Xác định đối tượng tham gia và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế của anh N trong thời gian làm việc tại công ty P?. Xác định đối tượng tham gia và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế của anh N tro
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM
MÔN: PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI
KHUYẾT TẬT
ĐỀ SỐ: 04
Lớp : 4601 - 4602
Hà Nội năm 2024
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhóm: 04
Lớp: 24101008901 (4601)
Đề số: 04
1 Nguyễn Quỳnh Hoa 461018 Tổng hợp bài viết
2 Nông Thị Minh Hòa 461256 Nội dung câu 1
3 Phạm Thị Thái Hòa 460518 Nội dung câu 2
4 Mai Đức Hoàng 460125 Nội dung câu 1
5 Ngô Việt Hoàng 461619 Nội dung câu 1
6 Nguyễn Thị Hồng 460519 Nội dung câu 2
7 Lý Thị Huệ 460957 Nội dung câu 2
8 Hoàng Thị Thu Huyền 481331 Mở đầu + Kết luận
9 Kiều Thị Thanh Huyền 460521 Thiết kế slide
10 Lê Thị Thu Huyền 460522 Nội dung câu 1
11 Lê Quang Hưng 461425 Nội dung câu 3
12 Nguyễn Lê Hưng 451245 Thiết kế slide
13 Bùi Thị Hương 460524 Nội dung câu 1
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2024
Nhóm trưởng
Nguyễn Quỳnh Hoa
Trang 3ĐỀ BÀI SỐ 4:
Anh N (huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội) là người khuyết tật vận động, mức độ khuyết tật nặng, đang làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty P (huyện Đông Anh, Tp Hà Nội)
Hỏi:
1 Xác định đối tượng tham gia và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế của anh N trong thời gian làm việc tại công ty P?
2 Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm, anh N được hưởng quyền lợi gì?
3 Quyền lợi của anh N khi sử dụng các dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch?
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5 NỘI DUNG 5
1 Xác định đối tượng tham gia và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế của anh
N trong thời gian làm việc tại công ty P 5
1.1 Cơ sở pháp lý 5 1.2 Phân tích đối tượng tham gia và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế của anh
N trong thời gian làm việc tại công ty P 6
2 Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm, anh N được
hưởng quyền lợi gì? 9
2.1 Cơ sở pháp lý 9 2.2 Phân tích quyền lợi anh N được hưởng khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm 9
3 Quyền lợi của anh N khi sử dụng các dịch vụ văn hoá, thể dục, thể
thao, giải trí và du lịch 10
3.1 Cơ sở pháp lý 10 3.2 Phân tích quyền lợi và anh N được hưởng khi tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch 11
KẾT LUẬN 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, sau những cuộc vận động kiên trì của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền, nhận thức rằng người khuyết tật cũng là chủ thể bình đẳng của các quyền con người nên vấn đề quyền của người khuyết tật là 1 trong những ưu tiên hàng đầu được đặc biệt chú trọng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Sự ra đời của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật (CRPD) và Luật Người khuyết tật Việt Nam là hai văn bản pháp luật quan trọng ghi nhận và bảo vệ quyền của người khuyết tật Trong đó, vấn đề việc làm, chăm sóc sức khoẻ và quyền lợi về văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch cho người khuyết tật là những điều cốt lõi được chính phủ quan tâm và điều chỉnh bằng cách ban hành các quy định cụ thể Thông qua tình huống của anh
N, nhóm 04 chúng em sẽ làm rõ và giải quyết những vấn đề trên
NỘI DUNG
1 Xác định đối tượng tham gia và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế của anh
N trong thời gian làm việc tại công ty P?
1.1 Cơ sở pháp lý
- Điểm a Khoản 1 Điều 12, Điểm g Khoản 3 Điều 12, Điểm a Khoản 1 điều
13, Khoản 2 Điều 13, Điều 14, Khoản 2 Điều 16, Khoản 1 Điều 21, Khoản 2 Điều
22 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014
- Khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP
- Điều 1, Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP
- Điều 33 Luật người khuyết tật 2014
- Điểm a Khoản 1, Khoản 3 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13
Trang 61.2 Phân tích đối tượng tham gia và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế của anh N trong thời gian làm việc tại công ty P
Thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế của anh N trong thời gian làm việc tại công ty P.
