1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và lấy ví dụ minh họa về sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượng nhất định hoặc tối đa hóa sản lượng với một mức chi tiêu nhất định

40 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LỜI CẢM ƠN Bài thảo luận học phần Kinh tế học vi mô của nhóm 2 với đề tài: “Phân tíchvà lấy ví dụ minh họa về sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIViện Đào Tạo Quốc Tế

NHÓM THỰC HIỆN: 02MÃ LỚP HP: 24102MIEC0111

GVHD: Ths Hồ Thị Mai Sương

Hà Nội-11/2023

Trang 2

Thang điểm:A = Tham gia tích cực, nổi trội hơn hẳn các thành viên khác

B = Tham gia đúng với trách nhiệmC = Chưa hoàn thành đúng trách nhiệmD = Không tham gia vào bài thảo luận nhóm

Trang 3

1.Một số khái niệm cơ bản 7

1.1 Yếu tố đầu vào 7

2.3 Điều kiện cần và đủ để tối thiểu hóa chi phí: 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẦU VÀO TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HOÁ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP HOA SEN 17

1 Tổng quan doanh nghiệp 17

2 Thực trạng sử dụng đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phí của doanh 22

nghiệp Hoa Sen 22

2.1 Tình hình sản xuất của doanh nghiệp 22

2.2 Tình hình sử dụng vốn và lao động của doanh nghiệp Hoa Sen 24

2.4 Phân tích tình hình vốn kinh doanh 29

2.4.1 Tài Sản Ngắn Hạn 29

2.4.2 Tài sản dài hạn 30

A, NGUỒN VỐN 30

B, TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 32

1.1 Nguồn nhân lực tại công ty 32

1.2 Trình độ 32

1.3 Chức năng 32

1.4 Mức độ gắn bó của người lao động với công ty qua các năm 33

CHƯƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 36

1 Quan điểm/ định hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu 36

2 Một số đề xuất/ kiến nghị với đề tài nghiên cứu 36

KẾT LUẬN 37

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Bài thảo luận học phần Kinh tế học vi mô của nhóm 2 với đề tài: “Phân tíchvà lấy ví dụ minh họa về sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượng nhất định.” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của từng thành viên trong nhóm cùng với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết hỗ trợ nhau của các thành viên và sự hướng dẫn tận tình của giảng viên phụ trách học phần, sự giúp đỡnhiệt tình của bạn bè đồng môn.

Qua đây, toàn thể thành viên nhóm 2 học phần Kinh tế học vi mô xin được gửilời cảm ơn chân thành tới ThS.GVC Hồ Thị Mai Sương đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cũng như cung cấp tài liệu để chúng em có thể hoàn thành tốt bài thảo luận này.Đồng thời, toàn thể thành viên nhóm 2 xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian nghiên cứu thảo luận đề tài vừa qua.

Tác giả

Tập thể nhóm 2 học phần Kinh tế học vi mô

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề:

Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu cách thức màcác tác nhân trong nền kinh tế đưa ra các quyết định lựa chọn tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế thị trường Mục tiêu của môn này là giải thích giávà lượng của một hàng hóa cụ thể

Mỗi chủ thể kinh tế của một nền kinh tế đều có mục tiêu để hướng tới, đó là tốiđa hóa lợi ích kinh tế của họ: Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận,mục tiêu của các hộ tiêu dùng là tối đa hóa mức độ tiêu dùng, của người lao động là tối đa hóa tiền công còn của chính phủ là tối đa hóa lợi ích xã hội Từ đó ta có thể nói.Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì một doanh nghiệp, một công ty nếu muốn tồn tại và phát triển, thì không thể không nghĩ tới việc lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất một mức sản lượng nhất định hoặc tối đa hóa sản lượng với một mức chi tiêu nhất định, với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận để đưa công ty của mình ngày càng phát triển lớn mạnh.

2 Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan:

Trang 6

Khi nghiên cứu về quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, các nhà kinh tế học đã giả định rằng các doanh nghiệp đều đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật, tức là tương ứng với các đầu vào khác nhau, các doanh nghiệp đều tạo ra được số lượng sản phẩm đầu ra là tối đa Tuy nhiên, đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật không đồng nghĩa với đạt hiệuquả về mặt kinh tế Các doanh nghiệp đều mong muốn rằng có thể sản xuất sản phẩmvới chi phí thấp nhất Chúng ta sử dụng các đường đồng phí và đường đồng lượng đểxây dựng nguyên tắc lựa chọn đầu vào tối ưu cho các doanh nghiệp.

