Sự giao thoa văn hóa Việt Nam - Ấn Độ từ xa xưa, cùng với cộng đồng người Ấn Độ sinh sống tại Việt Nam, đã góp phần đưa ẩm thực Ấn Độ du nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh.. Với mong muốn đi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: ẨM THỰC ẤN ĐỘ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Vân
Mã số sinh viên: 2356110196
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
Trang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8
Trang 3DẪN NHẬP
1 Lý do chọn đề tài
Ẩm thực từ lâu đã không chỉ đơn thuần là việc lấp đầy dạ dày hay thỏa mãn cơn thèm ăn Nó là một lĩnh vực nghiên cứu đầy tiềm năng, mở ra cánh cửa khám phá kho tàng văn hóa và bản sắc độc đáo của mỗi quốc gia Đối với các nhà nghiên cứu và học giả, Ẩm thực là một đề tài vô cùng lôi cuốn bởi sự đa dạng, phong phú và những giá trị văn hóa ẩn sâu trong từng món ăn Nó không chỉ gói gọn trong cách chế biến, nguyên liệu hay hương vị mà còn là câu chuyện về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán và cả tâm hồn của con người nơi đây Hơn thế nữa, ẩm thực còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế Mỗi món ăn là một sứ giả văn hóa, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước, con người và bản sắc địa phương Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: "Món ăn là một nội dung quan trọng góp phần tạo nên phong vị dân tộc, phong vị quê hương và có tác động không nhỏ vào tâm tư tình cảm, vào cách ứng xử của mỗi tập đoàn người". Đúng vậy, ẩm thực không chỉ là thức ăn mà còn là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần, góp phần định hình văn hóa và gắn kết con người
Thành phố Hồ Chí Minh, được ví như một vùng đất lành, thu hút đông đảo dân cư
từ khắp mọi miền Tổ quốc và cả du khách quốc tế. Nơi đây không chỉ là trung tâm kinh
tế, văn hóa mà còn là điểm đến lý tưởng để khám phá sự đa dạng văn hóa và ẩm thực độc đáo Sự đa dạng về dân cư, với 54 dân tộc anh em cùng sự đan xen văn hóa từ các quốc gia trên thế giới, đã góp phần tạo nên một bức tranh văn hóa đặc sắc cho Thành phố Hồ Chí Minh. Nổi bật trong đó là nền ẩm thực phong phú, hội tụ tinh hoa ẩm thực Việt Nam
và các nền ẩm thực quốc tế Ẩm thực đường phố, vốn là nét đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh, nay càng thêm phong phú với sự góp mặt của các món ăn Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và đặc biệt là Ấn Độ. Những hương vị mới lạ, độc đáo này đã thu hút đông đảo thực khách Việt Nam và du khách quốc tế đến thưởng thức Sự giao thoa văn hóa Việt Nam - Ấn Độ từ xa xưa, cùng với cộng đồng người Ấn Độ sinh sống tại Việt Nam, đã góp phần đưa ẩm thực Ấn Độ du nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng chứng là sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà hàng Ấn Độ trên khắp các quận, thu hút thực khách bởi không gian đẹp và hương vị "chuẩn Ấn Độ" Sự phát triển của ẩm thực
Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh là minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa hai quốc gia. Đây cũng là điểm nhấn văn hóa độc đáo, góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho thành phố năng động và hiện đại này
Với mong muốn đi sâu hơn nữa để tìm hiểu về sự phát triển của ẩm thực Ấn Độ trong phạm vi thành phố cũng như là những nét đặc trưng của nó ở một đất nước khác, một thành phố khác để xem là những món ăn ấy, những hương vị ấy có được giữ nguyên hay không và sự tiếp nhận của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh như thế nào Bằng phương pháp tiếp cận mới mẻ “phương pháp điền dã” phỏng vấn trực tiếp những người đầu bếp, cảm nhận chân thực của thực khách để từ đó rút ra các kết luận về sự phát triển của ẩm thực Ấn Độ tại thành phố Từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài
“Ẩm thực Ấn Độ ở thành phố Hồ Chí Minh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trang 4Đề tài làm rõ sự phổ biến của ẩm thực Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh và sự tiếp nhận ẩm thực Ấn Độ của người dân ở thành phố này
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, tìm hiểu lịch sử du nhập và quá trình phát triển của ẩm thực Ấn Độ tại
thành phố Hồ Chí Minh
Thứ hai, phân tích các đặc trưng nổi bật của ẩm thực Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí
Minh
Thứ ba, đánh giá ảnh hưởng của ẩm thực Ấn Độ đến văn hoá ẩm thực địa phương.
