1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài loại hình tác giả văn học nhà nho tài tử và văn học việt nam

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 11,74 MB

Nội dung

Sự độc tôn của Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng thống trị, như hầu hết các nhà sử học và những người làm lịch sử tư tưởng trong những đã xác định, diễn ra vào nửa sau của thế kỷ XV nă

Trang 1

ĐẠI H C HU Ọ Ế TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN -

ĐỀ TÀI: LOẠI HÌNH TÁC GI Ả VĂN HỌ C NHÀ NHO TÀI T Ử VÀ VĂN HỌC VI T NAM Ệ

H c ph n: ọ ầ Ảnh hưở ng nho – phật – đạo đố ới i v

Văn họ c vi ệt nam trung đạ i

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 5

Mức độ

hoàn thành

1 Phan Thị Duyên Nội dung Chương 1, thuyết trình,

2 Lê Nguyễn Bảo Ngọc Nội dung Chương 1, Làm PP 100%

3 Huỳnh Thị Thúy Kiều Nội dung Chương thuyết trình2, ,

Trang 3

M C L C Ụ Ụ

M Ở ĐẦU: 1 Chương I: HAI LOẠI HÌNH NHÀ NHO CHÍNH THỐNG VÀ HAI KHUYNH HƯỚNG SONG SONG TRONG VĂN CHƯƠNG NHO GIÁO CHÍNH THỐNG 6

I TỪ KINH ĐIỂN NHO GIÁO VÀ TỪ TIỂU S C A NHỬ Ủ ỮNG NGƯỜI SÁNG LẬP 6

II LƯỢC SỬ NHO GIÁO NHÌN Ở GÓC ĐỘ SONG SONG TỒN TẠI CỦA HAI LOẠI HÌNH NHÀ NHO (TRÊN CƠ SỞ TÀI LI U TRUNG QU C VÀ Ệ ỐVIỆT NAM) 10 III VĂN CHƯƠNG NHO GIÁO CHÍNH THỐNG: HAI KHUYNH HƯỚNG SONG SONG 17 Chương II: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI N C A LO I HÌNH NHÀ Ể Ủ ẠNHO TÀI T TRONG XÃ H I PHI C TRUYỬ Ộ Ổ ỀN 26 Chương III NHÀ NHO TÀI TỬ VÀ PHÁT TRI N CỂ ỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG CÁC TH K XVIII-XIX Ế Ỷ 34

I Nhà nho tài t ử và bước phát tri n mể ới trong quan niệm v ề nghệ thuật 34

II Văn chương của người tài tử - Sự thay đổi của hệ thống chủ đề, đề tài và hệ thống hình tượng 38

1 Người anh hùng thời loạn – sự thể hiện lý tưởng, khát vọng sống Nhu cầu giải phóng cá nhân 38

2 Cặp đôi "tài tử - giai nhân" và luận đề trung tâm "Tài Mệnh tương đố" 52 III VĂN CHƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀI TỬ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA HỆ THỐNG

TH LOỂ ẠI VÀ NGÔN NG Ữ VĂN HỌ 64 C Chương IV: CHUNG C C VÀ N I TI P Ụ Ố Ế 68

Trang 4

M Ở ĐẦU:

Việc nghiên c u các h c thuyứ ọ ết ý th c hứ ệ, các tri t thuy t và ế ế ảnh hưởng của chúng lên ti n trình phát tri n cế ể ủa văn học thế giới là m t trong nh ng nhi m v ộ ữ ệ ụquan tr ng và lâu dài c a ngành nghiên cọ ủ ứu văn học, tạo nên cơ sở cho việc chức năng hóa nó với tư cách là một ngành khoa học

Trong quá trình làm vi c cệ ụ thể xuất hi n m t nhu c u dệ ộ ầ ễ hiểu là vi c s ệ ửdụng tri th c và thành tứ ựu đã đạt được của các khoa học c n hay liên ngành, ậtrước h t, là nh ng thành t u của các khoa hế ữ ự ọc như sử học, tôn giáo học, dân tộc học, l ch s ị ử tư tưởng và l ch s tri t h c, chính tr h c ị ử ế ọ ị ọ

Việc nghiên c u và nh n th c ti n trình phát tri n cứ ậ ứ ế ể ủa văn học Vi t Nam ệnói riêng, văn học các nước Đông Á nói chung không thể nào thực hiện được nếu thiếu đi sự hiểu bi t nhi u lo i h c thuy t khác nhau, b i các h c thuyế ề ạ ọ ế ở ọ ết đó từng (hay vẫn đang) gây ra những tác động lâu dài và mạnh mẽ lên toàn b các ộtiến trình văn học Trong số các học thuyết đã gây nên những ảnh hưởng to lớn

đố ới v i các ti n trình phát triế ển văn học đó, trước hết phải kể đến Nho giáo, Đạo giáo và Ph t giáo ậ

V lý thuyề ết, ai cũng ý thức được r ng Nhằ o giáo, tư tưởng Lão - Trang và Phật giáo dĩ nhiên là những học thuyết biệt lập nhau Tuy nhiên, do sự xuất hiện

và phát tri n song song giể ữa Nho giáo và Đạo giáo, v sau do s du nh p hoà ề ự ậbình nhưng gây ra ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo trên cùng một không gian lịch sử, đã diễn ra s xích l i g n nhau gi a các h c thuyự ạ ầ ữ ọ ết đó cả trên bình diện

lý thuyết l n trên bình di n th c tiẫ ệ ự ễn, đến m c không chứ ỉ đồng t n t i mà còn ồ ạtạo nên c mả ột s pha tr n, hòa nh p gi a ba h c thuyự ộ ậ ữ ọ ết đó

Trên cơ sở một nguồn tư liệu nguyên hợp (chủ yếu là tài liệu sử ký và tài liệu văn chương) nảy sinh một đòi hỏi tự nhiên đối với những người nghiên cứu thu c các chuyên ngành khoa h c khác nhau, là ph i tách b ch tr lộ ọ ả ạ ở ại ảnh hưởng của t ng h c thuy t m t vào tâm th c và th c tiừ ọ ế ộ ứ ự ễn l ch sị ử Đó là một nhiệm v ụhết sức khó khăn và phức tạp, có quy mô to l n ớ

T trong l ch sừ ị ử đã nảy sinh ý tưởng v sề ự đồng nguyên c a Tam giáo và ủ

Trang 5

học, s hử ọc và tri t hế ọc Cho đến ngày hôm nay, giữa các nhà Đông phương học

ở khắp mọi phương trời, đặc điểm về tính nguyên hợp của s phát tri n của các ự ể

xã hội phương Đông vẫn được thừa nhận như một tiền đềphổ biến

Thực tế phát tri n lịch s có th , xác tín nh n th c là th ể ử ế ậ ứ ế

Thế nhưng, trước h t là vi c tách b ch nguế ệ ạ ồn tư liệu gốc, sau đó là việc nghiên c u, kh o sát riêng r t ng h c thuy t m t lứ ả ẽ ừ ọ ế ộ ại cũng là một yêu c u, mầ ột đòi hỏi tất yếu khách quan của việc nhận thức sự phát triển xã hội phương Đông

- trong đó có xã hội Việt Nam - một cách khoa học

Không ai nghi ng gì r ng, gi a các h c thuy t l n vờ ằ ữ ọ ế ớ ừa được đề ậ c p nói trên, Nho giáo đã từng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, tạo ra một ảnh

hưởng to lớn và thường xuyên lên toàn bộ tiến trình phát tri n lịch s c a các ể ử ủquốc gia Đông Á: Trung Quốc, Triều Tiên, Nh t B n và Vi t Nam Hoàn toàn t ậ ả ệ ựnhiên là việc người ta đã viết hàng núi sách v h c thuyề ọ ết đó

M t công vi c quá s c c a mộ ệ ứ ủ ột người, cho d u ch là viẫ ỉ ệc đọc, chưa nói

đến vi c "tiêu hóa" Ngõ c t hi n ra t phía: nào là v n ngo i ng , nào là tính ệ ụ ệ ứ ố ạ ữ

m ch l c, hạ ạ ệ thống c a các vủ ấn đề, nào là s dự ị biệt của phương pháp nghiền cứu

Nhưng cũng là một thực tế tình hình như thế này: cả ở Trung Quốc, quê hương của Nho giáo, cả ở các nước tiếp thu và vận dụng Nho giáo vào đời sống thực ti n trong nhi u th kề ề ế ỷ:

Việt Nam, Nh t B n, Tri u Tiên, lậ ả ề ần ở các nước có truy n th ng nghiên ề ốcứu Nho giáo lâu dài: Nga, Pháp, Anh và muộn hơn, là M , viỹ ệc biên soạn

m t công trình nghiên cộ ứu có đủ ứ s c thuy t ph c khoa hế ụ ọc và khái quát được hết những tư liệu cơ bản của lịch sử Nho giáo, một công trình khả dĩ truyền đạt

đồng bộ và đa diện nội dung của học thuyết này lẫn lịch s c a nó theo yêu cầu ử ủvừa c u trúc v a l ch sấ ừ ị ử, đáp ứng những đòi hỏi phương pháp luận nh n thậ ức hiện đại, vẫn như trước đây, là một nhiệm vụ cấp thiết đạ ền tư bải ti n chủ nghĩa

Dĩ nhiên không ai ấu trĩ đến mức nghĩ rằng các nền văn học của các dân tộc đó chỉ chuyển tải nh ng n i dung Nho giáo, hay có thể đồng nh t khái niữ ộ ấ ệm "nền văn học nhà Nho" v i khái ni m "nớ ệ ền văn học dân t c" Vộ ả chăng

Trang 6

Nho giáo t n t i và phát triồ ạ ển ở các qu c gia vố ừa nói trên cũng có những sắc thái khác nhau Tuy nhiên, s ự thậ ịt l ch s là chính Nho giáo nói riêng, ử

Do nhi u nguyên nhân khác nhau, th m chí có cề ậ ả những nguyên nhân trái ngược nhau, nhưng hệ quả là cho đến nay, trong tiến trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn L ch sị ử văn học Vi t Nam, gi i nghiên cệ ớ ứu văn học đã không quan tâm đúng mức đến vị trí, vai trò và ảnh hưởng của Nho giáo đối với lịch sử văn học dân t c H n chộ ạ ế đó tuy ở mức đậm nh t khác nhaạ u, cũng tồn t i c trong ạ ảgiới nghiên cứu văn học Trung Qu c, Tri u Tiên, Nh t Bố ề ậ ản

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, cuốn sách của ông vẫn còn là một tải liệu nhập môn chưa thể thay thế được, cũng đã phần nào nói lên ý nghĩa của nó Trước Cách m ng, m t s tác ạ ộ ố giả khác cũng đã cố ắ s ng trình bày h c thuyọ ết này, như Phan B i Châu, Ngô T t Tộ ấ ố , nhưng hiệu quả thực tế còn nhiều h n ch ạ ế

Quả tình, đã từ rất sớm, trong các bài viết của mình, Giáo sư Trần Đình Hượu có dành một s quan tâm lự ớn đố ớ ấn đềi v i v này

Trong các công trình nghiên c u Nho giáo hiứ ện đang được lưu hành trong giới khoa học, mức độ sâu nông của chất lượng công trình có khác nhau, nhưng hầu như các tác giả đều th a nh n s t n t i cừ ậ ự ồ ạ ủa hai loại hình nhà Nho: người hành đạo và người ẩn dật Tuy vậy, cũng cho đến nay, cả hai loại hình nhà nho này đều chưa được nghiên cứu định tính đầy đủ, trên tất cả các tiêu chí định hướng; cũng chưa ai đã chỉ ra một cách c n kặ ẽ vai trò mà hai lo i hình nhà nho ạnày đã đóng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: triết học, đạo đức, tư tưởng xã hội, sự phát triển của văn học nghệ thuật Tuy nhiên, trong gần hai mươi năm nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn học Việt Nam, sắn với việc

đối chi u, so sánh s phát tri n l ch s gi a các nế ự ể ị ử ữ ền văn học Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi đã phải quan tâm đến một loại hình nhà nho khác, xuất hiện muộn màng hơn hai loại nhà nho nói trên về mặt thời gian, nhưng lại có một vị trí h t sế ức đặc bi t trong s phát tri n c a xã h i nói chung, c a nệ ự ể ủ ộ ủ ền văn học ngh thu t nói riêng D n d n, khái ni m "nhà nho tài tệ ậ ầ ầ ệ ử" cũng được nhi u nhà ềnghiên c u khác s dứ ử ụng, trong đó đặc bi t rõ r t là Phan Ng c trong cu n "Tìm ệ ệ ọ ố

