LỜI MỞ ĐẦUChuyến tham quan, học tập và kiến tập đã giúp sinh viên năm 1,2 ngành Kỹ thuật Hóa họctiếp cận thực tế ngành học, tìm hiểu quy trình sản xuất hóa chất, vật liệu, sản phẩm tại d
TẬP ĐOÀN HOÀNG GIA
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Công ty đầu tiên trong hệ sinh thái Hoàng Gia được thành lập vào năm 2001 bởi một nhóm bạn đam mê tìm hiểu về gạch sáng lập.
Sau hơn 22 năm phát triển, Hoàng Gia đã khẳng định vị thế là một trong những tập đoàn hàng đầu trong ngành sản xuất vật liệu ốp lát và lót sàn, cung cấp hàng triệu m2 sản phẩm mỗi năm.
- 3 nhà máy sản xuất gạch & đá, 1 nhà máy sản xuất SPC 1- nhà máy tự động hóa sản xuất RSS:
- Đội ngũ nhân sự gần 2500 người
- 14 công ty thành viên trên toàn cầu, trong đó công ty đặt trụ sở ở Mỹ
- Thiết lập hệ thống phân phối nội địa với 14 kho hàng và hơn 3000 đại lí 11 trải dài khắp Việt Nam.
- Sản phẩm được xuất khẩu đi hơn 14 quốc gia trên thế giới ( Đài Loan, Úc )
Hệ thống các công ty thành viên:
Công Ty CP HG Quán Quân
Công Ty CP HG Miền trung
Công Ty CP HG Cao Nguyên
Công Ty CP HG Miền Tây
Pacific Land Tiles & Stone Retail
TY CP Hoàng Gia Xanh
Ty CP Hoàng Gia Pha lê
Gạch Royal Sintered Stone được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và công nghệ nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu như Ý và Tây Ban Nha Sản phẩm đa dạng về kích thước, họa tiết và chất liệu, được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng và thẩm mỹ Gạch ốp lát Royal đã khẳng định vị thế trên thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang 14 quốc gia, bao gồm cả Mỹ.
Quartz Stone là một sản phẩm cao cấp, được ưa chuộng trong ngành vật liệu xây dựng tại các quốc gia phát triển Với vẻ đẹp tự nhiên, hiện đại và sang trọng, Quartz Stone không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mà còn mang lại sự bền bỉ cho các công trình.
Với hơn 93% nguyên liệu là thạch anh tự nhiên, đá thạch anh nhân tạo đáp ứng đầy đủ nhu cầu chế tác của khách hàng Sản phẩm này cho phép chúng tôi chủ động tạo ra nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng Đặc biệt, các sản phẩm đá thạch anh nhân tạo luôn đảm bảo tiêu chí thân thiện với môi trường.
Sản phẩm sàn đá công nghệ SPC được chế tạo từ nguyên liệu an toàn như bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC Với dây chuyền sản xuất hiện đại, sàn SPC không chỉ sở hữu tính năng vượt trội so với các loại sàn truyền thống mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao và an toàn cho người sử dụng cũng như môi trường Sàn SPC có cấu trúc 5 lớp thông minh, bao gồm lớp phủ UV, lớp chống xước, lớp film hoa văn, lớp lõi SPC và lớp lót, đảm bảo độ bền và chất lượng vượt trội.
Gạch ốp lát có tổng công suất đạt 30.000.000 m2/năm từ 09 dây chuyền sản xuất, trong khi đá thạch anh đạt 305.000 m2/năm từ 02 dây chuyền sản xuất chính.
SPC: 26.000.000 m2/năm tổng công suất sản phẩm SPC tính bằng mét vuông đạt được trên mỗi năm từ 12 dây chuyền sản xuất chính.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH ỐP LÁT
Nguyên liệu chính để sản xuất gạch bao gồm đất sét, bùn và đá Đất sét được khai thác từ các mỏ xa nhà máy và trước khi đưa vào quy trình sản xuất, nó cần được phơi ngoài trời một thời gian để đạt được độ khô cần thiết.
Nguyên liệu sản xuất gạch được chia làm thành 2 loại chính:
Nguyên liệu dẻo bao gồm: đất sét, cao lanh, chất tăng độ kết dính…
Nguyên liệu gầy (thô): chủ yếu là feldspat (tràng thạch) hoặc thạch anh (đá) và các phụ gia khác.
Trong sản xuất gạch, tỷ lệ nguyên liệu thô cao giúp nâng cao chất lượng gạch, làm cho sản phẩm trở nên vững chắc và nặng hơn Ngược lại, nếu nguyên liệu dẻo chiếm ưu thế, gạch sẽ trở nên xốp, nhẹ và có khả năng thấm nước nhiều hơn.
Tùy thuộc vào từng loại gạch, nguyên liệu thô và nguyên liệu dẻo sẽ được cân đo, trộn lẫn và nghiền thành bột mịn trước khi được đưa vào các bể khuấy.