3 Tổng quan nghiên cứu
Ẩm thực từ lâu đã trở thành một chủ đề nóng hổi thu hút sự chú ý của đông đảo học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Bởi lẽ, nó không chỉ đơn thuần là vấn đề ăn uống mà còn ẩn chứa những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, gần gũi và thân thuộc với con người. Nhờ sức hút mãnh liệt ấy, nguồn tài liệu về ẩm thực nói chung và ẩm thực Ấn
Độ nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khoa học và chuyên sâu cho bài nghiên cứu, tôi chỉ chọn lọc những công trình tiêu biểu, có ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực nghiên cứu ẩm thực Ấn Độ
3.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Bài báo “Ẩm thực mỗi vùng miền tạo ra những nét đặc sắc cho Ấn Độ” đăng tải
trên trang báo Nhân Dân điện tử của tác giả Minh Khang (2019) đã mở ra bức tranh sống động về sự đa dạng văn hóa ẩm thực tại đất nước này. Mỗi vùng miền mang theo dấu ấn riêng biệt, không chỉ trong cách chế biến, nguyên liệu sử dụng mà còn ở những món ăn đặc trưng làm say lòng du khách Về New Delhi: Nét đặc trưng ẩm thực nơi đây được thể hiện qua các khu chợ sôi động như Khan hay Prabhu Chat Bhandar, nơi du khách có thể thưởng thức những món ăn đường phố độc đáo Ở Miền Đông thì ẩm thực Bengal, Assam và Orissa mang đến sự tinh tế trong việc kết hợp các loại gia vị, tạo nên hương vị đặc trưng cho khu vực này. Đến với Miền Trung: ẩm thực khu vực Uttar Pradesh, Madhya Pradesh, Chattisgarh, Bihar và Jharkhand nổi tiếng với sự phong phú
và táo bạo. Người dân nơi đây ưa chuộng các món ăn có hương vị mạnh mẽ, kết hợp hài hòa giữa cay, mặn, ngọt và chua, thậm chí trong cùng một món ăn Bài báo đã thành công trong việc phác họa bức tranh đa dạng của ẩm thực Ấn Độ qua từng vùng miền. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện hơn, cần có thêm những nghiên cứu sâu sắc về ảnh hưởng của ẩm thực Ấn Độ đến Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
Cuốn sách “Bếp ấm nhà vui” của tác giả Lê Duy Niệm, do NXB Thế Giới xuất
bản năm 2019 vẽ nên một bức tranh bình dị mà đong đầy yêu thương, là tiếng lòng của tác giả Lê Duy Niệm dành cho quê hương Nam Bộ, đặc biệt là miền Tây sông nước Dưới ngòi bút nhẹ nhàng, tình cảm, Lê Duy Niệm không chỉ đơn thuần giới thiệu về món
ăn mà còn dẫn dắt người đọc vào thế giới văn hóa ẩm thực độc đáo của miền Tây. Qua từng món ăn, ta cảm nhận được sự tinh tế, tỉ mỉ trong cách chế biến, sự hòa quyện giữa nguyên liệu và gia vị, và hơn hết là tình yêu thương, sự vun vén của người phụ nữ miền Tây dành cho gia đình
Cuốn sách “Ẩm Thực Việt Nam và Thế Giới” của TS Nguyễn Thị Diệu Thảo xuất
bản năm 2015, Nhà xuất bản Phụ nữ là một cuộc dạo bước đầy thú vị vào thế giới ẩm
Trang 5thực đa dạng và phong phú. Cuốn sách không chỉ giới thiệu những nét đặc trưng và độc đáo của ẩm thực Việt Nam mà còn đưa người đọc đến với những món ăn đặc sản của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới Tác giả Nguyễn Thị Diệu Thảo đã dày công nghiên cứu và phân tích tính khoa học trong việc phối hợp và chế biến món ăn của người Việt. Nhờ đó, độc giả có thể hiểu rõ hơn về sự cân bằng dinh dưỡng và những bí quyết tạo nên hương vị độc đáo cho các món ăn truyền thống Bên cạnh đó, Ẩm thực Việt Nam
và Thế Giới còn mở rộng tầm nhìn của người đọc bằng cách giới thiệu đặc điểm văn hóa
ẩm thực và các món ăn đặc sản của một số quốc gia châu Âu và châu Á. Nhờ vậy, độc giả
có thể học hỏi và vận dụng những tinh hoa ẩm thực thế giới vào việc chế biến món ăn địa phương, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn và trải nghiệm ẩm thực của bản thân
