1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ơ lược về vùng văn hóa tây bắc

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ơ Lược Về Vùng Văn Hóa Tây Bắc
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Đà Giang bóng nước cuốn chiều đi”Mượn những vần thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài trong tác phẩm “Hành Tây Bắc” như một lời tựa để mở ra không gian núi rừng Tây Bắc hùng vĩ mà thơ mộng.. Đế

Trang 2

PHỤ LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 4

1 Vị trí địa lý 4

2 Điều kiện tự nhiên vùng Tây Bắc 4

3 Xã hội vùng văn hóa Tây Bắc 5

4 Kinh tế vùng văn hóa Tây Bắc 5

II VĂN HÓA VẬT CHẤT 6

1 Trang phục 6

2 Kiến trúc nhà ở 9

3 Văn hóa nông nghiệp 11

4 Ẩm thực 12

5 Đi lại, vận chuyển hàng hóa 13

III VĂN HÓA TINH THẦN 14

1 Tín ngưỡng: 14

2 Phong tục tập quán: 15

3 Tôn giáo 16

4 Lễ hội 17

5 Nghệ thuật 18

C KẾT LUẬN 19

Tư liệu tham khảo: 20

A LỜI MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài

“Tây Bắc trập trùng mây chớn chở Hồn cao như núi thân như cỏ Lương sơn một dải núi xanh rì

2

Trang 3

Đà Giang bóng nước cuốn chiều đi”

Mượn những vần thơ của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài trong tác phẩm “Hành Tây Bắc” như một lời tựa để mở ra không gian núi rừng Tây Bắc hùng vĩ mà thơ mộng Đến với Tây Bắc, ta như được đắm chìm vào trong những cảm xúc nồng nàn, sâu lắng,

ta như bị dẫn dụ vào vẻ đẹp văn hóa Tây Bắc lâu đời, đẹp đẽ với những đồi núi cao trập trùng, với những triền ruộng dài mênh mang Và có lẽ chính những giá trị thiên nhiên Tây Bắc vô ngần ấy đã góp phần kiến tạo to lớn vào nền văn hóa Tây Bắc đa dạng, phong phú Cũng chính những giá trị văn hóa được hình thành từ lâu đời ấy đã tạo nên một vùng văn hóa Tây Bắc độc đáo, đa sắc màu, khiến Tây Bắc như trở thành một “nàng thơ” của những nguồn cảm hứng dồi dào, các công trình nghiên cứu và khám phá vô tận

Để nhìn về chiều sâu văn hóa của Tây Bắc, chúng ta cần phải nhìn vùng đất này dưới nhiều phương diện, góc nhìn, khía cạnh khác nhau, đi từ cuộc sống hàng ngày của các dân tộc cho đến những phong tục, tập quán, lễ hội nơi đây Có thể nói, chính nhân dân Tây Bắc là cội nguồn cho vùng văn hóa này, đã tạo nên, lưu giữ và truyền lại những nét văn hóa đặc sắc ấy cho các thế hệ sau này Lý do mà Tây Bắc được chọn làm đề tài để nghiên cứu và làm nên một bài tiểu luận có lẽ bởi vì Tây Bắc mang một sức hút văn hóa đặc biệt, vùng đất này mang trong mình không chỉ là dòng chảy lịch

sử dân tộc mà còn là tiềm năng văn hóa vô cùng vô tận

B NỘI DUNG

I.Sơ lược về vùng văn hóa Tây Bắc

1 Vị trí địa lý

Vùng Tây Bắc sở dĩ được gọi là vùng Tây Bắc thực chất là phương vị lấy thủ đô

Hà Nội làm gốc Vùng Tây Bắc có 6 tỉnh gồm Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái Vùng văn hóa Tây Bắc có diện tích 50.576 km với dân số

Trang 4

4.713.048 người ( theo thống kê năm 2023) Vùng Tây Bắc còn là vùng giáp với Trung quốc và Lào

2 Điều kiện tự nhiên vùng Tây Bắc

Địa hình Tây Bắc cao và chia cắt sâu Có nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc

và Đông Nam Vùng Tây Bắc có 2 dãy núi lớn là: Dãy Hoàng Liên Sơn (dài 180km, rộng 130km, có một số nới cao 2800m-3000 m), Dãy Sông Mã (dài 500km, có đỉnh cao 1800m) Giữa hai dãy núi là vùng đồi núi thấp khu vực Sông Đà Ngoài Sông Đà lớn, còn có nhiều sông nhỏ và suối khác Một đặc điểm của vùng núi Tây Bắc đó là các dãy cao nguyên đá vôi chạy từ Thổ Phong đến Thanh Hóa