Trong quá trình sản xuất, các bể khuấy giúp nguyên liệu chuyển hóa thành dạng lỏng Sau khi được nghiền trộn, dung dịch này được đưa vào các khu sấy phun để loại bỏ hơi nước, biến nguyên liệu thành bột khô với độ ẩm chỉ còn 5-7% Cuối cùng, bột nguyên liệu sẽ được ép thành hình viên gạch.
GẠCH ỐP LÁT NUNG 1 LẦN
Sau khi ép xong có lớp xương dày cứng chắc dày khoảng 9 - 10mm
Trước khi vào quá trình phun men thì gạch sẽ được sấy khô để thổi bớt thành phần hơi ẩm
Men lót trong sản xuất gạch có chức năng che đi màu xương gạch và kết nối lớp in với lớp men phủ phía trên Lớp men phủ không chỉ tạo độ phẳng cho viên gạch mà còn giữ cho lớp mực in bám chặt trên bề mặt.
GẠCH ỐP LÁT NUNG 2 LẦN
Gạch CERAMIC là loại gạch chuyên dụng để ốp tường, tương tự như gạch nung một lần Gạch này được phun men và in hoa văn, sau đó được nung lần thứ hai ở nhiệt độ khoảng 1103 độ C.
Gạch rải liệu không phun men được sản xuất từ nguyên liệu gạch tự nhiên, tạo nên hoa văn độc đáo Độ dày xương của gạch tương đương với độ dày của viên gạch nung, được nung ở nhiệt độ 1220 độ C Sau đó, gạch được mài cạnh để đạt kích thước tiêu chuẩn.
Sau khi ủ bột trong 24 giờ, chúng ta sẽ tiến hành tạo hình cho gạch ốp lát bằng máy ép thủy lực Máy này cho phép ép nhiều viên gạch cùng kích cỡ với độ chính xác cao và độ nén chặt.
Tạo hình cho gạch ốp lát
Sau khi được tạo hình, những viên gạch sẽ được chuyển đến khu vực phơi và sấy khô, được sắp xếp thành các hàng ngang song song Thời gian sấy khô của gạch thô sẽ tùy thuộc vào từng loại gạch cụ thể.
Sấy khô viên gạch thô
Sau khi gạch được sấy khô, chúng sẽ được đưa lên băng chuyền để di chuyển liên tục Từng viên gạch ốp lát sẽ lần lượt được tráng men với các mẫu trang trí khác nhau Cuối cùng, gạch sẽ được chuyển vào lò nung chung, nơi chúng được di chuyển bằng các con lăn quay, với nhiệt độ nung khoảng 1050 độ.
Tạo lớp men cho viên gạch ốp lát và được nung ở nhiệt độ cao
1.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐÁ HOA CƯƠNG
1.3.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐÁ QUARTZ
1.3.1.1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1.3.1.2 THUYẾT MINH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu thô
Bột đá thạch anh: được khai thác từ các mỏ đá thạch anh tự nhiên
- Phân loại: bột đá thạch anh được phân loại theo kích thước hạt
Gạch ốp lát sau khi nung sẽ được để nguội và chuyển đến khu vực phân loại Tại đây, chúng sẽ được sắp xếp và đóng gói cẩn thận trong hộp trước khi được vận chuyển đến kho, sẵn sàng cho việc tiêu thụ trên thị trường.
Phân loại sản phẩm gạch ốp lát
Khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất gạch ốp lát là phân loại và đóng gói sản phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng Sau khi gạch được nung, thành phẩm sẽ được phân loại tự động qua băng chuyền, tiếp theo là quá trình vệ sinh và đóng hộp.
Các sản phẩm sẽ được phân phối đến các đại lí và showroom khác nhau và đưa đến khách hàng. Đóng gói và phân phối gạch
Kiểm tra và đóng gói
Nung ở nhiệt độ cao Ép tấm
Chuẩn bị nguyên liệu thô
Hinh 1: Sơ đồ quy trinh sản xuất đá Quartz o Loại 1: kích thước hạt từ 50-100 micromet, sử dụng cho sản xuất đá Quartz cao cấp o Loại 2: kích thước hạt từ 100-200 micromet, sử dụng cho sản xuất đá Quartz thông dụng o Loại 3: kích thước hạt từ 200-300 micromet, sử dụng cho sản xuất đá Quartz giá rẻ.
- Sàng lọc: Bột đá thạch anh được sàng lọc để loại bỏ tạp chất, đảm bảo độ đồng đều về kích thước hạt.
- Rửa sạch: Bột đá thạch anh được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn
- Sấy khô: bột đá thach anh được sấy khô bằng máy sấy haowjc phơi nắng để loại bỏ hoàn toàn lượng nước
Nhựa polyester: thường sử dụng các loại nhựa polyester không bão hòa, có độ nhớt thấp, độ tương thích tốt với bột đá thạch anh.