3 Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu:

Có thể thấy hai vấn đề tối thiểu chi phí và tối đa hóa sản lượng là hai khía cạnh cốt yếu không thể thiếu trong quá trình tối đa hóa lợi nhuận của một doanh nghiệp,có vai trò vô cùng quan trọng cho một nền kinh tế đang phát triển và phát triển Đặc biệt, sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượngnhất định, vì đây là một trong những nhân tố không thể thiếu quyết định tới sự phát triển hay trì trệ của một công ti hay nói rộng hơn là một quốc gia Các Doanh nghiệp nênáp dụng chiến lược này trong quá trình phát triển công ti để đạt được những hiệu quảkinh tế cao.Với tầm quan trọng của việc lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu chi phí đối với các nhà sản xuất, Nhóm 2 được giao nhiệm vụ sẽ làm rõ đề tài: “Phân tích và lấyví dụ minh họa về sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất một mức sản lượng nhất định.”

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các lựa chọn đầu vào của một doanh nghiệpsản xuất ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Tập đoàn Hoa Sen và tình hình sản xuất, sử dụng vốn, lao động trong một khoảng thời gian nhất định, đưa ra các lựa chọn đầu vào tối ưu.

5 Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê mô tả, đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài thảo luận Bài thảo luận của nhóm cũng sử dụngphương pháp tổng hợp, so sánh số liệu, đánh giá với các năm khác nhau.

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu:

Ngoài Lời cảm ơn, Lời mở đầu, Phần kết luận, bài thảo luận còn gồm 3 chương

Trang 7

-Chương I: Cơ sở lý luận về sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phísản xuất một mức sản lượng của doanh nghiệp

-Chương II: Thực trạng sử dụng đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phí sản xuấtcủa doanh nghiệp Hoa Sen

-Chương III: Các đề xuất và kiến nghị

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ SẢN XUẤT MỘT MỨC SẢN LƯỢNG CỦA DOANHNGHIỆP

1.Một số khái niệm cơ bản

1.1 Yếu tố đầu vào

- Yếu tố đầu vào là những của cải được cung ứng cho sản xuất Các yếu tố đầuvào bao gồm nhiều loại nhưng để đơn giản người ta chia thành 2 yếu tố cơ bản:

Lao động là nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thường

+ Lao động là nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thường đượckí hiệu bằng chữ L (Labour) Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động để làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp.

Vốn trong doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt Người ta kí hiệu

+ Vốn trong doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt Người ta thường kíhiệu vốn bằng chữ K (tiếng Đức là Kapital) Mục tiêu của quỹ tiền tệ đó là để phục vụ

Trang 8

cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn được biểu hiện bằng các tài sản như là: tiền mặt, các tài sản, quyền tài sản có giá trị thành tiền, Vốn thể hiện được tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Vì thế, để một doanh nghiệp vận hành vàphát triển thì không thể thiếu vốn.

1.2 Hàm sản xuất

a Khái niệm

Hàm sản xuất là một mô hình toán học cho biết lượng đầu ra tối đa một doanhnghiệp có thể tạo ra được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứngvới một trình độ công nghệ nhất định.

b Phương trình

Q= f(x1, x2, ,xn) Trong đó:

- Q là sản lượng đầu ra tối đa doanh nghiệp có thể sản xuất ra

-Các đầu vào x1, x2, xn là số lượng đầu vào thứ nhất, thứ hai, thứ n doanhnghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất

-Để cho đơn giản, giả định rằng các doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầuvào là vốn và lao động, khi đó hàm sản xuất được viết như sau:

Q= f(K,L)Trong đó:

- K và L lần lượt là số lượng vốn và số lượng lao động mà doanh nghiệp sửdụng trong quá trình sản xuất

c Chú ý

- Lượng đầu ra mà hàm sản xuất thể hiện là lượng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được từ một tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào Với giả định này, hàm sản xuất luôn thể hiện quá trình sản xuất đạt hiệu quả về mặt kĩ thuật

- Mỗi hàm sản xuất ứng với một trình độ công nghệ nhất định Khi công nghệ sản xuấtthay đổi, hàm sản xuất cũng sẽ thay đổi.