Khí hậu vùng văn hóa Tây Bắc không có sự khác biệt với các vùng nhưng biểu hiện của nó không giống nhau, theo chiều nằm ngang và theo chiều đứng Khí hậu chính của vùng núi Tây Bắc là khí hậu nhiệt đới ảnh hưởng của gió mùa Chế độ gió

có sự khác biệt rõ rệt: mùa hè và mùa đông Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn khoảng 1800-2300mm/năm Có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc như gió Lào, gió lạnh, mưa đá, sương muối, băng giá, Tài nguyên khoáng sản ở Tây Bắc rất

đa dạng và phong phú, chủ yếu là niken-vàng, đất hiếm, tài nguyên rừng

3 Xã hội vùng văn hóa Tây Bắc

Mật độ dân số vùng Văn hóa Tây Bắc tập trung nhiều ở thành thị nên mật độ dân

cư đông có nền kinh tế phát triển và ngược lại mật độ dân cư ít thì ở vùng núi cao, có nền kinh tế kém phát triển

Vùng văn hóa Tây Bắc có nhiều dân tộc rất đa dạng và phức tạp “Trên đại thể về phân bố cư dân và các vùng cảnh quan có thể thấy ở vùng thung lũng lòng chảo thấp hay vùng bồn địa giữa núi, phía trước núi là nơi sinh sống của các cư dân Thái, Mường, Lào, Lự, trong đó người Mường chủ yếu cư trú ở vùng phía Nam của mảnh đất này Vùng rẻo giữa hay vùng sườn núi là nơi cư trú của các tộc người nói ngôn ngữ Môn-Khmer như Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun Vùng rẻo cao là nơi cư trú của

4

Trang 5

các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, Tạng Miến.” Dân tộc Thái chiếm đa

số ở vùng Văn hóa Tây Bắc

Tôn giáo và tín ngưỡng của người dân vùng văn hóa Tây Bắc rất đa dạng, phong phú, đặc sắc Nơi đây có sự hiện diện nhiều tôn giáo lớn như Phật Giáo, Tin Lành, Công Giáo, và hơn 20 hiện tượng tôn giáo mới Đặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc

đó là hiện tượng Đa Thần Người dân ở đây thường thờ cúng Trời, người Thái gọi là Phi Đằm, người Mông gọi là Vua Trời Họ còn thờ cúng linh hồn tổ tiên và thờ cúng

ma khác (ma chủ đất và ma chủ nước,…)

4 Kinh tế vùng văn hóa Tây Bắc

Vùng văn hóa Tây Bắc là một vùng đất rộng, người thưa, trình độ dân trí thấp, trình độ phát triển kinh tế chưa cao và là vùng khó khăn nhất cả nước, nhưng có tiềm năng phát triển lớn (đất đai, rừng, nguồn nước,…) Trong những năm gần đây mặc dù nền kinh tế của vùng có sự phát triển đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn rất nghèo khó, thiên tai sạt lỡ lũ lụt thường xuyên sảy ra, làm cho đời sống nhân dân vốn khó khăn càng thêm khó khăn Nền kinh tế vùng có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế Nông nghiệp là ngành nghề chủ yếu ở vùng văn hóa Tây Bắc, chủ yếu là làm ruộng bậc thang và trồng cây ăn quả Ngành chăn nuôi và trồng dược liệu cũng là một trong những nguồn thu nhập chính của đồng bào nơi đây

II.VĂN HÓA VẬT CHẤT

1 Trang phục

Vùng Tây Bắc là nơi có nhiều tộc người ngoài người Kinh sinh sống, vì thế nơi đây cũng tồn tại sự đa dạng về trang phục văn hóa truyền thống Đặc điểm nổi bật của trang phục vùng Tây Bắc là màu sắc sặc sỡ và nghệ thuật trang trí tinh tế

Trang 6

1.1 Dân tộc Thái

 Trang phục nữ giới: chia làm 2 loại là Thái trắng (Tây Khao) và Thái đen (Tây đăm)

“Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.” (1)

Sự giống nhau trong trang phục của người phụ nữ Thái trắng và Thái đen: Trang phục thường thấy là áo ngắn (xửa cỏm) cùng với váy (xỉn), phụ nữ Thái mặc váy 2 lớp, váy trắng lót trong và váy chàm mặc ngoài Ngoài áo ngắn, người phụ

nữ Thái còn mặc 2 loại áo dài được gọi là là xửa chái và xửa luổng Xửa chái là kiểu

