1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập nghề nghiệp công ty cp tập Đoàn hoàng gia nhà máy dệt lụa tơ tằm Á châu

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Kiến tập nghề nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Phương Linh, Huỳnh Lê Ngọc Liên, Lý Xuân My, Dương Thanh Phong, Võ Kỳ Sơn, Mai Nguyễn Hồng Thắm, Đoàn Huỳnh Trúc Vy
Người hướng dẫn TS. Trương Thị Bê Ta
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Kỹ Thuật Hóa Học
Thể loại Báo cáo kiến tập nghề nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 7,19 MB

Nội dung

Sự bố trí của môn Kiến tập nghề nghiệp trong quá trình học tập tại trường đã giúp sinh viên chúng em có điều kiện được tiếp cận tham quan, trải nghiệm học tập, tìm hiểu trực quan về các

Trang 1

Địa điểm:Ngày đi:

3 Công ty TNHH Trà Tằng Vĩnh An

THÀNH VIÊN NHÓM 1

1 Nguyễn Thị Phương Linh (Nhóm trưởng) 62300073

BÁO CÁO KIẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA: KHOA HỌC ỨNG DỤNG

MÃ MÔN: 602108

Tp Hồ Chí Minh, 07/2024 GVHD: TS Trương Thị Bê Ta

Trang 2

PHÂN CÔNG NHÓM

1 Đoàn Huỳnh Trúc Vy ( Royal

2 Võ Kỳ Sơn (Royal Group) 1.2 Quy trình sản xuất

4 Mai Nguyễn Hồng Thắm

( GOT COFFEE)

2.1 Tổng quan 2.2 Quy trình sản xuất 2.3 Kết luận

5 Huỳnh Lê Ngọc Liên (Trà

TVA)

3.1 Tổng quan 3.2 Quy trình sản xuất 3.3 Kết luận

6 Nguyễn Thị Phương Linh ( Á

Châu)

4.1 Tổng quan 4.3 Kết luận

7 Dương Thanh Phong (Á

Châu) 4.2 Quy trình sản xuất

2

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng em gồm 7 thành viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Tôn Đức Thắng và khoa Khoa học ứng dụng đã tạo điều kiện cho chúng

em được tham gia kì kiến tập nghề nghiệp lần này để làm quen và tìm hiểu rõ hơn

về ngành học, cơ hội việc làm của mình Tiếp đến, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô Trương Thị Bê Ta vì cô đã hết mình dẫn dắt, giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong trong suốt kì kiến tập nghề nghiệp lần này Từ những thông báo, những lưu ý đầu tiên về môn học kiến tập nghề nghiệp và 3 ngày được trải qua cùng nhau trong suốt chặng đường dài nhưng Cô vẫn luôn hỗ trợ nhiệt tình, đưa ra những chia sẽ hữu ích và không ngừng tận tâm hướng dẫn cho chúng em Trong quá trình làm bài báo cáo Cô cũng luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc và giúp chúng em hiểu rõ hơn về những kiến thức cũng như các quá trình sản xuất

Chúc Cô thật nhiều sức khỏe và chúng em mong sẽ được đồng hành cùng Cô trong nhiều môn học về sau! Xin chân thành cảm ơn

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong học phần Kiến tập nghề nghiệp vừa qua, nhóm 1 chúng em đã vinh dự được đồng hành cùng hơn 30 bạn sinh viên (nhóm KTNN-1) ngành Kỹ Thuật Hoá Học, khoa Khoa học ứng dụng tham quan và học tập tại 4 địa điểm là Công ty CP Tập đoàn Hoàng Gia (KCN Nhơn Trạch II, Hiệp Phước, Đồng Nai), Công ty TNHH GOT COFFEE ( Số 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Lộc Thắng, Bảo Lâm, Lâm Đồng), Công ty TNHH Trà Tằng Vĩnh An (Thôn 12, Xã ĐamBri, TP Bảo Lộc), Nhà máy Dệt lụa tơ tằm Á Châu (81, Nguyễn Thái Học, Phường 2, TP Bảo Lộc) trong 3 ngày 24/6, 25/6

và 26/6/2024 Môn học Kiến tập nghề nghiệp được bố trí cho chúng em- những sinh viên vừa hoàn thành chương trình học tập năm đầu tiên trong môi trường đại học Trong thời gian tham gia chương trình, chúng em đã được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, được tiếp cận với những kiến thức thực tế, kỹ năng chuyên môn