Theo quy định, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế (BHYT) Theo Điểm g Khoản 3 Điều
12 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Người thuộc
diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm
y tế do ngân sách nhà nước đóng” Theo Khoản 6 Điều 5 Nghị định
20/2021/NĐ-CP quy định: “người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối
tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế” Anh
N là người khuyết tật vận động, mức độ khuyết tật nặng nên anh N thuộc đối tượng tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đóng
Anh N đang làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty P nên anh N thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo Điểm a,
Khoản 1, Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014: “Nhóm do
người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động)”
Do vậy, anh N đang đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau Tuy nhiên, căn cứ Khoản 2 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm
2014 quy định: “Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế” Và theo Khoản 2 Điều 13 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định: “Trường hợp một
người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người
Trang 7đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này” Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014
quy định như sau: “Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo
hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”.
Như vậy, anh N đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng được xác định thứ tự đầu tiên theo quy định tại Điều 12; và được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối
tượng có quyền lợi cao nhất Do đó, anh N được xác định là đối tượng “Người
lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn” thuộc
nhóm đối tượng “Nhóm do người lao động và sử dụng lao động đóng BHXH”.
Thứ hai, về quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế của anh N trong thời gian làm việc tại công ty P.
Căn cứ Khoản 2 điều 22 Luật BHYT được hướng dẫn bởi Khoản 2 điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT quy định trường hợp
một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi
BHYT theo đối tượng có mức hưởng cao nhất Do đó, anh N được cấp thẻ
BHYT với mức quyền lợi hưởng BHYT đối với người khuyết tật Bên cạnh đó,
căn cứ theo Điều 33 Luật người khuyết tật 2014, người lao động khuyết tật không
bị cắt trợ cấp xã hội hàng tháng
Thứ nhất về mức đóng Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 điều 13 Luật BHYT
2008: “Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 12 của
Luật này tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng ⅔ và người lao động đóng ⅓…” Căn cứ
theo Điều 14 Luật BHYT hiện hành: “ Đối với người lao động hưởng tiền
lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động….” Do
Trang 8đó, Anh N sẽ thực hiện việc đóng BHYT với mức đóng áp dụng cho nhóm đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật BHYT 2008, Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP Mức đóng cụ thể sẽ căn cứ vào tiền lương, tiền công mà anh N
và công ty P đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động không xác định thời hạn; công
ty P sẽ đóng ⅔ mức đóng BHYT, anh N đóng ⅓ mức đóng BHYT
Thứ hai về mức hưởng Theo Điểm a Khoản 1, Khoản 3 Điều 22 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13, người khuyết tật thuộc các trường hợp nêu tại mục 1 khi đi khám, chữa bệnh sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế như sau:
- Khám chữa bệnh đúng tuyến: được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả bảo hiểm y tế (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật
- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (trừ trường hợp cấp cứu…) được thanh toán như sau: Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước; Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước; Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi cả nước
Thứ ba về phạm vi được hưởng Theo Khoản 1 Điều 21 Luật BHYT 2008,
anh N được hưởng trong phạm vi sau:
“ Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;
Trang 9c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các Khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”
2 Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm, anh N được hưởng quyền lợi gì?
