1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập cá nhân môn kỹ năng chung về tư vấn pháp luật Đề bài số 1 phân tích các vai trò của hoạt Động tư vấn pháp luật, cho ví dụ minh hoạ

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Vai Trò Của Hoạt Động Tư Vấn Pháp Luật, Cho Ví Dụ Minh Hoạ
Tác giả Trần Ngọc Sang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ Năng Chung Về Tư Vấn Pháp Luật
Thể loại bài tập cá nhân
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Như vậy theo định nghĩa trên tư vấn pháp luật là việc tư vấn viên pháp luật, Luật sư, trợ giúp viên pháp lý,… hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đế

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: KỸ NĂNG CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Đề bài số 1:

“Phân tích các vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật, cho ví dụ minh hoạ?”

HỌ, TÊN: TRẦN NGỌC SANG

LỚP: N03.TL1

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 3

I Khái quát chung về hoạt động tư vấn pháp luật 3

1 Khái niệm 3

2 Đặc điểm 4

II Vai trò của hoạt đọng tư vấn pháp luật và ví dụ 4

1 Tư vấn pháp luật có vai trò quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp 5

2 Tư vấn pháp luật giúp nâng cao hiểu biết Pháp luật từ đó có cách ứng xử phù hợp 7

3 Tư vấn pháp luật giúp giảm bớt tranh chấp, giảm bớt gánh nặng cho cơ quan tố tụng 9

4 Tư vấn pháp luật giúp hoàn thiện Pháp luật, giám sát việc tuân thủ Pháp luật 10

4.1 Trong quá trình tư vấn thì người tư vấn có thể nhận thấy những vướng mắt, những hạn chế của pháp luật từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện 10

4.2 Trong quá trình làm việc với người được tư vấn và cơ quan nhà nước thì chủ thể thực hiện tư vấn pháp luật có thể giám sát việc áp dụng và thực hiện pháp luật của các chủ thể trên. 12 KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

MỞ ĐẦU

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Pháp

luật chạm đến cuộc sống của chúng ta trong từng hành vi, cử chỉ hàng ngày do đó ph

áp luật được xem là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng Pháp luật ra đời không chỉ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước, là một công cụ hữu hiệu để

Trang 3

nhà nước tổ chức và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội thông qua việc định hướng, điều chỉnh sự phát triển của các quan hệ xã hội mà còn là cơ sở quan trọng để bảo đảm an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân;… Sự phổ biến và tầm quan trọng là vậy song pháp luật không phải lúc nào cũng dễ hiểu đối với công dân bình thường Hầu hết mọi người trong chúng ta đều hiểu hành

vi giết người, trộm cắp, … là những hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý bất lợi Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được những quy định về việc lập

di chúc để lại di sản hay thủ tục để thực hiện một giao dịch dân sự về chuyển quyền

sử dụng đất,… Mặt khác có những vấn đề pháp luật quy định chưa thực sự rõ ràng hoặc có những vẫn đề tuy được pháp luật quy định cụ thể nhưng khi xảy ra trên thực

tế lại rất phức tạp Điều này vô hình chung đã khiến cho ranh giới giữa đúng và sai, hợp pháp và bất hợp pháp trở nên rất mong manh do đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình rất nhiều cá nhân, tổ chức đã tìm đến hoạt động tư vấn pháp luật như một giải pháp hữu hiệu Điều này đã góp phần làm cho hoạt động tư vấn pháp luật ngày càng trở nên phổ biến và giữ một vị trí quan trọng trong xã hội hiện đại Và

để làm rõ hơn nữa vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật em xin chọn đề số 01:

“Phân tích các vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật Cho ví dụ minh hoạ”

NỘI DUNG

I Khái quát chung về hoạt động tư vấn pháp luật.

1 Khái niệm

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật Tuy nhiên nếu xuất phát từ bản chất của tư vấn pháp luật và dựa trên các quy định pháp luật về hoạt động tư vấn pháp luật thì khái niệm tư vấn pháp luật có thể được hiểu như sau: Tư vấn pháp luật là hoạc động dịch vụ nghề nghiệp Theo đó, người có trình độ hiểu biết pháp luật đưa ra lời khuyên, ý kiến pháp lý hoặc giải pháp về các vấn đề liên quan đến pháp luật theo yêu cầu của khách hàng nhằm giúp họ hiểu và quyết định cách thức bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Như vậy theo định nghĩa trên tư vấn pháp luật là việc tư vấn viên pháp luật, Luật sư, trợ giúp viên pháp lý,… hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ dựa trên cơ

sở những quy định của pháp luật, kiến thức và kinh nghiệm của mình đề giúp khách hàng của mình tìm hướng giải quyết đúng đắn để từ đó có cách xử sự phù hợp để thông qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân hoặc người có liên quan