Trang 9

Q= min(aK, bL) (a,b >0)- Dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas:

b Sản phẩm cận biên của lao động

Sản phẩm cận biên của lao động(MPL) phản ánh sự thay đổi trong tổng số sản phẩm đầu ra khi yếu tố đầu vào lao động thay đổi một đơn vị.

1.4 Đường đồng lượng:

 Khái niệm: Đường đồng lượng là tập hợp các điểm phản ánh các tập hợp đầu vào khác nhau nhưng có khả năng sản xuất cùng một mức sản lượng đầu ra Mỗiđiểm trên đường đồng lượng đều có tính hiệu quả kỹ thuật, có nghĩa là đối với mỗi sựkết hợp trên đường đồng lượng cho phép tạo ra một sản lượng tối đa.

VD : MRTSL/K = 0,1 tức là phản ánh 1 đơn vị lao động có thể thay thế cho 0,1 đơn vị vốn mà sản lượng đầu ra không thay đổi

o ∆L đơn vị lao động thay thế được cho ∆K đơn vị vốn để số lượng sản phẩm tạo ra không đổi

o 1 đơn vị lao động thay thế được cho ∆K/∆L đơn vị vốn (Q = const)

Trang 10

MRTSL/K = - ∆ K∆ Lβ

= | độ dốc đường đồng lượng |

 Đường đồng lượng được ký hiệu là Q.

 Mỗi đường đồng lượng sẽ phản ánh mức sản lượng tối đa mà doanh nghiệpcó thể sản xuất được từ các tập hợp đầu vào tương ứng với một trình độ công nghệnhất định Vì doanh nghiệp sẽ tạo ra các mức sản lượng khác nhau nên khả năng sảnxuất của doanh nghiệp không chỉ được thể hiện thông qua một đường đồng lượng duynhất, mà thông qua vô số đường đồng lượng khác nhau tạo thành một họ các đườngđồng lượng.

Họ các đường động lượng chính là một cách để biểu thị hàm sản xuất

trong dài hạn của các doanh nghiệp (với giả định doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tốđầu vào).

-Về mặt khái niệm hay hình vẽ, đường đồng lượng gợi ý cho chúng ta liên

tưởng đến đường bàng quan, tất nhiên giữa chúng có những sự khác nhau cơ bản.-Đối với hãng thuê hai đầu vào là vốn và lao động thì đường đồng lượng củahãng có các tính chất sau:

 Các đường đồng lượng luôn có độ dốc âm.

 Các đường đồng lượng có dạng cong lồi về phía gốc tọa độ. Các đường đồng lượng không bao giờ cắt nhau.

 Đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ thể hiện cho mức sản lượng đầu ra càng lớn và ngược lại.

-Đồ thị biểu diễn đường đồng lượng

Trang 11

-Tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên đo lường mức độ thay thế được cho nhaugiữa các yếutố đầu vào Cụ thể, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa vốn và lao động phản ánh mộtđơn vị lao động có thể thay thế được cho bao nhiêu đơn vị vốn mà sản lượng đầu ra không đổi.

Công thức:

MRTSL/K  |ΔK|/ |ΔL|ΔK|/ |ΔL|K|ΔK|/ |ΔL|/ |ΔK|/ |ΔL|ΔK|/ |ΔL|L|ΔK|/ |ΔL|

= - ΔK|/ |ΔL|K/ ΔK|/ |ΔL|L

= ǀđộ dốc của đường đồng lượng Trong đó :

K và L là ức thay đổi về vốn và lao động dọc theo đường đồng lượng

Trang 12

 Khi tăng L đơn vị lao động => sản lượng thay đổi một lượng QL. Khi giảm K đơn vị vốn => sản lượng thay đổi một lượng QK

QL + QK = 0

Mà MPL = ∆Q/ ∆Lvà MPK= ∆Q/ ∆K

 MPL .L  MPK .K  0  MPL L  MPK K

 -∆K/ ∆L  MPL/MPK │độ dốc đường đồng lượng│=độ dốc đường đồng lượng│độ dốc đường đồng lượng│== MPL/MPK = MRTS L/K

- Do vốn và lao động có thể thay thế cho nhau nhưng vẫn tạo ra cùng một lượng sản phẩm đầu ra nên hai tập hợp đầu vào trước và sau khi lao động và vốn thay thế cho nhau vẫn nằm trên cùng một đường đồng lượng.

