Trang 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ THỰC HIỆN NĂM 2021 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦ
Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước
Dạy học dự án (Project work) là một khái niệm quen thuộc trên thế giới, bắt nguồn từ khái niệm dự án trong lĩnh vực kinh tế xã hội Khi đưa vào lĩnh vực giáo dục, khái niệm dự án không chỉ có ý nghĩa là những dự án cho giáo dục mà còn được xem như một phương pháp dạy học
Những năm cuối thế kỷ XVI, khái niệm dự án đã được sử dụng trong việc giảng dạy ở một số quốc gia châu Âu Dạy học dự án xuất hiện ở các trường dạy nghề ở Ý và ở Pháp Sau đó, tư tưởng dạy học theo dự án này lan sang Mỹ Đầu thế kỉ XX, các nhà sư phạm của nước Mỹ đã bước đầu xây dựng cơ sở lý luận cho dạy học dự án và coi đó là hình thức tổ chức dạy học quan trọng, chủ yếu để thực hiện việc dạy học theo quan điểm dạy học trong hoạt động và dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục những nhược điểm của các phương pháp dạy học truyền thống Ở Việt Nam, các hình thức sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp và các bài tập lớn về môn học hay các bài tiểu luận từ lâu cũng đã được sử dụng trong các trường Đại học nói chung và trong các trường sư phạm nói riêng Đó là hình thức rất gần gũi với dạy học dự án Tuy nhiên, có thể nói rằng ở nước ta trong những năm trước đây, dạy học dự án vẫn chưa được quan tâm, chú ý cũng như chưa được sử dụng như một hình thức tổ chức dạy học một cách rộng rãi
Năm 1997, tác giả Nguyễn Văn Cường đã giới thiệu những vấn đề cơ bản về dạy học theo dự án Từ đó cho đến nay, ở nước ta đã có một số nhà giáo dục quan tâm đến vấn đề này và đã cho công bố một số bài báo mang tính chuyên khảo về dạy học trên một số tạp chí có uy tín về giáo dục Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo có bài viết: “Dạy học dự án - một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên” đã tiếp cận phương pháp dạy học dự án từ góc độ lý luận và đã nêu được vai trò của phương pháp này đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên Tại hội nghị khoa học nữ lần thứ 9, hai tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa và Võ Thị Bảo Ngọc đã có bài trình bày về “Tình hình vận dụng phương pháp project trong dạy học ở trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội” nêu lên được tình hình vận dụng phương pháp này trong dạy học ở khoa tiếng Anh, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp dạy học dự án Trên tạp chí Giáo dục số 157 (kì 1-3/2007), Đỗ Hương Trà có bài viết: “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện” đã đưa ra cơ sở tiếp cận dự án và nêu lên tiến trình chi tiết thực hiện dạy học theo dự án Đặc biệt, trong tài liệu Dự án Việt Bỉ “Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” năm 2010 đã giới thiệu rất chi tiết về dạy học dự án, bao gồm các bước thực hiện, tiêu chí đánh giá
Ngoài ra, cũng có nhiều công trình luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề này Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hường (2012), Tổ chức dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 – THPT tại Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nói đến phương pháp dạy học dự án và tổ chức dạy học bằng phương pháp này cho phần Sinh thái học Luận văn của Nguyễn Thị Ngân
(2013), Hình thành năng lực học tập Sinh học 10- THPT, thông qua rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức, Đại học Sư phạm Hà Nội Luận văn đã nói đến các biện pháp hình thành, phát triển năng lực học tập cho học sinh bằng biện pháp hệ thống hóa kiến thức
Với những nghiên cứu ứng dụng phương pháp dạy học dự án ở bậc Đại học, có một số nghiên cứu tiêu biểu sau: “Dạy học theo dự án- Phương pháp dạy học hiệu quả trong đào tạo tín chỉ ở bậc Đại học” của Nguyễn Việt Hà
(2011) Nghiên cứu đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này khi được áp dụng trong dạy học theo phương thức đào tạo tín chỉ trong sự đối sánh với phương pháp đào tạo niên chế trước đây Nhóm tác giả Nguyễn Thị Huê, Đặng Thị Hương Giang (2019) có nghiên cứu “Sử dụng elearning trong dạy học theo dự án cho học phần quản trị dự án đầu tư” Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng ứng dụng hình thức đào tạo trực tuyến trong dạy học theo dự án cho học phần Quản trị dự án đầu tư tại khoa Kinh tế - Quản trị, trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai Đây cũng là một nghiên cứu có tính mới, đặc biệt phù hợp trong hoàn cảnh thời gian nghiên cứu là thời gian đại dịch Covid, học tập trực tuyến được ưu tiên Và việc ứng dụng phương pháp này cũng có thể đem lại hiệu quả không thua kém gì học trực tiếp
Các nghiên cứu trên đây đã phần nào giới thiệu về phương pháp dạy học dự án cũng như việc ứng dụng nó trong dạy học ở nhiều bậc học, trong đó có bậc Đại học Đây chính là những nguồn tài liệu hữu ích cho chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học dự án khi vận dụng vào giảng dạy học phần Luật du lịch Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục để đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy và học học phần này.