2 Đặc điểm

Trên cơ sở khái niệm đã đưa ra, có thể thấy tư vấn pháp luật có các đặc điểm sau:

Trang 4

Thứ nhất, tư vấn pháp luật là một loại hình dịch vụ thuộc lĩnh vực pháp luật Xét về bản chất thì tư vấn pháp luật là hoạt động cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực đặc thù là pháp luật (còn được gọi là dịch vụ pháp lý) Do vậy dưới tư cách là một hoạt động dịch vụ thì tư vấn pháp luật sẽ mang bản chất của dịch vụ nói chung và dịch vụ pháp lý nói riêng đó là việc nhận thù lao khi thực hiện công việc Ngoài những điểm chung với các hoạt động dịch vụ khác thì hoạt động tư vấn pháp luật còn có những điểm khác biệt Điểm đặc trưng trước hết phải kể đến là việc nhận thù lao Theo đó, nếu như ở các hoạt động dịch vụ khác thì mục tiêu được hướng đến khi cung cấp dịnh vụ là việc nhận lại là thù lao thì mục tiêu của hoạt động tư vấn pháp luật lại có thể không vì thu lao (được thể hiện thông qua hoạt động tư vấn pháp luật trong trợ giúp pháp lý hay tư vấn pháp luật miễn phí,…) Một đặc trưng khác của hoạt động tư vấn pháp luật là sản phẩm Cụ thể, sản phẩm của hoạt động tư vấn pháp luật là thành quả của việc sử dụng trí tuệ, lao động trí óc do đó sản phẩm tạo ra là sự kết tinh của kiến thức và kinh nghiệm của người tư vấn, mặt khác thì sản phẩm này thường được thể hiện dưới hình thức hữu hình (soạn thảo hợp đồng tặng cho, )

Thứ hai, chủ thể tham gia quan hệ tư vấn pháp luật bao gồm 2 bên là người tư vấn và người được tư vấn Người tư vấn có thể là cá nhân hoặc tổ chức tuy nhiên chủ thể trên phải đáp ứng được một số điều kiện luật định để có thể thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật Đối với cá nhân thì pháp luật hiện nay đặt ra yêu cầu đối với hoạt đồng nghề nghiệp của người tư vấn Theo đó, cá nhân tư vấn pháp luật phải là cá nhân đang hành nghề luật (có hiểu biết sâu sắc về pháp luật) Sở dĩ pháp luật đặt ra yêu cầu trên là do các ý kiến của người tư vấn mặc dù không thể hoàn toàn quyết định ý chí của người được tư vấn tuy nhiên nó lại có ý nghĩa định hướng nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cách xử sự của khách hàng – những người thường có hiểu biết về pháp luật hạn chế Ngoài yêu cầu trên pháp luật còn đặt ra một số yêu cầu về nhân thân, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người tư vấn Đối với tổ chức thì pháp luật hiện hành yêu cầu tổ chức ấy phải là các tổ chức hành nghề luật như văn phòng luât sư, công ty luật,… Về phía người được tư vấn (người được cung ứng dịch vụ) có thể là cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu tư vấn hoặc là người thụ hưởng dịch vụ tư vấn

Thứ ba, nội dụng của dịch vụ tư vấn pháp luật khá đa dạng Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tư vấn pháp luật không chỉ là việc cung cấp ý kiến pháp lý

mà còn là hướng dẫn, giải đáp pháp luật; soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác; cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật,… như vậy từ quy định trên có thể thấy những công việc mà người tư vấn pháp luật phải thực hiện rất

đa dạng, không chỉ bị giới hạn trong việc cung cấp ý kiến pháp lý

Thứ tư, công cụ để giải quyết trong hoạt động tư vấn pháp luật là pháp luật

Trang 5

Thứ năm, cơ sở pháp lý để hình thành quan hệ tư vấn pháp luật là hợp đồng dịch vụ Để người tư vấn có thể thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật thì trước hết cần có yêu cầu của khách hàng (người được tư vấn) Yêu cầu này thường được thể hiện dưới hình thức là các hợp đồng dịch vụ Nội dung của hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên về nội dung tư vấn; yêu cầu cụ thể của người được tư vấn; quyền và nghĩa vụ của các bên; thù lao; thời gian thực hiện;… Hợp đồng trên được ký kết sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quan

