1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí

157 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất: Một nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Tác giả Nguyễn Trung Quân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Trường học Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 1,49 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (16)
    • 1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI (16)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI (17)
    • 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI (18)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.1 KHÁI NIỆM (20)
      • 2.1.1 Khái niệm về năng suất (20)
      • 2.1.2 Sự khác nhau giữa năng suất và sản xuất (23)
    • 2.2 LÝ THUYẾT LIÊN QUAN (23)
      • 2.2.1 Các loại năng suất (23)
      • 2.2.2 Biến suất (28)
      • 2.2.3 Chu kỳ năng suất (29)
      • 2.2.4 Năng suất dự án cơ khí (30)
      • 2.2.5 Năng suất theo cách tiếp cận mới - Hướng nhìn cho các doanh nghiệp Việt Nam (31)
      • 2.2.6 Tầm quan trọng của năng suất và nâng cao năng suất (32)
      • 2.2.7 Những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất (33)
      • 2.2.8 Đo lường năng suất (33)
    • 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRƯỚC ĐÂY (34)
      • 2.3.1 Nghiên cứu trong nước (34)
      • 2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước (36)
      • 2.3.3 Nhận xét chung và tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong các nghiên cứu trước (39)
    • 2.4 KHUNG NGHIÊN CỨU (42)
    • 2.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 (44)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (45)
    • 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (45)
    • 3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH (46)
      • 3.3.1 Thiết kế thang đo (46)
      • 3.3.2 Điều chỉnh thang đo (48)
      • 3.3.3 Kết quả hiệu chỉnh thang đo (50)
      • 3.3.4 Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính (54)
    • 3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG (54)
      • 3.4.1 Thiết kế mẫu (54)
      • 3.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu (55)
      • 3.4.3 Mẫu nghiên cứu (56)
      • 3.4.4 Phân tích dữ liệu và kỹ thuật xử lý dữ liệu (59)
    • 3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 (59)
  • CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ (60)
    • 4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT (60)
    • 4.2 MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT (61)
    • 4.3 PHÂN TÍCH MƯỜI YẾU TỐ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT (65)
      • 4.3.1 Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ (66)
      • 4.3.2 Các vấn đề về giám sát (69)
      • 4.3.3 Các vấn đề về nhân lực (69)
      • 4.3.4 Các vấn đề về an toàn (71)
      • 4.3.5 Các vấn đề về chất lƣợng (72)
      • 4.3.6 Các vấn đề về động lực thúc đẩy (72)
    • 4.4 NĂM YẾU TỐ ĐƢỢC XẾP HẠNG ÍT QUAN TRỌNG NHẤT (75)
    • 4.5 XẾP HẠNG NHÓM CÁC YẾU TỐ (78)
    • 4.6 SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (79)
      • 4.6.1 So sánh với nghiên cứu của Mostafa và cộng sự (2003) (79)
      • 4.6.2 So sánh với nghiên cứu của Vilasini và cộng sự (2012) (80)
    • 4.7 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 (81)
  • CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT (82)
    • 5.1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU/CÔNG CỤ (82)
      • 5.1.1 Thiếu nguyên liệu – NC 17 (82)
      • 5.1.2 Máy móc thường xuyên ngừng/hỏng hóc - NC20 (84)
      • 5.1.3 Lãng phí vật tƣ – NC18 (86)
      • 5.1.4 Thiếu hụt công cụ và thiết bị - NC19 (90)
    • 5.2 CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIÁM SÁT (90)
    • 5.3 CÁC VẤN ĐỀ VỀ NHÂN LỰC (91)
    • 5.4 CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN (95)
    • 5.5 CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƢỢNG (96)
    • 5.6 CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY (98)
      • 5.6.1 Chậm trễ trong việc trả lương (TD12) (98)
      • 5.6.2 Thiếu các khóa đào tạo (TD13) (101)
  • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (104)
    • 6.1 TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH (104)
    • 6.2 CÁC ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU (107)
      • 6.2.1 Đóng góp về mặt lý thuyết (107)
      • 6.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn (108)
    • 6.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ ĐỀ NGHỊ (108)

Nội dung

Nghiên cứu này có 4 mục tiêu cơ bản là: 1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong các doanh nghiệp cơ khí, 2 Xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất t

GIỚI THIỆU

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Ngành công nghiệp cơ khí là ngành chế tạo ra hệ thống máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của các ngành công nghiệp khác và phục vụ cho các hoạt động trong đời sống của nhân dân Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí đóng vai trò nền tảng, có ảnh hưởng lớn và góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật quốc gia cũng nhƣ thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác Mặc dù có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, nhƣng thực trạng chung của ngành cơ khí của Việt Nam hiện nay vẫn chƣa thật sự phát triển Thị phần của sản phẩm nội địa ngành cơ khí Việt Nam còn quá ít ỏi, nhỏ bé so với nhu cầu trong nước Ví dụ, sản xuất máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng trong nước chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu trong nước, làm cho nhiều doanh nghiệp trở nên bị động, tiêu tốn một lƣợng lớn ngoại tệ cho việc nhập khẩu thiết bị và sản phẩm cơ khí (Lê Văn Khương, 2013) Các sản phẩm cơ khí của Việt Nam chƣa thể cạnh tranh cả về giá và về chất lƣợng so với hàng nhập ngoại trên thị trường

Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại các công ty cơ khí có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành cơ khí Trong đó có các doanh nghiệp sản xuất cơ khí tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những doanh nghiệp lớn về quy mô lao động của TPHCM, tập trung vào lĩnh vực sản xuất gia công cơ khí Việc khảo sát, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất trong quá trình sản xuất cơ khí tại các doanh nghiệp TPHCM là một trong những nội dung quan trọng khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị Thực tế cho thấy năng suất tăng sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhờ vậy thu nhập của người lao động cũng tăng, nâng cao mức sống cho lực lượng lao động Tạo sự gắn bó của người lao động cũng nhƣ khách hàng đối với doanh nghiệp và cuối cùng là đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua thuế doanh nghiệp

Với thực tế nói trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất: Một nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí” với mong muốn tìm hiểu, xác định những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất sản xuất cơ khí của các doanh nghiệp Qua đó, đề xuất một số giải pháp để doanh nghiệp có thể thực hiện nhằm nâng cao năng suất trong quá trình sản xuất của công ty.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài đƣợc thực hiện để giải quyết bốn mục tiêu chính sau đây:

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong các doanh nghiệp cơ khí

 Xếp hạng cấp độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tại từng doanh nghiệp khảo sát và so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau

 So sánh bảng xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất giữa kết quả nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác trên thế giới trong một số lĩnh vực

 Đề xuất các hàm ý quản lý nhằm nâng cao năng suất cho doanh nghiệp cơ khí tại TP.HCM

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt lý thuyết, đề tài hệ thống hóa lại các vấn đề lý thuyết liên quan đến năng suất giúp các nhà quản lý nhận thức tương đối toàn diện hơn về năng suất và tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất

Thông qua khảo sát cấp độ quan trọng tới năng suất cùng với so sánh, đƣa ra bảng xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong sản xuất cơ khí tại các doanh nghiệp để đề xuất thứ tự ƣu tiên biện pháp nâng cao năng suất trong hoạt động sản xuất của công ty Từ đó, xây dựng một hệ thống quản lý thực sự có hiệu quả nhằm tối ưu hóa nguồn lực hiện có và hiệu quả đầu tư, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung đánh giá một số doanh nghiệp sản xuất 4 loại hình sản phẩm đại diện trong 8 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm nêu trong QĐ 186/Ttg-Cp, đó là:

1- Thiết bị toàn bộ 2- Máy động lực 3- Cơ khí phục vụ nông – lâm – ngƣ nghiệp và công nghiệp chế biến

4- Máy công cụ 5- Cơ khí xây dựng 6- Cơ khí đóng tàu thủy 7- Thiết bị kỹ thuật điện – điện tử 8- Cơ khí ô tô – cơ khí giao thông vận tải Đề tài được giới hạn phạm vi một số doanh nghiệp sản xuất 4 loại hình sản phẩm:

1 Thiết bị toàn bộ 2 Máy công cụ 3 Máy động lực 4 Cơ khí phục vụ nông nghiệp

Bốn doanh nghiệp khảo sát thuộc 4 nhóm ngành sản phẩm trên có địa điểm sản xuất tại TP Hồ Chí Minh Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố về quản lý, điều hành sản xuất bên trong của doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng suất lao động cá nhân người lao động.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Nội dung của luận văn được chia thành 6 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu lên mục tiêu mà đề tài hướng đến, phạm vi nghiên cứu và giới thiệu bố cục của đề tài

Chương 2: Các vấn đề lý thuyết có liên quan

Giới thiệu cơ sở lý thuyết, mô hình tham khảo và các nghiên cứu đã thực hiện trước đây Từ đó, đưa ra khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động tại doanh nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trình bày phương pháp và quy trình nghiên cứu của hai bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng

Chương 4: Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả

Mô tả dữ liệu thu thập được, tiến hành xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, xếp hạng nhóm các yếu tố của khung nghiên cứu

Chương 5: Đề nghị các giải pháp nâng cao năng suất Đƣa ra các đề xuất nhằm nâng cao năng suất

Chương 6: Kết luận và kiến nghị Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu lên những đóng góp của đề tài, các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU

KHÁI NIỆM

Nâng cao năng suất là một mối quan tâm lớn của bất kỳ tổ chức nào có quan tâm đến lợi nhuận, biểu trƣng cho việc chuyển đổi hiệu quả các nguồn lực thành sản phẩm có thể bán đƣợc và xác định lợi nhuận kinh doanh (Wilcox và cộng sự, 2000)

Do đó, người ta đã cố gắng để hiểu được khái niệm năng suất, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các phương pháp tiếp cận khác nhau, đưa ra một loạt các định nghĩa về năng suất Một số định nghĩa đƣợc liệt kê theo thứ tự thời gian trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Các định nghĩa quan trọng về năng suất theo trình tự thời gian Thế kỷ Tác giả Năm Định nghĩa về năng suất

19th Littre 1883 Khả năng sản xuất

20th Early 1900s Mối quan hệ giữa sản lượng và phương tiện được sử dụng để tạo ra sản lƣợng

Davis 1955 Thay đổi trong sản phẩm thu đƣợc đối với các nguồn lực đƣợc sử dụng

Fabricant 1962 Luôn là một tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra và đầu vào

1965 Định nghĩa chức năng của một phần, tổng yếu tố và tổng năng suất

Siegel 1976 Tập hợp các tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra và đầu vào

Sumanth 1979 Tổng năng suất – tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra hữu hình và đầu vào hữu hình

Alfeld 1988 Tỷ lệ liên quan đến đo lường kết quả đầu ra và đo lường kết quả đầu vào

Lema 1995 Tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra và đầu vào trong một quá trình sản xuất

Pilcher 1997 Tỷ lệ sản xuất tức là đầu ra chia cho đầu vào

Gupta et al 2002 Sản lƣợng của một công việc năng suất liên quan đến sản lƣợng đầu vào

Oglesby et al 2002 Khả năng tạo ra sản lƣợng đầu ra dồi dào hoặc phong phú

Một số định nghĩa năng suất cũng có nguồn gốc từ các nhóm lợi ích đặc biệt nhƣ các nhà kinh tế, công nghiệp, công đoàn và chính trị gia Các cá nhân hoặc nhóm có ý nghĩa phù hợp với tình hình của họ Ví dụ nhƣ tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu (được trích dẫn trong Lema, 1995) định nghĩa năng suất như "một thương số có đƣợc bằng cách chia sản lƣợng đầu ra với một trong những yếu tố sản xuất

Bằng cách này chúng ta có thể nói về năng suất của vốn, đầu tƣ, nguyên liệu theo liệu đầu ra đang đƣợc xét đến có liên quan với vốn, đầu tƣ, nguyên liệu … "

Trung tâm Năng suất Quốc gia Nhật Bản (trích dẫn trong Lema, 1995) mô tả năng suất nhƣ sau: "Năng suất là trên hết, là một thái độ của tâm trí Năng suất là một trạng thái tâm lý của sự tiến bộ, cải tiến liên tục của những gì hiện có Đó là sự chắc chắn về khả năng ngày hôm nay có thể làm tốt hơn hôm qua và không tốt bằng ngày mai Đó là ý chí nhằm cải thiện tình hình hiện tại, bất kể tình hình dường như có thể tốt nhƣ thế nào, bất kể tình hình có thể thực sự tốt nhƣ thế nào đó là sự thích ứng liên tục của đời sống kinh tế và xã hội để thay đổi các tình huống; đó là những nỗ lực liên tục để áp dụng kỹ thuật mới với các phương pháp mới; đó là niềm tin vào sự tiến bộ của con người "

Văn phòng lao động quốc tế (International Labour Office) mô tả năng suất nhƣ sau: "Năng suất là một so sánh giữa việc đƣa vào các dự án bao nhiêu nhân lực, vật liệu, máy móc, công cụ và kết quả có được từ dự án Năng suất phải tương quan với hiệu quả sản xuất Tạo ra một công trường xây dựng hiệu quả hơn có nghĩa là nhận đƣợc sản lƣợng đầu ra nhiều hơn với chi phí ít hơn trong thời gian ngắn hơn Năng suất bao gồm tất cả các hoạt động nhằm hoàn thành các công trình xây dựng tại công trường, từ giai đoạn quy hoạch cho đến giải phóng mặt bằng Nếu nhà thầu có thể thực hiện các hoạt động này với chi phí thấp trong thời gian ngắn hơn với số lượng người lao động ít hơn, hoặc với sử dụng các thiết bị ít hơn nhưng năng suất sẽ đƣợc cải thiện " (Anderson và cộng sự, 1996)

Từ các định nghĩa trên có thể kết luận rằng năng suất thường được định nghĩa là tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra và đầu vào Điều quan trọng là phải xác định đầu vào và đầu ra đo đƣợc khi tính toán năng suất bởi vì có rất nhiều yếu tố đầu vào, chẳng hạn nhƣ lao động, vật tƣ, thiết bị, công cụ, vốn, và thiết kế Quá trình chuyển đổi từ đầu vào đến đầu ra liên quan đến quá trình vận hành bất kỳ cũng rất phức tạp, chịu tác động của công nghệ đƣợc sử dụng, của nhiều yếu tố bên ngoài nhƣ các quy định của chính phủ, thời tiết, đoàn thể, điều kiện kinh tế, quản lý, và các thành phần môi trường nội bộ

2.1.2 Sự khác nhau giữa năng suất và sản xuất

Nhiều người bị nhầm lẫn giữa thuật ngữ năng suất và sản xuất Họ nghĩ rằng sản xuất càng nhiều, năng suất càng lớn Điều này không hoàn toàn đúng Sản xuất trong một công việc hữu ích bất kỳ chỉ thể hiện kết quả mà không đề cập đến sản lƣợng đầu vào Nhƣng năng suất là có liên quan với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực (đầu vào) trong sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra) (Gupta và cộng sự, 2000) Nếu xem xét về mặt số lƣợng, sản xuất số lƣợng sản phẩm sản xuất đƣợc, trong khi đó năng suất là tỷ lệ giữa kết quả sản xuất với nguyên liệu đầu vào đƣợc sử dụng (Gupta và cộng sự, 2000).

LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

Có ba loại năng suất, đƣợc gọi là năng suất đơn yếu tố, năng suất yếu tố tổng hợp và tổng năng suất a Năng suất đơn yếu tố

Năng suất đơn yếu tố là tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra với một loại sản lƣợng đầu vào (Lema, 1995) Ví dụ nhƣ năng suất lao động là tỷ lệ giữa sản lƣợng đầu ra với sản lượng lao động đầu vào Tương tự như vậy năng suất vốn là tỷ lệ giữa đầu ra và vốn đầu vào Năng suất đơn yếu tố đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ các biện pháp hiệu quả kinh tế và ít nhất cũng có đƣợc những lợi thế của sự đơn giản nhƣng nó có một điểm yếu ở chỗ nó không bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất và không đủ để đối phó với tác động của thay đổi công nghệ và thay thế yếu tố (Lowe, 1987)

Năng suất lao động là thước đo sử dụng rộng rãi nhất của hiệu quả hoạt động Điều này không có nghĩa lao động là yếu tố đầu vào tốt nhất để đo lường năng suất nhƣng chỉ đơn giản là phản ánh những khó khăn hoặc bất khả thi của việc có đƣợc giá trị số cho các yếu tố quyết định khác về năng suất Vì vậy, rất nhiều các bài tiểu luận về năng suất dường như cho rằng năng suất lao động là biện pháp phù hợp duy nhất (Lowe, 1987) Một biện pháp phổ biến của năng suất lao động trung bình là tỷ lệ của sản lƣợng bình quân lao động

Năng suất lao động trung bình = Q/L Trong đó Q = sản lƣợng đầu ra

L = Lao động đƣợc sử dụng

Phân loại năng suất lao động:

Xét theo phạm vi: năng suất lao động chia làm hai loại năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội

 Năng suất lao động cá nhân:

Là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số số lượng sản phẩm hoàn thành với thời gian lao động để hoàn thành số sản phẩm đó

Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường đƣợc biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động Năng suât lao động cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, do đó hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận trả công theo năng suất lao động cá nhân hay mức độ thực hiện của từng cá nhân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống của người lao động

Năng suất lao động cá nhân cùng năng suất lao động của một nhóm lao động trong doanh nghiệp là cơ sở quan trọng nhất, là chìa khoá cho năng suất lao động xã hội, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cuả mỗi nước

Có rất nhiều nhân tố tác động đến năng suất lao động cá nhân , tuy nhiên các nhân tố chủ yếu là chủ yếu là các yếu tố gắn với bản thân người lao động ( kỹ năng, kỹ xảo, cường độlao động, thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm…) , dụng cụ lao động Sự thành thạo sáng tạo trong sản xuất của người lao động và mức độ hiện đại của công cụ lao động sẽ quyết định năng suất lao động cá nhân cao hay thấp

Ngoài ra các nhân tố gắn với quản lý con người và điều kiện lao động thì đêu ảnh hưởng đến năng suất lao động cá nhân Vì thế muốn tăng năng suất lao động cá nhân thì phải quan tâm đến tất cả các yếu tố tác động đến nó

 Năng suất lao động xã hội

Là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của một doanh nghiệp hay toàn xã hội Năng suất lao động xã hội đƣợc đo bằng tỷ số giữa đầu ra của doanh nghiệp hoặc của xã hội với số lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Năng suất lao động xã hội có sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất, lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã đƣợc vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia ( biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu)

Nhƣ vậy, khi nói đến hao phí lao động sống là nói đến năng suất lao động cá nhân, còn hao phí lao động sống và lao động vật hoá là năng suất lao động xã hội

Qua đó ta thấy giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Năng suất lao động cá nhân là tiền đề cho năng suất lao động xã hội Tuy nhiên giữa năng suất lao động cá nhân và lao động xã hội không phải lúc nào cũng cùng chiều Nếu giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội tăng đều tăng , đây là mối quan hệ cùng chiều mong muốn vì năng suất lao động cá nhân liên quan đến thu nhập của người lao động , còn năng suất lao động xã hội phản ánh lợi ích của doanh nghiệp.Cả hai đều tăng thì lợi ích hai bên đều tăng

Nếu năng suất lao động cá nhân tăng mà năng suất lao động xã hội không tăng hoặc giảm thì đây là mối quan hệ không mong muốn vì lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động không thống nhất Trường hợp này xảy ra vì khi cá nhân ngươi lao động vì muốn tăng năng suất lao động nên bỏ qua quy trình công nghệ, lãng phí nguyên vật liệu, sử dụng máy móc không hợp lý, coi nhẹ chất lƣợng sản phẩm Do đó muốn quan hệ năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội cùng chiều thì quan hệ giữa lao động sống và lao động quá khứ phải thường xuyên có sự thay đổi Lao động sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên Muốn nhƣ vậy phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm đối với doanh nghiệp đối với người lao động, cần phải có biện pháp khuyến khích và kỹ luật nghiêm ngặt, phải gắn lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp để người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn nữa ,và tuân thủ các kỷ luật trong lao động

Lao động đƣợc sử dụng (L) cần phải lƣợng hóa và khi sử dụng yếu tố này làm số lƣợng các toán tử thì ít nhất cũng có những thuận lợi đó là sự đơn giản và vì phương pháp này sử dụng thống kê học khá dễ dàng có sẵn (Lowe, 1987) Nhiều phép hoán vị về chủ đề này đã đƣợc lập công thức – sản lƣợng đầu ra/giờ thực hiện, sản lƣợng đầu ra/năm thực hiện, chỉ số chi phí lao động, … (Lowe, 1987) Trong bối cảnh này, năng suất lao động trung bình là đo lường cường độ lao động của quá trình sản xuất và không cần phải ám chỉ điều gì về hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực Năng suất lao động vì vậy có thể đƣợc tăng lên bằng cách thay thế một yếu tố khác – luôn luôn là vốn đối với lao động Sự thay thế này có thể hoặc không đƣa đến hiệu quả sử dụng nguồn lực tốt hơn và giá thành tốt hơn trong sản xuất Vì vậy, ví dụ nếu máy móc được thay thế cho lao động ở công trường, điều này sẽ cải thiện năng suất lao động Tương tự, sử dụng các linh kiện được chế tạo bên ngoài công trường, có liên quan đến việc thay thế lao động ngoài công trường đối với lao động tại công trường cũng sẽ cải thiện năng suất lao động trung bình (Lowe, 1987)

Năng suất vốn luôn đƣợc định nghĩa theo phần trăm lợi nhuận trên vốn đầu tƣ, bằng cách sử dụng biện pháp truyền thống chẳng hạn nhƣ tỷ lệ lợi nhuận trung bình hoặc phương pháp chiết khấu dòng tiền chẳng hạn như phương pháp lợi suất nội hàm (Lowe, 1987)

Năng suất vốn trung bình = Năng suất / Vốn đã đầu tƣ Để tính toán năng suất vốn, cần phải ƣớc tính giá trị cổ phần vốn cố định Tồn tại một số vấn đề do có các phương pháp đánh giá tài sản vốn khác nhau và do mọi ước tính chỉ ở mức độ chủ quan, cụ thể là những người quản lý công ty có thể có quan điểm khác với các cổ đông Trong mọi trường hợp, những thông tin đó chắc chắn không có sẵn Vì vậy, năng suất vốn ít đƣợc sử dụng hơn năng suất lao động (Lowe, 1987)

CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRƯỚC ĐÂY

a Nghiên cứu của tác giả Quách Tố Dung (2002)

Nghiên cứu này phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển ngành dệt may; xác định những định hướng và giải pháp nhằm phát triển ngành dệt may trên địa bàn TP HCM đến năm 2005 Giải pháp "Hoàn thiện hệ thống quản lý năng suất và chất lƣợng cho ngành dệt may" là một trong 10 giải pháp mà tác giả đã đƣa ra Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ đề ra những định hướng chiến lược mà chưa đƣa ra những cách thực hiện cụ thể b Nghiên cứu do các chuyên gia của Mekong Project Development Facility-MPDF (2000) thực hiện

Nghiên cứu này cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ, các cơ sở đào tạo, người mua một cái nhìn thấu đáo hơn về các vấn đề của ngành may nói chung và các DN may tƣ nhân nói riêng đang gặp phải Một trong những vấn đề mà nghiên cứu này quan tâm là năng suất lao động trong ngành may Các chuyên gia của MPDF đã khảo sát thực tế và phân tích về các nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp ở các công ty may mặc tƣ nhân, xem hình 2.2

Hình 2.2 Các nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp ở các công ty may mặc tƣ nhân

(Nguồn: Mekong Project Development Facility-MPDF, 2000; dẫn theo Trần Thị Kim Loan,

2004) c Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kim Loan, Bùi Nguyên Hùng (2004)

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, có 7 yếu tố chính & 5 yếu tố phụ ảnh hưởng đến năng suất của các DN vừa & nhỏ trong ngành may ở TP Hồ Chí Minh, xem bảng 2.2 Tất cả các yếu tố chính & phụ đều liên quan đến những người quản lý từ cấp trung trở lên Điều này cho thấy quản lý phải quan tâm đến năng suất ở mọi cấp độ và người quản lý phải chịu trách nhiệm về vấn đề năng suất của đơn vị mình

Nghiên cứu đã đƣa ra 5 giải pháp nhằm tác động và làm thay đổi các yếu tố chính & phụ để nâng cao năng suất cho các DN trong ngành Đó là: Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành may; Lean Production; 5S; Kaizen; TQM Những giải pháp này đƣợc áp dụng chung cho tất cả các DN vừa và nhỏ trong ngành may với một chi phí không lớn lắm nhƣng có thể mang lại hiệu quả cao

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, kết quả thống kê là tin cậy, các giải pháp đề nghị phù hợp và khả thi đối với các DN may vừa & nhỏ

Bảng 2.2 Các yếu tố chính phụ ảnh hưởng đến năng suất

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ếp hạng

-Thu nhập của công nhân

-Trình độ và khả năng chuyên môn của các chuyền trưởng

-Trình độ và khả năng quản lý của các giám đốc -Sự quan tâm, hỗ trợ và quyết tâm của quản lý cấp cao về năng suất và chất lƣợng

-Cải tiến liên tục quy trình sản xuất

-Tay nghề và kỹ năng của công nhân

-Sự phối hợp và liên kết giữa các công đoạn trong sản xuất -Cải tiến liên tục sản phẩm

-Thỏa mãn khách hàng -Chính sách khuyến khích, khen thưởng -Điều kiện và môi trường làm việc của công nhân

(Nguồn : Trần Thị Kim Loan, Bùi Nguyên Hùng, 2004)

2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước a Thomas và cộng sự (1990) (dẫn theo Lema, 1995)

Thomas và cộng sự đã nghiên cứu năng suất công trình xây dựng ở bảy quốc gia Nghiên cứu của họ đã sử dụng các yếu tố gây gián đoạn năng suất mà đƣợc xem là rất quan trọng:

• Giao vật liệu chậm hoặc tạm ngừng công việc;

• Quy mô và tổ chức khu vực cất giữ vật liệu;

• Xử lý và phân phối vật tƣ;

• Chồng chéo với các đội ngũ khác hoặc quá tải;

• Công việc không theo trình tự hoặc công việc tiên quyết;

• Các lỗi sửa chữa hoặc chế tạo;

• Thiết bị sẵn có; và

• Giám sát và nhân viên b Guhathakurta và cộng sự (1993)

Guhathakurta và cộng sự nhận thấy rằng có năm yếu tố gây chậm trễ nhất trong sản xuất giữa US và Nigeria Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là: a) Thiếu vật tƣ b) Thiếu dụng cụ phù hợp c) Công việc lặp lại d) Chậm trễ trong công tác kiểm tra c Olomolaiye và cộng sự (1996)

Olomolaiye và cộng sự đã nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến năng suất của thợ lành nghề tại 27 công trường xây dựng lớn ở Indonesia và đưa ra bảng xếp hạng các vấn đề về năng suất, xem bảng 2.3

Kết quả cho thấy rằng các vấn đề ảnh hưởng đến năng suất của thợ lành nghề ở Indonesia: i Thiếu vật tƣ Những nguyên nhân của vấn đề này là:

• Những khó khăn trong vận chuyển tại công trường;

• Quá nhiều công việc giấy tờ khi cần yêu cầu;

• Thiếu vật liệu phù hợp; và

• Lập kế hoạch không đủ ii Sửa chữa Những lý do của vấn đề này là:

• Thay đổi thiết kế; và

• Chỉ thị kém iii Nghỉ việc Những nguyên nhân gây ra bỏ việc là:

• Công trường làm việc không đủ;

• Các dự án khác trả lương tốt hơn; và

• Môi trường làm việc ở công trường khác tốt hơn iv Sự cản trở làm việc Sự cản trở làm việc giữa các nhóm và công nhân là do:

• Thiếu sự quản lý trình tự công việc, và

• Quy mô các nhóm không cân đối

Bảng 2.3 Xếp hạng các vấn đề về năng suất

Các vấn đề về sản xuất Indonesia Nigeria UK USA

Chậm trễ trong giám sát 6 4 4 4

(Nguồn: Olomolaiye và cộng sự, 1996) a Vilasini và cộng sự (2012)

Nghiên cứu “Năng suất thấp và các yếu tố ảnh hưởng: Một nghiên cứu tình huống tại các tổ chức sản xuất trên lãnh thổ Sri Lanka”

Nghiên cứu này tìm hiểu những nguyên nhân chính cho năng suất thấp trong lĩnh vực sản xuất Sri Lanka Một tài liệu về năng suất trong lĩnh vực sản xuất và nguyên nhân năng suất thấp là một cơ sở để đƣa ra nghiên cứu cụ thể trong bối cảnh Sri Lanka Trong bối cảnh của nghiên cứu này , sử dụng không hiệu quả các nguồn lực, luồng thông tin kém và các hoạt động không hiệu quả đã đƣợc xác định là yếu tố quan trọng cản trở năng suất trong ngành công nghiệp sản xuất Sri Lanka Vì vậy , việc tổ chức lại trong kế hoạch để cải thiện năng suất là cần thiết phát triển hoạt động phù hợp để giải quyết những nguyên nhân chính đã xác định b Mostafa và cộng sự (2003)