Cuốn sách “Sài Gòn ẩm thực trong tôi” của Lưu Minh Quang xuất bản năm 2014
đã mang đến hình ảnh của Sài Gòn cùng những nét riêng biệt, dấu ấn đậm đà về ẩm thực đất phương Nam đã in hằn trong tâm hồn, trong những cảm nhận sâu sắc qua 25 năm – sinh ra, lớn lên và được đất Sài Thành nuôi dưỡng Những món ăn bình dân, rất vỉa hè, mộc mạc Sài Gòn qua cái nhìn của Lưu Quang Minh hiện lên giản dị, mộc mạc, gần gũi
và thân thương Không phải một thành phố xa hoa tráng lệ, không phải những nhà hàng sáng trưng rực rỡ ánh đèn, Sài Gòn chỉ là những xe bánh mì thân thương ngang qua, những hàng phá lấu tuổi thơ đi theo cùng năm tháng, là món gỏi bò khô bên vệ đường níu lòng đứa con xa quê tít tắp chốn trời Tây, là những xe kẹo kéo thơm ngon ấp ủ ước mơ,…
Năm 2010, Nhà xuất bản Trẻ cho ra mắt công trình “Khám phá Ẩm thực truyền thống Việt Nam” của tác giả Ngô Đức Thịnh, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong
việc nghiên cứu và giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam Với mong muốn mang đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về bức tranh ẩm thực đa dạng của đất nước, tác giả đã dày công nghiên cứu, trải nghiệm ẩm thực cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Từ đó, những đặc trưng thú vị và riêng biệt của từng vùng miền được hé mở, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa ẩm thực Việt Nam Tác giả nhận định rằng việc tìm hiểu, khám phá bản sắc văn hóa trong ẩm thực là một nhiệm vụ quan trọng, tuy nhiên, đây là một hành trình dài và đầy thử thách. Không thể chỉ qua một cá nhân hay một cuốn sách mà có thể hoàn thành
Bài viết“Năm hiểu lầm về ẩm thực Ấn Độ” (2022) của tác giả Trịnh Hằng trên
trang VnExpress Du lịch giải đáp một số hiểu lầm phổ biến về ẩm thực Ấn Độ, bao gồm việc không phải món ăn nào cũng cay, không phải nơi nào cũng ăn cà ri, và người Ấn Độ không ăn thịt bò và thịt lợn. Bài báo cung cấp thông tin chính xác và thú vị về văn hóa ẩm thực Ấn Độ, giúp bạn có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn
Bài viết “Những nơi “thiên đường” dành cho những du khách ăn chay trường”
của tác giả Trắc Gơ được đăng tải trên trang Báo Mới vào ngày 02 tháng 10 năm
2021, cung cấp cho du khách ăn chay trường thông tin về những điểm đến lý tưởng trên thế giới. Bài báo đã giới thiệu 5 quốc gia nổi tiếng với nền ẩm thực chay phong phú và đa dạng, bao gồm: Ấn Độ, Ý, Anh Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam… Trong số đó, nổi bật là
Ấn Độ, nơi có tỷ lệ người ăn chay cao nhất thế giới, Ấn Độ mang đến vô số lựa chọn ẩm thực chay hấp dẫn cho du khách. Từ các món cà ri chay đậm đà đến các món bánh mì naan và dosa thơm ngon, du khách sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu thốn khi đến đây
Trang 6Bài viết “Tại sao ẩm thực Ấn Độ lại đặc trưng với dạng sệt ?” của tác giả Phùng
Linh được đăng tải trên trang Báo điện tử Công Luận ngày 25/08/2023 giải thích lý do vì sao các món ăn Ấn Độ thường có dạng sệt Theo bài báo, điều này xuất phát từ việc sử dụng các loại gia vị và nguyên liệu tạo nên độ sánh đặc cho món ăn, đồng thời giúp giữ được hương vị và dinh dưỡng Ngày nay, với sự giao thoa văn hóa đa dạng, người phương Tây và người phương Đông tiếp nhận nền ẩm thực của nhau nên trong cách ăn và khẩu vị cũng phần nào cho thấy sự linh hoạt và giao thoa văn hoá Nhưng dù hoà nhập như thế nào đi chăng nữa, thức ăn sánh mịn được ăn bằng tay vẫn luôn là một nét đặc trưng đặc biệt trong văn hoá của người Ấn Độ
Bài viết “Địa chỉ thưởng thức ẩm thực Ấn Độ ngon chuẩn vị ở TP.HCM” của tác
