Thế nào là giấy tờ có giá nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá

12 0 0
Thế nào là giấy tờ có giá nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

Buổi thảo luận thứ ba: Tài sản và Quyền đối với tàisản

- Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụminh họa về giấy tờ có giá.

Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản" Như vậy, giấy tờ có giá là một loại tài sản theo luật dân sự.

Giấy tờ có giá: gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kì phiếu, tín phiếu….

- Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấychứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 vàBản án số 39 có cho câu trả lời không ?

*Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấychứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không?

Trong thực tiễn xét xử “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là giấy tờ có giá Căn cứ vào quy định 141 TANDTC-HĐXX thì Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã có hướng dẫn như sau:

Theo điều 163 BLDS 2005 quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Theo quy định tại điểm 8 điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 thì giấy tờ có giá là “ bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất nhất, điều kiện trả lãi và các điều kiện Theo đó căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm: hồi phiếu đòi nợ, hồi phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng; trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu; tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ; các loại chứng khoán ( cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán, hợp đồng góp vốn đầu tư, các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định ) Vậy theo các quy định trên thì giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản, giấy chứng nhận

Trang 3

quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không phải là tài sản có giá.

*Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không ?

Căn cứ vào quyết định số 06/2017/QĐ-PT của TAND tỉnh Khánh Hòa, tại điều 2 xét thẩm quyền giải quyết vụ án “ Theo Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản như sau (1) Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (2) Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”; Điều 115 BLDS 2015 “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”; Căn cứ khoản 16 điều 3 Luật đất đai năm 2013 “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá”.

- Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấychứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 vàBản án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao ?

Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không ?

Trong thực tiễn xét xử thì “ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản , vì căn cứ theo điều 105 BLDS 2015 thì “ Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”, vì thế có thể khẳng định chúng không phải là tài sản.

Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? Vìsao ?

Trang 4

Căn cứ vào quyết định số 06/2017/QĐ-PT của TAND tỉnh Khánh Hòa đã viết “ Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá”.

Căn cứ vào bản án số 39/2018/DSST của TAND huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long thì “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sủ dụng đất”

Từ hai căn cứ trên ta có thể khẳng định “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản.

- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấychứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản; Nếu áp dụngBLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấychứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?

- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấychứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tồn tại dưới hình thức vật chất nhất định, hình dạng cụ thể là một tờ giấy, và có thể bị/ được con người chiếm hữu, quản lí, việc nó không thể tham gia vào giao dịch trao đổi mua bán cũng không làm mất đi bản chất tài sản của nó, nhưng để lại hậu quả thực tế và làm ảnh hưởng đến quyền lại của người sử dụng đất, việc xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản đã tước bỏ đi quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất đối với loại giấy tờ này.

Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?

Căn cứ vào điều 105 BLDS 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá nên nếu áp dụng BLDS 2015 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng

Trang 5

đất không phải là tài sản, nó chỉ là giấy tờ công chứng của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi về tài sản cho chủ thể.

- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà”.

Trong thực tế xét xử, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được xem là giấy tờ có giá và cũng không được xem là tài sản cho nên không được phép giao dịch trao đổi Việc bà T khai con ông B có thế chấp cho bà để vay tiền mà không thể chứng minh được và không có chứng cứ xác thực nên việc bà lấy giấy chúng nhận quyền sử dụng đất của ông B và đòi ông B 120.000.000 thì bà mới trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không có căn cứ Từ đó kết luận hướng giải quyết của tòa án là hoàn toàn hợp lí.

- Bitcoin là gì?

Bitcoin có thể được hiểu là một loại tiền ảo - một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, không có sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm cũng thường là người kiểm soát hệ thống và được sử dụng, chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định ( Nguồn:

https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/bitcoin-la-gi-toi-co-the- coi-bitcoin-nhu-mot-loai-tai-san-de-su-dung-trong-thanh-toan-duoc-khong-78.html )

Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có làtài sản không? Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác địnhBitcoin là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?

Căn cứ vào điều 105 BLDS 2015 thì “ tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” “ tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai” Tại khoản 6 điều 7 điều 4 nghị định 101/2012/NĐ-CP thanh toán không dùng tiền mặt sửa đổi bởi nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh

Trang 6

toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này” Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này” Bên cạnh đó, Công văn 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/7/2017 gửi Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định:

"Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung)"

Như vậy, Việt Nam không công nhận đồng tiền ảo trong đó có Bitcoin là một phương tiện thanh toán, nên việc truy tố 16 bị cáo trong vụ án nêu trên còn nhiều tranh cãi, vì hành lang pháp lý về tiền ảo còn chưa quy định cụ thể, dễ dàng phát sinh các hành vi trái pháp luật Nếu truy tố 16 bị cáo nêu trên về tội "Cướp tài sản" thì vô hình trung đã thừa nhận Bitcoin, tiền ảo là tài sản bởi hiện tại Bitcoin chưa được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếucó, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị biết - Theo anh/chị,có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao?