và tác phong công nghiệp hiện đại Sự bố trí của môn Kiến tập nghề nghiệp trong quá trình học tập tại trường đã giúp sinh viên chúng em có điều kiện được tiếp cận tham quan, trải nghiệm học tập, tìm hiểu trực quan về các quy trình sản xuất hoá chất, vật liệu, sản phẩm tại công ty và nhà máy từ những năm đầu của chương trình đại học để tạo tiền đề cho việc học tập những môn chuyên đề nghề nghiệp tiếp theo

4

Trang 5

Mục lục PHÂN CÔNG NHÓM 1 2 Lời mở đầu 3 CHƯƠNG 1: CÔNG TY TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng 6 1.1 Tổng quan Error! Bookmark not defined 1.1.1 Giới thiệu sơ lược công ty Error! Bookmark not defined 1.1.2 Giới thiệu sản phẩm công ty Error! Bookmark not defined 1.1.3 Error! Bookmark not defined 1.2 Quy trình sản xuất Error! Bookmark not defined 1.2.1 Error! Bookmark not defined 1.2.2 Error! Bookmark not defined 1.3 Kết luận Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2: Công ty 7

2.1 Tổng quan Error! Bookmark not defined 2.1.1 Error! Bookmark not defined 2.1.2 Error! Bookmark not defined 2.2 Quy trình sản xuất Error! Bookmark not defined 2.2.1 Quy trình Error! Bookmark not defined 2.2.2 Quy trình Error! Bookmark not defined 2.3 Kết luận Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3: NHÀ MÁY 7 2.1 Tổng quan Error! Bookmark not defined 2.2 Quy trình sản xuất Error! Bookmark not defined 2.4 Kết luận Error! Bookmark not defined.

Trang 6

Công ty Got Coffee roaster

2.1: Tổng quan

2.1.1 Gioi thiệu sơ lược công ty

Công ty Got Coffee được thành lập năm 2017 bởi anh Bùi Thế Gốt Với sứ mệnh đưa nông sản địa phương vươn tầm quốc tế, Got Coffee mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm cà phê sạch không hương liệu tẩm ướp, giữ nguyên hương vị cà phê với nguyên liệu oganic sử dụng phân bón hữu cơ

2.1.2 Sản phẩm :

Hiện thương hiệu đang sản xuất 2 dòng cà phê chính là Robusta và Arabica dưới dạng cà phê nguyên hạt, cà phê phin giấy và cà phê pha phin

2.2: Quy trình sản xuất

2.2.1 Thu hoạch - sơ chế - bảo quản nguyên liệu:

a) Thu hoạch:

-Hạt cà phê chín 100% không sâu bệnh được thu hoạch thủ công

b)Sơ chế :

-Nguyên liệu được sơ chế ngay sau khi thu hoạch trong 24h nhằm giữ được độ tươi, tránh ẩm mốc và lên men ngoài ý muốn Hạt cà phê nhân xanh dược phơi trên giàn trong nhà kính có nhiệt độ thích hợp để đảm bảo chất lượng cao -Có 3 cách sơ chế :

 Sơ chế khô tự nhiên (natural)

+Cho ra hạt cà phê có độ ngọt cao, độ chua trung bình và có hương trái cây chín +Phương pháp : phơi nguyên hạt cà phê trên giàn

 Sơ chế bán ướt (honey)

+Cho ra hạt cà phê mang độ ngọt cao nhất cà độ chua trung bình

+Phương thức : tách lớp vỏ ngoài hạt cà phê, phơi khô cùng lớp nhầy và vỏ lụa

 Sơ chế ướt (washed)

+Hạt cà phê có độ chua cao nhất , ít ngọt hơn, nhệ nhàng , thanh thoát, uống cảm giác sạch miệng

+Phương pháp : bóc vỏ sau đó rửa sạch lớp chất nhầy qua nước rồi phơi khô trên giàn

6

Trang 7

c) Bảo quản:

-Sau khi sơ chế , nhân xanh được bảo quản trong 1 phòng dược duy trì nhiệt độ

ổn định từ 26-27 độ, nhân xanh được chứa trong các thùng inox nhằm tránh mối mọt, nấm mốc