Chất phụ gia: chất chống thấm, chống ẩm mốc, chất tăng độ cứng, Bước 2: Trộn nguyên liệu
Bột đá, chất kết dính, phụ gia được trộn đều với nhau theo tỷ lệ đã được tính toán.
Hỗn hợp được trộn đều cho đến khi đạt được độ đồng nhất và độ sệt phù hợp
Hinh 2 Bột đá được bảo quản sau kh xử lí
- Khuôn ép được làm sạch và kiểm tra kĩ lưỡng để đảm bảo không có bụi bẩn hay tạp chất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Khuôn ép được bôi trơn bằng chất chống dính phù hợp để giúp dễ dàng tháo gỡ tấm đá quartz sau khi ép
- Khuôn ép được đặt vào máy ép và điều chỉnh vị trí theo kích thước mong muốn của tấm đá
- Kỹ thuật trộn lớp: Đổ từng hỗn hợp màu vào khuôn theo thứ tự và kiểu dáng mong muốn để tạo ra các dải màu và vân
Kỹ thuật quét màu bắt đầu bằng việc đổ hỗn hợp màu nền vào khuôn Tiếp theo, sử dụng chổi hoặc dụng cụ chuyên dụng để quét các màu khác lên bề mặt của hỗn hợp đã được đổ.
Kỹ thuật tạo vân bằng tay là quy trình đổ hỗn hợp màu nền vào khuôn trước, sau đó các nghệ nhân sử dụng tay để tạo ra những vân tự nhiên và độc đáo trên bề mặt hỗn hợp.
Đổ khuôn: hỗn hợp đã được tạo vân được đổ vào khuôn đã được chuẩn bị
Quy trình phân loại cà phê
Sau khi cà phê nhân được tách vỏ và chế biến, nó sẵn sàng để phân loại và bán để rang Việc phân loại cà phê đảm bảo nguồn gốc, tính chất và chất lượng sản phẩm, hỗ trợ quá trình đàm phán giữa người bán và người mua Mỗi quốc gia sản xuất cà phê có các loại và cấp độ khác nhau dựa trên độ cao, vùng trồng, giống thực vật, phương pháp chế biến, hình thức rang, kích thước hạt, mật độ và khiếm khuyết.
Hiện tại, không có hệ thống xếp hạng và phân loại chung cho cà phê Nhiều loại cà phê được trồng dưới bóng cây và có khả năng cao được chứng nhận hữu cơ Cà phê Robusta được phát triển nhằm đảm bảo quy trình thu hoạch và chế biến không sử dụng lao động trẻ em, cũng như không áp dụng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu độc hại Đồng thời, người trồng và nhà xuất khẩu, đặc biệt ở các khu vực nghèo, được đảm bảo nhận mức giá hợp lý cho sản phẩm của mình.
Quy trình khử tính caffeine
Cà phê không chứa caffein, mặc dù có vẻ nghịch lý, lại được nhiều người yêu thích vì hương vị mà không muốn cảm giác choáng váng do caffeine gây ra Các phương pháp khử caffeine chủ yếu bao gồm dung môi hóa học, lọc carbon, chiết xuất carbon dioxide hoặc chất béo trung tính, và quá trình này diễn ra ở giai đoạn hạt xanh trước khi rang Tuy nhiên, không phương pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn caffeine, dẫn đến việc một số hạt cà phê vẫn bị tạp nhiễm Do đó, việc chiết xuất một tách espresso ngon từ hạt cà phê đã khử caffeine là một thách thức đáng kể.
Quy trình rang cà phê
Trước khi được rang, hạt cà phê nhân có màu xanh lá cây và được gọi là cà phê nhân xanh Chỉ khi quá trình rang bắt đầu, màu sắc và hương vị của hạt cà phê mới thật sự phát triển và trở nên phong phú.
Hương vị cà phê mà chúng ta thưởng thức không chỉ đơn thuần xuất phát từ nông trại hay trạm chế biến, mà còn là kết quả của một hành trình ngắn vài chục phút với nhiều biến đổi thú vị.
Màu sắc hạt cà phê thay đổi từ xanh sang vàng, sau đó là nâu và cuối cùng là đen sẫm, tùy thuộc vào mức độ rang mà bạn mong muốn.
Tăng gấp đôi kích thước và trọng lượng nhẹ hơn, kết cấu hạt cũng trở nên giòn xốp hơn.
Hình thành từ 800 đến 1000 hợp chất hương vị, sau đó giảm đi nếu quá trình rang diễn ra quá lâu.
Xuất hiện vết nứt (crack) khi hạt cà phê giải phóng khí và nước.
Những sự biến đổi này sẽ xuất hiện trong từng tiến trình rang mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo.
+Giai đoạn sấy khô: 4-8 phút,140-160 độ C, hạt cà phê mất 8 - 10% so với trọng lượng ban đầu,tuỳ thuộc vào độ ẩm của hạt
Trong giai đoạn hoá nâu, hạt cà phê bắt đầu giãn nở và khi đạt khoảng 150 độ C, hương thơm của cà phê giống như bánh mì nướng Từ 121 đến 149 độ C, màu sắc và mùi hương của hạt cà phê sẽ thay đổi rõ rệt Khi nhiệt độ đạt 171 độ C, phản ứng caramel hoá sẽ làm thay đổi sâu sắc màu sắc và hương vị, mang lại cảm giác như bánh mì nướng và hạt dẻ.
