1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở...

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 346,99 KB

Nội dung

SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở trường tiểu học Hưng Lộc I Hậu Lộc Thanh Hóa 1 I MỞ ĐẦU 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khoa học là một môn học thực nghiệm và lí thuyết, đặc trưng này quyết định bản chất của phương pháp nhận thức khoa học Bản chất của phương pháp nhận thức khoa học là sự kết hợp thực nghiệm khoa học và tư duy lí luận, đề cao vai trò của sự chính xác Phương pháp dạy học (PPDH) khoa học phải tuân theo những quy luật chung của[.]

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Khoa học là một môn học thực nghiệm và lí thuyết, đặc trưng này quyết định bản chất của phương pháp nhận thức khoa học

Bản chất của phương pháp nhận thức khoa học là sự kết hợp thực nghiệm khoa học và tư duy lí luận, đề cao vai trò của sự chính xác

Phương pháp dạy học (PPDH) khoa học phải tuân theo những quy luật chung của PPDH đồng thời phản ánh được phương pháp nhận thức khoa học Vì vậy PPDH khoa học có những nét đặc trưng riêng đó là phương pháp truyền đạt có lập luận trên

cơ sở thí nghiệm - trực quan, nghĩa là có sự kết hợp thống nhất phương pháp thực nghiệm - thực hành với tư duy khái niệm

Việc hình thành cho học sinh (HS) một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh

tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới "Bàn tay nặn bột" (BTNB) là một PPDH tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học khi HS đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học[1]

“Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột", tiếng Pháp là La main à la pâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là PPDH khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên”[1] Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra Với một vấn đề khoa học, HS có thể đặt ra câu hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của HS Như vậy phương pháp BTNB là PPDH hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm, thông qua cách HS chia nhóm để tự làm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát

để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống, người thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, trong quá trình bắt tay vào làm quen với PPDH này, thầy và trò đều phải nỗ lực nhiều hơn[1] Dạy phương pháp này đòi hỏi giáo viên (GV) phải có tầm hiểu biết rộng, có sự chuẩn bị công phu cho mỗi giờ học từ dụng cụ thí nghiệm, trang thiết bị học tập đến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình HS làm thí nghiệm Bởi khi bắt tay vào làm thí nghiệm, khi thấy có bất cứ hiện tượng gì xảy ra, các em đều đặt ngay câu hỏi “tại sao” Điều này đòi hỏi GV phải vững kiến thức để cùng các em giải đáp các thắc mắc, lý giải các hiện tượng một cách khoa học Nhưng trong thực tế dạy học không phải nhà quản lý hay GV nào cũng hiểu rõ và phát huy tốt những ưu điểm của PPDH tích cực này

Trong những năm học gần đây, việc áp dụng PP BTNB đối với môn Khoa học cho HS Tiểu học đang được các nhà quản lý giáo dục và các thầy giáo, cô giáo quan tâm Tuy nhiên, hiệu quả việc vận dụng phương pháp BTNB trong môn Khoa học trong trường tiểu học của đội ngũ GV các nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế như:

Trang 2

Cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường chưa thực sự quan tâm chỉ đạo đội ngũ GV dạy học theo phương pháp này một cách hiệu quả; bản thân GV cũng chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của PPDH này trong việc giúp HS khám phá, nắm vững kiến thức khoa học một cách có cơ sở để từ đó nhớ được kiến thức cơ bản của bộ môn này, không những thế cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị, đồ dùng dạy học (ĐDDH) của các nhà trường được cấp phát chưa đủ phục vụ cho bài dạy; đặc biệt là việc hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm khoa học của GV rất lúng túng, sự thành công của các thí nghiệm khoa học tiến hành trong các giờ học còn hạn chế Nhiều giờ học diễn ra đơn điệu, nhàm chán với những hoạt động quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, thuyết trình, hỏi đáp, ghi chép trong khi lẽ ra HS phải được tham gia vào việc thực hiện các thí nghiệm khoa học, được tìm tòi, nghiên cứu, khám phá ra những nội dung thú vị trong bài học của mình