2.2.2 Rang

 Tùy vào nhu cầu khách hàng mà người rang sẽ tính toán thời gian rang khác nhau phù hợp hương vị cần rang

 Các giai đoạn rang:

-Nạp nguyên liệu

-Turing point: nhiệt độ đạt 120 độ C, hạt cà phê có màu xanh

-Drying: ở 130 độ C hạt cà phê có màu trắng ngà

-Yellowing: hạt cà phê chuyển sang màu vàng tại khoảng 147 độ C

-Maillard: tại khoảng 170 độ C hạt cà phê có màu nâu cánh gián, có mùi bánh

mì nướng

-Fisrt crack: lần nổ thứ nhất xuất hiện ở khoảng 193 độ C tại 11 phút 45 -Devolop:giai đoạn phát triển hương vị

-Medium roast : độ rang trung bình (khoảng 1,5 phút sau lần nổ thứ nhất ) -Cooling: làm nguội trang vòng 15 phút ngay sau khi vừa ra lò nhằm giữ chất lượng cà phê tốt nhất

-End roast: kết thúc quá trình rang

2.2.3.Kiểm tra chất lượng

-Sau khi rang, cà phê sẽ được nghỉ trong một thời gian và đến công đoạn kiểm định chất lượng theo chuẩn hiệp hội cà phê thế giới Gồm:

a) Đo màu bằng máy đo chuyên dụng, có thể đo được bột cà phê và cà phê nguyên hạt,

b) Ngửi và nếm thử cà phê (cupping)

Các bước:

 Xay cà phê

 Dry Aroma :Ngửi hương khô

 Aroma:châm nước vào và ngửi

 Break: sau khi châm nước 4 phút, phá vỡ lớp cà phê nổi trên cùng và ngửi lần nữa

7

Trang 8

 Cupping: nếm thử nước cà phê

-Khi cà phê đã đạt được chất lượng mong muốn sẽ được đóng gói và gửi tới tay người tiêu dùng

8

Trang 9

CHƯƠNG 4: NHÀ MÁY DỆT LỤA TƠ TẰM Á CHÂU 4.1.Tổng quan về nhà máy

4.1.1 Giới thiệu về nhà máy

Tên đầy đủ: NHÀ MÁY DỆT LỤA TƠ TẰM Á CHÂU

Trực thuộc: CÔNG TY CỔ PHẦN TƠ TẰM Á CHÂU

Tên tiếng Anh: ASIA SILK JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: ASIA SILK

Năm thành lập:

Địa chỉ: Số 81, Nguyễn Thái Học, Phường 2, Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng

Số điện thoại: 02633717161

(+84)785 969 889 (Mr Trọng)

(+84)982 776 982 (Ms Chung)

Email: Xuantrong65ru@mail.ru - Chungasc2014@gmail.com

Website: https://www.asiasilk.vn

Loại hình kinh doanh: Nhà sản xuất

Chứng chỉ/chứng nhận: ISO 9001:2000

Trang 10

4.1.2 Hình thành và phát triển

Nhà máy dệt lụa tơ tằm Á Châu là nhà máy chuyên sản xuất các loại vải lụa cao cấp, đa dạng về màu sắc, hoa văn và trọng lượng từ lụa tơ tằm - là một trong những cơ sở hàng đầu tại Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam thuộc Công ty Cổ Phần Tơ Tằm Á Châu Nhà máy được hình thành và phát triển từ năm 1989 và tự hào là nơi trồng lụa mở đường cho tơ lụa Việt Nam, nơi mà lụa

đã được sản xuất từ thế kỷ thứ 18

Công Ty Cổ Phần Tơ Tằm Á Châu (ASIASILK ) tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất Gia công Hàng xuất khẩu và Thương mại Hiệp Sang thành lập năm

1994 Từ ngày 01/01/2001, công ty được chính thức chuyển đổi thành Công Ty

Cổ Phần Tơ Tằm Á Châu Hoạt động chính của nhà máy tập trung vào sản xuất, gia công, chế biến, nhập khẩu các loại vải lụa cao cấp, đa dạng về màu sắc và hoa văn từ lụa tơ tằm Không chỉ dừng lại trong việc mua bán, sản xuất và xuất khẩu tơ tằm đơn giản, mà còn góp mặt trong lĩnh vực gia công hàng may mặc Sợi tơ Bảo Lộc được thế giới đánh giá là có chất lượng cao cấp, được chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 bởi tổ chức SGS, sản phẩm của nhà máy đã chiếm được lòng tin và đánh giá cao từ khách hàng ở thị trường cả trong nước và quốc tế với hơn 20 quốc gia

