Học sinh tại trường đến từ mọi quận, huyện trên địa bàn thành phố, các em có sự thay đổi lớn về mặt tâm lý, nhận thức cũng như nhân cách do sự phát triển của cơ thể và sự tác động của xã
Trang 1UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022
BIỆN PHÁP HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐỒNG HÒA CÓ HÀNH VI XUNG ĐỘT
Mã số: DT.GD.2022.17
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Huệ
Thành viên tham gia: Ths Nguyễn Thị Bích Thủy
Ths Phạm Thị Phượng
Đơn vị: Khoa Tâm lý – Giáo dục học
Hải Phòng, Tháng 12/2022
Trang 2UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022
BIỆN PHÁP HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐỒNG HÒA CÓ HÀNH VI XUNG ĐỘT
Mã số: DT.GD.2022.17
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Huệ
Thành viên tham gia: Ths Nguyễn Thị Bích Thủy
Ths Phạm Thị Phượng
Đơn vị: Khoa Tâm lý – Giáo dục học
Hải Phòng, Tháng 12/2022
Trang 41.2 Hành vi xung đột của học sinh THPT
1.2.1 Biểu hiện hành vi xung đột của học sinh THPT
13
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến hành vi xung đột của học sinh THPT 15
1.2.4 Các hướng giải quyết hành vi xung đột cho học sinh THPT 19 1.2.5 Một số đặc điểm tâm lý, nhân cách của học sinh THPT có liên quan
đến hành vi xung đột
20
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HÀNH VI
XUNG ĐỘT CỦA HỌC SINH THPT ĐỒNG HÒA
2.2.KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG
2.2.1 Mức độ biểu hiện hành vi xung đột của học sinh THPT Đồng Hòa
25
2.2.2 Đánh giá của học sinh và GV về cách giải quyết xung đột 26 2.2.3 Nguyên nhân nảy sinh hành vi xung đột ở học sinh 28 2.2.4 Biện pháp ngăn ngừa hành vi xung đột cho học sinh 30
Trang 5CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH
TRƯƠNG THPT ĐỒNG HÒA CÓ HÀNH VI XUNG ĐỘT
3.1 BIỆN PHÁP HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO HỌC SINH CÓ HÀNH VI
Trang 6MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường trong trường học đã trở thành vấn đề báo động cho toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng Giáo dục trong nhà trường nhằm hỗ trợ phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu các hành vi xung đột của học sinh, tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo sự yên tâm trong hoạt động dạy và học của thầy, trò
Giai đoạn lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông (THPT) đang có những chuyển biến về tâm sinh lý, hình thành nhân cách ở con người cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách) Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các
Trường THPT Đồng Hòa (quận Kiến An) là trường công lập có tuổi đời còn non trẻ được thành lập từ năm 2004 Tính đến năm học 2020-2021, toàn trường có 1082 học sinh với 25 lớp Học sinh tại trường đến từ mọi quận, huyện trên địa bàn thành phố, các em có sự thay đổi lớn về mặt tâm lý, nhận thức cũng như nhân cách do sự phát triển của cơ thể và sự tác động của xã hội xung quanh Điển hình trong độ tuổi này, xuất hiện sự tự ý thức bản thân (nhận thức được những đặc điểm của mình trong gia đình, cộng đồng; sự phát triển của hoạt động tư duy (hoạt động học tập lĩnh hội
Trang 7kiến thức có sự phức tạp, logic cao) cũng như xuất hiện tình yêu học đường Những sự biến chuyển trên có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi ứng xử của các em ngoài xã hội
Những xung đột xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nó đều có ảnh hưởng đến quá trình học tập, thể chất và đời sống tâm lý, tình cảm của học sinh Giải quyết được những hành vi xung đột này góp phần nâng cao hiệu quả học tập, cải thiện các
mối quan hệ bạn bè của các em Do vậy, nghiên cứu “Biện pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh trường THPT Đồng Hòa có hành vi xung đột” là rất cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng đối với những người làm công tác giáo dục, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh Trên cơ sở đó, tìm ra các phương thức điều chỉnh và hạn chế xung đột ở các em, giúp các
em phát triển nhân cách một cách toàn diện
2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tình trạng bạo lực học đường trong trường học đã trở thành vấn đề báo động cho toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng Theo số liệu được đưa ra tại
“Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau” do
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 28/07/2010 thì trong khoảng thời gian từ năm
2009 đến ngày diễn ra hội thảo, các trường trên toàn quốc đã xử lý kỷ luật, khiển trách gần 900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1.600 học sinh do tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trường
Tác giả Đỗ Hạnh Nga (2005) – Đại học Sư phạm TP.HCM nghiên cứu về “Mức
độ và nội dung xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh THCS về nhu cầu độc lập” Theo tác giả, nguyên nhân chính dẫn đến xung đột giữa cha mẹ và con ở lứa tuổi học sinh THCS là do sự khác biệt về nhận thức giữa cha mẹ và thiếu niên liên quan đến quyền được thỏa mãn nhu cầu độc lập Bà cũng cho rằng, để nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột phải nâng cao kỹ năng lắng nghe giữa cha mẹ và con, đồng thời hình thành sự hiểu biết lẫn nhau thông qua kỹ năng giải quyết vấn đề
Tác giả Nguyễn Thị Tế (2005) - Đại học sư phạm Hà Nội nghiên cứu về: “Một
số biểu hiện xung đột tâm lý trong quan hệ cha mẹ và con cái thiếu niên về nhu cầu độc lập” Tác giả đã chỉ ra được một số biểu hiện xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái ở lứa tuổi thiếu niên như tranh cãi, la mắng, im lặng lảng tránh…
Tác giả Nguyễn Đình Mạnh (2007) đã đưa ra 3 cách thức giải quyết xung đột: lảng tránh xung đột (không muốn gặp mặt, im lặng khi buộc phải gặp nhau, lảng tránh
Trang 8cả những người muốn giúp đỡ, hòa giải); Đấu tranh với thái độ bất cần, bất cần suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân gây ra xung đột, không quan tâm đến ý kiến quan điểm của người kia, tranh luận đến cùng để bảo vệ ý kiến và dọa dẫm chấm dứt tình cảm nếu không được đáp ứng; Cùng hợp tác với thái độ chân thành, hai người tích cực tìm hiểu
để phát hiện nguyên nhân gây ra xung đột, họ luôn tìm cơ hội để trao đổi, thảo luận chân thành, tích cực tìm hiểu các biện pháp giải quyết hiệu quả cao nhất Tác giả cho rằng cách thức lảng tránh và đấu tranh với thái độ bất cần là cách thức tiêu cực nhưng vẫn được dùng đến khi cần thiết còn cách thức hợp tác với thái độ chân thành là cách thức tích cực nên được sử dụng trong giải quyết xung đột [3]
Tác giả Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn trong quyển “Giáo trình giao tiếp sư phạm” cho rằng: “Để rèn luyện được kỹ năng giải quyết xung đột, chúng ta cần phải biết kết hợp sử dụng nhuần nhuyễn nhiều kỹ năng liên quan khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết định …” đồng thời tác giả còn đưa ra quy trình giải quyết xung đột như sau: - Kiềm chế cảm xúc – sử dụng các kỹ năng thư giãn Tự đưa mình ra khỏi tâm trạng/tình huống đó [9]
- Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn – Ai là người gây ra mâu thuẫn/chịu trách nhiệm Cần suy nghĩ tích cực vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực (nếu cần, có thể tách khỏi người có mâu thuẫn với mình một thời gian
để suy nghĩ và tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó)
- Hỏi người có mâu thuẫn với mình có thời gian để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó không
- Hãy nói với người có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình
Tác giả Nguyễn Văn Tường (2013) với bài viết “Công tác xã hội trường học và
cơ chế phòng ngừa hành vi bạo lực học đường”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế
“Tăng cường tính chuyên nghiệp Công tác xã hội trong trợ giúp các nhóm yếu thế - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam” thì hành vi bạo lực học đường hiện nay
ở Việt Nam có 5 đặc điểm cơ bản [10]:
- Đa dạng hóa: Bạo lực học đường diễn ra không chỉ giữa học sinh với nhau, mà còn xảy ra giữa giáo viên và học sinh, giữa những thành phần bên ngoài trường học với học sinh và giữa học sinh các trường khác nhau trên cùng một địa bàn với nhau Không chỉ có học sinh nam mà còn có sự tham gia đông đảo của nữ học sinh
Trang 9- Nghiêm trọng hóa: Hành vi bạo lực học đường cướp đi tính mạng của nhiều học sinh, hoặc để lại những ám ảnh tinh thần dai dẳng cho đối tượng bị hại Thậm chí
có không ít học sinh bình thản xem bạn bè mình bị đánh, chụp ảnh, quay clip để tung lên mạng internet
- Trào lưu hóa: Bạo lực học đường đã trở thành một hiện tượng trong những năm gần đây, học sinh tìm đến hành vi bạo lực không chỉ để giải quyết mâu thuẫn mà còn để thể hiện mình
- Trẻ tuổi hóa: Không chỉ có học sinh trung học phổ thông hay sinh viên đại học mới nảy sinh các hành vi bạo lực, mà ngay cả học sinh trung học cơ sở và học sinh tiểu học cũng xuất hiện hiện tượng này
- Tổ chức hóa: Các vụ việc bạo lực trong trường học hầu hết đều có liên quan đến các tổ chức băng nhóm không chính thức trong và ngoài trường học Hành vi bạo lực không xảy ra một cách tự phát mà có tổ chức khá chặt chẽ, có quay Video clip, có hẹn địa điểm, có chuẩn bị về thành phần tham gia,…
Với những đặc điểm này, mức độ và phạm vi bạo lực học đường diễn ra đang gây ra những lo lắng và quan ngại cho các bậc phụ huynh, thầy cô, nhà trường, những nhà giáo dục và cả toàn xã hội
Còn tác giả Nguyễn Thị Minh (2017) cho rằng biểu hiện xung đột tâm lý có mức độ mạnh dần lên theo từng tình huống Khởi nguyên của xung đột tâm lý bắt đầu
từ sự mâu thuẫn bất đồng với nhau về mặt nhận thức, đó là quan điểm khác nhau về một số lĩnh vực trong cuộc sống Sau đó sự mâu thuẫn bất đồng được các cá nhân thể hiện về cảm xúc và hành vi, cụ thể biểu hiện ở mặt cảm xúc như: cảm thấy bực tức, bức bối, cáu kỉnh nổi nóng, dễ tức giận với mọi thứ xung quanh, đi khỏi nhà, thấy mình cô độc và dễ bị tổn thương, coi thường, khinh bỉ Biểu hiện hành vi như: hét lên,
đe dọa, im lặng, kèm theo những hành vi như nói trống không, dùng từ không lịch sự, xưng hô thiếu tôn trọng, chửi thề chửi đổng, chê bai, chống tay, phá đồ đạc, tát, dùng tay chân đấm đá, đánh bằng một vật… [4]
Tác giả Trần Lý Ngọc Thanh (2019), nghiên cứu về xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 tại một số trường THCS thành phố HCM
Trang 10Tác giả Lê Minh Nguyệt nghiên cứu xung đột giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên, tác giả cho rằng để nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột cha mẹ và con cần kỹ năng tương tác với nhau và có kỹ năng nhận thức, kiểm soát và điều khiển cảm xúc của bản thân
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về vấn đề xung đột trong sự phát triển tâm lý
là một vấn đề mang tính thời sự và được nhiều tác giả trong nước đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau Các công trình nghiên cứu về xung đột có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng về hành vi xung đột của học sinh
THPT, nguyên nhân dẫn đến hành vi xung đột của học sinh, cách giải quyết xung đột ở
học sinh, đề xuất và tiến hành thử nghiệm một số biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi xung đột cho học sinh trường THPT Đồng Hòa
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa và xác định một số vấn đề lý luận về xung đột, hành vi xung đột của học sinh THPT, mức độ biểu hiện hành vi xung đột của học sinh THPT làm
cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực trạng biểu hiện, mức độ hành vi xung đột của học sinh THPT, cách thức giải quyết hành vi xung đột ở học sinh THPT, nguyên nhân dẫn đến hành vi xung đột ở học sinh THPT
- Đề xuất một số biện pháp ngăn ngừa hành vi xung đột cho học sinh, thử nghiệm tác động một số biện pháp
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 11Chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu, đọc sách báo, phân tích, chọn lọc và tổng hợp lại các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Sau đó, chúng tôi chọn lọc các thông tin có giá trị để làm luận cứ, luận chứng cho đề tài, phân tích có so sánh, đối chiếu, bổ sung và hoàn thiện thông tin Trên cơ sở đó, xác định rõ những nội dung của vấn đề được nghiên cứu, những tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài
Tổng hợp và phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu về xung đột, xung đột tâm lý của học sinh
Việc nghiên cứu lý luận còn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tranh thủ
ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu Thông qua các chuyên gia, chúng tôi nắm được các thông tin đầy đủ, cơ bản nhất về vấn đề nghiên cứu bởi vì họ là những người có thâm niên nghiên cứu, có kinh nghiệm cũng như kiến thức về vấn đề này sâu sắc
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp sử dụng bảng câu
hỏi dưới dạng viết và các câu trả lời tương ứng cho các em học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng biểu hiện, mức độ hành vi xung đột của học sinh THPT, cách thức giải quyết hành vi xung đột ở học sinh THPT, nguyên nhân dẫn đến hành vi xung đột ở học sinh THPT
+ Khách thể nghiên cứu: 150 học sinh lớp 10; CBQL, Giáo viên: 30
+ Thời gian điều tra: tháng 4,5/2022
+ Cách tiến hành: Liên hệ với trường THPT Đồng Hòa trình bày mục đích nghiên cứu và mong nhận được sự ủng hộ từ phía họ Người nghiên cứu nêu mục đích, yêu cầu, hướng dẫn học sinh cách trả lời
Tiến hành phát phiếu điều tra cho HS, đề nghị ghi những thông tin cá nhân trên phiếu Yêu cầu HS trả lời trung thực, đầy đủ, nghiêm túc các câu hỏi Thời gian trả lời không quá 30 phút
- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát sử dụng để thu thập thông
tin, những cử chỉ hành động, những biểu lộ cảm xúc bên ngoài của đối tượng Phương pháp quan sát dùng để mô tả đối tượng, để kiểm tra giả thuyết và kiểm tra thông tin từ các phương pháp khác, nhằm làm rõ hơn và bổ sung các thông tin mà chúng tôi thu thập
Trang 12được trong quá trình nghiên cứu của mình Ngoài ra, còn quan sát các vấn đề thông qua những hiện tượng bên ngoài xã hội, kết hợp với một số phương pháp khác như phỏng
vấn sâu…để thu được những thông tin cần thiết đạt được mục đích nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn sâu: chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu các em
HS, các cán bộ, giáo viên nhằm hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề và phát hiện những khía cạnh mới mẻ và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu
+ Nguyên tắc phỏng vấn: Phỏng vấn phải tiến hành trong bầu không khí cởi
mở, chân thành, thiện cảm để tạo cho khách thể cảm giác an toàn, tin cậy và thoải mái, chia sẻ
Khác với điều tra bằng bảng hỏi, trong phỏng vấn trực tiếp khách thể được trình bày một cách tự do về những vấn đề người phỏng vấn đưa ra Vì vậy, để khai thác được nhiều thông tin từ khách thể, trong khi phỏng vấn cần đưa ra những câu hỏi đúng lúc, phù hợp với khách thể
Thường bắt đầu bằng những câu hỏi chung chung để kích thích mong muốn được bày tỏ cao nhất của khách thể về vấn đề cần tìm hiểu Sau đó bằng các câu hỏi
có trọng tâm để thu thập thông tin thuộc lĩnh vực nghiên cứu Cần tránh những câu hỏi bế tắc, câu hỏi quá dài, khó hiểu Cần chủ động quan sát, biết lắng nghe tích cực
để khuyến khích, thúc đẩy khách thể trả lời
+ Nội dung phỏng vấn: được thể hiện ở phiếu phỏng vấn Trong đó tập trung khai thác những thông tin chính như: thông tin về bản thân, về thực trạng biểu hiện
và mức độ hành vi xung đột của học sinh THPT, cách thức giải quyết hành vi xung đột ở học sinh THPT, nguyên nhân dẫn đến hành vi xung đột ở học sinh THPT
Trang 13Mục đích: Phân tích một số trường hợp có tính đại diện giúp cho người
nghiên cứu có bức tranh sinh động về một HS với những biểu hiện hành vi xung đột trong hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể
Cách tiến hành: chúng tôi gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với một số em HS
điển hình
- Phương pháp thực nghiệm: Để kiểm nghiệm tính khoa học, khả thi của
việc áp dụng một số biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi xung đột ở học sinh THPT
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Để có những nhận
xét khách quan về kết quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được từ thực tiễn
Cách tính toán điểm số trong phiếu trưng cầu ý kiến
+ Thường xuyên: 3 điểm, thỉnh thoảng: 2 điểm, hiếm khi: 1 điểm
+ Điểm TB trong thang đo Likert 3 bậc là 1 ≤ X≤3đ Điểm TB tối đa là 3 điểm, điểm TB tối thiểu là 1 điểm Như vậy có thể tính độ chênh giữa 3 mức độ là 3
Mức 2: mức trung bình có điểm TB từ 1,68 đến 2,35 điểm
Mức 3: mức cao có điểm TB từ 2,36 đến 3 điểm
Cụ thể: +Tính số TB cộng:
n
Xi X
Xi: Tổng số điểm đạt được của khách thể nghiên cứu
n: số lượng khách thể nghiên cứu
+ Tính số phần trăm: %=
n mx100
Trong đó: m: số lượng khách thể trả lời
n: số lượng khách thể nghiên cứu
Trang 14CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI XUNG ĐỘT
CỦA HỌC SINH THPT 1.1 Xung đột
1.1.1 Khái niệm, phân loại
Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Xung đột là sự khác biệt (về quan điểm, mục đích, động cơ…) giữa các thành viên trong quá trình thực hiện hoạt động của nhóm” [1] Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột và vào cách giải quyết xung đột Không phải lúc nào khái niệm xung đột cũng đều hiểu theo nghĩa xấu Có những xung đột tích cực giúp hoàn thiện bản thân, tăng năng suất và nếu được giải quyết tốt xung đột sẽ đem lại các điểm tích cực như: nâng cao sự hiểu biết và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cá nhân, giữa các thành viên trong nhóm; nâng cao khả năng phối hợp nhóm thông qua việc thảo luận, thương thảo khi giải quyết mâu thuẫn; nâng cao hiểu biết của từng cá nhân về các mục tiêu của mình, biết được đâu là những mục tiêu quan trọng nhất, giải quyết triệt để quyền lợi vật chất của các cá nhân Ngược lại, xung đột không được xử lý tốt sẽ làm cho mâu thuẫn giữa các bên trở nên trầm trọng, khó giải quyết
Xung đột là phản ứng tâm lý và hành vi đối với nhận thức rằng một người khác đang ngăn mình đạt được mục đích, lấy đi quyền hành xử theo một cách cụ thể hoặc vi phạm những kỳ vọng của mối quan hệ nào đó Xung đột thường xảy ra là kết quả của việc một người hiểu sai về mục tiêu, ý định hoặc hành vi khác của một người khác Mức độ xung đột xảy ra liên quan đến tầm quan trọng của mục tiêu, hành vi hoặc mối quan hệ nào đó
Xung đột là sự bùng nổ mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện hoạt động chung của nhóm Xung đột xảy ra khi các mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên trong nhóm nảy sinh nhưng không được giải quyết trong quá trình hoạt
động cùng nhau Đó có thể là sự bùng nổ của những mâu thuẫn về lợi ích, sở thích,
quan điểm, lối sống, cách cư xử… giữa các cá nhân
Căn cứ vào hình thức thể hiện, có thể phân loại thành các xung đột sau:
Trang 15- Xung đột công khai là xung đột thể hiện rõ quan điểm, sự mâu thuẫn, tranh chấp
giữa các chủ thể với nhau trong cuộc sống hàng ngày Đây là loại xung đột phổ biến hiện nay và mọi người có thể lựa chọn các phương pháp giải quyết xung đột để giải quyết Dù lựa chọn hình thức giải quyết xung đột nào thì kết quả cuối cùng mọi người muốn hướng tới là xung đột công khai được triệt tiêu hoàn toàn trên thực tế
- Xung đột ngầm là loại xung đột không thể hiện ra bên ngoài bằng hành động,
hành vi, cử chỉ hoặc lợi ích vật chất nhưng “trong lòng” lại không đồng ý với quan điểm, lối sống, lợi ích vật chất của nhau, dẫn tới xung đột và mâu thuẫn với nhau Loại xung đột này, không đưa tới tranh chấp trong thực tế nhưng về mức độ của xung đột thì có thể mạnh hơn xung đột công khai
Căn cứ vào chủ thể tham gia xung đột, người ta có thể chia xung đột thành các
loại sau:
- Xung đột trong mỗi cá nhân: loại xung đột này xuất hiện khi cá nhân tham gia vào những nhóm xã hội có những lợi ích khác nhau Họ lúng túng không biết chọn theo lợi ích nào, lợi ích của mỗi nhóm đều có sức hấp dãn với cá nhân nhưng không cho phép cá nhan chọn cả hai, mà chỉ được phép chọn một
- Xung đột cá nhân với cá nhân: loại xung đột này diễn ra khi cá nhân này cho rằng cá nhân kia cản trở hoặc phá hoại lợi ích của mình
- Xung đột cá nhân với tập thể: đây là loại xung đột xuất hiện khi cá nhân cho rằng tập thể ngăn cản lợi ích của họ và họ không chấp nhận ý kiến, quyết định của tập thể
- Xung đột tập thể với tập thể: loại xung đột này vẫn thường xảy ra khi tập thể này cho rằng tập thể kia ngăn cản hoặc phá hoại lợi ích của tập thể mình
Một số nhà tâm lý học đưa ra 4 mức độ của xung đột dựa trên cơ sở phức tạp của xung đột
Mức độ 1: xung đột giả Chỉ một bên tìm cách công kích, gây sự
Mức độ 2: xung đột tương đối Cả hai bên tìm cơ hội chống đối nhau
Mức độ 3: xung đột phức tạp Lúc đầu là xung đột tương đồng nhưng sau đó kéo theo nhiều người cùng tham gia
Mức độ 4: xung đột bùng nổ sau một thời gian ngấm ngầm nén chịu, trong khoảnh khắc sự bực bội đạt đến cực độ
Trang 161.1.2 Mức độ xung đột
Mức độ 1: sự đồng nhất Giữa các cá nhân có sự tương đồng, thống nhất hay hòa hợp về nhận thức, quan điểm, thái độ, hành động Tuy nhiên, sự đồng nhất vẫn ẩn dấu sự khác biệt chưa có cơ hội bộc lộ ra ngoài Chúng ta không thấy sự xung đột vì xung đột đang ở dạng ẩn dấu (đồng nhất tiêu cực)
Mức độ 2: sự khác nhau Ở mức độ này sự khác nhau về nhận thức, quan điểm, thái độ, hành động giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cá nhân với nhóm đã được bộc lộ ra ngoài Xung đột bắt đầu xuất hiện nhưng chưa gay gắt
Mức độ 3: sự đối lập Giữa các cá nhân có sự ngược nhau về nhận thức, quan điểm, thái độ và hành động Sự ngược chiều nhau được bộc lộ và xung đột dần trở nên gay gắt
