1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Làm rõ mối quan hệ giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư bản phân tích Ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển của tư bản

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Làm rõ mối quan hệ giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển của tư bản
Tác giả Trần Thanh Huyền
Người hướng dẫn Trần Việt Tiến
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Lý luận Chính trị
Chuyên ngành Kinh tế Chính trị Mác Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 232,68 KB

Nội dung

Sở dĩ sản phẩm cuối cùng của giai đoạn này là H’ mà không phải H vì giai đoạn này đã sản xuất ra hàng hóa có giá trị cao hơn giá trị của các yếu tố đầu vào, hàng hóa cuối cùng đã có sự k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC

-LÊNIN

ĐỀ BÀI:

1 LÀM RÕ MỐI QUAN HỆ GIỮA TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN

2 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ THẶNG

DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

Giáo viên hướng dẫn : Trần Việt Tiến

Hà Nội, tháng 9 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I Làm rõ mối quan hệ giữa tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản Phân tích ý

nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển tư bản 1

1 Tuần hoàn tư bản 1

1.1 Giai đoạn thứ nhất 1

1.2 Giai đoạn thứ hai 1

1.3 Giai đoạn thứ ba 2

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tuần hoàn tư bản 3

2 Chu chuyển tư bản 3

2.1 Thời gian chu chuyển 3

2.2 Thời gian sản xuất 4

2.3 Thời gian lưu thông 5

2.4 Tốc độ chu chuyển 5

2.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển tư bản 6

3 Mối quan hệ giữa tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản 7

II Tóm tắt quá trình biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường 8

1 Giá trị thặng dư 8

2 Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 8

2.1 Lợi nhuận 8

2.2 Lợi tức 9

2.3 Địa tô tư bản chủ nghĩa 9

3 Quá trình biểu hiện của giá trị thặng dư 9

3.1 Sản xuất hàng hóa 10

3.2 Tiêu thụ hàng hóa 10

3.3 Tích lũy tư bản 10

3.4 Quá trình cạnh tranh 10

III Tài liệu tham khảo 11

Trang 3

I Làm rõ mối quan hệ giữa tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển tư bản.

Để làm rõ mối quan hệ giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, trước hết, ta cần hiểu rõ về tuần hoàn của tư bản và chu chuyển của tư bản

1 Tuần hoàn tư bản

Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn: hai giai

đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất Trong ba giai đoạn này, tư bản lần lượt mang

ba hình thái và thực hiện ba chức năng khác nhau, mang đến kết quả cuối cùng là tư bản trở về hình thái ban đầu với giá trị không những được bảo tồn mà còn tăng lên Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng đồng thời là sự vận động đứt quãng không ngừng

1.1 Giai đoạn thứ nhất

Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn lưu thông, đây là giai đoạn chuẩn bị các yếu tố sản xuất Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ Chức năng chính của tư bản trong giai đoạn này là mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành hàng hóa dưới dạng tư liệu sản xuất và sức lao động để đưa vào sản xuất Vì vậy, kết thúc giai đoạn này, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất Sơ đồ cho sự tuần hoàn của tư bản trong giai đoạn này như sau:

Hình 1: Mô hình tuần hoàn của tư bản trong giai đoạn thứ nhất

1.2 Giai đoạn thứ hai

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sản xuất, lúc này nhà tư bản đã tiêu dùng các hàng hóa đã mua ở giai đoạn thứ nhất (gồm tư liệu sản xuất và sức lao động), nói cách khác là nhà tư bản tiến hành sản xuất

Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất với chức năng chính là sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư Trong quá trình sản xuất, công nhân hao phí sức lao động và tạo ra giá trị mới, nguyên liệu chế biến và máy móc thì hao mòn và

Trang 4

giá trị của chúng được bảo toàn và chuyển dịch vào sản phẩm mới Kết thúc quá trình sản xuất, sức lao động của người công nhân đã tạo ra những hàng hóa mới mà giá trị của nó không những không mất đi mà còn tăng thêm và có giá trị lớn hơn giá trị của những yếu

tố sản xuất đầu vào Vì vậy, kết thúc giai đoạn thứ hai, tư bản sản xuất trở thành tư bản hàng hóa Những lập luận trên được thể hiện rõ nhất trong mô hình dưới đây của giai đoạn hai:

