1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Từ tình huống Được Đưa ra về việc liệu công ty jecon khi Đầu tư vào việt nam nên lựa chọn hình thức Đầu tư nào là tốt nhất thì nhóm 5 xin Được tư vấn về các hình thức Đầu tư theo luật Đầu tư 2014

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ Tình Huống Được Đưa Ra Về Việc Liệu Công Ty Jecon Khi Đầu Tư Vào Việt Nam Nên Lựa Chọn Hình Thức Đầu Tư Nào Là Tốt Nhất Thì Nhóm 5 Xin Được Tư Vấn Về Các Hình Thức Đầu Tư Theo Luật Đầu Tư 2014
Tác giả Nguyễn Quỳnh Hương, Nguyễn Minh Ngọc, Lưu Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Thị Kim Ngân, Phạm Thị Minh Nguyệt, Lê Thị Hồng Nhung, Lê Thị Hồng Nhung, Vũ Thị Hồng Nhung
Trường học Đại Học Thương Mại
Thể loại bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 29,02 KB

Nội dung

c Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.” Các hình thức góp

Trang 1

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KINH TẾ - LUẬT

Trang 2

Danh sách thành viên của nhóm 5:

1 Nguyễn Quỳnh Hương

2 Nguyễn Minh Ngọc

3 Lưu Bảo Ngọc

4 Nguyễn Thị Bích Ngọc

5 Nguyễn Thị Kim Ngân

6 Phạm Thị Kim Ngân

7 Phạm Thị Minh Nguyệt

8 Lê Thị Hồng Nhung (K55P1)

9 Lê Thị Hồng Nhung (K55P2)

10 Vũ Thị Hồng Nhung

Trang 3

Từ tình huống được đưa ra về việc liệu công ty Jecon khi đầu tư vào Việt Nam nên lựa chọn hình thức đầu tư nào là tốt nhất thì nhóm 5 xin được tư vấn về các hình thức đầu

tư theo Luật đầu tư 2014

Căn cứ Luật đầu tư 2014 gồm có 4 hình thức đầu tư:

1 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn vào tổ chức kinh tế

2 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

4 Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư PPP

I - Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

1) Đặc điểm của dự án đầu tư trong tình huống trên

Nhà đầu tư : 1 Doanh nghiệp nước ngoài (1 tỷ) + 2 nhà đầu tư nước ngoài A: 500tr, B: 900tr: + 1 doanh nghiệp trong nước 800tr + 2 nhà đầu tư trong nước C: 700tr và D: 800tr

Ngành nghê kinh doanh : Vận tải taxi công nghệ cao dựa trên việc xây dựng các ứng dụng phần mềm gọi xe mới thuộc đối tượng đầu tư có điều kiện : Kinh doanh vận tải đường bộ STT 71 Phụ lục 4 Luật đầu tư 2020

Điều 24 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

“1 Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

2 Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh

tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

Trang 4

c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.”

Các hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều

25 Luật đầu tư 2014):

Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp kể trên

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp kể trên

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định về:

Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Doanh nghiệp nước ngoài và 2 nhà đầu tư nước ngoài + 2 doanh nghiệp trong nước có thể góp vốn vào doanh nghiệp trong nước sau đó doanh nghiệp Heocon thực hiện đầu tư kinh doanh vận tải taxi

2) Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư trên

Trang 5

Ưu điểm:

- Nhà đầu tư có thể nhanh chóng thực hiện dự án

- Tiết kiệm chi phí hơn các hình thức đầu tư khác do không phải thực hiện nhiều thủ tục

- Đơn giản, tiết kiệm thời gian, tận dụng được các điều kiện về nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh, nhân công mà công ty cổ phần Heocon đã gây dựng ở trong nước

Nhược điểm

Theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam thì đầu tư theo hình thức này thì doanh nghiệp nước ngoài nếu muốn góp vốn trên 51% phải làm thủ tục đăng ký đầu tư Như vậy nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm quyền quản lý công ty thì phải thực hiện thủ tục khá phức tạp