- Phản ứng caramel hoá sẽ bắt đầu ở khoảng 120-180 độ C, làm vỡ các mạchCarbohydrate, và diễn ra liên tục cho đến hết quá trình rang.
Quy trình xay cà phê
Một số loại cà phê được giữ nguyên hạt và xay khi mua hoặc tại nhà, trong khi nhiều loại khác được xay ngay sau khi rang bởi nhà sản xuất Các nhà máy rang hiện đại thường sử dụng trục lăn có răng cưa để nghiền nát hạt cà phê thành kích thước mong muốn Mức độ mịn của cà phê rất quan trọng; nếu quá to, nước sẽ lọc qua nhanh mà không hấp thụ đủ hương vị, còn nếu quá mịn, nước sẽ lọc qua chậm và giữ lại các hạt cà phê ở đáy ly.
Quy trình đóng gói cà phê
Đóng gói hiệu quả là cách ngăn chặn không khí và độ ẩm tiếp xúc với cà phê Cà phê đã xay sẽ nhanh chóng thay đổi và mất đi hương thơm chỉ sau vài ngày nếu không được bảo quản trong hũ đậy kín ngay lập tức.
Không khí, đặc biệt trong môi trường ẩm, có thể gây mùi hôi cho cà phê do quá trình oxy hóa các thành phần dầu mỡ Các vật liệu bao bì hiện đại như màng nhựa polyethylene và hợp chất nhôm, xenlulozơ giúp bảo quản chất lượng cà phê tốt hơn Tuy nhiên, giải pháp tối ưu nhất là đóng gói cà phê dưới chân không hoặc trong khí không hoạt động, sử dụng hũ hoàn toàn không thấm.
Những phương pháp sử dụng cà phê
- Pha bằng bình French press
- Pha với bình moka pot.
2.10 Đánh giá sản phẩm, kết luận:
- Got Coffee đã có bước tiến đột phá trong quá trình thu hoạch xử lý và rang xay khép kín với 4 đặc tính khác biệt:
Chọn lọc 100% quả chín không sâu bệnh.
Sơ chế ngay sau khi thu hoạch trong 24 giờ nhằm giữ được độ tươi, tránh ẩm mốc, lên men ngoài ý muốn.
Phơi sản phẩm trong nhà kính với nhiệt độ được kiểm soát giúp ngăn chặn mùi ẩm mốc, đảm bảo vệ sinh và giữ gìn hương vị tự nhiên thuần khiết nhất.
Rang mộc theo tiêu chuẩn SCA không dùng hương liệu tẩm ướp để giữ trọn vị thật.
Sản phẩm Got Coffeee được đóng gói tiện lợi trong phin giấy dùng một lần, mang đến hương vị thơm ngon và đắng tự nhiên đặc trưng của cà phê Đặc biệt, sản phẩm này có vị ngọt hậu tự nhiên, không chứa phụ gia, đảm bảo trải nghiệm thưởng thức cà phê nguyên chất.
Nhờ sự ham học hỏi và nỗ lực không ngừng của ông Nguyễn Văn Tùng, thương hiệu Got Coffee đã được nâng tầm và khẳng định vị thế trên thị trường.
Từ dòng thương hiệu cà phê địa phương từng bước trở thành thương hiệu quốc tế.
CÔNG TY TNHH MTV TRÀ TẰNG VĨNH AN
Tổng quan về công ty
3.1.1 Nguồn gốc của Trà Ô Long
Trà Ô Long, loại trà truyền thống của Trung Quốc, đã được trồng thành công tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, Việt Nam Với điều kiện tự nhiên lý tưởng, trà Ô Long nơi đây sở hữu lá dày, mềm mại, hương thơm nhẹ nhàng, nước trà có màu vàng trong và vị ngọt đậm đà với chút dịu nhẹ.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập năm 2012, Công Ty TNHH Trà Tằng Vĩnh An từ một cơ sở nhỏ lẻ đã phát triển thành thương hiệu trà uy tín tại Lâm Đồng.
Sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm chính là trà oloong: Hương vị phong phú, hậu vị ngọt.
Công ty cam kết chất lượng sản phẩm bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại kết hợp với phương pháp truyền thống trong quy trình sản xuất.
Dịch vụ: chuyên cung cấp các mặt hàng trà olong xuất khẩu.
Nguồn gốc: Đài Loan, trồng nhiều ở Lâm Đồng, Việt Nam.
Hương vị: Ngọt ngào, dịu nhẹ, vị sữa đặc trưng.
Màu nước: Vàng nhạt đến vàng xanh.
Lá trà: Cuộn tròn, đều đặn.