hệ hợp đồng và mọi khiếu nại, thắc mắc sẽ được giải quyết dựa trên hợp đồng hai bên đã ký kết Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về tên của hợp đồng này do vậy nó có thể được gọi là hợp đồng dịch vụ pháp lý, hợp đồng tư vấn pháp luật,… Một lưu ý đối với hoạt động tư vấn pháp luật là không phải bất

kỳ hoạt động tư vấn pháp luật nào cũng yêu cầu hai bên ký hợp đồng mà trong một số trường hợp pháp luật đặt ra yêu cầu khác Cụ thể, đối với hoạt động trợ giúp pháp lý để phát sinh quan hệ thì các bên không ký hợp đồng mà chỉ có đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc đối với những vụ việc tư vấn đơn giản ở trung tâm

tư vân pháp luật thì chỉ cần phiếu yêu cầu tư vấn

II. Vai trò của hoạt động tư vấn Pháp luật và ví dụ minh hoạ.

1 Tư vấn pháp luật có vai trò quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền và giáo dục Pháp luật:

Trong một xã hội mà pháp luật ngày càng phổ biến, len lỏi vào từng hoạt động

cơ bản của cuộc sống và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc duy trì và vận hành một xã hội ổn định thì công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân về quyền và nghĩa vụ của bản thân là điều cần thiết và hết sức quan trọng Nắm bắt được điều ấy Đảng và Nhà nước ta

đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức luật cho cán bộ, nhân dân Đặc biệt

là những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được đẩy mạnh thực hiện theo các chương trình, kế hoạch cụ thể, Điều này đã giúp cho công tác phổ biến giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm gần đây luôn được các Bộ, ngành, địa phương duy trì thường xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng, thông qua báo chí, giáo dục pháp luật trong nhà trường,… những hoạt động này đã phần nào góp phần không nhỏ giúp cho ý thức, hiểu biết của người dân về pháp luật ngày càng được nâng lên trên diện rộng điều này thể hiện đặc biệt rõ nét ở các khu vực thành thị khi nhiều người dân đã biết sử dụng pháp luật để đòi hỏi các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình đồng thời cũng ý thức và bảo vệ khi các quyền và lợi ích ấy bị xâm phạm Điều này đã giúp cho ý

Trang 6

thức chấp hành pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước ngày càng thuận lợi

Tuy nhiên cũng phải thành thật nhìn nhận một điều là ngoài những kết quả khả quan đạt được thì công các phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân còn tồn đọng nhiều vấn đề Ngoài những nguyên nhân khách quan về đội ngũ, nhân lực hay nguồn lực,… thì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hoạt động trên chưa thật sự đạt được tối đa hiệu quả là do sự thiếu quan tâm, chú ý của người dân đối với của hoạt động trên (nguyên nhân chủ quan) Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nhưng một vài lý do có thể đưa ra là việc ý thức của người dân về vai trò của pháp luật còn nhiều hạn chế Mặt khác việc áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề trong suy nghĩ của người dân được xem là hạ sách nên ít được ưu tiên Chính vì những nhận thức ấy nên một bộ phận người dân tỏ ra thờ ơ, thiếu sự quan tâm, chú trọng đến các hoạt động phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật vì cho rằng đó không phải là vấn đề của bản thân là điều khó tránh khỏi

Nếu như hoạt động phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật thông thường hướng tới đối tượng là một bộ phận lớn người dân trong xã hội do đó nó thường mang tính chất chung chung khó có thể đi sâu và chi tiết đến từng quy định dẫn đến việc khó có thể hiểu biết, nắm bắt một cách chi tiết cụ thể thì hoạt động tư vấn pháp luật do đối tượng của nó hẹp hơn, thường chỉ là một hoặc một nhóm chủ thể quan tâm đến một hoặc một số vấn đề nào đó nên dễ dàng đi sâu vào phân tích từng quy định trong từng tình huống cụ thể nên giúp người được tư vấn dễ dàng hiểu và nắm bắt các quy định của pháp luật Mặt khác hoạt động tư vấn pháp luật phát sinh trên cơ sở yêu cầu của người được tư vấn và thường mất một khoản phí

do đó người được tư vấn sẽ có thái độ chú ý, tập trung để nắm bắt được vấn đề từ

đó có những cách xử sự phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, tránh những rủi ro không đáng có do thiếu hiểu biết Chính vì liên quan trực tiếp đến bản thân nên người được tư vấn sẽ chủ động tiếp thu những hiểu biết, những tri thức về pháp luật, điều này giúp cho pháp luật đi vào cuộc sống một cách tự nhiên, hiệu quả Như vậy, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật người được tư vấn sẽ tiếp nhận những lý giải cụ thể, chi tiết về vấn đề mà họ đã và đang vướng mắc vì vậy mà hoạt động phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn thường đạt được hiệu quả trực tiếp và rõ ràng