-Các thuộc tính của đường đồng lượng:

 Thuộc tính 1: Đường cố định dốc xuống Điều này có nghĩa rằng cùng một mứcđộ sản xuất chỉ xảy ra khi số đơn vị đầu tăng của yếu tố này vào được bù đắp bởi số đơn vị thấp hơn của một yếu tố đầu vào khác Dạng này này phù hợp vớiquy tắc của tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) Ví dụ, một công ty có thể đạtđược mức sản lượng tương tự khi tăng vốn đầu vào nhưng lao động đầu vào lạigiảm.

 Thuộc tính 2: Đường đồng lượng do hiệu ứng MRTS sẽ lồi về phía gốc trục tọađộ Điều này cho thấy rằng các yếu tố sản xuất có thể được thay thế cho nhau.Tuy nhiên, tăng một yếu tố vẫn phải được sử dụng kết hợp với sự giảm của mộtyếu tố đầu vào khác

 Thuộc tính 3: Đường đồng lượng không thể tiếp tuyến hoặc cắt nhau.Các đường cong giao nhau sẽ không chính xác và tạo ra các kết quả không hợp lệ, vì sự kết hợp yếu tố chung trên mỗi đường cong sẽ cùng cho ra một mức đầu ra, điềunày là không thể.

 Thuộc tính 4: Đường đồng lượng ở phần trên của đồ thị sẽ mang lại kết quả đầura cao hơn Điều này là do ở một đường cong cao hơn, các yếu tố sản xuất đangđược sử dụng nhiều hơn Hoặc nhiều vốn hơn nhiều lao đông được sử dụng dẫnđến mức sản lượng cao hơn

Trang 13

 Thuộc tính 5: Đường đồng lượng không được chạm vào trục X hoặcY trên biểuđồ Nếu có, tốc độ thay thế kỹ thuật sẽ bị vô hiệu, vì nó sẽ chỉ ra rằng một yếu tố có trách nhiệm tạo ra mức đầu ra cho trước mà không cần có sự tham gia củabất kỳ yếu tố đầu vào nào khác.

 Thuộc tính 6: Các đường đồng lượng không nhất thiết phải song songvới nhau;tỷ lệ thay thế kỹ thuật giữa các yếu tố có thể thay đổi.

 Thuộc tính 7: Đường đồng lượng có hình bầu dục, cho phép các côngty xác định các yếu tố sản xuất hiệu quả nhất.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA ĐƯỜNG ĐỒNG LƯỢNG

- Hai đầu vào thay thế hoàn hảo:

Giả sử lao động có thể thay thế hoàn hảo cho vốn Do đó, cùng một mức sản lượng thì có thể được sản xuất hầu hết chỉ dùng vốn (tại A) hay chỉ sử dụng lao động (tại C)

 MRTS không đổi tại mọi điểm trên đường đồng lượng

Ví dụ: Người lao động và máy cày được sử dụng để cải tạo đất ở vùng đồi núi thành ruộng bậc thang Theo thống kê cứ 5 người làm sẽ có được kết quả là 100 bậc ruộng thang trong một ngày bằng với kết quả làm của một chiếc máy cày

 Hai đầu vào bổ sung hoàn hảo:

Ví dụ: Dây chuyền sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu, cứ mỗi dây chuyền đòi hỏi có 50 công nhân đứng để hoàn thiện hộp tôm thành phẩm Hay mỗi quay sợi vải đòi hỏi một người ngồi quay (thủ công), với mỗi hệ thống kiểm soát vé xe tự động IPaking của công ty Cổ phần công nghệ Futech đòi hỏi một người giám sát.

Cũng tương tự như đường bàng quan ứng với các hàng hóa có khả năng bổ sung hoàn hảocho nhau, đường đồng lượng trong trường hợp đầu vào bổ sung hoàn hảo cũng có dạng hình chữ L.

Các điểm A, B, C là những phương án kết hợp đầu vào có hiệu quả về mặt kỹ thuật Để sản xuất sản lượng Q1 cần sử dụng L1 đơn vị lao động và K1 đơn vị vốn Nếu lượng vốn cố định tại K1 thì có tăng thêm lao động cũng không làm thay đổi sản lượng Tương tự khi cố định L1 thì có tăng thêm vốn cũng không làm thay đổi sản lượng Sản lượng chỉ tăng thêmlên khi tăng cả lao động và vốn

Trang 14

1.5 Đường đồng phí:

Khái niệm: Đường đồng phí cho biết các tập hợp tối đa về đầu vào mà doanh nghiệp có thể mua (thuê) với một lượng chi phí nhất định và giá của đầu vào là cho trước.