giả Bảo Linh được đăng tải trên trang VTC News năm 2024 đã gợi ý những nhà hàng chuyên về món Ấn Độ ở Sài Gòn Như nhà hàng Mustard The Indian là điểm hẹn lý tưởng cho những ai đam mê ẩm thực Ấn Độ, nơi hòa quyện giữa truyền thống và sự mới
mẻ trong từng món ăn Hay nhà hàng Ấn Độ Dahi Handi Indian mang đến không gian ấm cúng với lối trang trí độc đáo, nơi bạn có thể thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị Đặc biệt, mỗi một nhà hàng đều có cho riêng mình những món ăn nổi bật, đặc sắc nhưng mang đậm hương vị truyền thống Ấn Độ
Bài viết “ Món ăn Ấn Độ gắn liền với văn hóa và lịch sử của đất nước” của tác giả
Hồng Nhung được đăng trên báo điện tử Tổ quốc (2022) đã chỉ ra rằng món gà sốt bơ đã
trở thành món ăn quen thuộc dù trong các gia đình, thết đãi khách hay ở nhà hàng món
ăn này thường sẽ ướp thịt với sữa chua và gia vị, được thêm hành, gừng, cà chua và được ướp với garam masala, thì là và nghệ. Ngay cả Sonia Sarkar, một nhà báo ở thủ đô Delhi của Ấn Độ tin rằng món gà sốt bơ có ý nghĩa đặc biệt Chỉ trong một thời gian ngắn, vô số nhà hàng bán món ăn này đã mọc lên khắp cả nước Gà sốt bơ lan tỏa mạnh trong thực đơn của các nhà hàng với hương vị ngọt ngào, dễ chịu, thu hút ngay cả những người có khẩu vị nhạy cảm nhất
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu ẩm thực Việt Nam ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Trong đó, một số công trình đặc biệt quan tâm đến ẩm thực người Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh.Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh: ẩm thực đường phố và ẩm thực gắn liền với sự phát triển du lịch của thành phố Lĩnh vực nghiên cứu ẩm thực Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như ảnh hưởng của nó đến thị hiếu ẩm thực của người dân nơi đây, vẫn còn khá ít ỏi. Đây là một khoảng trống cần được lấp đầy bởi các nghiên cứu chuyên sâu hơn trong tương lai
3.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Bài báo “This Is Why Indian Food Is So Delicious” (Những lí do thức ăn Ấn Độ
lại ngon như vậy) của Inam Sarah Pangin (2015) đề cập đến những lý giải khoa học về sự hấp dẫn của ẩm thực Ấn Độ. Tác giả trình bày các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học, cùng với những lập luận và bằng chứng từ các nghiên cứu để giải thích sức hút của món ăn Ấn Độ Sự kết hợp giữa hương vị đa dạng, sự cân bằng giữa các vị, tương tác đa giác quan, giá trị văn hóa, nguyên liệu tươi ngon và kỹ thuật nấu nướng tinh tế đã tạo nên sức hút khó cưỡng cho món ăn Ấn Độ, biến nó trở thành một trong những nền ẩm thực được yêu thích nhất trên thế giới
Trang 7“Traces of Indian Culture in Vietnam” (Dấu ấn văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam) là
một cuốn sách được viết bởi nhà báo và tác giả người Ấn Độ Geetesh Sharma (2009) Cu
ốn sách này khám phá những ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ đối với Việt Nam trong suốt lịch sử Sharma đã dành nhiều năm nghiên cứu về chủ đề này, và cuốn sách của ông là một nguồn tài nguyên toàn diện về sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia Một số điểm chính được đề cập trong cuốn sách: sự xuất hiện của Ấn Độ giáo và Phật
giáo; sự ảnh hưởng của tiếng Phạn; sự giao thoa văn học và nghệ thuật và mối quan hệ
thương mại
Trên trang CNN Travel có bài báo “Indian food: The best dishes in each region”