Câu hỏi nghiên cứu
Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học dự án là gì?
Những đề xuất nâng cao hiệu quả việc áp dụng phương pháp dạy học dự án vào học phần Luật du lịch?
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN 5 1.1 Phương pháp dạy học
Khái niệm
Dạy học dự án (dạy học theo dự án) bắt nguồn từ khái niệm dự án trong lĩnh vực kinh tế xã hội và sau đó được đưa vào trong lĩnh vực giáo dục như một phương pháp hoặc hình thức dạy học Từ cuối thế kỷ 16, khái niệm dự án đã được sử dụng trong việc giảng dạy ở một số quốc gia Châu Âu Ở Việt Nam, các phương pháp dạy học gần với phương pháp dự án đã có từ rất sớm Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, khái niệm dạy học theo dự án vẫn còn chưa được nhiều giáo viên và học sinh các trường phổ thông biết đến Chỉ trong những năm gần đây, lý thuyết về dạy học dự án mới được truyền bá và áp dụng ở Việt Nam
Hiện nay, có nhiều khái niệm về dạy học dự án Theo công trình của nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình (2010) có trích định nghĩa của Bộ Giáo dục Singaprore nghĩa “Học theo dự án (Project work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống” [tr12] Định nghĩa này nhấn mạnh việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của phương pháp dạy học dự án
Tác giả Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy và Trịnh Lê Hồng Phương (2011) cho rằng: “Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp trong đó dưới sự hướng dẫn của GV, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống có thật trong cuộc sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lí luận và thực hành và tạo ra sản phẩm cụ thể” [tr3] Cũng theo quan điểm như vậy, tác giả Lê Khoa (2015) đã xây dựng quan điểm dạy học theo dự án như sau: “Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập phức hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, với hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm Các nhóm tự xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện dự án, tham gia kiểm tra quá trình thực hiện và đánh giá kết quả Kết quả là các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày’[tr22] Theo K.Frey, học giả hàng đầu về dạy học dự án của Cộng hòa Liên bang Đức thì: Dạy học theo dự án (Project Based Learning - PBL) là một hình thức của hoạt động học tập trong đó, nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được Học theo dự án nhấn mạnh vai trò của người học.”
Với quan điểm dạy học dự án là một “hình thức dạy học”, Nguyễn Văn Cường trong thông báo khoa học năm 1997, đã viết: “Dạy học Project hay dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lí thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được” Cũng với quan niệm như vậy, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009) đã xây dựng định nghĩa về dạy học theo dự án như sau: “dạy học theo dự án là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó người học dưới sự chỉ đạo của GV thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp mang tính thực tiễn với hình thức làm việc nhóm là chủ yếu Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, tạo ra những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu” [ tr23] Định nghĩa này coi dạy học dự án là một hình thức dạy học lớn, hình thức tổ chức dạy học Theo tác giả, quan niệm này phù hợp với bản chất của dạy học dự án và có thể hoà nhập với hệ thống các khái niệm quen thuộc trong phạm trù phương pháp dạy học hiện nay ở Việt Nam, như bài giảng, seminar, thí nghiệm, thực tập, tham quan, hội thảo và dạy học dự án
Từ các khái niệm trên có thể đưa ra một định nghĩa có tính chất tổng quát: dạy học theo dự án là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, giúp người học lĩnh hội kiến thức và kỹ năng thông qua các dự án liên quan để giải quyết các vấn đề thực tế liên quan đến nội dung môn học được rõ ràng.