Vậy hình thức này không thể hài hòa lợi ích của cả các nhà đầu tư không nên áp dụng

Kết luận :

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Việt Nam được xem là một trong những cách thức đầu tư gián tiếp thông qua việc góp vốn để nắm giữ cổ phần, cổ phiếu hoặc phần góp vốn trong công ty Việt Nam Nhìn chung hình thức đầu tư góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tương đối là phức tạp Như vậy trước khi lựa chọn hình thức đầu tư này nhà đầu tư cần phải tìm hiểu rõ tư cách pháp lý

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc mua cổ phần vào công ty Việt Nam thì cần phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thanh viên

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty Việt Nam

Vì vậy hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong dự án này thường không được các nhà đầu tư ngoài nước ưu tiên lựa chọn khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình

Trang 6

II – Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư PPP.

1 Khái niệm:

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác công tư là một trong bốn hình thức đầu tư

được quy định trong Luật đầu tư 2014 và được quy định chi tiết trong Nghị định

63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức công tư.

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công Đây được cho là hình thức đầu tư ở tầm vĩ mô và có thời hạn kéo dài

2 Đầu tư theo hình thức đối tác công tư có các đặc điểm sau:

a Chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác công tư (PPP)

Theo khái niệm về hợp đồng này đã được nêu ở trên thì chủ thể tham gia vào hợp đồng bao gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một bên tham gia ký kết Hợp đồng dự án và thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo thỏa thuận với Nhà đầu tư tại Hợp đồng dự án Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập đơn vị quản lý dự án hoặc giao ban quản lý dự án đã được thành lập, có đủ năng lực, chuyên môn thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình theo hợp đồng dự án, nhưng trong mọi trường hợp phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ theo hợp đồng dự án đã ký kết/

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân cùng phối hợp với Nhà nước thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án Nhà đầu tư là một bên tham gia ký kết hợp đồng dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó nhà nước nhượng quyền cho Nhà đầu tư được phép đầu tư, khai thác công trình, cung cấp dịch vụ công trong một thời gian nhất định Doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật để quản lý và thực hiện Dự án trên cơ sở Giấy chứng nhận đầu tư và Hợp đồng dự

Trang 7

án Doanh nghiệp dự án, sau khi được thành lập, ký Hợp đồng dự án để cùng với Nhà đầu tư hợp thành một bên của Hợp đồng dự án

b Lĩnh vực đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Các dự án đầu tư theo hình thức này đều mang tính chất lợi ích công nên các dự án này chủ yếu tập trung vào các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị hoặc dịch

vụ công như:

 Giao thông vận tải

 Nhà máy điện, đường dây tải điện;

 Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước;

hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;

 Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;

 Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;

 Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

 Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

 Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

3) Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư PPP

Ưu điểm

-  Hình thức đầu tư PPP là mô hình đầu tư cả nhà nước và nhà đầu tư doanh nghiệp đều có lợi

-  Thúc đẩy, cải thiện mạnh mẽ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trong nước

Trang 8

-  Luôn đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt nhất đến cho người dân tạo dựng mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ

- Kích thích tăng nhu cầu phát triển trong nước và đảm bảo về mặt kinh tế

- Có khả năng tiếp cận các công nghệ xây dựng và công nghệ quản lý mới

- Tăng thêm thu nhập kinh tế

- Việc sử dụng đầu tư mô hình PPP không yêu cầu chi tiền mặt do đó giảm gánh nặng về chi phí thiết kế và xây dựng

Nhược điểm:

- Thu phí dự án theo hình thức PPP còn nhiều hạn chế

- Các nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa nắm rõ về các quyền và nghĩa vụ trong mô hình đầu tư PPP

- Nhiều công trình hiện này không đáp ứng được hầu các yêu cầu về tiến độ và chất lượng thi công

