1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích Ý nghĩa của việc quy Định thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Thời Hiệu Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
Tác giả Nguyễn Hữu Thuận, Tạ Hoàng Thanh Như, Đặng Vũ Minh Như, Lê Uyển Quân, Nguyễn Đình Mỹ Uyên, Nguyễn Quỳnh Như, Võ Diệu Thùy, Phạm Thị Thảo Nguyên, Mẫn Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn Th.S
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 123,01 KB

Nội dung

Theo khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy đị

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP NHÓM

Bộ môn: Luật Hành chính

GVHD: Th.S

Nhóm: 06

THỰC HIỆN:

TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 5 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM 4

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA 4

1 Phân tích ý nghĩa 4

2 Vấn đề hiệu lực hồi tố: 7

CHƯƠNG III: THỰC TIỄN 8

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 11

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

 

Thời hiệu là một trong những quy định quan trọng cho việc xác định các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ pháp luật Theo khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.” Việc nhận thức đúng, áp dụng nghiêm chỉnh, thống nhất thời hiệu và cách tính thời hiệu trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có ý nghĩa quan trọng với quá trình quản lý của cơ quan nhà nước Và cũng vì nguyên nhân

đó, các quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã được luật hóa, đồng thời thường xuyên được rà soát, sửa đổi để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý của nhà nước ngày nay. 

Cụ thể, căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều

80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019: Theo

đó, luật đã quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hành vi

vi phạm, làm những điều mà pháp luật cấm, không cho phép làm, ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức hay ảnh hưởng đến Nhà nước và an ninh, an toàn quốc gia Chính vì tầm quan trọng và những giá trị thực tiễn mà nó mang lại, vậy nên nhóm chúng em chọn đề tài: “Phân tích ý nghĩa của việc quy định thời hiệu xử lý kỷ luật cán

bộ, công chức, viên chức” để làm đề tài bài luận gửi đến giảng viên bộ môn Luật Hành chính. 

 

Bố cục đề tài:  

Chương I: Khái niệm. 

Chương II: Phân tích ý nghĩa. 

Chương III: Thực tiễn.  

Chương IV: Tổng kết.  

 

Trang 4

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM

 Thời hiệu là một phương sách cho phép một người sau một khoảng thời gian được giải phóng khỏi những nghĩa vụ hay trách nhiệm.  

 

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA

1 Phân tích ý nghĩa. 

Việc quy định thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức giúp xác định cụ thể thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức Đồng thời từ thời hiệu mà quy định được khoảng thời gian mà cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn trong thời hạn bị xử lý kỷ luật, tính từ thời điểm có hành vi vi phạm Từ đây

có thể tăng cường trách nhiệm của người hoặc cấp có thẩm quyền, cũng như dễ dàng

xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm nhanh chóng, kịp thời.   

Đầu tiên, Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và năm 2003 quy định về Cán bộ, công chức nhưng không quy định về vấn

đề thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức Vấn đề này được điều chỉnh trong Nghị định số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. 

Điều 9 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP: “Thời hiệu xử lý kỷ luật tính từ thời

điểm cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật xác định cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật cho đến thời điểm Hội đồng kỷ luật họp Thời hiệu xử lý kỷ luật quy định là 3 tháng”.  

Việc quy định về thời hiệu trong Nghị định này thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp bởi tính ứng dụng của nó Sự tiến bộ này đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn của vấn đề xử lý kỷ luật khi đặt ra thời hiệu vì đã tăng cường trách nhiệm của cấp

có thẩm quyền và đảm bảo việc xử lý kỷ luật nhanh chóng, kịp thời Tuy nhiên, vì là lần đầu ghi nhận về thời hiệu xử lý kỷ luật trong luật pháp Việt Nam nên không thể tránh khỏi những sai sót Cụ thể về mặt ý nghĩa, thời hiệu được quy định trong Nghị định thực chất là thời hạn xem xét kỷ luật - khoảng thời gian mà cơ quan, tổ chức, đơn

vị có thẩm quyền bắt đầu tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm xác định công chức

Trang 5

có thực hiện hành vi vi phạm hay không, nếu có thì phải chịu hình thức xử lý kỷ luật nào cho đến khi có kết luận chính thức về vụ việc Nghị định này vẫn chưa thực sự hợp lý khi có sự nhầm lẫn thời hiệu xử lý kỷ luật thành thời hạn xử lý kỷ luật Việc quy định không rõ ràng giữa thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật đã tạo ra nhiều khó khăn cho người có thẩm quyền áp dụng pháp luật cũng như làm giảm đi hiệu quả của việc xử lý kỷ luật Qua đó, có thể thấy hệ thống lập pháp cần phải làm rõ được những bất cập đang gặp phải và hoàn thiện quá trình thụ lý giải quyết kỷ luật cán bộ, công chức.  