Mô hình “Nghiên cứu đo lường năng suất lao động trong ngành xây dựng Palestine: Dải Gaza”, tác giả đã xác định hai yếu tố Vấn đề về thời gian (Làm việc tăng ca, Làm việc 7 ngày trong tuần mà không có ngày nghỉ) (Time factors) và vấn đề về giám sát (Tình trạng thường xuyên vắng mặt người giám sát, Chậm trễ trong việc kiểm tra, Sự thay đổi bản vẽ và mô tả kỹ thuật trong quá trình thực hiện) (Supervision factors) là hai nhóm yếu tố cần xác định đo lường và có ảnh hưởng sâu sắc tới năng suất xây dựng c Ailabouni và cộng sự (2009)

Mô hình “Yếu tố ảnh hưởng của nhân viên trong năng suất ngành xây dựng UAE” có xác định yếu tố về môi trường bên trong doanh nghiệp, đề cập đến “vấn đề an toàn” (safety factors) có ảnh hưởng khá lớn đến năng suất của doanh nghiệp d Rojas và cộng sự (2003)

Mô hình “Nghiên cứu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong lĩnh vực xây dựng tại United State – America” chỉ ra rằng “Hệ thống quản lý, chiến lược của doanh nghiệp” và “Vấn đề về động lực thúc đẩy” là hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất ảnh hưởng đến năng suất lao động

2.3.3 Nhận xét chung và tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong các nghiên cứu trước

Do sự khác biệt giữa phạm vi và nội dung đề tài, cũng nhƣ những đặc thù về kinh tế, xã hội ở thời điểm nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đây, bên cạnh các đóng góp mang tính tham khảo cho đề tài, thì nghiên cứu trước vẫn có những khoảng cách nhất định với đề tài nghiên cứu Bảng 2.4 sẽ chỉ ra các khoảng cách đó

Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng năng suất trong nghiên cứu trước được trình bày trong bảng 2.5

Bảng 2.4 Khoảng cách với các nghiên cứu trước

Tên nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng Khoảng cách với đề tài hiện tại

Năng suất thấp và các yếu tố ảnh hưởng: Một nghiên cứu tình huống tại các tổ chức sản xuất trên lãnh thổ Sri Lanka của Vilasini và cộng sự (2012)

- Các vấn đề về nhân lực

- Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ

-Các vấn đề về chất lƣợng

- Chƣa đề cập đến vấn đề về giám sát và vấn đề an toàn

Nghiên cứu đo lường năng suất lao động trong ngành xây dựng Palestine: Dải Gaza, của Mostafa và cộng sự (2003)

-Các vấn đề về giám sát

-Vấn đề về an toàn -Vấn đề về thời gian

- Do khác nhau về mục tiêu khảo sát nên đề tài không khảo sát các vấn đề về động lực thúc đẩy

Nghiên cứu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong lĩnh vực xây dựng tại United State – America của Rojas và cộng sự (2003)

- Các vấn đề về động lực thúc đẩy

KHUNG NGHIÊN CỨU

Trong “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất: Một nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí”, tác giả chọn khung nghiên cứu “Năng suất thấp và các yếu tố ảnh hưởng: Một nghiên cứu tình huống tại các tổ chức sản xuất trên lãnh thổ Sri Lanka” của Vilasini và cộng sự (2012) làm cơ sở nền tảng Trong đó tác giả giữ lại ba vấn đề quan trọng “Các vấn đề về nhân lực” và “Vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ”, “Vấn đề về chất lƣợng” Trong phạm vi khảo sát của đề tài tác giả chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát các yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến năng suất lao động, nên các yếu tố về “Vấn đề lập kế hoạch cải tiến năng suất” của Vilasini và cộng sự (2012) không đƣợc đƣa vào khảo sát

- Nghiên cứu mở rộng “Nghiên cứu đo lường năng suất lao động trong ngành xây dựng tại Palestine - Dãi Gaza” của Mostafa và cộng sự (2003), tác giả kế thừa đƣa vào khung nghiên cứu “Vấn đề về thời gian”, “Vấn đề về giám sát”, “Vấn đề về an toàn”

- Dựa vào mô hình “Nghiên cứu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong lĩnh vực xây dựng tại United State – America” của Rojas và cộng sự (2003), “Vấn đề về động lực thúc đẩy” đƣợc đƣa vào khung nghiên cứu

Kế thừa kết quả nghiên cứu trước về xếp hạng mức độ quan trọng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đã có trên thế giới trong các lĩnh vực Nghiên cứu này đề nghị khung nghiên cứu như bảng 2.5, sử dụng các yếu tố liên quan để đo lường mức độ quan trọng của nhóm vấn đề ảnh hưởng năng suất của doanh nghiệp cơ khí tại thị trường Việt Nam mà cụ thể là doanh nghiệp tại TPHCM

STT Nhóm (group) Yếu tố ảnh hưởng

Chỉ số quan trọng Xếp hạng

1 Các vấn đề về nhân lực

Sự gia tăng về tuổi của người lao động

2 Thiếu kinh nghiệm làm việc

Vấn đề về động lực thúc đẩy

Thiếu hệ thống thúc đẩy về tài chính

Thiếu các chương trình công nhận đối với người lao động

7 Vấn đề về thời gian

Làm việc 7 ngày trong tuần mà không có ngày nghỉ

10 Vấn đề nguyên vật liệu/công cụ

13 Vấn đề về giám sát

Tình trạng thường xuyên vắng mặt người giám sát

14 Chậm trễ trong việc kiểm tra

16 Vấn đề về an toàn

Vi phạm các biện pháp đảm bảo an toàn

19 Vấn đề về chất lƣợng

Tái gia công sản phẩm

20 Chất lƣợng nguyên liệu kém

21 … Để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sử dụng chỉ số quan trọng “Importance index” (Imp.Index)

Chỉ số quan trọng đƣợc tính toán bằng cách sử dụng công thức sau đây (Vilasini và cộng sự, 2012; Lim và cộng sự, 1995):

Trong đó n1 = số người được hỏi trả lời "ảnh hưởng rất ít" n2 = số người được hỏi trả lời"ảnh hưởng ít" n3= số người được hỏi trả lời "ảnh hưởng tương đối nhiều" n4 = số người được hỏi trả lời "ảnh hưởng nhiều" n5 = số người được hỏi trả lời "ảnh hưởng rất nhiều"

Chỉ số quan trọng (I) (Imp.Index) đƣợc tính toán cho tất cả các yếu tố ảnh hưởng

Các chỉ số I là căn cứ để xếp hạng (Ranking) mức độ quan trọng của yếu tố ảnh hưởng năng suất

Chỉ số Imp.Index của nhóm yếu tố đƣợc tính toán bằng cách lấy trung bình của các yếu tố trong mỗi nhóm Từ đó đƣa ra bảng so sánh giữa các doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu các định nghĩa và lý thuyết có liên quan năng suất Để xây dựng khung nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu từ các khung nghiên cứu, lý thuyết liên quan cũng như các nghiên cứu trong và ngoài nước Dựa vào các lý thuyết và nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong các doanh nghiệp cơ khí Khung nghiên cứu gồm có bảy nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là: các vấn đề về nhân lực, vấn đề về động lực thúc đẩy, vấn đề về thời gian, vấn đề nguyên vật liệu/công cụ, vấn đề về giám sát, vấn đề về an toàn và vấn đề về chất lƣợng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Để đạt đƣợc những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài thực hiện quy trình nghiên cứu đƣợc trình bày cụ thể trong hình 3.1

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu

Thu thập thông tin thứ cấp (các nghiên cứu, các bài báo trong và ngoài nước có liên quan) các yếu tố ảnh hưởng năng suất Tìm hiểu lý thuyết về năng suất

Tìm hiểu về vấn đề năng suất đối với doanh nghiệp ở Việt Nam

Thiết kế thang đo, đối tƣợng, cỡ mẫu, cách lấy mẫu

Xây dựng Bảng hỏi Khảo sát thử

Xử lý, phân tích dữ liệu cho từng doanh nghiệp

Xử lý, phân tích dữ liệu cho tập hợp DN Khảo sát chính thức

Kiến nghị các giải pháp nâng cao năng suất So sánh giữa các doanh nghiệp về cấp độ quan trọng đến năng suất

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Đề tài sẽ đƣợc thực hiện thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng

Bảng 3.1 Tóm tắt hai giai đoạn của phương pháp nghiên cứu

Giai đoạn Dạng Phương pháp Kỹ thuật

I Sơ bộ Định tính Phỏng vấn sâu, n = 10

II Chính thức Định lƣợng Khảo sát bằng bảng câu hỏi

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Thang đo trong nghiên cứu này dựa vào các lý thuyết và các thang đo đã đƣợc thực hiện ở các nước khác trên thế giới Qua nghiên cứu định tính, các yếu tố được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm về văn hóa xã hội và điều kiện kinh tế ở Việt Nam

Nghiên cứu này tham khảo, kế thừa và hiệu chỉnh dựa trên khung nghiên cứu

“Năng suất thấp và các yếu tố ảnh hưởng: Một nghiên cứu tình huống tại các tổ chức sản xuất trên lãnh thổ Sri Lanka” của Vilasini và cộng sự (2012), đồng thời cũng dựa trên các nghiên cứu khác đƣợc trình bày trong bảng 3.2 thang đo sơ bộ

Có 7 nhóm yếu tố: (1) Vấn đề về nhân lực; (2) Vấn đề về động lực thúc đẩy;

(3) Vấn đề về thời gian; (4) Vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ; (5) Vấn đề về giám sát; (6) Vấn đề về an toàn, (7) Vấn đề về chất lƣợng

Mức độ quan trọng của các yếu tố khảo sát sẽ đƣợc đo bằng thang đo Likert 5 điểm:

Bảng 3.2 Thang đo sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất

STT Nhóm (group) Yếu tố ảnh hưởng (factors) Nguồn tham khảo

Các vấn đề về nhân lực

Sự gia tăng về tuổi của người lao động Vilasini và cộng sự, 2012 2 Thiếu kinh nghiệm làm việc Vilasini và cộng sự, 2012

Enshassi và cộng sự, 2008 3 Sự vắng mặt người lao động Vilasini và cộng sự, 2012

4 Các vấn đề cá nhân của người lao động Vilasini và cộng sự, 2012

5 Sự bất mãn của người lao động Vilasini và cộng sự, 2012

6 Sự không trung thành của người lao động Vilasini và cộng sự, 2012

7 Mâu thuẫn giữa những người lao động Vilasini và cộng sự, 2012

8 Thiếu sự cạnh tranh Vilasini và cộng sự, 2012

Vấn đề về động lực thúc đẩy

Thiếu hệ thống thúc đẩy về tài chính Trần Thị Kim Loan, 2004

10 Thiếu các chương trình công nhận đối với người lao động

Rojas và cộng sự, 2003 Enshassi và cộng sự, 2008

11 Không cung cấp các phương tiện đi lại Rojas và cộng sự, 2003

12 Thiếu nơi để ăn uống và thƣ giãn Rojas và cộng sự, 2003

13 Chậm trễ trong việc trả lương Rojas và cộng sự, 2003

14 Thiếu các khóa đào tạo Rojas và cộng sự, 2003

Vấn đề về thời gian

Làm việc tăng ca Mostafa và cộng sự, 2003

16 Làm việc 7 ngày trong tuần mà không có ngày nghỉ Mostafa và cộng sự, 2003

17 Tăng số lượng người lao động để đẩy nhanh công việc Mostafa và cộng sự, 2003 18

Phương pháp sử dụng lao động (sử dụng hệ thống làm việc trực tiếp) Mostafa và cộng sự, 2003

19 Vấn đề nguyên vật liệu/công cụ

Thiếu nguyên liệu Mostafa và cộng sự, 2003

20 Lãng phí vật tƣ Mostafa và cộng sự, 2003

21 Thiếu hụt công cụ và thiết bị Mostafa và cộng sự, 2003

22 Máy móc thường xuyên ngừng/hỏng hóc

Mostafa và cộng sự, 2003 Enshassi và cộng sự, 2008 23

Vấn đề về giám sát

Tình trạng thường xuyên vắng mặt người giám sát Mostafa và cộng sự, 2003 24 Chậm trễ trong việc kiểm tra Mostafa và cộng sự, 2003

25 Sự thay đổi bản vẽ và mô tả kỹ thuật trong quá trình thực hiện

Vấn đề về an toàn

Vi phạm các biện pháp đảm bảo an toàn Mostafa và cộng sự, 2003

27 Tai nạn Mostafa và cộng sự, 2003

28 Không sử dụng người phụ trách về an toàn tại công trường

Mostafa và cộng sự, 2003 Nabil và cộng sự, 2009

29 Làm việc ở những nơi có độ cao

Mostafa và cộng sự, 2003 Nabil và cộng sự, 2009 Enshassi và cộng sự, 2008

30 Hệ thống thông gió không đảm bảo

Mostafa và cộng sự, 2003 Nabil và cộng sự, 2009 Enshassi và cộng sự, 2008

Mostafa và cộng sự, 2003 Nabil và cộng sự, 2009 Enshassi và cộng sự, 2008 32

Vấn đề về chất lƣợng

Làm lại Vilasini và cộng sự, 2012

33 Chất lƣợng nguyên liệu kém Vilasini và cộng sự, 2012

34 Yêu cầu công việc cao Vilasini và cộng sự, 2012

35 Thiết bị không đảm bảo Vilasini và cộng sự, 2012

3.3.2 Điều chỉnh thang đo Để điều chỉnh thang đo, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu Việc phỏng vấn sâu nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các yếu tố dùng để đo lường mức độ quan trọng ảnh hưởng đến năng suất đã được đưa ra trong thiết kế thang đo bảng 3.2

Trong giai đoạn này, người nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các đối tượng được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh đƣợc đặc trƣng của tập hợp mẫu quan sát Đối tƣợng đƣợc chọn để tham gia nghiên cứu định tính là các nhà quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí để tìm hiểu các khái niệm và các đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành, xây dựng thang đo nháp, đề cương thảo luận được chuẩn bị trước Các thông tin phỏng vấn sẽ được thu thập, tổng hợp làm cơ sở cho việc khám phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố để đo lường cấp độ quan trọng, và là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lƣợng

