Cấu trúc luận văn gồm các phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học dự án trong trường trung học phổ thông Nghiên cứu cơ sở lý luận và hệ thống lại các công trình nghiên cứu về dạy
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa cùng tất cả các Thầy Cô đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Văn Hồng đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình, cẩn thận, đưa ra những định hướng quý báu để tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu và quý thầy cô, học sinh tại trường THPT Nguyễn Huệ của thành phố Thủ Đức đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghiên cứu của tôi và tích cực hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, đánh giá và thực nghiệm sư phạm
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên và hỗ trợ trên mọi phương diện trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận án
Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện
Trân trọng cảm ơn!
TP HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2024
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2024 (Ký tên và ghi rõ họ tên)
Trang 5TÓM TẮT
Ở cấp trung học phổ thông, Sinh học nói chung và Sinh học 10 nói riêng là môn khoa học nghiên cứu về sự sống, gắn với thực tiễn nên môn học này có nhiều điều kiện để tổ chức dự án Dạy học dự án là quan điểm dạy học theo hướng tích cực, lấy hoạt động người học làm trung tâm, phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 Xuất phát từ những yêu cầu trên của thực tiễn, đề tài:
“Dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ thành phố Thủ Đức theo dạy học dự án” được tiến hành
Cấu trúc luận văn gồm các phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học dự án trong trường trung học phổ thông
Nghiên cứu cơ sở lý luận và hệ thống lại các công trình nghiên cứu về dạy học dự án ở ngoài nước và ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng dạy học môn sinh học lớp 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ
Tìm hiểu thực trạng học môn Sinh học lớp 10 học sinh và hoạt động dạy môn Sinh học lớp 10 của giáo viên tại trường THPT Nguyễn Huệ
Chương 3: Dạy học môn sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ theo dạy học dự án
Cấu trúc nội dung của bài thực nghiệm dạy học Sinh học 10 theo dạy học dự
án, kết quả thực nghiệm
Kết luận và kiến nghị
Trình bày những kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu và kiến nghị của người nghiên cứu
Trang 6ABSTRACT
At the high school level, Biology in general and Biology 10 in particular are science subjects that study life and are linked to practice, so this subject has many conditions to organize projects Project teaching is a positive teaching perspective, finding learning activities as the center, in accordance with the requirements of the
2018 smart general education program Starting from practical requirements, the topic Document: "Teaching Biology 10 at Nguyen Hue High School, Thu Duc City based on project teaching" was conducted
The discussion structure includes the following main components:
Chapter 1: Discussion basis for project teaching in high schools
Research the basis for discussion and system Review research projects on project teaching abroad and in Vietnam
Chapter 2: Teaching 10th grade biology at Nguyen Hue high school
Find out the current status of students learning Grade 10 Biology and the teaching activities of Grade 10 Biology teachers at Nguyen Hue High School
Chapter 3: Teaching biology subject grade 10 at Nguyen Hue High School according to project teaching
Content structure of experimental lesson in teaching Biology 10 project teaching theory, experimental results
Conclusions and recommendations
Present the results of the research process and the researcher's recommendations
Trang 7MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 3
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 6
3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu 7
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7
4.1 Khách thể nghiên cứu 7
4.2 Đối tượng nghiên cứu 7
5 Giả thuyết khoa học 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7
6.3 Phương pháp thống kê toán học 8
7 Đóng góp mới của đề tài 8
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 9
1.1 Lược sử nghiên cứu về dạy học theo dự án 9
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 9
1.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam 13
1.2 Khái niệm sử dụng trong đề tài 17
Trang 81.2.1 Dự án 17
1.2.2 Dạy học dự án 17
1.2.3 Thiết kế dạy học theo dạy học dự án 19
1.3 Dạy học dự án trong trường Trung học phổ thông 19
1.3.1 Đặc diểm của dạy học dự án 19
1.3.2 Tác dụng của dạy học dự án 21
1.3.3 Những hạn chế của dạy học dự án 21
1.3.4 Quy trình dạy học dự án 21
1.3.5 Đánh giá kết quả học tập trong dạy học dự án 26
1.3.6 Vận dụng các giai đoạn của dạy học dự án vào môn Sinh học 10 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 10 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ 31
2.1 Khái quát về trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ 31
2.2 Thực trạng dạy học môn Sinh học lớp 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ 32
2.2.1 Mục tiêu khảo sát 32
2.2.2 Nội dung khảo sát 32
2.2.3 Đối tượng khảo sát 32
2.2.4 Phương pháp khảo sát 32
2.2.5 Thời gian khảo sát 33
2.3 Thực trạng học môn Sinh học 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ 33
2.3.1 Thực trạng học môn Sinh học lớp 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ 33
Trang 92.3.2 Thái độ học tập môn Sinh học lớp 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ và những khó khăn của học sinh khi học tập 422.4 Thực trạng hoạt động dạy môn Sinh học lớp 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ 48
2.4.1 Đánh giá của giáo viên về mức độ kiến thức, kĩ năng mà các học sinh của mình đạt được trong quá trình học tập môn Sinh học lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 482.4.2 Đánh giá của giáo viên về những kĩ năng học sinh tại trường THPT Nguyễn Huệ cần phát triển 502.4.3 Những phương pháp, kĩ thuật và các phương tiện dạy học giáo viên
sử dụng trong hoạt động dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 53
2.4.4 Những hình thức kiểm tra kết quả học tập của giáo viên trong hoạt động dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 552.4.5 Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 562.4.6 Thống kê đánh giá mức độ vận dụng các hoạt động trong dạy học của giáo viên trong dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 572.4.7 Thống kê các bước hoạt động được giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện khi tham gia dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 59
2.4.8 Thống kê quan điểm của các giáo viên dạy môn Sinh học tại trường THPT Nguyễn Huệ về việc tổ chức dạy học môn Sinh học 10 theo dự án 60KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TRONG MÔN SINH HỌC 10 TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ THEO DẠY HỌC DỰ ÁN 65
3.1 Đặc điểm môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 65
Trang 103.1.1 Mục tiêu của chương trình môn Sinh học ở bậc THPT 65
3.1.2 Cấu trúc nội dung môn Sinh học lớp 10 66
3.1.3 Các dự án có thể thực hiện trong môn Sinh học lớp 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ 70
3.2 Dạy học môn Sinh học 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ theo dạy học dự án 70
3.2.1 Thiết kế giáo án dạy học môn Sinh học 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ theo dạy học dự án 70
3.2.2 Kế hoạch dạy học dự án nội dung “Làm sản phẩm lên men từ vi sinh vật thuộc nội dung Vi sinh vật” trong môn Sinh học 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ 71
3.2.3 Kế hoạch dạy học dự án nội dung “Điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh” trong môn Sinh học 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ 74
3.3 Thực nghiệm sư phạm 77
3.3.1 Mục đích thực nghiệm 77
3.3.2 Tổ chức thực nghiệm 77
3.3.3 Kết quả định lượng 78
3.3.4.Kết quả định tính 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1 KẾT LUẬN 86
2 KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 1 92