Trang 7

hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Ki u" (Nhà xuất bản Khoa học Xã ềhội, 1985), tuy không có một gi i thuyớ ết nào v vi c s d ng khái ni m này ề ệ ử ụ ệTrong các bài gi ng l n trong các báo cáo khoa h c, trình bày trong nhiả ẫ ọ ều dịp khác nhau, bản thân người vi t chuyên luế ận này cũng đã nhiề ầu l n phát triển thêm tư tưởng về người tài tử, nhưng việc công bố thành văn bản vẫn còn bị hạn chế Theo chúng tôi, tư tưởng về sự tồn tại của loại hình nhà nho thứ ba - nhà nho tài t - cử ủa giáo sư Trần Đình Hượu có một ý nghĩa chìa khóa hế ứt s c quan trọng để "'giải mã" nhi u về ấn đề ủa văn họ c c s ử

Vì v y, trong thậ ời gian học tập và nghiên cứu ở Viện phương Đông viện Hàn lâm khoa học Nga, chúng tôi đã chọn loại hình nhà nho tài tử làm đối tượng nghiên cứu cho luận án phó tiến sĩ ngữ văn của mình Tuy nhiên, nhìn l i, không thạ ể cầu toàn chờ đợi một kết quả cơ bản hơn, bỏi việc công bố những sản phẩm có tính giai đoạn là tiền đề để đạt tới việc tạo ra một sản phẩm trọn v n Vẹ ả l i, trong tình hình ạchung, khi việc nghiền cứu Nho giáo trong các khoa học l ch sị ử khác: sử học, l ch ị

sử tư tưởng, lịch s tôn giáo, lử ịch sử kinh tế ở nước ta và cả các nư c khác vẫn ớcòn phải chờ đợi những thành tựu cơ bản mới, việc công bố những k t quế ả nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn h p là lẹ ịch sử văn học hẳn cũng sẽ ít nhiều giúp ích cho các đồng nghiệp của mình tiếp tục công việc

Trong vi c nghiên c u l ch sệ ứ ị ử văn học, theo quan ni m c a chúng tôi, s ệ ủ ựkhác bi t mang tính lo i hình gi a các chệ ạ ữ ủ thể sáng t o cạ ần được coi là một trong những tiêu chí định tính, và các nhà nghiên c u, các nhà làm l ch sứ ị ử văn học buộc phải tính đến nó khi phân k các ti n trình l ch sỳ ế ị ử văn học, khi xác định các trào lưu, các trường phái, chủ nghĩa trong văn chương Nói cách khác, theo ý chúng tôi, vi c nghiên cệ ứu văn học dưới giác độ lôgic - l ch s ị ửtrong m i quan h v i vi c xu t hi n và phát tri n các lo i hình tác gi khác ố ệ ớ ệ ấ ệ ể ạ ảnhau có nhi u tri n v ng tr thành m t cách ti p c n khoa h c h p d n, nhiề ể ọ ở ộ ế ậ ọ ấ ẫ ều tri n v ng Nể ọ ếu căn cứ vào r t nhi u tiêu chí cấ ề ủa trình độ lành ngh , kinh ềnghi m nghiên cệ ứu, quá trình được đào tạo lân những điều ki n làm vi c, b ệ ệ ềdày của văn hóa khoa học, không nghi ng gì r ng có r t nhi u m t các nhà ờ ằ ấ ề ặkhoa học ở các nước như nước ta đáng phải ng n ng i khi ti p c n cùng m t loầ ạ ế ậ ộ ại

Trang 8

công vi c v i các nhà khoa hệ ớ ọc phương Tây Nhưng với tư cách là dân bản địa, chúng ta có những ưu thế hiển nhiên khi c g ng khách quan hóa và cô l p hóa ố ắ ậ(thao tác khoa h c hóa) chính b n thân mình hay l ch s dân t c mình Nhọ ả ị ử ộ ững thứ này tuy không được dề xuất h n thành các nguyên lý ẳ

nên không t o ra nhạ ững đối kháng v lý thuyề ết, nhưng lạ ấi r t phong phú, nhi u lúc lề ại đưa những cách khái quát hóa v khách quan là h t s c khác biề ế ứ ệt với nh ng khái quát hóa quen thuữ ộc - thì chúng ta có được những ưu thế "trời sinh" mà không nhà nghiên cứu phương Tây nào dám ước mơ Đó cũng chính là

điểm phân biệt l n vớ ề phương pháp luận giữa các khoa h c nghiên c u v t ọ ứ ề ựnhiên và các khoa h c xã họ ội nhân văn ột điểm khác cũng cần được đề ập - M ctới trong khi bàn về phương pháp luận nghiên c u, là m i quan hứ ố ệ giữa các khoa học liên ngành v cùng mề ột đối tượng

B t k mấ ỳ ột công trình nghiên c u loứ ại hình nào, cũng thường v p phấ ải những cái gọi là "nh ng dữ ữ kiện b t tr ", hu ng hấ ị ố ồ là ti n hành mế ột công trình loại hình học đối với một đối tượng có quá nhiều vấn đề còn phải "ch được giải ờquyết" như là "loại hình nhà nho th ba" này ứ

Trang 9

Chương I: HAI LOẠI HÌNH NHÀ NHO CHÍNH TH NG VÀ HAI Ố KHUYNH HƯỚNG SONG SONG TRONG VĂN CHƯƠNG NHO GIÁO

cả một dân tộc, phản ánh tư tưởng và tình cảm của cả dân tộc đó Tuy nhiên dần

dà theo thời gian, sẽ có thể quan sát thấy sự bộc lộ của các xu hướng và bộ phận nghịch chiều nhau, phản ánh những sự cảm nhận và khuynh hướng tư tưởng của các nhóm thành phần xã hội dị biệt, bị quy định bởi những điều kiện vật chất và văn hóa không đồng nhất Trong tiến trình cùng tồn tại và phát triển của chúng,

sự đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau của các quá trình sẽ làm xuất hiện một hay một vài khuynh hướng mang tính chủ đạo, thống trị, quy định sự phát triển của các trào lưu, trường phái, xu thế khác, tuy vẫn đồng tồn tại nhưng đã lùi xuống địa vị thứ yếu, bị quy định

Sự độc tôn của Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng thống trị, như hầu hết các nhà sử học và những người làm lịch sử tư tưởng trong những đã xác định, diễn ra vào nửa sau của thế kỷ XV năm trị vì của vua Lê Thánh Tông (1460-1497) Tuy nhiên, về mặt văn học, cần phải ghi nhận rằng, vị trí độc tôn đó đã diễn ra sớm hơn, trên dưới một thế kỷ Trước khi diễn ra quá trình vận động trực tiếp đi vào quỹ đạo văn học thế giới, văn học Việt Nam đã vận động gia nhập vào quỹ đạo vùng, cụ thể hơn, gia nhập vào quỹ đạo vùng văn học Đông Á Các nhà Đông phương học trên thế giới nhất trí cho rằng Nho giáo, trong các tọa độ không, thời gian lịch sử khác nhau có những biến động quan trọng về

Trang 10

mặt nội dung, có những đặc trưng mang tính giai đoạn, và cũng đóng những vai trò xã hội khác nhau Cũng vì thế mà tác động của nó mang lại những kết quả khác nhau đối với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần của cá nhân riêng rẽ

Quá trình Nho giáo hóa nhà nước và xã hội Việt Nam, cho dù diễn ra muộn màng hơn nhiều so với ở Trung Quốc, thậm chí muộn hơn Nhật Bản và Triều Tiên, vẫn lặp lại những nét chung nào đó, nhất là trong việc tiếp cận ngai vàng

Số phận lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam không khác lắm số phận lịch sử của

nó ở Trung Quốc Vì thế, để nắm bắt những nét chung đó, cần trở lại với những thư tịch và sự kiện lịch sử ở giai đoạn học thuyết này được định hình

Trong sách "Pháp ngôn" của Dương Hùng đời Hán, có đưa ra một thứ tương tự như là một định nghĩa: "Thông thiên, đạt địa, tri nhân viết nho" (hiểu thấu cả tam tài: trời, đất, người thì gọi là nho) Định nghĩa đó không mang tính xác định ý thức hệ Nói cách khác, từ "nho" lúc đầu dùng để chỉ một loại trí thức nào đó nhất định Tuy nhiên, từ thời Xuân thu Chiến quốc, đặc biệt khi nhiều - học phái cùng đua nhau xuất hiện, từ "nho" đã dần trở thành tên gọi đối với những người theo tư tưởng của một khuynh hướng, tồn tại tuy từ rất sớm nhưng dưới dạng linh tán, chỉ nhờ vào Khổng Tử mà trở thành một học thuyết riêng biệt, không những thế, nằm trong số những học thuyết lớn nhất

Với tư cách là tập đại thành của một khuynh hướng tư tưởng lớn, một nhà hoạt động xã hội mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học, giáo dục và văn hóa, Khổng Tử đã được mệnh danh là "vạn thế sư", được tôn lên thành thánh nhân Ông được coi là người sáng lập ra Nho giáo, và vì vậy, trong các ngôn ngữ phương Tây, Nho giáo được gọi hoàn toàn theo tên ông

Tuy nhiên đối với lịch sử Nho giáo, bốn trăm năm đó không hề vô ích, bởi

nó đã tự tái vũ trang để không chỉ đơn giản là tồn tại được (như kiểu Lão-Trang)

mà còn tiến lên, trở thành học thuyết ý thức hệ của giai cấp thống trị, và tuy cũng có những thăng trầm nhất định, nó đã giữ được vị trí đó trong hơn hai thiên niên kỷ Chính Pháp gia là tác nhân quan trọng nhất, đã "giúp đỡ" Nho giáo

Trang 11

toàn bộ lịch sử Nho giáo, mà là sự kiện Nho giáo đã tìm ra một phương thức tồn tại khác ngoài phương thức tồn tại bên cạnh ngai vàng, ngoài vị trí là học thuyết

về quản lý xã hội

Những tìm tòi chi tiết, cụ thể đã để lại dấu ấn không bao giờ bị phai mờ trong toàn bộ lịch sử Nho giáo, tác động mạnh mẽ lên số phận lịch sử của học thuyết này nói chung và lên văn chương của Nho giáo nói riêng

Căn cứ vào rất nhiều những phát ngôn của chính Khổng Tử được ghi lại trong

"Luận ngữ", Khổng Tử suốt đời chủ trương tích cực nhập thế, định hướng vào những hoạt động chính trị, hy vọng và tin tưởng vào thiên chức cứu thế của mình

Ở vào các thời điểm khác nhau, Khổng Tử có gặp gỡ với nhiều "cao nhân" tuy không hẳn cùng tín niệm: Riêng "Luận ngữ" đã ghi lại các cuộc gặp gỡ với Trường Thư, Kiệt Nịch, Sở cuồng Tiếp Dư , và nếu tin được vào ý kiến của Trang Tử, được Tư Mã Thiên sao chép lại trong "Sử ký" (32, tr.168), thì ông còn gặp gỡ với Lão tử Trong tất cả các cuộc gặp gỡ đó, cả các ẩn sĩ, cả Lão tử đều đồng thanh chê ông về sự say mê quá mức đối với chính trị, về "tham vọng công danh" Những lời phê phán, chê bai hơn một lần đã khiến cho bậc thánh nhân giàu lòng tự tin này trăn trở

Vấp phải sự ghẻ lạnh, sự thiếu tin tưởng hoặc sự hờ hững của giới cầm quyền, nhiều lần lâm vào cảnh khốn cùng, Khổng Tử vẫn không thay đổi, không

đi ngược lại những xác tín của mình, những thứ về sau trở thành giáo lý, thành tín điều của Nho giáo Tuy nhiên, rõ ràng là các cuộc đàm thoại hay đối thoại với các ẩn sĩ, với những người có ý thức hoàn toàn đứng ra ngoài "thế sự" cũng không phải đã trôi đi không để lại dấu ấn gì đáng kể Dần dà, trong ý thức của Khổng Tử, bật lên tư tưởng về khả năng tồn tại theo cách khác, khả dĩ xứng đáng với "người quân tử" một biến thể thứ hai nào đó của cách hành xử trong cuộc đời: "an bần lạc đạo" (yên phận với cảnh nghèo, vui với đạo) (52)

Sự bất đắc chí, không thỏa mãn là một chủ đề thường được lặp đi lặp lại nhiều trong tiểu sử của các nhà sáng lập Nho giáo Không chia xẻ với phía Đạo gia tư tưởng ty thế, mà chủ trương tích cực nhập thế, cứu đời, nhưng rồi, với thời gian, với những tình huống lắm lúc thậm chí hiểm nghèo mà ông gặp phải

Trang 12

trong bước đường đời, Khổng Tử nhận ra rằng, trong nhiều hoàn cảnh, nhiều tình huống sống, phải hành động theo cách khác Nói khác đi, trong thực tế, Khổng Tử đã đề xuất cho các học trò của mình (và về sau, các tín đồ) hai dạng thức sống Và dạng thức thứ hai đó chính là con đường trở thành những người

ẩn dật Phương diện đó, ở dạng tiêu biểu nhất, thể hiện trong cuộc hội thoại nổi tiếng giữa Khổng Tử và bốn trong số các cao đồ của mình Chúng ta cùng đọc lại câu chuyện này trong "Luận ngữ":