(Ẩm thực Ấn Độ : Những món ăn ngon nhất từng vùng miền) của Kate Springer (2020) Một đất nước Ấn Độ rộng lớn với nền văn hóa đa dạng và phong phú vì thế tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, ở mỗi vùng miền là có sự khác biệt rất lớn Ẩm thực cũng không ngoại lệ, vì vậy trong bài này tác giả đi sâu phân tích ở những món ăn đặc trưng của từng vùng miền mà khi đặt chân đến Ấn Độ bạn không thể bỏ qua những món ăn này
“Feasts and Fasts: A History of Food in India” (Những Ngày Hội và Ngày
Kiêng Ăn: Lịch sử Ẩm thực Ấn Độ) của Colleen Taylor Sen (2015) là một cuốn sách hấp dẫn đưa bạn vào hành trình khám phá ẩm thực phong phú của Ấn Độ.Cuốn sách này không chỉ liệt kê các món ăn, mà còn đào sâu vào lịch sử, tôn giáo, văn hóa và nông nghiệp - những yếu tố định hình nên ẩm thực đa dạng của Ấn Độ Cuốn sách còn được minh họa đẹp mắt với hơn 100 hình ảnh, giúp bạn hình dung rõ hơn về ẩm thực Ấn
Độ. Cuốn sách cũng có các công thức nấu ăn đơn giản, giúp bạn có thể tự mình trải nghiệm hương vị Ấn Độ ngay tại nhà
Cuốn sách “Food Culture in India” (2004) của tác giả Colleen Taylor Sen là một
cuốn sách tham khảo toàn diện về ẩm thực Ấn Độ. Nó bao gồm lịch sử, tôn giáo, văn hóa
và thực hành xã hội ảnh hưởng đến ẩm thực Ấn Độ, cũng như các món ăn, nguyên liệu và
kỹ thuật nấu ăn cụ thể của các khu vực khác nhau trong nước Cuốn sách bao gồm các chủ đề sau: lịch sử và nguồn gốc của ẩm thực Ấn Độ; các nguyên liệu và gia vị quan trọng được sử dụng trong nấu ăn Ấn Độ; các kỹ thuật nấu ăn Ấn Độ khác nhau; các món
ăn phổ biến của các khu vực khác nhau ở Ấn Độ; tầm quan trọng của ẩm thực trong văn hóa, xã hội Ấn Độ và ảnh hưởng của ẩm thực Ấn Độ đến các nền văn hóa khác
Cuốn sách “Curry: A Global History” (Cà ri : Lịch sử toàn cầu) của Colleen
Taylor Sen (2009) là một cuộc khảo sát sâu rộng về lịch sử của món cà ri, từ nguồn gốc ở Nam Á đến sự lan rộng khắp thế giới. Sen theo dõi hành trình của món cà ri qua thương mại, di cư và thuộc địa hóa, khám phá cách nó đã được biến đổi và thích nghi để phù hợp với các nền văn hóa và khẩu vị khác nhau Cuốn sách là một tài nguyên quý giá cho bất
kỳ ai quan tâm đến lịch sử ẩm thực, văn hóa hoặc toàn cầu hóa. Nó được viết một cách thông minh và hấp dẫn, và nó đầy đủ thông tin và nghiên cứu kỹ lưỡng. Tác giả trình bày một lập luận thuyết phục rằng món cà ri không chỉ là một món ăn mà còn là một hiện tượng văn hóa phức tạp phản ánh lịch sử và sự tương tác của con người trên toàn cầu
Trang 8Cuốn sách “Modern Spice: Inspired Indian Flavors for the Contemporary Kitchen” (2009) của tác giả Monica Bhide, nhà văn ẩm thực nổi tiếng là đại diện hoàn
hảo cho thế hệ đầu bếp người Mỹ gốc Ấn mới, những người đã chế biến các món ăn truyền thống được chế biến một cách tỉ mỉ bởi các bà mẹ Ấn Độ của họ, và cập nhật chúng cho phong cách sống và thị hiếu hiện đại của người Mỹ Tôn trọng kỹ thuật và lịch
sử ẩm thực Ấn Độ nhưng lại háo hức thử nghiệm, Bhide đã viết ra những công thức nấu
ăn đơn giản nhưng có hương vị sâu sắc Modern Spice đưa hương vị sôi động của Ấn Độ vào thế kỷ 21 với một cuốn sách dạy nấu ăn trẻ trung, vui nhộn, ngổ ngáo và táo bạo
Cà ri là cá hồi với tỏi và nghệ Cà ri là món gà nướng sốt cà chua hạt điều Cà ri là Măng tây với cà chua và Paneer vụn Cà ri là thịt cừu với đậu Hà Lan tách vàng, khoai tây dai với rau bina, tôm me với nước cốt dừa, sườn lưng non với men chua ngọt và sốt giấm, cơm Basmati với lá cà ri thơm Cà ri có hương vị sống động, nguyên liệu theo mùa, vô số
loại gia vị và sự kết hợp bất ngờ Và quyển sách “660 Curries” của đầu bếp Raghavan
Iyer (xuất bản 2008) chính là cửa ngõ bước vào thế giới ẩm thực Ấn Độ, làm sáng tỏ một trong những nền ẩm thực tuyệt vời của thế giới
Cuốn sách “A Historical Dictionary of Indian Food” của tác giả K T Achaya