Các chuyên gia trong lãnh vực cơ khí, có kinh nghiệm trong ngành tối thiểu 5 năm với thành phần nhƣ sau:

- Đại diện cho quan điểm nhà sản xuất thiết bị toàn bộ của công ty TNHH Mạc Tích:

• Ông Dương Quốc Bảo (Giám đốc)

• Ông Dương Văn Hải (Phó giám đốc, kiêm Trưởng ban quản lý dự án)

• Ông Trần Văn Hƣng (Phó ban quản lý dự án) - Đại diện cho quan điểm nhà sản xuất máy công cụ của Công ty TNHH SX- TM Cơ khí Hồng Ký:

• Ông Trương Cao Thăng (Trưởng phòng kỹ thuật)

• Ông Nguyễn Hữu Tâm (Phó giám đốc) - Đại diện cho Công ty TNHH SX-TM Cơ khí Hồng Châu có sản phẩm thuộc nhóm máy động lực là:

• Ông Thái Hồng Quân (Giám đốc điều hành sản xuất)

• Ông Nguyễn Tất Thành (Trưởng phòng kỹ thuật) - Đại diện Ban lãnh đạo Công ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp Bùi Văn Ngọ (cơ khí phục vụ nông nghiệp) là :

• Ông Trần Việt Thắng (Chủ tịch Hội đồng quản trị)

• Ông Lý Tân Huệ (Thành viên Hội đồng quản trị)

• Ông Bùi Phong Lưu (Tổng giám đốc)

Các đối tượng trên là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế, sản xuất sản phẩm cơ khí và điều hành dự án, định hướng chiến lược phát triển của công ty

Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: sử dụng bảng thảo luận tay đôi, theo một dàn bài được chuẩn bị trước

- Nội dung thảo luận: Trao đổi về các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp, các yếu tố cho từng thang đo các thành phần trong khung

(Bảng câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước xem ở phụ lục A1)

• Tiến hành thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu với từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu nhận dữ liệu liên quan

• Sau khi phỏng vấn hết các đối tƣợng, dựa trên dữ liệu thu thập đƣợc, tiến hành hiệu chỉnh bảng câu hỏi

• Dữ liệu hiệu chỉnh đƣợc sẽ đƣợc trao đổi lại với các đối tƣợng tham gia một lần nữa Quá trình nghiên cứu định tính đƣợc kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho các kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới

3.3.3 Kết quả hiệu chỉnh thang đo

Nhìn chung, các ý kiến đều đồng tình về nội dung của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất

Một số ý kiến cho rằng các phát biểu cần ngắn gọn, hạn chế việc làm nản quá trình trả lời câu hỏi của người được khảo sát Đồng thời, các đối tƣợng tham gia khảo sát định tính cũng cho rằng nên loại một số yếu tố để đo lường vấn đề trong khung đề xuất a Thang đo các vấn đề về nhân lực

Các vấn đề về nhân lực đề cập đến các yếu tố thuộc về nhân lực có liên quan người lao động mà sự tin tưởng của nhà sản xuất vào những tác động đến năng suất

Thang đo sơ bộ gồm 8 yếu tố Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo này không có gì thay đổi so với ban đầu

Bảng 3.3 Thang đo các vấn đề về nhân lực

Mã yếu tố Yếu tố ảnh hưởng (factors)

NL01 Sự gia tăng về tuổi của người lao động NL02 Thiếu kinh nghiệm làm việc

NL03 Sự vắng mặt người lao động NL04 Các vấn đề cá nhân của người lao động NL05 Sự bất mãn của người lao động

NL06 Sự không trung thành của người lao động NL07 Mâu thuẫn giữa những người lao động

NL08 Thiếu sự cạnh tranh b Thang đo các vấn đề về động lực thúc đẩy

Các vấn đề về động lực thúc đẩy đề cập đến các yếu tố thuộc về động lực thúc đẩy người lao động mà sự tin tưởng của nhà sản xuất ảnh hưởng đến năng suất

Thang đo sơ bộ gồm 6 yếu tố Sau khi nghiên cứu định tính, 9/10 người phỏng vấn cho rằng “Thiếu nơi để ăn uống và thƣ giãn” đây không là vấn đề quan trọng trong câu hỏi “các yếu tố được liệt kê trong bảng có ảnh hưởng đến năng suất trong doanh nghiệp mà anh chị đang công tác không?” (phụ lục B1), do đó, sẽ loại biến này khỏi thang đo, thang đo các vấn đề về động lực thúc đẩy gồm 5 yếu tố

Bảng 3.4 Thang đo các vấn đề về động lực thúc đẩy

Mã yếu tố Yếu tố ảnh hưởng (factors)

TD09 Thiếu hệ thống thúc đẩy về tài chính TD10 Thiếu các chương trình công nhận đối với người lao động TD11 Không cung cấp các phương tiện đi lại

TD12 Chậm trễ trong việc trả lương TD13 Thiếu các khóa đào tạo c Thang đo các vấn đề về thời gian

Các vấn đề về thời gian đƣa ra các yếu tố có liên quan đến thời gian mà nhà sản xuất ảnh hưởng tin tưởng ảnh hưởng đến năng suất Thang đo sơ bộ gồm 4 yếu tố Sau khi nghiên cứu định tính, 10/10 người được phỏng vấn cho rằng yếu tố

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG

Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát Sau khi bảng câu hỏi được hiệu chỉnh ở bước nghiên cứu định tính trở thành bảng câu hỏi chính thức thì tiến hành thực hiện thu thập dữ liệu Thông tin thu thập đƣợc dùng để xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, từ đó xếp hạng nhóm yếu tố của các doanh nghiệp và tập hợp mẫu.

Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất Kích thước mẫu cần thiết phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích dữ liệu đƣợc sử dụng, yếu tố tài chính và khả năng tiếp cận đối tƣợng thăm dò (Malhotra, 1999, dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, 2009) Dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính đòi hỏi kích thước mẫu lớn để có đƣợc ƣớc lƣợng tin cậy (Joreskog và Sorborn, 1996, dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, 2009) Tuy nhiên, kích thước bao nhiêu là phù hợp thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng Nếu sử dụng phương pháp ước lượng Maximum Likelihood thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 đến 150, cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007;

Hair và cộng sự, 2000) Cũng có nghiên cứu cho rằng, số mẫu ít nhất phải gấp 5 lần số biến quan sát (Bollen, 1989)

Khung nghiên cứu có 33 yếu tố, nên kích thước mẫu tối thiểu phải là 33 x 5 165 mẫu Tuy nhiên, để nâng cao độ tin cậy cho khung nghiên cứu, mẫu nghiên cứu đƣợc chọn là n = 330

Kích thước mẫu này sẽ là cơ sở để chuẩn bị số lượng bảng câu hỏi sẽ phát đi

Nghiên cứu này phát ra 460 bảng câu hỏi đến bốn doanh nghiệp nhƣ trong bảng 3.10

Bảng 3.10 Số lƣợng bảng câu hỏi đƣợc phát ra đến doanh nghiệp

Doanh nghiệp Số lƣợng phát hành

3.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu

- Thiết kế bảng hỏi gồm 3 phần:

Phần đầu tiên có liên quan đến thông tin doanh nghiệp và bao gồm 4 câu hỏi về tên công ty, số năm hoạt động, số lao động trung bình trong năm, sản phẩm của doanh nghiệp

Phần thứ hai liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất, bao gồm 33 yếu tố ảnh hưởng thuộc 7 nhóm yếu tố Với mỗi câu hỏi đánh giá về cấp độ quan trọng đến năng suất, đối tƣợng điều tra sẽ cho điểm trong phạm vi từ 1 đến 5 điểm tương ứng với sự đánh giá của đối tượng về cấp độ quan trọng của từng yếu tố là từ "Ảnh hưởng rất ít" đến "Ảnh hưởng rất nhiều"

Phần thứ ba có liên quan đến đối tƣợng khảo sát, bao gồm 2 câu hỏi về chức vụ, và số năm kinh nghiệm

- Bảng hỏi đƣợc thiết kế, xem phần phụ lục A2

- Việc thu thập dữ liệu đƣợc thực hiện thông qua phát bảng câu hỏi Với đối tượng nghiên cứu là những người đã làm việc tại bốn doanh nghiệp cơ khí với kinh nghiệm tối thiểu 3 năm trong ngành

Việc khảo sát đƣợc tiến hành bằng việc phát bảng câu hỏi đã đƣợc in sẵn đến người được khảo sát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất Địa điểm nghiên cứu: TP Hồ Chí Minh

Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại bốn doanh nghiệp mà sản phẩm cơ khí đặc trƣng cho 4 lãnh vực khác nhau Số năm hoạt động trung bình của các công ty là hơn 10 năm, đây là một dấu hiệu của một tổ chức đƣợc thành lập với văn hóa đặc trƣng của ngành cơ khí Bảng 3.11 nêu rõ thông tin của các doanh nghiệp cơ khí đƣợc khảo sát

HV: Nguyễn Trung Quân GVHD: TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan

Bảng 3.11 Thông tin bốn doanh nghiệp cơ khí đƣợc khảo sát

Thông tin Thông tin doanh nghiệp

Mạc Tích (1) Hồng Ký (2) Hồng Châu (3) Bùi Văn Ngọ (4)

Lãnh vực cơ khí Thiết bị toàn bộ Máy công cụ Máy động lực Cơ khí phục vụ nông nghiệp

Hệ thống lò hơi và thiết bị áp lực, thiết bị trao đổi nhiệt, các lọai lò hơi dùng các loại nhiên liệu thay thế dầu mỏ nhƣ than đá, củi vụn, mạt cƣa, tận dụng các phụ phẩm của nông nghiệp nhƣ trấu, vỏ cà phê…

Máy khoan và máy chế biến gỗ, máy hàn điện tử tig/mig/inverter, máy cắt plasma, Máy cắt, máy mài, máy phay, máy tiện…

Sản xuất bồn khuấy, bồn nước, bồn chứa, bồn lọc-xử lý

Máy xay xát gạo, máy đánh bóng cà phê, máy xay cà phê

Hoạt động kinh doanh Thiết kế, sản xuất, lắp đặt, bảo trì lò hơi Thiết kế, sản xuất, bảo trì máy Thiết kế, sản xuất, chế tạo, sửa chữa

Thiết kế, sản xuất, lắp đặt, bảo trì thiết bị máy nông nghiệp

HV: Nguyễn Trung Quân GVHD: TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan Hình ảnh minh hoạ sản phẩm

260 người gồm 80 kỹ sư và nhân viên văn phòng, 180 công nhân và thợ lành nghề Từ 201 – 300 người Từ 201 – 300 người Từ 301 – 500 người

(1) Công ty TNHH Mạc Tích (2) Công ty TNHH SX-TM Cơ khí Hồng Ký (3) Công ty TNHH SX-TM Cơ khí Hồng Châu (4) Công ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp Bùi Văn Ngọ

Hệ thống khuấy hoá chất

3.4.4 Phân tích dữ liệu và kỹ thuật xử lý dữ liệu

Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Bước 1 - Chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu

- Bước 2 - Thống kê: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được

- Bước 3 - Phân tích dữ liệu bằng phần mềm Microsoft Excel Tính chỉ số quan trọng Imp.Index và dùng hàm Ranking để xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu và đối tượng tham gia nghiên cứu Kết quả nghiên cứu định tính giúp chỉnh sửa khung nghiên cứu bao gồm 33 yếu tố đo lường 7 vấn đề trong khung nghiên cứu Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phát bảng câu hỏi Chương 3 cũng trình bày các phần liên quan đến quá trình nghiên cứu định lƣợng nhƣ: xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn, thiết kế mẫu, thu thập dữ liệu, giới thiệu kỹ thuật và yêu cầu cho việc phân tích dữ liệu.

TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT

Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát Sau khi loại bỏ bảng câu hỏi đƣợc trả lời không hợp lệ (do thiếu các thông tin quan trọng hoặc có số năm kinh nghiệm nhỏ hơn điều kiện khảo sát), còn lại 339 bảng câu hỏi hợp lệ đƣợc đƣa vào phân tích định lƣợng

Bảng 4.1 Hình thức thu thập dữ liệu

Hình thức thu thập dữ liệu Số lƣợng phát ra Số lƣợng phản hồi Tỷ lệ hồi đáp Số lƣợng hợp lệ % mẫu theo DN

Tổng cộng 460 393 84,92% 339 100 a) Chức vụ của người trả lời bảng câu hỏi:

Chức vụ của người trả lời được thống kê như bảng 4.2

Bảng 4.2 Chức vụ của người trả lời

Mạc Tích Hồng Ký Hồng Châu Bùi Văn Ngọ Tổng hợp

Nhân viên 81 72,3% 56 70,9% 58 69,9% 77 64,7% 272 69,2% b) Số năm kinh nghiệm của người trả lời:

Bảng 4.3 Số năm kinh nghiệm của người trả lời

Mạc Tích Hồng Ký Hồng Châu Bùi Văn Ngọ Tổng hợp

MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT

Sau khi thực hiện phát bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu, ta có bảng thống kê kết quả khảo sát, tính toán chỉ số quan trọng Imp.Index và xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng được trình bày trong bảng 4.4

Bảng 4.4: Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất

Yếu tố ảnh hưởng (factors) Mã

MT HK HC BVN TH

Vấn đề về nhân lực

1 Sự gia tăng về tuổi của người lao động

2 Thiếu kinh nghiệm làm việc NL02 0,8535 2 0,8413 6 0,8358 7 0,8463 4 0,8454 4 3

Sự vắng mặt người lao động NL03 0,7980 27 0,8032 23 0,8000 24 0,8111 20 0,8035 23 4 Các vấn đề cá nhân của NL04 0,7941 28 0,8000 24 0,8060 19 0,8074 22 0,8018 25 người lao động 5

Sự bất mãn của người lao động NL05 0,8356 10 0,8222 15 0,8209 14 0,8130 18 0,8230 14 6

Sự không trung thành của người lao động

7 Mâu thuẫn giữa những người lao động

8 Thiếu sự cạnh tranh NL08 0,8139 18 0,8000 24 0,8269 13 0,8093 21 0,8124 19 Vấn đề về động lực thúc đẩy

9 Thiếu hệ thống thúc đẩy về tài chính

10 Thiếu các chương trình công nhận đối với người lao động

11 Không cung cấp các phương tiện đi lại

12 Chậm trễ trong việc trả lương

13 Thiếu các khóa đào tạo TD13 0,8416 8 0,8286 14 0,8060 19 0,8463 4 0,8336 10 Vấn đề về thời gian

14 Làm việc tăng ca TG14 0,8040 22 0,7968 26 0,8060 19 0,8037 25 0,8029 24 15

Tăng số lượng người lao động để đẩy nhanh

16 Phương pháp sử dụng lao động (sử dụng hệ thống làm việc trực tiếp)

Vấn đề nguyên vật liệu/công cụ

17 Thiếu nguyên liệu NL17 0,8554 1 0,8571 1 0,8388 5 0,8537 2 0,8519 1 18 Lãng phí vật tƣ NL18 0,8495 3 0,8413 6 0,8418 4 0,8444 6 0,8448 5 19 Thiếu hụt công cụ và thiết bị

20 Máy móc thường xuyên ngừng/hỏng hóc

Vấn đề về giám sát

21 Tình trạng thường xuyên vắng mặt người giám sát

22 Chậm trễ trong việc kiểm tra GS22 0,8475 30 0,7714 32 0,7970 26 0,7722 31 0,7788 30

23 Sự thay đổi bản vẽ và mô tả kỹ thuật trong quá trình thực hiện

Vấn đề về an toàn

24 Vi phạm các biện pháp đảm bảo an toàn

26 Không sử dụng người phụ trách về an toàn tại công trường

27 Làm việc ở những nơi có độ cao AT27 0,8040 29 0,7968 26 0,7970 26 0,8037 25 0,7965 29 28

Hệ thống thông gió không đảm bảo

29 Ánh sáng không đủ AT29 0,8356 21 0,8063 20 0,7910 29 0,8241 14 0,8088 20 Vấn đề về chất lượng

Chất lƣợng nguyên liệu kém CL31 0,8257 15 0,8381 9 0,8388 5 0,8333 12 0,8330 11 32

Yêu cầu công việc cao CL32 0,8178 16 0,8063 20 0,8328 11 0,8241 14 0,8206 16 33

Thiết bị không đảm bảo CL33 0,8337 12 0,8095 18 0,8149 16 0,8389 11 0,8271 12

* : (MT) Công ty TNHH Mạc Tích

(HK) Công ty TNHH SX-TM Cơ khí Hồng Ký (HC) Công ty TNHH SX-TM Cơ khí Hồng Châu (BN) Công ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp Bùi Văn Ngọ (TH) Tập hợp mẫu

**: (I) Chỉ số quan trọng Imp.Index (R) Xếp hạng Ranking

Bảng 4.4 tóm tắt các chỉ số quan trọng Imp.Index, xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng năng suất tại bốn doanh nghiệp và tập hợp, chi tiết thống kê kết quả khảo sát và tính toán đƣợc trình bày: a) Phụ lục B2: Thống kê kết quả khảo sát tại công ty TNHH Mạc Tích b) Phụ lục B3: Thống kê kết quả khảo sát tại công ty TNHH SX-TM Cơ khí

Hồng Ký c) Phụ lục B4: Thống kê kết quả khảo sát tại công ty TNHH Cơ khí Hồng Châu d) Phụ lục B5: Thống kê kết quả khảo sát tại công ty TNHH Cơ Khí Công

Nông Nghiệp Bùi Văn Ngọ e) Phụ lục B6: Thống kê kết quả khảo sát của tập hợp mẫu

PHÂN TÍCH MƯỜI YẾU TỐ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT

Từ bảng 4.4 đã chỉ ra 10 yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất đƣợc liệt kê trong bảng 4.5

Bảng 4.5 Xếp hạng mười yếu tố quan trọng hàng đầu

Nhóm Yếu tố ảnh hưởng Mã MT HK HC BVN TH

Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ

Thiếu nguyên liệu NC17 0,8554 1 0,8571 1 0,8388 5 0,8537 2 0,8519 1 Máy móc thường xuyên ngừng/hỏng hóc

Lãng phí vật tƣ NC18 0,8495 3 0,8413 6 0,8418 4 0,8444 6 0,8448 5 Thiếu hụt công cụ và thiết bị

Các vấn đề về giám sát

Sự thay đổi bản vẽ và mô tả kỹ thuật trong quá trình

Các vấn đề về nhân lực

Thiếu kinh nghiệm làm việc

Các vấn đề về an toàn

Không sử dụng người phụ trách về an toàn tại công trường

Vấn đề về chất lƣợng Làm lại CL30 0,8257 10 0,8413 6 0,8358 7 0,8444 6 0,8395 8

Các vấn đề về động lực thúc đẩy

Chậm trễ trong việc trả lương TD12 0,8436 5 0,8444 4 0,8358 7 0,8481 3 0,8437 6 Thiếu các khóa đào tạo TD13 0,8416 8 0,8286 14 0,8060 19 0,8463 4 0,8336 10

4.3.1 Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ

Nhóm các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ bao gồm 4 yếu tố đƣợc đƣa vào khung nghiên cứu, kết quả có đầy đủ 4 yếu tố này trong bảng xếp hạng 10 yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất của các DN Điều này cho thấy đây là một vấn đề rất quan trọng và tác động lớn đến năng suất

“Thiếu nguyên liệu” (NC17) là yếu tố đƣợc xếp hạng nhất trong 33 yếu tố Để hoàn chỉnh một sản phẩm, điều này đặc biệt quan trọng trong các DN mà sản phẩm có lắp ráp linh kiện thiết bị, vận hành đòi hỏi tính đồng bộ rất cao, thiếu một linh kiện cũng không thể hoàn chỉnh một sản phẩm đầu ra Điển hình nhƣ sản phẩm của công ty Hồng Ký, nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng bánh răng côn xoắn Do yêu cầu chất lƣợng kĩ thuật, sản phẩm bánh răng côn xoắn phải được chế tạo từ một loại thép mác cao mà thị trường rất hiếm có nên công ty có phải nhập khẩu từ Hàn Quốc Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một số nhãn hiệu thép để sản xuất sản phẩm bánh răng côn xoắn nhƣng chất lƣợng thép chƣa đạt yêu cầu đặt ra nên công ty vẫn phải nhập khẩu, dù đã dự trữ trong kho, tuy nhiên vẫn thường xảy ra thiếu hụt, làm ảnh hưởng chất lượng và năng suất đầu ra Đáng lưu ý là yếu tố NC17 xếp ở vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng của công ty Hồng Châu, sản phẩm của Hồng Châu là máy động lực, các sản phẩm bồn áp lực đƣợc chế tạo theo các mác thép thông dụng dễ tìm nguồn hàng dồi dào trên thị trường và có thể thay thế bằng các vật liệu tương đương khác khi xảy ra thiếu hụt Được biết các sản phẩm bình áp lực do Hồng Châu chế tạo cho khách hàng thường ở áp suất làm việc dưới 8 bar và dung tích khoảng 2 m 3 nên nguồn cung nguyên liệu chế tạo là không quá khó

“Máy móc thường xuyên ngừng/hỏng hóc”(NC20), đây là vấn đề rất thường gặp tại các DN đang khảo sát và là tình hình chung của các DN Việt Nam hiện nay

Do thiết bị máy móc nhà xưởng của các công ty, như công ty Bùi Văn Ngọ hầu hết máy móc đã sử dụng trên 30 năm hiện xuống cấp nghiêm trọng, công nghệ chế tạo lạc hậu nên sản phẩm công ty không cạnh tranh nổi những sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, hàng đã qua sử dụng của Nhật nhập ồ ạt với lợi thế giá rẻ đƣợc chọn nhập khẩu Sản phẩm của công ty những năm trước 2009 tiêu thụ chậm, thậm chí có những năm phải ngừng sản xuất vì ứ đọng sản phẩm lớn dẫn đến quy mô bị thu hẹp, lao động dƣ quá nhiều, đời sống cán bộ công nhân gặp nhiều khó khăn

Tuy nhiên, yếu tố NC20 đƣợc xếp hạng ở vị trí thứ 4 và thứ 5 lần lƣợt tại 2 công ty Mạc Tích và Hồng Ký, hai DN này đã áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008, có kế hoạch bảo dƣỡng máy móc định kỳ, thêm vào đó, do 2 DN này thành lập không quá lâu nhƣ Bùi Văn Ngọ nên cơ sở vật chất, máy móc còn tốt, đƣợc biết hầu hết các máy gia công tại công ty Mạc Tích hầu hết đƣợc nhập khẩu nguyên bộ: máy bo ép chỏm cầu nhập khẩu từ Đài Loan năm 2003

Vấn đề “Lãng phí vật tư” (NC18), trên thực tế tình trạng sử dụng lãng phí, thất thoát vật tƣ vẫn còn xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp Việt Nam Vật tƣ không đƣợc kiểm soát chặt chẽ, bộ phận trực tiếp sử dụng sẽ không có ý thức tiết kiệm, không đặt ra những biện pháp cụ thể để sử dụng có hiệu quả Phân công phân nhiệm không rõ ràng, khi giá thành bị đẩy lên, chất lƣợng không đảm bảo, lợi nhuận giảm, khó khăn về tài chính, công ty không biết quy trách nhiệm cho bộ phận nào để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, do đó làm ảnh hưởng năng suất DN về lâu dài Đặc biệt, yếu tố NC18 đƣợc xếp ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng của công ty Mạc Tích Sản phẩm của công ty lớn, khối lƣợng lên đến hàng trăm tấn, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn: cắt, hàn, dập, khoan, uốn, sơn…hao phí vật tƣ hiện nay đang là một vấn đề lớn Mặc dù công ty đã có quan tâm đến việc tính toán định mức tiêu hao nguyên vật liệu Tuy nhiên, việc áp dụng khi triển khai cắt tôn mà chƣa có hướng dẫn quy định cụ thể (ví dụ: bản vẽ cắt tôn…) đã làm phát sinh một lượng lớn vật tƣ thừa sau quá trình chế tạo và lắp đặt, cùng với đó các loại vật tƣ phụ nhƣ đũa hàn, đá mài, sơn…chƣa đƣợc sử dụng 1 cách hiệu quả, ý thức tiết kiệm của thợ hàn cơ khí chƣa đƣợc nâng cao

Trình độ máy móc thiết bị cũng nhƣ trình độ của cán bộ quản lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những yếu kém của công tác quản trị vật tƣ Máy móc thiết bị của công ty còn lạc hâu, ít đƣợc cải tiến nên năng suất lao động cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vật tƣ còn thấp Trình độ quản lý của cán bộ vật tƣ còn hạn chế, chƣa đƣợc đào tạo về các nghiệp vụ quản lý kinh tế nên việc điều hành các công việc có liên quan không đạt hiệu quả cao, đôi khi còn gây lãng phí thời gian và tiền bạc Thêm vào đó, công nhân chƣa ý thức đƣợc hết tầm quan trọng của việc sử dụng vật tƣ tiết kiệm và có hiệu quả nên chƣa có những biện pháp thích hợp để giảm mức tiêu dùng vật tƣ

Tình trạng “Thiếu hụt công cụ và thiết bị” (NC19), tình trạng này thường gặp với các DN có các đơn hàng có yêu cầu kỹ thuật đặc biệt, gia công sản phẩm cơ khí đòi hỏi các công cụ và thiết bị đặc thù, đặc biệt quan trọng trong gia công các chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao và tính kỹ thuật nghiêm ngặt

Yếu tố NC19 được xếp hạng 3 trong 33 yếu tố ảnh hưởng năng suất tại công ty Hồng Châu Khi có đơn hàng yêu cầu đặc tính sản phẩm cao hơn, nhƣ dung tích bình khí nén hơn 2 m3, áp suất làm việc trên 8 bar thì Hồng Châu đều phải đặt hàng bên ngoài gia công chỏm cầu vì thiếu thiết bị, điều này làm giảm tính chủ động về thời gian sản xuất và giao hàng của Hồng Châu Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng năng suất đầu ra Mặc dù ban lãnh đạo đã lên kế hoạch nhập khẩu thiết bị, tuy nhiên vẫn đang cân nhắc giữa bài toán kinh tế giữa nhập khẩu thiết bị và đặt ngoài gia công

4.3.2 Các vấn đề về giám sát

“Sự thay đổi bản vẽ và mô tả kỹ thuật trong quá trình thực hiện”(GS23) là vấn đề cần quan tâm nhiều trong nhóm này Bất kỳ sản phẩm cơ khí nào trước khi đưa vào sản xuất đều phải đƣợc đƣa vào thiết kế mô phỏng, tính toán sự phù hợp bởi 1 sự thay đổi bản vẽ hoặc tính toán sai đều mang lại hậu quả vô cùng to lớn, ảnh hưởng sản xuất, khắc phục phức tạp, mất nhiều thời gian, thậm chí ảnh hưởng an toàn cho người sử dụng

Yếu tố GS23 xếp hạng 3 khi xét trong tập hợp mẫu, tuy nhiên yếu tố này lại có thứ hạng 9 với công ty Bùi Văn Ngọ Trong thời gian gần đây, công ty đã thực hiện chuẩn hoá các thiết kế theo dạng module, đặc tính kỹ thuật đã đƣợc xác định rõ ràng nên đã hạn chế tối đa trong việc thay đổi thiết kế và hạn chế các lỗi do không ổn định tính kỹ thuật trong sản xuất, vận hành

4.3.3 Các vấn đề về nhân lực

Trong các vấn đề về nhân lực, yếu tố “Thiếu kinh nghiệm làm việc” (NL02) đƣợc đánh giá là quan trọng nhất và nằm trong nhóm 10 yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất Ngành cơ khí đòi hỏi một kinh nghiệm sâu và rộng của người lao động và doanh nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đầu ra của doanh nghiệp Đòi hỏi kỹ năng quan sát, tỉ mĩ, khéo léo và thực tế khi thiết kế, vận hành, lắp đặt

Ngành đòi hỏi khả năng thực hiện các tính toán phức tạp một cách nhanh chóng, nắm bắt và làm việc với các thành phần trong môi trường 3D, chịu trách nhiệm về sự an toàn của con người cũng như sự tác động đến đời sống tự nhiên và xã hội

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012 - 2015 thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô xe máy lại đứng đầu, chiếm tỷ lệ 28% nhu cầu lao động Trong đó nhân sự trình độ trung cấp có nhu cầu nhiều nhất, chiếm tới 50%, kế đến là cao đẳng - đại học (30%), lao động phổ thông (20%) Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Falmi, nguồn cung mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu Theo ông, cơ khí luôn là một ngành đắt giá bởi đó không phải là công việc dành cho tất cả mọi người Nhu cầu nhân lực có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực này có xu hướng tăng, điều này đòi hỏi người lao động phải chủ động nâng cao kiến thức không ngừng nghỉ, mức độ đào thải cao nên ai không đáp ứng sẽ bị loại khỏi "cuộc chơi"

