật của Nhà nước và các thông tin khác trên báo đài website, tạp chí
* Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu
Trang 16- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả toàn bộ sự vật hiện tượng trên cơ
sở số liệu đã được tính toán thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số tương đối
Từ đó luận án đưa ra các kết quả được trình bày dưới dạng bảng biểu hoặc đoạn văn để tổng kết thực trạng, phân tích làm nổi bật thực trạng các vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phân so sánh: Dùng để phân tích, đánh giá, so sánh kết quả thực hiện các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các thời điểm, thời kỳ để thấy được
xu thế biến động các chỉ tiêu này qua thời gian, từ đó mà phát hiện ra những vấn đề tồn tại
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu 3 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư công Chương 2: Thực trạng quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2021
Chương 3: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2026
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm dự án
Có nhiều giáo trình tài liệu đã đưa ra những cách định nghĩa khác nhau
về khái niệm dự án tùy theo mỗi khía cạnh nhìn nhận
Tuy nhiên, trên phương diện quản lý, các nhà quản lý có thể định nghĩa
dự án như sau: “Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất” [7] Theo định nghĩa này có thể thấy hai vấn đề như sau:
Vấn đề thứ nhất là, nỗ lực tạm thời tức là các dự án ĐTXD đều sẽ được xác định một cách rõ ràng thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc Khi mục tiêu của dự án đã được thực hiện hoàn thành hoặc cũng có thể dự án bị loại bỏ thì lúc đó sẽ là thời điểm dự án kết thúc
Vấn đề thứ hai là, sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất Điều này có thể hiểu rằng dự án tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ là toàn hoàn khác biệt so với những sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự đã có hay dự án khác
Trong Luật Đầu tư năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, tại khoản 2, điều 3 chỉ ra rằng: “dự án là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” [14]
1.1.2 Khái niệm đầu tư công
Theo quy định của Luật ĐTC số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, khái
niệm ĐTC được định nghĩa như sau: “ĐTC là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng ĐTC khác” [14]
Lĩnh vực ĐTC bao gồm:
- “Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng KTXH
Trang 18- Đầu tư phục vụ hoạt động của CQNN, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích
- Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư” [14]
1.1.3 Khái niệm dự án đầu tư công
Theo Khoản 13, Điều 4, Luật ĐTC năm 2019 đưa ra: “Dự án ĐTC là
dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ĐTC” [14]
Trong đó, Khoản 22, Điều 4, Luật ĐTC năm 2019 chỉ rõ: “Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn NSNN; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.” [14]
- Đặc điểm của dự án ĐTC gồm:
+ “Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng
+ Dự án có thời gian thực hiện với điểm bắt đầu và kết thúc xác định + Dự án có sự tham gia, liên quan của nhiều bộ phận và chuyên môn: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan QLNN
+ Dự án là công việc phức tạp, không theo thông lệ và chỉ thực hiện một lần
+ Dự án có các yêu cầu cụ thể về thời gian thực hiện, ngân sách thực hiện và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
+ Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn của hoạt động đầu tư phát triển” [9]
Một trong những cách phân loại dự án ĐTC chính là căn cứ vào tính chất của dự án Tại Luật ĐTC số 39/2019/QH14, Điều 6 chỉ ra rằng có thể phân loại làm 2 loại dự án như sau:
“Một là, dự án có cấu phần liên quan tới xây dựng, cụ thể như dự án ĐTXD mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng dự án đã ĐTXD, tính bao gồm cả phần mua tài sản, mua các trang thiết bị của dự án
Trang 19Hai là, dự án không có cấu phần xây dựng là các dự án như mua tài sản, hoặc sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị, máy móc hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua sắm và dự án khác không quy định tại mục trên” [9]
- Dự án ĐTC được lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí:
“Dự án được thực hiện phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển KTXH của địa phương; quy hoạch
đô thị; quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Dự án phải đảm bảo hiệu quả KTXH, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương
Dự án phải làm rõ được sự cần thiết để đầu tư, có mục tiêu, phạm vi, quy mô rõ ràng
Các dự án có đủ thủ tục đầu tư theo quy định; có trong danh mục và trong phạm vi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao” [17]
1.1.4 Khái niệm quản lý dự án đầu tư công
“Trong các giáo trình, tài liệu cũng như các nhà quản lý chỉ ra rằng: quản lý đó là tác động mang tính chất chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các đối tượng là quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới các mục tiêu đã đặt ra Quá trình quản lý bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức để thực hiện kế hoạch nhằm đạt tới mục đích đã đặt ra của tổ chức một cách có kết quả” [17]