Đặc điểm
Phương pháp dạy học dự án sẽ có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, dạy học dự án tập trung vào đối tượng người học: Với quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm thì phương pháp dự án thể hiện đặc điểm này Thay vì phương pháp thầy đọc, trò chép, dạy học dự án kích thích sự chủ động của người học Từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Người dạy chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn, động viên tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm và sự sáng tạo của người học Dạy học dự án đòi hỏi người học cần làm chủ mọi hoạt động, rèn kỹ năng giải quyết các vấn đề
Thứ hai, dạy học dự án gắn lý thuyết với thực tiễn: Các dự án học tập cần gắn với định hướng thực tiễn Chủ đề xuất phát từ những tình huống của cuộc sống Nhiệm của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực
Thứ ba, phát huy tính tư duy tích cực và định hướng hứng thú học tập và tính tự lực cho người học: Dự án học tập thu hút tư duy tích cực của học sinh để đào sâu nội dung học tập Tư duy để xây dựng kế hoạch dự án và tư duy để hoàn thành dự án Người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học
Thứ tư, phát huy sự phối kết hợp làm việc theo nhóm: Các dự án học tập thường được tổ chức thực hiện theo nhóm Mỗi thành viên trong nhóm cần phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình nhằm tạo ra sản phẩm nhóm đạt hiệu quả cao nhất Các thành viên được phân công công việc phù hợp với khả năng Mỗi người cần biết bỏ qua lợi ích cá nhân và hướng đến sự hợp tác làm việc vì lợi ích tập thể để có kết quả tốt nhất Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội
Thứ năm, định hướng tạo ra sản phẩm: Các dự án học tập đa phần yêu cầu người học thực hành và báo cáo kết quả thông qua các sản phẩm vật chất cụ thể chứ không đơn thuần là lý thuyết Những sản phẩm này có thể được sử dụng để công bố, ví dụ: sơ đồ tư duy, video, sản phẩm ứng dụng vận hành…
Phân loại
Dự án học tập có nhiều loại khác nhau với những đặc trưng riêng Mỗi cách phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau như: thời gian thực hiện dự án, nhiệm vụ, nội dung học tập, chuyên môn… Đối với cách phân loại theo quỹ thời gian thực hiện dự án, chia ra 3 loại: dự án nhỏ, dự án trung bình và dự án lớn Dự án nhỏ chỉ được thực hiện trong vài giờ học Dự án trung bình được thực hiện trong vài ngày, giới hạn trong một tuần Các dự án lớn được thực hiện với khoảng thời gian từ một tuần đến vài tuần Đối với cách phân lọa theo nhiệm vụ, chia ra 3 loại: dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án kiến tạo Dự án tìm hiểu thiên về lý thuyết, nhiệm vụ chủ yếu là khảo sát Dự án nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trình chiếu, trang trí, trưng bài, biểu diễn, sáng tác… Đối với cách phân loại theo nội dung học tập, chia ra 2 loại: Dự án mang tính thực hành và dự án mang tính tích hợp Với dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn
Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại khác như loại theo chuyên môn: Dự án trong một môn học, liên môn, ngoài chuyên môn Dự án trong một môn học chỉ gói gọn lý thuyết và sản phẩm dự án liên quan đến môn học đó Dự án liên môn có sự kết nối của nhiều môn học Dự án ngoài chuyên môn: Không nằm trong phạm vi môn học, là các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp,…
Các bước thực hiện dự án học tập
Có nhiều cách phân chia các bước thực hiện dự án học tập Theo nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, tiến trình tô chức dạy học theo dự án có 6 bước [tr132]: Lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch, thu thập thông tin, xử lý thông tin, báo cáo kết quả, đánh giá 6 bước này có thể gói gọn lại thành ba bước chính sau:
- Bước 1: Lập kế hoạch (Lựa chọn chủ đề, xây dựng tiểu chủ đề, lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập)
- Bước 2: Thực hiện dự án (Thu thập thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp thông tin)
- Bước 3: Tổng hợp báo cáo kết quả (Xây dựng sản phẩm, báo cáo trình bày sản phẩm, đánh giá)
Theo Nguyễn Ngọc Bích và Vũ Quang Hưng, tiến trình tổ chức dạy học theo dự án được thực hiện theo 4 bước như sau [tr37]:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của dự án: Trong giai đoạn này, người dạy và người học cùng đề xuất chủ đề và xác định mục tiêu của dự án
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: Người dạy sẽ hướng dẫn người học lập kế hoạch, người học trực tiếp lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ
- Bước 3: Thực hiện dự án: Người học thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoặc cá nhân theo sự phân công Trong giai đoạn này, mỗi thành viên cần vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào thực tiễn để đạt được mục tiêu đã đề ra
- Bước 4: Đánh giá: Trên cơ sở kết quả thu được, người học tự đánh giá quá trình và sản phẩm của dự án, sau đó có sự đánh giá chéo của các nhóm dự án khác, cuối cùng là sự đánh giá của người dạy
Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến tồn tại nhiều cách phân chia các bước tiến hành dự án học tập Dựa trên cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm giảng dạy thực tế, chúng tôi sẽ tiến hành phương pháp này theo 4 bước:
- Bước 1: Chọn chủ đề, xác định mục tiêu dự án
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
- Bước 3: Thực hiện dự án
- Bước 4: Trình bày dự án - Đánh giá
Việc phân chia các bước trong dạy học dự án chỉ có tính tương đối Trong thực tế, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tiếp cận
Trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài, chúng tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội phối hợp với phương pháp nghiên cứu liên ngành Cụ thể:
2.1.1 Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để thực hiện việc tổng hợp các nguồn tư liệu có liên quan gián tiếp và trực tiếp đến đề tài Tham khảo các sách báo tài liệu, cũng như các nghiên cứu liên quan được thực hiện trước đây ở Việt Nam và nước ngoài Các nghiên cứu có thể có nội dung tương tự hoặc nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến phương pháp dạy học dự án Những tài liệu, số liệu thu thập được sẽ là căn cứ xác thực cho việc trình bày những quan điểm, luận điểm trong đề tài này
Cụ thể, phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến phương pháp dạy học dự án và ứng dụng của nó Phân tích một số công trình nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp đại học, cao học về dạy học dự án để lấy cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu Ngoài ra, còn thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu từ Internet
2.1.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn Đối với đề tài này, chúng tôi tiến hành điều tra và thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn và phát phiếu điều tra
Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo một kế hoạch nhất định thông qua cách thức hỏi đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin.Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn giảng viên đang giảng dạy học phần Luật du lịch tại trường Đại học Ngoại Ngữ (khoa tiếng Pháp - tiếng Nga) Bên cạnh đó, chúng tôi còn phỏng vấn các sinh viên đã được học tập theo phương pháp dạy học dự án về sự yêu thích đối với phương pháp này cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình học tập theo phương pháp dạy học dự án
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra qua google form Về thực chất, đây là hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi được soạn thảo trước Chúng tôi gửi link phiếu điều tra qua nhóm lớp học, người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi chọn câu trả lời Đối tượng được điều tra là sinh viên của hai khoa Việt Nam học và khoa Tiếng Anh, đã được học học phần Luật du lịch bằng phương pháp dạy học dự án Những câu hỏi điều tra sẽ liên quan đến sự yêu thích đối với phương pháp học, những ưu điểm của việc ứng dụng phương pháp này trong quá trình học tập
Phương pháp so sánh bao gồm việc thiết lập các điểm tương đồng, khác biệt với các đối tượng khác để làm nổi bật những đặc tính riêng của đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra những điểm nổi bật của dạy học dự án so với các phương pháp dạy học truyền thống
Phương pháp phân tích SWOT là một phương pháp được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh , Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ của một vấn đê, một sự vật hiện tượng Đối với đề tài này, chúng tôi sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá những điểm mạnh (thuận lợi), điểm yếu (hạn chế) của việc ứng dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học học phần Luật du lịch Từ những thuận lợi, hạn chế và những cơ hội mà việc dạy học dự án đem lại, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là hệ thống những sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần phải làm rõ, khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi xung quanh đối tượng nghiên cứu mà người nghiên cứu cần phải quan tâm để có thể tìm ra được vấn đề cần phải giải quyết Trong đề tài này, khách thể nghiên cứu chính là hoạt động dạy học học phần Luật du lịch cho đối tượng sinh viên năm 4 khoa Việt Nam học và sinh viên năm 3 chuyên ngành Du lịch, khoa tiếng Anh của trường Đại học Ngoại Ngữ.