Ví dụ: Trong một cơ quan nhà nước, không có quy định cụ thể về thời hiệu xử

lý vụ việc của cán bộ công chức viên chức Khi có một vấn đề phát sinh, quy trình xử

lý thường rất mơ hồ và linh hoạt, không có sự rõ ràng về thời gian cụ thể cần thiết để giải quyết vấn đề Điều này dẫn đến việc mỗi vụ việc có thể kéo dài một thời gian không xác định, từ vài tuần đến nhiều tháng, phụ thuộc vào sự quan tâm và hiệu suất làm việc của các cá nhân liên quan Điều này có thể gây ra sự bất mãn từ phía cán bộ hoặc người dân, đồng thời cản trở quá trình làm việc hiệu quả của tổ chức 

 Các quy định về việc xử lý kỷ luật đã có những tiến bộ nhất định so với trước

đó khi Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 chính thức có hiệu lực Và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2019 nhằm hoàn thiện dần điều luật này. 

Khoản 1 Điều 80 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008: “Thời hiệu xử lý kỷ

luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể

từ thời điểm có hành vi vi phạm.”  

Điều luật này đã khắc phục được bất cập của Nghị định trên: quy định rõ thời hiệu được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm Đồng thời bổ sung mốc thời gian quy định xem xét xử lý kỷ luật với đối tượng có hành vi vi phạm là 2 năm (24 tháng) Tuy nhiên, thời điểm này Luật Cán bộ, công chức năm 2008 vẫn chưa thật sự đủ “răn đe” đối với các hành vi vi phạm có tính nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng khi thời gian quy định việc xử lý kỷ luật cho mọi hành vi vi phạm là như nhau (24 tháng kể từ khi có hành vi vi phạm).  

Khoản 1 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019):  

Trang 6

“Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. 

Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau: 

a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 

b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này”.  

Việc sửa đổi, bổ sung năm 2019 đối với điều luật này đã thể hiện rõ sự tiến bộ khi đã có tính phân hóa giữa hành vi vi phạm ít nghiêm trọng và các hành vi vi phạm khác Luật quy định thời hiệu xử lý kỷ luật là 2 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng và 5 năm đối với hành vi vi phạm khác.  

 Tuy nhiên, đến ngày 15/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 76/2022/QH15 quy định tăng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức Theo đó, kể từ ngày Nghị quyết số 76/2022/QH15 được Quốc hội thông qua sẽ áp dụng thời hiệu xử

lý kỷ luật 05 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên. 

 Nghị quyết số 76/2022/QH15 đã thay đổi thời gian quy định về thời hiệu để nhằm đồng bộ, hài hòa hóa với quy định của Đảng về xử lý kỷ luật Đảng theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 69-QĐ/TW 2022 Về kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm Bởi

có thể nói đa phần công chức là Đảng viên (đặc biệt là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) nên sẽ hợp lý hơn khi phải chịu các chế tài về xử lý kỷ luật của Đảng và

xử lý kỷ luật công chức, viên chức có hành vi vi phạm Do đó, nếu không đồng bộ với

xử lý Đảng sẽ tạo ra nhiều bất cập trong quá trình xử lý, nhân thân người vi phạm.  

Vậy nên, việc sửa đổi, bổ sung về thời hiệu xử lý kỷ luật của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có hướng tương đồng với thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng viên là dễ hiểu,

dễ dàng hơn khi xử lý kỷ luật công chức là Đảng viên Tuy nhiên, khi công chức có hành vi vi phạm thì thời hiệu xử lý kỷ luật được áp dụng có thể bao gồm cả xử lý kỷ luật Đảng và xử lý kỷ luật hành chính Xử lý kỷ luật Đảng áp dụng với nội bộ Đảng

Trang 7

viên, mang tính chính trị Xử lý kỷ luật hành chính là chế tài của Nhà nước, mang tính bất lợi, áp dụng với công chức vi phạm quy định của Nhà nước về chế độ công vụ Vậy nên xử lý kỷ luật Đảng không thể thay thế cho xử lý kỷ luật hành chính bởi thực chất ý nghĩa và tính chất của chúng là khác nhau (một bên mang tính chính trị còn một bên là dạng trách nhiệm pháp lý phải chịu).  