Nguồn gốc: Đài Loan, trồng ở cao nguyên Việt Nam.
Hương vị: Mạnh mẽ, đậm đà, hậu ngọt.
Màu nước: Vàng nhạt đến vàng đậm.
Lá trà: Cuộn chặt, nở đều.
Nguồn gốc: Đài Loan, trồng ở cao nguyên.
Hương vị: Nhẹ nhàng, hương hoa lan, thanh.
Màu nước: Vàng nhạt, trong suốt.
Lá trà: Nhỏ, cuộn chặt.
Nguồn gốc: Phúc Kiến, Trung Quốc, trồng nhiều ở cao nguyên Việt Nam.
Hương vị: Mật ong, hương hoa, đậm đà, hậu ngọt.
Màu nước: Vàng nhạt đến vàng đậm.
Lá trà: Cuộn tròn, nở to và đều.
Quy trình sản xuất
-Trồng chè có hai thời vụ chính là vụ xuân (tháng 2,3) và vụ thu (tháng 8,9,10).
-khoảng cách các cây : với hàng đôi 1m6, hàng đơn 1m3-1m5 (trà kim tuyên ) như hình 3.1.
Bón phân: Phân chuồn và phân vi sinh+1 số phân hóa học
Hình 3.1 -1ha cho 3,5-5 tấn ( tươi ) ( cao nhất trong vùng là 4,8 tấn ).
Thời gian thu hoạch trà kéo dài từ 44 đến 50 ngày cho mỗi vụ, bắt đầu từ tháng 6 Vào vụ thu, sản lượng trà tăng mạnh nhờ lượng mưa dồi dào, mang lại hương vị thơm ngon hơn cho lá trà.
Lá trà tươi từ gốc trà Oolong sau khi hái cần được để nơi thoáng mát và phơi lớp mỏng để tránh dập nát Trà búp tươi phải có một tôm và hai lá non, không để quá lâu sau thu hoạch Kỹ thuật hái trà rất quan trọng, lá phải không bị sâu, có màu xanh non mượt, và hái đúng thời điểm sinh trưởng, khi khô sương Khi hái, cần chú ý không đổ dồn và giữ độ dài khoảng 15 phân, tránh giẫm nát Trong quá trình vận chuyển, trà nên được cho vào giỏ nhựa và phải được chuyển ngay về nhà máy chế biến trong vòng 2 giờ sau khi hái, sau đó cần làm héo ngay khi về đến nhà máy.
Héo nắng: Lá tươi được trải ra dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong nhà để héo tự nhiên.
Mục đích của quá trình này là tăng cường hoạt tính của các enzym, chuyển hóa quá trình tổng hợp chất trong đọt trà chưa hái thành quá trình phân giải để chuẩn bị cho quá trình lên men Điều này tạo điều kiện cho các enzym thủy phân, giúp phân giải các hợp chất không tan thành hợp chất hòa tan, từ đó tạo ra hương thơm đặc trưng cho trà.
Yêu cầu lý học trong quá trình chế biến trà là giảm lượng nước trong lá trà, từ đó tăng cường nồng độ các chất trong dịch bào và tăng tốc độ phản ứng hóa học Điều này cũng giúp làm giảm lực tương tác giữa các lá, làm cho đọt trà trở nên mềm dẻo hơn, nhằm tránh tình trạng nát vụn khi tạo hình và phá vỡ tế bào.
Không khí mát có ảnh hưởng đến quá trình lên men của trà, giúp trà sống tiếp tục lên men từng phần Điều này dẫn đến những biến đổi hóa học quan trọng, tạo ra hương vị đặc trưng và độc đáo của trà Oolong.
Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm:
Nhiệt độ phòng héo mát thường được duy trì ở mức khoảng 20-25°C.
Độ ẩm cần được kiểm soát để không quá thấp (làm lá trà khô quá nhanh) hoặc quá cao (dẫn đến sự phát triển của nấm mốc).
Thời gian héo: Thời gian héo mát thường kéo dài từ 6 đến 18 giờ, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và loại trà.
Đảo lá trà là một bước quan trọng trong quá trình chế biến, yêu cầu thực hiện nhẹ nhàng và đều đặn để đảm bảo tất cả các lá héo đều Hành động này không chỉ giúp cải thiện chất lượng lá trà mà còn loại bỏ nhiệt độ và độ ẩm không đồng đều, từ đó nâng cao hương vị và giá trị của sản phẩm.
*Ưu điểm của phương pháp héo mát
1 Giữ lại hương vị tự nhiên: o Giúp giữ lại hương vị tự nhiên và phức hợp của lá trà, không làm mất đi các tinh chất quý báu.
2 Kiểm soát quá trình oxy hóa: o Cho phép kiểm soát tốt hơn quá trình oxy hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển hương vị và mùi thơm độc đáo của trà Ô Long.
3 Bảo đảm chất lượng lá trà: o Giảm nguy cơ lá bị hư hỏng, cháy lá hoặc phát triển nấm mốc do quá trình héo quá nhanh hoặc không đồng đều.