Nếu một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao độngvới giá thuê vốn và giá thuê lao động lần lượt được ký hiệu là r và w, doanh nghiệp có mộtmức chi phí nhất định là C ( hoặc TC), khi đó có phương trình đường đồng phí của doanh nghiệp như sau:

C = w.K + r.KTrong đó:

C: Mức chi phí sản xuất

L, K: Số lượng lao động và vốn dùng trong sản xuấtw, r: Giá thuê một đơn vị lao động và một đơn vị vốn

Trang 15

 Đường đồng phí có thể được viết là K = C/r – (w/r).L, do vậy độ dốc của đường đồng phí bằng –w/r Giá trị độ dốc này phản ánh một đơn vị lao động có thể thay thế được cho bao nhiêu đơn vị vốn để tổng chi phí là không đổi

 Khi tổng chi phí tăng mà giá các yếu tố đầu vào không đổi thì sẽ dẫn tới có sựdịch chuyển song song lên phía trên của đường đồng phí.

 Khi tổng chi phí giảm mà các yếu tố đầu vào không đổi dẫn đến sự dịch chuyểnsong song về phía dưới của đường đồng phí Nếu tồn tại vô số các đường đồngphí thì mỗi đường đồng phí thể hiện một mức tổng chi phí nhất định.

 Đồ thị biểu diễn đường đồng phí

+Khi giá các yếu tố đầu vào thay đổi.

+Khi chi phí và giá các yếu tố đầu vào đều thay đổi.=> Đường đồng phí sẽ thay đổi.

Trang 16

2 Sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phí sản xuất một mức sản lượng nhất định

- Giả sử doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động Giá của vốnvà lao động là r và w đã biết trước Doanh nghiệp muốn sản xuất một mức sản lượngQ.

? Có vô số tập hợp đầu vào có thể sản xuất ra mức sản lượng Q khi chọn bất kỳ một tập hợp đầu vào nằm trên đường đồng lượng Q.

=> Vậy nên sử dụng đường đồng phí và đường đồng lượng để doanh nghiệp có thể lựachọn tập hợp đầu vào.

2.1 Nguyên tắc

- Lựa chọn tập hợp đầu vào tối ưu sao cho tập hợp đó phải nằm trên đường đồng lượng Q (để sản xuất ra mức sản lượng Q) và nằm trên đường đồng phí càng gần gốc tọa độ càng tốt (để tối thiểu hóa chi phí)

=> Điểm lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất 1 mức sản ượng nhất định là điểm mà tại đó đường đồng phí tiếp xúc với đường đồng lượng.

2.2 Đồ thị minh họa

Tại điểm tiếp xúc E, độ dốc đường đồng phí bằng độ dốc đường đồng lượng.Tập hợp đầu vào phải sản xuất ra được mức sản lượng Q.

2.3 Điều kiện cần và đủ để tối thiểu hóa chi phí:

MPL/w= MPK/r là điều kiện cần của sự lựa chọn đầu vào để tối thiểu hóa chi phí C=rK+wL là điều kiện đủ của sự lựa chọn đầu vào để tối thiểu hóa chi phí

Trang 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẦU VÀO TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂUHOÁ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP HOA SEN

1 Tổng quan doanh nghiệp

1.1 Giới thiệu

-Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, hay còn được biết đến với tên gọi Hoa Sen Group, là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinhdoanh các sản phẩm thép Hoa Sen Group được thành lập vào năm 2001, và từ đó đã phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.

-Tập đoàn Hoa Sen hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thépcuộn, thép tấm, ống thép, cột điện, và các sản phẩm liên quan khác Với quy mô lớn và công nghệ hiện đại, Hoa Sen Group đã xây dựng được uy tín và thương hiệu mạnhmẽ trên thị trường trong và ngoài nước.