Pháp luật nước ngoài đã có sự công nhận Bitcoin là tài sản.

Trang 7

Quốc gia đầu tiên chấp nhận hoàn toàn Bitcoin là Nhật Bản bắt đầu vào ngày 1 tháng 4 năm2017, Bitcoin đã được công nhận là một tài sản và một phương thức thanh toán hợp pháp Theo Điều 5 Luật tiền tệ ảo thì,tại Nhật Bản vào năm 2017, tiền ảo được hiểu theo hai khía cạnh: (1) Giá trị giống như một tài sản tài chính, được ghi lại bằng điện từ trong phương tiện điện tử,ngoại trừ bất kỳ đơn vị tiền tệ nào được phép ở Nhật Bản hoặc các quốc gia khác, và, tài sảnđược xác định là đơn vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa khi mua, bán, chothuê hoặc cung cấp dịch vụ khác cho một hoặc nhiều mặt hàng không xác định, (2) có cùng giá trị với tài sản dùng để trao đổi.

Theo tôi, căn cứ vào tình hình kinh tế thực tiễn của Việt Nam thì vẫn chưa nên xem Bitcoin là một loại tài sản ở Việt Nam vì nhiều lí do.

- Quyền tài sản là gì?

Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”

- Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyềnmua tài sản là quyền tài sản không?

Dựa trên pháp luật hiện hành của Việt Nam thì chưa có quy định cụ thể nào khẳng định rõ quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản.

- Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhândân tối cao theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?

Trong quyết định số 05 của Tòa án nhân dân tối cao có ghi nhận quyền thuê, quyền mua là tàisản tại phần nhận định của Tòa án: “Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân Sự1995, quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài

Trang 8

sản (trị giá được bằng tiền) và đượcchuyền giao cho các thừa kế của cụ T Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền thuê,mua hóa giá nhà của cụ T.

- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa ánnhân dân tối cao trong Quyết định số 05 về quyền thuê,quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?

Việc Tòa án nhận định quyền thuê, quyền mua là tài sản là hợp lý bởi trong theo Điều 163 Bộ luật Dân Sự 2005 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản " Quyền thuê, quyền mualà quyền trị giá được bằng tiền nên là quyền tài sản theo Điều 181 Bộ luật Dân Sự 2005 “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự”.

*Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳngđịnh gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấptrên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳngđịnh này của Tòa án?

 Trong quyết định số 111/2013/DS-GĐT có đoạn chị Vân khẳng định đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm ““Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khaithừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hào), nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính không xuất trình được tài liệu cụ Hào ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị ở tại căn nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị ở, sau này là bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở”

Trang 9

 Theo tôi thì khẳng định trên của tòa là không hợp lý vì nhà này là nhà của cụ Hảo có trên giấy tờ lưu giữ, nếu không có văn bản nào của cơ quan nhà nước thì không thể xem đây là nhà đất tranh chấp.

Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng địnhgia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranhchấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị vềkhẳng định này của Tòa án?

 Căn cứ vào khoản 1 điều 247 BLDS về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứpháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với độngsản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thờiđiểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này” , mà gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm , từ đó khẳng định đây là chiếm hữu ngay tình.

 Theo tôi khẳng định này của tòa án là không hợp lý vì căn nhà số 02 Hàng Bút là gia đình cụ Hào cho thuê, cụ Hảo vẫn là chủ sở hữu, cụ ủy quyền cho ông Chính quản lý ngồi nhà chứ không từ bỏ quyền sở hữu căn nhà, chị Vân vốn biết căn nhà của gia đình chị đang sinh sống được thuê từ ông Chính nên không thể khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm theo Điều 189 Bộ luật Dân sự 2005: “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”

Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng địnhgia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh

Trang 10

chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị vềkhẳng định này của Tòa án?

 Trong quyết định số 111/2013/DS-GĐT, quyết định của toàn án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm “ “Gia đình chị Nhữ Thị Vân tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hào), nhưng cụ Hào vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở”.

 Theo tôi quyết định của tòa là hợp lí vì tính từ thời điểm cho thuê từ năm 1954 đến năm 2004 cụ Hảo khởi kiện đã quá 30 năm, cùng với đó là không có tài liệu minh chứng đòi nhà với chị Vân

Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng địnhgia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranhchấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị vềkhẳng định này của Tòa án?

 Theo bản án của tòa án, đoạn văn khẳng định gia đình chị Vân đã công khai sở hữu nhà đất có tranh chấp hơn 30 năm “ Sau khi ông nội chị mất (1995) thì gia đình chị không đóng tiền thuê nhà cho ông Chính nữa Sau đó bố chị (ông Nhữ Duy Sơn) và chị tiếp tục quản lý Năm 1997 bố chị chết thì chị tiếp tục ở tại nhà số 2 (hàng bút lầu 1), chị không trả tiền thuê nhà cho ai

Ngày đăng: 06/04/2024, 13:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan