Lý do chọn đề tài nghiên cứu Theo nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, để đáp ứng các yêu cầu về công nghiệp hóa, hiệ
Trang 2LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN
CHUYÊN NGÀNH : LL & PPDH DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN
MÃ SỐ : 8140111
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Kiều Oanh
HẢI PHÒNG, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “ Thiết kế và tổ chức một số dự án học tập trong dạy học môn toán cấp THCS ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Kiều Oanh Các kết quả và số liệu nghiên cứu được nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác ở trước đó
Hải Phòng, tháng 7 năm 2023
Tác giả luận văn
Hà Thu Huyền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Phòng đào tạo sau đại học bộ môn Phương pháp giảng dạy Toán thuộc trường Đại học Hải Phòng, Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô và các em học sinh trường THCS Tô Hiệu - quận Lê Chân - Thành phố Hải Phòng đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Kiều Oanh đã hướng dẫn cho tác giả trong suốt quá trình làm luận văn
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã luôn chia
sẻ và giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách tốt nhất
Hải Phòng, tháng 7 năm 2023
Tác giả luận văn
Hà Thu Huyền
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1 Đặc điểm học sinh THCS 6
1.2 Đặc điểm môn Toán cấp THCS 8
1.3 Dạy học dự án 9
1.3.1 Khái niệm dạy học dự án 9
1.3.2 Phân loại 11
1.3.3 Đặc điểm dạy học dự án 12
1.3.4 Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học dự án 14
1.3.5 Tiêu chí đánh giá trong dạy học dự án 15
1.4 Thực trạng dạy học dự án trong dạy học môn Toán cấp THCS hiện nay 18
Tiểu kết Chương 1 23
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN 24
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CẤP THCS 24
2.1 Một số định hướng thiết kế và tổ chức dạy học dự án 24
2.1.1 Nội dung dự án đảm bảo tính vừa sức với học sinh 24
2.1.2 Nội dung kiến thức của dự án gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống 24
2.1.3 Chủ đề dự án đảm bảo nội dung chương trình và mối quan hệ giữa các môn học 25
2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học dự án trong dạy học môn Toán cấp THCS 25
2.3 Thiết kế và tổ chức một số dự án học tập trong môn Toán THCS 27
2.3.1 Dự án 1: “Dự án thống kê trong đời sống” – Toán 6 27
Trang 62.3.2 Dự án 2: “ Ứng dụng của một số hình khối trong thực tiễn xây dựng mô
hình thông minh ”- Toán 7 33
2.3.3 Dự án 3: “ Những hình có tâm đối xứng trong cuộc sống ”- Toán 8 37
2.3.4 Dự án 4: “ Sử dụng kiến thức về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn giải quyết các bài toán trong thực tế ”- Toán 9 41
2.4 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học dự án trong dạy học môn Toán cấp THCS 45
Tiểu kết Chương 2 47
CHƯƠNG 3 48
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 48
3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 48
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 48
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 48
3.2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 49
3.2.1 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 49
3.2.1.1 Địa điểm tiến hành thực nghiệm sư phạm 49
3.2.1.2 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 49
3.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 49
3.2.2.1 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 49
3.2.2.2 Công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 49
3.2.3 Quy trình thực nghiệm sư phạm 50
3.2.4 Nội dung thực nghiệm sư phạm 63
3.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 64
3.3.1 Phân tích kết quả định tính của thực nghiệm sư phạm 64
3.3.2 Phân tích kết quả định lượng của thực nghiệm sư phạm 67
Tiểu kết Chương 3 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 85
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
1.1 Bảng nội dung các hình thức hoạt động của HS khi DHDA 15
1.2 Kết quả điều tra thực trạng vận dụng phương pháp DHDA
trong dạy học môn Toán của GV cấp THCS 20
3.1 Bảng kỹ năng HS lớp 6 được phát triển sau khi thực hiện dự
Kết quả điểm kiểm tra của hai lớp 6A10 ( lớp đối chứng)
và lớp 6A12 ( lớp thực nghiệm) sau khi tiến hành thực
nghiệm
70
3.6
Kết quả điểm kiểm tra của hai lớp 8C10 ( lớp đối chứng)
và lớp 8C9 ( lớp thực nghiệm) sau khi tiến hành thực
nghiệm
74
3.7
Kết quả điểm kiểm tra của hai lớp 9D8 ( lớp đối chứng)
và lớp 9D3 ( lớp thực nghiệm) sau khi tiến hành thực
nghiệm
77
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
1.1 Biểu đồ biểu diễn tình trạng tham gia dự án học tập ở
1.2 Biểu đồ biểu diễn các hoạt động học sinh được tham
1.3 Biểu đồ biểu diễn các kĩ năng và năng lực được phát
3.1 Thời gian sử dụng internet của học sinh lớp 8C9 56 3.2 Ứng dụng khi học sinh dùng internet 56
3.3 Biểu đồ biểu diễn điểm của lớp thực nghiệm và lớp
3.4 Biểu đồ biểu diễn điểm của lớp thực nghiệm khối 7 72
3.5 Biểu đồ biểu diễn điểm của lớp thực nghiệm và lớp
3.6 Biểu đồ biểu diễn điểm của lớp thực nghiệm và lớp
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Theo nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, để đáp ứng các yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra quan điểm: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, đinh hướng nghề nghiệp cho học sinh”
Vì vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS phải đặc biệt chú trọng đến các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh được tích cực, tự chủ, được gắn lý thuyết với thực tiễn, gắn học với hành Phương pháp dạy học phải hướng tới từng đối tượng học sinh, quan tâm tới sự khác biệt về năng lực, sự đa dạng trong phong cách học của học sinh Nói cách khác, mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới giáo dục và đào tạo những con người với đầy đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng nguồn nhân lực trong tương lai
Hiện nay DHDA là phương pháp tổ chức dạy học tiên tiến và hiện đại theo định hướng đổi mới để phát triển năng lực và phẩm chất cho HS DHDA là phương pháp được vận dụng khá phổ biến ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới trong đó có Việt Nam Phương pháp dạy học này coi việc phát triển các năng lực và phẩm chất HS là mục tiêu trọng tâm của quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông mà đặc biệt chúng tôi quan tâm đến việc DHDA cấp THCS Trong toàn bộ quá trình DHDA, các nhiệm vụ học tập được thực hiện với tính