Chính từ những quan niệm trên có thể đưa ra quan niệm về QLDA đó
là quá trình gồm các hoạt động lập kế hoạch, điều phối thời gian cũng như các nguồn lực để thực hiện kế hoạch, thực hiện việc giám sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo dự án được thực hiện và hoàn thành đúng thời gian tiến độ cũng như vốn đã được duyệt với chất lượng đạt yêu cầu đã định Theo Ben Obinero Uwakweh (Mỹ): “QLDA là sự lãnh đạo và phối hợp các nguồn lực, vật tư để đạt được mục tiêu định trước về phạm vi, chi phí, thời gian, chất
Trang 20lượng và sự hài lòng của các bên tham gia Đó là sự điều khiển các hoạt động của một hệ thống (dự án) trong một quỹ đạo mong muốn Với các điều kiện ràng buộc và các mục tiêu định trước.” [11]
Như vậy có thể thấy, “QLDA ĐTC là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều khiển và kiểm soát các hoạt động của dự án nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong phạm vi giới hạn về thời gian và nguồn lực” [10]
1.2 Nội dung quản lý dự án đầu tư công
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư công
Để QLDA ĐTC thực sự phát huy hiệu quả, việc xây dựng được một bộ máy hoàn chỉnh, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực QLDA ĐTC là việc làm cần thiết
Theo khoản 11, điều 4 của Luật ĐTC năm 2019 cho biết: “Cơ quan chuyên môn quản lý ĐTC là đơn vị có chức năng quản lý ĐTC thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý ĐTC của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương; phòng, ban có chức năng quản lý ĐTC thuộc UBND cấp huyện, cấp xã” [14]
Như vậy, theo phạm vi nghiên cứu của luận văn này thì đối với cấp huyện, cơ quan chuyên môn quản lý ĐTC của huyện là chính quyền huyện và các phòng, ban chuyên môn có chức năng quản lý ĐTC thuộc huyện Cụ thể trong đối tượng phạm vi nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra đó là Ban QLDA ĐTXD huyện
1.2.2 Quy trình quản lý dự án đầu tư công
Quy trình quản lý dự án là quá trình xác định và quản lý tất cả các quy trình và công việc liên quan đến việc tạo ra sản phẩm của dự án bao gồm:
- Quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án
- Quản lý từ việc:
+ Hình thành chủ trương đầu tư
Trang 21+ Công tác lập dự án: Việc lập dự án phải trong phạm vi cho phép, theo chức năng nhiệm vụ của dự án, theo quy hoạch xây dựng của khu vực, theo kế hoạch phát triển KTXH
+ Công tác thẩm định, phê duyệt dự án: Kiểm tra dự án được lập trong khuôn khổ, phạm vi cho phép
- Quản lý giai đoạn thực hiện dự án:
+ Quản lý công tác GPMB
+ Quản lý công tác khảo sát thiết kế xây dựng: Quản lý việc khảo sát trong phạm vi đã được phê duyệt và thiết kế trong phạm vi cho phép (thiết kế dựa trên dự án được phê duyệt)
+ Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu
+ Quản lý công tác thi công xây dựng: Thi công trong phạm vi dự án cho phép về không gian và thời gian
- Quản lý giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao công trình đưa vào sử
dụng
- Quản lý công việc bàn giao đưa công trình vào sử dụng: Việc bàn
giao công trình cho đúng phạm vi, đối tượng sử dụng
1.2.3 Quản lý tiến độ dự án đầu tư công
* Quản lý tiến độ giai đoạn chuẩn bị dự án
- Công tác lập dự án: Thời gian lập dự án phải có kế hoạch thực hiện
trước hoặc là được ghi rõ vào trong hợp đồng tư vấn lập dự án (Đối với việc thuê tư vấn lập dự án) Quản lý thời gian theo kế hoạch và theo hợp đồng đã
ký kết
- Công tác thẩm định, phê duyệt dự án: Quản lý thời gian giai đoạn này
cần phải căn cứ vào các quy định thời gian về việc thẩm tra phê duyệt dự án theo pháp luật hiện hành
- Việc điều chỉnh dự án
* Quản lý tiến độ giai đoạn thực hiện dự án
Trang 22- Công tác GPMB: Việc lập kế hoạch và thực hiện GPMB phù hợp với
chính sách của Nhà nước và sự đồng thuận của nhân dân
- Công tác khảo sát, thiết kế xây dựng: Quản lý như công tác lập dự án
đã được trình bày ở trên
- Công tác thi công xây dựng:
+ Lập kế hoạch thực hiện từng công việc theo trình tự thực hiện các công việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ thi công
+ Tiến độ thi công đã được lập chi tiết cho từng công việc cụ thể theo nguồn nhân lực của đơn vị thi công
+ Kiểm tra, giám sát thực hiện công việc rồi so sánh với kế hoạch thực hiện
Nếu có sai khác gì thì điều chỉnh cho phù hợp Thực hiện báo cáo tiến
độ tuần, tháng, quý, năm thường xuyên
Quản lý tiến độ phải thực hiện quản lý theo cả quá trình thực hiện dự án chứ không quản lý cục bộ tổng thể Để tránh tình trạng phát hiện chậm tiến độ thì không điều chỉnh được nữa
* Quản lý tiến độ giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao công trình đưa vào sử dụng
Quản lý thời gian công tác quyết toán vốn, phê duyệt dự toán: Quản lý thời gian công tác này cũng theo quá trình thực hiện các công tác trên
1.2.4 Quản lý chất lượng dự án đầu tư công