Trước đây, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, đến các công việc gia công bằng tay nhƣ tiện, phay, hàn… Nhƣng hiện nay, công nghệ phát triển mạnh mẽ nên ngành này được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí người làm không trực tiếp thao tác mà chỉ cần bấm các thông số kỹ thuật trên máy móc

NĂM YẾU TỐ ĐƢỢC XẾP HẠNG ÍT QUAN TRỌNG NHẤT

Từ bảng 4.4, có thể trích ra 5 yếu tố ít quan trọng nhất đƣợc liệt kê trong bảng 4.6

Bảng 4.6 Xếp hạng 5 yếu tố ít quan trọng nhất

Yếu tố ảnh hưởng Mã Mạc Tích Hồng Ký Hồng Châu Bùi Văn

Sự không trung thành của người lao động

Mâu thuẫn giữa những người lao động

Không cung cấp các phương tiện đi lại

Chậm trễ trong việc kiểm tra GS22 0,8475 30 0,7714 32 0,7970 26 0,7722 31 0,7788 30

Làm việc ở những nơi có độ cao AT27 0,8040 29 0,7968 26 0,7970 26 0,8037 25 0,7965 29

“Sự không trung thành của người lao động” (NL06) và “Mâu thuẫn giữa những người lao động” (NL07), tác động của hai yếu tố này khiến doanh nghiệp mất ổn định số lƣợng lao động, làm thay đổi cơ cấu lao động trong ngắn hạn, làm ảnh hưởng năng suất lao động

Doanh nghiệp cơ khí muốn thành công và hoạt động có hiệu quả bao giờ cũng nhờ đến sự đóng góp của đội ngũ nhân viên giỏi và trung thành Chính vì vậy, để thu hút và duy trì nguồn nhân lực các nhà quản lý thực hiện hoạch định nguồn nhân lực, thay đổi chính sách lương, thưởng, phúc lợi Tuy nhiên, các nhà quản lý vẫn không tránh khỏi tình trạng ra đi của nhân viên Theo thông tin nhân sự của công ty Bùi Văn Ngọ cho thấy tổng số lao động nghỉ việc năm 2011 là 142 người, trong đó nhân viên nghiệp vụ và công nhân có tay nghề chiếm 25% tổng số lao động đã nghỉ việc, trong vòng sáu tháng đầu năm 2011, con số này chiếm khoảng 35% Một vài nguyên nhân khiến nhân viên công ty Bùi Văn Ngọ không còn gắn bó với doanh nghiệp:

Xét nâng lương hàng năm: việc bình xét nâng lương hàng năm vẫn còn mang hình thức: Việc tăng lương này thực chất là tăng mức lương tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, trên thực tế lương vẫn trả theo doanh thu của công ty đối với các lao động làm việc tại các phòng ban nghiệp vụ; trả theo khối lƣợng nghiệm thu đối với lao động làm việc tại bộ phận sản xuất và trả theo đơn giá ngày công đối với lao động làm việc tại các công trình xây lắp Mức lương trả cho nhân viên chưa linh hoạt với tình hình biến động giá cả trên thị trường

-Chế độ đào tạo: Công ty tổ chức nhiều khoá đào tạo cho công nhân viên nhƣng chƣa chuyên sâu vào lĩnh vực chuyên môn của nhân viên, chƣa quan tâm đến việc liệu nhân viên đã áp dụng được những gì sau khoá học, người tham gia đào tạo vẫn còn mang tư tưởng nếu thi đỗ sẽ được tăng bậc lương nên việc học mang tính chất đối phó nhiều hơn là áp dụng nâng cao tay nghề

-Điều kiện thăng tiến: Nhân viên chƣa đƣợc biết đầy đủ các điều kiện để đƣợc thăng tiến, các vị trí như giám đốc bộ phận, trưởng phòng ban chủ yếu được tuyển dụng từ bên ngoài, trong một phòng ban không có vị trí trống nhƣ cấp quản lý trung gian, trợ lý, trưởng nhóm… cho nhân viên phấn đấu để được đề bạt Điều đó tạo cho nhân viên có cảm giác cho dù có cố gắng hết sức cũng chỉ đƣợc xem là nhân viên xuất sắc mà thôi

- Môi trường làm việc: công nhân ở một số khu vực sản xuất làm việc trong điều kiện nắng nóng ngoài trời, không có mái che

Mâu thuẫn giữa những người lao động (NL07) bao gồm cả mâu thuẫn trong quan hệ giữa người những người công nhân và giữa công nhân với quản lý Việc mâu thuẫn này thường xảy ra giữa người lao động mới vào làm tại công ty và người quản lý hoặc người lao động cũ Do đặc điểm ngành nghề của công ty là sản xuất cơ khí qua nhiều công đoạn lien tục nên đòi hỏi cần phải có sự phối hợp làm việc của các thành viên trong tổ, đội mới hoàn thành tốt sản phẩm Công nhân trong tổ sẽ được quản lý trực tiếp bởi tổ trưởng Tổ trưởng chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả làm việc của những thành viên trong tổ, từ đó báo cáo trực tiếp với Trưởng xưởng

Tuy nhiên, một số công nhân được tuyển vào làm việc trong xưởng đa số là được giới thiệu từ Trưởng xưởng hay tổ trưởng nên việc đánh giá có phần không công bằng giữa các thành viên còn lại Đối với nhân viên làm việc tại các phòng nghiệp vụ thì Trưởng phòng sẽ là người phân công, bố trí công việc theo bảng mô tả công việc riêng cho từng chức danh Việc cấu trúc tổ chức quản lý hợp lý sẽ rất hiệu quả trong việc hạn chế mâu thuẫn giữa nhừng người lao động

Ngoài ra, các DN luôn duy trì bộ phận công đoàn tiếp nhận và xử lý phản ánh, tâm tư nguyện vọng của người lao động, do đó những mâu thuẫn nếu có sẽ được giải quyết trong ôn hoà, không ảnh hưởng đến năng suất của DN

“Không cung cấp các phương tiện đi lại” (TD11) đƣợc xếp hạng ít quan trọng Đƣợc biết các DN chủ động ƣu tiên tuyển dụng nguồn lao động có nơi cƣ trú gần DN và nguồn lao động tại khu vực TPHCM là dồi dào Qua thực tế cho thấy các DN khảo sát đều không cung cấp phương tiện đi lại mà do tự túc của người lao động Quy mô số lượng người lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hiện tại chƣa cần huy động một lƣợng lớn công nhân ở các khu vực xa DN

“Chậm trễ trong việc kiểm tra” (GS22) ít ảnh hưởng đến năng suất Việc này rất ít xảy ra vì các DN luôn duy trì một bộ phận kiểm tra chất lƣợng sản phẩm và giám sát tiến độ sản xuất Việc kiểm tra trong quá trình chế tạo, danh mục công việc kiểm tra, thời gian kiểm tra đƣợc quy định rõ ràng DN luôn chủ động trong nguồn lực kiểm tra chất lƣợng sản phẩm trong quá trình sản xuất, lắp đặt

“Làm việc ở những nơi có độ cao” (AT27) thường gặp ở các công ty lắp thiết bị toàn bộ nhƣ Mạc Tích và thao tác tại công trình Mạc Tích luôn duy trì bộ phận an toàn có chức năng giám sát an toàn cho người lao động tại xưởng sản xuất và công trình, huấn luyện kiến thức, trang thiết bị bảo hộ lao động Mạc Tích đào tạo và duy trì các tổ nhóm chuyên trách các công việc lắp đặt tại công trình, thao tác công việc ở độ cao 5 đến 10 mét là thường xuyên với các nhóm chuyên trách này

Mặt khác, sản phẩm của Mạc Tích đã ráp thành nguyên khối các thiết bị, công việc tại công trình là kết nối các chi tiết thành bộ và đi các đường ống ở độ cao nhất định.

XẾP HẠNG NHÓM CÁC YẾU TỐ

Sau khi xếp hạng 33 yếu tố, có thể suy ra bảng xếp hạng các nhóm yếu tố nhƣ bảng 4.7

Bảng 4.7 Xếp hạng Nhóm các yếu tố

Nhóm yếu tố Mạc Tích Hồng Ký Hồng Châu Bùi Văn Ngọ TẬP HỢP

Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ 0,8465 1 0,8444 1 0,8448 1 0,8491 1 0,8466 1 Các vấn đề về chất lƣợng 0,8257 2 0,8238 2 0,8306 2 0,8352 2 0,8301 2 Các vấn đề về an toàn 0,8185 3 0,8206 3 0,8114 4 0,8173 3 0,8162 3 Các vấn đề về giám sát 0,8145 4 0,8201 4 0,8129 3 0,8117 4 0,8157 4 Các vấn đề về thời gian 0,8066 6 0,8085 5 0,7950 7 0,8111 5 0,8061 5 Các vấn đề về động lực thúc đẩy 0,8127 5 0,8076 6 0,8101 5 0,7963 7 0,8060 6 Các vấn đề về nhân lực 0,7785 7 0,7905 7 0,8049 6 0,8035 6 0,7939 7

Từ bảng 4.7 có thể thấy rằng có sự xếp hạng khá tương đồng mức độ quan trọng nhóm vấn đề ảnh hưởng năng suất giữa bốn doanh nghiệp cơ khí và tập hợp mẫu

Nhóm các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ đứng đầu bảng xếp hạng trong 7 nhóm vấn đề Việc sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu, công cụ để nâng cao năng suất đang là 1 vấn đề rất lớn của DN cơ khí Việt Nam Với hệ thống gia công máy đa phần được nhập khẩu từ lâu hoặc nhập đồ cũ từ các nước khác, và bài toán không lãng phí vật tƣ đòi hỏi DN phải tính toán thật kỹ lƣỡng trong thiết kế và gia công, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí của DN

Nhóm các vấn đề về nhân lực đƣợc xếp hạng cuối cùng, điều này không do các DN thiếu quan tâm đến các yếu tố nhân lực mà do các DN luôn có các chính sách quan tâm đến người lao động nhằm duy trì kết cấu lao động hợp lý, tối ưu hoá nâng cao năng suất lao động cá nhân Do đó, năng suất đầu ra của DN ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề này Trong đó, yếu tố “thiếu kinh nghiệm làm việc” trong nhóm lại có ảnh hưởng rất cao đến năng suất, nằm trong xếp hạng mười yếu tố quan trọng hàng đầu.

SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Khung nghiên cứu khảo sát mức độ quan trọng của 33 yếu tố thuộc 7 nhóm vấn đề ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp cơ khí: (1) vấn đề về nhân lực; (2) vấn đề về động lực thúc đẩy; (3) vấn đề về thời gian; (4) vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ; (5) vấn đề về giám sát; (6) vấn đề về an toàn, (7) vấn đề về chất lƣợng Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy mức độ quan trọng của các vấn đề ảnh hưởng đến năng suất của 4 doanh nghiệp cơ khí

4.6.1 So sánh với nghiên cứu của Mostafa và cộng sự (2003)

Mostafa và cộng sự (2003) trong “Nghiên cứu đo lường năng suất lao động trong ngành xây dựng tại Palestine - Dãi Gaza” đã chỉ ra bảng xếp hạng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất

Bảng 4.8 So sánh với nghiên cứu của Mostafa và cộng sự (2003)

Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các DN cơ khí tại TPHCM – Việt Nam (2014)

Nghiên cứu đo lường năng suất lao động trong ngành xây dựng tại Palestine – Dải Gaza

1 Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ 1 Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ 2 Các vấn đề về chất lƣợng 2 Các vấn đề về giám sát

3 Các vấn đề về an toàn 3.Các vấn đề về chất lƣợng 4.Các vấn đề về giám sát 4.Các vấn đề về thời gian

5.Các vấn đề về thời gian 5.Các vấn đề về nhân lực

6.Các vấn đề về động lực thúc đẩy 6.Các vấn đề về động lực thúc đẩy

7.Các vấn đề về nhân lực 7.Các vấn đề về an toàn

Theo nghiên cứu của Mostafa và cộng sự (2003), “Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ" là nhóm được xếp hạng đầu tiên trong số các nhóm yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động Bất kỳ dự án không thể đƣợc thực hiện mà không có sẵn nguyên liệu và công cụ Tình hình chính trị bất ổn hiện nay ở Dải Gaza thường xuyên chia cắt mối quan hệ giao thương qua lại giữa Dải Gaza và Israel mà kết quả thiếu nguyên liệu và một số công cụ sản xuất trên thị trường nội địa Tình trạng này ảnh hưởng đến năng suất lao động khá nhiều Mặt khác, "các yếu tố an toàn" là nhóm được xếp hạng cuối cùng trong số các nhóm ảnh hưởng đến năng suất lao động, quan điểm an toàn là một chủ đề mới trong ngành xây dựng ở Dãi Gaza, vì vậy các công ty ký hợp đồng ít quan tâm tác động của các yếu tố an toàn đến năng suất lao động, do đó, họ đánh giá các yếu tố an toàn có mức quan trọng trung bình hoặc ít tác động đến năng suất lao động

4.6.2 So sánh với nghiên cứu của Vilasini và cộng sự (2012) Bảng 4.9 So sánh với nghiên cứu của Vilasini và cộng sự (2012)

Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các DN cơ khí tại TPHCM – Việt Nam (2014)

Năng suất thấp và các yếu tố ảnh hưởng:

Một nghiên cứu tình huống tại các tổ chức sản xuất trên lãnh thổ Sri Lanka (2012)

Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ 1 Phí phạm vật liệu 7

Sự cố máy móc thường xuyên 8

Các vấn đề về chất lƣợng 2 Làm lại quá nhiều 5

Các vấn đề về an toàn 3

Các vấn đề về giám sát 4 Các hoạt động phi sản xuất 3

Các vấn đề về thời gian 5 Thời gian xoay vòng sản phẩm cao 6

Hàng tồn kho quá cao 9

Các vấn đề về động lực thúc đẩy 6

Các vấn đề về nhân lực 7

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực 1

Năng suất cá nhân thấp 4

Tranh chấp giữa những người lao động 10

Nghiên cứu Vilasini và cộng sự (2012) giúp xác định mười yếu tố chính quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất sản xuất Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đề cập đến vấn đề tại Sri Lanka gặp phải do khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên (vật liệu, điều động nhân lực…) hoặc thời gian quá rộng để có đƣợc và sử dụng nguồn lực đó Kết quả, người lao động và máy móc thường tạm dừng hoạt động gây cản trở cho tiến trình công việc Điều này đƣợc xác định do quản lý yếu kém là yếu tố cơ bản chính sau việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực ở các nước đang phát triển

Năng suất thấp trong lĩnh vực sản xuất của khu vực Nam Á là do tình trạng bất ổn lao động, thái độ làm việc kém, không hiệu quả trong quản lý