tự giác cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, trình bày và kiểm tra đánh giá dự án HS được thực hiện các nhiệm vụ học tập
có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tạo ra những sản phẩm có tính ứng
Trang 11dụng trong thực tế Vì vậy, DHDA có nhiều cơ hội hướng tới mục tiêu phát triển các năng lực và phẩm chất HS đáp ứng đúng với yêu cầu của giáo dục
Những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu việc vận dụng và tổ chức DHDA ở các môn học từ phổ thông tới đại học, phù hợp với thực tế giáo dục Việt Nam và đã thu được những kết quả tích cực Tuy nhiên, nhiều giáo viên cấp THCS và đăc biệt là GV dạy môn Toán vẫn còn nhiều lúng túng khi tìm kiếm, thiết kế các chủ đề và tổ chức dạy từng dự án cụ thể
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Thiết kế và tổ chức một số dự án học tập trong dạy học môn Toán cấp THCS ”
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở những năm cuối thế kỷ XVI ở một số nước châu Âu , DHDA bắt đầu được thực hiện từ những dự án nhỏ Hình thức DHDA ngày càng phát triển ở khắp các nơi trên thế giới Cho đến nay, có thể coi DHDA là một trong những phương pháp dạy học tích cực, hiện đại đáp ứng được yêu cầu mà giáo dục đặt ra
Người tiên phong trong phong trào DHDA là ông Celestin Freinet Ông cho rằng DHDA áp dụng cách làm việc để nghiên cứu các thông tin, trao đổi các ý kiến, phân tích dự liệu, trình bày báo cáo…
Cũng nghiên cứu về DHDA, trong Thông báo khoa học “Dạy học Project hay Dạy học theo dự án” của tác giả Nguyễn Văn Cường (1997), trường Đại học
Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội [10] đã có những nghiên cứu phân tích lịch sử hình thành và phát triển cũng như cơ sở khoa học của DHDA Cùng với việc vận dụng tích cực lĩnh vực công nghệ thông tin trong dạy học thì DHDA cũng
đã được nhiều nhà giáo và các nhà nghiên cứu khoa học vận dụng và tìm hiểu Những công trình nghiên cứu về dạy học theo dự án của các nhà khoa học trong thời gian gần đây khá thành công như :
- Luận án tiến sĩ “ Tổ chức dạy học theo dự án trong môn Toán cao cấp cho sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (
2022), Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên [24]
Trang 12- “ Vận dụng dạy học theo dự án để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học sinh Thái Học” của nhà
khoa học Vũ Thị Thanh Thủy (2020) - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên [23]
- “ Phương pháp dạy học dự án trong môn Toán trung học phổ thông” của
Nguyễn Thị Duyến (2015), Đại học Sư phạm, Đại học Huế [13]
Hay các bài viết khoa học như:
- Nhóm tác giả Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Văn Biều, Trịnh Lê Hồng
Phương (2011) Dạy học dự án – Từ lý luận đến thực tiễn, Tạp chí Khoa học
số 28 năm 2011, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [21]
- Nhà khoa học Phan Đồng Châu Thủy Nhiệm vụ và thách thức của giáo viên và học sinh Việt Nam trong dạy học theo dự án , Tạp chí Khoa học số 28 năm 2011, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [22]
Sau nghiên cứu một số nhà khoa học đã chỉ ra việc DHDA trong trường học có được những lợi ích sau:
- Khơi dậy niềm yêu thích môn học cho các em đồng thời nâng cao tính
tự giác và chủ động trong học tập của các em HS
- Học sinh có trách nhiệm trong việc học tập tìm tòi kiến thức hơn so với các phương pháp dạy học truyền thống khác, lượng kiến thức tiếp thu được cũng nhiều hơn
- HS trong quá trình thực hiện dự án sẽ có điều kiện rèn luyện và phát triển các năng lực tư duy, năng lực cốt lõi và năng lực nghề nghiệp
- HS được tham gia các hoạt động trong dự án để tạo ra các sản phẩm của riêng nhóm mình hay của riêng cá nhân
Mục đích của quá trình DHDA là định hướng cho HS chủ động chiếm lĩnh tri thức và sáng tạo ra những tri thức mới Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS yêu cầu người GV phải biết cách sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiểu rõ tâm sinh lý, nhu cầu của các
em HS, giúp các em HS phát huy những năng lực, những điểm mạnh của bản
Trang 13thân một cách hiệu quả nhất Mặt khác, đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với sự nỗ lực của GV trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy Người GV không chỉ truyền thụ những gì họ đã biết cho HS mà còn cần phải hướng dẫn HS khả năng tiếp cận tri thức hiện đại, những điều mà có thể bản thân người GV chưa tìm hiểu hết Để đổi mới phương pháp giảng dạy, người GV phải tích cực tự học, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, thường xuyên trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, …
Thực tế trong nhiều năm qua, những phương pháp giảng dạy truyền thống mang tính một chiều, chủ yếu cung cấp kiến thức lý thuyết nên dẫn đến HS tiếp thu kiến thức hoàn toàn bị động Trong quá trình giảng dạy theo phương pháp truyền thống cũ thì chưa coi trọng việc phát triển năng lực cho HS, chưa để các
em HS phát huy khả năng tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo của mình, chưa coi trọng quá trình trải nghiệm cho các lớp HS Qua việc trải nghiệm các em HS sẽ hình thành ý thức thái độ học tập đúng đắn từ đó phát triển hoàn thiện các kỹ năng và xây dựng hệ thống tri thức toàn diện
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách, là việc cần phải làm trong quá trình đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Hướng xây dựng mô hình thực hiện DHDA, nghiên cứu tính hiệu quả và lợi ích của DHDA được nghiên cứu và triển khai ở hầu hết các cấp học từ giáo dục phổ thông tới giáo dục chuyên nghiệp
Trong phần nghiên cứu , tác giả sẽ trình bày về cơ sở lí luận về DHDA
và chọn lọc một số thiết kế dự án trong dạy học môn Toán cấp THCS
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng về DHDA, luận văn
đề xuất quy trình và thiết kế một số dự án học tập trong dạy học môn Toán cấp THCS nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu dạy học môn Toán theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp DHDA trong dạy học môn Toán cấp THCS
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn của mình chúng tôi tập trung sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng
hợp tài liệu để làm rõ vấn đề DHDA trong bộ môn Toán cho hs THCS
- Phương pháp thống kê số liệu: tổng hợp các số liệu liên quan đến đối