áo 5 thân được may bằng vải chàm đen Theo tục lệ thì xửa chái được mặc bởi những người phụ nữ có chồng vào dịp cưới xin hay hội hè Xửa luổng là kiểu áo khoác ngoài, may dáng dài, rộng Xửa luổng được may từ lúc họ còn trẻ, một là dành cho chính mình khi về già và một là dành để biếu mẹ chồng khi về làm dâu Các cụ già thường mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi chết mới lộn phải

Sự khác biệt trong trang phục của người phụ nữ Thái trắng và Thái đen:

Thái trắng: Ngày thường: áo ngắn ( xửa cỏm) màu sáng, trắng được người phụ

nữ mặc kết hợp với váy ( xỉn) màu đen không họa tiết, đầu đội khăn không hoa văn làm bằng vải chàm dài khoảng 2 mét Trong các dịp hội hè, lễ Tết: người phụ nữ sẽ mặc áo dài màu đen, đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách, ở giữa thân được trang trí bằng vải “khít” phủ từ vai xuống ngực

Thái đen: Ngày thường: áo ngắn ( xửa cỏm) màu tối được mặc với váy ( xỉn) màu

đen không hoa tiết, đầu đội khăn piêu được thêu thùa cầu kì, màu sắc sặc sỡ, đường nét tinh sảo đậm chất núi rừng Tây Bắc Trong các dịp hội hè, lễ Tết: người phụ nữ sẽ mặc áo dài xẻ nách, chui đầu được trang trí bằng nhiều màu sắc sặc sỡ, mô típ phong phú đa dạng hơn Thái trắng

6

Trang 7

 Trang phục của nam giới: đơn giản hơn gồm áo, quần, thắt lưng và các loại khăn

Ngày thường : Nam giới thường mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng Trong các dịp hội hè, lễ Tết: Nam giới người Thái sẽ mặc loại áo dài xẻ nách phải, màu chàm, đầu quấn khăn, chân đi guốc Trong tang lễ: khác với tộc người Kinh sẽ mặc tang phục màu trắng, đầu quấn khăn trắng, nam giới người Thái lại mặc nhiều loại áo với màu sắc sặc sỡ được may dáng dài, thụng, không lượn nách với kiểu xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu

1.2 Dân tộc Dao:

Một bộ trang phục truyền thống của người Dao gồm: Áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu Chỉ có người Dao Tiền là mặc váy trong cộng đồng người Dao

Trang phục nữ giới rất đa dạng và đặc sắc Áo của người nữ dài tới gần đầu gối, được may theo hình chữ V Cả cổ áo, lưng áo, đuôi áo đều thêu hoa văn với họa tiết bắt mắt và tinh xảo giống nhau Nghệ thuật trang trí trên trang phục là nét đặc trưng của đồng bào người Dao đỏ Trên áo của họ thường thêu lên những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với đời sống như núi rừng, động vật, cỏ cây, hoa lá,… Ngoài ra, người Dao có sử dụng nhiều loại khăn vấn đầu với 3 kiểu dáng đơn giản như: khăn vuông, khăn chữ nhật, khăn dài Yếm của người Dao đơn giản là một tấm lụa hình vuông màu trắng đính một miếng vải tam giác làm cổ yếm Ngoài ra, người Dao có sử dụng nhiều loại khăn vấn đầu với 3 kiểu dáng đơn giản : khăn vuông, khăn chữ nhật, khăn dài

2 Kiến trúc nhà ở

Kiến trúc nhà ở là một nét đặc trưng của từng vùng miền ở núi rừng Tây Bắc Một cái đặc trưng riêng của kiến trúc nhà ở của Tây Bắc là mọi vật liệu làm nhà đều dùng từ thiên nhiên tạo nên một dạng “kiến trúc xanh” Tuy nhiên, ngày nay lượng gỗ hay những vật liệu thiên nhiên càng khan hiếm khiến kiểu “kiến trúc xanh” ít xuất hiện hơn

Trang 8

Lối xây dựng nhà ở hiện tại đã hiện đại hóa nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc, thanh tao, hùng vĩ của núi rừng