Quản lý chất lượng dự án ĐTC phải được tiến hành liên tục, thường xuyên để đảm bảo dự án được tiến hành theo tiến độ, quy trình đã được duyệt, đúng khối lượng, chất lượng quy định Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác QLCL dự án ĐTC cần có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan Nội dung QLCL dự án ĐTC gồm:
- Lập kế hoạch QLCL dự án ĐTC;
- Tổ chức điều hành công tác QLCL dự án ĐTC;
- Kiểm tra, hiệu chỉnh sai lệch
Trang 23QLCL dự án ĐTC qua các giai đoạn:
* Quản lý chất lượng giai đoạn chuẩn bị dự án
- QLCL công tác lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật: Xác định các
mục tiêu của dự án, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác lập dự án
- QLCL công tác thẩm định, phê duyệt dự án: Việc thẩm định làm
đúng, đủ chức năng nhiệm vụ của mình để có được một dự án chất lượng
* Quản lý chất lượng giai đoạn thực hiện dự án
QLCL khảo sát, thiết kế CTXD ĐTC:
- “QLCL khảo sát: Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng Giám sát công tác khảo sát xây dựng; Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng; Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng
- QLCL thiết kế là QLCL công việc: Lập nhiệm vụ thiết kế CTXD ĐTC; Lựa chọn nhà thầu thiết kế CTXD ĐTC; Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư, thẩm tra thiết kế của cơ quan QLNN có thẩm quyền hoặc của tổ chức
tư vấn (nếu có); Phê duyệt thiết kế CTXD ĐTC; Nghiệm thu thiết kế CTXD ĐTC” [17]
* Quản lý chất lượng giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao đưa CTXD ĐTC vào sử dụng
- QLCL hồ sơ lưu trữ của dự án
- QLCL công tác quyết toán vốn, phê duyệt quyết toán
- QLCL công tác bảo hành CTXD ĐTC
1.2.5 Quản lý chi phí dự án đầu tư công
- Quản lý chi phí dự án ĐTC phải đảm bảo thực hiện mục tiêu đầu tư, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của DAĐT, đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý, phù hợp với các điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường
- Quản lý chi phí dự án ĐTC được quản lý trong suốt quá trình thực hiện dự án nhưng trong mỗi một giai đoạn thực hiện dự án thì cần chú trọng đến một giá trị khác nhau như:
Trang 24* Quản lý chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án
Khi lập dự án, TMĐT là số liệu được quan tâm hàng đầu vì vậy cần quản lý tốt tài liệu này
- Quản lý TMĐT
V = GXD + GTB + GMB + GQLDA + GTV + GK + GDPTrong đó:
V: TMĐT của dự án ĐTXD
GXD: Chi phí xây dựng
GTB: Chi phí thiết bị
GMB: Chi phí bồi thường mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư
GQLDA: Chi phí quản lý dự án
GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
GK: Chi phí khác
GDP: Chi phí dự phòng
- Quản lý TMĐT thông qua
+ Việc lập TMĐT: Quản lý việc lập TMĐT, phương pháp lập TMĐT + Phân bổ TMĐT (kế hoạch chi phí) Mỗi dự án cần phải lập kế hoạch chi phí (kế hoạch giải ngân) cần kiểm soát việc giải ngân theo đúng kể cả về giá trị và thời gian
+ Kiểm soát, hiệu chỉnh TMĐT Trong quản lý chi phí việc hiệu chỉnh TMĐT là rất khó khăn và phức tạp Nhưng trong trường hợp bắt buộc phải hiệu chỉnh TMĐT thì hiệu chỉnh theo phạm vi giới hạn và quy định của pháp luật
* Quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện dự án
Khi khảo sát, thiết kế - dự toán cần quản lý các vấn đề sau:
- Quản lý dự toán ĐTXD thông qua:
+ Lập dự toán ĐTXD: Quản lý cách lập dự toán, phương pháp lập dự toán và công tác thẩm định phê duyệt dự toán
Trang 25+ Phân bổ dự toán cho các thời kỳ xây dựng: Lập kế hoạch phân bổ dự toán cho từng giai đoạn thực hiện dự án, thực hiện kiểm soát chi phí theo kế hoạch dự toán phân bổ
+ Kiểm soát, hiệu chỉnh dự toán ĐTXD: Quản lý các trường hợp điều chỉnh dự toán và các nội dung điều chỉnh; quản lý việc tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán điều chỉnh
- Quản lý định mức, đơn giá XDCT thông qua:
+ Quản lý việc sử dụng định mức đơn giá: Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện lập, điều chỉnh, thẩm tra các định mức đơn giá đã thực hiện Đối với định mức đơn giá mà nhà thầu đưa ra thì phải quản lý cách thực hiện của nhà thầu và làm cơ sở để thanh toán sau này
+ Quản lý việc điều chỉnh sửa đổi định mức đơn giá: Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, thẩm tra định mức đơn giá và tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức đã thực hiện Đối với định mức đơn giá mà nhà thầu đưa ra thì phải quản lý cách thực hiện của nhà thầu
và làm cơ sở để thanh toán sau này
- Quản lý chỉ số giá XDCT thông qua:
+ Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá XDCT theo thời gian
+ Quản lý việc sử dụng chỉ số giá để điều chỉnh TMĐT, dự toán XDCT, điều chỉnh hợp đồng xây dựng: Kiểm tra việc áp dụng chỉ số giá, cách tính chỉ số giá Quản lý việc sử dụng kết quả tính chỉ số giá
* Quản lý chi phí trong giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao công trình đưa vào sử dụng
Quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư của dự án:
- “Việc thanh toán cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc phải căn cứ trên khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung, phương