Với đội ngũ nhân lực trẻ, năng động và có trình độ chuyên môn, Công ty Cổ Phần Tơ Tằm Á Châu nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong ngành sản xuất và kinh doanh lụa tơ tằm tại Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quốc gia

4.1.3 Sứ mệnh và giá trị

Công Ty Cổ Phần Tơ Tằm Á Châu luôn hướng đến giá trị con người, mong muốn tạo việc làm và cơ hội cho cộng đồng địa phương, bảo vệ truyền thống và nghệ thuật lâu đời, mang lại sản phẩm và chất lượng cuộc sống tốt, bảo vệ môi trường

4.1.4 Tổng quan về sản phẩm

Trang 11

Về sản lượng lá dâu: Bình quân khoảng 5.000 tấn/năm với trên 12.350 sào dâu

trong đó Bảo Lộc có khoảng 1.235 sào

Về sản lượng vải lụa:

- Khoảng 3,5 triệu mét vuông mỗi năm

- 1m vải cần từ 500-2000 con kén (tuỳ vào độ mỏng và dầy của vải)

Về tiêu chí đánh giá: Dựa trên các tiêu chí về chất lượng nguyên liệu, quy trình

sản xuất, độ tinh xảo, màu sắc và hoa văn, độ bền và độ bền màu, cùng với việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và khả năng đáp ứng như cầu khách hàng cũng như sự phản hồi từ khách hàng

Về giá thành: Giá trung bình dao động từ 250.000 VND - 1.200.000 VND cho

1 mét vải lụa

Các loại tơ:

- THROWN SILK YARN (thành phần: 21D x 2PLY Z800/S700 12000W) (Sản phẩm bán chạy nhất)

- THROWN SILK 1 (Thành phần 21D x 6PLY S360 TPM N.W:

2.50KG/BUNDLE)

THROWN SILK 2 (Thành phần 21D x 3PLY S400 TPM N.W:

2.50KG/BUNDLE)

THROWN SILK 3 (Thành phần 20/22D x 4PLY S360 TPMN.W: 2.50KG/BUNDLE)

THROWN SILK 4 (Thành phần 28D/30D x 3PLY S360 TPMN.W: 2.50KG/BUNDLE)

- THROWN SILK (Thành phần 21x4x3S/Z250 - S600/Z500)

Trong đó:

11

Trang 12

 D: Độ Denier là đơn vị đo độ dày của sợi.

 PLY: Số lượng lớp sợi được xoắn lại với nhau

 TPM: Turns per Meter nghĩa là số vòng quấn trên mỗi mét

 N.W: Trọng lượng tịnh của cuộn tơ tằm, đơn vị kilogram/cuộn

12

Trang 13

4.2 Quy trình sản xuất

4.2.1 Đánh ống tơ

Sợi tơ sau khi được kiểm định kỉ đảm bảo về chất lượng sẽ được đưa qua máy đánh ống tơ

Sợi con sau khi xử lí được đưa qua máy sẽ được đưa vào vị trí giữ chân đế Sau

đó tiếp tục công đoạn hút sợi đến bộ phận điều tiết sức căng tiếp đến cắt lọc các sợi

Khâu cuối cùng của máy đánh ống là nối sợi sau những công đoạn trên rồi được quấn vào ống khía

=> Quấn thành những ống sợi lớn với sức căng đảm bảo chặt ống sợi đồng thời loại trừ tạp chất còn sót

4.2.2

.