2.1 Nhà sàn Thái

Ngôi nhà sàn truyền thống được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như: gỗ, tre, nứa, song, mây,…Nguyên liệu quan trọng nhất và chuẩn bị công phụ nhất là gỗ vì gỗ

là vật liệu chính để làm nhà sàn Tuy nhiên , ngày nay, do nguồn gỗ ngày càng khan hiếm, người Thái đã thay cột gỗ bằng bê tồn, mái lợp lá thành mái ngói hoặc xi măng Nhà sàn Thái đa số thường làm số gian lẻ vì theo quan niệm của họ, số lẻ là số may mắn Nếu nhà sàn của người Thái đen có mái khum khum hình mai rùa và có khau cút ở hai đầu mái nhà thì người Thái trắng làm nhà theo nguyên tắc 4 mái Bên cạnh số gian lẻ, nhà sàn bao giờ cũng có hai cầu thang: “Tang chan” và “Tang quản”

“Tang chan” được xây ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía “Tang quản” là cầu thang dành riêng cho nam giới, được xây ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía Có hai bếp lửa , một bếp chính ở phía “tang chang” dành cho nữ giới, bếp còn lại ở phía “tang quản” dành cho người già

2.2 Nhà sàn Dao

Cấu trúc ngôi nhà sàn của người Dao đa phần thường có 5 gian (3 gian chính và 2 gian bên trái) Rộng nhất là 7 gian, hẹp nhất là 3 gian Giống người Thái, nguyên liệu chính được sử dụng để xây nhà là gỗ, thường là các loại gỗ trai, nghiến, sến, Kiến trúc nhà ở tùy nhóm mà ở trệt hay nửa sàn, nửa đất Loại nhà nửa sàn, nửa đất là loại kiến trúc nhà cửa đặc trưng thường thấy của người Dao Ví dụ như, nhà người Dao đỏ làm nhà nửa sàn nửa đất ở vị trí lưng chừng đồi

3 Văn hóa nông nghiệp

Dẫu có điều kiện thiên nhiên không thuận lợi để phát triển mạnh về nông nghiệp tuy nhiên nền văn hóa nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các yếu tố văn hóa truyền thống Tây Bắc không được sự ưu ái của thiên nhiên,

8

Trang 9

điều này được minh chứng bởi địa hình vùng đất này rất dốc, hiểm trở, đất ngày càng bị thoái hóa, ít dần Vậy người dân ở đây làm gì để phát triển nền nông nghiệp của mình ? Giải pháp ở đây nằm ở “ruộng bậc thang” một loại hình canh tác độc đáo ở Đông Nam á nói chung và Tây Bắc nói riêng Ruộng bậc thang là kiểu canh tác trên địa hình đồi núi với một hệ thống cung cấp nước hiệu quả cho sự sinh trưởng của cây trồng Ruộng bậc thang giúp cải thiện rõ rệt hạn chế của đất hiếm, trồng cây lương thực trên vùng cao

Ruộng bậc thang chính là nét đẹp tiêu biểu cho phong cảnh Tây Bắc Có ai một lần đến Tây Bắc mà không mê mẫn với những cánh đồng ruộng bậc thang trải dài đầy sức sống, nét đẹp khiến cho con người ta lúc nào cũng muốn hòa mình với thiên nhiên, với phong cảnh núi rừng Tây Bắc Vì lẽ đó nên ruộng bậc thang không chỉ là nơi để canh tác

mà còn là nơi để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

4.Ẩm thực

Tây Bắc vốn là mảnh đất với nhiều dân tộc người sinh sống do đó nền ẩm thực ở đây vô cùng phong phú, đa dạng Đặc biệt mỗi một nét đa dạng trong ẩm thực Tây Bắc đều để lại ấn tượng, sự thích thú trong lòng người từng ghé thăm

4.1 Thịt trâu gác bếp

Đến với món đặc sản đầu tiên ta không thể không nhắc đến món ăn mà người Tây Bắc thường chỉ dùng để đãi khách quý-thịt trâu gác bếp Sở dĩ món ăn này phổ biến như vậy là do hương vị vừa ngon vừa lạ, lại cuốn hút mà nó mang lại cho người dùng Từng miếng bắp thịt của trâu được thả trông trên đồi núi Tây Bắc đem tẩm ướp với các gia vị như ớt, gừng và tiêu rừng thơm, sau cùng là đem hun khói trên bếp than củi, thành phẩm món thịt trâu gác bếp với mùi khói hun thơm nhẹ Ngoài việc bảo quản để chiêu đãi khách quý người dân Tây Bắc còn dùng món thịt này trong những dịp họp gia đình,

lễ hội, tết để vừa nhăm nhi vừa cùng nhau tâm sự

Trang 10

4.2 Cơm lam Tây Bắc

Ngày nay nhằm để phục vụ cho nhu cầu ăn uống đa dạng thì dù ở đâu bạn cũng

có thể thưởng thức được món cơm lam Tuy nhiên cơm lam Tây Bắc được dùng tại Tây Bắc thì vẫn là một cái gì rất đặc trưng, đậm đà bản sắc miền núi Gạo nếp thơm được vo sạch rồi bỏ vào ống nứa đã được chặt đi một đầu, đầu còn lại được bịt kín rồi đốt lửa để nấu Khi mở đồ bịt ống nứa ra ta sẽ được ngửi một mùi thơm ngọt ngào từ gạo hòa cùng mùi nứa Phần cơm dẻo ngọt cùng chút muối đậu tạo thành một món ăn ngon tuyệt, đặc sắc