nên phổ biến trên toàn thế giới Hương vị chủ đạo của cuốn sách này là lịch sử và dựa trên nhiều nguồn khác nhau - văn học, khảo cổ học, ghi chép văn bia, nhân chủng học, ngữ văn, nghiên cứu thực vật và di truyền - nó cung cấp một loạt các sự kiện thú vị liên quan đến nguồn gốc và sự tiến hóa của thức ăn Ấn Độ Quyển sách này phác thảo rất nhiều loại ẩm thực, nguyên liệu thực phẩm và các món ăn được gọi chung là thực phẩm
Ấn Độ
Cuốn sách “Indian Food: A Historical Companion” của tác giả K T Achaya (xuất bản 1994) cho thấy ẩm thực Ấn Độ vừa cổ xưa vừa đa dạng và trong cuốn sách khổng lồ, hấp dẫn này, chuyên gia ẩm thực A.K Achaya nắm bắt đầy đủ và lịch sử của chế độ ăn kiêng của người Ấn Độ, từ thời tiền sử đến thời kỳ hiện đại Một tập sách giàu thông tin có hơn 150 hình minh họa đen trắng (bao gồm các bức vẽ, ảnh chụp và bản đồ)
và 55 bức ảnh màu Ngoài ra, sách còn cho ta thấy các món ăn Ấn Độ dựa trên khảo cổ học, nhân chủng học, văn học, thực vật học và những sự thật thú vị về món ăn của họ
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu của học giả trên thế giới, tác giả nghiên cứu đề tài nhận thấy rằng các công trình chỉ tập trung vào ẩm thực Ấn Độ, các gia vị và cách chế biến món ăn Chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu ẩm thực Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Ẩm thực Ấn Độ ở thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết
Hầu hết các công trình đã nghiên cứu trước đây đều trình bày khái quát về ẩm thực,về những công thức nấu ăn hay những luận án, luận văn nhằm phục vụ cho phát triển kinh doanh hoặc du lịch Vì thế trong đề tài này, tôi sẽ đưa độc giả đến với ẩm thực
Ấn Độ dưới một góc nhìn khác, góc nhìn giao lưu văn hóa Kết hợp với phương pháp nghiên cứu mới mẻ - phương pháp điền dã, khảo sát thực địa chủ yếu tại các nhà hàng Ấn
Độ, nhóm tác giả sẽ phân tích chi tiết về sự du nhập và tiếp nhận của người dân thành phố như thế nào đối với ẩm thực Ấn Độ hay nói cách khác là toàn cảnh bức tranh ẩm thực Ấn
Độ tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ được phát họa một cách chân thật và sinh động nhất trong đề tài này
Trang 94 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là ẩm thực Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn không gian: Nghiên cứu ẩm thực Ấn Độ ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tập trung các khu vực đông đúc nhà hàng Ấn Độ như quận 1, quận 2, quận 7,…
Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung làm rõ sự phổ biến của nền ẩm thực Ấn Độ cũng như tiếp nhận ẩm thực Ấn Độ của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, thao tác nghiên cứu cụ thể như:
Điền dã khu vực thành phố Hồ Chí Minh ở các nơi tập trung nhiều nhà hàng Ấn
Độ như quận 1, quận 2, quận 7, … để tìm hiểu thị hiếu của khách khi thưởng thức các mó
n ăn Đồng thời kết hợp phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với
chủ nhà hàng, đầu bếp, thực khách Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh để thu thập thông tin về đặc điểm, nguồn gốc, sự thay đổi và xu hướng phát triển của ẩm thực Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp khảo sát : Phát hành bảng khảo sát trực tuyến hoặc trực tiếp cho người dân thành phố Hồ Chí Minh để thu thập dữ liệu về tần suất, chi tiêu, mức độ hài lòng,… khi thưởng thức ẩm thực Ấn Độ
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tôi sử dụng những ưu điểm của các phương pháp nghiên cứu trong các lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, chính trị để phân tích và đánh giá