Quá trình dập lá trà giúp tế bào trà tiếp xúc với oxy, thúc đẩy quá trình oxy hóa diễn ra nhanh chóng Giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc mà còn quyết định hương thơm đặc trưng của lá trà.
Giai đoạn lên men trong sản xuất trà Oolong đóng vai trò quan trọng, nhằm thúc đẩy các quá trình thủy phân và oxy hóa khử nhờ vào tác động của các enzim Đây là giai đoạn quyết định hương thơm và màu sắc đặc trưng của trà Oolong.
Thời gian lên men trà Ô Long có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào loại trà và mức độ oxy hóa mong muốn Mức độ oxy hóa của trà Ô Long thường dao động từ 20% đến 80%.
Trong quá trình oxy hóa, lá trà chuyển từ màu xanh lá cây sang màu nâu hoặc đỏ, đồng thời phát triển các hợp chất hương vị phong phú và phức tạp hơn.
Xào trà có mục đích diệt men để giữ màu nước xanh tươi, thực hiện quá trình này càng nhanh càng tốt Sử dụng nhiệt độ cao để phá vỡ hoạt tính của enzym lên men và giảm độ ẩm của lá trà, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn tạo hình và làm dập tế bào lá trà.
Phương pháp công nghiệp trong sản xuất trà sử dụng máy sao trà tự động, cho phép lá trà được xào trong trống quay hoặc băng tải nhiệt Phương pháp này giúp kiểm soát nhiệt độ và thời gian xào một cách chính xác, đảm bảo chất lượng trà tốt nhất.
Nhiệt độ xào: Nhiệt độ thường dao động từ 80°C đến 120°C, tùy thuộc vào loại trà và mục đích cụ thể của quá trình xào.
Thời gian xào: Thời gian xào thường kéo dài từ 5 đến 15 phút, tùy thuộc vào độ dày của lá trà và nhiệt độ sử dụng.
Vò chuông sử dụng lực xoay tròn để làm cho trà chuyển động và tự ma sát, giúp phá vỡ các tổ chức tế bào và làm chất hòa tan tiết ra, từ đó dễ dàng hòa tan trong nước khi pha Bên cạnh đó, vò chuông còn làm mềm cọng và lá chè, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo hình và định hướng cho sản phẩm chè thành phẩm.
Kết Luận
3.4.1 kết luận về trà Tằng Vĩnh An
Trà Ô Long giữ một vị trí quan trọng trong văn hóa Trung Quốc và Đài Loan, thường gắn liền với các nghi lễ trà và thực hành truyền thống Loại trà này được đánh giá cao nhờ hương vị phong phú và sự tinh tế trong quy trình sản xuất.
Sản phẩm Trà Tằng Vĩnh An được sản xuất trên dây chuyền khép kín, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng Kinh nghiệm và kiến thức của các nghệ nhân làm trà mở rộng cái nhìn toàn diện về trà và các sản phẩm từ trà, nâng cao nhận thức của mọi người về giá trị của một tách trà Điều này cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc học tập của các Kỹ Sư Hóa Học tương lai.
Chất lượng sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đánh giá cao, nhờ vào mẫu mã đẹp, hương vị thơm ngon và chất lượng vượt trội.
Công ty đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao quy trình sản xuất Cơ sở sản xuất của họ không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm vượt trội.
3.4.2 Đánh giá kiến thức và triễn vọng nghề nghiệp:
-Kiến thức công nghiệp về nghành trà:
Quy trình sản xuất trà bao gồm các bước chăm sóc cây trà, thu hoạch, chế biến và đóng gói sản phẩm Ngành trà không chỉ có truyền thống lâu đời mà còn mang lại nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Sau khi tham quan, bạn sẽ nhận thấy nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành công nghiệp trà, từ quản lý sản xuất đến kỹ thuật chế biến và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới Xu hướng ngày càng tăng về sản phẩm sạch và hữu cơ đang mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực này.
ASIASILK
TỔNG QUAN VỀ ASIASILK
Lụa tơ tằm là loại lụa được yêu thích nhờ vào sự mềm mại và tự nhiên của nó Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình sản xuất lụa này Hãy cùng khám phá nhà xưởng sản xuất lụa của Công ty Cổ Phần Tơ Tằm Á Châu tại Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, nơi lụa đã được sản xuất từ thế kỷ 18.
