Phân biệt tài chính công và tài chính tư?Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh
Trang 1BÔ GIO DC V ĐO TO
TRƯỜNG ĐI HỌC LUẬT THNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT THƯƠNG MI
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT KHI QUT CHUNG VỀ TI CHÍNH CÔNG
V PHP LUẬT VỀ TI CHÍNH CÔNG
Môn: Luật tài chính công Lớp: TM47.2
Nhóm: 02
3 Nguyễn Thùy Như Khanh 2253801011103
Trang 3MC LC
1 Thế nào là tài chính công? Phân biệt tài chính công và tài chính tư? 12 Thế nào là pháp luật tài chính công? Trình bày các đặc trưng của pháp luậttài chính công? 13 Nguồn của pháp luật tài chính công là gì? Việt Nam tăng cường hội nhậpkinh tế khu vực và quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành nguồnluật tài chính công? 24 Thế nào là phân cấp quản lý tài chính công? Trình bày vai trò của hoạt độngphân cấp quản lý tài chính công? 45 Bội chi NSNN là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tỷ lệ bội chiNSNN hàng năm? Tại sao? 56 Trình bày các giải pháp khắc phục bội chi NSNN? 67 Phân biệt đơn vị dự toán NSNN và các cấp NSNN? 78 Trình bày hệ thống NSNN của nước ta hiện nay Phân tích mối quan hệ giữacác cấp ngân sách trong hệ thống NSNN? 99 Trình bày quy trình lập, phê chuẩn dự toán NSNN và việc triển khai để tổchức thực hiện dự toán NSNN hàng năm? 10
10 Việc điều chỉnh dự toán NSNN được thực hiện trong những trường hợp nào? Trình bày quy định điều chỉnh dự toán NSNN 14
Trang 4DANH MC TỪ VIẾT TẮTSTTKý hiệu chữ viết tắtChữ viết đầy đủ
1 NSNN Ngân sách nhà nước
4 KT - XH Kinh tế - xã hội
Too long to read onyour phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 51 Thế nào là tài chính công? Phân biệt tài chính công và tài chính tư?
Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập, sử dụng, quản lý các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội
Phân biệt tài chính công và tài chính tư:
Giống nhau: Tài chính công và tài chính tư đều thuộc phạm trù tài chính Đó là hệ thống các quỹ tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại của cải xã hội dưới dạng giá trị và được chi dùng cho hoạt động kinh tế, chính trị xã hội của đất nước.
Khác nhau:
Các quỹ tiền tệ thuộc phạm trù tài chính công thuộc sở hữu công bao gồm sỡ hữu Nhà nước, sở hữu của các tổ chức kinh tế, xã hội nghĩa là sở hữu của nhiều người.
Các quỹ tiền tệ thuộc phạm trù tài chính công được chi dùng cho lợi ích số đông, không lấy mục tiêu lợi nhuận làm động lực chính.
Sự vận động của các quỹ tiền tệ thuộc phạm trù tài chính công chịu sự điều chỉnh của “luật công” Hoạt động của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, tập thể… không vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận và chỉ vì lợi ích của cả cộng đồng thì được điều chỉnh bởi các “luật công”
Trái lại, những hoạt động vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thì được điều chỉnh bởi “luật tư” Ở nước ta, việc phân biệt “luật công”, “luật tư chưa thực sự rõ ràng.
2 Thế nào là pháp luật tài chính công? Trình bày các đặc trưng củapháp luật tài chính công?
Pháp luật tài chính công là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tài chính của Nhà nước.
Đặc trưng của pháp luật tài chính công: Phạm vi điều chỉnh:
Trang 6Nhóm quan hệ phân cấp quản lý tài chính công: điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện phân cấp quản lý nguồn lực tài chính công.
Nhóm quan hệ tạo lập các nguồn quỹ tài chính công (thu): thiết lập cơ sở pháp lý để tạo lập các nguồn quỹ tài chính.
Nhóm quan hệ phân phối, sử dụng các nguồn quỹ tài chính công (chi): phân phối các nguồn quỹ tài chính nhằm phục vụ cho các mục tiêu của nhà nước Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp mệnh lệnh: thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính công.
Phương pháp bình đẳng thỏa thuận: Thể hiện mối quan hệ bình đẳng về địa vị pháp lý các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tài chính công.