Làm thế nào để đội ngũ GV trong mỗi nhà trường thấy rõ mặt tích cực của PPDH này và vận dụng thường xuyên vào quá trình giảng dạy từ đó phát huy được tính chủ động, tích cực của HS trong giờ học? Làm thế nào để tổ chức thực hiện các thí nghiệm khoa học hiệu quả? Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học ở tiểu học theo đúng yêu cầu đặc trưng của môn học là vấn đề cấp thiết đang đặt

ra cho mỗi CBQL, GV

Bởi vậy tôi đặt vấn đề nghiên cứu: "Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc - Thanh Hóa” với hy vọng sẽ giúp đỡ đội ngũ giáo viên trong

trường vận dụng có hiệu quả phương pháp BTNB trong giảng dạy môn khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường và góp phần nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Đánh giá thực trạng về quan điểm, nhận thức của đội ngũ GV đối với vai trò, ý nghĩa, tác dụng và cách thức vận dụng PPDH “Bàn tay nặn bột” trong giảng dạy môn Khoa học ở trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc Từ đó đưa ra những giải pháp chỉ đạo chủ yếu để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn Khoa học bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột”

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Khảo sát trực tiếp GV, HS lớp 4, lớp 5 và các điều kiện cần thiết trong công tác giảng dạy môn Khoa học của trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc - Thanh Hóa trong năm học 2016 - 2017

Nghiên cứu PP BTNB và cách vận dụng PP BTNB trong giảng dạy môn khoa học ở tiểu học

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc tài liệu, tra cứu, phân tích các tài liệu khoa học, sách báo, hồ sơ có liên quan đến đề tài

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, trao đổi, quan sát, tổng kết kinh nghiệm,

- Các phương pháp bổ trợ: Thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu,

Trang 3

II NỘI DUNG

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:

1.1 Một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học:

Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã cho thấy, HS Tiểu học thường tư duy dựa vào những tính chất, dấu hiệu trực quan, cụ thể của đối tượng Sai lầm hay gặp của các

em trong quá trình hình thành khái niệm là khái quát trên cơ sở những dấu hiệu không bản chất Tuy vậy, cuối bậc Tiểu học, khi khái quát hóa để hình thành khái niệm, các em dần thoát khỏi sự chi phối mạnh của những dấu hiệu trực quan và ngày càng dựa nhiều hơn vào những dấu hiệu phản ánh mối quan hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng được hình thành trong quá trình học tập[2]

HS tiểu học tìm tòi chủ yếu để “xem điều gì xảy ra” hơn là bắt đầu từ việc xem xét các khả năng và kiểm tra sự phù hợp của chúng Ý kiến của các em (ví dụ khi dự đoán) thường dựa vào kinh nghiệm đã có hoặc chỉ là dựa vào trường hợp chung đã biết để xét một trường hợp cụ thể chứ chưa phải ở mức dựa vào một lí thuyết để suy diễn rút ra hệ quả

“HS tiểu học chủ yếu tư duy với các biểu tượng gắn với những sự vật, hiện tượng cụ thể Các em có thể suy nghĩ lôgíc nhưng phụ thuộc vào thông tin có từ các giác quan Các em khó suy nghĩ về những cái trừu tượng”[2]

Khi quan sát, làm thí nghiệm, HS Tiểu học có xu hướng mô tả hơn là giải thích kết quả tìm thấy được của mình Trong dạy học cần lưu ý mức độ cho phù hợp hoặc

sự nâng dần, giúp các em phát triển Chẳng hạn, cần hướng dẫn các em quan tâm tới những mối liên hệ trừu tượng cũng như cụ thể, tìm cách lí giải các kết quả, giải thích kết quả theo cách mà có thể vận dụng rộng rãi hơn cho cả tình huống khác; liên hệ những điều quan sát được với những hiểu biết khoa học, đề xuất cách giải thích dựa vào việc suy diễn từ kiến thức khoa học đã biết

Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB là một vấn đề cốt lõi, quan trọng Đó không phải là một đường thẳng đơn giản mà là một quá trình phức tạp HS tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống, nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm, rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu[1] Trong quá trình này, HS luôn luôn phải động não, trao đổi với HS khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức

1.2 Về chương trình và sách giáo khoa:

Chương trình đã tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội (trong môn Tự nhiên và Xã hội được dạy ở khối lớp 1, 2, 3) với khoa học về sức khỏe và phân tách thành Môn Khoa học được dạy ở lớp 4 và lớp 5 Thời lượng dành cho môn Khoa học ở lớp 4 và lớp 5 mỗi tuần đều có 2 tiết Nội dung chương trình được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với HS[2]

Trong sách giáo khoa môn Khoa học, chức năng hướng dẫn PPDH của sách được quan tâm, định hướng rõ các hoạt động của HS Các kết quả quan sát, thí nghiệm, kết luận không được cung cấp sẵn Vì vậy HS phải tích cực hoạt động, quan

Trang 4

sát, làm thí nghiệm, suy nghĩ về những thông tin nhận được; thảo luận, trao đổi để rút ra các kết luận Khối lượng kiến thức vừa phải, có kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ vì vậy có điều kiện tổ chức các hoạt động tìm tòi, khám phá, tạo hấp dẫn

và hứng thú cho HS

1.3 Về vai trò của đồ dùng, thiết bị dạy học:

Thiết bị dạy học (TBDH) là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học trên lớp của GV và HS Trong quá trình thực hiện bước thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu của phương pháp BTNB, TBDH làm cho tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu Khi sử dụng phương pháp BTNB, TBDH có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học

vì HS được tri giác trực tiếp đối tượng Con đường nhận thức này được thể hiện qua việc HS quan sát các đối tượng nghiên cứu, thông qua các TBDH để tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu Trong quá trình thực hiện các bước thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, HS tri giác không phải bản thân các đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ, mô hình hóa phản ánh một bộ phận nào đó của đối tượng cũng như nghiên cứu những đặc tính cơ bản của sự vật hiện tượng TBDH còn giúp HS phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy), giúp HS hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong ĐDDH TBDH giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học[1]

2.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BTNB

TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG LỘC I -

HẬU LỘC - THANH HÓA.

2.1 Đặc điểm tình hình:

Hưng Lộc là một xã ven biển, có tổng diện tích gần 500 ha với khoảng 12.000 dân Điều kiện kinh tế không ổn định, thu nhập thấp, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa gửi con ở với ông bà nên việc quan tâm chăm lo đến học hành của con cái chưa đồng đều, chưa được thường xuyên

Mặc dù vậy, trong những năm qua Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ xã và các tổ chức đoàn thể cũng như nhân dân địa phương đã tập trung đầu tư, xây dựng khối trường học ngày một khang trang đẹp đẽ, quan tâm thực sự đến công tác GD Năm học 2016 - 2017 trường tiểu học Hưng Lộc 1 có tổng số 17 lớp với 496 học sinh Trong đó: Khối 1: 3 lớp - 102 HS; Khối 2: 4 lớp - 101 HS; Khối 3: 3 lớp 88 HS; Khối 4: 4 lớp 110 HS; Khối 5: 3 lớp - 95 HS

Đội ngũ CBGV có: 29 người (Nam: 3 người ; Nữ: 26 người)

Trong đó: + CBQL: 2 người + GVVH: 19 người

+ GV đặc thù: 5 người + Nhân viên: 3 người

Trình độ đào tạo: Đại học: 23 người ; Cao đẳng: 4 người ; THSP: 2 người; Chi bộ Đảng có : 26 Đảng viên - Đoàn Thanh niên: 11 Đoàn viên

Cơ sở vật chất có: 18 phòng học; Bàn ghế : 260 bộ Thiết bị dạy học: các lớp 1,2,3,4,5 được trang bị 1 bộ đồ dùng /lớp Sách thiếu nhi, sách tham khảo: 1951 cuốn; Sách giáo khoa dùng chung: 5215 cuốn; Sách nghiệp vụ: 1238 cuốn

Trang 5

2.2 Thực trạng chung

Hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trong đó đổi mới PPDH là một trong các nhiệm vụ cấp bách Cùng với các PPDH tích cực khác đang được triển khai, phương pháp BTNB đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đầu tư nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn để từng bước triển khai áp dụng trong các trường tiểu học và trung học cơ sở Phương pháp BTNB là một phương pháp có tiến trình dạy rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng được ở điều kiện của Việt Nam Đội ngũ CBQL và GV luôn nhiệt tình, ham học hỏi là điều kiện tốt thúc đẩy việc áp dụng phương pháp BTNB vào trong dạy học các môn khoa học ở trường Tiểu học