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Tơ tằm Á Châu
Tên tiếng Anh: Asiasilk Corporation (ASC)
Địa chỉ: Số 81 Nguyễn Thái Học, Phường 2, Thành phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Hotline: 0785 969 889 (Mr Trọng) - 0982 776 982 (Ms Chung)
Email: Xuantrong65ru@mail.ru - Chungasc2014@gmail.com
Website: https://www.asiasilk.vn/
Mức vốn điều lệ: 120.000.000.000 VNĐ (Một trăm hai mươi tỷ đồng)
Số cổ phần lưu hành: 120.000.000 cổ phần
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần: 1.000 VNĐ (Một nghìn đồng)
- Vốn đầu tư nước ngoài:
Tổng vốn đầu tư nước ngoài: 30.000.000.000 VNĐ (Ba mươi tỷ đồng)
Tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài: 25%
4.1.2.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Tơ lụa Bảo Lộc bắt đầu phát triển từ những năm 60 của thế kỷ 20, khi người Nhật phát hiện ra tiềm năng của vùng cao nguyên Lâm Đồng cho ngành dâu tằm tơ và đầu tư 10 triệu USD vào dự án trồng dâu nuôi tằm Các chuyên gia Nhật đã tiến hành khảo sát thổ nhưỡng, thời tiết và trồng thử nghiệm nhiều giống dâu, tằm tại khu vực này Dựa trên kết quả nghiên cứu, họ đã đặt nền móng cho "thủ phủ tơ tằm" mới tại Bảo Lộc Công ty TNHH Sản xuất Gia công Hàng xuất khẩu và Thương mại Hiệp Sang được thành lập vào năm 1994 và đã chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Tơ tằm Á Châu.
4.1.3.ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU ĐỊA PHƯƠNG
Bảo Lộc có nhiệt độ mát mẻ, trung bình từ 20-24 độ C, tạo điều kiện lý tưởng cho việc trồng dâu tằm và nuôi tằm Môi trường này giúp dâu tằm phát triển tốt và tằm cũng ưa thích nhiệt độ ổn định.
Bảo Lộc là một địa điểm lý tưởng cho việc trồng dâu tằm và nuôi tằm nhờ vào cường độ ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng đủ để hỗ trợ sự phát triển của cây trồng Đặc biệt, dâu tằm cần ánh sáng đầy đủ để cho ra trái ngon Ngoài ra, khu vực này có độ ẩm cao do nằm trong vùng núi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của dâu tằm và môi trường lý tưởng cho tằm sản xuất lụa Hơn nữa, đất ở Bảo Lộc có khả năng thoát nước tốt, rất quan trọng cho việc trồng dâu tằm và nuôi tằm hiệu quả.
Hình ảnh 4.1: Hái dâu nuôi tằm
25 năm kinh nghiệm: Hoạt động trong ngành tơ lụa từ năm 1994, Asiasilk đã khẳng định được vị thế thương hiệu uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Giải thưởng: Nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: Huy chương Vàng chất lượng quốc gia, Hàng Việt Nam chất lượng cao, Thương hiệu uy tín quốc gia,
Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm của Asiasilk được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU,
QUY TRÌNH SẢN XUẤT TƠ TẰM
Quy trình sản xuất lụa tơ tằm là một nghệ thuật truyền thống đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn Đầu tiên, người nuôi tằm cần chăm sóc kỹ lưỡng cho các con tằm, tạo điều kiện tốt nhất để chúng phát triển Sau đó, quá trình sơ chế tơ tằm từ sợi lụa cũng yêu cầu sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.
- Dưới đây là quy trình sản xuất lụa tơ tằm:
Hình ảnh 4.2: Thị trường xuất khẩu của
CHI TIẾT QUY TRÌNH
Bước 1: Nuô tằm lấy tơ
Trứng tằm được ủ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, với thời gian ấp trung bình là 10 ngày Sau khi nở, ấu trùng tằm, hay còn gọi là tằm con, được cho ăn lá dâu tằm liên tục Tằm trải qua 5 lứa tuổi, và sau mỗi lứa tuổi, chúng sẽ lột xác cho đến khi trưởng thành và bắt đầu nhả tơ Quá trình nhả tơ diễn ra trong khoảng 3-4 ngày.
Quá trình hình thành tơ tằm tương tự như việc tạo ra tổ yến, khi tằm tiết ra một sợi chất lỏng sẽ nhanh chóng hóa rắn thành tơ khi tiếp xúc với không khí Sợi tơ chủ yếu được cấu tạo từ hai loại protein, với 70% là fibroin ở lõi bên trong và 30% là sericin, chất keo giúp kết dính các sợi tơ lại với nhau.
- Khi se sợi dệt vải tơ tằm được chia làm 2 loại:
Tơ sống là sợi tơ tằm được kéo trực tiếp từ kén tằm còn ướt, sau khi được luộc qua nước sôi để loại bỏ lớp keo sericin Loại tơ này giữ nguyên cấu trúc protein tự nhiên, mang lại độ bóng cao, mềm mại, dễ nhuộm màu và có khả năng co giãn tốt.
Tơ chín là sợi tơ tằm được xử lý qua việc luộc trong dung dịch xà phòng, giúp loại bỏ hoàn toàn lớp keo sericin Sợi tơ chín có đặc điểm mềm mại, mịn màng và bóng mượt, đồng thời ít co giãn hơn so với tơ sống, mang lại độ bền cao hơn.