Se và chập sợi tơ

Đánh ống tơ

Se và chập sợi tơ Chuẩn bị dệt Dệt Kiểm định Sản phẩm

Máy đánh ống sợi tơ

Trang 14

Sau khi hoàn thành các công đoạn đánh ống tiếp tục đến công đoạn chập và xe các sợi

Những ống lớn được đưa đến đây các sợi từ ống sẽ được xe lại với nhau tăng độ bền của sợi để chuẩn bị tạo con suốt

Khi độ bền của sợi đạt đủ yêu cầu thì sẽ tiến hành làm sợi ngang và sợi dọc

Sợi dọc

Sợi dọc được đưa vào máy để kéo và mắc theo một trục quá trình này vẫn cần gia công không qua hoàn toàn máy móc để đảm bảo tơ đều không tật bởi vì số lượng tơ rất lớn

Sau đó cũng là bước đưa qua máy để tạo các cuộn tơ sợi dọc chuẩn bị cho quá trình dệt sau

14

Trang 15

Sợi ngang

Sợi được đưa qua máy quay tốc độ cao để bắt đầu quá trình tạo con suốt gồm

có lõi để chứa các sợi

Các sợi trong con suốt có một tiêu chuẩn nhất định yêu cầu mảnh và không quá dày nếu quá dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình dệt

4.2.3 Chuẩn bị dệt

Các sợi dọc và ngang được các cô chú công nhân

xếp xen kẻ tỉ mỉ và phải đều nhau các sợi lúc này

đã được đưa qua go và mắc vào khung máy dệt

Sau khi xếp đan xen kẻ đưa qua go xong tiếp đó

đưa qua xâu lược

Các bước chuẩn bị đã xong các sợi lúc này được

đưa qua khung máy dệt qua chuẩn bị khởi động

dệt

Vì đây là quá trình chuẩn bị nên sự kỉ lưỡng rất

quan trọng nếu các sợi xâu sai phải xâu lại ngay

15

Trang 16

4.2.4 Dệt

Các con suốt được đưa vào máy để bắt đầu dệt vãi từ những con suốt tơ đã qua các quá trình xử lí trước đó

Các sợi ngang cũng như dọc được đưa vào kết hợp với nhau và dệt ra các tấm vải

Đây cũng là quá trình quan trọng nhất để quyết định độ dày mỏng cũng như chất lượng của tấm vải

4.2.5 Kiểm định

Công đoạn cuối cùng trước khi các tấm vải thành phẩm được đưa ra thị trường

vì vậỵ mà các người phụ trách kiểm định phải đảm bảo các yếu tố liên quan đến chất lượng của vải và phải luôn kiểm kỉ mặt phải của tấm vải

4.2.6 Sản phẩm

Trang 17

4.3 Kết luận

Trong một buổi tham quan và học tập tại nhà máy lụa tơ tằm Á Châu trong khuôn khổ chương trình kiến tập nghề nghiệp do nhà trường tổ chức đã mở ra cho em một chân trời mới mẻ về ngành lụa tơ tằm và đã khơi dậy trong em niềm đam mê cháy bỏng cùng khát vọng cống hiến đối với ngành nghề

Trong quá trình kiến tập tại nhà máy lụa tơ tằm Á Châu, em đã được trải nghiệm

và học hỏi về quy trình sản xuất lụa tơ tằm, từ những kiến thức cơ bản đến những máy móc, công nghệ tiên tiến thay thế cho phương pháp thủ công truyền thống Việc ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào quy trình sản xuất tại đây không chỉ góp phần gia tăng năng suất mà còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm

Chứng kiến quá trình từ những sợi tơ thô qua nhiều công đoạn để làm nên những thước lụa óng ả, mềm mại, em cảm nhận được sự tinh tế và giá trị vô giá của ngành nghề truyền thống này Niềm tự hào về ngành Kỹ thuật Hóa học trong em càng lớn khi nhận ra vai trò quan trọng của lĩnh vực này trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm lụa tơ tằm, đưa sản phẩm Việt Nam vươn tầm thế giới Hành trình kiến tập không chỉ mang đến cho em một cái nhìn mới về ngành lụa

tơ tằm mà còn bổ sung cho em rất nhiều kiến thức chuyên môn từ những người

có kinh nghiệm từ đó giúp em hiểu rõ sâu sắc hơn về cơ hội việc làm trong ngành Kỹ Thuật Hoá Học nói chung và ngành lụa tơ tằm nói riêng Sau này nếu

có cơ hội và khả năng, em mong muốn bản thân sẽ tiến sâu và xa hơn về lĩnh vực sản xuất tơ tằm, bản thân em sẽ nổ lực hết mình để đưa các công nghệ hiện đại giúp gia tăng năng xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm lụa tơ tằm

17

Ngày đăng: 03/10/2024, 20:39