Trang 11PHIẾU KHẢO SÁT 92PHỤ LỤC 2 97PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN 97PHỤ LỤC 3 BẢNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN 1: TẠO SẢN PHẨM LÊN MEN TỪ VI SINH VẬT 103PHỤ LỤC 4 BẢNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN 2: ĐIỀU TRA MỘT
SỐ BỆNH DO VIRUS GÂY RA VÀ TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH 104
PHỤ LỤC 5 HÌNH ẢNH DẠY HỌC DỰ ÁN 105PHỤ LỤC 6 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
SƯ PHẠM 110
Trang 121
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê về mức độ kiến thức, kĩ năng mà học sinh đạt được trong quá trình học tập môn Sinh học lớp 10 33 Bảng 2.2: Bảng thống kê đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp về nội dung chương trình Sinh học lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 35 Bảng 2.3: Bảng thống kê về các hoạt động học sinh được trải nghiệm khi học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 37 Bảng 2.4: Bảng thống kê các bước học sinh đã thực hiện khi tham gia các hoạt động thực hành và hoạt động nhóm trong môn Sinh học lớp 10 40 Bảng 2.5: Bảng thống kê độ tin cậy thang đo các biến đã khảo sát trong thực trạng học môn Sinh học lớp 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ 41 Bảng 2.6: Bảng thống kê về sự quan tâm của học sinh học tập với môn Sinh học lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 42 Bảng 2.7: Bảng thống kê về những khó khăn học sinh gặp phải trong khi học môn Sinh học lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 43 Bảng 2.8: Bảng thống kê về những hoạt động học tập mà học sinh muốn được tham gia trong khi học môn Sinh học lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 46 Bảng 2.9: Bảng thống kê độ tin cậy thang đo các biến đã khảo sát trong thái
độ học tập môn Sinh học lớp 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ 48 Bảng 2.10: Bảng thống kê đánh giá mức độ kiến thức, kĩ năng mà các học sinh của mình đạt được trong quá trình học tập môn Sinh học lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 49 Bảng 2.11: Bảng thống kê về đánh giá của giáo viên về những kĩ năng học sinh tại trường THPT Nguyễn Huệ cần phát triển 51 Bảng 2.12: Bảng thống kê những phương pháp, kĩ thuật giáo viên sử dụng trong hoạt động dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 53 Bảng 2.13: Bảng thống kê phương tiện dạy học của giáo viên khi lên lớp trong môn Sinh học ở trường THPT Nguyễn Huệ 54 Bảng 2.14: Bảng thống kê những hình thức kiểm tra kết quả học tập của giáo
Trang 132
viên thường sử dụng trong môn Sinh học tại trường THPT Nguyễn Huệ 55 Bảng 2.15: Bảng thống kê những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 56 Bảng 2.16: Bảng thống kê đánh giá mức độ vận dụng các hoạt động trong dạy học của giáo viên trong dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 58 Bảng 2.17: Bảng thống kê các bước hoạt động được giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện khi tham gia dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ 60 Bảng 2.18: Bảng thống kê quan điểm của các giáo viên dạy môn Sinh học tại trường THPT Nguyễn Huệ về việc tổ chức dạy học môn Sinh học 10 theo dự án 61 Bảng 3.1 Phân bố tần suất điểm số của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dự án 1 78 Bảng 3.2 Phân bố tần suất điểm số của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dự án 2 80 Bảng 3.3 Kiểm nghiệm T (T – test) điểm số của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dự án 1 82 Bảng 3.4 Kiểm nghiệm T (T – test) điểm số của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dự án 2 82
Trang 143
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Đồ thị phân bố phần trăm điểm bài kiểm tra sau dự án 1 của học sinh 79 Hình 3.2 Đồ thị phân bố phần trăm điểm bài kiểm tra sau dự án 2 của học sinh 81
Trang 16ta ngày càng phát triển và đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về trình độ, khả năng sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng cộng tác làm viêc, tinh thần trách nhiệm… để có thể giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống khác nhau Sinh học lớp 10 có chủ đề là tế bào học và vi sinh vật, virus gồm các nội dung: thành phần hoá học của tế bào, cấu trúc tế bào, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
ở tế bào, chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào, vi sinh vật và ứng dụng, virus
và ứng dụng Mặc khác Sinh học 10 là cầu nối của phân môn Sinh học trong môn Khoa học tự nhiên cấp THCS lên cấp THPT Vì vậy, học sinh không những phải tìm hiểu nhiều kiến thức mà còn phải thực hiện được những thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm, phối hợp hành động, quan sát, mô tả, giải thích, làm việc nhóm… cùng nhau hoàn thành nội dung học tập và vận dụng vào thực tế
Trong trường phổ thông, Sinh học nói chung và Sinh học 10 nói riêng là môn khoa học nghiên cứu về sự sống, gắn với thực tiễn nên môn học này có nhiều điều kiện
để tổ chức dự án Tuy nhiên, tầm quan trọng của phương pháp tích cực này ở các trường THPT hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, một bộ phận giáo vẫn sử dụng quan điểm dạy học truyền thống, học sinh chưa thực sự được trải nghiệm kiến thức đã học Vì vậy, môn Sinh học lớp 10 chưa phát huy được vai trò và ý nghĩa đối với học sinh, học sinh thường ít chú ý, ít hứng thú với môn học và kết quả học tập chưa tương xứng với vai trò và vị trí của môn học
Để khắc phục tình trạng đó và phát huy tính tích cực của học sinh, chúng ta cần
có sự thay đổi của cả thầy và trò Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
Trang 176
theo hướng tích cực, hình thức tổ chức dạy học phong phú giúp học sinh đào sâu kiến thức bằng chính nỗ lực trí tuệ của bản thân, làm chủ tư duy và khả năng sáng tạo của mình
Dạy học dự án (DHDA) là quan điểm dạy học theo hướng tích cực, lấy hoạt động người học làm trung tâm Trong suốt quá trình dạy học, người dạy sẽ hướng người học đến mục tiêu của bài học nhưng nội dung gắn liền với thực tế Khi sử dụng phương pháp học tập này, người học phải tự mình nghiên cứu, tự giải quyết các vấn đề để lĩnh hội được kiến thức và cho ra những kết quả thực tế DHDA còn giúp người dạy rèn luyện cho người học các kỹ năng cần thiết của xã hội hiện nay như kỹ năng thu thập
và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp và cộng tác… DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, giúp người học nâng cao năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, rèn luyện tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc cộng tác
Xuất phát từ những yêu cầu trên của thực tiễn, đề tài: “Dạy học môn Sinh học
10 tại trường THPT Nguyễn Huệ thành phố Thủ Đức theo dạy học dự án” được tiến
hành
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức dạy học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Thủ Đức theo dạy học dự án, nhằm đánh giá hiệu quả của dạy học dự án trong dạy học môn Sinh học 10 và trong phát triển năng lực cho học sinh giai đoạn đổi mới chương trình giáo dục
3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài (dự án, dạy học theo dự án, dạy học sinh học 10 theo dự án )
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ, Thành phố Thủ Đức
- Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án để phát triển năng lực vận dụng cho HS trong môn Sinh học 10
Trang 18Hoạt động dạy và học môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình thiết kế, tổ chức dạy học và hiệu quả của dự án trong môn Sinh học 10 cấp THPT
5 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng DHDA vào môn Sinh học 10 cấp THPT sẽ giúp phát triển năng lực vận dụng cho học sinh, đem lại hiệu quả tích cực trong dạy học
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học dự án, nội dung Sinh học 10 nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến đề tài như: tổng quan về DHDA trên thế giới và ở Việt Nam; các khái niệm, mục tiêu, quy trình, ưu điểm, nhược điểm của DHDA và khả năng ứng dụng trong môn Sinh học
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi
Xây dựng và sử dụng phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng dạy và học, việc sử dụng DHDA trong môn Sinh học 10 của giáo viên và học sinh trường THPT Nguyễn Huệ
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trao đổi với học sinh về thực trạng học tập môn Sinh học 10, phỏng vấn trao đổi với giáo viên về tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực,