tượng của dự án nghiên cứu để phân tích, so sánh, tổng hợp…
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: kiểm định về tính hiệu quả của
phương pháp DHDA trong dạy học môn Toán cấp THCS
- Phương pháp điều tra - quan sát : để tìm hiểu thực trạng việc dạy học
bộ môn Toán và tìm hiểu tình hình vận dụng thiết kế và tổ chức DHDA trong dạy học môn Toán cấp THCS
6 Kết cấu của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thiết kế và tổ chức DHDA trong dạy học môn Toán cấp THCS Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 15- Đây là thời kỳ bước từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành Trong giai đoạn này, nếu được định hướng đúng thì các em ở lứa tuổi này sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt; nếu được định hướng sai thì các em sẽ phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách
- Trong suốt thời kỳ tuổi thiếu niên ( từ 11-15 tuổi) sẽ diễn ra sự hình
thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lí, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lí
- Lứa tuổi HS cấp THCS được coi là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy
mâu thuẫn trong quá trình phát triển
Một ѕố đặc điểm điển hình nổi bật trong quá trình nàу có tác động ảnh hưởng tới ѕự thaу đổi của học ѕinh như ѕau :
* Sự thaу đổi ᴠề mặt ѕinh lý, thể chất
Sự tăng trưởng mạnh ᴠề chiều cao ᴠà thể lực Thaу đổi ᴠề tỉ lệ khung hình, ᴠóc dáng khung hình mất cân đối Ở tuổi này diễn ra quá trình dậу thì có
ѕự thaу đổi ᴠề hormone ѕinh dục, nội tiết tố
Trang 16+ Học sinh THCS có nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, công thức khó hoặc từ ngữ phức tạp Các em dần hoàn thiện hơn các kỹ năng nhữ kỹ năng tổ chức hoạt động, tư duy sáng tạo HS chủ động tiến hành các thao tác như so sánh, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn
+ Tốc độ ghi nhớ khối lượng tài liệu khó được tăng lên Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn Ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa được áp dụng nhiều hơn
- Về tư duy
Hoạt động tư duy của HS cấp THCS có những biến đổi cơ bản sau: + Ở thời kì thiếu niên tư duy phát triển rất mạnh đặc biệt là tư duy trìu tượng Tư duy trìu tượng vẫn được tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy
+ Ở tuổi thiếu niên, tư duy phê phán của các em cũng được phát triển, biểu hiện rõ ràng trong việc các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách
có căn cứ, biết vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn
* Mâu thuẫn trong tâm lý ᴠà hành động
Nhà tâm lý học Stanleу Hall đã nêu ra một số biểu hiện đối nghịch trong tâm lý tuổi dậу thì như ѕau :
- Tuổi dậу thì hoạt động giải trí hăng, nhưng cũng dễ nhược
- Tuổi dậу thì dễ ᴠui mà cũng dễ buồn
- Tuổi dậу thì tự tin nhưng cũng tự ti
Trang 17Ở bậc THCS, HS có vốn kiến thức và kĩ năng học tập cơ bản như làm việc cá nhân, làm việc nhóm; biết cách khái quát, biết sử dụng các kí hiệu toán học, diễn đạt, trình bày ý tưởng của mình, biết lập luận để bảo vệ ý kiến của bản thân của nhóm học tập cũng như phản biện lại ý kiến của người khác hoặc đặt ra câu hỏi cho người khác; biết vận dụng các kiến thức Toán đã học vào
giải quyết các tình huống thực tiễn, …
1.2 Đặc điểm môn Toán cấp THCS
Theo chương trình GTPT – 2018 [3], để đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với giáo dục là gắn lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội, học đi đôi
với hành, “ Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy
xã hội phát triển ”
Môn Toán cấp THCS góp phần hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất; phát triển những kiến thức và kĩ năng then chốt; tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm để vận dụng kiến thức toán học vào giải quyết các bài toán thực tế; tạo sự kết nối giữa Toán học với thực tiễn, Toán học và hoạt động giáo dục khác , Toán học với các môn học như môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học,… để thực hiện giáo dục STEM
Nội dung môn Toán thường mang tính tổng quát , trìu tường và có tính logic Do đó để học được Toán, chương trình Toán ở cấp THCS cần bảo đảm
sự cân đối giữa “học tập” và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn cụ thể Do đó, môn Toán có nhiều cơ hội để tổ chức dạy học theo dự án
Trong quá trình học và áp dụng toán học, học sinh có cơ hội sử dụng các phương tiện ,thiết bị dạy học hiện đại để hỗ trợ HS tìm tòi, khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề toán học
Theo đó, DHDA cho HS hướng đến người học có thể vận dụng được kiến thức vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong các tình huống thực tế cuộc sống theo các mức độ khác nhau tùy theo ý tưởng của từng nhóm HS Bên cạnh nội
Trang 18dung giáo dục cốt lõi, HS được chọn học một số chuyên đề học tập phù hợp với nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của HS
Ở bậc THCS, HS có vốn kiến thức và kĩ năng học tập cơ bản như làm việc cá nhân, làm việc nhóm; biết cách khái quát, biết sử dụng các kí hiệu toán học, diễn đạt, trình bày ý tưởng của mình, biết lập luận để bảo vệ ý kiến của bản thân của nhóm học tập cũng như phản biện lại ý kiến của người khác hoặc đặt ra câu hỏi cho người khác; biết vận dụng các kiến thức Toán đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn, …
Theo nội dung chương trình môn Toán có cấu trúc xoay quanh ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống
kê và Xác suất Do đó có rất nhiều cơ hội để phát triển DHDA trong chương trình Toán ở bậc THCS
1.3 Dạy học dự án
1.3.1 Khái niệm dạy học dự án
Đến đầu thế kỷ XX, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp DHDA, đây là phương pháp lấy HS làm trung tâm Điển hình trong số này là Kilpatrick W.H (1918) [27] với bài viết “The Project method”
Ông định nghĩa: “Dự án trong dạy học là hành động có chủ ý, với toàn bộ nhiệt tình, diễn ra trong một môi trường xã hội, hay nói ngắn hơn là hành động có chủ ý và có tâm huyết ” Tuy nhiên Kilpatrich lại không đưa ra yêu cầu về sản
phẩm khi thực hiện dự án
Năm 1998, Thomas (1998) [28] đưa ra định nghĩa: “DHDA là mô hình tổ chức học tập dựa trên dự án gồm các nhiệm vụ phức tạp, dựa trên các câu hỏi mang tính thách thức hoặc các vấn đề cho phép HS tham gia vào việc giải quyết vấn đề, ra quyết định hoặc thực hiện hoạt động điều tra để HS có cơ hội làm việc tương đối chủ động trong một khoảng thời gian nhất định.”