Công cụ nghiên cứu
Các tài liệu tham khảo gồm sách, báo, tạp chí, bài báo khoa học , các số liệu và tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực tế, phỏng vấn sinh viên và giảng viên.
Quá trình triển khai nghiên cứu
- Với kiến thức chuyên môn tích lũy được qua quá trình giảng dạy học phần
“Luật du lịch” cho sinh viên, chủ nhiệm đề tài dễ dàng hơn trong việc tiến hành thực hiện các bước nghiên cứu cũng như đưa ra các định hướng nghiên cứu của đề tài
- Được Ban giám hiệu nhà trường, phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế tạo mọi điều kiện để hoàn thành đề tài cũng như làm các thủ tục liên quan
- Được sự hỗ trợ nhiệt tình của sinh viên
- Đề tài được thực hiện trong thời gian dịch bệnh Covid xảy ra, tất cả các hoạt động dạy học chuyển sang trực tuyến nên khó khăn trong việc triển khai
- Giảng viên giảng dạy học phần này trong trường quá ít (chỉ có một người) nên khó khăn trong việc điều tra, phỏng vấn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Giới thiệu về học phần Luật du lịch
Luật du lịch là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành của ngành Việt Nam học và ngành Ngôn Ngữ Anh(chuyên ngành Du Lịch) ở trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế Theo khung chương trình đào tạo, học phần này thuộc chương trình học học kỳ I năm thứ tư của sinh viên khoa Việt Nam học Sinh viên khoa tiếng Anh sẽ học học phần này vào học kỳ 2 năm thứ ba Học phần Luật du lịch bao gồm 2 tín chỉ, tương đương 30 tiết học
- Về mục tiêu của học phần: Học phần này nhằm giúp sinh viên nắm được khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động du lịch ở Việt Nam Bên cạnh đó, sinh viên hiểu được vì sao phải quản lý hoạt động kinh doanh du lịch bằng pháp luật Và phải nắm được những kiến thức pháp luật cần và đủ để tham gia vào hoạt động du lịch với bất kỳ một vị trí nào
- Về kiến thức: Sinh viên nắm được các điều luật quy định đối với việc quản lý tài nguyên du lịch, hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch, kinh doanh du lịch, hoạt động xúc tiến và thanh tra du lịch Nắm được những kiến thức pháp luật cần và đủ để tham gia vào hoạt động du lịch
- Về kỹ năng: Sinh viên xử lý được các tình huống vi phạm pháp luật du lịch; Giải thích được tại sao phải quản lý kinh doanh du lịch bằng pháp luật; Áp dụng được những điều luật quy định vào trong từng tình huống cụ thể
- Tóm tắt nội dung học phần
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về du lịch và luật du lịch
- Khái quát về du lịch và hoạt động du lịch
- Các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch
- Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
- Luật và luật du lịch Chương 2: Quy chế pháp lý đối với khách du lịch
- Khái niệm khách du lịch
- Phân loại khách du lịch
- Quyền của khách du lịch
- Nghĩa vụ của khách du lịch
- Yêu cầu về đảm bảo an toàn cho khách du lịch Chương 3: Quy chế pháp lý đôi với hoạt động kinh doanh du lịch
- Các ngành nghề kinh doanh du lịch
- Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
- Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
- Các chủ thể kinh doanh du lịch Chương 4: Quy chế pháp lý về hướng dẫn du lịch
- Phân loại hướng dẫn viên
- Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên
- Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên
- Những điều hướng dẫn viên không được làm
- Thuyết minh viên Chương 5: Quy chế pháp lý đối với hợp đồng trong lĩnh vực du lịch
- Khái quát chung về hợp đồng
- Hợp đồng trong lĩnh vực du lịch Chương 6: Quy chế pháp lý đối với hoạt động xúc tiến và thanh tra du lịch
- Hoạt động xúc tiến du lịch
- Hoạt động thanh tra du lịch
* Chuẩn đầu ra của học phần Luật du lịch :
Bảng 1: Chuẩn đầu ra của học phần Luật du lịch
Ký hiệu CĐR HP Nội dung CĐR HP
CĐRHP 1 Có kiến thức cơ bản về luật du lịch Việt Nam
CĐRHP 2 Xác định được những nội dung cơ bản về quy chế pháp lý liên quan đến các hoạt động du lịch
CĐRHP 3 Phát triển kỹ năng ứng dụng kiến thức pháp luật để xử lý các tình huống vi phạm pháp luật du lịch
CĐRHP 4 Phát triển khả năng trình bày trước đám đông về một vấn đề cụ thể
CĐRHP 5 Phát triển khả năng làm việc nhóm
CĐRHP 6 Có ý thức chấp hành pháp luật du lịch nói riêng và luật pháp Việt