Đồng thời, việc tăng thời hiệu xử lý kỷ luật của Nghị quyết này giúp tạo điều kiện để xử lý những sai phạm được hiệu quả hơn Bởi lẽ có rất nhiều vi phạm qua rất nhiều năm mới có thể phát hiện Thời hiệu dài có thể xử lý được những sai phạm nêu trên, xử đúng người đúng tội, tránh tình trạng thoát tội do quá thời hạn. 

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sửa đổi , bổ sung Nghị định 71/2023/NĐ-CP Theo đó, những trường hợp này giúp cho xử lý tận gốc những vi phạm mang tính hệ thống hoặc những vi phạm gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, giúp làm trong sạch bộ máy nhà nước. 

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu: Căn cứ theo khoản 4 Điều 1 Nghị

định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật: 

Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; 

Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; 

Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; 

Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp. 

Các hành vi vi phạm trên được ghi nhận không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật bởi sự ảnh hưởng nghiêm trọng nặng nề của nó đối với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung Các hành vi vi phạm như vậy thì không thể áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật quy định trong một khoảng thời gian nhất định được Vì vậy việc ghi nhận 4 trường hợp trên không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật hay nói cách khác là không giới hạn thời gian xử lý kỷ luật là hoàn toàn hợp lý và khoa học.  

Trang 8

2 Vấn đề hiệu lực hồi tố: 

Hiệu lực trở về (hiệu lực hồi tố) là một vấn đề rất phức tạp trong khoa học pháp

lý Về nguyên tắc, VBQPPL được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực Nói cách khác, VBQPPL chỉ có giá trị điều chỉnh những hành vi được thực hiện sau thời điểm văn bản đó phát sinh hiệu lực pháp luật Việc sử dụng một văn bản để quay ngược trở lại điều chỉnh một vụ việc xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực chỉ được thực hiện trong “trường hợp thật cần thiết”.  

Tuy nhiên, cần lưu ý là không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các

trường hợp: “i quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; ii quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.”(Khoản 2 Điều 152 Luật Ban hành VBQPPL).  

Điều này đặt ra một bất cập và mâu thuẫn giữa việc ban hành, sử dụng văn bản quy phạm pháp luật Thời hiệu xử lý vi phạm có quan hệ mật thiết với trách nhiệm pháp lý, khi còn trong thời hiệu thì mới có thể xử lý và phát sinh trách nhiệm pháp lý

Do đó, theo quy định của hiệu lực hồi tố làm cho việc xử lý các vi phạm trở nên khó khăn hơn trong giai đoạn xuất hiện của các văn bản quy phạm pháp luật mới điều chỉnh các hình thức xử lý kỷ luật Thời hiệu xử lý kỷ luật bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hiệu lực hồi tố, bởi lẽ thời hiệu xử lý kỷ luật là một điều luật quy định khoảng thời gian còn có thể xử lý vi phạm trong một văn bản quy phạm pháp luật Trong trường hợp xử lý kỷ luật một hành vi còn trong thời hiệu nhưng hành vi đó xảy ra trước khi luật này có hiệu lực lúc này việc áp dụng còn thời hiệu để xử lý kỷ luật và xuất hiện trách nhiệm pháp lý gây bất lợi cho đối tượng vi phạm lại bị mâu thuẫn với quy định của hiệu lực hồi tố. 

 

CHƯƠNG III: THỰC TIỄN

Chiều 24/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. 

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) thống nhất tờ trình của Chính phủ và thẩm tra để phù hợp với quy định của Đảng Tuy nhiên, đại biểu cũng nêu thực tế thời

Trang 9

gian qua không ít trường hợp khi xử lý kỷ luật về mặt Đảng rồi, sau đó để thời gian dài qua đi, không xử lý về mặt hành chính. 

“Có những trường hợp kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, đặc biệt là cách chức về mặt Đảng nhưng chính quyền thì không cách chức Ví dụ như Đảng cách chức Phó bí thư nhưng chức Chủ tịch còn y nguyên và vẫn còn chức danh Chủ tịch UBND”, ông

Hòa nêu thực tế Theo đại biểu tỉnh Đồng Tháp, quy định xử lý kỷ luật về mặt hành chính thời gian qua chưa được khớp Bên Đảng xử lý rất nghiêm, bên chính quyền xử

lý rất chậm Trong khi quy định thời hiệu kỷ luật hành chính thấp nên không xử lý kỷ luật được Trong thời gian qua nhiều đơn vị, địa phương đã xảy ra tình trạng này rồi. 

  

Trưởng bị kỷ luật xuống phó xử lý thế nào? 

Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) lưu ý, khi thông qua Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019, ông và một số đại biểu đã phát biểu quy định của luật không đồng bộ với kỷ luật Đảng Khi đó đã quy định kỷ luật khiển trách có thời hiệu 5 năm, cảnh cáo thời hiệu 10 năm nhưng Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức lại quy định khiển trách 2 năm, cảnh cáo 5 năm. 

“Nhiều ĐBQH góp ý nhưng lúc đó không tiếp thu để bây giờ phải đi sửa Luật

2019 đúng y điểm này Đây là bài học kinh nghiệm cần tiếp thu ý kiến ĐBQH trong quá trình sửa luật”, đại biểu lưu ý. 

Theo ông Bình, vấn đề cần đặt ra là có hồi tố hay không hồi tố? Hiện Chính phủ trình và Ủy ban Pháp luật thẩm tra chưa nói đến việc này 

“Ví dụ Quy định 69 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm có thời hiệu mức khiển trách 5 năm, cảnh cáo 10 năm Luật Cán bộ, công chức, viên chức quy định thời hiệu cảnh cáo chỉ có 2 năm Vậy có trường hợp áp dụng Quy định 69 xử lý kỷ luật đảng đến bây giờ 3 năm rồi, có nghĩa là trên 3 năm nhưng dưới

5 năm thì có áp dụng để xử lý không?”, đại biểu tỉnh Quảng Nam đặt giả thiết và cho

rằng nếu không quy định rõ, các địa phương sẽ rất vướng việc này. 

Do đó, đại biểu đề nghị hiện nay đang áp dụng Quy định 69 theo hướng những hành vi phát sinh trước ngày Quy định 69 có hiệu lực vẫn áp dụng Quy định 69 để xử

lý kỷ luật Đảng. 

Trang 10

“Mục tiêu chúng ta đưa ra là xử lý đồng bộ giữa Đảng và hành chính Do vậy tôi đề nghị nêu rõ, nghị quyết có hiệu lực ngay và những gì đã xảy ra trước đó thì vẫn

áp dụng để đồng bộ với Quy định 69 Cần phải hướng dẫn kỹ việc này. 

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng bày tỏ đồng tình rất cao với cơ quan soạn thảo về việc ban hành nghị quyết này rất cần thiết và phù hợp với quy định của Đảng, đặc biệt là Quy định 69 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm. 

Tuy nhiên, ông Dũng cho hay, trong quá trình thực hiện quy định 69, thông báo

20 của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức trung ương trong thực tế còn vướng mắc nhiều việc. 

“Tôi ví dụ như trong quy định đã bị xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo xuống một cấp như trưởng xuống phó Hiện chưa có hướng dẫn thực hiện thì sau này cấp phó sẽ bị dư thừa Ví dụ như Chủ tịch mà khi kỷ luật xuống Phó Chủ tịch mà bây giờ đã kín hết vị trí rồi bây giờ làm thế nào”, ông Dũng băn khoăn. 

Ngoài ra, đại biểu cũng băn khoăn trường hợp còn thời gian công tác dưới 5 năm thì nghỉ trước tuổi theo chế độ nào cũng chưa có quy định Nếu áp dụng theo Nghị định 108 cũng không đúng đối tượng, áp dụng Nghị định 26 cũng không được. 

“Đề nghị Trung ương sớm có hướng dẫn việc này chứ hiện nay khi áp dụng Quy định 69 và áp dụng quy định này thì chắc chắn trong thực tiễn sẽ diễn ra liên tục tình trạng này Bây giờ cứ trưởng xuống phó, phó xuống cấp nữa thì thừa các vị trí đó

có được không, kéo dài thời gian bao nhiêu cần có hướng dẫn rõ Hay như giải quyết chế độ nghỉ hưu theo chế độ nào trong thực tiễn hiện nay đang mắc”, ông Dũng đề

nghị Bộ Nội vụ tham mưu Trung để hướng dẫn địa phương thực hiện. 

Đại biểu Trần Công Phàn (Bình Dương) bày tỏ băn khoăn về thời hiệu kỷ luật quá dài, cần phải tính thực tế, tất nhiên là phải phù hợp với quy định của Đảng. 

“Việc xử lý hành chính là rất thông thường nhưng thời hiệu bằng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Tội phạm hình sự cũng 5 năm, 10 năm Tôi hình dung một ông cán bộ công chức, hơn 60 tuổi nghỉ hưu, 10 năm sau mới đưa ra cảnh cáo người

ta, mất hết cả ý nghĩa của nó, cảnh cáo một việc xảy ra từ 10 năm trước”, đại biểu

phân tích. 

   

Ngày đăng: 05/12/2024, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w