Chính cái nguyện vọng "tắm mát ở sông Nghi, hóng gió ở đền Vũ Vu, ca hát mà trở về nhà", cái khoảnh khắc nghỉ ngơi một khi biến thành sự thể hiện

"chí" ở một con người, tự nó đã nói lên cả một quá trình chiêm nghiệm lâu dài trong cuộc sống Đó là con đường mà những Hứa Do, những Sào Phủ xưa đã từng lựa chọn

Cũng giống như Khổng Tử, Mạnh Tử (Mạnh Kha 372 - 289 tr.CN) thành tâm và rất tích cực trong việc truyền bá tư tưởng Nho giáo vào giới cầm quyền Cuộc đời ông, trên khá nhiều điểm, lặp lại một số nét lớn đường đời Khổng Tử Ông là người có những bổ sung quan trọng cho nội dung học thuyết, vì thế, tên tuổi ông về sau thường được ghép với tên tuổi của bậc thánh đại thành Cũng như đối với Khổng Tử, những người cầm quyền tuy đối với Mạnh Tử có tỏ ra trọng nể, thì thủy chung họ vẫn không hề áp dụng những nguyên lý cơ bản của học thuyết vào công việc cai trị của mình Hẳn cũng vì vậy, dần dần, Mạnh Tử

đề cập tới hai khả năng hành xử trong đời sống: "Cùng, tắc độc thiện kỳ thân; đạt, tắc kiêm thiện thiên hạ" (lúc khốn khó thì giữ gìn lấy sự "thiện" cho riêng mình, lúc thành đạt, thì làm điều thiện cho cả thiên hạ) (Tận tâm, thượng) Mạnh

Tử còn nêu lên hàng loạt những tình huống khác nhau, quan tâm đến việc biện giải nhiều chiều cho hai khả năng hành xử như vậy Ông nói rằng, làm quan, tức chỉ nhận "nhân tước" (tước vị của con người), còn trở nên tấm gương của đạo nghĩa, thành bậc thầy giáo hóa cho mọi người noi theo đạo nghĩa, đó mới thực là

"thiên tước" (tước vị của trời ban) Dĩ nhiên, ai cũng hiểu, tước của con người thì thiết thực hơn, nhưng cũng là tầm thường hơn

Trang 13

Cũng cần phải lưu ý rằng, ở trung Quốc cổ đại, lối sống ẩn dật từ rất sớm

đã trở nên quen thuộc, và những người ẩn dật, đặc biệt vào giai đoạn trước thời Tần Hán, không chỉ là nhà Nho, thậm chí là những người bất đồng tư tưởng với học thuyết này Trước Khổng Tử, chúng ta có thể đọc thấy trong rất nhiều tài liệu lịch sử tên tuổi của nhiều ẩn sĩ nổi tiếng, vài người trong số đó chúng ta đã

đề cập tới

Xét về bản chất của học thuyết, Đạo gia (bao gồm cả những người theo tư tưởng Lão Trang) là những ẩn sĩ điển hình nhất Tuy nhiên về sau, khi Nho - giáo đã thực sự trở nên là học thuyết ý thức hệ thống trị, đội ngũ những người ẩn dật được gia tăng một cách đồng đảo chính bởi những tên tuổi lừng danh của Nho lâm, và đến một thời điểm nào đó, hầu hết các ẩn sĩ là nhà nho

Những tiền đề cho việc hình thành trong lịch sử hai mẫu người, hai loại hình nhà nho, đều là chính thống, đã được ấn định bởi chính nội dung của học thuyết, lẫn tiểu sử của các nhà sáng lập ra học thuyết đó - Khổng Tử và Mạnh Tử

II LƯỢC SỬ NHO GIÁO NHÌN Ở GÓC ĐỘ SONG SONG TỒN TẠI CỦA HAI LOẠI HÌNH NHÀ NHO (TRÊN CƠ SỞ TÀI LIỆU TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM)

Nho giáo đã kịp triển khai trong thực tế hai định hướng ứng xử rõ rệt: hành đạo và ẩn dật Dĩ nhiên, người hành đạo vẫn là mẫu người chủ đạo, bởi nếu không có mẫu người này làm sao có sự thắng lợi của Nho giáo ở cương vị ý thức

hệ nhà nước chính thống Nhưng ngay cả ở giai đoạn đầu tiên này trên cương vị nắm giữ quyền lực, từ trong đội ngũ đông đảo của Nho giáo đã có sự phân hóa

tự nhiên: chỉ một thiểu số trở thành quan lại các cấp, còn đa số, "cái mẫu số chung tầm thường" vẫn phải sống trong điều kiện bần hàn làm các nghề tự do phi sản xuất (dạy học, làm thuốc, làm thầy địa lý, thầy tướng ) Một thiểu số xuất sắc khác vì những lý do khác nhau cho dù có tài và có danh vọng, vẫn không cộng tác với triều đình, lui về nơi thôn dã, chọn những vùng biệt địa (thường là các vùng bán sơn địa) làm nơi cư trú Chỉ đến lúc Nho giáo đã tức vị, hai loại người cơ bản của nhà nho mới hình thành rõ nét, tạo ra một sự tương phản nội tại

Trang 14

Nhà nho hành đạo về cơ bản được cơ chế hóa thành bộ máy quan liêu của triều đình chuyên chế Dưới triều đại Hán Vũ đế, nhà nho đã nắm giữ hầu hết những cương vị chủ chốt trong các bộ, các nội các, trong bộ máy quan lại địa phương cho đến tận cấp huyện Khi đã nắm giữ quyền lực trong tay, (dĩ nhiên, trừ ngôi vua, quân đội, và các vùng phiên trấn), các nhà nho hành đạo nỗ lực triển khai việc ứng dụng lý luận Nho giáo vào quản lý xã hội Chính trong quá trình thực hiện lý tưởng chính trị của Nho giáo, nhà nho hành đạo đã buộc phải, từng bước một, đi ra ngoài khuôn khổ của học thuyết, vận dụng không ít những nguyên tắc, phương pháp cai trị, thậm chí cả những thủ đoạn của các học thuyết khác, mà chủ yếu là của Pháp gia, kẻ tử thù chính trị của Nho giáo Nhà nho hành đạo trên thực tế không thể là chân nho, trung thành hoàn toàn với giáo lý Khổng Mạnh, Vì sao lại xảy ra điều đó? Chỉ có thể giải thích bằng sự thiếu hoàn thiện của Nho giáo với tư cách là một học thuyết, một lý luận cai trị

Tính chất nhị nguyên của thế ứng xử Nho giáo được thiết định và củng cố bởi tính tích cực của chủ trương nhập thế của học thuyết, và từ phía khác bởi những khó khăn mà mỗi nhà nho lẫn toàn bộ học phái lâm vào trong các cuộc đấu tranh tư tính chất dĩ hòa của Nho giáo bắt nguồn từ cách xem xét sự vật tưởng và đấu tranh giành quyền lực Chủ nghĩa chiết trung, với tính triệt để, vốn rất dễ bị đồng nhất với tính chất cực đoan trọng, tính chừng mực, tránh tỏ ra sắc sảo, triệt để

Như đã rõ, nội dung Nho giáo với tư cách là một hệ thống tư tưởng chính trị xã hội chủ trương một xã hội chuyên chế tập quyền quan liêu đến mức tối -

đa Điểm thống nhất giữa Nho gia và Pháp gia chính là cách hình dung xã hội lý tưởng với sự tồn tại của một ông vua chuyên chế cực độ Trong xã hội Nho giáo hóa, xét về cơ cấu giai cấp, có thể nhìn nhận giai cấp thống trị với những thành phần: vua, hoàng tộc, quý tộc, quan lại các cấp, và giai cấp bị trị bao gồm "tứ dân": sĩ, nông, công, thương do sĩ đứng đầu Đẳng cấp "sĩ" (mà về sau tuyệt đại

đa số là các nhà nho) có một vị trí trung gian đặc biệt giữa giai cấp thống trị và nhân dân Bản chất của tầng lớp trí thức đặc biệt này có hai mặt: một mặt, với tư

Trang 15

chống lại tất cả những gì hà khắc, tàn bạo, tham lam độc đoán của giai cấp thống trị, bảo vệ những quyền sống tối thiểu của con người, sự yên ổn của xã hội Mặc khác, với tư cách là kẻ đứng đầu tứ dân, họ tự nhận, và được nhân dân, chủ yếu

là nông dân, thừa nhận là những người tiên tri tiên giác, người khai sáng, người bảo hộ tự nhiên Là đội quân hậu bị của bộ máy chính quyền, một bộ phận trong

họ thường xuyên chuyển hóa thành giai cấp thống trị Trong cương vị đó, họ bảo

vệ ngôi vua thiên tử, chống lại mọi lực lượng phân tán, cát cứ, mọi cuộc bạo động của bất cứ lực lượng nào, nhằm giữ gìn cảnh "thái bình thịnh trị" cho chế

độ chuyên chế Chiến thắng của Nho giáo đối với đối thủ chính trị lớn nhất của

nó là Pháp gia phản ánh một nét đặc biệt của sự phát triển xã hội ở Trung Quốc nói riêng, ở Đông Á nói chung: sự củng cố, hoàn thiện mô hình nhà nước chuyên chế cực đoan lại không phải đặt trên cơ sở sự phân hóa giai cấp sâu sắc trong lòng xã hội mà ngược lại, trên cơ sở sự trì trệ của quá trình phân hóa đó, trong hoàn cảnh các lực lượng đối kháng đều yếu đuối, không đủ sức thanh toán lẫn nhau Sự thất bại của tư tưởng cai trị xã hội bằng luật pháp của phái Pháp gia

là một bước lùi về sự tiến hóa lịch sử Thay chỗ nó là một học thuyết có tính chất đạo đức chứ không phải một triết thuyết xã hội, cho dẫu Nho giáo đặt ra một kỳ vọng rất cao là xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị, nơi con người nói chung được đặt trong thế đẳng lập với Trời và Đất, để trở thành một trong "tam tài", cả xã hội đều là những người thấm nhuần đạo lý (Lễ ký, Quảng vận) Những công cụ cai trị, những biện pháp quản lý xã hội do Nho giáo đề xuất - nhân trị, đức trị, hay một biến thể khác, là lễ trị - đã vô hiệu hóa toàn bộ mọi khả năng đạt tới mục đích đó Nho giáo yêu cầu tất cả mọi người,"từ thiên tử cho đến thứ dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc" (Đại học) Nho giáo đặt ngôi vua lên vị trí chí tôn, vô thượng, nhưng đồng thời đòi hỏi tất cả các bậc vua chúa phải chí nhân, chí thiện Phản ánh một tình trạng phát triển tiệm tiến, theo lối cải lương chứ không phải theo lối cách mạng, trong một cách hình dung giản lược khá ngây thơ, Nho giáo coi gia đình, quốc gia, thế giới là cùng một loại hình không khác nhau về chất Phù hợp với một cách hình dung như vậy, kẻ sĩ quân

tử hành đến cùng thao tác hoàn thiện hóa đạo đức: "khắc kỷ, phục chỉ có thể tiến

Trang 16

hành và động viên, giáo dục mọi người cùng tiến lễ, thành ý, chính tâm" để "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" Làm được điều đó, theo Nho giáo, thậm chí

có thể khiến cho "thiên địa vị, vạn vật dục" Nói cách khác, Nho giáo lấy mô hình gia trưởng để hình dung thế giới, coi thế giới chỉ là hình một ông bố (thiên phụ) nghiêm khắc nhưng nhân từ, ban phát ảnh của gia đình mở rộng, đến cả Trời cũng được hình dung như ân huệ cho kẻ thực hành đạo đức Bề tôi đối với vua, vừa là "thần" (bề tôi), vừa là "tử" (con cái), quan lại đối với dân là "dân chi phụ mẫu" (Mạnh tử, Công Tôn Sửu, thượng, 5) còn dân được hình dung là "lê dân" (dân đen đầu), "xích tử" (con đỏ, ý nói: như trẻ sơ sinh), "bách tính" (trăm

họ nhìn theo góc độ kết cấu huyết tộc) Trong mối quan hệ "pháp tự nhiên" -

ấy, người dưới được người trên chăn dắt, giáo hóa, được quyền kêu oan, nhưng không có quyền nổi loạn, chống cự Chỉ có một trường hợp duy nhất, thực chất

là phản ánh tất yếu lịch sử, nhưng lại được nhà nho quy về sự thay đổi của Mệnh Trời, đó là trường hợp xuất hiện các ông vua quá ư tàn bạo, phải lật đổ tiêu diệt

đi Thực hiện công thức "tu thân, tề gia" có hiệu quả, thậm chí "không cần ra khỏi cửa" cũng có thể "giáo dục được cả thiên hạ" (61) Trị được nước, bình được thiên hạ, tức "tứ hải giai huynh đệ" ("bốn biển đều là anh em" thì sẽ là

"thái bình, thịnh trị")