Trang 26thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết Việc thanh toán phù hợp với từng loại công việc hoàn thành và dự toán được duyệt
- Việc thanh toán hợp đồng phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng Số lần thanh toán và điều kiện thanh toán phải ghi rõ trong hợp đồng
- Việc quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư của dự án phải thông qua:
+ Quản lý lập hồ sơ thanh toán, quyết toán: Quản lý các giấy tờ văn bản liên quan đến thanh toán, quyết toán; quản lý thời gian lập thanh toán, quyết toán” [8];
+ Quản lý giá trị thanh toán, quyết toán
+ Kiểm soát chất lượng các báo cáo quyết toán: Kiểm soát giá trị quyết toán, cách thức lập quyết toán (cách thức lập có đúng với văn bản pháp luật quy định không), báo cáo đã đủ căn cứ để lập chưa; các hồ sơ văn bản kèm theo
1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư công
Mục tiêu cơ bản của việc QLDA ĐTC thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian Vì vậy tiêu chí để đánh giá hiệu quả của công tác QLDA ĐTC được thể hiện rõ qua 03 chỉ tiêu chính: Tiến độ, chi phí và chất lượng dự án
- Tiêu chí tiến độ dự án ĐTC: “Hiệu quả việc quản lý tiến độ thể hiện ở
việc đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch đã đề ra về mặt thời gian Khi thực hiện một dự án đòi hỏi phải có một thời gian nhất định và thường bị
ấn định, khống chế do nhiều lý do Để đạt được kết quả dự kiến trong khoảng thời gian được khống chế đòi hỏi ngay trong từng giai đoạn của chu trình dự
án phải được khống chế về thời gian thực hiện Thông thường, tiến trình thực hiện một dự án theo thời gian có thể được chia làm 3 thời kỳ: Khởi đầu, triển khai và kết thúc” [6] Để đảm bảo thời gian thực hiện các công việc của dự án
Trang 27đã được dự kiến, từ đó đảm bảo thời gian hoàn thành dự án, việc đáp ứng các nguồn lực cho dự án phù hợp với tiến độ thời gian đã lập kế hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng Cũng như việc đảm bảo chi phí nguồn lực tiết kiệm, đảm bảo tiến độ thời gian thực hiện dự án được khống chế được xem là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nguồn lực cho dự án và do đó ảnh hưởng đến chất lượng dự án đạt được Từ điểm nhìn này, quản lý tiến độ thời gian hoàn thành dự án là nội dung quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng Quản lý dự án tốt là tiến độ thực hiện mọi giai đoạn, mọi hoạt động đúng thời hạn theo kế hoạch Các hoạt động, sản xuất, quản lý, gặp gỡ các cơ quan QLNN, các địa phương được thực hiện suôn sẻ đúng tiến độ
- Tiêu chí chi phí dự án ĐTC: “Chi phí cho dự án ĐTC phải được quản
lý để đảm bảo hiệu quả của dự án Việc quản lý chi phí dự án ĐTC được thực hiện theo từng dự án công trình, phù hợp với các giai đoạn, các bước thiết kế Tổng mức đầu tư, dự toán ĐTXD phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian XDCT không được vượt ngân sách dự kiến Để có thể đạt được kết quả dự kiến với chi phí nguồn lực tiết kiệm trong giới hạn chi phí đã xác định sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả đầu tư dự án” [6] Vì thế, quản lý chi phí dự án ĐTC là một nội dung quản lý cực kỳ quan trọng của QLDA Chi phí cho thực hiện dự án không được vượt TMĐT
- Tiêu chí chất lượng dự án ĐTC: Chất lượng dự án chính là kết quả
cần đạt được “Mỗi dự án thường đặt ra một hay nhiều mục tiêu cuối cùng cần đạt được, mục tiêu kỹ thuật công nghệ, mục tiêu kinh tế tài chính, mục tiêu
kinh tế xã hội Trong đó mục tiêu về chất lượng có ý nghĩa quan trọng Đảm
bảo chất lượng dự án nghĩa là đảm bảo mục tiêu chất lượng ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư và khai thác dự án, nó là mục tiêu rất được quan tâm Hiệu quả của công tác QLCL được thể hiện ở các tiêu chí sau:
+ Đảm bảo các công trình được xây dựng theo đúng quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, đảm bảo mặt bền vững
Trang 28+ Chất lượng là sự phù hợp các tiêu chuẩn (Bao gồm các tiêu chuẩn pháp lý và các tiêu chuẩn pháp định)
+ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích và sự thỏa mãn người tiêu dùng
+ Tần suất cải tạo, sửa chữa trong giới hạn cho phép
+ Công tác QLDA ĐTXD đạt hiệu quả tức là CTXD được sớm đưa vào
sử dụng, chi phí phát sinh thấp nhất và đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật” [6]
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công
1.4.1 Các nhân tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên
Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án ĐTC không thể không chú trọng đến các điều kiện tự nhiên Nếu điều kiện tự nhiên ở tại dự án không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án, điều đó có thể làm tăng chi phí của dự án và không đạt được mục tiêu QLDA đã đề ra Các điều kiện về địa hình, địa chất và thuỷ văn cũng là những nhân tố gây ra rất nhiều khó khăn, phức tạp trong việc đề xuất các biện pháp xử lý đối với từng điều kiện khác nhau Trong nhiều trường hợp công trình thi công gặp phải địa hình hiểm trở, phức tạp hay địa chất yếu, kém ổn định thì công tác xử lý sẽ gặp phức tạp, gây tốn kém nhiều tiền của, thời gian thi công kéo dài mà chất lượng công trình thì khó được đảm bảo Chính vì thế, yếu tố về điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố quan trọng cần có sự quan tâm thoả đáng, đặc biệt trong các công tác khảo sát, đánh giá ban đầu
