Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau.. Phép ẩn dụ là một biểu thức thường thấy trong văn học, mô tả một người hoặc đồ vật b
Trang 1Group
ProjectPresented By Boboiboy
Group
Trang 2OUR
TEAM
Nguyễn Đỗ Ánh Tuyết
Lê Thị Mỹ Tâm Hoàng Nguyễn Thanh Tâm
Ngô Ngọc Tố Uyên Huỳnh Lê Kiều Trinh
Bùi Mai Thảo
Trang 3Project
Thế nào là phương thức
chuyển nghĩa ẩn dụ,
chuyển nghĩa hoán dụ?
Cho ví dụ minh họa
bằng tiếng Việt và
tiếng Anh
Trang 4Thế nào là phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ? Cho ví
dụ minh họa bằng tiếng Việt
và tiếng Anh
Thế nào là phương thức chuyển nghĩa hoán dụ?
Cho ví dụ minh họa bằng tiếng Việt và tiếng Anh
Trang 5Thế nào là phương thức chuyển nghĩa ẩn
dụ? Cho ví dụ bằng tiếng Việt
và tiếng Anh
Phép ẩn dụ
Trang 6Là sự chuyển đổi tên gọi dựa
vào sự giống nhau giữa các sự
vật, hiện tượng được so sánh
với nhau Phép ẩn dụ có thể
dùng trong văn nói và văn viết
để khiến cách nói và viết ngắn
gọn và sáng tạo hơn Một phép
ẩn dụ mang ý nghĩa từ khái
niệm này sang khái niệm khác
bằng cách nêu rõ hoặc ngụ ý
cái này giống hoặc giống cái
kia.
Phép ẩn dụ là một biểu thức thường thấy trong văn học, mô
tả một người hoặc đồ vật bằng cách đề cập đến một thứ được coi là có đặc điểm tương tự với người hoặc đồ vật đó
Trang 7Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức:
Ví dụ: Mũi người và vật => mũi thuyền, mũi kim
Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó:
Ví dụ: đất khô => tình cảm khô, lí thuyết khô,
Chanh chua, ớt cay =>lời nói chua cay, ý nghĩa chua cay,
Ẩn dụ dựa trên cơ sở chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hiện tượng vô tri vô giác ( thường goi là biện pháp nhân hóa)
Ví dụ : con người hoặc con vật chạy => tàu chạy, xe chạy,
Con người gào thét => tiếng gió gào thét, tiếng còi gào thét,
Trang 8Ví dụ:
- “I’m a nightmare dressed like a daydream” – Em là ác mộng đội lốt giấc mơ => Đây là một ẩn dụ, không có nghĩa người nói là ác mộng hay giấc mơ, mà ám chỉ rằng mình rất khó đoán, không có vẻ hiền lành thánh thiện như vẻ bề ngoài
- “It’s raining cats and dogs.” – Trời mưa rất to => Là tình hình thời tiết chứ không phải
mưa có chó mèo từ trên trời rơi xuống.
Trang 9Phân biệt metaphor và simile (so sánh)
Cả hai phép so sánh và ẩn dụ đều được sử dụng để so sánh hai sự vật,
ý tưởng, hành động,… dựa trên những đặc điểm chung của chúng.
Phép ẩn dụ (metaphor) khác so sánh chỉ duy nhất ở một khía cạnh: ẩn
dụ là so sánh ngầm nên sẽ không có các phương tiện so sánh nhứ “as”
và “like” Mặt khác phép so sánh thì được đặc trưng bởi những phương tiện so sánh đó.
Trang 10Ví dụ:
- “I am as strong as titanium” – Tôi mạnh mẽ như thép tian.=> So sánh
- “I am titanium.” – Tôi như thép titan vậy => Ẩn dụ
=>Mặc dù ở đây đối tượng được nhắc đến không phải là titan theo nghĩa đen, nhưng đọc lên ta cũng có thể cảm nhận được sự cứng cỏi và mạnh mẽ Ta có thể thấy cách nói ẩn dụ ngắn gọn hơn và mang lại ấn tượng mạnh mẽ hơn,
cũng như phù hợp với cách sử dụng hình ảnh thường thấy trong các bài hát
hay văn học.
Trang 11Phân loại Phép
ẩn dụ (metaphor)
Standard metaphor (ẩn dụ tiêu chuẩn)
Một phép ẩn dụ tiêu chuẩn là phép ẩn dụ so sánh hai sự vật không giống nhau sử dụng cấu trúc cơ bản X là Y Dòng “All the world’s a stage”
(Cả thế giới là một sân khấu) của Shakespeare là một phép ẩn dụ tiêu chuẩn Trong loại ẩn dụ này hai đối tượng được so sánh ngầm đều hiện
Trang 12Phân loại Phép
ẩn dụ (metaphor)
Extended metaphor (ẩn dụ mở rộng)
Ẩn dụ mở rộng là một phiên bản của ẩn dụ kéo dài qua nhiều dòng, nhiều đoạn hoặc khổ thơ của văn xuôi hoặc thơ Các ẩn dụ mở rộng được xây dựng dựa trên các ẩn dụ đơn giản với ngôn ngữ tượng hình và các so sánh
mô tả, đa dạng hơn
Ví dụ: Trong tác phẩm Romeo và Juliet của William Shakespeare
Shakespeare mô tả “Juliet is the sun” (Juliet là mặt trời – Ẩn dụ tiêu chuẩn) Sau đó tiếp tục trong các phần sau ông viết về các phẩm chất của mặt trời và mở rộng chức năng của nó để mô tả Juliet “trỗi dậy, mặt trời công bằng và giết ả hằng nga ghen tị” ( “arise, fair sun, and kill the envious
moon”.)