Với công việc cai trị, Nho giáo chủ trương "vô vi" mà "hữu vi" (không làm

mà làm), ung dung bớt việc Phong độ một ông quan có tài cai trị, có triển vọng tiến xa trên hoạn lộ là phong độ của một người "cầm đường ngày tháng thanh nhàn, sớm khuya tiếng hạc tiếng đàn tiêu dao", chứ không phải phong cách tỷ

mỷ, sâu sát, cần cù và năng động những thuộc tính dành cho những kẻ thư lại Nho giáo xem trong giáo hóa, phản đối việc ứng dụng hình chính, pháp luật Đối với các biện pháp bạo lực, chuyên chính, Nho giáo nói chung không đề cao: họ

đề cao "văn hiến, lễ nhạc", nên cố tình tạo ra và dung dưỡng tâm lý "trọng văn khinh võ" Nhà nho luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng "binh đạo là đồ hung dữ, thánh nhân bất đắc dĩ phải dùng"

Mô hình (nếu phát triển trọn vẹn) của cuộc đời một nhà nho thường có thể

Trang 17

Đỗ đạt → làm quan → cáo quan Học → thi cử ẩn dậtKhông đỗ đạt → các loại "thầy"

Ở mỗi chặng trong toàn bộ tiến trình đó đều xuất hiện khả năng đi ra ngoài những mục đích mang tính chính trị xã hội.-

Nhưng cũng chính bởi nội dung của Nho giáo không thống nhất, nói cách khác, không hoàn toàn phản ánh lợi ích của giai cấp thống trị, lẫn lợi ích của những kẻ cầm quyền cụ thể, mà Nho giáo tránh được số phận sụp đổ cùng với các vương triều mà nó từng gắn bó Trong lịch sử, cả các triều đại vừa bị sụp đổ lẫn các triều đại lên thay thế đều nhanh chóng tìm đến Nho giáo như một công

cụ thống trị tinh thần không thể thiếu Điều đó dĩ nhiên càng làm tăng uy tín, ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội và nói riêng, uy tín của các ẩn sĩ, cùng tính độc lập tương của họ

- Nếu cơ sở kinh tế của loại hình nhà nho hành đạo đội ngũ quan lại là việc chia sẻ, chiếm dụng phần tô thuế thu được trong nhân dân dưới dạng lương, bổng và lộc thì cơ sở kinh tế của nhà nho ẩn dật là nền kinh tế tự cấp tự túc Không xuất chính, không nhận áo mũ của triều đình, không vướng bận nhiều với thân phận thần tử, lại thuộc vào loại người được triều đình miễn mọi thứ lao dịch, tô thuế, người ẩn dật "cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống" Họ tự tách mình ra khỏi những sinh hoạt chính trị, coi mình "vô can", thường đứng ra ngoài, thậm chí nhiều lúc tự coi là đứng lên trên mọi thay đổi trong xã hội, tự cho phép mình làm "phán quan của lịch sử" Một số lớn trong họ vốn là những ông quan bất đắc chí lui về ẩn dật, số khác nữa, ngay từ đầu cho rằng "triều đình" chỉ là "lưới trần", các biến cố phức tạp của sự đảo lộn chính trị gieo vào họ một sự chán nản tiên thiên, đã coi "đại sự khứ hỹ" từ lúc còn chưa xuất chính

Lý do dẫn một nhà nho đến sự lựa chọn đời sống ẩn dật thường thấy nhất là: nước loạn, hay nước bị ngoại bang cai trị, triều đại đang cầm quyền bị coi là không chính thống, hoặc triều đình đang bị quyền thần lũng đoạn, và đôi khi có những lý do riêng của dòng họ hay của bản thân khiến họ khó xử trong quan hệ với triều đình

Trang 18

Nếu nhà nho hành đạo trong thực tế công việc phải sử dụng học thuyết Pháp gia và càng về sau, yếu tố Pháp gia hay yếu tố "phi nho" nói chung càng không ngớt gia tăng, thì ở người ẩn dật cũng diễn ra một quá trình từng bước một đi ra ngoài khuôn khổ của học thuyết Nho giáo

Tuy có sự khác biệt lớn giữa hai mẫu người cơ bản đó của Nho giáo, dĩ nhiên vẫn tồn tại những điểm chung nhất giữa họ, khiến họ đều được coi là mẫu người chính thống, người mang và chuyển tải những nội dung Nho giáo từ thế

hệ này sang thế hệ khác Điểm chung nhất đó, dĩ nhiên không thể là nội dung lý luận chính trị xã hội, học thuyết về cai trị điều mà trong đời sống các nhà nho - -

ẩn dật xa lánh Tiện thể, cũng nên nói rằng chính sự phân biệt các cấp độ của các học thuyết Nho giáo như vậy sẽ cho phép chúng ta tìm thấy và xác định hạt nhân của nó, điều khiến cho rất nhiều nhà nghiên cứu Nho giáo trên toàn thế giới quan tâm và hằng tranh luận

Về cơ bản, cả hai mẫu nhà nho đó đều được coi là chính thống bởi họ cũng thừa nhận và thực hành những nguyên lý đạo đức của Nho giáo Nói cách khác, Nho giáo trước hết là một học thuyết về đạo đức

Các nhà sáng lập Nho giáo, hơn bất cứ các nhà sáng lập nên học thuyết nào đương thời với họ trên thế giới, đã hình dung một cách hết sức chi tiết, cụ thể, đến mức tỉ mỉ, các chuẩn mực của hành vi trong học thuyết của mình Mức độ ly khai Nho giáo được nhà nho đánh giá trước hết chính ở mức độ vi phạm những chuẩn mực đạo đức của học thuyết đó Dĩ nhiên Nho giáo cũng đề cập đến nhiều phạm trù khác không chỉ mang ý nghĩa đạo đức, nhưng kể cả các phạm trù này vẫn bị chi phốibởi nội dung đạo đức của nó

Như đã nói, Nho giáo lấy mô hình gia đình để hình dung thế giới, coi tất cả các cấp độ cộng đồng khác chỉ là sư mở rộng hình ảnh của các quan hệ gia đình, cho nên con người hoàn thiện theo Nho giáo lại không phải là cá nhân tự do, tự chịu trách nhiệm trước thế giới, trước luật pháp xã hội về mọi hành vi của mình một cách độc lập với các quan hệ thân tộc, mà ngược lại, hạnh phúc hay bất hạnh xảy ra đối với một con người cụ thể nào đó lại có quan hệ mật thiết, trực

Trang 19

thành viên khác của gia tộc, đặc biệt với hành vi đạo đức của các thế hệ trước Đến mức, luật pháp của chế độ chuyên chế triển khai sự phong tặng hay thực hành sự trừng phạt đều hoàn toàn dựa trên nguyên tắc ấy

Trong thực tế tồn tại và phát triển của mình, cả hai loại nhà nho đều là chính thống của Nho giáo đó bằng cách này hay cách khác, mức độ này hay mức

độ khác, chịu ảnh hưởng của các học thuyết khác, nhưng đều không phá vỡ, về

cơ bản, những nguyên lý đạo đức của học thuyết đó Con người hoàn thiện, theo Nho giáo, trước hết là con người có thể được sử dụng để nêu gương đạo đức, chứ không phải là con người có tài năng, có tính tích cực xã hội, có sự đóng góp

cụ thể cho sự phát triển xã hội

Ở Trung Quốc, như đã nói ở trên, bắt đầu từ thời Hán Vũ đế, nhà nho hành đạo được cơ chế hóa thành bộ máy quan liêu, lúc đầu là do sự đề cử, tiến cử, và càng về sau càng chặt chẽ hơn thông qua khoa cử Họ trở thành bộ phận quan trọng nhất cấu thành đẳng cấp Nho sĩ Tính chất nhà nước hóa của loại hình nhà nho này đã làm tăng số lượng của họ lên một cách rõ rệt, chi phối mạnh mẽ đến

ý thức thông thường của hầu hết những thiếu niên định hướng vào con đường học tập

Khi Nho giáo ở cương vị ý thức hệ thống trị, dĩ nhiên vai trò của nhà nho hành đạo là chủ đạo không thể chối cãi, nhưng không vì thế người ẩn dật thôi không còn là một mẫu người chính thống, cơ bản của Nho giáo Lịch sử chính trị Trung Quốc đầy rẫy những biến cố, xét theo tiêu chí của Nho giáo là tiêu cực,

là loạn, là đáng lên án Ngay đầu đời Hán, vị trí của người ẩn sĩ cũng đã hết sức đặc biệt Nhưng cho đến hết thời Bắc thuộc, Nho giáo vẫn chưa trở thành một học thuyết phổ cập, quen thuộc với đa số cư dân Trong những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên độc lập, quốc giáo vẫn là Phật giáo, nhà sư có uy tín rất lớn cả trong đời sống xã hội lẫn trong chính trường Nhà nho hành đạo có mặt ở chốn cung đình, nhưng thưa thớt, và thường chỉ mới được giao phó những chức vụ khiêm tốn Đa phần trong số họ có hoàn cảnh tương tự như các môn khách của các đại quý tộc thời Xuân thu Chiến quốc ảnh hưởng to lớn của Phật giáo và -

Trang 20

của cả Đạo giáo hoàn toàn lấn át Nho giáo trong những thế kỷ đầu tiên xây dựng nền độc lập này

Nhìn lại lịch sử theo cách đó, chúng ta đã có thể nhận ra những nét chung nhất sự tồn tại và phát triển song song của cả hai mẫu nhà nho cơ bản, chính thống của Nho giáo Một cách tự nhiên, sự tồn tại của hai mẫu nhà nho như thế

đã làm hình thành nên hai khuynh hướng văn học, phát triển song song trong lịch sử văn chương Nho giáo ở Việt Nam

III VĂN CHƯƠNG NHO GIÁO CHÍNH THỐNG: HAI KHUYNH HƯỚNG SONG SONG

Trước khi đi sâu tìm hiểu đặc điểm của từng bộ phận, từng khuynh hướng văn chương của hai loại hình tác giả, cần thiết phải trở lại một số vấn đề liên quan đến những quan niệm lý thuyết của Nho giáo về văn học

Như mọi người đều biết, lịch sử văn học cũng đồng thời là lịch sử của những cách hình dung về văn học "Lịch sử văn học có hai bộ phận đan quyện vào nhau - bản thân văn học, có nghĩa là tổng thể các tác phẩm văn học, và những tư tưởng về nó, có nghĩa là những quan niệm về bản chất của nó, về những nhiệm vụ của nó và về những thể loại của nó"

Trong lịch sử tồn tại lâu dài và phức tạp của mình, Nho giáo đã trải qua nhiều sự biến đổi quan trọng trên rất nhiều bình diện khác nhau, tuy nhiên những quan niệm về văn học nghệ thuật của nó không đi quá xa ra khỏi những luận đề đã được chính Khổng Tử đề xuất Các bậc Á thánh và nhiều cao đồ khác

đã không mang lại những bổ sung thật sự cơ bản cho những luận điểm đó Trong các học thuyết khác như tư tưởng Lão Trang, Thiền tuy hàm chứa những tiềm năng lớn lao về cảm quan mỹ học, nhưng lại chưa được lý luận hóa thành những quan niệm thực thụ, vì vậy, nhìn toàn cảnh, lý luận chung của Nho giáo lẫn phương diện lý luận văn học của nó, kể từ sau lần đụng độ với Pháp gia thời Tần, phát triển dường như tự nó, khá cô lập Trong lịch sử Nho giáo trên bình diện lý luận văn học, dường như không xuất hiện những sự đối lập, những sự phê phán lý luận cần thiết, khiến cho hệ thống lý luận đó khả dĩ nhờ vào những

Trang 21

đụng độ quan niệm mà trở nên hoàn thiện hơn Có ấn tượng là các Đạo gia không buồn quan tâm đến việc thảo luận như vậy

Tình hình đó khiến các nhà nghiên cứu khi quan tâm đến bình diện lý luận của văn học nhà nho phải trở lại với những luận để do chính Khổng Tử đề xuất, trước khi tìm kiếm trong bề dày hai nghìn năm trăm năm tồn tại của học thuyết này những điểm bổ sung cục bộ, những xác tín không trọn vẹn, những thứ luôn luôn có nguy cơ trở thành đối tượng phê phán của những tín đồ trung thành của Nho giáo Cũng chỉ bằng cách đó, chúng ta mới làm sáng tỏ được đóng góp của từng loại nhà nho trong lịch sử văn chương Và từ phía khác, chúng ta có thể hiểu rõ hơn sự bô sung không thể thiếu được của các học thuyết lớn khác như tư tưởng Lão Trang hay Phật giáo vào tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói riêng, văn học Đông Á nói chung

Trong các mệnh đề "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn" (Con em ở trong nhà thì phải hiếu, ra ngoài thì phải tôn trọng người trên, cẩn trọng mà đáng tin, yêu thương rộng rãi mọi người nhưng phải biết thân với người có nhân, làm được thế dễ dàng rồi mới có thể học văn Luận ngữ, Học Nhi) hay "Quân tử bác học -