Để làm rõ hơn vai trò trên của hoạt động tư vấn pháp luật thì một dẫn chứng có thể đưa ra là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật đất đai Cụ thể, Thực hiện Luật đất đai năm 2013, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành 77 văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, trong đó có 20 Nghị định, 57 Thông tư, Thông tư liên tịch; riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 7

ban hành 41 Thông tư và thông tư liên tịch Tại địa phương, để thực hiện 41 nội dung được phân cấp trong Luật và các Nghị định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hơn 2.000 văn bản Từ những con số trên, có thể thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai rất đồ sộ, phức tạp do vậy rất khó để người dân có thể hiểu biết và nắm bắt được toàn bộ Cũng chính vì điều này mà mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ và ban ngành của các địa phương triển khai rộng rãi đến nhiều đối tượng trên cả nước tuy nhiên mức độ phổ biến các các quy định trên trong đời sống của người dân về vấn

đề trên còn nhiều hạn chế Những hạn chế này được thể hiện thông qua các vụ việc liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hay sự thiếu hiểu biết của người dân về các thủ tục, giấy tờ cần thiết để có thể thực hiện hoạt động chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất,… diễn ra rất phổ biến Và chỉ đến khi có tranh chấp xảy ra hoặc người dân có nhu cầu làm thủ tục chuyển nhượng,… thì mới loay hoay tìm hiểu quy định của luật và tìm tới hoạt động tư vấn pháp luật Lúc này thông qua những lý giải, những ý kiến được người

tư vấn cung cấp về vấn đề mà người dân quan tâm thì họ mới có những hiểu biết

rõ ràng hơn về vấn đề từ việc phap luận quy định về tình huống trên như thế nào? Phương hướng giải quyết ra sao? Hồ sơ, thủ tục giải quyết gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét và giải quyết?,… Như vậy, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật thì những quy định của pháp luật tưởng chừng cứng nhắc, khô khan có thể tiếp cận gần hơn trong cuộc sống, góp phần giúp pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng dần trở nên phổ biến và đi sâu vào thực tiễn

2 Nâng cao hiểu biết Pháp luật từ đó có cách ứng xử phù hợp.

Đi cùng với vai trò phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thì một vai trò khác quan trọng không kém của hoạt động tư vấn pháp luật chính là việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho người được tư vấn Về vấn đề này, mặc dù hiện nay có rất nhiều hoạt động được tổ chức và thực hiện với mục đích nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về pháp luật đã giúp cho những hiểu biết và lý giải của người dân về pháp luật ngày càng được nâng cao song vẫn còn bộ phận không nhỏ người dân do nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan lẫn chủ quan vẫn đang trong tình trạng thiếu hiểu biết về quy định của pháp luật nên không ý thức hết được được quyền và nghĩa vụ của mình đến đâu Chính vì lý do này nên họ dễ cho rằng hành vi của người khác là xâm phạm đến lợi ích của mình hoặc không ý thức được những nghĩa vụ của mình đối với người khác Điều này vô hình chung

đã dẫn đến việc phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự hay nghiêm trọng hơn

là trở thành những vụ án hình sự Thực tế cũng xảy ra không ít các vụ việc liên quan đến tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình diễn ra do các đương sự thiếu hiểu

Trang 8

biết pháp luật, không hiểu quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình được pháp luật quy định như thế nào, không hiểu trình tự thủ tục giải quyết ra sao nên dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh, kéo dài ảnh hưởng đến hạnh phúc, đời sống của cá nhân và an ninh trật tự, an toàn xã hội Với sự phổ biến và tầm quan trọng của mình hoạt động tư vấn pháp luật đã và đang giúp cho hiểu biết về pháp luật của những người có nhu cầu được nâng cao qua đó kéo gần hơn khoản cách giữa pháp luật và cuộc sống, góp phần giúp người dân ý thức rõ hơn nữa tầm quan trọng của pháp luật Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện và nâng cao nhận thức của người dân Theo đó, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật mà