Mức độ 4: mâu thuẫn Đó là sự chống đối lại nhau của các chủ thể trong tương tác, trong quan hệ Tuy nhiên, sự chống đối này chưa đến mức đối kháng vẫn có thể điều hòa được
Mức độ 5: xung đột Trong giai đoạn này xung đột đã trở nên rất gay gắt không thể điều hòa được giữa các cá nhân, giữa cá nhân với nhóm về nhận thức, quan điểm, thái độ và hành động Có sự phân kháng mạnh mẽ từ 2 bên xung đột
Mức độ 1: thái độ tiêu cực kéo dài trong quan hệ Dấu hiệu của thái độ này có thể là lo lắng, giọng nói không thân thiện, hay kêu ca, không hiểu nhau, ý kiến khác nhau…
Mức độ 2: sự căng thẳng tiêu cực Dấu hiệu là lời lẽ kích động, quan điểm khác nhau, sự không bằng lòng kéo dài, chống đối, nghe trộm
Mức độ 3: xung đột Dấu hiệu bùng nổ, cắn dứt, xúc phạm đến nhau, cãi nhau, dùng vũ lực, bỏ bê công việc
1.1.3 Biểu hiện của xung đột
Thứ nhất: phương thức tranh cãi Đây là hình thức xung đột biểu hiện bằng ngôn ngữ nói – hình thức biểu hiện thường thấy nhất Khi có sự bất bình, oan ức chủ thể thường phản ứng ngay bằng lời nói
Thứ 2: phương thức chống đối Khi xảy ra xung đột, chủ thể phủ nhận mọi uy tín, trách nhiệm của đối phương Im lặng cũng là một biểu hiện của sự chống đối
Trang 17Trong mối quan hệ này nó thể hiện ở chỗ chủ thể lảng tránh, tranh cãi khi có bất đồng quan điểm
Thứ 3: phương thức dọa dẫm, đòi hỏi, yêu sách Đây là hình thức mà chủ thể báo trước cho đối phương biết hậu quả của việc họ làm Hình thức này gây ra sự lo lắng cho đối phương, khiến đối phương vì sợ mà phải làm theo ý chủ thể
Thứ 4: phương thức gây áp lực tâm lý Gây áp lực tâm lý là hình thức biểu hiện
mà ở đây chủ thể dùng những cách như khóc lóc, giận dỗi, tránh gặp mặt, bỏ đi…tác động trực tiếp lên đối phương làm cho đối phương phải nhượng bộ, thỏa mãn những yêu cầu của chủ thể
Thứ 5: phương thức các hành vi lệch lạc Biểu hiện này thể hiện ở việc chủ thể
xa lánh, bỏ đi, rơi vào tệ nạn xã hội, trầm cảm, rối loạn cách thức trong ứng xử
1.1.4 Phương pháp giải quyết xung đột
Phương pháp cạnh tranh
Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách các bên đều giữ vững lập trường của mình Họ cạnh tranh với nhau để dành quyền lợi tốt hơn và cố gắng dành chiến thắng (nếu đối phương không có quan hệ thân thiết với họ) Hình thức giải quyết xung đột này chứa đựng nhiều yếu tố gây hấn và có thể khiến cho đối phương bị tổn thương hay bị xúc phạm
Hình thức này phù hợp với giải quyết xung đột khi:
• Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng hoặc không quan trọng;
• Người quyết định biết chắc mình đúng;
• Vấn đề nảy sinh xung đột không phải lâu dài và định kỳ
Hình thức này không phù hợp với giải quyết xung đột khi:
• Mọi người cảm thấy nhạy cảm với xung đột;
Trang 18• Vấn đề là rất quan trọng và có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thông tin từ nhiều phía để có phương pháp xử lý hoàn hảo nhất;
• Áp dụng với những tình huống không khẩn cấp;
• Xung đột liên quan đến nhiều người hay nhiều thành viên của các nhóm khác nhau; cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên;
• Những nỗ lực giải quyết xung đột trước đó bị thất bại
Tuy nhiên, phương pháp giải quyết xung đột này sẽ không nên áp dụng khi cần ra quyết định ngay lập tức; vấn đề không quan trọng
Phương pháp lẩn tránh (từ bỏ)
Là cách giải quyết xung đột bằng cách lẩn tránh các xung đột, phó mặc cho đối phương định đoạt hoặc người thứ ba định đoạt Người sử dụng hình thức này có xu hướng chấp nhận mọi quyết định mà không có bất kỳ câu hỏi nào, tránh tạo ra mâu thuẫn và giao phó mọi công việc và quyết định, khó khăn cho đối phương Những người dùng phương pháp này không tham gia vào tranh luận để đòi quyền lợi Dù cho kết quả thế nào họ cũng không có ý kiến, và thường tích tụ lại sự không hài lòng của mình Đây là hình thức giải quyết xung đột bị động và không hiệu quả mặc dù có thể
áp dụng trong một số trường hợp
Phương pháp giải quyết xung đột này nên áp dụng khi:
• Vấn đề không quan trọng;
• Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình;
• Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại;
• Xung đột sẽ sớm tự động giải quyết
Tuy nhiên, phương pháp giải quyết xung đột này sẽ không nên áp dụng khi:
• Vấn đề quan trọng đối với bạn hoặc người thân của bạn;
• Xung đột sẽ tiếp tục diễn ra và tồi tệ hơn nếu bạn không quan tâm tới nó
Phương pháp nhượng bộ
Là hình thức giải quyết xung đột bị động nhất Phương pháp xử lý xung động bằng cách một bên sẽ từ bỏ những quyền lợi họ muốn và để bên còn lại đạt được những điều đó Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, mà không đòi hỏi hành động tương tự từ bên kia Nhìn chung, phương pháp giải quyết xung đột này không hiệu quả nhưng vẫn có thể áp dụng trong một số trường hợp
Trang 19Phương pháp giải quyết xung đột này áp dụng khi:
• Việc duy trì quan hệ quan trọng hơn việc thắng thua; Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu;
• Cảm thấy vấn đề là quan trọng với đối phương hơn đối với mình
Phương pháp giải quyết xung đột này không nên áp dụng khi:
• Khi vấn đề là quan trọng đối với bạn;
• Nhượng bộ sẽ không giải quyết triệt để vấn đề
Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là ở mối quan tâm về đối phương và xung đột Phương pháp nhượng bộ bắt nguồn từ sự quan tâm, trong khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn từ sự thờ ơ của cá nhân với đối phương lẫn xung đột
Phương pháp thỏa hiệp
Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi đến giải pháp mà trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất Với hình thức giải quyết xung đột này, các bên sẽ từ bỏ một số quyền lợi để có thể giải quyết xung đột