Trang 13Phân loại Phép
ẩn dụ (metaphor)
Dead metaphor (Ẩn dụ chết)
Ẩn dụ chết là một loại ẩn dụ đã chuyển nghĩa theo thời gian do được sử dụng quá nhiều Chúng đã mất đi ý nghĩa của hình ảnh ban đầu bởi cách sử
dụng rộng rãi, lặp đi lặp lại và phổ biến
Bởi vì ẩn dụ chết có một ý nghĩa thông thường khác với nguyên bản, chúng
có thể được hiểu mà không cần biết nội hàm trước đó của chúng Và vì lý
do này, một số người cho rằng phép ẩn dụ chết không còn là phép ẩn dụ
Trang 14Thế nào là phương thức chuyển nghĩa hoán dụ? Cho ví
dụ bằng tiếng Việt và tiếng Anh
Phép hoán dụ
Trang 15Hoán dụ là một hình thức tu từ dùng trong văn học và thơ ca Nó mượn sự vật, hiện tượng được nói đến để chỉ một sự vật hiện tượng khác có quan hệ tương đương Hoán dụ được sử dụng trong văn thơ để tăng lên sức gợi hình, gợi cảm của câu từ, truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc của tác giả đến người đọc, người nghe
Trang 16Căn cứ vào tính chất của các quan hệ, có thể chia
hoán dụ thành những loại như sau:
- Lấy bộ phận thay cho toàn thể
Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Trong câu thơ trên, “ bàn tay ta”- chỉ bộ
phận cơ thể, nay được dung để liên tưởng
đến “ người lao động” Từ “ bàn tay ta” và “
người lao động” là có mối quan hệ giữa cái
bộ phận và cái toàn thể
- Lấy toàn thể thay
cho bộ phận:
Ví dụ: Chị Hương lau nhà rất sạch sẽ
Từ “nhà”- toàn thể nghĩa là “ sàn nhà”- bộ phận
- Lấy không gian, địa điểm thay
cho người sống ở đó:
Ví dụ: Chị nhà tôi rất hiền hậu
Từ “ chị nhà tôi” thay cho “ vợ”.
Ví dụ: Thành phố rất thân thiện.
Từ “ thành phố” thay cho “ người ở thành phố này.
Trang 17Căn cứ vào tính chất của
các quan hệ, có thể chia
hoán dụ thành những loại như sau:
- Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng.
Ví dụ: Vì sao trái đất nặng ân tình.
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh Hình ảnh hoán dụ “ trái đất” nhằm chỉ nhân dân Việt Nam nằm trong trái đất mãi mãi nhớ đến người Hồ Chí Minh.
- Lấy âm thanh thay cho đối tượng:
Ví dụ: chim tu hú, xe cút kít,…
Hiện tượng hoán dụ rất thường gặp trong sử dụng ngôn ngữ, bởi
vì mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tế rất đa dạng nên các kiểu hoán dụ cũng rất phong phú.
Trang 18Căn cứ vào tính chất của các quan hệ, có thể chia
hoán dụ thành những loại như sau:
- Lấy địa điểm, nơi sản
xuất thay cho sản phẩm
Xoài Mút,…
- Lấy bộ phận của con người gọi tên bộ phận
quần áo.
Ví dụ: cổ tay áo, vớ chân,
vớ tay, cổ áo, chân váy,…
- Lấy quần áo, trang
phục thay cho con người.
Ví dụ: “áo chàm đưa buổi
phân li”- Tố Hữu
Du,…
Trang 19My dear, you have all of my heart (Em yêu, em có tất cả tình
yêu của anh).
Tell me about your first date I’m all ears! (Nói cho tớ về
buổi hẹn hò đầu tiên của cậu Tớ đang chú ý lắng nghe đây) Can you give me a hand carrying this box up the stairs?
(Cậu có thể giúp tớ mang cái hộp này lên tầng không)
Trang 20It seems like people will do whatever Hollywood says
is cool (Có vẻ như mọi mọi người sẽ làm những gì mà những bộ
phim Hollywood cho là ngầu.)
The White House will be making an announcement
around noon today (Nhà Trắng sẽ đưa ra công bố vào
khoảng trưa nay)
Trang 21This dish is delicious (Món ăn này ngon.)
The team needs some new blood if its going to win next season (Nhóm cần người mới nếu muốn thắng màu tiếp theo.)
Let’s me do the head count (Để tớ đếm xem có bao nhiêu người)
If we don’t get these reports done today, the suits will be angry (Nếu chúng ta không hoàn thành báo cáo trong hôm nay, ông chủ sẽ tức giận)
We will swear loyalty to the crown (Cô ấy thề sẽ trung thành với hoàng gia)
Trang 22thank You