Trang 198
đặc biệt là phương pháp DHDA trong nội dung Sinh học 10
6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thiết kế và tổ chức DHDA trong một số nội dung ở môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ trên địa bàn thành phố Thủ Đức
Tiến hành thực nghiệm có đối chứng để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của DHDA trong môn Sinh học 10
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm Excel 365 để tổng hợp dữ liệu và phần mềm SPSS 20.0 để
xử lý dữ liệu thu được, phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu về mặt định lượng cho quá trình khảo sát và quá trình thực nghiệm
7 Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về DHDA ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
- Đánh giá được thực trạng dạy và học môn Sinh học lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ
- Thiết kế và thực nghiệm sư phạm trong môn Sinh học lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ theo dạy học dự án
8 Cấu trúc đề tài
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học dự án trong trường trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng dạy học môn Sinh học lớp 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ
Chương 3: Dạy học nội dung vi sinh vật trong môn Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Huệ thành phố Thủ Đức theo dạy học dự án
Kết luận – Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 209
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG 1.1 Lược sử nghiên cứu về dạy học theo dự án
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc dạy học dự án Theo M Knoll, từ “project” được sử dụng đầu tiên trong học viện nghệ thuật Accademia di San Luca ở Ý cuối thế kỉ XVI Ở học viện, quan điểm dự án học tập bắt đầu từ các cuộc thi mang tính thách thức, giải quyết các vấn đề đang tồn tại trong thực tế, sản phẩm được học sinh thiết kế và hoàn thiện đúng thời gian quy định Sau đó, mô hình đào tạo này của Ý được cải tiến, phát triển ở Pháp (1671) cùng các nước Châu Âu và Mĩ từ thế kỉ XVIII (Michael Knoll, 1997)
Cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, DHDA đã trở thành quan điểm dạy học được áp dụng vào các trường cao đẳng và đại học: Trung tâm Nghệ thuật và Chế tạo ở Paris (1829), trường Bách khóa Ducal ở Karlsruhe (1833) và viện Công nghệ Massachusetts ở Boston (1864) (Michael Knoll, 1997) Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX, quan điểm DHDA lan đến nhiều nước, đặc biệt là Mĩ với các phong trào cải cách giáo dục mạnh mẽ Trong các phong trào cải cách giáo dục với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, DHDA được đưa vào sử dụng chính thức trong dạy học phổ thông nhằm khắc phục những nhược điểm của dạy học truyền thống Ban đầu, quan điểm DHDA được sử dụng trong dạy học các môn Kỹ thuật, sau đó được sử dụng rộng rãi ở các môn học khác Trong thời gian này, John Dewey (1859 – 1952) đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho quan điểm DHDA Theo quan niệm của ông, lớp học là môi trường với học sinh là trung tâm, dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh có thể tư duy thông qua hành động, nhận biết, tranh luận và giải quyết vấn đề, nhấn mạnh thực tiễn quan trọng hơn lý thuyết John Dewey đã dạy thử nghiệm lần đầu tiên quan điểm DHDA tại một trường Đào tạo thủ công bang Chicago ở Mĩ Ông chia học sinh thành các nhóm nhỏ để thực hiện các dự án khác nhau mà thông qua đó học sinh sẽ học được cách đọc, viết, tính toán,
Trang 21“quan điểm dự án học tập” và phổ biến trên toàn thế giới Kilpatrick nhận định “tâm
lý đứa trẻ” là yếu tố quan trọng trong quá trình học tập Tuy nhiên, nhận định của ông và John Dewey có nhiểu điểm khác biệt Với John Dewey, ông nhấn mạnh vai trò của giáo viên và cho rằng trẻ em chưa đủ khả năng tự lập kế hoạch Trong khi
đó, Kilpatrick không đề cao vai trò của giáo viên, ông nhận định nên để trẻ em tự
do lựa chọn làm những gì chúng thích để đạt được mục tiêu đề ra (Michael Knoll, 1997) Tóm lại, John Dewey và Likpatrick đều là những nhà sư phạm đi đầu trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho quan điểm DHDA ngày nay
Sau một khoảng thời gian gần như bị lãng quên ở những năm trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, bắt đầu từ những năm 1970, cùng với phong trào cải cách giáo dục diễn ra mạnh mẽ ở các nước phương Tây, DHDA cũng được quan tâm, nghiên cứu và áp dụng tại nhiều quốc gia Các nghiên cứu tập trung làm rõ cơ
sở lý luận quan điểm dạy học dự án Theo các nhà sư phạm Mỹ: DHDA là quá trình
mô phỏng và giải quyết các vấn đề thực tế Trong đó học sinh tự lựa chon đề tài và thực hiện các dự án học tập dựa trên sở thích và khả năng của bản thân Các dự án học tập không chỉ giúp các học sinh học tốt bài trên lớp mà còn mở rộng ra ngoài phạm vi lớp học khi các em được phát huy trí thông minh để hoàn thành dự án (Joseph C.L Tan, 2016) Theo tổ chức giáo dục Oracle (Mỹ): “Dạy học theo dự án
là một phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó học sinh đưa ra sáng kiến
và thực hiện xây dựng phiếu hỏi, thu nhập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra những nhận định, kết luận về các vấn đề cụ thể” (Phạm Hồng Bắc, 2013, tr 30) Vậy đối với giáo dục Mỹ, DHDA nhấn mạnh khả năng sáng tạo, chủ động xây dựng và tổng hợp kiến thức nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng thực
Trang 22- Đề xuất dự án: Hình thành các ý tưởng cho dự án, các ý tưởng này có thể do giáo viên, phụ huynh hoặc học sinh đề xuất Sau đó, mọi người sẽ cùng nhau thảo luận các ý tưởng, lựa chọn các chủ đề và lên kế hoạch thực hiện
- Phát triển dự án: Tất cả những người tham gia dự án phải cùng nhau lên kế hoạch thực hiện dự án một cách chi tiết Các thành viên tham gia phải có khả năng bày tỏ quan điểm và yêu cầu của mình khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể Trong quá trình làm việc, học sinh sẽ được rèn luyện các kỹ năng và nhận ra các khuyết điểm
- Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện các công việc theo kế hoạch dự
án đã đề ra và hoàn thành những nhiệm vụ được giao
- Hoàn thành dự án: học sinh tạo ra sản phẩm để so sánh với mục tiêu ban đầu
đề ra Sản phẩm có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh nhưng thông qua những sai lầm khi thực hiện dự án, học sinh sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm
- Điểm cố định: Điểm cố định là cần thiết và xảy ra theo yêu cầu trong quá trình của dự án Là hoạt động khắc phục những học sinh mất phương hướng, thiếu
sự phối hợp với các cá nhân khác và nhóm khi thực hiện dự án Mục đích chính của điểm cố định là giúp các thành viên tham gia dự án thông tin lẫn nhau, cùng nhau
Trang 2312
lên kế hoạch cho các bước tiếp theo, điều chỉnh thay đổi mục tiêu
- Metainteraktion /Zwischengespräche (có nghĩa là metainteraction trong tiếng Anh): trao đổi sau dự án để thảo luận, rút ra kết luận và điều chỉnh dự án Bên cạnh những nghiên cứu về cơ sở lý luận của DHDA, vấn đề vận dụng DHDA cũng rất được quan tâm DHDA được áp dụng trọng mọi cấp học, từ giáo dục phổ thông, đào tạo nghề cũng như trong đào tạo đại học, trong các môn học hay ngành học DHDA được sử dụng khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới như Mĩ,
Hà Lan, Canada, Hồng Kong, Singapo, Thái Lan… Vì vậy tổ chức giáo dục Oracle Buck Institute for Education đã đưa ra 10 lý do chứng tỏ giáo viên nên lựa chọn quan điểm DHDA (“Top 10 Reasons Why Teaching Key Competencies with Project Based Learning is a Good Idea”):
1) Học sinh sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho đại học, nghề nghiệp và quyền công dân
2) Học sinh có khả năng hiểu và nhớ nội dung học tập tốt hơn
3) Điểm kiểm tra sẽ ổn và học sinh sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn học tập khắt khe
4) Học sinh quản lý thời gian của cá nhân tốt và hiệu quả hơn
5) Học sinh sẽ học được cách làm việc nhóm cùng nhau
6) Học sinh phát triển được kỹ năng thuyết trình và kỹ năng giao tiếp
7) Học sinh sẽ gắn kết và có tính thần trách nhiệm hơn
8) Sự sáng tạo của học sinh có thể dẫn đến những cải tiến trong cộng đồng 9) Gia đình và cộng đồng xung quanh có thể chia sẻ, đóng góp ý tưởng xây dựng dự án
10) Học sinh sẽ hào hứng khi trả lời câu hỏi: “Bạn đã làm được gì tại ngôi trường của bạn?”