Theo K Frey (2005) [26] cho rằng “phương pháp dự án là một con đường giáo dục Dạy học dự án là một hình thức của hoạt động học tập và có tác dụng giáo dục Vấn đề quyết định là ở chỗ các nhóm xác định một chủ đề học tập,
Trang 19thống nhất về nội dung làm việc, tự lực lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một kết thúc có ý nghĩa, làm xuất hiện một sản phẩm” Như vậy, theo
K.Frey phương pháp DHDA là một con đường giáo dục mà thông qua các hoạt động của HS có kết quả là sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu được
Gần đây có nhiều nhà nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đã quan tâm và nghiên cứu về DHDA
Theo tác giả Nguyễn Văn Cường (1997) [10] thì “DHDA là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả ” Ở đây tác giả Nguyễn Văn Cường đã chỉ ra đặc điểm của
DHDA là nhiệm vụ học tập phải gắn với thực tiễn, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành
Theo Nguyễn Thị Diệu Thảo (2008) [20] đưa ra định nghĩa: “DHDA là một phương pháp dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập
kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình
và kết quả thực hiện Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu” Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Thị Diệu Thảo DHDA là
một phương pháp dạy học trong đó GV là người định hướng, HS là người chủ động thực hiện những nhiệm vụ học tập mang tính thực tiễn để tạo ra những sản phẩm có thể trình bày giới thiệu được
Theo Trần Thị Hoàng Yến (2012) [25] cho rằng: “DHDA là phương pháp dạy học ; trong đó, dưới sự định hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh của giáo viên, sinh viên tự lập kế hoạch hành động, tiến hành thực hiện các nhiệm vụ được phân công dựa trên những tri thức vốn có để tạo ra sản phẩm của mình, qua đó nhằm tạo dựng tri thức mới thông qua các dự án mang ý nghĩa thực tế”
Trang 20Tuy có những quan điểm khác nhau về DHDA nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều coi DHDA là một hình thức tổ chức dạy học tích cực và hiện đại; lấy HS làm trung tâm Trong quá trình thực hiện mỗi dự án HS tự đưa ra mục đích, nhiệm vụ; tự lập kế hoạch thực hiện để đưa ra được sản phẩm sau khi hoàn thành dự án
Trong quá trình nghiên cứu khoa học và thực tế giảng dạy ở trường THCS nhiều năm, thông qua các hoạt động thực hiện dự án học tập, chúng tôi cho rằng “DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo
ra các sản phẩm có thể trình bày ,giới thiệu được với mọi người.”
1.3.2 Phân loại
Các dự án học tập có thể được phân loại tùy theo những điều kiện và yêu cầu cụ thể Có một số cách phân loại như sau:
- Phân loại theo quỹ thời gian
Phân loại của K.Frey (2005) [26]:
+ Dự án nhỏ: thực hiện trong 2-6 giờ học
+ Dự án trung bình: thực hiện trong khoảng một tuần
+ Dự án lớn: được thực hiện trong thời gian nhiều tuần
- Phân loại theo nội dung, nhiệm vụ dự án
Theo Nguyễn Văn Cường (1997) [10], dự án học tập được phân chia như sau: + Dự án tìm hiểu: khảo sát thực trạng của đối tượng nghiên cứu
+ Dự án nghiên cứu: là dự án nhằm vào giải quyết các vấn đề cần tìm hiểu + Dự án thực hành: là dự án tạo ra sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hoạt động thực tiễn
+ Dự án hành động : tiến hành các hoạt động thực tiễn liên quan đến các hoạt động về xã hội
+ Dự án hỗn hợp : là các dự án kết hợp các dạng nêu trên
Theo nhóm tác giả Bernd Meier vàNguyễn Văn Cường [2], còn có thể phân loại như sau :
Trang 21- Phân loại theo chuyên môn:
+ Dự án trong một môn học : nội dung dự án nằm trong một môn học + Dự án liên môn: nội dung dự án nằm ở nhiều môn khác nhau
+ Dự án ngoài chuyên môn : là các dự án có kiến thức không phụ thuộc hoàn toàn vào các môn học
Trong các trường cấp THCS trên địa bàn thì các dự án học tập thường là các dự án một môn học hoặc dự án liên môn được thực hiện trong quy mô lớp học Các dự án thường được thực hiện trong một tuần với nội dung chủ yếu là khám phá hoặc củng cố kiến thức thông qua các vấn đề xuất phát từ thực tiễn Đồng thời, HS cũng thường phải vận dụng kiến thức ở nhiều môn học khác nhau để thực hiện dự án
1.3.3 Đặc điểm dạy học dự án
Theo nhóm tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường [2], trong DHDA có các đặc điểm cơ bản sau:
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của các dự án học tập xuất phát từ
những tình huống thực tiễn của đời sống xã hội Các dự án học tập góp phần gắn kết việc học tập kiến thức trong nhà trường với việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống
- Định hướng hứng thú HS: HS được lựa chọn đề tài dự án phù hợp với khả
năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, HS cần được tiếp tục phát triển đề tài trong quá trình thực hiện dự án