Bảng 2: Kế hoạch và nội dung giảng dạy học phần
Tuần Các nội dung cơ bản Số tiết Liên quan đến
PP giảng dạy đạt CĐR
1 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về du lịch và luật du lịch
- Khái quát về du lịch và hoạt động du lịch
- Các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch
2 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về du lịch và luật du lịch (tiếp theo)
- Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
- Luật và luật du lịch
3 Chương 2: Quy chế pháp lý đối với khách du lịch
- Khái niệm khách du lịch
- Phân loại khách du lịch
- Quyền của khách du lịch
4 Chương 2: Quy chế pháp lý đối với khách du lịch (tiếp theo)
- Nghĩa vụ của khách du lịch
- Yêu cầu về đảm bảo an toàn cho khách du lịch
- Dùng phương pháp trò chơi học tập
5 Chương 3: Quy chế pháp lý đôi với hoạt động kinh doanh du lịch
- Các ngành nghề kinh doanh du lịch
- Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
6 Chương 3: Quy chế pháp lý đôi với hoạt động kinh doanh du lịch (tiếp theo)
- Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
- Các chủ thể kinh doanh du lịch
7 Chương 4: Quy chế pháp lý về hướng dẫn du lịch
- Phân loại hướng dẫn viên
- Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên
CĐR HP2 CĐR HP3 CĐR HP5
8 Chương 4: Quy chế pháp lý về hướng dẫn du lịch (tiếp theo)
- Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên
- Những điều hướng dẫn viên không được làm
9 Kiểm tra giữa kỳ 02 CĐR HP1 Làm bài tự luận
10 Chương 5: Quy chế pháp lý đối với hợp đồng trong lĩnh vực du lịch
- Khái quát chung về hợp đồng
- Hợp đồng trong lĩnh vực du lịch
CĐR HP2 CDR HP5 CĐR HP6
11 Chương 6: Quy chế pháp lý đối với hoạt động xúc tiến và thanh tra du lịch
- Hoạt động xúc tiến du lịch
- Hoạt động thanh tra du lịch
12 Thuyết trình - thảo luận 02 CĐR HP4 - Sinh viên thuyết trình theo nhóm CĐR HP5
CĐR HP6 nhóm – Giáo viên nhận xét, đánh giá
13 Thuyết trình - thảo luận nhóm
- Sinh viên thuyết trình theo nhóm – Giáo viên nhận xét, đánh giá
14 Thuyết trình – thảo luận nhóm
- Sinh viên thuyết trình theo nhóm - Giáo viên nhận xét, đánh giá
15 Ôn tập 02 Giải đáp thắc mắc của sinh viên Định hướng ôn tập
Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào giảng dạy học phần Luật du lịch 20 3.3 Những ưu điểm và hạn chế của quá trình vận dụng phương pháp dạy học dự án vào học phần Luật du lịch
Qua nghiên cứu lý thuyết và xuất phát từ thực trạng việc dạy - học học phần Luật du lịch, chúng tôi đã vận dụng phương pháp dạy học dự án trong quá trình dạy học học phần này cho đối tượng sinh viên khoa Việt Nam học và khoa tiếng Anh Cụ thể áp dụng ở lớp học phần các nhóm Luật du lịch - Nhóm 1 (2021-2022.2.ANHF312.001), Luật du lịch - Nhóm 2 (2021- 2022.2.ANHF312.002), Luật du lịch - Nhóm 3 (2021-2022.2.ANHF312.003) của khoa tiếng Anh và nhóm Luật du lịch - Nhóm 1 (2022- 2023.2.VNHK372.001) của khoa Việt Nam học
Sinh viên sẽ thực hiện dự án cho bài tập nhóm để đánh giá điểm quá trình học tập (chiếm hệ số 40% trong tổng điểm của học phần) Dự án được thực hiện trong thời gian 4 tuần và được trình bày vào tuần thứ 12, 13, 14 của kế hoạch học tập học phần
Các bước tiến hành dự án học tập như sau:
- Bước 1: Chọn chủ đề, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của dự án
Giảng viên chia lớp ra thành nhiều nhóm Tùy theo số lượng sinh viên mỗi lớp học phần, giảng viên có sự phân chia phù hợp về số nhóm và số thành viên mỗi nhóm Lớp học phần Luật du lịch - Nhóm 1 (2021- 2022.2.ANHF312.001) và lớp học phần Luật du lịch - Nhóm 3 (2021- 2022.2.ANHF312.003) đều có tổng 55 sinh viên Hai lớp này chia ra mỗi lớp thành 12 nhóm, trong đó có 7 nhóm có 5 thành viên và 5 nhóm gồm 4 thành viên Lớp học phần Luật du lịch - Nhóm 2 (2021-2022.2.ANHF312.002)có 57 sinh viên, được chia thành 12 nhóm, trong đó có 9 nhóm có 5 thành viên, 3 nhóm có 4 thành viên Lớp học phần Luật du lịch - Nhóm 1 (2022- 2023.2.VNHK372.001) của khoa Việt Nam học với 26 sinh viên, giảng viên sẽ chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 4 thành viên