DHDA là một quan điểm dạy học tích cực, giúp người học tích cực chủ động, kích thích tư duy bậc cao, giúp học sinh dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống thực tiễn được các nước trên thế giới công nhận và thực hiện rộng rãi trong hệ thống giáo dục Chính những ưu điểm đặc biệt đó giúp quan điểm DHDA nhận được nhiều sự
Trang 2413
quan tâm và phát triển mạnh mẽ
1.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam
Hiện nay, DHDA đang được áp dụng khá rộng rãi ở các trường Cao đẳng và Đại học, DHDA được áp dụng thông qua các đồ án tốt nghiệp, các bài tiểu luận hay khóa luận… Trong các hình thức này, sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tập mang tính nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Trong giáo dục phổ thông, băt đầu từ những năm 1960 - 1980, cùng với sự phát triển của các phong trào hướng nghiệp, nhiều trường học đã thực hiện các dự
án nhỏ như dự án trồng cây, dự án phát triển vườn trường, dự án khởi nghiệp… Cho đến nay, DHDA dần được sử dụng ở các cấp học Tại Việt Nam những năm gần đây, với những ưu điểm vượt trội, quan điểm DHDA đã thu hút được nhiều sự chú ý các nhà nghiên cứu cũng như được đề cập nhiều hơn trong các tài liệu Tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận DHDA khá đầy
đủ và chi tiết
Tác giả Nguyễn Văn Cường đã có nhiều nghiên cứu giúp hệ thống các khái niệm DHDA, những đặc điểm chính, cách phân loại và tiến trình dạy học (Bernd Meier, Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, 2005)
Theo các nhà nghiên cứu, DHDA với nghĩa rộng sẽ nhấn mạnh tính chủ động, tích cực của người học, hoạt động thực hành không được coi là bắt buộc nhưng theo nghĩa hẹp, DHDA sẽ gắn với hoạt động thực hành và tạo ra sản phẩm Trong luận án tiến sĩ, tác giả Nguyễn Thị Diệu Thảo quan niệm khái niệm DHDA không quá hẹp như một quan điểm dạy học riêng và cũng không quá rộng như một quan điểm hay nguyên tắc dạy học DHDA phải phù hợp với bản chất khái niệm dự án nói chung, mang tính phức hợp và cần được thực hiện trong thực tiễn để hiện thực hóa mục tiêu (Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2008)
Đặc điểm nổi bật của DHDA so với những quan điểm dạy học khác là tiến trình dạy học Tiến trình dạy học được chia thành các giai đoạn: xác định chủ đề và mục tiêu dự án, lập kế hoạch dự án, thực hiện dự án, trình bày sản phẩm dự án, đánh giá dự
Trang 25án cũng hay được xem xét chung thành một Vì vậy, tiến trình dự án có thể được mô
tả theo các giai đoạn: xác định chủ đề và mục tiêu dự án, lập kế hoạch dự án, thực hiện
dự án, đánh giá dự án (Bernd Meier, Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trung học phổ thông, 2010)
Cùng với việc nghiên cứu lý thuyết, công tác triển khai thực hiện DHDA cũng rất được quan tâm Theo tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt – Bỉ từ năm
1997 đến nay đã đầu tư thực hiện trên 14 tỉnh miền núi phía Bắc với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Dự án đã tập huấn sâu thêm cho các giáo viên về 3 quan điểm dạy học tích cực với tên gọi: Học theo góc; Học theo hợp đồng; Học theo dự án Trong
3 quan điểm dạy học tích cực trên, tiến trình DHDA được thực hiện theo 3 bước: lập
kế hoạch, thực hiện dự án và tổng hợp kết quả, trong đó, người thực hiện nên sử dụng lược đồ tư duy và kỹ thuật đặt câu hỏi để thực hiện dự án được dễ dàng
DHDA được vận dụng rộng rãi ở một số môn như: Công nghệ, Toán học, Sinh học, Địa lý, Hóa học và được nhiều tác giả gọi là dạy học theo dự án:
- Tác giả Nguyễn Thị Châu với dự án “Dạy học theo dự án môn Công Nghệ 10 tại trường trung học phổ thông Bình An, tỉnh Bình Dương” (Nguyễn Thị Châu, 2014).Công trình nghiên cứu của tác giả góp phần đề xuất và thiết kế giáo án một số nội dung môn Công nghệ 10 nhằm hình thành kĩ năng cho người học và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Công Nghệ 10
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy đã thực hiện nghiên cứu luận án “Dạy học theo
dự án môn sinh học lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Thái Bình” (Nguyễn Thị Thu Thuỷ, 2016) Trong luận án, tác giả đã kết luận dạy học theo dự án giúp thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực cá nhân, giúp kết quả học tập của
Trang 2615
học sinh được cải thiện, tính tích cực học tập được nâng cao
- Tác giả Đỗ Thị Ngọc Hằng đã nghiên cứu đề tài: “Tổ chức dạy học theo dự án nội dung “Hệ thức lượng trong tam giác” chương trình hình học lớp 10” (Đỗ Thị Ngọc Hằng, 2012) Trong luận án, tác giả góp phần giúp người học rèn luyện và phát triển một số kỹ năng cho người học như kỹ năng gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng sử dụng công nghệ Tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Sở giáo dục và nhà trường nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên triển khai dạy học theo dự án đạt được hiệu quả
- Tác giả Nguyễn Thị Hường đã thực hiện đề tài: “Tổ chức dạy học theo dự án phần sinh thái học – Sinh học lớp 12 – Trung học phổ thông” (Nguyễn Thị Hường, 2012) Trong luận án, tác giả đã kết luận dạy học theo dự án là quan điểm dạy học tích cực, phát huy tính chủ động của người học, giúp người học rèn luyện được một số kỹ năng và nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học
- Tác giả Phan Thị Thu Hiền đã thực hiện dự án: “Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt Nam” (Hoàng Anh Đức, 2019) Trong dự án, tác giả đã giúp người học
hệ thống và liên kết kiến thức của nhiều môn học để vận dụng vào dự án Mặt khác, tác giả đã giúp người học nâng cao nhiều kĩ năng và xây dựng một số dự án văn nghệ
để giới thiệu âm nhạc truyền thống
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai đã thực hiện đề tài: “Áp dụng dạy học theo dự
án trong dạy học Hóa học ở trường Trung học phổ thông” (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2011) Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu và tổng hợp về cơ sở lý luận của quan điểm dạy học theo dự án Sau đó, tác giả đã thiết kế một số dự án và áp dụng trong dạy học hóa học, thực nghiệm và khảo sát hiệu quả của dạy học theo dự án trong dạy học