ư văn, ước chỉ dĩ lễ" (Người quân tử học rộng ở văn, tự giới hạn ở lễ Luận ngữ, - Ung Dã) "văn" đồng nghĩa với tri thức, với sự hiểu biết nói chung Khi Khổng

Tử chia học trò mình ra làm bốn hạng (đức hạnh, ngôn ngữ, chính sự và văn học Luận ngữ, Tiên tiến) hay trong lời Tăng Tử "Quân tử dĩ văn hội hữu, dĩ hữu phụ nhân" (Quân tử lấy văn mà tập hợp bạn bè, lấy bạn bè mà giúp thêm cho điều nhân - Luận ngữ, Nhan Uyên) văn dường như được hiểu là tri thức về văn hóa,

về lịch sử Tuy nhiên, khi Khổng Tử nói: "Văn, mạc ngô du nhân dã, cung hành quân tử, tắc ngô vị chi hữu đắc" (văn, thì ta cũng có thể so sánh với người, còn làm cho thành người quân tử, ta còn chưa trọn vẹn Luận ngữ, Thuật nhi) hay - khi Tử Cống nói: "Phu Tử chi văn chương khả đắc nhi văn dã" (Có thể nghe được văn chương của Phu Tử, mà chưa nghe (thấu) được lời Phu Tử

về Tính và Thiên đạo Luận ngữ Công Dã Tràng), hay đặc biệt trong câu - - nói nổi tiếng "Chất thắng văn, tắc dã, văn thăng chất "văn", thì quê kệch, "văn"

Trang 22

thắng "chất" thì dễ lèo lá, chỉ khi tắc sử, văn chất bản bản, nhiên hậu quân tử" ("chất" thắng "văn" và "chất" tương xứng nhau, mới được coi là quân tử Luận - ngữ, Ung Dã) "văn" lại được hiểu như là sự biểu hiện hình thức, cái được thể hiện ra bên ngoài

Nghiên cứu quan niệm về "văn" của Khổng Tử, cần đặc biệt nhấn mạnh sự kiểm soát ngặt nghèo của nó đối với tính mức độ của các xúc cảm và tính chất đạo lý hoá mọi hiện tượng tự nhiên Khổng Tử cũng như các thế hệ nhà nho về sau có ý thức rất rõ về tác động của nghệ thuật nói chung đối với tâm linh, đối với tình cảm con người, nên một mặt, coi lễ nhạc thơ ca là phương diện tốt nhất

để giáo hóa, đối với cá nhân có tác dụng "chính tâm", đối với đám đông có tác dụng 'hợp quần", từ đó mà tạo nên chức năng "di phong dịch tục", nhưng mặt khác, lại luôn luôn đề phòng những tác phẩm nghệ thuật có "dâm tính" Trong

"Nhạc ký" nói đến bốn nước có thứ âm nhạc đáng chê trách ấy: "Ca nhạc nước Trịnh vì lạm dụng mà làm cho chí dâm, ca nhạc nước Tống vì say đắm nữ sắc nên làm cho chí đắm đuối ca nhạc nước

Văn học của Nho giáo chính thống là một thứ văn học "chí với những tiêu chuẩn đạo đức, thiện", phải hoàn toàn phù hợp v được đo bằng những thước đo đạo đức "Vì là để bộc lộ tâm, chí, thơ trở thành bộ phận lớn nhất, trữ tình thành nét chủ đạo trong văn học Nhưng trữ tình không phải là bộc bạch cái tôi cảm xúc mà bộc bạch cái ta đạo lý (ngôn chí) Vì nhằm mục đích giáo hóa, văn học

có chức năng truyền đạt chứ không có chức năng phát hiện, phản ánh, nhận thức Nó hướng về bắt chước, thể hiện Đạo chứ không cố gắng về mặt tìm tòi, sáng tạo hình thức để mô tả, tái hiện thực tế Đối với thực tế, nó thiên về phẩm bình, tìm ý nghĩa đạo lý hơn là băn khoăn tìm hiểu"

Quan niệm của Nho giáo chính thống về văn chương như tình cảm thực, thiếu khát vọng, thiếu tính chiến đấu, dễ trở nên vậy khiến cho văn học nghệ thuật xa rời cuộc sống thực, ức chế nhạt nhẽo, bằng phẳng Càng hướng vào Đạo, vào Thánh vương phát triển được Nhưng chính loại quan niệm văn học như vậy xưa, văn chương càng cằn cỗi, không có tính sáng tạo, không đã được

Trang 23

các triều đại theo Nho giáo thể chế hóa, truyền bá rộngrãi, và củng cố qua con đường giáo dục, khoa cử

* Nhà nho hành đạo, một cách tự nhiên, gắn bó mật thiết với quan niệm văn học đó, cả với triều đình, cả với bản thân họ, chiếu biểu, cáo, tấu, sớ, thơ, phú, văn sách, cùng với các thứ văn chép sử được xếp lên hàng các thể loại nghiêm túc nhất, chứ không phải từ khúc, hý khúc, tiểu thuyết Tuyệt đại đa số nhà nho trước khi rời khoa cử (mà việc đỗ đạt, như ai nấy đều biết chỉ có thể là diễm phúc của một thiểu số rất nhỏ) không trau dồi thứ văn chương gì hơn là văn chương cử tử Hiện tượng người dành trọn đời cho việc quyết khoa không phải là hiện tượng hiếm hoi Cả sau khi đã đỗ đạt, ra làm quan, nhà nho hành đạo vẫn còn nặng nợ với các thể loại văn chương như vậy: họ phải sử dụng đến chúng rất thường xuyên trong công việc hàng ngày Dĩ nhiên, đa phần những thứ sản phẩm văn chương như thế "chết dễ dàng như chúng đã sinh ra"

Đã hẳn, nhà nho hành đạo là tác giả chủ yếu của bộ phận văn học này Nói cách khác, tuy họ là mẫu người cơ bản, chính thống nhất của Nho giáo, không những chỉ phát ngôn, truyền bá mà còn là những người tạo ra loại văn chương tiêu biểu nhất cho quan niệm đó, thì có lẽ chính vì thế, đó lại là bộ phận xa cách nhất với văn học thực sự Những gì còn lại ngày nay đa phần thuộc đối tượng của những ngành nghiên cứu khác: sử học, triết học, chính trị, luật học, giáo dục, dân tộc học Chỉ có một bộ phận nhỏ, thậm chí rất nhỏ so với tất cả những gì

họ đã viết ra được coi là đối tượng của nghiên cứu văn học Trong cuốn "Văn tâm điêu long" tuy Lưu Hiệp không hoàn toàn dựa trên những quan niệm giới hạn của Khổng Tử để tổng kết và đánh giá lịch sử văn học, nhưng sự ràng buộc của những tư tưởng chính thống rõ ràng là rất lớn Các thể văn càng có nội dung văn học bao nhiêu, thì ông càng dè dặt bấy nhiêu /53/

- Không ngẫu nhiên, mà đa phần các thi tập, văn tập còn đến nay của các bậc danh nho đều được viết không phải chủ yếu là trong những tháng ngày làm quan, mà là hoặc lúc đang hàn vi, hoặc khi đã về trí sĩ, ẩn dật

Với các nhà nho hành đạo, văn chương dĩ nhiên là công cụ chính trị, là phương tiện để thực thi giáo hóa Thứ văn chương đó lại cũng phải hướng tới đa

Trang 24

số nhân dân, mà phần lớn là mù chữ, để truyền đạt những thông tri hành chính, quan phương chứ không phải truyền đạt xúc cảm cá nhân, cho nên dễ hình dung

vì sao, chúng là những "sản phẩm đồng loạt", được "đúc" theo những khuôn mẫu xác định, đánh mất (hay đúng hơn, không có được) tính độc đáo đơn nhất, vốn là phẩm chất làm nên giá trị đích thực của bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào Các thể lọai của văn chương chính thống dĩ nhiên không thể chỉ là các thể loại được hình thành trong thời Khổng Tử, càng không phải chỉ là những thể loại

mà Khổng Tử đã sử dụng Dọc theo lịch sử, lần lượt xuất hiện các thể loại về sau trở thành cổ điển: từ (theo khuôn mẫu Sở từ) đời Chiến quốc, phú và Nhạc phủ đời Hán, thơ luật đời Đường, văn biền ngẫu và văn bát cổ từ Đường, Tống trở đi Các thể loại đó một khi đã định hình, đã được khẳng định thì tồn tại rất lâu dài, rất khó bị thay thế Nhà nước chuyên thế cũng muốn sử dụng những sáng tạo mới đó, biến nó thành thể chế, mong truyền đạt tốt hơn, hay hơn, nội dung, giáo lý kinh điển, chiếu chỉ, huấn dụ của triều đình, vì vậy nó chấp nhận những cách tân cục bộ Tuy nhiên, tất cả những sự đổi mới đó không và không thể dẫn đến một cuộc cách mạng nào trong văn hóa, văn học

Những điều vừa trình bày hoàn toàn không có nghĩa chứng minh rằng, sáng tác của các nhà nho hành đạo không tác động tích cực đến sự phát triển văn học Đại đa số họ là những người từng dày công học tập, rèn luyện kỹ xảo văn chương, không ít người trong số họ thực sự có tài năng nghệ thuật Cả khi ca tụng cảnh thái bình thịnh trị, lẫn khi sống hết mình với những lý tưởng - không tưởng chính trị của mình, và đặc biệt là khi triển đình hay quốc gia đối diện với những khó khăn, những hiểm họa đến sự tôn đến vận mệnh của toàn dân tộc, họ

đã thể hiện nhiều xúc cảm, nhiều tâm sự đích thực, viết nên nhiều áng văn chương tâm huyết Chỉ có điều, đối với loại tác giả, tác phẩm ra đời trong những hoàn cảnh như vậy, lịch sử chỉ dành cho họ một số những "điều kiện đặc định"

Họ trở nên một thiểu số trong "bể hoạn", cấu thành nên từ những con người mang cái "bi kịch nhân cách của nhà nho và bi kịch của hệ tư tưởng quan lại" như viện sĩ Alếchxêép đã nhận xét

Trang 25

Khi nhà nho ẩn dật đã trở nên một định hướng tồn tại độc lập, văn chương

ẩn dật trở thành bộ phận thứ hai của văn chương Nho giáo Khác với sáng tác của các nhà nho hành đạo, sáng tác của người ẩn dật không bị ràng buộc vào yêu cầu giáo điểm hóa trực tiếp Cũng vẫn chịu sự chi phối của những quan "văn dĩ tải Đạo", "thi dĩ ngôn chí", tuy nhiên, ở người ẩn dật, "chí" lại thường đồng nghĩa với "bất đắc chí", và chính vì thế, chúng ta mới tìm thấy ở họ những tâm

sự, những xúc cảm thành thực hơn, mang sắc thái chiêm nghiệm của con người

cá nhân một cách rõ ràng hơn Chán nản với thực tế của chế độ chuyên chế, chán nản cảnh "chông gai, bụi bặm" của con đường công danh, họ rút lui về nông thôn, "cày ăn, đào uống yên đòi phận" (Nguyễn Trãi) ở những tác giả nào đó, sự lựa chọn của họ là dứt khoát, quyết liệt, triệt để, ta thường bắt gặp sự phủ định không chỉ đối với một ông vua cụ thể, một nhóm quan lại cụ thể, mà là sự

"ngoảnh mặt, quay lưng" đối với toàn bộ các thể chế chính trị Tự nhận mình là người "vụng về, bất tài", "lười biếng, ngu dốt", họ tự cho mình cái quyền chỉ sống với thiên nhiên, với cây cỏ, hoa lá, với suối đá, chim muông Trong sáng tác của người ẩn dật ta bắt gặp một thiên nhiên trữ tình, tuy cũng còn đậm màu

đạo lý, nhưng không phải là sự gán ghép gượng gạo quá mức "Dưỡng tính khề khà Náu thân ngờ nghệch"

Song sớm để bình non vây lại, đặt phên dậu thấp sẽ Cửa hôm dầu đèn nguyệt soi vào, rủ bức rèm thưa thếch Khách nhàn họp ba chồi cúc muộn, đứng

quạt mát, điểm trần ai thay thảy tan không Nước trí ấy gương trong, miền tục

Người ẩn dật tự cho phép mình phóng túng hơn trong sinh hoạt, có thể ung dung thưởng thức cái đẹp của Tạo vật, cái lạc thú bình dị của đời sống: an nhàn, bình ổn, không lo âu, không vướng bận vì bổn phận, trách nhiệm:

Sớm ba chén chè sen mát ruột, nài chi vò đất hẩm hiu

Bữa vài lưng cơm mốc no lòng, sá quản mâm đan xộc xệch

Vị tươi thường ngọn quất, lá vi

Miếng ngon đủ nhân tùng, hạt bách

Trang 26

Tiệc vầy tiên tử, một niêu canh cẩu kỷ chát xì

Yến thết cố nhân, lưng bầu rượu xương bồ cay rách

Thuốc phì phèo quản sậy điếu tre

Trầu phúm phim vỏ đa rễ quạch

……Trong thì

Dấu ngựa xe chẳng đến, cỏ bén hơi xuân

Bạn viên hạc quen tìm, hoa cười đón khách "

(Tịch cư ninh thể phú)

Thay cho "chí dĩ tại thương sinh" là lời khẳng định "nhàn một ngày là tiên một ngày", là ý thức về giá trị "nghìn vàng khôn chuốc được chữ nhàn" (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Thay cho sự giao tiếp rộng rãi, sự xướng họa thù tạc chốn công môn, họ tìm lấy cho mình chỉ một đôi người tri âm, tri kỷ Mà thiếu đi những người tri âm, tri kỷ ấy, thì có hề chi, vì "láng giềng" đã sẵn "một khóm mây bạc",

"khách khứa" luôn có "ba ngàn núi xanh" (Nguyễn Trãi) Họ chỉ mong được hòa mình vào, càng nồng đậm lại càng hay, với "núi láng giềng, chim bầu bạn, mây khách khứa, nguyệt anh tam (em)" Cả "nô bộc" họ cũng tìm ra trong "ba rặng quýt" (Nguyễn Trãi) "Vượn chào khiếu hót, cách ngàn đưa khúc xướng khúc ca, suối chảy thông reo, bên tai dõi nhịp đàn nhịp phách" (Nguyễn Hàng) Họ đủng đỉnh tự cho mình là "dại", nhưng lại hỉ hả vì cái "dại" ấy của mình:

Vườn chắc khiếu hách trong

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người ở chốn lao xao

(Nguyễn Bỉnh Khiêm) Những điều kiện hạn chế của một nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc không làm cho họ phiền lòng, mà ngược lại, làm họ thỏa mãn

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Nương gậy tre, giày dép cỏ, thuở bước khoan đủng đỉnh, ngồi

Trang 27

Rải chiếu lá, ngủ giường song, khi bóng mát la cà, về dưới cửa vắt chân nằm đạch Thả lòng tham, khơi nguồn độc, vũng con con thả muống một bè

Dứt mối tưởng, giữ niềm sầu, vườn mọn mọn trồng huyện mấy rạch

(Tịch cư ninh thể phú) Nhà nho ẩn dật, một khi đã "ngoài vòng cương tỏa", trút bỏ được danh lợi, cũng có lúc nghĩ rằng mình thoát được sử ràng buộc của cái "lưới trời lồng lộng"

ấy Họ tự nhủ "Tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực, đế lực hà hữu ư ngã?" (Đào lấy giếng mà uống, cày lấy ruộng mà ăn, hỏi uy lực vua còn có gì ở ta?) Nhưng

ai trong số các ẩn sĩ mà chẳng nhớ đến cuộc đối thoại dẫn đến cái chết chết đói -

- của hai anh em Bá Di, Thúc Tề trên núi Thú Dương? Rất hiếm những trường hợp người ẩn sĩ lên tiếng phủ nhận công khai tính chất thiêng liêng của quyền vương hữu phổ biến Chỉ ở những thời điểm hỗn loạn nhất, tính chính thống hay không chính thống của ngôi đế vị, của dòng họ cầm quyền gây ra sự tranh cãi không ngã ngũ, người ẩn sĩ mới tỏ thái độ xa cách nhất đối với chính sự Họ thường nói trong những trường hợp đó, đến việc "đắp tai ngoảnh mặt", chỉ còn sống với tạo vật, với tự nhiên, thậm chí dùng sự biến đổi của thời tiết, sự đổi thay của cảnh vật làm "lịch" (trong núi lâu ngày không có lịch, nhìn hoa cúc nở biết trùng dương"), không cần biết "ở ngoài kia" đang là triều đại nào ("thế sự hay chăng đã Hán Tần") Tác phẩm của họ, được viết ra trong những hoàn cảnh tương tự như vậy, thường đậm màu sắc cảm thán, nhưng vẫn chưa đạt tới mức phủ định lý luận, mà thường là công kích, phê phán sự vi phạm những chuẩn mực đã được coi là chân lý phổ biến của mọi thời và mọi người

Nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn đến việc lựa chọn lối sống ẩn dật cũng khiến những người ẩn sĩ không sử dụng những nội dung chính trị xã hội của - Nho giáo làm thước đo của sự hoàn thiện nhân cách cá nhân nữa Về cơ bản, họ

là nhà nho chính ở việc tuân thủ những nội dung đạo đức của học thuyết Tuy nhiên, khi lựa chọn cho mình một lối sống như vậy, họ phải tìm một sự cân bằng, nhờ đến một sự tự điều chỉnh cả trong nhận thức lẫn trong cảm giác Dễ hiểu vì sao, người ẩn sĩ thấm dần, thấm dần từ những mệnh đề bộ phận, lẻ tẻ đến chỗ nhập vào tinh thần của tư tưởng Lão Trang và Thiền Trong thực tế đã diễn

Trang 28

ra một quá trình tích hợp có giới hạn của Tam giáo, và nhiều khi, thật khó bóc tách một cách thật mạch lạc, ngay trong một câu thơ, một ý tưởng, một cảm xúc đâu là nơi dừng lại của ảnh hưởng một học thuyết này, và đâu là nơi bắt đầu ảnh hưởngcủa học thuyết khác

Phong thái tự do, tự tại, ung dung, bình thản, cái nhìn đậm đà màu sắc triết nhân của người ẩn dật không chỉ trong sáng tác mà cả trong đời sống đã tách họ

ra khỏi cộng đồng xung quanh Người ẩn sĩ, như đã nói, một cách trớ trêu, thường rất nổi danh và được kính trọng Nhưng con người tự do tự tại mà họ tìm tới không nhằm trực tiếp phủ định những tín điều cơ bản trong truyền thống Tam giáo Bước tổng hợp mới của tân Nho giáo đã biến người ẩn sĩ thành mẫu người chính thống hoàn toàn

Xa lánh đời sống cộng đồng, đời sống chính trị người ẩn sĩ không bao giờ

là mối đe dọa, ngược lại, nhiều lúc trở thành vật trang sức cho chế độ chuyên chế Sáng tác của họ đi xa hơn sáng tác của nhà Nho hành đạo, đưa lại những phương diện bổ sung không thể thiếu được cho sự phát triển văn học, nhưng vẫn không phải được định hướng bởi một động lực lớn lao, đích thực, mang tính giải phóng của một chủ nghĩa nhân đạo dành cho tập thể, cho toàn xã hội

Trang 29

Chương II: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI N C A LO I HÌNH NHÀ Ể Ủ Ạ

NHO TÀI T TRONG XÃ H I PHI C TRUY N Ử Ộ Ổ Ề

Nếu trong giai đoạn Thế kỉ X XV, giới tri thức Việt Nam cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau xét từ góc độ nguồn gốc đào tạo( Phật giáo, Nho giáo, Lào-Trang tri thức cung đình và những phần tử xuất sắc) đời sống xã hội đa sắc sinh động thì từ thế kỷ XV với sự độc tôn Nho giáo các loại hình trí thức khác nhanh chóng bị thu hẹp vô danh hóa Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX chỉ còn những người tri thức nhà nho là nhân vật đọc diễn sự phân hóa nội tại của đội ngũ nho sĩ thành các cấp độ (hiển nho hay hàn sĩ, hành đạo hay ẩn dật, quan lại hai văn nhân) làm nên khuôn mặt mới cho đời sống xã hội Từ giữa thế kỷ XVIII đã xuất hiện đồng loạt những tên tuổi của một loại hình nhà nho mới, những đóng góp của họ không thể phủ nhận được đến mức nếu gạt bỏ chúng thì không thể hình dung được không chỉ đời sống tinh thần ý thức và cả những biến động kinh tế chính trị của thế kỷ XVIII XIX ở Việt Nam Sau khi ở miền Nam, - các Chúa Nguyễn đã hình thành và củng cố các được chính quyền của mình thì trong toàn cõi Việt Nam lúc đó tồn tại đồng thời cả ngôi vua cả ngôi chúa các vua Lê ngoài ý muốn, phải chịu tồn tại trong sự "bảo trợ" tuy vẫn được gọi là " khuông phò" của các Chúa Trịnh, những người khai thác việc để công lao trùng hưng của triều đại lê của gia đình mình để tự lập lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một ngôi chúa bên cạnh một ngôi vua với quyền lực hoàng đế

Sự tồn tại của chính quyền họ Nguyễn ở miền Nam đất nước không chỉ đặt ra vấn đề liên quan đến tính chính thống và không chính thống trong sự lựa chọn ứng xử của nhà nho vấn đề không chỉ là tính chính thống quyền lực Trên thực tế, họ Nguyễn đã lập nên một chính quyền thực sự không hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn của nho giáo Nhưng cũng là thực một thực tế là

họ Nguyễn đã hình thành được một chính quyền đủ mạnh tụ họp được những nhân tài cộng sự với mình Các chúa Nguyễn cũng tạo ra được những chính sách thực tế đủ thu hút nhân tài lực lượng từ nhiều phía khác, trong đó, đáng kể nhất

là những đợt nhập cư mang tính thuần phục của người Minh, sự lệ thuộc chính trị của các chính quyền Nam Vang, Ai Lao, Chân Lạp Thực tế trưởng thành của

Trang 30

chính quyền họ Nguyễn ở miền nam gây hấp dẫn cho không ít người có tài có chí nhiều tham vọng ở miền Bắc Thực tế đất nước bị phân liệt lâu dài thành cục diện Nam Bắc phân tranh cũng nuôi dưỡng tham vọng xưng bá đồ vương của nhiều người khác, trong đó chủ yếu là các anh hùng hảo hán ở miền Bắc Khẩu hiệu cần vương "phù Lê diệt Trịnh" thành phương châm hành động của rất nhiều cuộc khởi nghĩa, phản ánh không chỉ cuộc khủng hoảng xã hội, mà trước hết rõ rệt nhất là cuộc khủng hoảng ý thức hệ Không ngẫu nhiên chỉ ở thế kỷ XVIII, cái gọi là "khởi nghĩa nông dân" mới rộ lên tiên tục, dai dẳng, đến mức có người muốn đặc trưng hóa thời gian lịch sử này bằng tên gọi "thế kỷ nông dân khởi nghĩa" Ít nhất, sử liệu quá phong phú để cho phép không nghi ngờ gì, rằng hầu hết các thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa này đều công khai bày tỏ nguyện vọng muốn "xưng bá đổ vương", hay ít nhất, cũng là như lời Nguyễn Du phẩm bình

về Từ Hải "Triều đình riêng một góc trời, gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà!" Các thủ lĩnh quan trọng nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân: Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Danh Phương, Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật và đến đỉnh cao, kết thúc bằng thắng lợi, xuất hiện một vương triều - Triều Tây Sơn đều nhằm chung một định hướng như vậy Đội ngũ tri thức- - nhà Nho trước đất nước ―ba nè bảy bối‖ rơi vào tình huống buộc phải lựa chọn

Số đông người làm theo sự an bài không mấy băn khoăn về sự khác biệt giữa vua và chúa, vẫn hăm hở học hành, quyết khoa, xuất chính, phụng sự cho thế lực chính trị nào đang thống trị trên lãnh thổ mình sống Trước, ai ở vùng đất Mạc thì tham gia kỳ thi của triều Mạc, ai ở vùng đất Lê thì dự kỳ thi do triều Lê tổ chức, mà sau, thì chúa Nguyễn, chúa Trịnh (dưới danh nghĩa nhà Lê) cũng đều đặn tổ chức các kỳ thi tìm người bổ sung vào bộ máy quản lý của mình Cũng có người "chuyển vùng" để ứng thí, như dạng Phùng Khắc Khoan, tuy số người này thực cũng không đông

Ở Thế kỉ XVII-XVIII nhân vật văn học mới là sự xuất hiện của những - yếu tố một nền kinh tế đô thị và đời sống văn hóa, tinh thần đô thị Ngoài Thăng Long là kinh đô, trên phạm vi miền Bắc đã hình thành nên một số tỉnh lỵ và