- Việc thu hút các vốn đầu tư nước ngoài còn kém, chưa phát huy được hết mục tiêu dự án Hình thức đầu tư PPP vẫn còn nhiều mặt hạn chế Tuy nhiên, chúng ta không thể không công nhận về lợi ích của mô hình đầu tư PPP có những lợi thế giúp cho chúng ta cải thiện được chất lượng đời sống của cá nhân và tập thể Ngoài ra, trong quá trình thi công dự án chúng ta cũng sẽ gặp không ít những khó khăn như: thiếu vốn đầu tư, thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp, xin Giấy chứng nhận đầu tư,… để có thể nắm bắt được rõ các quy định mô hình đầu tư PPP thì chúng ta cần tìm các Chuyên gia để được hỗ trợ tư vấn

Theo Điều 4 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về hình thức đầu tư đối tác công tư - PPP

“1 Nhà nước khuyến khích việc thực hiện đầu tư theo hình thức PPP trong các lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông vận tải;

b) Nhà máy điện, đường dây tải điện;

Trang 9

c) Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;

d) Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;

đ) Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;

e) Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

g) Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

h) Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về hình thức đầu tư đối tác công tư

- PPP

“1 Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.”

Kết luận:

Như vậy, trong trường hợp này nhà đầu tư không thể đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) vì hình thức đầu tư này có ít nhất một bên chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công chứ không phải giữa những nhà đầu tư tham gia với tư cách hợp tác góp vốn

Trang 10

III – Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh)

1) Khái niệm:

Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 quy định: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

2) Đặc điểm của đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:

- Chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh: là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà

đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Hợp đồng có thể bao gồm đại diện của hai bên chủ thể hoặc nhiều bên, nó phụ thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh, muốn trực tiếp được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nhà đầu tư (không phân biệt quốc tịch của họ) có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại Khoản 13, Khoản 14 và Khoản 15 Điều 3 Luật đầu

tư 2014 như sau:

“Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu

tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông."

Kết luận:

Trang 11

Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC Đây là điểm khác biệt so với các quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng này theo pháp luật về đầu tư trước đây

- Lĩnh vực đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC: Các dự án đầu tư theo hình thức này đều

mang tính chất kinh doanh mục đích sinh lời, ví dụ: khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản…

3) Phân loại:

Căn cứ vào chủ thể hợp tác thực hiện hợp đồng, hợp đồng BCC được phân chia thành hai loại như sau:

 Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự

 Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng

ký đầu tư

4) Nội dung của hợp đồng BCC:

Điều 29 Luật đầu tư 2014 quy định những nội dung chủ yếu của Hợp đồng BCC gồm:

“a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

Trang 12

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.”

 Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các nhà đầu tư cần lưu ý thêm các nội dung sau:

- Các bên tham gia hợp đồng được quyền thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp

- Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận

5) Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư BCC:

Ưu điểm:

- Do không thành lập pháp nhân nên nhà đầu tư thường chủ động, linh hoạt hơn và ít

phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư

- Tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện, số lượng vốn do 2 bên tự thỏa thuận.

- Giúp 2 bên hạn chế rủi ro nếu việc hợp tác kinh doanh không được như mong muốn

và khi không muốn tiếp tục hợp tác thì chỉ cần thanh lý hợp đồng

Nhược điểm:

- Không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên

- Các bên thỏa thuận để thực hiện các hoạt động đầu tư dẫn đến một số vấn đề giấy tờ,

trách nhiệm pháp lý phải có một bên chịu trách nhiệm dẫn đến sự không công bằng, nhất là với doanh nghiệp nước ngoài có thể bị thiệt hơn

- Hai bên đầu tư sẽ phải lựa chọn một con dấu của một trong hai nhà đầu tư để phục vụ

cho các hoạt động của dự án đầu tư điều này có thể sẽ gây rắc rối và tiềm ẩn nhiều rủi

ro cho nhà đầu tư

Kết Luận:

Với hình thức đầu tư BCC này, NĐT có thể thực hiện nhưng vẫn chưa phải hình thưc tối ưu nhất trong trường hợp này

Ngày đăng: 04/12/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w