3 Nguồn của pháp luật tài chính công là gì? Việt Nam tăng cường hộinhập kinh tế khu vực và quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến việchình thành nguồn luật tài chính công?
Nguồn của pháp luật tài chính công là tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong và ngoài ngân sách nhà nước.
Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ảnh hưởng đến việc hình thành nguồn luật tài chính công như sau:
Thứ nhất, việc tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật kinh tế quốc tế nói chung cũng như các quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của các tổ chức kinh tế nói riêng Điều này sẽ tác động ít nhiều khiến hệ thống nguồn pháp luật của nước ta thay đổi, cập nhật, bổ sung các điều khoản, điều lệ cũng như phân bổ nguồn lực Nhà nước quản lý trong từng lĩnh vực cụ thể sao cho phù hợp với tình hình khu vực và quốc tế Từ đó, tiếp cận những chuẩn mực và thông lệ quốc tế để thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ hai, thông qua việc hội nhập kinh tế khu vực, Việt Nam tăng cường xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, giao lưu cùng các nước trong khu vực đẩy mạnh nền kinh tế đất nước Khi kinh tế giữa các nước trong khu vực và quốc tế phát triển mạnh mẽ
Trang 7đòi hỏi cần có công cụ thu thuế trong nền kinh tế giữa các nước trong khu vực Cần sự điều chỉnh quan hệ pháp luật về thuế, điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia, tránh việc các thương nhân, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tràn lan trong nước Từ đó hình thành nên nguồn luật tài chính công Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công như một nguồn lực để phát triển kinh tế trong nước và ngoài nước, điều tiết hiệu quả quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực và quốc tế Điển hình như các sắc thuế áp dụng với mặt hàng xăng dầu nước ta trong vài năm trở lại đây, nhất là khi tình hình dịch bệnh Covid xuất hiện hay các sự kiện chính trị trên thế giới đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các sắc thuế này Chính phủ đã luôn phải cập nhật tình tình cũng như cân nhắc để đưa ra các văn bản pháp luật quy định về điều chỉnh các mức thuế áp dụng cho mặt hàng xăng dầu sao cho phù hợp nhằm kịp thời góp phần bình ổn thị trường Bởi lẽ, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng dầu sẽ làm giảm giá bán lẻ xăng dầu từ đó góp phần hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm và góp phần ổn định lạm phát Từ đó, hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19, bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước Cụ thể, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 điều chỉnh giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Thứ ba, để theo kịp với xu thế hội nhập quốc tế, trong những năm qua, việc ban hành kịp thời các chính sách thuế ở nước ta đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chính sách phân bổ nguồn lực theo hướng đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội Nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chính sách thuế đã được ban hành, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn hỗ trợ thị trường tăng trưởng bền vững Trong đó có:
Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế Nghị định 21/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 57/2019/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019-2022
Nghị định 101/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP và Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế
Trang 8tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP.
Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Nghị định 90/2021/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại giữa Việt Nam - Lào từ ngày 04 tháng 10 năm 2020 đến ngày 04 tháng 10 năm 2023…
Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đem lại nhiều bất cập mà Nhà nước khó kiểm soát như tội phạm xuyên quốc gia có thể trú ngụ tại Việt Nam, các đường dây buôn bán ma túy xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp, các mặt hàng không được Nhà nước khuyến khích sử dụng nhập khẩu trái phép (rượu, xì gà, thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến, ) Do đó, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành những nguồn luật mới để đưa ra mức xử phạt hợp lý.