Trang 31

xuất hiện nhiều với năng suất và kỹ thuật cao hơn trước dưới triều Mạc chắc chắn kích thích sự ra đời của những trung tâm thương mại Thương nhân người Việt tuy còn ít ỏi và quy mô thấp, nhưng đội ngũ thương nhân Hoa kiều vào Việt Nam với một số lượng đáng kể, rồi dần về sau cùng với sự xuất hiện các thương gia Phương Tây Bản thân kinh đô cũng biến đổi không còn giữ quy mô cũ, không chỉ còn là triều đình, các công đường của nhà nước, mà còn phủ đệ của các bậc vương hầu, các chợ lớn, các ngôi chùa, rồi phố xá dành cho thương nhân, cho thợ thủ công, các cao lâu, tửu quán, làm nơi lui tới cho khách thập phương, trong đó rất đáng chú ý là con em của các bậc thế gia, các công tử tiểu - thư tìm nơi giải trí, thoát ra khỏi sự ràng buộc nghiêm ngặt và buồn tẻ của đời sống gia đình theo gia phong Nho giáo Tuy còn ít ỏi, nhưng đủ để hình thành nên một xã hội thị dân, một môi trường kinh tế văn hóa phi cổ truyền Trong - đời sống đô thị, quan trọng nhất vẫn là kinh đô, và kinh đô đã không còn đơn giản như trước Một môi trường văn hóa đô thị như vậy là mảnh đất màu mỡ để cho những điều mới lạ được dịp nảy sinh, các loại hình tình cảm cá nhân dần dà tìm ra nơi thể hiện, những quan hệ phi chính thống từ âm mưu chính trị, phi vụ làm ăn đến các cuộc tình vụng trộm được tổ chức, tiến hành Không nghi ngờ gì rằng, các nhà nho trong môi trường phi cổ truyền như thế, sẽ thể hiện những sắc thái tư tưởng, tình cảm cũng phi cổ truyền, tạo nên trong đời sống tinh thần một luồng sinh khí mới, vừa thể hiện tính tất yếu của sự vận động của bản thân cuộc sống, nhưng cũng vừa mâu thuẫn với những xác tín, những nguyên lý ứng xử chính thống

Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII một mặt, về tổng thể, vẫn vận động trong khuôn khổ của một thể chế xã hội truyền thống là thể chế tập quyền - chuyên chế quan liêu theo mô hình chế độ chuyên chế phương Đông, với sự tiếp tục của mô hình vua chuyên chế Triều đình Bộ máy quan lại đến cấp huyện - -

và hệ thống làng xã tự trị tương đối khép kín, với Nho giáo làm ý thức hệ thống trị, mặt khác, đã bắt đầu nảy sinh những định hướng nhằm phá vỡ các khuôn khổ đó như vừa được trình bày Để tự nhận và được coi là người tài tử, họ từng phải là những học trò xuất sắc nếu không toàn diện thì cũng là trên một số -

Trang 32

phương diện chính của Khổng môn Được số phận ưu đãi, thiên nhiên phú cho - những phẩm chất hơn người, từ thuở thiếu thời, người tài tử đã luôn tâm niệm về

"tính trội" của mình và luôn lăm le sử dụng nó khi có dịp Tài năng, đó là ưu thế hàng đầu, là tiền đề số một khiến cho một nho sinh trở nên một tài tử đích thực

Ra đời trong một xã hội có Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, nhà nho tài tử bị hấp dẫn bởi một hình tượng chính thống, quan niệm về người "đại trượng phu" Đại trượng phu, hay người "hào kiệt" là loại nhân vật xuất chúng, vượt lên trên quần chúng cả về tầm cỡ của trí tuệ, tài năng, lẫn những hoài bão, ước vọng to lớn Trong một bối cảnh xã hội loạn lạc, đại trượng phu là người tính toán những sự nghiệp lớn Chính từ đội ngũ những người đó mà xuất hiện các ông vua sáng nghiệp Khi xã hội đã ổn định, đại trượng phu là người có khả năng "kinh bang tế thế", có thể "tả phù, hữu bật" giúp Hoàng đế củng cố và tăng cường sức mạnh của ngai vàng "tế sinh dân, yên xã tắc" Điểm khác biệt cơ bản giữa người tài tử với người hành đạo và người ẩn dật là ở chỗ người tài tử coi

"tài" và "tình" chứ không phải đạo đức làm nên giá trị của con người "Đó không chỉ là điểm để phân biệt với người thánh hiền mà cao hơn, là điều khiến họ tự hào" Người tài tử quan niệm "tài" theo nhiều cách Có thể đó là tài trị nước, cầm quân (kinh luân), có thể là tài trong học vấn Nhưng dẫu đã có những tài năng ấy, vẫn nhất thiết phải có thêm tài văn chương "nhả ngọc, phun châu", rộng hơn nữa là "Cầm kỳ thi họa" những thứ nghệ thuật tài hoa, và tài năng đó phải - gắn với "tình" nữa mới thành người tài tử Nhưng nói chung, mối lo hàng đầu của vua chúa là giữ gìn cơ nghiệp cha ông, ngăn chặn kịp thời những hành động đổi thay để giữ yên sự thống trị của dòng họ Nó cần đến trước tiên là những phần tử trung thành, ngoan ngoãn phục tùng, cẩn thận giữ lễ Người tài tử thường cậy tài, muốn trổ tài, thường bất mãn với cái có sẵn, muốn xáo trộn, muốn hành động, phá phách trật tự Họ cũng thường tự cao tự phụ, ngông nghênh, vòi vĩnh, không chịu yên mệnh Cho nên chế độ chuyên chế thường sợ tài, nghi kỵ người có tài, tìm cách ức chế họ" (114) Cũng nhằm mục đích củng

cố địa vị thống trị, chế độ chuyên chế đề cao đức hạnh: trung hiếu, lễ nghĩa,

Trang 33

Cái mà nhà nho, bất kỳ người hành động hay ẩn dật nào, cũng quý chuộng, tự hào là đức Đức theo quan niệm Nho giáo, là cái mà trời ban cho thánh nhân, cũng như phú quý là cái mà trời ban cho vua và quý tộc Nhà nho đề cao đức hơn là sự giàu có, coi sự giàu có chỉ là "nhân tước", còn đức mới là

"thiên tước" Người có đức là người tự giác và thậm chí vui vẻ làm hết bổn phận, hoàn thành hết chức năng trong các quan hệ cộng đồng mà không đòi hỏi, yêu sách, không cần ban khen, phong tặng Sống trong một xã hội khép kín và

có xu thế tự đóng kín, thực ra nhà nho không băn khoăn suy nghĩ để tìm hiểu thế giới khách quan cả xã hội lẫn tự nhiên không quan tâm đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật Trong xã hội chuyên chế phương Đông, không những loại hình tài năng bị hình dung rút gọn đến tối đa mà việc xử lý đối với người có tài cũng thật chặt chẽ và thận trọng Nho giáo hình dung tài năng, thừa nhận tài năng trong ba định hướng chính: tài quản lý xã hội, tài năng quân sự và tài năng nghệ thuật

Nhà nho không ngại nhận mình là bất tài, nhưng đặc biệt sợ hãi khi bị coi là "vô hạnh" Người có tài vốn hiếm, lại dễ mang họa vào thân, nói như Nguyễn Du "có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần", nên cả ở những người tài năng trác việt và tự ý thức cao độ về nó, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, vẫn phải tự nhắc nhở "tài thì kém đức một vài phân" (Nguyễn Trãi)

"chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" (Nguyễn Du)

Như trên đã nói, trong Tam giáo thì Nho giáo là kém hoàn thiện hơn cả

về mặt triết học, hay nói cách khác, đó là một học thuyết đạo đức đóng vai trò một học thuyết triết học, hơn thế, một hệ tư tưởng chính thống, thống trị xã hội

Đó không phải là một học thuyết đạo đức thông thường, mà là học thuyết chủ trương trị nước bằng đạo đức, bằng giáo hóa Tư tưởng chuộng đức chứ không phải trọng tài đã là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự trì trệ của

xã hội phương Đông Không có gì ngạc nhiên nếu trong văn học và trong lịch sử

tư tưởng Việt Nam giai đoạn chúng ta đang nghiên cứu, các tác giả lại ít bàn luận đến nội dung đạo đức và cũng khó lòng chủ trương đức trị một cách thực

sự Ở giai đoạn xã hội vận động phát triển vượt thoát ra khỏi những giới hạn

Trang 34

Trung cổ, nhu cầu giải phóng tình cảm, giải phóng quan hệ nam nữ thường được

sử dụng như đột phá khẩu của sự giải phóng xã hội: đó là điểm nhạy cảm nhất,

dễ kích động và lôi cuốn sự đồng cảm xã hội nhất Người tài tử cậy tài, ý thức cao về tài năng của mình, một cách tự nhiên, có những đòi hỏi thẳng thắn về tình yêu và hạnh phúc "Đa tình" trở thành đặc trưng thứ hai được người tài tử bộc lộ

để tự phân biệt mình với các mẫu nhà nho truyền thống Và tình yêu, như một lẽ

tự nhiên trong trường hợp này, được "khai phá" trong thế mâu thuẫn với hôn nhân Trong văn học viết Việt Nam trước thế kỷ XVIII, trừ Nguyễn Trãi, khó có tác giả nào có thể đáng coi là đã bạo phổi "làm thơ tình" Ngay ở Nguyễn Trãi, một cây bút bậc "đại gia", người đọc phải tinh tường lắm mới nhận ra được những câu thơ tình viết tuyệt khéo Chúng ta có cơ sở để coi ông là "bậc tiền bối

xa xôi" của loại nhà nho tài tử chỉ xuất hiện đồng loạt vào thế kỷ XVIII trở đi - Trong lý luận của Nho giáo lẫn trong thực tế đời sống dưới chế độ chuyên chế, người phụ nữ luôn luôn phải chịu đựng những thiệt thòi, những hạn chế to lớn,

kể cả ở các bậc mệnh phụ, hay thậm chí xa hơn nữa, các bậc "mẫu nghi" của thiên hạ Chả thế mà đến cả tập đại thành của phái Pháp gia là Hàn Phi, trong lời cảnh tỉnh đối với các bậc vua chúa, đã công bố "kẻ thù nguy hiểm nhất của các bậc làm chúa người là vợ con họ", vì "vua cha có chết sớm thì con mới được lập

và hoàng hậu mới thực sự thỏa mãn các khát vọng" (55) Nho giáo về lý thuyết không dành một sự chú ý riêng biệt cho quan hệ giữa các bậc đế vương với phụ

nữ, tuy luôn nhắc nhở rằng một tiêu chuẩn của vua hiền đức phải là "chớ mê thanh sắc và ưa dâm dục" Đa phần các "hôn quân" trong lịch sử đều bị gắn bó với sự buông thả thái quá trong sự hành lạc của họ Giữa những tiêu chuẩn để làm người phụ nữ (người vợ, người mẹ) mẫu mực của Nho giáo, có một tiêu chuẩn về hình thức, xếp hàng đầu trong "tứ đức": "dung" Nhà nho đem "dung"

để đối lập với "sắc" "Nữ dung" không phải là làm cho đẹp, giữ sắc đẹp, mà là giữ cho nét mặt dịu dàng, thuỳ mị, không kiêu kỳ Trong chế độ chuyên chế, người có sắc đẹp "phúc ít họa nhiều", "sắc" luôn luôn có khả năng chuyển hóa thành một nguy cơ, cho chính bản thân người mang nó, lẫn cho gia đình họ, rộng hơn, cho cả quốc gia, xã hội Nhà nho chính thống, vì vậy, thường coi người đẹp

Trang 35

chuốt, làm đỏm mà cả trang điểm son phấn nữa cũng ở ngoài nữ dung" Nho giáo đặt ra rất nhiều những nghi thức, những cấm kỵ để cho con trai con gái không được gặp gỡ nhau, vì "nam nữ thụ thụ bất thân" Hôn lễ được Nho giáo chi tiết hóa, thiêng liêng hóa đến mức cao độ Những đôi vợ chồng mới cưới cần phải hiểu họ lấy nhau là để làm nghĩa vụ với gia đình, ăn ở với nhau theo nghĩa, đối xử với nhau theo lễ Vợ chồng phải biết "kính nhau như khách" chứ không phải yêu nhau say đắm Cũng có những đôi "trai tài gái sắc", nhưng họ chỉ được khen là xứng đôi vừa lứa khi cả hai bên đều trọn vẹn cả đức hạnh trung hiếu đảm đang Người đẹp vốn đã hiếm, trong điều kiện nghiêm ngặt của giáo khả năng gặp gỡ với người đẹp lại càng hiếm Người tài tử xúc động trước số phận của những người đẹp bất hạnh, dĩ nhiên đã nói hộ một tâm sự chung, một mối đồng cảm chung của nhiều tầng lớp xã hội khác nữa Hẳn không phải trong lịch

sử chỉ đến giai đoạn này mới có hiện tượng "hồng nhan bạc mệnh", cũng không phải chỉ người hồng nhan mới bạc mệnh Nhưng chỉ đến giai đoạn này, với những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội biến đổi như đã đề cập ở trên, những tiếng nói "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" ấy mới được cất lên và nhanh chóng được quảng truyền Với việc tiếp cận đề tài người đẹp bất hạnh, các nhà nho tài tử đã tìm ra được đột phá khẩu quan trọng để mở ra một ngả đường cho sự giải phóng văn học, giải phóng tư tưởng và tình cảm Điều rất quan trọng, là Nho giáo không có sự ràng buộc lý luận nào chặt chẽ đối với cả các tác giả lẫn công chúng ở chính điểm này Gắn sắc đẹp, tài năng với bì kịch, các tác giả mở đầu của giai đoạn văn học này đã nhanh chóng tìm được một sự cộng hưởng, một sự đồng cảm sâu xa trước hết trong giới trí thức, và lập tức, sau đó, là của toàn thể xã hội

Thông qua hình tượng hồng nhan bạc mệnh người tài tử thể hiện mình đồng thời tìm ra nhân vật "đối trọng" với chính bản thân mình Khát vọng về tình yêu, về một thứ hạnh phúc vượt ra ngoài khuôn khổ của hôn nhân và lễ giáo Nho giáo từ lâu đã tồn tại trong văn học dân gian và trong nền văn học có ảnh hưởng rất lớn đến văn học Việt Nam là văn học Trung Quốc Đa tình" ở người tài tử không chỉ là say mê sắc đẹp, mà phải hiểu theo cả nghĩa rộng là dễ xúc động, nhiều xúc động Nhưng vì nhiều tình cảm, dễ xúc động mà họ lại "dễ bị

Trang 36

lôi cuốn vì sắc đẹp và có nhiều xúc động nhất đối với số phận người tài sắc Trước khi trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học Việt Nam những mối tình hiện thực, "trần thế" được phản ánh, thì các tác giả tiền bối đã phải tưởng tượng ra những cuộc tình "kỳ ngộ" giữa tiên với người, thậm chí giữa ma quỷ, hồ tinh với người Và phía "siêu thực", dĩ nhiên, chủ yếu là phái nữ Để đi tới những mối tình Kim Trọng Thúy Kiều, Phạm Kim Quỳnh Thư, Lương Sinh -

- Giao Tiên cần phải có những cuộc tình kiểu Liêu Trai chí dị!