- Tính phức hợp: Nội dung dự án học tập có sự kết hợp kiến thức của nhiều
môn học khác nhau và kinh nghiệm xã hội nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa
lý thuyết và thực hành vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề thực tiễn Thông qua
đó, kiểm tra củng cố và mở rộng hiểu biết cho HS thông qua các dự án
- Tính tự lực cao của HS: Trong DHDA, HS cần tích cực tham gia các
hoạt động trong các giai đoạn của quá trình dạy học GV đóng vai trò là người
Trang 22tư vấn, định hướng Tuy nhiên mức độ tự nghiên cứu và thực hiện cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ học tập
- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm
và có sự phân công công việc trong nhóm một cách rõ ràng cụ thể DHDA đòi hỏi kĩ năng làm việc nhóm, tính tự giác và chủ động trong công việc.Đòi hỏi sự liên kết giữa HS với GV, giữa Hs với HS, đồng thời có sự liên kết các lực lượng
xã hội khác tham gia trong dự án
- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện các dự án học tập,
các sản phẩm mang tính thực tiễn hoặc những bài báo cáo lý thuyết Những sản phẩm của các dự án học tập có thể được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và được công bố rộng rãi nếu tính ứng dụng cao
Kế thừa những quan điểm nêu trên, tác giả Trần Việt Cường (2012) [11]
đã bổ sung thêm một số đặc điểm khi thực hiện phương pháp DHDA đó là:
- Không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian, thời gian: DHDA có thể
được tiến hành trong phạm vi một nhóm, một lớp học hay một khối lớp hoặc cả trường Thời gian thực hiện một dự án có thể là một ngày, một vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào quy mô của từng dự án học tập
- Định hướng công nghệ thông tin: Trong thời đại công nghệ 4.0 như
hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin trong học tập và làm việc là thứ vô cùng thiết yếu Khi sử dụng công nghệ thông tin, HS có thể tìm kiếm thông tin, hợp tác, trao đổi trực tuyến và tạo ra sản phẩm của dự án Đồng thời HS có thể trình bày sản phẩm thông qua mô hình thiết kế trên công nghệ thông tin
Theo nghiên cứu của chúng tôi, khi tham gia các dự án học tập, HS chủ động chọn chủ đề, phương thức thực hiện dự án và chủ động lập kế hoạch thực hiện dự án DHDA giúp HS biết cách tổ chức nhóm, biết phân công các hoạt động cho các thành viên trong nhóm; biết học hỏi, giúp đỡ nhau; biết chủ động xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ học tập Qua những hoạt động trên HS phát triển các kỹ năng và năng lực
Trang 23DHDA có sự kết hợp các hình thức hoạt động của HS như làm việc cá nhân, làm việc nhóm và làm việc cả lớp Trong đó làm việc nhóm là hình thức chủ yếu xuyên suốt toàn bộ quá trình DHDA Nội dung các hình thức hoạt động của HS được thể hiện như sau :
Bảng 1.1 Bảng nội dung các hình thức hoạt động của HS khi DHDA
Hình thức hoạt động Nội dung hoạt động
Làm việc cả lớp - Giao nhiệm vụ : giới thiệu chủ đề, thành lập các nhóm,
xác định nhiệm vụ của các nhóm
- Trình bày kết quả : HS trình bày và đánh giá kết quả của dự án
Làm việc nhóm - Thực hiện : Xác định địa điểm làm việc, lập kế hoạch
dự án, thống nhất quy tắc làm việc chung, tập hợp các nhiệm vụ từng thành viên để tạo thành sản phẩm chung của cả nhóm
Làm việc cá nhân - Thực hiện : Giải quyết nhiệm vụ được giao, chuẩn bị
các bài báo cáo kết quả dự án Ngoài ra có thể giúp đỡ những thành viên khác gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình
1.3.4 Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học dự án
- Khi xây dựng quy trình DHDA phải dựa trên cơ sở lý luận trong dạy học và cơ sở cấu trúc của tiến trình thực hiện các dự án
Với quan điểm lấy HS là trung tâm trong hoạt động DHDA, dựa trên đặc điểm của HS cấp THCS, quy trình thiết kế và tổ chức DHDA được thể hiện
cụ thể qua 4 bước và được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể ở sơ đồ sau :
Trang 24Sơ đồ 1.1 Quy trình thiết kế và tổ chức DHDA
1.3.5 Tiêu chí đánh giá trong dạy học dự án
Việc đánh giá trong DHDA là nhiệm vụ của cả người dạy và HS Với
HS quá trình đánh giá bao gồm tự đánh giá, đánh giá HS khác và đánh giá nhóm khác Với GV đánh giá dự án nhằm định hướng cho HS để chỉnh sửa và hoàn thiện quy trình tổ chức dự án học tập, báo cáo kết quả học tập của mình Việc đánh giá phải được diễn ra thường xuyên liên tục, đồng thời phải đánh giá cả quá trình học tập theo dự án của HS
Khi đánh giá thường xuyên GV thường sử dụng các công cụ sau:
Thực hiện
dự án
Trình bày kết quả, đánh giá
Xác định rõ nhiệm vụ và thời gian thực hiện; chỉ rõ từng công việc
cụ thể cho các thành viên trong nhóm
Xác định chủ
đề và tên dự
án
Xây dựng hệ thống lý thuyết