Từ năm học 2012 - 2013 tới nay trường tiểu học Hưng Lộc I cũng như nhiều trường tiểu học đã thực hiện vận dụng phương pháp BTNB đối với các môn học TN&XH, môn Khoa học ở cấp Tiểu học xong việc vận dụng phương pháp dạy này của đội ngũ GV chưa phải là vấn đề được nhiều nhà trường và đội ngũ GV quan tâm; CBQL các nhà trường chưa có sự chỉ đạo triệt để, xuyên suốt trong cả năm học

mà việc vận dụng phương pháp này là phụ thuộc vào từng GV Một bộ phận GV ngại sử dụng phương pháp này với lý do việc chuẩn bị ĐDDH phải công phu, chu đáo, mất nhiều công sức, nhiều thời gian Việc lựa chọn bài dạy để ứng dụng BTNB cho toàn bài hay từng hoạt động còn là vấn đề khó đối với nhiều GV

2.3 Kết quả thực trạng

Qua nghiên cứu số liệu tổng kết đánh giá hoạt động chuyên môn và chất lượng giáo dục của nhà trường (Số liệu thống kê lưu trữ) Là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn của nhà trường trong những năm gần đây, quan sát, theo dõi và kiểm tra thực tế công tác giảng dạy của đội ngũ GV, hoạt động học tập của HS đồng thời tham khảo ý kiến nhận xét đánh giá của các cấp lãnh đạo và phụ huynh HS cùng với việc trao đổi, đàm thoại, nắm bắt nguyện vọng, ý kiến và quan điểm của

GV trực tiếp giảng dạy ở lớp 4 và lớp 5 của nhà trường tôi đã thu được nhiều số liệu chính xác phản ánh khá đầy đủ và sâu sắc về thực trạng của nhà trường Đặc biệt là quan điểm, việc làm của đội ngũ giáo viên và hoạt động học tập của học sinh đã thể hiện rõ trên phiếu điều tra khảo sát khi tôi tiến hành điều tra, thăm dò GV, HS

- Đối với giáo viên: + Thời điểm khảo sát : Từ 26 - 28/ 8/2016;

+ Số lượng, đối tượng: 10 GV dạy lớp 4 và lớp 5 của trường;

+ Nội dung, kết quả khảo sát:

Bảng 1: Quan niệm của GV về sự cần thiết của phương pháp BTNB trong trong dạy học môn Khoa học lớp 4 và lớp 5

Ý kiến giáo viên Quan niệm

Trang 6

* Qua số liệu thống kê như trên ta thấy rằng đại đa số (70%) GV đã ý thức được vấn đề đổi mới PPDH trong trường tiểu học và tầm quan trọng của phương pháp BTNB trong việc hình thành ý thức khoa học, niềm say mê khoa học cho HS ngay

từ lứa tuổi tiểu học Như vậy chúng ta rất phấn khởi vì quan niệm đó là đúng Khi trao đổi với tôi về vấn đề này cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết: Trong tiết học

có vận dụng PPBTNB HS được trực tiếp thực hiện các thí nghiệm, khi thành công các em rất thích thú và trông chờ đến giờ học môn khoa học tiếp theo, điều đó chứng

tỏ PPBTNB đã mạng lại hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên vẫn còn 10% GV chưa hứng thú

và 20 % GV không bày tỏ ý kiến của mình về PPDH này bởi vì theo họ trong môn Khoa học này vẫn có thể vận dụng nhiều PPDH khác Cô giáo Phạm Thị Hương nêu

ý kiến: Phương pháp BTNB đòi hỏi GV phải chuẩn bị công phu về ĐDDH và dự kiến trước tất cả các tình huống mà HS nêu vấn đề để có phương án xử lý phù hợp

đó là việc khó khăn, vất vả, mất nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức trong khi GV phải chuẩn bị cho một buổi dạy gồm có nhiều môn học cho nên GV có thể chỉ cần vận dụng các phương pháp DH khác cho HS thảo luận nhóm hoặc quan sát GV làm thí nghiệm và rút ra kết luận rồi ghi nhớ theo ND SGK Quan điểm này chưa đầy đủ

có thể vì GV không có nhiều thời gian nên việc tự làm đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm khoa học rất hạn chế hoặc GV chưa biết kết hợp linh hoạt các PPDH theo hướng đổi mới Chưa tự tin áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại .và quan điểm này có lẽ chỉ tồn tại ở một bộ phận GV đã lớn tuổi, năng lực chuyên môn còn hạn chế