- Trình độ phát triển kinh tế của địa phương
Đây là nhân tố không thể thiếu khi muốn thực hiện công việc nhìn chung đều phải lập kế hoạch chuẩn bị đảm bảo đáp ứng đầy đủ nguồn lực kinh tế cho hoạt động đó Đối với các dự án ĐTC thì vấn đề nguồn lực kinh tế càng phải được quan tâm chặt chẽ Trình độ phát triển kinh tế của địa phương
có tính chất quyết định đến nguồn thu NSNN của địa phương đó; do nguồn
Trang 29ngân sách phải chi đồng thời cho nhiều khoản chi khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên nếu địa phương có kinh tế phát triển sẽ là tiền đề để đảm bảo cho nguồn thu ngân sách, từ đó đảm bảo nguồn kinh phí cho các dự án ĐTC diễn ra đúng tiến độ và phát huy hiệu quả
- Cơ chế chính sách của Nhà nước
“Có thể thấy rằng các nhân tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác QLDA ĐTC Môi trường pháp luật ổn định, không có sự chồng chéo của các văn bản, không có hiện tượng tiêu cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLDA ĐTC Chủ trương của Nhà nước về hoàn thiện và mở rộng quyền hạn giám sát cộng đồng cũng
là một yếu tố vô cùng tích cực có ảnh hưởng đến chất lượng của công tác QLDA ĐTC” [16]
- Quy mô và mức độ phức tạp của dự án
Khi nói đến dự án chính là nói đến sự nỗ lực để hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định, có điểm khởi đầu và kết thúc để tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc kết quả mong muốn Có rất nhiều dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với những quy mô và yêu cầu phức tạp khác nhau Quy mô của dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những trở ngại và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu ban đầu của dự án Tuy nhiên, các dự án lớn không nhất thiết phải kéo theo sự phức tạp hay rắc rối Về mức độ phức tạp thì các dự án phức tạp áp dụng công nghệ cao vốn luôn khó quản lý hơn các dự án khác Trong giai đoạn hiện nay, mức độ phức tạp của các dự án, đặc biệt là các dự
án trong lĩnh vực giao thông đã không ngừng tăng lên, gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, thực hiện dự án Điều này đòi hỏi sự hiểu biết và
đo lường tốt hơn để hỗ trợ cho công tác quản lý dự án hiện đại
1.4.2 Các nhân tố chủ quan
- Năng lực của Ban quản lý dự án
Năng lực của một đơn vị hay của một tổ chức là khả năng tập trung tổ hợp nguồn lực vốn có của họ để hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động của họ
Trang 30trong một thời gian nhất định Năng lực QLDA là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính của các chủ thể tham gia vào quá trình QLDA, phù hợp với các yêu cầu đặc trưng nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động QLDA đạt kết quả cao nhất Năng lực QLDA được hình thành trên cơ sở các nguồn lực của dự án và
từ các hoạt động và kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo thuộc Ban QLDA
Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ lãnh đạo QLDA là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý các dự án ĐTC do Ban QLDA thực hiện quản lý Bởi vì họ là chủ thể của QLNN về đầu tư nói chung, về dự
án ĐTC nói riêng Năng lực của cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc Ban QLDA không những ảnh hưởng đến công tác hoạch định chính sách, tham mưu đề xuất các quy định, quy chế phù hợp mà còn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quản lý các dự án ĐTC Một cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt
sẽ tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý các dự án ĐTC
- Công tác kiểm tra, giám sát QLDA ĐTC
Công tác kiểm tra, giám sát QLDA ĐTC là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác QLDA ĐTC Công tác kiểm tra, giám sát được dựa trên
kế hoạch ĐTC đã ban hành Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp hạn chế các rủi ro, khắc phục kịp thời những tồn tại trong quá trình QLDA ĐTC
- Việc áp dụng khoa học công nghệ vào công tác QLDA ĐTC
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động ĐTC và QLDA ĐTC là một trong những yếu tố quan trọng Cùng với trình độ, năng lực của cán bộ, sự tiến bộ của khoa học công nghệ giúp nâng cao hiệu quả QLDA ĐTC thông qua việc trao đổi thông tin, áp dụng phần mềm kỹ thuật trong quản lý, hay ở khu vực Nhà nước
là công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử… Công tác QLDA ĐTC có thể thực hiện và đạt kết quả tốt khi có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết, phần mềm quản lý, tài liệu
Trang 311.5 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư công tại một số địa phương và bài học rút ra cho huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư công tại một số địa phương