Sau khi phân nhóm, giảng viên cho các nhóm trưởng bốc thăm số thứ tự trình bày dự án Sau đó, giảng viên cung cấp các chủ đề để sinh viên chọn Những chủ đề này phải xuất phát từ nội dung học và dự án gắn với thực tiễn Với các câu hỏi trực tiếp, giảng viên tìm cách khai thác chủ đề mà sinh viên quan tâm Trong các nội dung của học phần Luật du lịch, có 3 nội dung trọng tâm nhất mà sinh viên cần nắm Đó là: Quy chế pháp lý về khách du lịch, Quy chế pháp lý về hướng dẫn du lịch, Quy chế pháp lý về kinh doanh du lịch Vì vậy, giảng viên trao đổi, gợi mở và thống nhất với sinh viên chọn 3 chủ đề này để nghiên cứu Các nhóm có thể chọn 1 trong 3 chủ đề hoặc kết hợp các chủ đề với nhau Khi sinh viên được tự lựa chọn chủ đề và tự đặt ra vấn đề cần tìm hiểu nghiên cứu, các em sẽ hoàn toàn chủ động tích cực trong việc lập kế hoạch, tìm kiếm, tổng hợp và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra
Mục tiêu của dự án là qua quá trình tiến hành dự án học tập, sinh viên có thể vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, nắm được quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng phân tích, giải quyết được các tình huống luật nảy sinh trong hoạt động du lịch Dự án còn hướng đến mục tiêu giúp sinh viên rèn kỹ năng làm việc nhóm, phát triển tư duy, năng lực sáng tạo
Sau khi giảng viên và sinh viên đã thống nhất các chủ đề của dự án, giảng viên sẽ đưa ra yêu cầu về nhiệm vụ cần thực hiện: Từ chủ đề đã bốc thăm được, các nhóm cần lên kế hoạch thực hiện dự án để tạo ra sản phẩm là một phần trình bày nhóm Phần trình bày này phải nêu được nội dung lý thuyết về chủ đề và phải tạo được sự tương tác, thảo luận với các nhóm khác Bên cạnh đó, sản phẩm cần có của mỗi nhóm là một video thể hiện các tình huống Luật liên quan đến chủ đề đã chọn Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải tham gia vào video này Tình huống luật có thể xây dựng đóng hoặc mở Về cách thức trình bày dự án, giáo viên khuyến khích sinh viên tùy ý sáng tạo: thuyết trình, đóng kịch, talk show, game show…
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng Nhóm trưởng của các nhóm có nhiệm vụ phân công công việc cho nhóm mình thực hiện Tất cả các thành viên nhóm đều phải được giao nhiệm vụ Trong giai đoạn này, giảng viên cần khuyến khích sinh viên đưa ra các ý tưởng và cách trình bày độc đáo Mỗi bước cần được hoàn thành trong một thời gian nhất định, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng Trong quá trình này, sinh viên hoàn toàn chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện
Giảng viên yêu cầu các nhóm cần xây dựng kế hoạch thực hiện dự án theo bảng sau:
Bảng 3: Mẫu kế hoạch thực hiện dự án
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN Chủ đề:………
Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn hoàn thành
- Bước 3: Thực hiện dự án
Các nhóm tiến hành thực hiện dự án Đối với dự án học tập này, có hai vấn đề cần được giải quyết Thứ nhất, nêu được nội dung lý thuyết gắn với đề tài đã chọn Thứ hai, xây dựng kịch bản cho phần báo cáo trước lớp cũng như kịch bản để quay video với các tình huống luật liên quan đến đề tài Để giải quyết được hai vấn đề này, mỗi nhóm sẽ phải thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm bao gồm: nội dung thuyết trình, slide powerpoint, video với các tình huống luật du lịch liên quan đến các chủ đề giảng viên cung cấp, các câu hỏi tương tác thảo luận với các nhóm khác… Quá trình này được tiến hành không có sự giám sát của giảng viên Các nhóm tùy vào điều kiện của mình để tự sắp xếp tổ chức thực hiện Giảng viên chỉ hỗ trợ, đôn đốc khi cần thiết Ở bước ‘Thực hiện dự án” này, các nhóm tiến hành lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ và bắt tay vào thực hiện Tất cả các nhóm đều xác định phần quan trọng và mất nhiều thời gian nhất là tạo ra sản phẩm video với các tình huống luật liên quan Để video đạt yêu cầu, trước hết, phải có nội dung kịch bản xây dựng những tình huống đi đúng trọng tâm đề tài đã chọn Thứ hai, cần chọn địa điểm quay phù hợp Thứ ba, cần có công cụ quay video đạt yêu cầu về hình ảnh và âm thanh Cuối cùng, cần phải có những kỹ năng biên tập video
Với số thành viên từ 4 - 5 người, các nhóm phân chia công việc cụ thể cho mỗi thành viên Từ xây dựng nội dung đến quay video, biên tập và tập trình bày thử Trong quá trình thực hiện dự án, các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề và kiểm tra tiến độ của dự án
- Bước 4: Trình bày dự án - Đánh giá
Các nhóm theo số thứ tự đã bốc thăm sẽ trình bày kết quả thực hiện dự án của mình vào tuần thứ 12 đến tuần 14 của kế hoạch học tập Giảng viên yêu cầu mỗi nhóm trình bày không quá 20 phút Sau mỗi dự án sẽ có 10 phút thảo luận