Bảng 2: Nhận thức của GV về mục đích của phương pháp BTNB

Ý kiến giáo viên

1 Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê

3 Nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của cấp trên 0 0

* Số liệu thống kê đã phản ánh rằng 70 - 80% số giáo viên xác định mục đích của PP BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của

HS đồng thời rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho HS bằng nhiều hình thức khác nhau như: lời nói, bài viết, sơ đồ, hình vẽ Đây là những nhận thức đúng đắn và đầy đủ Khi trao đổi với nhóm này, cô giáo Hoàng Thị Quy cho biết: “Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh mà

đó lại cũng chính là mục tiêu dạy học ở tiểu học.”

30% ý kiến giáo viên cho rằng nếu áp dụng PPBTNB thì sẽ tổ chức cho HS được học nhóm nhiều hơn Đây là nhận thức chưa đầy đủ bởi vì không phải cứ vận dụng PPBTNB thì HS mới được học nhóm mà trong quá trình dạy học GV cần linh

Trang 7

hoạt các hình thức tổ chức DH sao cho phát huy tối đa tính tích cực, chủ động học tập của HS, trong giờ học cần tạo điều kiện để HS được tương tác nhiều hơn nên việc tổ chức cho HS thảo luận nhóm có thể được thực hiện ở nhiều PPDH khác nhau Tìm hiểu vấn đề này, cô giáo Trần Thị Dinh băn khoăn: Khi áp dụng PPBTNB tất cả mọi hoạt động của HS đều được tổ chức nhóm nên hoạt động nhóm

là chủ yếu

Có 10% ý kiến GV cho rằng mục đích vận dung PPBTNB là để chú trọng kiến thức khoa học Cô Mai Thị Bốn đã bày tỏ ý kiến: việc HS quan sát GV thực hiện thí nghiệm hay tự mình tham gia thí nghiệm cũng chỉ nhằm mục đích nêu ra được kiến thức khoa học mà thôi Điều này chưa đầy đủ và còn nặng về kiến thức khoa học,

HS sẽ rất khó tiếp thu, không hứng thú trong giờ học, dạy học như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực cá nhân và phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS

Bảng 3: Tình hình cụ thể của việc vận dụng phương pháp BTNB trong dạy môn khoa học ở trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc - Thanh Hóa

Thực hiện

Số lượng Tỷ lệ

%

Chất lượng môn học khi được vận dụng PP BTNB Số lượng Tỷ lệ %

Số tiết dạy đã vận

dụng PPBTNB Lớp 4: 17 tiếtLớp 5: 11 tiết Chưa đạt yêu cầu 1 10

* Kết quả thống kê cho thấy: Việc vận dụng PPBTNB trong giảng dạy môn khoa học đã được thực hiện nhưng còn quá ít Mới chỉ có 28 tiết học cụ thể đã vận dụng

và có tới 70% ý kiến GV nêu rõ ít khi vận dụng, cá biệt còn 30% ý kiến GV trung thực nêu ra là chưa vận dụng Điều đó chứng tỏ rằng các đồng chí GV có nhận thức chưa đúng hoặc thái độ chưa rõ ràng về mục tiêu cũng như tác dụng của việc áp dụng phương pháp BTNB trong môn Khoa học Giáo viên còn ngại áp dụng với nhiều lý do như thiếu dụng cụ thí nghiệm, phòng học chật, HS nhỏ chưa biết làm thí nghiệm, giường như nhiều GV còn đang rất loay hoay với việc vận dụng phương pháp này Trao đổi với tôi về vấn đề này cô giáo Nguyên Thị Quyên rè dặt: “PP nay đòi hỏi việc chuẩn bị ĐDDH công phu mà ĐDDH không đầy đủ cho nhiều nhóm cùng thực hiện, GV phải tự làm thêm hoặc huy động cộng đồng, cha mẹ HS hỗ trợ như vậy vất vả cho GV nên cũng không thể thực hiện thường xuyên được Không những vậy việc nghiên cứu nội dung phải sâu sắc để khi HS nêu các tình huống GV mới có thể xử lý được mà kiến thức phổ thông của GV cũng không phải ai cũng còn nhớ được nhiều, tìm hiểu trên mạng INTERNET thì mất nhiều thời gian nên GV rất ngại vận dụng, chỉ khi nào phải thao giảng thì mới thực hiện” Đây cũng chính là một trở ngại lớn cần phải có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra chặt chẽ và yêu cầu cao của CBQL nhà trường trong quá trình chỉ đạo chuyên môn

Trang 8

- Đối với học sinh:

+ Thời điểm khảo sát : Từ 10 - 15/ 9/2016;

+ Số lượng học sinh tham khảo sát: 50 HS lớp 4 và 60 HS lớp 5 (Năm học

2016-2017)

+ Nội dung, kết quả khảo sát:

Bảng 4: Sự yêu thích của học sinh đối với việc học tập môn Khoa học

2 Rất thích thú khi được học môn Khoa học 50 45,5

3 Không có hứng thú khi học môn khoa học 43 39,1

Bảng 5: Hoạt động của học sinh trong giờ học môn khoa học

Ý kiên học sinh

Số lượng Tỷ lệ %

1 Hăng hái chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm 41 37,3

3 Cùng các bạn tham gia thực hiện các thí nghiệm 42 38,2

5 Không tham gia ý kiến vì các bạn đã nêu ý kiến 7 6,4

6 Nêu nhiều ý kiến thắc mắc để cùng các bạn tìm

Bảng 6: Chất lượng bài thi môn Khoa học cuối học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016

Bài thi đạt điểm 9-10 Bài thi điểm 7-8 đạt Bài thi điểm 5-6 đạt Bài thi điểm dưới 5 đạt Khối

lớp Số học

sinh Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

* Qua số liệu thống kê cho thấy nhiều HS chưa yêu thích môn Khoa học Số các

em tham gia thực hành thí nghiệm cũng chưa nhiều, chưa chủ động tham gia ý kiến hoặc mạnh dạn nêu ý kiến thắc mắc của mình trong nhóm để tìm cách lý giải thắc mắc cho nhau trong các tiết học Khi được hỏi em Nguyễn Văn Hà (Lớp 5A) và

em Nguyễn Thị Vân (Lớp 4C) nêu ý kiến: Khi thực hiện thí nghiệm khó thành công lắm, nhiều bạn nêu thắc mắc nhưng các bạn trong nhóm không tìm ra câu trả lời nên các bạn bảo đừng nêu ý kiến nhiều Như vậy GV chưa quan tâm giúp đỡ HS tháo gỡ khó khăn nên các em ít hứng thú với tiết học và nản lòng khi thí nghiệm không thành công Chính vì vậy các tiết vận dụng phương pháp BTNB trong năm học 2015-2016 chưa đạt được hiệu quả như mong đợi Chất lượng thể hiện qua bài thi cuối học kỳ cũng chưa cao, số HS còn có điểm dưới 5 chiếm 4,6% Số HS có bài thi đạt điểm 9,10 chỉ đạt 18,5%

Trang 9

3 CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VẬN DỤNG PP BTNB TRONG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 4, LỚP 5.

3.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về mục tiêu, tầm quan trọng của PPDH BTNB đối với việc nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học.

Tổ chức cho GV học tập nhiệm vụ năm học và các văn bản chỉ đạo của ngành một cách đầy đủ, giúp GV thấy được việc đổi mới PPDH là một trong những nhiệm

vụ chuyên môn quan trọng của mỗi GV mà trong đó phương pháp BTNB đang là một trong những phương pháp dạy học mới, có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Khoa học nói riêng Để giúp GV có nhận thức đầy đủ về mục tiêu, tầm quan trọng của phương pháp BTNB từ đó giúp

họ có động cơ tốt hơn trong việc vận dụng phương pháp này tôi đã tiến hành:

+ Sưu tầm, giới thiệu 3 cuốn tài liệu Một là: Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn khoa học cấp tiểu học và trung học cơ sở của nhóm tác giả

Nguyễn Vinh Hiển (Chỉ đạo nội dung) - Phạm Ngọc Định- Nguyễn Thị Thanh

Hương- Trần Thanh Sơn-Nguyễn Xuân Thành; Hai là: Tài liệu hỏi đáp về phương pháp bàn tay nặn bột của nhóm tác giả Phạm Ngọc Định- Trần Thanh Sơn-Bùi Việt

Hùng- Đào Văn Toàn; Ba là: Phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học ở trường tiểu học của nhóm tác giả Phạm Ngọc

Định- Nguyễn Ngọc Yến- Lương Việt Thái

Đây là 3 cuốn tài liệu của Bộ giáo dục &Đào tạo xuất bản năm 2012, tôi đã yêu cầu giáo viên tự nghiên cứu trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9 đến trung tuần tháng 9 năm 2016 để giáo viên nắm bắt đầy đủ, hiểu rõ cơ sở khoa học và các bước tiến hành thực hiện PP BTNB trong dạy học môn TNXH và Khoa học ở trường tiểu học Đồng thời tổng hợp ý kiến băn khoăn thắc mắc hoặc đề xuất với chuyên môn nhà trường cần hỗ trợ khi thực hiện vận dụng PPDH này

+ Trong tháng 9/2016, tổ chức sinh hoạt chuyên môn toàn trường do tôi trực tiếp chủ trì xoay quanh chủ đề vận dụng phương pháp BTNB trong năm học 2016-2017

để giáo viên được bàn bạc, thảo luận và đề xuất, kiến nghị những vấn đề có liên quan nhằm thực hiện PPDH này sao cho hiệu quả nhất

+ Đầu tháng 10/2016 tôi đã trực tiếp điều hành buổi hội thảo chuyên đề về PPDH BTNB cho giáo viên dạy lớp 4 và lớp 5 Nội dung cụ thể tập trung vào việc giáo viên bày tỏ ý kiến về nội dung lý thuyết chung của PP BTNB và cách vận dụng trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4, lớp 5 Những khó khăn, vướng mắc thường gặp trong các tình huống có thể xảy ra khi thực hiện trên lớp Sau khi trao đổi, thảo luận, bàn bạc Tôi đã đưa ra nội dung định hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc của GV giúp họ có thêm tự tin để mạnh dạn vận dụng PPDH này

3.2 Biện pháp 2: Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và sắp xếp hợp lý

để tạo thuận lợi cho giáo viên vận dụng phương pháp BTNB.

Trên cơ sở đề xuất của các tổ chuyên môn, tôi đã lập kế hoạch cụ thể để thực hiện biện pháp này bằng cách lập kế hoạch tiết kiệm kinh phí ngân sách nhà nước cấp năm 2016; Huy động kinh phí tự nguyện từ phụ huynh HS và vận động đội ngũ

GV tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ các tiết dạy vận dụng phương pháp BTNB

Trang 10

Với cách làm đó, đến cuối tháng 9 năm 2016, nhà trường đã đóng thêm 30 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi Như vậy tất cả các lớp học trong trường đều được trang bị đầy

đủ bàn ghế đúng quy cách và có đầy đủ các công cụ hỗ trợ trong phòng học như: Góc Toán, Góc Tiếng Việt, Góc Khoa học, Góc Nghệ thuật, bảng mặt cười, mặt mếu, các loại bút màu

Thực hiện dạy học khoa học theo phương pháp BTNB có rất nhiều hoạt động theo nhóm Chính vì vậy tôi đã chỉ đạo để GV sắp xếp bàn ghế, vật dụng trong lớp học phù hợp với hoạt động nhóm:

- Các nhóm bàn ghế sắp xếp hài hòa theo số lượng HS trong lớp; Chú ý đến hướng ngồi của các HS sao cho tất cả HS đều nhìn thấy rõ thông tin trên bảng;

- Giáo viên lưu ý đối với HS bị các tật quang học ở mắt như cận thị, loạn thị để

bố trí cho các em ngồi với tầm nhìn không quá xa bảng chính, màn hình máy chiếu

- Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật, tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho

HS khi lên bảng trình bày, di chuyển khi cần thiết;

- Đối với những bài học có làm thí nghiệm thì GV cần tìm vị trí để các vật dụng

dự kiến làm thí nghiệm cho HS Không nên để sẵn các vật dụng thí nghiệm lên bàn của HS trước khi dạy học vì nhiều HS quá hiếu động, không chịu nghe lời dặn của