HS trình bày kết quả
Thảo luận,
xác định mục
tiêu dự án
Hoàn thiện sản phẩm của dự
án
HS tự nhận xét đánh giá
Trang 25Đánh giá quá trình thực hiện dự án nhằm đánh giá kết quả học tập của
HS so với mục tiêu đã đề ra Việc đánh giá quá trình là thước đo cả quá trình học tập trong dự án để HS rút kinh nghiệm, làm cơ sở trong những dự án học tập khác
Trong DHDA thường sử dụng một số hình thức đánh giá như : tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá từ phía GV, đánh giá hợp tác,…Chẳng hạn
có thể đánh giá theo mẫu phiếu sau:
Phiếu đánh giá Các tiêu chí
đánh giá
Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá
1 Nội dung - Sản phẩm thể hiện nội
dung kiến thức cơ bản, thông tin chính xác, có chọn lọc Nội dung phong phú, có hình ảnh minh họa cụ thể
HS giới thiệu được đầy
đủ nội dung, cấu tạo sản phẩm của nhóm Có slide, bài viết , đồ họa đẹp để truyền tải nội dung thông tin
Trang 266 Sử dụng
công nghệ
thông tin
Sử dụng thành thạo Powerpoit, khai thác triệt để kiến thức trên Internet
7 Báo cáo
sản phẩm
Thuyết trình rõ rang, sáng tạo Trả lời tốt các câu hỏi được đặt ra
Mức độ : A - 4 điểm ; B – 3 điểm; C - 2 điểm ; D - 1 điểm
Trang 271.4 Thực trạng dạy học dự án trong dạy học môn Toán cấp THCS hiện nay
Hiện nay, trong dạy học môn Toán cấp THCS đã sử dụng phương pháp DHDA một cách thường xuyên hơn Các đặc điểm về hình thức của DHDA đã thể hiện được những ưu điểm của phương pháp dạy học này, có thể tóm tắt một
số ưu điểm cơ bản như sau:
- Gắn lý thuyết đã học với các bài toán thực tế, tư duy và hành động, nhà trường với gia đình và xã hội
- Kích thích hứng thú cho HS khi tham gia học tập
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tư duy sáng tạo, tính trách nhiệm, …
- Phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá sau mỗi dự án
Tuy nhiên số lượng GV sử dụng phương pháp này còn hạn chế Bởi vì, DHDA đòi hỏi nhiều thời gian, đồng thời không thể áp dụng DHDA tràn lan
mà chỉ có thể áp dụng với những nội dung nhất định trong điều kiện cho phép
Theo cô giáo Đặng Khánh Vân – trường THCS Tô Hiệu – quận Lê Chân- Thành phố Hải Phòng cho biết khi DHDA đây là một phương pháp dạy học tích cực, rèn cho HS tính chủ động, sáng tạo khi thực hiện dự án Tuy nhiên khi DHDA còn có một số khó khăn như : một số HS chưa tích cực khi làm dự án học tập, chưa biết cách làm việc nhóm, …
Để tiến hành nghiên cứu về thực trạng DHDA trong môn Toán cấp THCS, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 24 GV Toán và 100/2057 HS tại trường THCS Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Kết quả điều tra đối với GV
Điều tra 24 GV Toán tại trường thu được kết quả sau :
Mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 1
Trang 28Bảng 1.2: Kết quả điều tra thực trạng vận dụng phương pháp DHDA
trong dạy học môn Toán của GV cấp THCS
( GV có thể chọn nhiều đáp án và ghi đáp án của mình vào phiếu)
Câu 1: Thầy/ cô biết đến phương pháp DHDA từ đâu? Kết quả lựa chọn
B Từ sách báo, internet, tài liệu tham khảo 45%
Câu 3: Thầy/ cô có vận dụng phương pháp DHDA trong quá trình dạy học
Trang 29Câu 6: Khi áp dụng phương pháp DHDA thầy/cô thấy có những thuận lợi
và khó khăn gì?
* Thuận lợi
- Đây là phương pháp dạy học tích cực giúp HS lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong quá trình dạy học
- Tạo cơ hội xây dựng các mỗi quan hệ với HS, với đồng nghiệp,…
* Khó khăn
- Không phải bài nào, nội dung nào cũng có thể tổ chức DHDA hiệu quả
- Việc GV thay đổi chuyển từ các phương pháp dạy học truyền thống sang DHDA là khó khăn Nguyên nhân là do ngại thay đổi, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn chưa thực sự tốt và mất nhiều thời gian chuẩn bị cho một dự án
- Do DHDA liên quan đến thực tế, thực hành nên cần phải có cơ sở vật chất
và tài chính đầy đủ để thực hiện dự án học tập
Kết quả điều tra đối với HS
Điều tra 100 HS tại trường thu được kết quả sau :
Mẫu điều tra ở phụ lục 2
Trang 30Kết quả điều tra thực trạng vận dụng phương pháp DHDA trong
dạy học môn Toán tại trường THCS Tô Hiệu Câu 1 : Trong quá trình học tập tại trường THCS Tô Hiệu em có được
tham gia các dự án học tập không ?
Biểu đồ 1.1 Biểu đồ biểu diễn tình trạng tham gia dự án
học tập ở học sinh Câu 2: Trong các tiết Toán tại trường, em thường được tham gia những
hoạt động nào?
Biểu đồ 1.2 Biểu đồ biểu diễn các hoạt động học sinh được tham gia
trong tiết Toán tại trường THCS
0 10 20 30 40 50 60
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
0 20 40 60 80 100
120
Nghe giảng lý thuyết
Thảo luận làm việc nhóm
Thuyết trình Vận dụng toán
thực tế
Làm môn Toán hình
Trang 31Câu 3: Theo em việc học Toán giúp em phát triển những năng lực và kĩ
năng nào sau đây ?