- Tác giả Trương Thanh Hiền và Nguyễn Thi Hảo đã thực hiện dự án: “Tôi chọn xanh” (Hoàng Anh Đức, 2019) Trong dự án, các tác giả giúp người học hệ thống, liên kết kiến thức của các môn học và vận dụng dự án trong thực tế Các tác giả cũng đã nghiên cứu đầy đủ cơ sở lý luận, thực trạng việc vận dụng dạy học theo dự án Mặt khác, các tác giả cũng chỉ ra dạy học theo dự án có thể khắc phục được hạn chế của quan điểm dạy học truyền thống
Trang 2716
Không chỉ vậy, DHDA đã được đưa vào giảng dạy ở hầu hết cấp học Cấp tiểu học, học sinh được giáo viên khuyến khích tham gia vào các dự án nhỏ phù hợp với lứa tuổi Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phối hợp với các trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Trấn Khánh Dư, Đinh Tiên Hoàng và Phan Văn Trị tổ chức dự án
“Tự hào trang sử Việt” Học sinh tham gia dự án đã kết hợp kiến thức từ nhiều môn học, kết quả thu được làm cho nhiều giáo viên và phụ huynh học sinh bất ngờ, tuy là học sinh lớp 5 nhưng các em có đủ khả năng tìm kiếm thông tin, xây dựng các tiết mục
và tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu Đối với cấp THCS và THPT, dạy học theo dự án được vận dụng phổ biến, hầu như các môn trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội đều có thể tổ chức dạy học theo dự án Điển hình là trường THCS Việt Úc tổ chức
dự án: “Hãy nói không với thực phẩm bẩn” ở khối lớp 7 Trường THPT Thủ Đức tổ chức dự án “Ươm mầm mơ ước” cho học sinh của ba khối 10, 11, 12 (Hoàng Anh Đức, 2019) Kết quả dự án đã tạo ra được những video clip giới thiệu cụ thể về các nghề nghiệp cũng những chia sẻ của những người trong nghề về các thuận lợi, khó khăn, niềm vui, nỗi buồn… giúp học sinh có được sự lựa chọn phù hợp các ngành nghề trong tương lai
Nhận xét:
DHDA là một quan điểm dạy học tích cực đã được triển khai khá lâu tại Việt Nam và mang lại hiệu quả vô cùng thiết thực, cho thấy quan điểm DHDA có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chứng minh sau khi tổ chức DHDA, kết quả học tập của học sinh được cải thiện rõ rệt, các
kỹ năng được phát triển, ý thức cao về tinh thần trách nhiệm và tính nghiêm túc trong học tập
Kết quả nghiên cứu tổng quan cũng cho thấy, việc vận dụng DHDA trong từng nội dung học tập cũ thể cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Song thực tế dạy học cho thấy, việc vận dụng DHDA vẫn còn gặp nhiều khó khăn đối với giáo viên, trong đó có giáo viên dạy môn Sinh học THPT, đặt biệt khâu thiết kế và tổ chức dạy học Vấn đề này được nghiên cứu, bổ sung trong đề tài này
Trang 28Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã hội, đặc trưng của dự án cơ bản là tính không lặp lại của các điều kiện thực hiện Khái niệm
dự án trong các lĩnh vực khác nhau được người ta định nghĩa khác nhau, phù hợp với các hoạt động trong dự án đó
Khi vận dụng khái niệm “dự án” vào môi trường sư phạm thì cần có sự bổ sung vào định nghĩa để mang tính riêng biệt Quan niệm này đã chuyển dự án theo quan niệm chung thành dự án dạy học hay dự án học tập Điểm nổi bật của quan niệm này
là chuyển nội dung học thành bài tập tình huống, mà khi giải quyết tình huống này phải sử dụng kiến thức theo nội dung học tập Như vậy, nội dung học thành vốn kiến thức của chủ thể để giải bài tập tình huống
Từ những phân tích trên, trong phạm vi đề tài này, dự án được hiểu “là một bài
tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học” (Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Việt - Bỉ, Dạy và học tích cực - Một số phương
pháp và kĩ thuật dạy học, 2010)
1.2.2 Dạy học dự án
Theo K.Frey, học giả người Đức, thì: Dạy học theo dự án (Project Based Learning) là một cách thức của hoạt động học tập mà ở đó, người học xác định và thống nhất với nhau về một chủ đề làm việc, một nội dung làm việc, tự lên kế hoạch
Trang 2918
và thực hiện công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể đưa ra, trình bày, sử dụng được (Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Việt
- Bỉ, Nghiên cứu khoa học sự phạm ứng dụng, 2010)
Theo Thomas, Mergendoller, Michaelson (Mỹ) thì “DHDA là một mô hình tổ chức học tập xung quanh dự án Các dự án có nhiệm vụ phức tạp, dựa trên các câu hỏi hay vấn đề đầy thử thách, đòi hỏi học sinh phải thiết kế, giải quyết vấn đề, hoặc tiến hành các hoạt động điều tra; nó cung cấp cho học cơ hội để làm việc tương đối tự động trong một khoảng thời gian mở và kết quả cuối cùng là tạo ra các sản phẩm thực tế hoặc các bài thuyết trình trước lớp học" (Nguyễn Thị Hương, 2013)
Theo Chương trình dạy học của Intel Việt Nam: DHDA là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm DHDA giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan cho học sinh bằng những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tự tìm kiếm thông tin, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của riêng mình Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tích cực với giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết và thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả (Chương trình dạy học Intel Việt Nam, 2007)
Từ đó, ta có thể hiểu: DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo
ra các sản phẩm có thể trình bày, sử dụng, giới thiệu với mọi người Nhiệm vụ này cần được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học, từ bước xác định mục đích, tới lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện được Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu, chuyển giao
Từ những phân tích trên, trong phạm vi đề tài này, dạy học dự án được hiểu là
một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp,
có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm
vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập,
từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh,
Trang 3019
đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học theo dự án (Phạm Hồng Bắc, 2013)
1.2.3 Thiết kế dạy học theo dạy học dự án
Từ các khái niệm dạy học dự án và đã được làm rõ ở trên, khái niệm thiết kế dạy học theo dạy học dự án đã có nhiều cách hiểu khác nhau
Trong đề tài này, thiết kế dạy học theo dạy học dự án được hiểu là một quá trình
gồm các thao tác có tổ chức và định hướng người học theo quan điểm DHDA, trong
đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết
và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học
thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết
quả thực hiện Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản trong dự án
1.3 Dạy học dự án trong trường Trung học phổ thông
1.3.1 Đặc diểm của dạy học dự án
Theo tiến sĩ Trịnh Văn Biều và các tác giả khác, dạy học dự án có những đặc điểm sau (Trịnh Văn Biều và tgk, 2011):
Người học là trung tâm của dạy học dự án
DHDA quan tâm đến nhu cầu của người học: người học được chọn chủ đề, nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân DHDA là một phương pháp dạy học mới mẻ, lấy học sinh làm trung tâm
Người học chủ động tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy học Người dạy chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, ủng hộ sự tích cực, tự lực, trách nhiệm và
sự sáng tạo của người học
Người học không chỉ lắng nghe, thuộc lòng và lặp lại kiến thức mà phải tìm hiểu thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra kiến thức cho bản thân Người học không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn áp dụng vào thực
tế, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề
Dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn của một dự án
Trong quá trình DHDA, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng từ
Trang 3120
các hoạt động thực tế Chủ đề dự án thường gắn liền với những tình huống trong xã hội, với những công việc cụ thể, sự kiện có thực… Người học đóng một vai cụ thể khi tham gia dự án Các dự án học tập góp phần gắn liền kiến thức trên lớp với thực tiễn
Hoạt động học tập phong phú và đa dạng
Nội dung dự án tổng hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề trong thực tế Một dự án dù là của môn học nào, cũng cần đòi hỏi kiến thức của nhiều môn học để có thể giải quyết, giúp dự án gần với thực tiễn hơn vì trong cuộc sống ta cần kiến thức tổng hợp để giải quyết công việc
Trong quá trình tiến hành dự án có sự kết hợp giữa tìm hiểu và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tế Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về kiến thức cũng như rèn luyện các kỹ năng thực hành, tích lũy kinh nghiệm
Kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân
Dự án thường được tiến hành theo nhóm, có sự phân công công việc và hợp tác thực hiện giữa các thành viên với nhau Làm việc theo nhóm giúp cho sản phẩm có chất lượng tốt, ít tốn thời gian hơn vì có sự phối hợp và phát huy được điểm mạnh của mỗi thành viên
Các dự án đòi hỏi kỹ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa người dạy và người học cũng như với các lực lượng xã hội khác cùng tham gia Nhờ đó, các hoạt động trong DHDA có tính xã hội cao
Quan tâm đến sản phẩm của hoạt động
Sản phẩm của DHDA có thể là phi vật chất, hoặc cụ thể, một kế hoạch hoặc một bản thiết kế Các sản phẩm không chỉ là những thành quả chủ yếu về kiến thức lí thuyết
mà còn tạo ra những sản phẩm thực tế, có hiệu quả cao trong cuộc sống
Người dạy cùng người học đánh giá sản phẩm dựa trên tính hữu ích, hiệu quả thực tiễn của sản phẩm và sự phối hợp thực hiện giữa các thành viên trong nhóm Những sản phẩm đem lại nhiều hiệu quả, lợi ích với cuộc sống thường được đánh giá tốt Các sản phẩm có thể giới thiệu rộng rãi và sử dụng trong thực tế (Trịnh Văn Biều
và tgk, 2011)
Trang 3221
1.3.2 Tác dụng của dạy học dự án
Dạy học dự án là một hình thức dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao DHDA có nhiều tác dụng trong quá trình dạy học, cụ thể như sau (Trịnh Văn Biều và tgk, 2011):
Dạy học dự án làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn bởi vì nó được tích hợp với các vấn đề trong đời sống thực, từ đó kích thích sự quan tâm, niềm yêu thích học tập của học sinh
DHDA gắn kiến thức lý thuyết với hoạt động thực hành, tư duy trong suy nghĩ và hành động thực tế, nhà trường, gia đình và xã hội, giúp việc học tập trong trường giống hơn với việc học tập trong cuộc sống Người học có cơ hội thực hành nhiều hơn và phát triển các khả năng khác nhau của mình trong một môi trường phức tạp giống như trong thực tế
DHDA góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương thức đào tạo, giúp chuyển giảng dạy từ "giáo viên nói" thành "học viên làm" Học sinh phối hợp theo nhóm, tổ chức hoạt động, tiến hành tìm hiểu kiến thức, giải quyết vấn đề được đặt ra và tổng hợp các thông tin
DHDA tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau phát triển, kết hợp thông tin, kiến thức của những môn học khác nhau, yêu cầu học viên sự tư duy
để giải quyết các vần đề, kích thích động cơ, niềm yêu thích học tập DHDA là hình thức quan trọng để thực hiện phương thức đào tạo học sinh thành con người phát triển toàn diện, học đi đôi với hành
DHDA giúp người học nâng cao năng lực hợp tác giữa các học sinh, khả năng giao tiếp với người khác Dạy học dự án thúc đẩy sự cộng tác giữa các học viên và giáo viên, giữa các học viên với nhau, nhiều khi mở rộng đến cộng đồng (Trịnh Văn Biều và tgk, 2011)
Trang 3322
nhất, nếu không được bố trí thời gian đầy đủ thì buộc những người thực hiện phải làm việc ngoài giờ Đây là lí do tại sao phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm như DHDA lại khá khó để đi vào trường học ở Việt Nam Vì chỉ có thể áp dụng với những nội dung nhất định trong những điều kiện phù hợp, có đủ thời gian và sự hỗ trợ DHDA không thể thay thế phương pháp thuyết trình trong việc truyền thụ những tri thức lý thuyết hay việc thông báo thông tin đến người học
DHDA đòi hỏi có sự chuẩn bị và lên kế hoạch rất chu đáo thì mới đạt hiệu quả lôi cuốn được người học tham gia tích cực Hoạt động thực hành, thực tiễn trong DHDA khi thực hiện đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp mới có thể giúp người học hoàn thành sản phẩm dự án (Trịnh Văn Biều và tgk, 2011)
1.3.4 Quy trình dạy học dự án
Dựa trên cấu trúc của một dự án trong các lĩnh vực thực tiễn, nhiều tác giả đã phân chia cấu trúc của DHDA thành bốn giai đoạn: Quyết định, lập kế hoạch, thực hiện, kết thúc
Với góc độ tiếp cận theo Chương trình dạy học cho tương lai của Intel, có thể
xác định dạy học theo dự án gồm 5 giai đoạn chính như sau (Nguyễn Thị Hương, 2013):
Giai đoạn 1: Ý tưởng về dự án
Trên cơ sở phân tích nội dung chương trình giáo dục, người dạy chọn những vấn
đề, nội dung kiến thức có thể tổ chức DHDA Cần tạo ra một tình huống ban đầu, chứa vấn đề cần giải quyết, hoặc nhiệm vụ cần hoàn thành Cần chú ý đến sự quan tâm, yêu thích của học sinh đến các nội dung trong dự án, cũng như giá trị xã hội của đề tài Người dạy cũng có thể đề xuất một số hướng dự án để người học lựa chọn và thực hiện Trong những trường hợp thích hợp, ý tưởng mới về việc lựa chọn đề tài có
Trang 3423
thể xuất phát từ người học
Giai đoạn 2: Thiết kế dự án
Bước 1: Lập kế hoạch bài dạy
Lập kế hoạch bài dạy: Kế hoạch bài dạy thể hiện mục tiêu bài dạy theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chứa thông tin tổng quan về bài dạy, các phương tiện cần thiết, thời gian cần để thực hiện bài dạy, các bước để thực hiện, cách và các bước đánh giá kết quả của học sinh Kế hoạch bài dạy phải thể hiện được ý tưởng dự án, nhiệm
vụ cụ thể của các nhóm học sinh và nội dung các kiến thức cơ bản, cốt lõi của bài dạy (Nguyễn Thế Hưng, 2009)
Xây dựng bộ câu hỏi khung định hướng: Những câu hỏi này nhằm thúc đẩy người học sử dụng các kĩ năng tư duy cao, giúp người học hiểu sâu hơn bản chất các vấn đề
và xây dựng một hệ thống kiến thức, nền tảng vững chắc
Bộ câu hỏi khung bao gồm các loại câu hỏi: Câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học
và câu hỏi nội dung
Câu hỏi khái quát: là những câu hỏi mở, có vai trò khơi dậy sự thích thú, quan tâm của người học; có phạm vi rất rộng, bao quát toàn diện nhiều nội dung kiến thức,
có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực từ nhiều môn học khác nhau; thường không có được trả lời cụ thể
Ví dụ: “Làm thế nào để con người hòa nhập cùng thiên nhiên?” có phạm vi kiến thức rất rộng, cần dùng thông tin của nhiều môn học để trả lời, có thể sử dụng trong nhiều bài học khác nhau
Câu hỏi bài học: Cũng là câu hỏi mở nhưng có phạm vi trong một chủ đề hoặc bài học cụ thể, liên kết với nội dung bài học cụ thể, vì vậy người học sẽ tiếp cận thuận lợi hơn Câu hỏi bài học hỗ trợ và giúp phát triển câu hỏi khái quát
Sự khác biệt giữa câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học không quá rõ ràng Một câu hỏi được sử dụng như câu hỏi khái quát hay câu hỏi bài học phụ thuộc vào cách người dạy áp dụng nó Ví dụ câu hỏi: “Làm thế nào để phát triển bền vững?”, nó có thể là câu hỏi khái quát nếu được sử dụng trong các lớp liên môn như Lịch sử - Khoa học tự nhiên, cho người học thảo luận về các vấn đề khác nhau Và câu hỏi này có thể
Trang 3524
là câu hỏi bài học nếu chỉ được sử dụng trong một bài học cụ thể
Câu hỏi nội dung: là các câu hỏi về từng nội dung trong bài học Nó trực tiếp hỗ trợ những kiến thức chuẩn, mục tiêu học tập và có những câu trả lời với đáp án cụ thể, đây là những câu hỏi có vai trò hỗ trợ quan trọng cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học Các câu hỏi này yêu cầu học sinh trả lời dựa trên kiến thức cụ thể từ bài học Vì thế, trong DHDA, giáo viên cần xoay quanh hệ thống câu hỏi khi thực hiện việc hướng dẫn của mình nhằm kết nối những điều học sinh quan tâm với các chuẩn kiến thức trong chương trình để đảm bảo người học tiếp thu những kĩ năng và nội dung theo yêu cầu
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho người học
Sau khi hoàn thiện kế hoạch bài dạy, người dạy phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm
vụ cho người học Mỗi nhóm học sinh thực hiện một hoặc nhiều phần việc cụ thể của
dự án Việc giao nhiệm vụ và phân công chi tiết của các dự án là cơ sở để theo dõi, kiểm tra quá trình học tập của học sinh Giáo viên phân công nhiệm vụ càng rõ ràng,
cụ thể thì học sinh càng dễ hình dung cấu trúc dự án
Với sự hướng dẫn của người dạy, xuất phát từ yêu cầu của dự án, người học thảo luận, lập ra kế hoạch, quy trình tiến hành dự án Tuy nhiên, mỗi dự án có trình tự thực hiện khác nhau song về cơ bản cần xác định những việc cần làm, các mốc thời gian, vật liệu, kinh phí, cách thực hiện và phân công nhiệm vụ
Giai đoạn 3: Thực hiện dự án
Đây là giai đoạn quan trọng nhất, là giai đoạn thực sự tham gia của người học Trong giai đoạn này, học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, các hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại Học sinh tìm kiếm thông tin, thực hiện các thí nghiệm, thảo luận và phối hợp với các bạn cùng lớp để phân tích, so sánh, tính toán, thảo luận Trong quá trình đó, sản phẩm của dự án và kiến thức mới được tạo ra
Về phía giáo viên, trong DHDA, giáo viên theo dõi quá trình tiến hành kế hoạch
đã đặt ra và sự phối hợp giữa các học sinh nhằm tạo ra một lớp học với việc học tập là trung tâm
Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
Trang 3625
Kết quả của DHDA có thể được trình bày dưới dạng bài thu hoạch, buổi báo cáo…Về phía giáo viên, cần tạo điều kiện nhằm giúp học sinh trình bày, giới thiệu sản phẩm dự án một cách thuận lợi Trong lúc học sinh đang báo cáo, giáo viên vừa đóng vai trò là người quan sát vừa là giám khảo đưa ra điểm số và đặc biệt giáo viên phải tôn trọng ý kiến từ học sinh Khi kết thúc buổi báo cáo, giáo viên đưa ra nhận xét và tổng hợp lại các kiến thức trong bài dạy từ các thành phẩm của các nhóm học sinh Về phía học sinh, các nhóm trình bày sản phẩm cần chuấn bị sẵn sàng từ phân công nhiệm
vụ báo cáo đến các nhiệm vụ khác để thể hiện được:
- Ý tưởng đã đề xuất
- Đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao
- Các thành viên trong nhóm có đóng góp, tham gia vào quá trình thực hiện dự
án, theo nguyên tắc khoa học và đảm bảo chính xác về thời gian thực hiện sản phẩm Đồng thời các nhóm học sinh cần có sự trao đổi, đánh giá chéo và tranh luận với mục đích bảo vệ nhận định, ý kiến của bản thân, sản phẩm của nhóm thực hiện
Giai đoạn 5: Đánh giá dự án
Giáo viên và học sinh cùng nhau đánh giá toàn bộ quá trình, kết quả cũng như những kinh nghiệm thu được Tiêu chí đánh giá các sản phẩm của người học cần được công bố từ trước
Việc phân chia các giai đoạn trong DHDA chỉ mang tính tương đối Thực tế trong khi dạy học, các hoạt động có thể thâm nhập và đan xen lẫn nhau Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của DHDA Với những dạng
dự án khác nhau, có thể xây dựng những cấu trúc riêng phù hợp các nhiệm vụ dự án
1.3.5 Đánh giá kết quả học tập trong dạy học dự án
Kết quả của dự án có thể được viết dưới dạng dạng các ấn phẩm (báo cáo, poster, bài báo, bài thu hoạch, bài trình chiếu…) và có thể được trình bày trên các công cụ như Power Point, đoạn phim ngắn, hoặc thiết kế thành trang Web…
Tất cả người học cần được tạo điều kiện tốt để giới thiệu, trình bày kết quả cùng với những thông tin, kiến thức mới mà họ đã tìm hiểu được thông qua thực hiện dự án Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh, giới thiệu trước
Trang 37Các yêu cầu bắt buộc phải đạt được với một dự án (Trịnh Văn Biều và tgk, 2011):
- Dự án phải gắn với nội dung kiến thức của chương trình
- Dự án phải gắn với những vấn đề thực tế và đời sống
- Thiết kế được các hoạt động cụ thể cho người học
- Qua hoạt động của dự án người học tiếp thu được các kiến thức từ môn học
- Có tính khả thi, phù hợp với kinh tế và khả năng thực hiện của người học
- Có các sản phẩm cụ thể được tạo ra sau dự án
1.3.6 Vận dụng các giai đoạn của dạy học dự án vào môn Sinh học cấp THPT
Dựa trên cấu trúc chung của một quy trình dạy học dự án, có thể vận dụng đầy
đủ các bước vào một dự án học tập trong môn Sinh học THPT với các nội dung thuộc chương trình và các chuyên đề sinh học liên quan
Về ý tưởng để phát triển một dự án
Trên cơ sở phân tích nội dung chương trình môn Sinh học, người dạy lựa chọn
ra những bài học, chuyên đề có thể tiến hành tổ chức DHDA với học sinh Trong khi nội dung Sinh học tế bào chủ yếu là các kiến thức trừu tượng về các cấu trúc hiển vi của tế bào thì các nội dung Sinh học vi sinh vật và virus lại chứa nhiều kiến thức gần gũi hơn trong cuộc sống, mang đến các bài thực hành, các sản phẩm thực
tế mà con người thu được qua ứng dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống Nội dung Sinh học vi sinh vật và virus là phần kiến thức có thể dễ dàng áp dụng DHDA Với mục tiêu chương trình yêu cầu thực hiện các sản phẩm ứng dụng vi sinh vật, công nghệ vi sinh, sản phẩm lên men, điều tra bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh… đây là những nội dung cực kì phù hợp để áp dụng
Trang 3827
DHDA, từ những ý tưởng ban đầu về việc tạo ra các sản phẩm, người dạy và người học có thể cùng nhau thảo luận, đề xuất ý tưởng, xác định mục tiêu, các bước tiến hành của dự án
Giáo viên và học sinh cùng hình thành ý tưởng cho các dự án trong các nội dung bài học phù hợp Bắt đầu từ thảo luận cùng nhau để chọn dự án khả thi để thực hiện trong trường học, lên ý tưởng và cùng nhau thiết kế các bước thực hiện dự án
Về các bước thiết kế dự án
Bước 1: Giáo viên lập kế hoạch bài dạy cho dự án
Thầy cô cần xây dựng kế hoạch bài dạy trước khi thảo luận với học sinh Kế hoạch bài dạy có đầy đủ mục tiêu bài dạy theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 với môn Sinh học, chứa đựng những thông tin liên quan đến dự án, thể hiện ý tưởng, nhiệm vụ cụ thể của các nhóm học sinh và cách đánh giá học sinh qua dự án
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh
Sau khi hoàn thành hồ sơ bài dạy, giáo viên giới thiệu về dự án học tập cho học sinh, cùng thảo luận với học sinh cách thực hiện dự án, phân công các nhóm thực hiện các sản phẩm khác nhau Đồng thời giáo viên dành thời gian cho các nhóm có thể được tự do thảo luận về sản phẩm dự án của mình, tự phân công công việc trong các thành viên để các em được trao đổi, thảo luận, đưa ra các ý tưởng và thiết kế các hoạt động cụ thể để hoàn thành dự án được giao
Về quá trình thực hiện dự án
Học sinh thực hiện dự án theo những nhiệm vụ đã được phân công Trong quá trình này, các em được thử nghiệm, trao đổi, thống nhất và sửa chữa, xử lý những vấn đề phát sinh dưới sự theo dõi và hỗ trợ của thầy cô Với các sản phẩm sinh học khác nhau, mỗi nhóm sẽ có lên kế hoạch chuẩn bị nguyên vật liệu, thời gian thực hiện và thời gian báo cáo khác nhau
Trong giai đoạn thực hiện dự án, giáo viên luôn có mặt hỗ trợ các nhóm học sinh khi cần thiết, theo dõi và đánh giá hoạt động của học sinh xuyên suốt thời gian thực hiện dự án Từ khâu chọn sản phẩm sinh học, lên ý tưởng thực hiện, tìm hiểu
Trang 3928
các quy trình thực hiện dự án, đến báo cáo và trình bày sản phẩm dự án đều cần sự theo dõi và đánh giá theo các tiêu chí của giáo viên để có được nhận định chính xác nhất về sự tham gia của học sinh, các lỗi sai mắc phải, độ hiệu quả trong phối hợp công việc và đưa ra những sự trợ giúp, hướng dẫn và nhận xét kịp thời
Về việc thu thập kết quả và công bố sản phẩm của học sinh
Với những nội dung trong môn Sinh học, các sản phẩm dự án sẽ cụ thể như sản phẩm lên men (dưa cải muối, sữa chua, bánh mì…) hay các phương thức tuyên truyền phòng chống bệnh (poster, trình chiếu power point…) rất cụ thể và thu được qua các hoạt động thực hành Vì vậy, việc công bố sản phẩm sẽ trực tiếp được diễn
ra trong tiết học ở lớp với nhiều hình thức khác nhau Các nhóm có thể báo cáo, trình bày ý tưởng và trưng bày sản phẩm của mình, đồng thời giới thiệu quy trình thực hiện, ý nghĩa của sản phẩm
Giáo viên sẽ theo dõi quá trình báo cáo sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, hỗ trợ phương tiện để học sinh báo cáo Học sinh sẽ chuẩn bị, trình bày
về sản phẩm của nhóm mình bằng nhiều hình thức khác nhau, từ thuyết trình bằng power point, trình chiếu video thực hiện, diễn kịch, buổi chia sẽ sản phẩm, bài thu hoạch… Kết thúc buổi báo cáo, giáo viên sẽ cùng các nhóm khác nhận xét và đánh giá về sản phẩm và phần báo cáo của học sinh theo các tiêu chí đã công bố từ trước Đối với môn Sinh học, các sản phẩm sinh học nếu có giá trị sử dụng có thể được chia sẻ cho các nhóm khác trong lớp thưởng thức và cùng đánh giá chất lượng sản phẩm Với các sản phẩm tìm hiểu thông tin, tuyên truyền có thể được treo trong lớp học, trên bảng thông báo của trường nhằm tuyên truyền về dự án đã thực hiện
và đưa hiệu quả của dự án học tập vào thực tế
Về việc đánh giá dự án trong môn Sinh học
Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện dự án thông qua hình ảnh, video quay lại quá trình và cả việc thảo luận, cùng nhau thực hiện sản phẩm của học sinh ở lớp và ở nhà, đồng thời học sinh cùng thảo luận đưa ra những kinh nghiệm đạt được
Đánh giá các sản phẩm của học sinh sẽ được căn cứ vào các tiêu chí mà giáo