Phương pháp giải quyết xung đột này áp dụng khi:
• Vấn đề tương đối quan trọng, cần ra quyết định càng sớm càng tốt, trong khi hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình và thời gian đang cạn dần;
• Giải quyết xung đột quan trọng hơn thắng lợi cá nhân;
• Quyền hạn giữa mọi người là ngang nhau
Phương pháp giải quyết xung đột này không nên áp dụng khi:
• Có nhiều nhu cầu quan trọng khác nhau cần thống nhất;
• Tình huống vô cùng khẩn cấp;
• Quyền hạn giữa mọi người không ngang nhau
1.2 Hành vi xung đột của học sinh THPT
1.2.1 Biểu hiện hành vi xung đột của học sinh THPT
Hành vi là hành động và các cư xử được các cá nhân, sinh vật, hệ thống hoặc thực thể nhân tạo thực hiện kết hợp với chính họ hoặc môi trường của họ Hành vi chính là sự biểu hiện ý chí của chủ thể ra bên ngoài, biến các hành vi diễn ra trên thực
tế Hành vi là những biểu hiện tồn tại ở dạng hành động hoặc không hành động trong quá trình hoạt động hàng ngày nhằm hướng đến mục đích nhất định
Trang 20Khái niệm hành vi của con người nếu xét trên phương diện về sinh học‚ tâm lý học thì có nghĩa là cách thể hiện suy nghĩ của một người ra bên ngoài thông qua hành động hoặc cử chỉ‚ trạng thái trong một hoàn cảnh nhất định và trong một khoảng thời gian cụ thể
Hành vi có thể bị chịu tác động từ 2 yếu tố cơ bản là: yếu tố khách quan (môi trường sống‚ môi trường làm việc‚ môi trường học tập‚ giáo dục…) và yếu tố chủ quan (khả năng nhận thức cũng như khả năng điều chỉnh hành vi của mỗi người là khác nhau)
Hành vi biểu hiện qua hành động: là những hành vi được nhận biết thông qua những việc làm cụ thể mà một người nào đó thực hiện Hành vi biểu hiện dưới dạng không hành động: là những hành vi có thể được xác định thông qua ý nghĩ‚ trạng thái‚ mục đích hướng tới của một người nào đó
Hành vi xung đột là sự bùng nổ những mâu thuẫn về lợi ích, sở thích, quan điểm, lối sống, cách cư xử… giữa các cá nhân thông qua lời nói, hành động, cử chỉ và trạng thái
Dựa vào nội dung tâm lý của xung đột, biểu hiện hành vi xung đột của học sinh được thể hiện qua:
Thứ nhất: xung đột nhận thức Đây là biểu hiện xung đột phổ biến và là nguồn gốc của xung đột về thái độ, hành động Xung đột nhận thức thể hiện qua xung đột giữa các em học sinh về nhận thức với đối tượng nhất định, giữa các em trong quá trình tương tác
Thứ 2: xung đột thái độ Đây là biểu hiện xảy ra sự bất đồng, mâu thuẫn, va chạm giữa các cá nhân học sinh, các nhóm học sinh về thể hiện thái độ được bộc lộ bằng những cảm xúc, tâm trạng, tình cảm, giá trị…về một đối tượng nào đó Nguyên nhân dẫn đến xung đột thái độ thường gắn với sự tác động của kích thích liên quan tới việc thỏa mãn nhu cầu, lợi ích, khoái cảm của chủ thể Sự xung đột về thái độ có thể diễn ra ở cấp độ cảm xúc (hai học sinh có cảm xúc trái ngược nhau về một tác động nào đó), ở cấp độ trạng thái (người vui, người buồn) hoặc cấp độ tình cảm bền vững (người yêu, người ghét)
Thứ 3: xung đột hành vi Biểu hiện của xung đột hành vi được bộc lộ qua các hành vi ứng xử của các cá nhân, nhóm học sinh Nguyên nhân của những xung đột
Trang 21hành vi có thể là sự khác biệt, mâu thuẫn, đối lập hay xung khắc về mục tiêu, lợi ích, giá trị, cảm xúc hay thói quen Sự xung đột hành vi giữa các cá nhân cũng có thể do mâu thuẫn về nhận thức, thái độ
Xung đột hành vi ngôn ngữ được biểu hiện thông qua 2 mức độ:
Mức độ 1: la mắng, cằn nhằn Đây là biểu hiện xung đột hành vi ở mức độ nhẹ, chủ thể có thể có lời qua tiếng lại theo chiều hướng tiêu cực, phê bình, la mắng
Mức độ 2: chửi mắng, lăng mạ, sỉ nhục Xung đột hành vi ngôn ngữ ở mức độ này có thể gay gắt, cãi vã, chửi mắng, chỉ trích, dùng từ thiếu lịch sự
Xung đột hành vi phi ngôn ngữ được biểu hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, hành động, điệu bộ Gồm 2 mức độ:
Mức độ 1: hành vi không tác động trực tiếp lên đối tượng thường bày tỏ thái độ hậm hực, tư thế ngang ngạnh, điệu bộ vùng vằng, ánh mắt giận dỗi, sự im lặng
Mức độ 2: hành vi tác động trực tiếp lên đối tượng Chủ thể xung đột có thể sẽ thể hiện những hành động thiếu văn hóa để tỏ thái độ với đối phương như chống tay nhìn trừng trừng, quăng đồ đạc, đánh, đấm, đá, tát…hoặc hành động gây tổn thương về thể chất khác
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến hành vi xung đột của học sinh THPT
Tại môi trường học đường, thông qua tìm hiểu, khai thác và điều tra chúng tôi nhận thấy có những nguyên nhân sau dẫn đến hành vi xung đột của HS THPT
- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hành vi xung đột học đường do sự chuyển biến
về tâm lý của bản thân học sinh đối tượng từ tuổi đầu thanh niên (15-18 tuổi) Giai đoạn này hình thành lên sự tự ý thức của con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách) Những học sinh có biến chứng tâm lý khác thường như bị tăng động, tâm thần nhẹ, có nhịp tim chậm, tỉ lệ lưu thông máu không đều, dễ bị kích động và thích các yếu tố kích động Những học sinh có IQ thấp, khuyết tật khả năng xử lý thông tin trí lực giảm sút, học lực kém, thất bại trong chuyện học hành, kiềm chế kém, dễ căng thẳng về xúc cảm
có thái độ bất cẩn và hiếu thắng, thái độ chống đối mọi người xung quanh, thích hành
vi bạo lực Hành vi xung đột trong trường học hiện nay dễ xảy ra ở học sinh lứa tuổi THPT khiến các em phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế
Trang 22kém, cái tôi cá nhân cao nên sẽ không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa ý
Trình độ nhận thức của học sinh: trình độ nhận thức của bản thân HS là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách Nếu các em có khả năng nhận thức tốt thì đó là điều kiện thuận lợi cho việc tham gia vào hoạt động, đồng thời tạo cho các
em có hứng thú và tích cực lĩnh hội các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Nếu khả năng nhận thức của các em học sinh bị hạn chế thì các em sẽ gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng cho bản thân Chính sự khác nhau trong nhận thức dẫn đến các em có cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề khác nhau
- Kiểu hoạt động thần kinh cấp cao và tính cách của học sinh THPT làm cho các em rất nhạy cảm và hay tự ái nên các em thường gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn bè, trong hoạt động cùng nhau nếu bạn bè có những kiểu thần kinh và tính cách đối lập hoặc không hiểu nhau Mặt khác, do bản chất của tâm lý người mang tính chủ thể nên dẫn đến
sự nhận thức của các em về mọi vấn đề trong cuộc sống, học tập cũng khác nhau Trong công tác giáo dục ở các trường phổ thông hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh còn chưa được chú trọng, do vậy, các em chưa được trang bị những kỹ năng giao tiếp ứng xử Do đó, các em chưa thực sự hiểu nhau, đồng cảm với nhau, dẫn đến việc xung đột tâm lý thương hay xảy ra trong các hoạt động và giao tiếp của học sinh THPT
- Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những hành vi xung đột Xã hội phát triển, phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hạnh gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp Gia đình bất hòa, ly dị, anh em đâm chém nhau là tấm gương không tốt cho con cái, từ đó khiến các em lớn lên trong sợ hãi
và dẫn tới trầm cảm, có hành động ngông cuồng, quậy phá, hư hỏng,… Chính những hành động của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện các hành vi xung đột hiện nay không thể không kể đến đó là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng ) Tuổi trẻ
Trang 23thường có tính bắt chước và thử nghiệm nên việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dễ hiểu Việc tiếp thu chưa có sự chọn lọc khiến cho tâm lý HS THPT ngày càng dễ thay đổi và khó tiếp cận Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người được nâng cao, nhưng cùng với nó thì những tệ nạn xã hội cũng ngày một nhiều Xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tâm lý của học sinh THPT cũng như những xung đột tâm lý của các em Dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, sự rủ rê lôi kéo của những bạn bè xấu, các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, trộm cắp, bạo lực…làm biến dạng tính cách, hành vi của các em
- Ngoài ra do tình cảm, tình yêu khác giới ở lứa tuổi học sinh THPT Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì các em thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là tình bạn hay tình yêu Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề yêu đương quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui sướng khi được đáp lại bằng sự yêu thương Giáo viên cần thấy rằng đây là bắt đầu một giai đoạn bình thường và tất yếu trong sự phát triển của con người Tình yêu ở lứa tuổi thanh niên về cơ bản là tình cảm lành mạnh, trong sáng nhưng cũng là một vấn đề rất phức tạp, nó đòi hỏi sự khéo léo
tế nhị của giáo viên Một mặt giáo viên phải làm cho các em có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình cảm với bạn khác giới, phải làm cho các em biết kìm chế những cảm xúc của bản thân; mặt khác, phải nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để đưa ra cách giải quyết thích hợp Bất luận trong trường hợp nào cũng đều không được can thiệp một cách thô bạo, không chế nhạo, phỉ báng, ngăn cấm độc đoán, bất bình mà phải có một thái độ trân trọng và tế nhị, đồng thời cũng không được thờ ơ, lãnh đạm tránh những phản ứng tiêu cực ở các em
1.2.3 Các bước giải quyết hành vi xung đột
Nếu là người phải đứng ra giải quyết hành vi xung đột thì khi đối diện với những xung đột phải nhận ra loại xung đột đang mắc phải Theo thời gian, khả năng tự giải quyết xung đột sẽ trở nên hiệu quả và nhanh chóng Việc nhận ra được dạng xung đột
là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải hiểu được từng loại xung đột sẽ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau Hãy nhìn vào khía cạnh bình thường nhất và nghĩ về
Trang 24dạng hành vi xung đột có thể xảy ra tương ứng Sau đó sử dụng lần lượt các bước sau đây để giải quyết
Bước 1: Xác định nguyên nhân của hành vi xung đột
Tùy tình huống có thể xảy ra, có thể ứng dụng phương pháp khác nhau Nhưng phải hiểu và nắm chắc bản chất của hành vi xung đột cũng như những vấn để liên quan đến chúng, mâu thuẫn có thể được giải quyết tốt thông qua thảo luận, đối thoại hơn là tranh chấp nóng nảy, cần phải bình tĩnh, không thiên vị
Sử dụng kỹ năng lắng, kỹ năng giao tiếp nghe để có thể hiểu được những quan điểm của người có quyền lợi đối lập, từ đó xác định chính xác nguyên nhân của xung đột
Bước 2: Xác định nút thắt của hành vi xung đột