* Quản lý dự án đầu tư công tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLDA ĐTC, thời gian qua, huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp từ bước xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầu tư dự án đến phân bổ, bố trí và sử dụng nguồn vốn, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật Quá trình triển khai các dự án được thực hiện chặt chẽ các bước theo quy định nhằm đảm bảo phù hợp kế hoạch ĐTC trung hạn; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đồng thời phù hợp với các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển KTXH của huyện
Để nâng cao hiệu quả công tác QLDA ĐTC, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn; thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn NSNN năm 2021 để thường xuyên
rà soát, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng hoàn thành và đẩy nhanh quyết toán dự án hoàn thành theo quy định
Đồng thời, huyện kiên quyết thực hiện điều chuyển nguồn vốn đối với các dự án, công trình có tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 thấp để bổ sung vốn cho các dự án, công trình có khối lượng và tiến độ giải ngân cao nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân
Bên cạnh đó, công tác QLDA được thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, phù hợp với quy định của pháp luật Các chủ đầu tư, ban QLDA, đơn
vị thi công đã chủ động lập kế hoạch thực hiện dự án theo quy định UBND huyện, các ban, ngành thường xuyên kiểm tra cơ sở để nắm bắt tình hình thực hiện các dự án, kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượng dự án, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển KTXH của huyện
Trang 32* Quản lý dự án đầu tư công tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Thực hiện Chỉ thị 10/CT- UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn ĐTC, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC, huyện Đồng Hỷ đã tăng cường công tác quản
lý, sử dụng vốn ĐTC, giám sát, đánh giá đầu tư; nghiêm túc thực hiện các kết luận của các cơ quan kiểm toán, thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành đối với các dự án công trình, chủ đầu tư có sai phạm trong công tác quản lý,
sử dụng vốn ĐTC; Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, chậm giao nộp hồ sơ, thủ tục thanh toán khối lượng hoàn thành và vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết
Chính quyền huyện luôn ưu tiên bố trí vốn thực hiện GPMB phục vụ triển khai dự án; Lập biểu đồ tiến độ, báo cáo UBND điều chuyển vốn đối với những dự án, công trình không có khả năng giải ngân hết 100% kế hoạch vốn năm 2021 trước 31/10/2021; Chủ đầu tư, đơn vị nào không báo cáo, dẫn đến
bị cắt vốn sẽ xem xét, xử lý theo quy định
UBND huyện Đồng Hỷ cũng yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương lập kế hoạch, áp dụng đấu thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng Bên cạnh đó, phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án; Báo cáo tình hình thực hiện, ước giải ngân kế hoạch vốn ĐTC luỹ kế đến tháng, quý của các dự án sử dụng vốn ĐTC 2021
Đơn vị nào không giải ngân hết kế hoạch vốn sẽ bị cắt giảm dự toán được giao và không được cấp bổ sung Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị liên quan được giao tiến hành kiểm tra, giám sát và yêu cầu xử lý kịp thời những tồn tại hoặc các hành vi vi phạm pháp luật; Tổng hợp danh sách các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghiêm túc việc báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn hàng tháng, tham mưu đề xuất UBND hình thức xử lý
Trang 331.5.2 Bài học rút ra về quản lý dự án đầu tư công cho huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
Từ bài học kinh nghiệm thực tiễn về QLDA ĐTC tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, có thể rút ra bài học về QLDA ĐTC cho huyện An Lão, thành phố Hải Phòng như sau:
Một là, các cơ quan ban ngành tại địa phương cần tập trung đẩy mạnh
việc thực hiện tái cơ cấu lại chi NSNN theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, giảm các khoản chi thường xuyên để tăng tỷ trọng cho chi đầu tư phát triển; chú trọng công tác khảo sát, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư; tăng cường các biện pháp khắc phục tình trạng chuẩn bị sơ sài gây lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện thời gian qua
Hai là, để đảm bảo tiến độ cũng như nâng cao chất lượng công tác
ĐTC, ban lãnh đạo huyện cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện các công trình, dự án đảm bảo bám sát Luật ĐTC, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các nội dung văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, hướng dẫn của các sở, ngành liên quan, triển khai các dự án; thực hiện tốt công tác giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch, tiến độ dự án, công trình
Ba là, đẩy mạnh công tác GPMB, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng
mang tính đột phá nhằm tạo mặt bằng, thu hút đầu tư, trong đó, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án ĐTC, các dự án động lực, trọng điểm Cùng với đó, cần chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính trong đầu tư phát triển
Bốn là, cần thường xuyên đôn đốc nhà thầu thi công dự án huy động
trang thiết bị máy móc, nhân lực, tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến
độ thi công các dự án, công trình, đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, hạn chế tối đa việc chậm giải ngân, hoặc không giải ngân được Chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, tăng cường công tác QLCL thi
Trang 34công, công tác giám sát, QLDA ĐTXD, phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch
Năm là, tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn ĐTC, giám sát, đánh
giá đầu tư; nghiêm túc thực hiện các kết luận của các cơ quan kiểm toán, thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành đối với các dự án công trình, chủ đầu tư có sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn ĐTC; Kiên quyết xử
lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, chậm giao nộp hồ sơ, thủ tục thanh toán khối lượng hoàn thành và vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
TẠI HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2017-2021
2.1 Khái quát chung về huyện An Lão và các dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện An Lão
“Huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là 11.770,54 ha, chiếm 7,6% diện tích tự nhiên của toàn thành phố Hải Phòng Phía Bắc giáp huyện An Dương; Phía Nam giáp huyện Tiên Lãng; Phía Đông giáp quận Kiến An và huyện Kiến Thụy; Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương
Huyện An Lão cách trung tâm thành phố Hải Phòng 18 km, có tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường QL10, ĐT.360, ĐT.362, ĐT.354, ĐT.357 chạy qua nối liền một số đô thị trong thành phố và các tỉnh lân cận như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hải Dương
An Lão là địa bàn nằm gọn trong lưu vực sông Thái Bình Nguồn nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của huyện lấy từ 3 sông chính: sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Đa Độ” [18]
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của huyện An Lão
Trong giai đoạn 2017-2021, cơ cấu kinh tế của huyện An Lão chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm
tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản Cụ thể ngành nông lâm nghiệp thủy sản tỷ trọng giảm từ 25,19% năm 2017 xuống còn 14,50% năm 2021; ngành công nghiệp và xây dựng tỷ trọng tăng từ 51,75% năm 2017 lên mức 60,00% năm 2021; ngành dịch vụ tỷ trọng tăng từ 23,06% năm 2017 lên mức 25,50% năm 2021 Kết quả này đã đạt so với mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2017-2021 của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
Tổng vốn ĐTXD toàn xã hội của huyện cũng tăng từ 1.100 tỷ đồng năm 2017 lên con số 1.435 tỷ đồng năm 2021, đạt so với mục tiêu đề ra
Trang 36Bảng 2.1: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu tại Huyện An Lão giai đoạn 2017-2022
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính tiêu giai Mục
đoạn
Năm
2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Đánh giá thực hiện với mục tiêu
Tốc độ phát triển bình quân (%)
1 Cơ cấu kinh tế đến năm 2021 % 100%
Đạt
- Nông lâm nghiệp và thủy sản % 15% 25,19 23,04 20,59 17,54 14,50 87,10
- Công nghiệp và xây dựng % 60% 51,75 52,56 53,5 55,15 60,00 103,77
- Dịch vụ % 25% 23,06 24,40 25,91 27,31 25,50 102,55
2 Tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội đến năm 2021 đạt 1.100 tỷ đồng, tăng bình quân từ 7-8% Tỷ đồng 1.100 806 825 935 1.071 1.435 Đạt 115,51
3 Tổng vốn đầu tư công Tỷ đồng 122.595 98,5 151,6 165.618 179.873 110,06
4 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 10%/năm % 10% 28,14 38,47 8,39 21,36 3,60 Vượt 59,81
5 Thu nhập bình quân đến năm 2021: 38 - 40 triệu đồng/người /năm Trđ/người/năm 38-40 33,15 37,3 42,05 45,55 52 Vượt 111,91
6 Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình từ 1-1,5%/năm (chỉ tiêu theo chuẩn cũ, thực hiện theo đa chiều chuẩn mới) % 1-1,5% 1 1,03 0,91 0,86 0,50 Đạt 84,09
7
Xây dựng thêm từ 10 -15 trường đạt chuẩn quốc gia Trong đó:
100% xã, thị trấn có 2 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
trở lên trường 10-16 2 2 3 5 4 Đạt 118,92
8 Tỷ lệ dân tham gia Bảo hiểm y tế 90% trở lên % 90% 80,7 82,4 86,2 88,6 90 Đạt 102,76
9 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hàng năm 1% % 1% 1 0,98 0,97 0,96 0,96 Vượt 98,98
10 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 70% trở lên % 70% 60 65 70 72 75 Vượt 105,74
Trang 37Tổng vốn ĐTC của huyện An Lão giai đoạn 2017-2021 tăng dần qua các năm từ 122.595 tỷ đồng năm 2017 lên con số 179.873 tỷ đồng năm 2021 Nhờ có số vốn này mà nhiều công trình công được xây dựng và hoàn thiện, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, từ đó cũng giúp cho KTXH huyện tăng trưởng và phát triển nên thu nhập bình quân của người dân cũng tăng lên Nếu như năm 2017, thu nhập bình quân của một người là 33,15 triệu đồng/người/năm thì tới năm 2021 con số này đạt mức 52 triệu đồng/người/năm, vượt so với mục tiêu đề ra là 38-40 triệu đồng/người/năm
Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình từ 1-1,5%/năm cũng đã được huyện an Lão thực hiện đạt so với mục tiêu đặt ra Nhờ đó mà tỷ lệ dân tham gia bảo hiểm y tế cũng đã tăng từ 80,7% năm 2017 lên con số 90,00% năm 2021