Vì vậy, việc tổ chức lại chiến lƣợc kinh doanh và sản xuất để cải thiện năng suất là cần thiết để giải quyết những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất đã được xác định

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày thông tin về mẫu khảo sát, xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tại từng doanh nghiệp khảo sát, so sánh bảng xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất giữa kết quả nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác trên thế giới Đánh giá mức độ quan trọng so sánh xếp hạng 10 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất là (1) Thiếu nguyên liệu, (2) Máy móc thường xuyên ngừng/hỏng hóc, (3) Sự thay đổi bản vẽ và mô tả kỹ thuật trong quá trình thực hiện, (4) Thiếu kinh nghiệm làm việc, (5) Lãng phí vật tƣ, (6) Chậm trễ trong việc trả lương, (7) Không sử dụng người phụ trách về an toàn tại công trường, (8) Thiếu hụt công cụ và thiết bị, (9) Làm lại, (10) Thiếu các khóa đào tạo và xếp hạng 7 nhóm yếu tố :(1) Các vấn đề về nguyên vật liệu/công cụ, (2) Các vấn đề về chất lƣợng,(3) Các vấn đề về an toàn, (4) Các vấn đề về giám sát, (5) Các vấn đề về thời gian, (6) Các vấn đề về động lực thúc đẩy, (7) Các vấn đề về nhân lực.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT

CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU/CÔNG CỤ

Việc cấp phát nguyên vật liệu hiện nay tại bốn doanh nghiệp theo “yêu cầu của bộ phận sản xuất” Căn cứ vào yêu cầu của nguyên vật liệu của từng phân xưởng, bộ phận sản xuất đó báo trước cho bộ phận cấp phát của kho từ một đến ba ngày để tiến hành cấp phát Số lƣợng nguyên vật liệu đƣợc yêu cầu tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và tính toán định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đó quy định Ƣu điểm: đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất đối với từng bộ phận của doanh nghiệp, tránh những hƣ hỏng không cần thiết

Hạn chế: bộ phận cấp phát của kho chỉ biết đƣợc yêu cầu của bộ phận trong thời gian ngắn, việc cấp phát kiểm tra tình hình sử dụng gặp nhiều khó khăn, thiếu tính kế hoạch và chủ động cho bộ phận cấp phát Đặc biệt với thiết bị phải nhập khẩu mà thời gian từ lúc đặt hàng và nhận hàng càng kéo dài, sẽ khiến doanh nghiệp rất bị động trong việc theo dõi và lập kế hoạch sản xuất, giao hàng

Do đó, để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, hạn chế việc thiếu hụt nguyên vật liệu: Áp dụng hình thức “cấp phát theo tiến độ kế hoạch” (cấp phát theo hạn mức) Đây là hình thức cấp phát quy định cả số lƣợng và thời gian nhằm tạo sự chủ động cho cả bộ phận sử dụng và bộ phận cấp phát Dựa vào khối lƣọng sản xuất cũng nhƣ dựa vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong kế hoạch, kho cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận sau từng kỳ sản xuất doanh nghiệp quyết toán vật tƣ nội bộ nhằm so sánh số sản phẩm đó sản xuất ra với số lƣợng nguyên vật liệu đó tiêu dùng Trường hợp thừa hay thiếu sẽ được giải quyết một cách hợp lý và có thể căn cứ vào một số tác động khách quan khác Thực tế cho thấy hình thức cấp phát này đạt hiệu quả cao, giúp cho việc giám sát hạch toán tiêu dùng nguyên vật liệu chính xác, bộ phận cấp phát có thể chủ động triến khai việc chuẩn bị nguyên vật liệu một cách có kế hoạch, giảm bớt giấy tờ, đỡ thao tác tính toán Do vậy, làm tăng năng suất đầu ra cho DN, giảm chi phí hao hụt nguyên vật liệu

Hoàn thiện công tác tổ chức mua sắm vật tƣ và tổ chức chuyển đƣa vật tƣ về doanh nghiệp

Việc thiếu nguyên liệu thường gặp ở các công ty phải mua hàng nhập khẩu nên để lập đƣợc đơn hàng tốt thì phòng Kế hoạch – vật tƣ phải tính đƣợc lƣợng vật tƣ phải nhập trong kì chính xác nhất Để thực hiện đƣợc công tác này cán bộ lập kế hoạch phải nắm rõ lƣợng tồn kho đầu kì, cuối kì và lƣợng dự trữ Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng Kế hoạch – vật tƣ, phòng Kỹ thuật, phòng Kế toán tài chính cũng nhƣ sự nỗ lực của mọi cá nhân Nhân viên lập đơn hàng phải có trách nhiệm trực tiếp đối với công việc, cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng để mọi người cùng có ý thức cao với công việc của mình

Ngoài ra, việc tìm kiếm duy trì quan hệ với nhiều nhà cung cấp sẽ giúp có nguồn hàng dự phòng khi cần thiết

5.1.2 Máy móc thường xuyên ngừng/hỏng hóc - NC20

Hiện tại, đa phần các công ty đang sử dụng chủ yếu là các loại máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, ví dụ các máy đƣợc sản xuất từ những năm 1969-1970 (công ty Bùi

Văn Ngọ) đã trải qua một thời gian sử dụng dài (hơn 30 năm) Những máy móc này đã quá cũ và cần đƣợc tiến hành thanh lý dần dần bởi vì việc sử dụng nó thì năng suất sẽ rất thấp Máy móc quá cũ nên khi công ty sử dụng những máy móc này trong sản xuất, đây chính là nguyên nhân gây ra tiếng ồn lớn, nhiệt độ cao, độ rung lớn tại nơi làm việc của người công nhân thậm chí còn gây ra các chất độc hại gây nên tác động xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động làm giảm khả năng lao động sản xuất của họ, ảnh hưởng đến năng suất lao động của công ty Đánh giá một cách khách quan thì hiện nay, trình độ máy móc công nghệ kỹ thuật của công ty Mạc Tích và Hồng Ký còn lạc hậu, chƣa tối ƣu Tuy nhiên, những máy móc thiết bị này vẫn hoạt động tốt, độ chính xác cao, mặc dù năng suất chƣa cao Hiện nay Mạc Tích có tổng cộng 210 máy móc thiết bị các loại, tuy nhiên công suất hoạt động còn thấp Công ty chƣa có các kế hoạch sản xuất phù hợp để tận dụng hết công suất máy móc thiết bị Ngoài ra còn có một số máy móc do chính đội ngũ kỹ sƣ, công nhân trong nhà máy chế tạo sản xuất (thông qua các phong trào thi đua, sáng tạo kĩ thuật mà nhà máy đã phát động) nhƣ: máy trộn cát, máy gia công cơ khí giản đơn Máy móc công nghệ của công ty là các loại máy móc đặc thù cho nên cũng khó có khả năng cải tiến, nâng cấp nhƣ máy mài nghiền bánh răng côn xoắn Thêm vào đó, tình hình tài chính hiện nay của công ty vẫn còn khá eo nên việc thay đổi, cải tiến công nghệ kỹ thuật là một vấn đề hết sức khó khăn

Qua bảng theo dõi trên, ta thấy hiệu suất sử dụng của các máy móc thiết bị của công ty còn rất thấp Máy móc thiết bị không sử dụng quá nhiều, loại máy nào số lƣợng lớn thì bỏ không lại càng nhiều

Do đó, để giải quyết tình trạng máy thường xuyên ngừng hoặc hỏng hóc: a) Cần có kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị hợp lý để từ đó có thể tiết kiệm đƣợc nguồn nguyên nhiên vật liệu vận hành máy móc Những loại máy nào còn nhiều mà không sử dụng hết, công ty có thể thanh lý hoặc bán để có vốn đầu tƣ mua những máy móc thiết bị hiện đại hơn b) Lập quy trình bảo dƣỡng sửa chữa máy móc theo định kỳ Đầu tƣ thoả đáng cho việc mua sắm thiết bị phụ tùng thay thế dự phòng Đồng thời tổ chức lại sản xuất, tổ chức quản lý nhằm phân công đúng người đúng việc, đúng khả năng, đảm bảo nghiêm ngặt quy trình vận hành thiết bị

Bảng 5.1 Số lƣợng máy móc thiết bị của công ty Mạc Tích

Số máy móc thiết bị đang hoạt động tại các phân xưởng Số máy hiện có trong công ty

Tổng số máy móc hiện có 210

(Nguồn: báo cáo số lượng thiết bị gia công 8/2013 của công ty Mạc Tích)

Công ty cần quan tâm đến công tác đại tu máy móc thiết bị, tiến hành sửa chữa kịp thời các hỏng hóc nhỏ nhằm ngăn ngừa các sự cố lớn có thể xảy ra gây gián đoạn quá trình sản xuất ảnh hưởng tới năng suất lao động Việc đại tu vẫn luôn đƣợc công ty tiến hành nhƣng chƣa mang tính chất định kỳ mà chỉ khi nào có hiện tƣợng hỏng hóc thì công ty mới tiến hành sửa chữa, bảo dƣỡng Vì vậy, để có thể đảm bảo đƣợc sản xuất thông suốt nhằm ổn định sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động thì công ty cần tiến hành định kỳ đại tu máy móc thiết bị Công tác này đƣợc tiến hành đồng thời với quá trình mua sắm máy mới để thay thế các máy móc thiết bị cũ Công tác này cần được tiến hành cho phân xưởng cơ khí tập trung máy móc chủ lực c) Tăng cường đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại thay thế cho các loại máy móc thiết bị lạc hậu

Công ty cần tăng cường mua sắm các loại máy móc thiết bị mới, có công nghệ hiện đại có thể làm giảm tiếng ồn, độ rung, toả ra ít nhiệt lượng, tạo ra môi trường làm việc thoải mái hơn cho người lao động Đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị chính là dấu hiệu của việc nâng cao trình độ sản xuất, tiếp cận với thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới Các công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại đƣợc sử dụng có tác dụng làm tăng độ chính xác, an toàn của sản phẩm, giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm phế phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu, tăng lợi nhuậnvà nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Cùng với đầu tƣ thiết bị hiện đại, công ty phải tổ bảo dƣỡng sửa chữa theo định kỳ

5.1.3 Lãng phí vật tƣ – NC18

Lãng phí vật tư xảy ra tại khâu cấp cho phân xưởng để trực tiếp sản xuất sản phẩm Nếu ở đây sử dụng không đúng mục đích, nghĩa là quy định cho việc này, cho sản xuất sản phẩm này đem dùng vào việc khác, cho sản xuất sản phẩm khác, không tuân thủ kỷ luật công nghệ, không tận dụng phế liệu, phế phẩm, tăng mức tiêu dùng vật tƣ đã quy định thì tất yếu dẫn đến bội chi vật tƣ và ảnh hưởng xấu đến kinh tế của doanh nghiệp Ngược lại, nếu phân xưởng sử dụng vật tƣ đúng mục đích, phấn đấu giảm mức tiêu dùng vật tƣ, tận dụng cao độ phế liệu và giảm phế phẩm thì ảnh hưởng tốt đến kinh tế doanh nghiệp

Chính vì nhận thức đƣợc điều đó nên tại các công ty cơ khí đều liên tục tiến hành thống kê, kiểm kê, theo dõi tình hình sử dụng vật tư tại các phân xưởng sản xuất để từ đó tìm ra và hạn chế đƣợc các nguyên nhân gây ra tình trạng lãng phí vật tƣ, sử dụng vật tƣ không đúng mục đích Phấn đấu tiêu dùng hợp lý và tiết kiệm vật tư là trách nhiệm của phân xưởng, tổ đội sản xuất, của công nhân, của các phòng và là của cả công ty Phòng Kế hoạch vật tư là người chịu trách nhiệm quản lý vật tƣ, không chỉ lo mua vật tƣ và cấp phát đủ số vật tƣ cho phân xưởng mà còn phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc tiêu dùng vật tư trong toàn công ty

Khi vật tư đến từng phân xưởng, quản đốc chịu trách nhiệm về vấn đề bảo quản và sử dụng khi đưa vào sản xuất Trong phân xưởng, mỗi tổ nhận vật tư sản xuất phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến việc mất mát, thiếu hụt vật tư Trường hợp công nhân sản xuất phát hiện thiếu hay thừa vật tư đều phải báo cáo ngay với quản đốc Nếu cán bộ vật tƣ của công ty kiểm tra, phát hiện có vấn đề gian lận thì lập biên bản kỷ luật, tuỳ theo mức độ từ nhắc nhở đến đuổi việc Còn nếu phân xưởng hoặc cá nhân nào thực hiện sản xuất tiết kiệm được nhiều vật tư thì cán bộ vật tư có quyết định thưởng trên % giá trị vật tư tiết kiệm được

Cán bộ vật tƣ trong công ty không chỉ kiểm tra tình hình sử dụng vật tƣ trên cơ sở các tài liệu hạn mức cấp phát, số liệu hạch toán xuất kho của công ty cho các phân xưởng sử dụng, báo cáo của phân xưởng về tình hình sử dụng vật tư mà còn tiến hành kiểm tra thực tế việc tiêu dùng vật tư ở từng phân xưởng và từng công nhân sử dụng để xác minh đƣợc sự đúng đắn của các tài liệu báo cáo, từ đó tìm ra các biện pháp giải quyết phù hợp với tình hình thực tế

Một số tài liệu thường được sử dụng trong công tác kiểm kê, thống kê, theo dõi tình hình sử dụng vật tƣ là: phiếu xuất vật tƣ theo hạn mức và thẻ kho

CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIÁM SÁT

Tình trạng “Thay đổi bản vẽ và mô tả kỹ thuật trong quá trình thực hiện”

(GS23) làm ảnh hưởng đến năng suất của DN trong khâu thiết kế và chế tạo, phát sinh chi phí khắc phục Ngoài ra làm ảnh hưởng đến kế hoạch giao hàng Giải pháp đề xuất: a) Mô phỏng thiết kế trên các phần mềm chuyên dụng, dựng mô hình 3D, tính toán kỹ thuật chính xác, tính toán trên thiết bị và khi hoạt động đồng bộ b) Xây dựng chuẩn thiết kế

Việc làm chuẩn cho các thiết kế ngay từ đầu sẽ hạn chế đƣợc các sai sót trong quá trình chế tạo, vận hành

Các chuẩn thiết kế này đã qua thời gian dài sản xuất vận hành, các DN đã đúc kết lại và làm bản vẽ chuẩn thiết kế khi phát sinh, tất nhiên các thiết kế trước đó đã đƣợc tính toán kỹ lƣỡng ở các tiêu chí nhƣ an toàn, độ bền… c) Ban hành quy trình phê duyệt bản vẽ trước khi chế tạo