Hình 2: Mô hình tuần hoàn của tư bản trong giai đoạn thứ hai

Ta có thể thấy, kết quả của giai đoạn thứ hai là H’ Sở dĩ sản phẩm cuối cùng của giai đoạn này là H’ mà không phải H vì giai đoạn này đã sản xuất ra hàng hóa có giá trị cao hơn giá trị của các yếu tố đầu vào, hàng hóa cuối cùng đã có sự kết tinh của giá trị thặng dư mà người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất H’ có giá trị bằng giá trị của tư bản đã hao phí đã sản xuất ra nó và giá trị thặng dư

Trong ba giai đoạn của tuần hoàn tư bản, giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

1.3 Giai đoạn thứ ba

Công thức vận động của tư bản ở giai đoạn thứ ba biểu thị theo sơ đồ:

H’ - T’

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng chính của giai đoạn này là thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong

đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng dư Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng, lúc này, hàng hoá của nhà tư bản được chuyển hoá thành tiền Vì vậy, kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hóa chuyển thành tư bản tiền tệ

Tư bản lúc này đã quay về hình thái ban đầu của nó nhưng với giá trị lớn hơn (ký hiệu là T’) Nhà tư bản đã thu thêm được một phần lợi nhuận từ giá trị thặng dư do người lao động tạo ra Số tiền bán hàng mà nhà tư bản thu được sẽ được đem dùng vào việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động cần thiết để tiếp tục sản xuất và toàn bộ quá trình trên được lặp lại

Trang 5

Tổng hợp quá trình vận động của tư bản công nghiệp trong cả ba giai đoạn, ta có

sơ đồ sau:

Hình 3: Mô hình tổng quát của tuần hoàn tư bản

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tuần hoàn tư bản

Như vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản để tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, quá trình này diễn ra không ngừng và mang tính định kỳ, được đổi mới lặp đi lặp lại nhằm mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản nhiều nhất có thể

Sau khi nghiên cứu về tuần hoàn của tư bản, ta nhận ra rằng nguồn gốc của giá trị thặng dư trong sản xuất là do lao động của người công nhân tạo ra, không phải do mua rẻ bán đắt Để có được giá trị thặng dư, nhà tư bản phải làm cho đồng vốn của mình vận động không ngừng và phải biết kết hợp giữa các yếu tố bên trong (bao gồm yếu tố sản xuất, tổ chức và sắp xếp nguồn nhân lực) và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (như là thị trường mua, thị trường bán, chính sách quản lý của nhà nước, v.v) nhằm tạo ra một môi trường trao đổi hàng hóa hiệu quả

2 Chu chuyển tư bản

Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu nó được xét là một quá

trình đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản cá biệt

Trong chu chuyển của tư bản, có bốn yếu tố sau cần được xem xét: Thời gian chu

chuyển, thời gian sản xuất, thời gian lưu thông và tốc độ chu chuyển.

2.1 Thời gian chu chuyển

Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian từ khi nhà tư bản ứng tư bản ra dưới

một hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu nhưng có kèm theo giá trị thặng dư Tuần hoàn tư bản gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, vì vậy thời gian chu chuyển của tư bản cũng do thời gian sản xuất và thời gian lưu thông cấu thành

Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định (tiền tệ, sản xuất, hàng hóa) cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản

Trang 6

dưới hình thức ban đầu, nhưng có thêm giá trị thặng dư Nói cách khác, thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn gọi là thời gian chu chuyển của tư bản Tuần hoàn tư bản gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, vì vậy thời gian chu chuyển của tư bản

cũng do thời gian sản xuất và thời gian lưu thông cấu thành Ta ký hiệu như sau:

- TGcc: Thời gian chu chuyển;

- TGsx: Thời gian sản xuất;

- TGlt: Thời gian lưu thông

Từ đó, ta có công thức:

TGcc = TGsx + TGlt

Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng

dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn Sau đây, chúng ta sẽ xem xét

chi tiết hơn về từng yếu tố cấu thành của thời gian chu chuyển, gồm thời gian sản xuất và

thời gian lưu thông.

2.2 Thời gian sản xuất

Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất Thời gian sản

xuất gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất

- Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động

để tạo ra sản phẩm; đây là thời kỳ hữu ích nhất vì nó tạo ra giá trị hàng hóa

- Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động hoặc bán thành

phẩm chịu sự tác động của quá trình tự nhiên, mà không cần lao động của con người tác động vào như thời gian để cây lúa tự lớn lên, rượu ủ lên men, gạch mộc phơi cho khô

- Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về sẵn

sàng tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng chưa được đưa vào sản xuất Sự dự trữ đó là điều kiện cho quá trình sản xuất liên tục; quy mô dự trữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm của ngành, tình hình thị trường, năng lực tổ chức quản lý sản xuất

Trong ba giai đoạn này, thời gian lao động là khoảng thời gian duy nhất tạo ra giá trị sản phẩm, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá trị sản phẩm nhưng đây là hai khoảng thời gian không thể tránh khỏi Vì vậy, việc rút ngắn thời gian này có tác dụng quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản

Thời gian sản xuất của tư bản ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Trang 7

- Tính chất của ngành sản xuất (Ví dụ: Ngành lắp ráp và chế tạo linh kiện ô tô sẽ

có thời gian sản xuất dài hơn ngành công nghiệp may mặc Trong ngành công nghiệp may mặc, ngành dệt vải thảm trơn sẽ có thời gian sản xuất ngắn hơn ngành dệt vải thảm trang trí hoa văn và họa tiết);

- Quy mô và chất lượng sản phẩm (Ví dụ: Việc xây dựng một xí nghiệp, công xưởng sẽ mất thời gian nhiều hơn so với việc xây dựng một ngôi nhà bình thường);

- Sự tác động của quá trình tự nhiên đối với sản xuất như mùa mưa, mùa nắng, mùa bão lũ;

- Năng suất lao động của nhân lực và công nghệ sản xuất;

- Dự trữ của các yếu tố sản xuất

Ta ký hiệu như sau:

- TGsx: Thời gian sản xuất;

- TGlđ: Thời gian lao động;

- TGgđ: Thời gian gián đoạn;

- TGdt: Thời gian dự trữ

Từ đó, ta có công thức:

TGsx = TGlđ + TGgđ + TGdt

2.3 Thời gian lưu thông

Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông Thời gian

lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hoá Trong thời gian lưu thông, tư bản không thực hiện chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa và không sản xuất ra giá trị thặng dư Thời gian lưu thông dài hay ngắn là do các nhân tố sau đây quy định:

- Thị trường xa hay gần;

- Tình hình thị trường xấu hay tốt;

- Trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, v.v

2.4 Tốc độ chu chuyển

Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số lần chu chuyển trong một đơn vị thời gian (một năm) cũng khác nhau, tức là nó có số vòng

Trang 8

chu chuyển khác nhau Để so sánh tốc độ chu chuyển của các tư bản khác nhau, người ta tính số vòng chu chuyển của các loại tư bản đó trong một thời gian nhất định

Tốc độ chu chuyển của tư bản là số lần (vòng) chu chuyển của tư bản trong một năm Từ đó, ta có công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản như sau:

Hình 4: Công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản

Trong đó:

- n là số lần (hay lần) chu chuyển của tư bản trong một năm;

- CH là thời gian tư bản vận động trong một năm (360 ngày hoặc 12 tháng);

- ch là thời gian chu chuyển của một vòng của một tư bản nhất định (thời gian cho một vòng chu chuyển của tư bản)

2.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển tư bản

Trước khi xét đến ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển tư bản, chúng ta phải xét đến cách thức phân loại tư bản dựa vào phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm Dựa theo cách thức phân loại này, chúng ta có thể phân chia tư

bản thành hai loại: tư bản cố định và tư bản lưu động.

Tư bản cố định là tư bản tham gia vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó được

chuyển dần dần vào sản phẩm Tư bản cố định được sử dụng lâu dài và hao mòn dần Tư bản cố định bao gồm: nhà máy, máy móc và các công trình phục vụ sản xuất Có hai loại

hao mòn, đó là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình.

- Hao mòn hữu hình là hao mòn về giá trị sử dụng, do quá trình sử dụng và do tác

động tự nhiên mà bị hao mòn Phần giá trị hao mòn này được chuyển vào giá trị hàng hóa

và nhà tư bản sẽ thu hồi lại sau khi bán hàng hóa

- Hao mòn vô hình là hao mòn thuần túy về giá trị tài sản cố định do quá trình hiện

đại hóa của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc mới được sản xuất ra tốt hơn, rẻ hơn, làm cho máy móc cũ được sử dụng bị giảm giá trị ban đầu

Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu,

nhiên liệu, vật liệu, sức lao động, v.v được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất

và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm

Trang 9

Từ quá trình nghiên cứu trên, ta thấy được rằng tốc độ chu chuyển tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian một vòng chu chuyển của tư bản Các nhà tư bản muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản thì phải giảm thời gian lưu thông của nó vì trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa và cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư Tuy nhiên, quá trình sản xuất cũng không thể loại bỏ hoàn toàn giai đoạn lưu thông vì nó là đầu vào và đầu ra của quá trình tạo ra hàng hóa; vì vậy, chúng ta chỉ cố gắng rút ngắn thời gian lưu thông để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của hàng hóa, làm cho quá trình sản xuất được lặp lại nhanh hơn, làm tăng tính hiệu quả của tuần hoàn tư bản Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản từ đó càng lớn nhanh hơn Vì vậy, mục đích chính của nghiên cứu chu chuyển tư bản chính là để nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản

Việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển mang lại nhiều lợi ích cho nhà tư bản, như là giúp tiết kiệm chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản

cố định và hao mòn vô hình và hữu hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc và thiết bị Ngoài ra, đối với tư bản linh động, việc nâng cao tốc độ chu chuyển còn giúp tiết kiệm tư bản ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng thêm sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm Hơn thế nữa, nâng cao tốc độ chu chuyển còn giúp làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm

Hiện nay, có nhiều biện pháp để làm tăng tốc độ chu chuyển của tư bản, một trong

số đó có thể kể đến như:

- Tăng tốc độ chu chuyển tư bản cố định, tận dụng tối đa công suất máy móc và thiết bị;

- Nâng cao năng suất lao động và áp dụng khoa học kỹ thuật để rút ngắn thời gian lao động;

- Giảm dự trữ sản xuất để rút ngắn thời gian dự trữ sản xuất;

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và khấu hao nhanh tư bản cố định dẫn đến rút ngắn thời gian chu chuyển

Quá trình chu chuyển vốn nhanh sẽ góp phần phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Nghiên cứu chu chuyển tư bản sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp phù hợp để tăng tốc độ chu chuyển vốn và đó chính là quá trình tái sản xuất vốn Tái sản xuất vốn mở rộng dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp tăng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của

Trang 10

doanh nghiệp trên thị trường, góp phần tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế đất nước

3 Mối quan hệ giữa tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản

Tuần hoàn của tư bản và chu chuyển của tư bản là hai mặt của một vấn đề vận động của tư bản, trong đó tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu về mặt chất của sự vận động của tư bản và chu chuyển của tư bản là nghiên cứu về mặt lượng, hay là tốc độ vận động của tư bản Tuần hoàn của tư bản và chu chuyển tư bản có quan hệ mật thiết với nhau

Sau khi toàn bộ giá trị tư bản mà một nhà tư bản cá biệt bỏ vào một ngành sản xuất nào đó, tư bản đó hoàn thành tuần hoàn trong sự vận động của nó và trở về hình thái ban đầu trước khi lặp lại quá trình trên Các nhà tư bản luôn có mục đích tiếp tục gia tăng lượng giá trị trên, và để gia tăng được lượng giá trị đó thì tư bản phải lặp đi lặp lại tuần hoàn ấy Tuần hoàn của tư bản là một quá trình định kỳ chứ không phải một hành vi cá biệt thì được gọi là vòng chu chuyển của tư bản Mỗi vòng chu chuyển có thời gian chu chuyển nhất định, thời gian chu chuyển bằng tổng thời gian sản xuất và thời gian lưu thông Muốn đẩy nhanh thời gian chu chuyển thì phải đẩy nhanh thời gian sản xuất và lưu thông, tức là phải đẩy nhanh quá trình tuần hoàn

Chu chuyển tư bản chỉ có thể diễn ra khi tuần hoàn của tư bản được vận hành trôi chảy; mặt khác, quá trình tuần hoàn của tư bản là quá trình thống nhất giữa sản xuất và lưu thông Quá trình chu chuyển của tư bản có nhanh thì quá trình tuần hoàn tư bản mới được diễn ra nhanh hơn, tư bản mới nhanh chóng có thể tuần hoàn và quay về hình thái ban đầu, từ đó có thể tạo ra nhiều giá trị thặng dư trong thời gian ngắn hơn

II Tóm tắt quá trình biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường.

Trước khi nghiên cứu về quá trình biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường, ta cần tìm hiểu về khái niệm giá trị thặng dư và hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

1 Giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do

lao động của người công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không

Ngày đăng: 13/11/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w