Vấn đề xây dựng thêm trường đạt chuẩn quốc gia cũng được các trường học trên địa bàn huyện triển khai thực hiện nghiêm túc Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện An Lão tăng dần từ 60,00% năm 2017 lên mức 75,00% năm 2021 Các hoạt động về an ninh quốc phòng cũng được huyện thực hiện hoàn thành theo quy định
2.1.3 Khái quát các dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2021
Trong giai đoạn từ năm 2017-2021, để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa và kết nối phát triển các vùng kinh tế đã có rất nhiều dự án ĐTC được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng Hoạt động ĐTC được UBND huyện An Lão tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên bố trí vốn để thanh quyết toán các dự án ĐTC đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, các dự án, các công trình trọng điểm, các dự án đang thi công để đảm bảo tiến độ đề ra Trong giai đoạn 2017-2021, đã bàn giao đưa vào sử dụng các công trình như (Phụ lục 1): Cải tạo nâng cấp Sân vận động huyện An Lão, Nhà Hiệu bộ Trường THCS An Tiến, Nhà Hội trường Trụ sở
UBND thị trấn Trường Sơn
Trang 38Bảng 2.2: Tổng hợp các dự án ĐTC tại huyện An Lão giai đoạn 2017-2021
STT
Nội dung
Dự án
Số lượng
dự án
Tổng mức đầu tư được duyệt hoặc điều chỉnh (Triệu đồng)
Trong đó (Triệu đồng)
(Nguồn: Ban QLDA ĐTXD huyện An Lão)
Giai đoạn 2017-2021, huyện An Lão có tổng số 79 dự án ĐTC với 16
dự án đã hoàn thành, tổng mức đầu tư được duyệt hoặc điều chỉnh là 359.206 triệu đồng, trong đó vốn NSĐP chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 303.188 triệu đồng; NSTP có 52.978 triệu đồng, NSTW có 3.040 triệu đồng Huyện An Lão đang triển khai xây dựng các dự án ĐTC 23 dự án với tổng mức đầu tư hoặc điều chỉnh là 121.437 triệu đồng Toàn bộ các dự án đang triển khai là từ vốn NSĐP Đối với các công trình, dự án ĐTC khởi công mới trong giai đoạn 2017-2021 tại huyện An Lão có 11 dự án với tổng mức đầu tư được duyệt hoặc điều chỉnh là 213.718 triệu đồng, trong đó vốn NSTP có 109.425 triệu đồng và vốn NSĐP là 104.293 triệu đồng Đặc biệt giai đoạn vừa qua, huyện
có 1 dự án ĐTC dừng thi công đó là dự án ĐTXD tuyến đường từ quốc lộ 10 đến tỉnh lộ 357 và từ tỉnh lộ 357 đến phà Kiến An Năm 2022 các dự án chưa triển khai của huyện có 28 dự án với tổng mức đầu tư được duyệt hoặc điều chỉnh là 130.269 triệu đồng; toàn bộ là vốn NSĐP
Có thể nói, huyện An Lão trong giai đoạn 2017-2021, đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các ngành như: công nghiệp,
Trang 39thủy sản,… đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển KTXH của huyện
2.2 Thực trạng quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2021
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư công tại huyện An Lão
Hiện nay UBND huyện An Lão đang áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp QLDA thông qua Ban quản lý kiêm nhiệm trực thuộc UBND huyện tại các phòng chuyên môn chủ yếu là phòng Kinh tế hạ tầng và phòng Tài chính -
: Thể hiện đơn vị phối hợp
Tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc chính quyền huyện An Lão tham gia quản lý sử dụng vốn đầu tư cho các dự án, CTXD cơ bản từ nguồn vốn ngân sách gồm có: Huyện ủy, HĐND và UBND huyện; phòng Tài chính - Kế
Trang 40hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, các đơn vị chủ đầu tư dự án (gồm các Ban QLDA kiêm nghiệm của từng dự án huyện)
Cơ quan chỉ đạo, giám sát việc thực hiện quản lý sử dụng vốn đầu tư là HĐND huyện An Lão Cơ quan thực hiện là UBND huyện; phòng Tài chính -
Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước huyện, và các đơn vị chủ đầu tư dự án
Với bộ máy tổ chức như trên, các đơn vị nắm bắt được tình hình thực hiện dự án từ khâu pháp lý ban đầu, chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành Những vướng mắc trong dự án được giải quyết kịp thời do có sự phối hợp và báo cáo thường xuyên giữa các đơn vị Tuy nhiên, công tác tổ chức còn cồng kềnh, dự án phải thông qua nhiều phòng ban thẩm định, phân bổ vốn có thể chậm
Các dự án ĐTC trên địa bàn huyện An Lão chủ yếu là các DAĐT XDCB Để quản lý DAĐT XDCB trên địa bàn huyện, UBND huyện An Lão
đã thành lập 01 Ban QLDA ĐTXD huyện chịu trách nhiệm quản lý thực hiện DAĐT trong quá trình đầu tư
Ban QLDA ĐTXD huyện An Lão, thành phố Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 215/2002/QĐ-UB ngày 02/4/2002 của UBND huyện An Lão về việc thành lập Ban QLDA ĐTXD huyện An Lão
Ban QLDA ĐTXD huyện An Lão là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc UBND huyện An Lão; có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý đầu tư XDCB theo đúng pháp luật; tổ chức thực hiện một
số hoạt động tư vấn xây dựng khác thông qua hợp đồng kinh tế
“Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban QLDA ĐTXD huyện An Lão được quy định theo Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ QLDA ĐTXD; Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức QLDA ĐTXD và các văn bản pháp luật liên quan Ngày 10/6/2020, UBND huyện An Lão ban hành Quyết định số 1646/QĐ-UBND