sự tồn tại của ẩm thực Ấn Độ ở thành phố Hồ Chí Minh, nhận định đặc trưng nền ẩm thực
Ấn Độ và cách tiếp nhận của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh với nền ẩm thực ấy
Phương pháp phân tích, tổng hợp, logic, cũng được sử dụng để phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu đã thu thập được, và từ đó đưa ra nhận định cũng như trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài là một đóng góp thiết thực cho ngành khoa học xã hội và nhân văn, cụ thể
đề tài cung cấp một cái nhìn mới mẻ về ẩm thực Ấn Độ qua lăng kính văn hóa cùng với phương pháp nghiên cứu mới mẻ - phương pháp điền dã Đây cũng là một đóng góp quan trọng cho ngành Ấn Độ học khoa Đông phương học, cung cấp những kiến thức hữu ích
về ẩm thực Ấn Độ từ đó giúp sinh viên ngành Ấn Độ học tiếp cận được nguồn kiến thức sinh động, không còn đơn thuần là những lý thuyết suông mà chúng đã được kiểm nghiệm bằng thực tiễn nên sẽ có tính chính xác cao hơn Ngoài ra, đề tài cũng là những nguồn tư liệu, là cơ sở cho những công trình tiếp theo khi nghiên cứu về ẩm thực
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Bài nghiên cứu này cung cấp những thông tin về sự thâm nhập của ẩm thực Ấn Độ đối với người dân ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Từ đó
Trang 10giúp mọi người có cái nhìn mới mẻ và khách quan hơn về ẩm thực Ấn Độ, không chỉ là những món “cay nồng” mà chúng ta vẫn thường nghe mỗi khi nhắc đến ẩm thực Ấn Độ
mà đó là còn là sự kết hợp độc đáo giữa các loại nguyên liệu, các loại gia vị và đặc biệt chính là ẩm thực Ấn Độ đem đến sức khỏe cho người thưởng thức bởi các loại thảo mộc được sử dụng trong món ăn Cùng với đó là đem đến cho độc giả sự hiểu biết sâu sắc về
ẩm thực Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh Đây còn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà ngoại giao trong việc định hướng và hoạch định các chính sách ngoại giao phù hợp cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Ấn Độ
7 Bố cục
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, bố cục của luận văn dự kiến sẽ được chia thành
3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận nhóm nghiên cứu sẽ trình bày các khái niệm về ẩm thực, đặc điểm chung của ẩm thực Ấn Độ cũng như là lý thuyết được sử dụng trong bài nghiên cứu Về mặt thực tiễn nhóm tác giả sẽ trình bày khái quát về cộng đồng người Ấn ở thành phố Hồ Chí Minh và sự đóng góp kinh tế của họ vào thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó là bức tranh đời sống của người dân thành phố Hồ Chí Minh về ẩm thực, trang phục và nhà cửa
Chương 2: Đặc điểm ẩm thực Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của chương này là trình bày đặc điểm ẩm thực Ấn Độ, món ăn được yêu thích và món “đặc sản”, nguyên liệu sử dụng, cách chế biến và đầu bếp tại các nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Sự tiếp nhận ẩm thực Ấn Độ của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh
Ở chương cuối này tôi sẽ trình bày rõ ẩm thực Ấn Độ trong đời sống của người Việt như thế nào, nhu cầu ăn uống của thực khách tại nhà hàng, quán ăn Ấn Độ ra sao Bên cạnh đó chúng tôi cũng làm rõ sự xuất hiện của gia vị Ấn trong bữa cơm của người dân thành phố Trong chương này nhóm nghiên cứu sẽ đề cập đến sự ảnh hưởng của cà ri
Ấn Độ đến cà ri Việt Ẩm thực Ấn Độ đối với người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh Sự thu hút của nhà hàng Ấn Độ đối với thực khách quốc tế Và cuối cùng là nhu cầu sử dụng gia vị của người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh
NỘI DUNG