4.3 Rượu táo mèo

Nếu đến Tây Bắc thưởng thức qua thịt trâu gác bếp thì sẽ là một thiếu sót lớn nếu bạn không dùng cùng với món rượu táo mèo Đây là một loại rượu ngon nổi tiếng, giúp ích nhiều cho sức khỏe Để có được một bình rượu táo mèo chuẩn vị Tây Bắc thường mất từ sáu đến tám tháng để ủ loại quả bổ dưỡng này Người dân ở đây phải trải qua từ công đoạn sơ chế, ủ, bảo quản đúng nơi, đến chắt lọc được những hủ rượu táo mèo có vị say đắm, lưu luyến lòng người Ngoài ra còn có những món khác như rêu đá nướng, rượu cần,

5 Đi lại, vận chuyển hàng hóa

Tây Bắc phủ lên mình một địa hình đồ sộ hiểm trở với các dãy núi từ thấp trung bình đến cao nhất nước ta (đỉnh Phan-xi-păng) Vì những bất lợi đến từ các yếu tố tự nhiên nên nhìn chung hệ thống giao thông hiện đại ở Tây Bắc không mấy phát triển Tuy nhiên để đáp ứng cho nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hóa người dân Tây Bắc đã đa dạng hóa các phương tiện giao thông phù hợp Người bản địa trong vùng vận dụng sức kéo của trâu, bò, ngựa trong vận chuyển hàng hóa đường bộ, những chiếc tàu, máng nhỏ để lưu thông đường thủy; ngoài ra họ chọn đi bộ để di chuyển hằng ngày

10

Trang 11

5.1 Tộc người Tày

Người Tày thường cho những vật nhỏ, gọn vào dậu rồi mang trên vai (dậu là đồ đựng làm từ tre nứa đan dày, có hai quai để xỏ đòn gánh) Khi lên đến vùng Tây Bắc

sẽ dễ dàng để có thể bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Tày mang trên vai mình cái dậu đi

ra chợ để mua hay bán hàng hóa lương thực Ngoài ra người Tày còn thường dùng thân cây tre có trong tự nhiên để làm thành những chiếc bè lớn, vận chuyển những thứ

to, cồng kềnh qua sông, hồ,

5.2 Tộc người H’Mông

Từ bao đời nay loài ngựa đã gắn bó một cách chặt chẽ, thân thuộc với toàn dân tộc Việt Nam nói chung và con người H’Mông nơi Tây Bắc nói riêng Khi có giặc xâm lăng ngựa cùng con người xông pha nơi tiền tuyến, ngày đã hòa bình ngựa là phương tiện để vận chuyển đồ khắp chốn nơi vùng đất cheo leo đầy hiểm trở Hiện nay vùng đất Tây Bắc đã dần trở nên đa dạng các loại hình giao thông hiện đại khác tuy nhiên ngựa thồ vẫn là phương tiện chuyên chở đặc trưng ở Tây Bắc

III.VĂN HÓA TINH THẦN

1 Tín ngưỡng:

1.1 Lễ cúng rừng

Để tạ ơn thần rừng, tăng cường sự đoàn kết cộng đồng, thể hiện sự tôn trọng, biết

ơn, bảo vệ rừng, đồng bào nơi đây đã tổ chức Lễ cúng rừng- nghi lễ lớn và quan trọng nhất trong năm Nghi lễ được đồng bào dân tộc Mông tổ chức ở gốc cây cổ thụ trong rừng cấm, rừng thiêng nơi họ sinh sống Trong bài khấn, thầy cúng thay mặt cho dân làng nói những lời tạ hơn công đức; nói lên quyết tâm bảo vệ, gìn giữ, chăm sóc rừng thiêng của bản Sau lễ cúng, thầy cúng ban lộc cho dân làng, mọi người quây quần vừa

ăn cơm, vừa bàn bạc về cách bảo vệ rừng thiêng

Ngày đăng: 04/12/2024, 17:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w