cụ thể là việc đưa ra lời khuyên, ý kiến pháp lý hoặc giải pháp về các vấn đề liên quan đến pháp luật theo yêu cầu sẽ cung cấp cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn thì người tư vấn sẽ mang lại những giải thích, những phân tích, kiến giải cụ thể, đơn giản hoá những quy định của pháp luật từ đó giúp cho người được tư vấn

có những hiểu biết rõ ràng, chi tiết về quy định của pháp luật đối với những vấn đề

mà họ quan tâm Giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội từ đó có những cách ứng xử phù hợp, tránh tình trạng vi phạm quy định của pháp luật do sự thiếu hiểu biết của bản thân làm phát sinh những hậu quả pháp lý bất lợi không mong muốn

Để làm rõ vai trò nâng cao hiểu biết pháp luật của hoạt động tư vấn pháp luật thì một dẫn chứng có thể đưa ra là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình khi UBND huyện thu hồi đất Hiện nay với nhu cầu phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội đã làm cho nhu cầu thu hồi đất nhằm phục vụ quá trình phát triển của kinh tế - xã hội và hướng tới lợi ích quốc gia, của cộng đồng có

sự gia tăng nhanh chóng Thực tế cho thấy, vấn đề thu hồi đất luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và người dân

do đó vấn đề này được pháp luật quy định rất rõ ràng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có quyền sử dụng đất Tuy nhiên thực tế áp dụng pháp luật của nhiều cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Không ít trường hợp cơ quan có thẩm quyền thưc hiện việc thu hồi trái luật đã gây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Mặc dù biết quyết định hành chính và hành vi hành chính của UBND là trái luật và thiếu căn cứ tuy nhiên không phải ai cũng có cách ứng xử phù hợp trong những tình huống đó để có thể bảo vệ quyền lợi của mình Trong rất nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế do sự hạn chế trong mức độ nhận thức và hiểu biết về pháp luật mà không ít người dân khi được có quyết định thu hồi đã có những hành vi, thái độ phản kháng cực đoan như chửi mắng, đe doạ hay nghiêm trọng hơn là sử dụng vũ khí để chống trả Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương Làm chậm trễ trong công các của những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền Gây thiệt hại đối với tài sản của

Trang 9

Nhà nước Đồng thời trực tiếp xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ cũng như người thân của

họ Có thể thấy trong những tình huống trên mặc dù sai sót ban đầu xuất phát từ phía cơ quan nhà nước nhưng vì thiếu kiến thức và hiểu biết về pháp luật đã khiến cho phương pháp, cách thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân không phù hợp, vi phạm quy định của luật và có thể dẫn đến hậu quả pháp lý không mong muốn Cũng trong tình huống trên nếu như không đồng ý với quyết định thu hồi của UBND thì cá nhân, tổ chức, gia đình có thể tìm đến các hoạt động

tư vấn pháp luật Thông qua việc này thì người dân sẽ có được lý giải cụ thể về quyết định trên là đúng hay sai? Nếu sai thì hướng giải quyết của vụ việc trên như thế nào? ,… từ đóngười dân sẽ có cơ sở để lựa chọn cách xử sự của bản thân sao phù hợp đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình

3 Giảm bớt tranh chấp, giảm bớt gánh nặng cho cơ quan tố tụng:

Một vai trò khác cũng quan trọng không kém của hoạt động tư vấn pháp luật là việc giảm bớt tranh chấp, giảm bớt gánh nặng cho cơ quan tố tụng Theo báo cáo tổng kết của toà án năm 2022 cho thấy, tính từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022, các Tòa án đã thụ lý 567.521 vụ việc Số liệu trên đã cho thấy gánh nặng đè lên hoạt động của hệ thống toà án mối năm là rất lớn khi mỗi năm toà án phải xử lý hàng trăm nghìn vụ án Đáng chú ý hơn là việc những con số này ngày càng có xu hướng tăng lên cả về số lượng và mức độ phức tạp của từng vụ việc do

đó gánh nặng đè lên đôi vai của ngành là rất lớn bởi yêu cầu đặt ra đối với các toà

án lúc này không chỉ là làm sao xử lý nghiêm chỉnh, công bình đem lại công lý và niềm tin cho người dân mà còn phải làm sao để giải quyết nhanh chóng, kịp thời

để hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra Và với vai trò và sự phát triển của mình hoạt động tư vấn pháp luật đã và đang góp phần không nhỏ trong việc giảm gánh nặng cho các cơ quan tố tụng Cụ thể, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật người

tư vấn là luật sư, tư vấn viên pháp luật,… sẽ cung cấp cho người được tư vấn những tri thức, hiểu biết về những quy định của pháp luật nhờ đó người dân có những nhận thức rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong luật đây được xem là cơ sở quan trọng để người dân nhận thức và tuân thủ pháp Như vậy, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật người được tư vấn có thể phân định được đúng – sai, hiểu được vị thế, điều kiện, hoàn cảnh của bản thân trong từng trường hợp cụ thể để từ đó có thể có cách giải quyết phù hợp với quy định Mặt khác, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật người dân không chỉ ý thức hết được vị thế, quyền và nghĩa vụ của mình mà còn hiểu được quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội cũng cần phải được tôn trọng và bảo vệ từ đó sẽ có sự điều chỉnh trong hành vi của mình Có thể thấy, chính nhờ hoạt động tư vấn pháp luật đã giúp cho người dân có cách hành xử phù hợp việc này đã góp phần to lớn trong việc ngăn chặn và tháo gỡ kịp thời các vướng mắt,

Trang 10

tranh chấp, mâu thuẫn trong cuộc sống từ đó giữ vững được tình cảm mọi người, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội,…

Một ví dụ để làm rõ vai trò trên của hoạt động tư vấn pháp luật là vấn đề để lại

di sản cho con cháu Theo đó, hầu hết mọi người trước khi qua đời đều có mong muốn phân chia phần tài sản mà mình tạo lập được khi còn sống cho con cháu trong nhà tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do phong tục tập quán nên ông bà, cha mẹ, vợ chồng thường không có thói quen để lại di chúc

Sẽ chẳng có gì nếu như mọi thứ đều được thoả thuận và giải quyết bằng yếu tố tình cảm Tuy nhiên thực tế đã cho thấy không ít các trường hợp vì không thoả thuận được, hay thoả thuận không công bằng dẫn tới nhiều gia đình chọn cách giải quyết mâu thuẫn bằng nộp đơn khởi kiện tại Toà Có nhiều vụ việc vì tính chất phức tạp nên đã dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác xét xử của toà án Với vô vàn những bản án như vậy đã gây ra những áp lực không nhỏ đến hoạt động tố tụng Trong trường hợp trên nếu như ngay từ đầu người để lại di sản tìm đến hoạt động tư vấn pháp luật để được tư vấn và lập thành một bản di chúc hợp pháp thì những rắc rối phía sau có lẽ sẽ chẳng tồn tại Do vậy hoạt động tư vấn pháp luật được xem là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các tranh chấp, các hành vi

vi phạm pháp luật từ đó giải toả áp lực cho hệ thống cơ quan tố tụng

4 Hoàn thiện Pháp luật, giám sát việc tuân thủ Pháp luật:

4.1 Trong quá trình tư vấn thì người tư vấn có thể nhận thấy những vướng mắt, những hạn chế của pháp luật từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện.

Để người dân có ý thức chấp hành tốt pháp luật và sự điều chỉnh của pháp luật đạt được hiệu quả trên thực tế thì điều kiện trước tiên và tiên quyết cần phải thực hiện là làm sao xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và toàn diện để điều chỉnh mọi mặt, mọi vấn đề của cuộc sống Đây chính là thách thức không nhỏ đặt

ra với ngành lập pháp của nước ta nếu muốn nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật Thực tế hiện nay đã cho thấy mỗi năm có rất nhiều quy định của pháp luật được sửa đổi, bổ sung và ban hành tuy nhiên không phải quy định nào cũng

có thể phát huy được hiệu quả tích cực mà ngược lại đôi lúc nó còn là cản trở, khó khăn cho các hoạt động của người dân Sở dĩ hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật là do pháp luật được xây dựng dựa trên ý chí của nhà làm luật do đó không tránh khỏi tình trạng một số quy định của pháp luật

xa rời, thiếu gắn kết, thiếu tính áp dụng trên thực tế cuộc sống từ đó tạo ra khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật của người dân và áp dụng pháp luật của

cơ quan, tổ chức nhà nước Lúc này với vai trò của mình hoạt động tư vấn pháp luật sẽ là cầu nối giữa những nhà xây dựng pháp luật; áp dụng, thực thi pháp luật

và nhân dân – đối tượng của việc áp dụng pháp luật Thông qua những vụ việc tư vấn giải quyết các vụ việc cụ thể những người tham gia tư vấn như luật sư, tư vấn

Ngày đăng: 04/12/2024, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w