Trang 18

-Ngoài ra, Hoa Sen Group cũng đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, dịchvụ cung ứng và vận chuyển hàng hóa, và các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

-Với tầm nhìn và chiến lược phát triển bền vững, Hoa Sen Group không chỉ định vị mình là một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thép tại Việt Nam, mà còn quyết tâm mở rộng và phát triển quốc tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của cả nước

1.2 Lịch sử hình thành

Ngày 08/8/2001, được thành lập với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng, bao gồm 22 nhân viên

và 3 chi nhánh phân phối – bán lẻ trực thuộc.

Năm 2002 – 2003, tăng số lượng chi nhánh lên 34

Ngày 08/8/2004, khánh thành trụ sở Tập đoàn Hoa Sen tại số 09 Đại lộ Thống nhất, K

CN Sóng Thần 2, Phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Năm 2005, số lượng chi nhánh tăng lên 56, đồng thời đưa vào hoạt động các dây chuy

ền sản xuất tôn mạ kẽm I, dây chuyền mạ màu II và dây chuyền mạ công nghệ NOF.

Tháng 11/2006, thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với số vốn điều lệ 320 tỷ đ

Tháng 12/2007 đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và tiến hành nhận s

áp nhập 3 công ty.

Trang 19

Ngày 5/12/2008, cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứ

ng khoán TP HCM với mã chứng khoán HSG.

Năm 2009, vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 570 tỷ đồng lên 1.008 tỷ đồng.

Năm 2010, hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ và nâng tổn

g số chi nhánh tăng lên 106.

Năm 2012, công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới.

Tháng 3/2013, đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mỏng (công nghệ NOF) v

ới công suất thiết kế 120.000 tấn/năm thuộc giai đoạn 2 dự án Nhà máy Tôn Hoa SenPhú Mỹ.

Ngày 8/01/2014, đưa vào hoạt động các dây chuyền thuộc giai đoạn 2 dự án Nhà máy

Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, nâng tổng công suất thiết kế các dây chuyền hiện tại của Tập đoàn lên gần 1 triệu tấn cán nguội và 1.2 triệu tấn tôn mạ mỗi năm.

Năm 2015, tổng số chi nhánh tăng lên 190 và vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 1.008 t

ỷ đồng lên 1.310 tỷ đồng.

Năm 2016, được vinh danh “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 201

6”, khẳng định khả năng quản trị xuất sắc, minh bạch, chiến lược rõ ràng và tầm nhìn tốt của Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen cùng nỗ lực của toàn thể CBCNV Hoa Sen trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đón nhận huân chương Lao động Hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Năm 2017, i, đánh dấu bước tiến lớn của Tập đoàn trong việc nâng cao hiệu quả quản

trị Cuối năm 2017, Tập đoàn được vinh danh trong Top 3 – Mid Cap Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2017 (IR Awards 2017).

Năm 2018, vốn điều lệ của Tập đoàn tăng từ 3.500 tỷ đồng lên 3.850 tỷ đồng, đồng th

ời chính thức triển khai tái cấu trúc HTPP trên toàn quốc theo mô hình Chi nhánh Tỉnh.

Trang 20

Năm 2019, Tập đoàn hoàn thành công tác tái cấu trúc HTPP theo mô hình Chi nhánh

Tỉnh

Năm 2020, tiếp tục đạt Thương hiệu Quốc gia cho cả 3 nhóm sản phẩm.

Tháng 03/2021, tiếp tục thiết lập kỷ lục xuất khẩu mới với sản lượng 121.000 tấn, doa

nh thu xuất khẩu vượt mốc 100 triệu USD/tháng

Trong 6 tháng cuối năm 2021, Tập đoàn Hoa Sen liên tiếp đón nhận các giải thưởng cao quý

Ngày 23/04/2022, được vinh danh Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2022

Ngày 19/5/2022, cửa hàng thứ 100 của Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng & Nội thấ

t

Ngày 08/09/2022, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam duy nhất đượ

c tôn vinh “Doanh nghiệp nộp thuế lớn, tuân thủ tốt pháp luật về hải quan”

Ngày 17/9/2022, đánh dấu cột mốc phát triển, vươn lên một trong những hệ thống ph

ân phối vật liệu xây dựng hàng đầu tại Việt Nam.

1.3 Phương thức hoạt động

-Doanh nghiệp Hoa Sen hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép, bao gồm thép cuộn, thép tấm, ống thép, cột điện và các sản phẩ

Ngày đăng: 16/05/2024, 12:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w