Bước 2: Làm mềm và phơ tơ
Tơ được thu mua từ các nhà máy ươm tơ cần được xử lý bằng cách ngâm trong nước nóng khoảng 40 độ C Sau đó, tơ sẽ được khuấy và để trong nồi khoảng 8 tiếng, giúp chập tơ thành vòng xoắn trước khi tiến hành vắt tơ.
- Có thể dùng dầu để làm mềm tơ hoặc axit acetic loãng (khoảng 2%) để tơ ngậm
(1kg tơ thì ta dùng 4 lít nước)
Để sấy khô tơ, hãy phơi tơ ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp Bạn có thể sử dụng máy sấy tóc ở chế độ mát để rút ngắn thời gian sấy Nên đảm bảo độ ẩm của tơ đạt khoảng 11-12% để có kết quả tốt nhất.
Bước 3: Đánh ống đậu, chập sợ
Sau khi tơ được làm mềm và phơi khô, chúng sẽ được đánh vào ống đậu để tiến hành chập sợi Số lượng sợi tơ chập có thể dao động từ 2 đến 18 sợi, tùy thuộc vào yêu cầu của đơn hàng.
Sợi tơ khi được se lại sẽ có độ bền cao hơn, đẹp hơn và đồng đều hơn, trở thành nguyên liệu quan trọng cho quá trình se sợi ngang và sợi dọc Để đạt được chất lượng tối ưu, cần điều chỉnh độ xoáy của máy từ 200-2000 TPM tùy theo độ xoắn của từng loại sợi.
Sợi ngang: Đưa qua máy quay sợi để cuộn sợi tạo con suốt.
Sợi cuộn qua con suốt không được quá dày nếu không sẽ ảnh hưởng đến thoi khiến chất lượng vải khi dệt không tốt.
Hình 4.10: Con suốt Hình 4.11: Máy đánh suốt Hình 4.12: Con suốt đã đánh
Sợi được tạo ra từ các ống tơ được kéo và mắc theo một trục, với số lượng lớn từ vài nghìn đến vài chục nghìn sợi Sau đó, sợi được đưa qua máy tạo cuộn sợi dọc.
Bước này rất quan trọng trong quy trình sản xuất tơ, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cuối cùng Sợi tơ cần được xử lý qua máy Seletex để loại bỏ các gút bông và mối nối lớn, nhằm đảm bảo hiệu suất tốt trong quá trình dệt vải.
Máy lọc sợi hiện đại được trang bị hệ thống cảm biến tinh vi, giúp phát hiện lỗi như gút bông và mối nối lớn trên sợi tơ Khi phát hiện sự cố, hệ thống tự động cắt bỏ đoạn tơ bị lỗi, sau đó công nhân sẽ tiến hành nối lại sợi tơ một cách tỉ mỉ, đảm bảo chất lượng sợi tơ đồng nhất.
Guồng tơ là bước quan trọng trong quy trình sản xuất lụa tơ tằm, chuyển đổi sợi tơ thô thành các sản phẩm dạng con tơ hoặc cone theo yêu cầu của từng đơn hàng, với trọng lượng có thể là 100g, 200g, 500g, hoặc 1kg Quá trình này diễn ra sau khi sợi tơ đã được se và xử lý tinh chế.
Để làm mềm và ổn định tơ, cần hấp ở nhiệt độ khoảng 70 - 75 độ, tùy theo từng loại sợi Quá trình hấp diễn ra trong thùng muốt chân không trong 4-5 tiếng, và trước khi đưa nguyên liệu vào, phải thực hiện bước làm mềm.
Bước 8+9: Kểm định và đóng gó
Hình 4.15: Máy hấp sợiHình 4.14
- Tơ thành phẩm sẽ được kiểm định chất lượng kỹ càng trước khi ép kiện đóng gói hoặc đan sợi dệt vải
ĐAN SỢI THÀNH PHẨM
- Bên cạnh việc sản xuất sợi tơ thì Asiasilk còn đan sợi dệt vải một số sản phẩm theo yêu cầu.
Sợi dọc được đưa qua go để mắc vào khung cửi, trong khi sợi ngang được gắn vào con thoi Sự kết hợp của sợi dọc và sợi ngang cho phép máy dệt tự động tạo ra vải.
Mặc dù quá trình dệt vải đã được tự động hóa, nhưng khâu đưa sợi qua go vẫn cần sự khéo léo và tỉ mỉ của những công nhân lành nghề.
KIỂM ĐỊNH VÀ THÀNH PHẨM
Kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các cây hàng trong mẻ nhuộm hoặc lô hàng là rất quan trọng Nhân viên kiểm tra cần xác định rõ mặt phải và mặt trái của vải, đồng thời luôn chú ý kiểm tra mặt phải của vải để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Kiểm tra chiều dài cây vải
Kiểm tra mật độ vải
Kiểm tra lỗi ngoại quan
Kiểm ra độ xéo canh
- Thành phẩm sau khi qua kiểm định sẽ được đóng gói và xuất khẩu theo yêu cầu từ đơn hàng.