Là nhà nho, người tài tử không thể thiếu thứ tài năng cốt tử làm nên danh tiếng của họ, đó là tài văn chương "phun châu nhả ngọc" Họ cũng thường am hiểu, thậm chí sành sỏi các loại hình nghệ thuật khác, đặc biệt là nghệ thuật gây

"ấn tượng" đối với người đẹp: cầm, kỳ, thi, họa Sự phong phú hóa trong các quan hệ tình cảm, của các cung bậc xúc cảm trong tình yêu thông qua các phương tiện nghệ thuật là một nét độc đáo của văn học Việt Nam cũng như của các nền văn học trong khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc phương Tây, ngày càng

rõ rệt hơn là của đế quốc Pháp, triều đình nhà Nguyễn ngày càng chìm sâu vào những bế tắc trong đường lối cai trị Càng ra sức uốn nắn xã hội theo những tiêu chí của Nho giáo chính thống, đất nước càng trở nên nghèo nàn, xã hội càng luẩn quẩn, vận động không phù hợp với định hướng tiến hóa của lịch sử Sự xâm lược của thực dân Pháp và công cuộc chống xâm lược đã bẻ ngoặt định hướng phát triển bình thường của xã hội Việt Nam Nho giáo trước những thử thách mới của lịch sử đã càng ngày càng tỏ ra bất lực, mặc dầu đã cống hiến cho dân tộc nhiều tấm gương hy sinh vì nước đáng xúc động, nhiều nhân cách lỗi lạc Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong lịch sử Việt Nam trên các bình diện

tư tưởng, văn hóa, văn học nghệ thuật đã lui dần xuống hàng thứ yếu Chủ nghĩa yêu nước theo tinh thần Nho giáo chính thống lại được hưởng ứng, được đề cao Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi về cơ bản thực dân Pháp đã hoàn thành xong "công cuộc bình định", mạch văn chương tài tử giai nhân lại ít nhiều khởi sắc trở lại

Trang 37

Chương III NHÀ NHO TÀI TỬ VÀ PHÁT TRI N C Ể ỦA VĂN HỌC VIỆT

NAM TRONG CÁC TH K XVIII-XIX Ế Ỷ

Những thay đổi to lớn trong văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX thể hiện trên tất cả các bình diện: quan niệm văn học và tư tưởng thẩm mỹ, hệ thống chủ đề để tài, hình tượng văn học trung tâm, hệ thống thể loại và cả ngôn ngữ văn học Tất cả những thay đổi đó đều gắn với một nguyên nhân cơ bản: sự thay đổi của đội ngũ tác giả

Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX vẫn nằm trong phạm - trù văn học Trung cổ, cũng có nghĩa nói nền văn học ấy vẫn là sản phẩm của loại tác giả truyền thống ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên thời điểm đó, là nhà nho Tuy vậy, trong nguồn thư tịch khổng lồ về văn chương nhà nho (đã được viết ra cả ở châu Âu lẫn Trung Quốc và Nhật Bản) và

về Nho giáo nói chung vẫn chưa tìm thấy một công trình nào giành cho việc tiếp cận loại hình học tác giả nhà nho Để tiếp cận văn học nhà nho một cách lịch sử, ngoài việc nhìn nhận ra sự khác biệt, vừa xuất hiện không đồng thời vừa trong một không thời gian lịch sử xác định, tác động lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau,

bổ sung hoặc thay đổi vị trí cho nhau trên văn đàn của các loại hình tác giả, còn phải nêu được những tiêu chí đặc trưng cho sự vận động, sự biến đổi của bản thân văn học

Những biến đổi trên các tiêu chí vừa nói đó trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, từ một phía, có thể coi là sự biến đổi nội tại trong khuôn khổ văn chương Nho giáo, vừa định hướng, từ một phía khác, tiến tới chỗ

đi ra ngoài, phá vỡ những khuôn khổ, những giới hạn đó, theo khuynh hướng cận đại hóa

I Nhà nho tài tử và bước phát triển mới trong quan niệm về nghệ thuật

Trong ý thức của bất cứ nhà nho nào, "trước thư, lập ngôn" luôn luôn là một công việc cao quý, thiêng liêng Tuy nhiên, đó không phải là công việc vừa tầm với đại đa số các nhà nho Trong lịch sử, nhà nho để lại tên tuổi mình ở nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau, nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ của giới trí thức xuất sắc nhất (vốn cũng đã là thiểu số so với toàn bộ đội ngũ nhà

Trang 38

nho) mới để lại sách vở cho đời sau Mà trong kho tàng sách vở ấy, đa phần là thơ (các thi tập) Nhà nho, kể cả nhà nho tài tử, không có thói quen đề xuất chính kiến dưới dạng những mệnh đề lý luận khái quát Cả khi họ muốn nói những suy tư riêng dã được nghiền ngẫm kỹ lưỡng, họ vẫn bắt đầu từ việc viện dẫn ý kiến của "thánh hiến" Nhà nho cố gắng tránh mọi tranh luận, mọi sự đối đầu dù trực tiếp hay gián tiếp Tuy nhiên, cuộc sống tiếp tục phát triển không dừng trong khuôn khổ những khái quát của Khổng Tử và các bậc Á thánh, và nhiều thế hệ nhà nho đã phải và thực sự tìm kiếm những phương thức tồn tại khác, ngoài những phương thức đã được các nhà kinh điển Nho giáo vạch ra Trong lịch sử văn học Việt Nam, chỉ đến thế kỉ XVIII mới có hiện tượng có những nhà nho coi văn chương (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự nghiệp chính của đời mình Trước đó, văn chương chỉ là phương tiện để những người

có tài năng đạt tới những mục đích khác trong cuộc đời Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm Hồ Xuân Hương Nguyễn Du, rồi Cao Bá Quát ở thế kỷ XIX chỉ có thể lưu lại tên tuổi mình như và chỉ như những nhà thơ xuất sắc

Theo cách hình dung của Khổng Tử ("chí ư dạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ"), hành vi sáng tác nghệ thuật nói chung, sáng tác văn học nói riêng nằm ở cung bậc cuối cùng của những điều đáng quan tâm của người "quân tử", và cũng đóng một vai trò khiêm tốn ("du" giải trí, chơi) Trong các luận đề "văn dĩ tải - đạo", "thì dĩ ngôn chí", khái niệm "văn" còn xa mới đồng nhất với Khái niệm

"sáng tác văn học" hay sản phẩm của hành vi đó

Đường đời và các cung bậc của sự phát triển của nhà nho được Nho giáo quy định không dẫn họ tới chỗ trở thành tác giả văn học chuyên nghiệp, càng không coi tác phẩm văn học như mục đích cuộc đời Nhưng một khi người tài tử

đã coi tài năng, trước hết là tài năng văn học là thước đo quan trọng, là "tiêu chí đặc trưng", thì, một cách tự nhiên, văn chương càng ngày càng có sức hấp dẫn mạnh mẽ và đến một thời điểm nào đó, nó sẽ là một lĩnh vực hoạt động độc lập trong đời sống tinh thần, và sẽ "tuyển lựa" được những "vật hiến sinh" cho mình Nguyễn Du và Cao Bá Quát có lẽ là hai tác giả tiêu biểu nhất phát triển

Trang 39

cả, ở ông lại là ý thức về tài năng văn chương và cũng với nó là khả năng sống chết với tài năng đó Thơ chữ Hán của ông phản ảnh khá rõ rệt điều đó Trong bài ―Tự thán‖ (tự than thở cho mình) ông nói rõ:

―Tam thập hành canh lục xích thân

Thông minh xuyên tạc tổn thiên chân

Bản vô văn tự năng tăng mệnh

Hà sự càn khôn thấc đố nhân‖

(Tấm thân sáu thước tuổi ba mươi

Đeo đẳng thông minh để tội đời

Chữ nghĩa vốn không ghen với mệnh

Hà sự càn khôn thác đố nhân) (Trần Thanh Mại dịch)

Trong bài "Mạn hứng" (Cảm hứng lan man) ông còn nói rõ hơn nữa:

―Bách niên cùng tử văn chương lý

Lục xích phù sinh thiên địa trung‖

(Cuộc đời trăm năm, chết nghèo giữa văn chương

Tấm thân sáu thước lênh đênh trong trời đất)

Ông tự dằn vặt trong cảnh "văn tự hà tằng vì ngã dụng, cơ hàn bất giác thụ nhân liên" (Văn tự nào đã dùng được việc gì cho ta, đâu ngờ rằng phải đói rét để cho người thương) Về sau, khi viết về Đỗ Phủ, nhà thơ mà ông suốt đời khâm phục, cũng như về Khuất Nguyên, người mà ông chia sẻ tâm sự một cách sâu sắc, Nguyễn Du đặt ra những câu hỏi, mà tự chúng đã bao hàm cả lời giải đáp:

―Nhất cùng chỉ thử khởi công thi?

(Ông - tức Đỗ Phủ - nghèo đến thế phải chăng là do thơ?)

Trang 40

Trực giao hiện lệnh lành thiên hạ

Hà hữu Ly tạo kế Quốc phong?‖

(Nếu hiến lệnh của ông dược ban hành khắp thiên hạ thì đâu có được thơ

Ly tao để kế tục Quốc phong?)

Ý thức rõ nét về tài năng văn chương của mình, Nguyễn Du cũng cảm nhận một cách thấm thía cái thân phận khốn cùng mà người có tài văn chương phải cáng đáng Tuy nhiên, xét đến cùng, ông đã coi văn chương là một lối mở thông giữa cái hữu hạn của kiếp người cụ thể với sự tiếp biến vô cùng của đời sống

* Cao bá Quát

Cao Bá Quát là người thực sự được tôn vinh chính chỉ bởi văn chương, Đương thời, người ta nói về ông

―Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán

Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường‖

(Văn đến như (Nguyễn Văn) Siêu và Cao Bá Quát thì không còn Tiền Hán Thơ đạt mức Tùng (Thiện vương), Tuy (Lý vương) thì mất Thịnh Đường) Chính Cao Bá Quát cũng ý thức mãnh liệt về diều đó Ông tự liệt mình vào hàng những nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng nhất như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Đào Tiềm Ông cũng là người thường xuyên được tham khảo ý kiến về thơ, nhiều dịp tự trình bày những chính kiến về nghệ thuật thơ ca Cả ở Nguyễn Du lẫn Cao

Bá Quát, "chất thơ" thực thụ đã được đặt đối lập với văn chương cử tử (là lối văn chỉ dùng trong khoa cử) Rất nhiều giai thoại văn học còn lưu lại được chứng minh rằng Cao Bá Quát dã nhờ văn chương mà tránh thoát nhiều tai họa, nhiều sự trừng phạt nặng nề

Tuy nhiên, cho đến cùng, với nhà nho tài tử, sáng tác văn học vẫn chưa thể được coi như một thứ nghề nghiệp đích thực Đội ngũ tác giả văn chương chuyên nghiệp còn chưa xuất hiện Văn học, tuy đã từng bước, tách ra khỏi sử học, triết học, nhưng vẫn chưa tìm được cho mình một vị trí độc lập đích thực, chưa được vũ trang bằng những tiền đề lý luận riêng biệt Nói cách khác, nhà nho tài tử bằng sáng tác của mình đã làm cho công việc sáng tác văn học trở nên

Ngày đăng: 04/12/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w