GV, có thể sẽ mất tập trung vì mải nghịch các vật dụng trên bàn Một lý do nữa đó là

sẽ làm lộ ý đồ dạy học của GV khi GV muốn HS tự đề xuất thí nghiệm nghiên cứu Cũng với các lý do nói trên mà GV nên thu hồi các ĐDDH không cần thiết (sau khi

đã sử dụng xong cho mục đích dạy học và chuyển nội dung dạy học);

- Mỗi lớp học đã có một tủ đựng ĐDDH cố định nên GV cần nhắc nhở HS cẩn thận khi di chuyển ĐDDH cất vào trong tủ, chỉ nên cho HS mang các đồ vật nhẹ, không dễ vỡ, hư hỏng vì độ tuổi của các em chưa đủ để điều khiển tốt các hoạt động hành vi của mình;

- Kiểm tra cẩn thận bàn ghế không để gập ghềnh vì gây khó khăn cho HS khi làm một số thí nghiệm cần sự cân bằng hoặc khi viết, vẽ,

3.3 Biện pháp 3 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo đội ngũ giáo viên dạy học với phương pháp BTNB.

3.3.1 Kiện toàn ban chỉ đạo và phân công cụ thể cho từng thành viên:

* Kiện toàn ban chỉ đạo:

- Trưởng ban: Hiệu trưởng

- Phó ban: Phó hiệu trưởng

- Ủy viên: 2 tổ trưởng chuyên môn (Khối 4 và khối 5); GV thư viện, thiết bị

* Phân công giáo viên từng nhiệm vụ cụ thể:

- Giáo viên chuẩn bị bài dạy

- Thảo luận kế hoạch bài học (giáo án): Ban chỉ đạo và GV dạy

- Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học: GV thư viện - thiết bị

3.3.2 Hướng dẫn các bước tiến hành phương pháp BTNB:

* Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”[1].

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

- Là một tình huống do GV chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với HS

Ngày đăng: 25/05/2022, 11:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Quan niệm của GV về sự cần thiết của phương pháp BTNB trong trong dạyhọc môn Khoa họclớp 4 và lớp 5. - SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở...
Bảng 1 Quan niệm của GV về sự cần thiết của phương pháp BTNB trong trong dạyhọc môn Khoa họclớp 4 và lớp 5 (Trang 5)
hoạt các hình thức tổ chức DH sao cho phát huy tối đa tính tích cực, chủ động học tậpcủa  HS,  trong giờhọccầntạođiềukiệnđể  HS đượctương  tác nhiềuhơn   nên  việctổchức  cho  HS thảoluận  nhóm  có thểđượcthựchiệnởnhiều  PPDH  khác  nhau - SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở...
ho ạt các hình thức tổ chức DH sao cho phát huy tối đa tính tích cực, chủ động học tậpcủa HS, trong giờhọccầntạođiềukiệnđể HS đượctương tác nhiềuhơn nên việctổchức cho HS thảoluận nhóm có thểđượcthựchiệnởnhiều PPDH khác nhau (Trang 7)
Bảng 4: Sự yêu thích của học sinh đối với việc học tập môn Khoa học - SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở...
Bảng 4 Sự yêu thích của học sinh đối với việc học tập môn Khoa học (Trang 8)
nghiên cứu tài liệu kết hợp quan sát hình vẽ trong SGK Khoa học 4. - SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở...
nghi ên cứu tài liệu kết hợp quan sát hình vẽ trong SGK Khoa học 4 (Trang 17)
Bảng 9: Sự yêu thích của học sinh đối với việc học tập môn Khoa học - SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở...
Bảng 9 Sự yêu thích của học sinh đối với việc học tập môn Khoa học (Trang 18)
Bảng 10: Hoạt động của học sinh trong giờ học môn khoa học - SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở...
Bảng 10 Hoạt động của học sinh trong giờ học môn khoa học (Trang 18)
Bảng 11: Kết quả bài thi môn Khoa học cuối học kỳ 1- Năm học 2016-2017. - SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở...
Bảng 11 Kết quả bài thi môn Khoa học cuối học kỳ 1- Năm học 2016-2017 (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w