2.1 Cơ sở pháp lý
- Điều 12 Nghị định 28/2012/NĐ-CP
- Điều 5 Thông tư 39/2012/TT-BGTVT
2.2 Phân tích quyền lợi anh N được hưởng khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm
Anh N là người khuyết tật nặng nên theo quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2012/TT-BGTVT quy định về chính sách ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng thì anh N được hưởng các quyền lợi như sau:
Thứ nhất, anh N sẽ được ưu tiên khi mua vé, sắp xếp chỗ ngồi:
- Khi anh N tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng thì
sẽ được ưu tiên mua vé tại cửa bán vé; được sử dụng chỗ ngồi dành cho các đối tượng ưu tiên
- Anh N sẽ được các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng trợ giúp, hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện; hỗ trợ anh khi lên, xuống phương tiện và sắp xếp hành lý khi cần thiết
Thứ hai, anh N được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng:
- Anh N thuộc trường hợp bị khuyết tật nặng nên khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được miễn, giảm giá vé theo quy định tại
Trang 10Điều 12 Nghị định 28/2012/NĐ-CP Theo đó, anh N được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt Đồng thời anh cũng sẽ được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các phương tiện sau đây:
+ Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay;
+ Giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định
- Trường hợp anh N sử dụng xe lăn thông dụng không gắn động cơ hoặc sử dụng các dụng cụ cầm tay để phục vụ việc đi lại của bản thân thì được miễn cước hành lý đối với xe lăn, dụng cụ đó khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng
Như vậy, anh N sẽ được hưởng những ưu tiên khi tham gia giao thông trên các phương tiện giao thông công cộng bao gồm: ưu tiên khi mua vé, sắp xếp chỗ ngồi; thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ; thông tin trợ giúp người khuyết tật Trường hợp người khuyết tật nặng như anh N sẽ được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt, giảm giá vé trên các tuyến vận tải nội địa tối thiểu 15% đối với máy bay; tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ô
tô vận tải khách theo tuyến cố định
3 Quyền lợi của anh N khi sử dụng các dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch?
3.1 Cơ sở pháp lý
- Điều 30 Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (UNCRPD) năm 2006
- Khoản 2 Điều 59 Hiến pháp 2013
- Khoản 3 Điều 61 Hiến pháp 2013
Trang 11- Điều 4,36,37,38 Luật Người khuyết tật năm 2010 sửa đổi, bổ sung 2019
- Điều 11, 14 Luật thể dục thể thao năm 2006
- Điều 11 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật
- Chỉ thị số 03/2007/CT-UBTDTT của Ủy ban thể dục thể thao) về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách trợ giúp người khuyết tật trong hoạt động thể dục, thể thao
3.2 Phân tích quyền lợi và anh N được hưởng khi tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
Theo tình huống trên, Anh N được xác định là người khuyết tật vận động nặng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày Trong khi đó, người khuyết tật là một trong những nhóm đối tượng xã hội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển, không bị phân biệt đối xử, được tham gia hòa nhập và thực hiện các hoạt động bổ trợ sức khỏe, nâng cao thể trạng, phục hồi chức năng Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (UNCRPD) năm 2006 đã nội dung quyền và cả trách nhiệm các quốc gia trong việc đảm bảo quyền tiếp cận của NKT khi người khuyết tật được tham gia vào đời sống văn hóa trên cơ sở bình đẳng với những người khác và tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch (Điều 30 Công ước)
Cụ thể hóa các quy định của Công ước, đến nay hệ thống pháp luật Việt Nam đã hình thành khung pháp lý cơ bản đảm bảo quyền của người khuyết tật trên mọi mặt, để họ có thể hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống và phát triển tiềm năng của mình Tại điểm d Khoản 1 Điều 4 Luật người khuyết tật 2010 cũng đã có quy định
người khuyết tật: “Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa,
học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện
Trang 12giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật”.
Như vậy, khi sử dụng các dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch anh N có những quyền lợi cụ thể sau:
Thứ nhất, anh N được bảo đảm quyền tiếp cận dịch vụ công và bình đẳng khi tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Hiến pháp 2013.
Tại khoản 2 Điều 59 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước tạo bình đẳng về
cơ hội công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” Điều khoản này thể hiện rằng Nhà nước có trách
nhiệm tạo điều kiện để người khuyết tật, trong đó có anh N, được hưởng thụ các phúc lợi xã hội một cách bình đẳng Mặc dù không đề cập cụ thể đến dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch điều khoản này bao hàm việc người khuyết tật được tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ công cộng, bao gồm các các dịch vụ văn hóa và thể thao
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 61 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước ưu tiên
phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề”
Điều khoản này nhấn mạnh việc Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận các hoạt động giáo dục và hưởng các chính sách ưu đãi Mặc dù chủ yếu đề cập
đến giáo dục, khái niệm “học văn hóa” có thể được hiểu rộng hơn là bao gồm cả
việc tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và giải trí nhằm nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của người khuyết tật