Cần phải làm nổi bật lợi ích, nhu cầu cũng như điều mà các bên trong xung đột lo lắng bằng cách hỏi những người xung quanh về vấn đề mà họ đang phải đối mặt, bảo đảm tôn trọng những ý kiến đóng góp, mong muốn của các bên trong việc giải quyết chúng Cố gắng hiểu động lực và mục đích các bên, cũng như hành động tiếp theo cần làm xem sẽ ảnh hưởng đến các bên như thế nào Phải luôn đặt ra những câu hỏi như: Hành động của các bên xung đột sẽ có tác dụng như thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng đến các bên ra sao? Nó có cản trở học tập, cuộc sống của các em không? Phải luôn nhắc các bên xung đột cố gắng kìm chế những tình cảm cá nhân, đặt mình vào tình huống của bên đối lập khi giải quyết vấn đề, tìm ra được nút thắt của xung đột
- Lắng nghe và hiểu được những quan điểm của bên đối lập
- Nhận dạng vấn đề rõ ràng và chính xác
- Phân biệt những luồng tư tưởng trong chính bản thân mình
Bước 3: Kiểm định lại vấn đề
Giống như bước trên, cần phải lần lượt nhìn lại những gì đã được xác định và hãy kiểm định xem chúng có thật sự chính xác chưa? Vẫn là việc kiểm tra lại xem hướng
mà mình lựa chọn đúng hay chưa? Sự phân biệt các dạng xung đột khác nhau sẽ dẫn tới việc chọn ra hướng giải quyết khác nhau theo nút thắt đã tìm ra
Bước 4: Phát thảo hướng giải quyết có thể có
Một giải pháp thật sự hiệu quả khi chúng thỏa mãn được đa số yêu cầu của xung đột Cho nên, phát thảo những giải pháp có thể có là một phương pháp hiệu quả tạo
Trang 25điều kiện cho mọi người tham gia đóng góp giải pháp và quyết định giải pháp nào có thể giải quyết tốt nhất xung đột này
Bước 5: Lựa chọn một trong số các phương pháp giải quyết xung đột
Xung đột chỉ thật sự được giải quyết khi và chỉ khi hai bên hiểu được mong muốn của đối phương và giải pháp thật sự thỏa mãn được đòi hỏi của cả hai phía Tuy nhiên cũng có những giải pháp đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp từ cả hai bên, nhưng cũng
có những giải pháp đòi hỏi sự cạnh tranh giữa hai bên Trong mọi trường hợp, có thể
sử dụng phương pháp thương lượng, thỏa hiệp để hai bên đều chiến thắng để đạt được quyền lợi của mình trong hoàn cảnh khó khăn nhất Nếu không thể đạt được thỏa thuận mới tiến tới những biện pháp giải quyết ở cấp độ mạnh hơn Cần đưa ba nguyên tắc sau: nhẫn nại, bình tĩnh và tôn trọng đối phương thì mọi cố gắng giải quyết xung đột đều có thể đạt được
1.2.4 Các hướng giải quyết hành vi xung đột cho học sinh THPT
Hướng thứ 1: cùng nhau giải quyết vấn đề Cách giải quyết này phù hợp và hiệu quả với những xung đột thấp và trung bình Lúc này các em tìm hiểu nguyên nhân, cùng nhau nói chuyện về vấn đề đó để giải quyết
Hướng thứ 2: tìm người trung gian hòa giải Cách thức này giải quyết với một
số trường hợp xung đột trung bình, xung đột ở mức độ cao
Hướng thứ 3: tham vấn tâm lý Cách gải quyết này sử dụng cho một số trường hợp xung đột cao và rất cao Lúc này các em cảm thấy bế tắc không giải quyết được và thường giải quyết một cách tiêu cực như giả vờ bình thường nhưng vẫn ấm ức, khó chịu, thấy mình có lỗi nhưng mặc kệ muốn đến đâu thì đến Cãi nhau, chỉ trỏ, vứt đồ đạc của nhau, chửi nhau, lăng mạ nhau, đánh nhau bằng tay chân, đồ vật gì đó, mất niềm tin về bạn, ghét bạn, căm thù bạn, tức giận tìm cách trả thù bạn, tự hủy hoại bản thân
Cách giải quyết hành vi xung đột cho học sinh THPT
Nói chuyện với nhau để hiểu nhau, thông cảm và bỏ qua cho nhau
Cãi nhau, giận nhau, không chào hỏi
Đánh nhau sau đó không thèm nhìn mặt nhau, có khi còn nuôi hận chờ dịp báo thù
Trang 26Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại tinh thần, thể chất của nhau Quay video, clip đưa lên mạng
Hậu quả của cách giải quyết tiêu cực là hủy hoại lẫn nhau cả về thể chất và tinh thần Làm cho các em dần mất đi sự tin tưởng, lòng yêu thương con người thay vào đó
là sự lạnh lùng, độc ác Gây mất đoàn kết, tạo môi trường học tập không an toàn
Nguyên tắc giải quyết xung đột: chỉ bắt đầu và tiếp tục giải quyết xug đột khi hai bên đã thực sự bình tĩnh
Yêu cầu các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết, thiện chí, không kích động nhau tức giận
Đặt ra câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hòa
Khuyến khích cả hai bên nêu ra ý kiến và suy nghĩ, cảm xúc của mình
Lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng học sinh nói
Khuyến khích học sinh lắng nghe nhau
Khuyến khích học sinh nhắc lại những gì người kia nói Yêu cầu mỗi bên đặt mình vào vị thế của nhau để suy ngẫm sau đó yêu cầu mỗi bên đưa ra một vài cách giải quyết khi cân nhắc đến suy nghĩ , quan điểm của bên kia
Ghi nhận một cách trân trọng khả năng của học sinh trong việc lắng nghe và giao tiếp Làm trọng tài tránh thiên vị, đứng về một phía
Khuyến khích các em tìm ra những phương án hay cách gải quyết có thể chấp nhận được đối với cả đôi bên và cam kết thực hiện
1.2.5 Một số đặc điểm tâm lý, nhân cách của học sinh THPT có liên quan đến hành vi xung đột
Tự ý thức: sự phát triển tự ý thức của HS THPT rất phong phú, phức tạp và
mang nội dung mới về chất so với tuổi thiếu niên Tự ý thức của lứa tuổi này có một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nhân cách của thanh niên HS THPT nhận thức được những đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng
- Tự ý thức của HS THPT phát triển được bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ yêu cầu của các hoạt động mà học sinh tham gia; mặt khác xuất phát từ địa vị mới của các em trong tập thể và những mối quan hệ mới của các em đối với thế giới xung quanh Bên cạnh sự phát triển của tự ý thức và tự đánh giá, tính tự trọng của HS THPT cũng phát triển mạnh nhưng tính phê phán và sự phân tích chưa cao Do thiếu kinh