Biểu đồ 1.3 Biểu đồ biểu diễn các kĩ năng và năng lực được phát triển
* Khó khăn khi DHDA
- HS quen với phương pháp dạy học truyền thống nên chưa chủ động trong việc nghiên cứu, tìm tòi nội dung bài học, phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm để thực hiện dự án
Qua khảo sát thực trạng 24 GV Toán và các em HS trường THCS Tô Hiệu- Quận Lê Chân- Thành phố Hải phòng về việc DHDA tác giả thấy rằng: DHDA mang lại nhiều lợi ích cho cả HS và GV Hiện nay, ngày càng nhiều các nhà giáo dục khuyến khích vận dụng phương pháp DHDA để nâng cao hiệu quả học tập , rèn kĩ năng và phát triển các năng lực cho HS
Tư duy logic Năng lực giao
tiếp
Năng lực mô hình hóa Toán
Làm việc nhóm Sử dụng CNTT
Trang 32Tiểu kết Chương 1
Ở chương I của luận văn, tác giả đã làm rõ hơn cơ sở lí luận của việc dạy học dự án như khái niệm, phân loại dự án học tập, phân loại dự án hoc tập và trình bày được quy trình thiết kế và tổ chức dạy học dự án Đồng thời ở chương
I, luận văn đã phân tích đặc điểm của học sinh cấp THCS, đặc điểm của môn Toán cấp THCS Qua khảo sát thực trạng việc dạy học môn Toán ở cấp THCS cho thấy mặc dù đa số GV môn Toán đã quan tâm đến việc dạy học dự án song
họ còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn, thiết kế các chủ đề của dự án Trong quá trình tổ chức dạy học dự án GV còn gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tính tự giác tích cực tham gia của học sinh, chưa biết cách kiểm soát, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án Vì vậy cần có những hướng dẫn cụ thể và những
dự án minh họa để giúp GV thiết kế các dự án học tập và tổ chức DHDA trong dạy học môn Toán cấp THCS thuận lợi hơn
Trang 33CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CẤP THCS
2.1 Một số định hướng thiết kế và tổ chức dạy học dự án
Xuất phát từ các đặc điểm cơ bản của DHDA, các chủ đề nội dung môn Toán ở bậc THCS được lựa chọn cần đạt được các yếu tố sau:
2.1.1 Nội dung dự án đảm bảo tính vừa sức với học sinh
Trong tổ chức DHDA, HS chủ động thực hiện các công việc theo kế hoạch đã được phân công Vì vậy nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức giúp các
em không bị gặp quá nhiều khó khăn trong các hoạt động được phân công khi thực hiện dự án Tính vừa sức sẽ gây hứng thú cho HS để các em tích cực tham gia các hoạt động nhận thức cũng như các hoạt động khác Trước khi thực hiện
dự án, việc khảo sát nhu cầu học tập của HS là hết sức cần thiết, bởi vì sau khảo sát GV có thể đưa ra nội dung chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của HS
2.1.2 Nội dung kiến thức của dự án gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống
Đây là quan điểm của giáo dục hiện đại: học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống HS sử dụng kiến thức lí thuyết đã được học về môn Toán để giải quyết các bài toán, tình huống thực tế giúp các em thấy vai trò của toán học trong cuộc sống thường ngày Khi tổ chức DHDA cho HS trong dạy học môn Toán ở trường THCS, GV cần lựa chọn những chủ đề mang nội dung gắn với thực tiễn cuộc sống, gắn với thực hành giúp các em HS thấy gần gũi và thiết thực Sau mỗi dự án, những sản phẩm do HS tạo ra không chỉ mang tính lí thuyết mà nó còn là những sản phẩm thực tế có thể ứng dụng trong cuộc sống Toán học là một môn khoa học mang tính ứng dụng cao liên quan khá nhiều đến cuộc sống thường ngày GV cần chỉ ra lợi ích của việc học Toán
ở bậc THCS với tính ứng dụng của nó trong thực tế cuộc sống, để từ đó khơi dậy ở các em HS niềm yêu thích đối với bộ môn Toán trong quá trình học tập tại mái trường THCS của mình
Trang 342.1.3 Chủ đề dự án đảm bảo nội dung chương trình và mối quan hệ giữa các môn học
Dự án ở môn Toán bậc THCS với nội dung trọng tâm là môn Toán, dự
án được chọn có thể là một bài, nhiều bài, một chương hay có thể kết hợp nhiều chương,… Toán học là một môn khoa học liên quan đến nhiều môn khoa học khác, do đó các dự án học tập luôn đòi hỏi HS phải sử dụng, vận dụng kiến thức của nhiều môn khoa học khác Với HS ở bậc THCS để giải quyết các bài toán thực tế, HS thường phải vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau như toán học, vật lý, hóa học, Đây cũng là xu hướng đổi mới giáo dục và đào tạo toàn diện theo hướng phát triển năng lực HS ở nước ta trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn kinh tế tri thức hướng tới công dân toàn cầu
2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học dự án trong dạy học môn Toán cấp THCS
Theo tác giả, DHDA trong dạy học môn Toán cấp THCS được tổ chức theo quy trình sau :
mà GV đã phân công
- Lập kế hoạch thực hiện dự án
- Thiết kế các nhiệm vụ cho HS thực hiện tìm hiểu (HS thực hiện xong
- Làm việc nhóm để lựa chọn chủ đề dự
án
- Xây dựng các kế hoạch dự án: xác định công việc cần làm, thời gian dự kiến
Trang 35nhiệm vụ thì hệ thống các câu hỏi đặt
ra trước đó được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được
- Chuẩn bị các tài liệu cho HS và dụng cụ hỗ trợ HS thực hiện dự án trong thực tế
hoành thành, vật liệu làm sản phẩm
- Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án
3 Thực hiện
dự án
- Theo dõi và đánh giá toàn bộ HS trong quá trình thực hiện dự án Đồng thời hướng dẫn HS cách làm việc hiệu quả
- Chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ, tạo điều kiện cho các em thực hiện dự án
- Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS
- Các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch phân công công việc
- Thường xuyên phản hồi thông tin cho GV
- Tiến hành báo cáo giới thiệu sản phẩm
- Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm
- Đánh giá sản phẩm
dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra và góp ý cho
dự án (nếu có)
- Dự kiến địa điểm thực hiện dự án : Trường THCS Tô Hiệu, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Trang 36
2.3 Thiết kế và tổ chức một số dự án học tập trong môn Toán THCS
2.3.1 Dự án 1: “Dự án thống kê trong đời sống” – Toán 6
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
Thông qua dự án này, HS sẽ được thực hành:
- Lập phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu
- Tổng hợp dữ liệu thu được từ các phiếu khảo sát, xử lý dữ liệu thống kê biểu diễn kết quả dưới dạng biểu cột
- Rút ra được các kết luận sau dự án và đưa ra khuyến nghị ( nếu có) sau dự án
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Đối với giáo viên: máy chiếu, giáo án, các phiếu phân công nhiệm vụ
2 Đối với học sinh: Phiếu khảo sát, bảng thống kê dữ liệu thu thập, biểu đồ
trình chiều bằng powerpoit hoặc vẽ trên giấy A0, máy tính và các thiết bị cần thiết khác
III TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Giai đoạn 1: Xây dựng dự án
* Xác định tên chủ đề và tên dự án
Hình thành dự án học tập : Sau khi nghiên cứu nội dung phần dữ liệu thống kê
GV và HS thấy có nhiều những bài toán thực tế liên quan đến nội dung này HS học thống kê để vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề được đặt ra từ cuộc sống thực tiễn Những vấn đề đặt ra từ chính học sinh sẽ kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức của các em, Do đó chủ đề dự án được
Trang 37chọn là “Thống kê trong đời sống” và thời điểm thực hiện là sau khi học xong chương 9 của Toán 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống
* Mục tiêu dự án :
Sau khi thực hiện xong dự án học tập, HS vận dụng được các kiến thức đã
học trong chương 9 – “Dữ liệu và xác xuất thực nghiệm” thuộc phần thống kê xác suất – SGK Toán 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống HS đã được học một số khái niệm cơ bản về thống kê, bảng số liệu thống kê, bảng tần số, các biểu đồ thống kê, …để tổ chức điều tra khảo sát sau đó xử lý thông tin thu thập được
Qua đó thấy được ứng dụng của thống kê- xác suất trong đời sống thực tiễn
* Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thiết kế nội dung nhiệm vụ đặt ra cho các nhóm HS trong lớp
Nhiệm vụ 1 : Hãy làm việc trong nhóm để khảo sát món ăn sáng được học sinh
yêu thích tại căng tin nhà trường
Nhiệm vụ 2 : Hãy làm việc trong nhóm để khảo sát môn thể thao được học sinh
yêu thích trong giờ ra chơi
Nhiệm vụ 3 : Hãy làm việc nhóm khảo sát về thời gian sử dụng internet của HS
trong một ngày và những ứng dụng HS hay sử dụng khi lên mạng internet
Nhiệm vụ 4: Hãy làm việc nhóm khảo sát về ca sĩ Việt Nam được HS yêu thích
nhất
Trang 38Hình ảnh các nhóm lựa chọn nhiệm vụ của nhóm mình Giai đoạn 2: Lập kế hoạch thực hiện ( trong 1 tiết)
Hoạt động 2.1: Tạo tình huống và xác định nhiệm vụ
- GV nhắc lại một số khái niệm cơ bản và ứng dụng thực tiễn của thống
kê trong cuộc sống thường ngày
- Hoạt động nhóm theo đơn vị tổ trong thời gian 5 phút với nhiệm vụ: + Các nhóm thảo luận và đưa ra ý tưởng về việc sử dụng các kiến thức
đã học (dữ liệu thống kê, bảng tần số, các biểu đồ thống kê; …) vào tìm hiểu, điều tra để đưa ra phương án giải quyết tình huống một cách hợp lí
+ GV cho HS lựa chọn nhiệm vụ của nhóm mình Ngoài ra, Gv còn định hướng giúp các nhóm để các em có lựa chọn nhiệm vụ thích hợp với nhóm mình bằng cách giới thiệu một số hình ảnh hoặc video clip về các hoạt động hội trại ẩm thực cũng như các cuộc thi thể thao tại các trường khác Qua đó HS nêu ra ý tưởng để trao đổi, thảo luận của nhóm mình
+ GV hỗ trợ và hướng dẫn HS viết ý tưởng của dự án nhóm mình đã chọn đồng thời giúp HS xác định nhiệm vụ của nhóm
Trang 39Hình ảnh nhiệm vụ cho các nhóm lớp 6A12 – THCS Tô Hiệu Hoạt động 2.2: Các nhóm trao đổi, thảo luận và đưa ra kế hoạch thực hiện dự án
GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu về nội dung như sau :
- Xác định được nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện dự án
- Xác định được các nhiệm vụ thành phần cần thực hiện
- Phân công rõ ràng, cụ thể các nhiệm vụ thành phần cho các thành viên trong nhóm theo đúng năng lực
Trang 40HS trong nhóm thảo luận, lập kế hoạch chi tiết, cụ thể, rõ rang từng nội dung công việc mà GV yêu cầu về các nội dung ở trên
Hoạt động 2.3: Trình bày kế hoạch thực hiện
Mỗi nhóm đã được phân công lần lượt lên trình bày kế hoạch thực
hiện của nhóm Khi trình bày kế hoạch các nhóm cần đảm bảo thực hiện đúng
và đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ sau :
STT Nội dung Nhiệm vụ 1 Nhiệm vụ 2 Nhiệm vụ 3 Nhiệm vụ 4
1 Xác định nội
dung điều tra
Tìm hiểu các loại đồ ăn sáng phù hợp với chủ
đề và nhu cầu của HS
Các môn thể thao hay chơi trong giờ ra chơi của trường
Xác định thời gian và các ứng dụng hay dùng khi sử dụng mạng internet
Tìm hiểu ca
sĩ Việt Nam được HS yêu thích hiện nay
2 Xác định đối
tượng điều tra
60 HS lớp 8C6 trường THCS
Tô Hiệu
58 HS lớp 8C10 trường THCS Tô Hiệu
58 HS lớp 8C9 trường THCS Tô Hiệu
44 HS lớp 8C4 trường THCS Tô Hiệu
3 Tìm hiểu
thông tin
Tìm hiểu các loại đồ ăn sáng phù hợp với chủ
đề và nhu cầu của HS tại căng tin trường
Quan sát bằng hình ảnh hoặc video clip của HS toàn trường vào giờ ra chơi
Tìm hiểu thời gian và các ứng dụng hay dùng khi sử dụng mạng internet
Tìm hiểu ca
sĩ Việt Nam được HS yêu thích hiện nay như Sơn Tùng, Trúc Nhân, Đen Vâu, Hoàng Thùy
Linh,…