4 Thế nào là phân cấp quản lý tài chính công? Trình bày vai trò củahoạt động phân cấp quản lý tài chính công?
Phân cấp quản lý tài chính công: Phân cấp là việc chuyển giao bớt một phần quyền của cấp trên cho cấp dưới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý Phân cấp quản lý tài chính công có thể hiểu là việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý hoạt động của tài chính công giữa các cấp chính quyền, giữa trung ương và địa phương trong việc quản lý các nguồn lực tài chính công sao cho phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, nhằm làm cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao Xét theo bộ phận cấu thành các quỹ công, quản lý tài chính công có nội dung chủ yếu bao gồm quản lý ngân sách nhà nước và quản lý các quỹ tài chính công ngoài ngân sách nhà nước Mà chủ yếu, phân cấp quản lý tài chính công được thể hiện thông qua sự phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Vai trò của hoạt động phân cấp quản lý tài chính công:
Thứ nhất, để thực hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ được giao phó, các cấp chính quyền đòi hỏi phải có nguồn tài chính để duy trì hoạt động của mình Do đó, phân cấp quản lý tài chính công xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc phân cấp quản lý hành chính, nó có tác động đến hiệu quả của việc quản lý hành chính từ trung ương đến địa phương, hay nói cách khác, phân cấp quản lý kinh tế - xã hội là tiền đề để thực hiện phân cấp quản lý tài chính công Sự phân chia nguồn
Trang 9tài chính hợp lý sẽ tạo điều kiện giúp các cấp hành chính nhà nước thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần đạt được lợi ích chung của toàn xã hội;
Thứ hai, phân cấp quản lý tài chính công giúp tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng địa phương, góp phần tạo môi trường đầu tư sản xuất - kinh doanh, kịp thời phân phối và sử dụng một cách công bằng, hợp lý nguồn tài chính nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài chính quốc gia;
Thứ ba, phân cấp quản lý tài chính công làm tăng tính linh hoạt trong hoạt động quản lý của các cấp, nâng cao tính chủ động của địa phương trong việc bố trí, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, không để xảy ra tình trạng ỷ lại, trông chờ vào ngân sách trung ương, đồng thời tạo điều kiện để các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương tập trung thực hiện chức năng chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, chiến lược quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội của đất nước.
5 Bội chi NSNN là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tỷ lệ bộichi NSNN hàng năm? Tại sao?
Bội chi ngân sách nhà nước là tổng số chi lớn hơn tổng số thu tổng năm ngân sách, phản ánh tình trạng mất cân đối của ngân sách, sự thiếu hụt của nền tài chính Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương (Khoản 1, Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước 2015).
Khoản 4 Điều 25 Luật NSNN 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ như sau: Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo nội dung quy định tại điểm b khoản 5 Điều 19 của Luật này; nhiệm vụ thu, chi, bội chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho
Trang 10từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4, điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này.
=> Như vậy, căn cứ theo điều khoản trên thì Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quyết định tỷ lệ bội chi NSNN hàng năm NSNN một quỹ tài chính khổng lồ, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và được sử dụng với mục đích đảm bảo an ninh, kinh tế, chính trị xã hội nên trao quyền quyết định tỷ lệ bội chi cho Chính phủ sẽ đảm bảo được sự cân bằng trong việc tổ chức hoạt động các nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước Tạo nên sự bình đẳng, hạn chế được sự lạm quyền, đảm bảo công bằng về mọi mặt
6 Trình bày các giải pháp khắc phục bội chi NSNN?
Vấn đề thiếu hụt NSNN xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, việc khắc phục bội chi cũng đang là một vấn đề khó Tuy nhiên có nhiều cách để Chính phủ có thể bù đắp nhân sách thiếu hụt như: tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách, vay nợ nước ngoài hoặc phát hành tiền tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi quốc gia Xử lý khắc phục bội chi ngân sách nhà nước có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Phát hành thêm tiền: Giải pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng sẽ dễ gây ra lạm phát nếu Nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN, ảnh hưởng đến tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội - chính trị Tuy nhiên trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, mức độ lạm phát không cao thì việc phát hành thêm tiền cần phải được tiến hành nhằm trang trải mục tiêu trước mắt là có tiền để tiến hành các chương trình đầu tư phát triển, có tiền để tăng lương theo kế hoạch, bù đắp bội chi Việc phát hành tiền ở mức độ và thời điểm hợp lý sẽ tạo ra mức lạm phát nhẹ, kích tiêu dùng, giảm gánh nặng về nghĩa vụ trả nợ của nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Vay nợ cả trong và ngoài nước: Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làm giảm dự trữ ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá Còn vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau.
Tăng các khoản thu: Việc tăng các khoản thu (đặc biệt là thuế) có thể bù đắp thiếu hụt NSNN và giảm bội chi NSNN Tăng thu ngân sách nhà nước bằng biện pháp tích cực khai thác mọi nguồn thu, thay đổi và áp dụng các sắc thuế mới, nâng cao hiệu quả thu Tuy nhiên, cần lưu ý khi tăng thu vẫn phải chú ý khuyến khích các ngành, vùng trọng điểm để tạo lực đẩy cho nền kinh tế và phải xác định cái gốc cơ bản là phải