Nhóm 11 ở lớp học phần Luật du lịch - Nhóm 1 (2021- 2022.2.ANHF312.001) chọn chủ đề “Quy chế pháp lý về hướng dẫn du lịch”: Trước khi báo cáo sản phẩm, nhóm trưởng đại diện báo cáo quá trình thực hiện dự án, giới thiệu các thành viên và vai trò của các thành viên trong quá trình thực hiện dự án Các em đã chọn hình thức trình chiếu powerpoint và thuyết trình những vấn đề liên quan đến khái niệm hướng dẫn, khái niệm hướng dẫn viên, quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch Sau đó, các em chiếu video đã quay ở địa điểm sông Hương, cầu Tràng Tiền Trong video, nhóm đã xây dựng 5 tình huống: Tình huống 1: Khách du lịch phản đối về một số thông tin mà hướng dẫn viên đưa ra khi giới thiệu về một địa điểm; Tình huống 2: Khách yêu cầu đổi phòng khách sạn sau khi đã check in; Tình huống 3: Khách muốn ngồi ở vị trí của hướng dẫn viên khi ở trên xe; Tình huống 4: Khách yêu cầu bỏ bớt điểm tham quan trong chương trình du lịch theo hợp đồng đã ký kết; Tình huống 5: Sau khi rời khách sạn đến sân bay, khách phát hiện quên hành lý tại khách sạn Sau các tình huống này, nhóm đã trình bày các hướng giải quyết, kết hợp thảo luận trao đổi với các nhóm còn lại về các giải quyết này đã hợp lý hay chưa
Hay như phần trình bày của Nhóm 3 của lớp học phần Luật du lịch - Nhóm 3 (2021-2022.2.ANHF312.003) với chủ đề Quy chế pháp lý về khách du lịch: Thay vì chọn thuyết trình qua slide, nhóm đã chọn cách trình bày tổ chức game show “Rung chuông vàng” Qua trò chơi, các lý thuyết về chủ đề cũng được trình bày Và video được quay với các tình huống Luật cũng được lồng ghép trong các câu hỏi: Tình huông 1: khách du lịch bị ngộ độc thực phẩm khi ăn ở chợ Đông Ba Tình huống 2: Khách du lịch làm hư hỏng đồ đạc tại khách sạn Morin, Tình huống 3: Hướng dẫn viên đến đón khách muộn, khách phải chờ tại bến xe Đặc biệt, ở lớp học phần Luật du lịch - Nhóm 1 (2022- 2023.2.VNHK372.001) của khoa Việt Nam học, nhóm 5 đã rất sáng tạo trong hình thức trình bày Nhóm đã tổ chức Talk show với chủ đề Quyền và nghĩa vụ của khách du lịch Không gian lớp học trở nên thú vị hơn khi được tổ chức dưới dạng trường quay Chương trình tổ chức rất bài bản, có MC, có khách mời là luật sư, hướng dẫn viên, khách du lịch Thông qua những màn đối đáp giữa người dẫn chương trình và các khách mời, nhóm chiếu lên powerpoint những nội dung lý thuyết liên quan đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ của khách du lịch Lồng ghép với quá trình hỏi đáp, giao lưu là phần trình chiếu video với các tình huống: Tình huống 1: Khách du lịch không tuân thủ nội quy nơi đến tham quan du lịch; Tình huống 2: Khách du lịch tự ý bỏ đoàn; Tình huống 3: Khách du lịch yêu cầu dịch vụ du lịch không lành mạnh; Tình huống 4: Khách du lịch gây gỗ với hướng dẫn viên Căn cứ vào luật du lịch 2017, nhóm đã phân tích các tình huống và giao lưu cùng các nhóm khác để cùng đưa ra cách xử lý Các câu hỏi giao lưu với khán giả kèm theo những phần quà thú vị đã tăng thêm bầu không khí vui vẻ của phần trình bày này Đa số các nhóm của các lớp học phần trình bày đúng trọng tâm của chủ đề, sáng tạo trong cách trình bày và có sản phẩm video với các tình huống liên quan đến Luật du lịch
Sau khi các nhóm hoàn thành trình bày báo cáo kết quả dự án, các nhóm khác sẽ tham gia đánh giá nhóm vừa trình bày Sau đó giảng viên đưa ra nhận xét của mình Giảng viên sẽ đánh giá kết quả dự án của các nhóm dựa trên 2 tiêu chí: nội dung và hình thức (nội dung: 70%, hình thức: 30%) Nội dung phải thể hiện đúng chủ đề đã bốc thăm trước đó, video xây dựng các tình huống Luật phải phù hợp với các quy chế pháp lý của Luật du lịch Việt Nam hiện hành Đánh giá hình thức bao gồm: cách trình bày, người trình bày, chất lượng video, power point… Bên cạnh đó, các nhóm được quyền đưa ra những thắc mắc Nhóm trình bày dự án sẽ phải giải đáp những thắc mắc này Đây cũng là một tiêu chí để giảng viên dựa vào đó và đánh giá kết quả
Cụ thể, tất cả các nhóm của các lớp học phần Luật du lịch đều báo cáo dự án thành công Không có nhóm nào làm sai chủ đề Qua sản phẩm của dự án mà các nhóm trình bày, có thể nhìn nhận quá trình làm việc cực kỳ nghiêm túc của các em sinh viên Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định Ví dụ như: người thuyết trình phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu, video bị tạp âm, chất lượng video kém… Cùng với những nội dung đánh giá nhận xét, sinh viên sẽ nhìn nhận lại quá trình thực hiện để rút kinh nghiệm
3.3 Những ưu điểm và hạn chế của quá trình vận dụng phương pháp dạy học dự án vào học phần Luật du lịch
Sau quá trình triển khai thực hiện giảng dạy thực nghiệm cho sinh viên các lớp Luật du lịch - Nhóm 1 (2021-2022.2.ANHF312.001), Luật du lịch - Nhóm 2 (2021-2022.2.ANHF312.002), Luật du lịch - Nhóm 3 (2021-