Các bản vẽ thiết kế phải được xem xét kỹ lưỡng qua các cấp liên quan: Người thiết kế, sau đó trưởng nhóm xem xét, trưởng phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành bản vẽ

Các thiết kế tổng thể thiết bị phải đƣợc gửi khách hàng xem xét đồng ý thiết kế trước khi chế tạo

Các thiết kế có liên quan đến an toàn sử dụng phải đƣợc kiểm duyệt của các cơ quan thẩm định (bên thứ 3) có chức năng.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ NHÂN LỰC

Không chỉ trình độ của các nhà quản trị cấp cao trong công ty mới ảnh hưởng đến việc đảm bảo vật tƣ cho sản xuất mà trình độ của đội ngũ lao động, đặc biệt là trình độ lành nghề của công nhân trực tiếp sản xuất, cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng có hiệu quả vật tƣ sản xuất Chính vì vậy, trong những năm gần đây, các công ty cơ khí luôn chú ý đầu tƣ đến vấn đề nhân lực Càng ngày số lƣợng gián tiếp càng gọn nhẹ và có xu hướng giảm dần, làm cho tỉ lệ giữa công nhân sản xuất trực tiếp và gián tiếp hợp lý hơn Hiện nay, trình độ của người lao động ngày càng đƣợc nâng cao, do nhà máy đã đầu tƣ đúng mức cho việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực

Trong toàn nhà máy Bùi Văn Ngọ, công nhân bậc 3/7 đến 4/7 chiếm khoảng 20-25%, còn lại là công nhân bậc 5/7-7/7 Trình độ tay nghề của người công nhân cao, sản xuất đƣợc trong dây chuyền công nghệ liên tục, hiện đại đáp ứng đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng cũng nhƣ kỹ thuật của sản phẩm Công nhân có thể thích nghi đƣợc với điều kiện làm việc liên tục, căng thẳng nhằm đạt đúng tiến độ đã đề ra

Với số công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề cao, công ty có thể thay đổi cơ cấu công nhân trực tiếp sản xuất cho phù hợp với tình hình chung sao cho sản xuất đạt hiệu quả cao nhất Tính đến ngày 19/4/2013 bậc thợ bình quân của công ty là 5,28

Bảng 5.2 Trình độ công nhân sản xuất công ty Bùi Văn Ngọ tính đến ngày 19/4/2013

Bậc thợ 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 Bậc thợ bình quân

(Nguồn: Báo cáo trình độ công nhân sản xuất công ty Bùi Văn Ngọ năm 2013)

Với số lƣợng công nhân có trình độ tay nghề cao chiếm tỉ lệ lớn nhƣ vậy, công ty có rất nhiều ƣu thế trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn vật tƣ phục vụ cho sản xuất Trình độ tay nghề cao, kết hợp với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất, đội ngũ công nhân của công ty luôn luôn hoàn thành kế hoạch định mức vật tƣ cho từng loại sản phẩm mà phòng kĩ thuật đề ra Không chỉ có vậy, đội ngũ công nhân của công ty còn tuân thủ kỉ luật rất nghiêm ngặt, sử dụng vật tƣ đúng mục đích, luôn phấn đấu giảm mức tiêu dùng nguyên vật liệu, tận dụng cao độ phế liệu và giảm phế phẩm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao

Còn về bộ máy quản trị, hầu hết các cán bộ quản lý của nhà máy đều tốt nghiệp đại học, nhân viên văn phòng thì trình độ từ trung cấp trở nên Thêm vào đó, trình độ của các nhà quản trị trong công ty cũng ngày càng đƣợc nâng cao Hầu hết các vị lãnh đạo trong ban giám đốc của công ty đều có trình độ từ đại học trở lên và có từ 15 – 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cũng nhƣ điều hành sản xuất

Chính vì trình độ của người lãnh đạo cũng như trình độ của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động nên công ty luôn tìm cách tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ tay nghề cũng như trình độ quản lý Công ty hỗ trợ cho một số cán bộ, công nhân viên tham gia các khoá học trung và dài hạn nhằm nâng cao trình độ cho người lao động để có thể tiếp thu được với những trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại Trong năm 2012, nhà máy Bùi Văn Ngọ đã cử 36 công nhân đi học lớp đào tạo, huấn luyện kỹ thuật dài hạn ở trường đào tạo của Bộ Quốc Phòng và 15 công nhân được đào tạo theo phương thức đào tạo kèm cặp ngay tại công ty Để nâng cao kinh nghiệm làm việc của người lao động:

Biện pháp 1: Nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý, tay nghề, kiến thức của người công nhân Đào tạo đội ngũ công nhân:

Là hình thức đào tạo tại chỗ, họ nâng cao tay nghề của mình trong quá trình làm việc Đối với công nhân yếu về kiến thức chuyên môn có thể tổ chức học tập ngoài giờ tuỳ theo tình hình sản xuất Đối với công nhân yếu tay nghề, tuỳ theo tình hình sản xuất mà có thể tách ra khỏi sản xuất để đào tạo tập trung hoặc tổ chức kèm cặp Ngoài ra , để nâng cao trình độ tay nghề lao động, gắn quyền lợi và trách nhiệm họ bằng biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế hoặc bằng biện pháp tổng hợp Hằng năm, công ty tổ chức cuộc thi về thi đua quản lý giỏi, sản xuất không có phế phẩm để các phân xưởng học hỏi lẫn nhau Bên cạnh đó, công ty thực hiện tuyên truyền vận động người lao động thực hiện tốt nội quy, quy chế và kỷ luật lao động , đồng thời phải xử lý nghiêm minh các vi phạm.Công ty cần phát động phong trào cải tiến kỹ thuật, công nghệ, phương pháp quy trình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hay thành lập ra các nhóm chất lượng trong mỗi phân xưởng

Về hiệu quả , đối với công nhân khối trực tiếp sản xuất có thể lƣợng hoá đƣợc thông qua việc xác định các chi phí và kết quả thu đƣợc sau thực hiện còn đối với đội ngũ cán bộ quản lý thì hiệu quả là lâu dài khó mà lƣợng hoá đƣợc

Biện pháp 2: Thực hiện chính sách thu hút cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề

Có chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ và công nhân giỏi là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao giúp công ty tiết kiệm đƣợc chi phí đào tạo thông qua chính sách tiền lương, tiền thưởng

Phương thức tiến hành: Đăng thông báo tìm kỹ sư giỏi, công nhân giỏi trên các phương tiện thông đại chúng, nêu rõ yêu cầu về tay nghề, trình độ người lao động cần tuyển

Cử nhân viên kỹ thuật đi học ở trình độ cao hơn

Huấn luyện kỹ sƣ trên dây chuyền sản xuất

Mở lớp đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ kỹ thuật ngắn hạn tại công ty

Tổ chức thi tay nghề giỏi, thưởng phát minh sáng chế

Thuyên chuyển , đề bạt người lao động Khi người lao động có những biểu hiện tiến bộ hơn về tay nghề, việc thuyên chuyển đề bạt họ tới một công việc tốt hơn để chứng minh năng lức của mình kèm theo là trách nhiệm lớn hơn, lương cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn để họ có điều kiện tự khẳng định mình hơn

Có chế độ khuyến khích vật chất: Ví dụ chế độ khuyến khích tại công ty Bùi Văn Ngọ

+ Với công nhân bậc 5 trở lên ngoài việc thưởng bằng lương hệ số còn thưởng bằng số ngày nghỉ phép là 20 ngày, phụ cấp lao động tăng hơn

+ Với cán bộ kỹ thuật giỏi, mỗi sáng kiến đóng góp được thưởng 2% so với giá trị sáng kiến đó

+ Chỉ đề bạt vào vị trí lãnh đạo những người có tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý phù hợp

+ Có biện pháp xử lý thoả đáng đối với những cán bộ không đảm bảo công việc , không có chuyên môn bằng hình thức bố trí công việc khác thích hợp hơn

Nhƣ vậy, việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả tích cực đối với mọi hoạt động của công ty Thông qua quá trình đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đƣợc bồi dƣỡng những kiến thức phù hợp kinh tế thị trường, tư duy sáng tạo sẽ phát huy kích thích tinh thần làm việc, tay nghề công nhân sản xuất, nhân viên kỹ thuật cao sẽ giảm thao tác thừa, tiết kiệm đƣợc thời gian, nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành, thu nhập người lao động được nâng cao.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN

Bắt buộc sử dụng người giám sát an toàn tại công trường và xưởng sản xuất

Máy móc sử dụng trong các xưởng cơ khí thông dụng như máy cắt, máy phay, máy hàn Các máy này có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và bất an toàn cho người sử dụng Bất cẩn khi tiếp xúc với bộ phận máy đang chạy có thể dẫn đến đứt ngón tay, bàn tay hoặc cả cánh tay Thiết kế không đúng cách, bảo quản thiết bị không thoả đáng, tiến hành công việc không đầy đủ hoặc không thích hợp, và thiếu huấn luyện mới chỉ là một ít nguyên nhân gây ra tai nạn nghiêm trọng

Trong hầu hết các trường hợp, rủi ro xảy ra vì một bộ phận máy đang chạy ngẫu nhiên đụng chạm vào thân thể nhân viên Nhiều nguyên nhân khác gây nguy hiểm nhƣ hệ thống thuỷ lực và hơi nén, các dòng điện, khu vực thoát nhiệt hay mặt bằng có nhiệt độ cao và những hoá chất độc hại Khi nhân viên tiếp xúc với các máy đang hoặt động, hay các bộ phận nguy hiểm, kết quả có thể rất là bi thảm Máy móc có thể tạo nên những hiểm nguy do các bộ phận đang thao tác, có nhiệt độ cao hoặc có tính dẫn điện

Vấn đề an toàn liên hệ trực tiếp với môi trường làm việc của người lao động: làm việc trên độ cao, hố sâu…

Do đó để kiểm soát vấn đề an toàn tại các công ty cơ khí, người giám sát an toàn và toàn công ty cần có các biện pháp:

- Tất cả máy móc ở nơi làm việc phải đƣợc kiểm tra theo định kỳ để phát giác những nguy hiểm và kiểm soát mối nguy Kiểm tra xưởng thường xuyên Kế hoạch kiểm tra cần bảo đảm rằng mọi nơi trong xưởng phải được kiểm tra theo định kỳ

Căn cứ vào danh sách máy móc và bộ điều chỉnh, mỗi máy phải đƣợc kiểm soát và phân tích các rủi ro Thiết lập các biện pháp bảo vệ cần có (vách ngăn, hàng rào, cảnh báo…)

- Đảm bảo người lao động hiểu được những mối nguy hiểm trong cơ khí

Các chi tiết gia công gây tổn thương cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất nhƣ: kẹp, cắt, chặt, cán, kéo, xuyên thủng, va đập…

Hiểu đƣợc các dạng tai nạn lao động và các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động thường gặp trong ngành như: Bị vấp ngã, Sập đổ, va đập, Bỏng vì phôi, Điện giật, Đâm thủng, Quần áo, tóc bị cuốn vào máy, Máy cán, kẹp, cắt…

- Đảm bảo an toàn lao động cho người sử dụng, vận hành, sửa chữa trong ngành cơ khí: Phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động quy định hiện hành từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lý máy, thiết bị theo các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể và các yêu cầu trong lý lịch máy của nhà chế tạo;

- Bộ phận huấn luyện an toàn lao động phải đảm bảo rằng người vận hành hiểu rõ thiết bị, an toàn khi sử dụng, nhất là đối với các thiết bị gia công nóng và áp lực (máy cuốn thép, máy bo tròn…)

- Đối với các công trình có nhiều nhà thầu phụ cùng thi công thì DN phải xây dựng quy định phối hợp trong công tác an toàn vệ sinh lao động; đồng thời thực hiện chế độ tự kiểm tra, báo cáo tình hình đảm bảo an toàn lao động hàng ngày tại công trình.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƢỢNG

Việc “Làm lại” (CL30) làm tăng lƣợng thời gian hao phí để sản xuất cho từng chi tiết và đặc biệt ảnh hưởng mạnh với các DN có sản phẩm là các chi tiết nhỏ, mang tính liên tục, hàng loạt, sản xuất bằng dây chuyền tự động Để giảm nguy cơ làm lại trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất đầu ra, cần thực hiện các biện pháp sau: a) Chọn lựa nhà cung cấp đảm bảo chất lƣợng nguyên vật liệu Là yếu tố quan trọng hang đầu của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm, vì thế chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm Nếu việc cung cấp nguyên vật liệu không kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm thì sẽ ảnh hưởng quá trình sản xuất nói chung và nâng cao chất lƣợng sản phẩm nói riêng Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm, các doanh nghiệp cơ khí cần tìm kiếm nhà cung cấp cung cấp nguyên vật liệu ổn định, có chất lƣợng tốt, đảm bảo đúng thời gian tiến độ, đủ về số lượng chủng loại và phải xây dựng 1 chương trình quản lý chất lượng một cách hợp lý b) Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức cho người lao động và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi và công nhân tay nghề cao

Giáo dục - đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kiến thức về quản lý chất lƣợng Đào tạo kiến thức chuyên môn về quản lý chất lƣợng là vấn đề hàng đầu quan trọng trong quản lý chất lƣợng , là một khâu có ý nghĩa quyết định trong đảm bảo cho sự thành công của công ty khi thực hiện hệ thống ISO 9001 Công ty cần phải có các hình thức đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ, công nhân viên, đồng thời nâng cao hiểu biết của mọi thành viên về chất lƣợng cũng nhƣ về hê thống tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 9001, TQM… c) Kế hoạch kiểm soát chất lƣợng - Kiểm tra chất lƣợng đầu vào:

Nguyên vật liệu: Căn cứ vào hoá đơn mua hàng và nhãn mác ghi trên sản phẩm Khi có dấu hiệu không phù hợp thì tiến hành thử nghiệm hoá, cơ – lý để xác định

Phôi phẩm - bán thành phẩm: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, kỹ thuật và dấu hiệu kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất tiến hành đo kích thước, cơ lý để xác định

Sản phẩm hoàn chỉnh: Căn cứ hợp đồng kinh tế kỹ thuật, phiếu kiểm tra/ xuất xưởng của nhà sản xuất

- Kiểm tra trong quá trình:

Công nhân phải tự kiểm tra trước khi gia công chi tiết về chất lượng vật tư, đồ gá, dụng cụ dựa trên cơ sở bản vẽ kỹ thuật, quy trình công nghệ

Trong quá trình sản xuất: Ngay sau khi gia công chi tiết đầu tiên, công nhân tự kiểm tra theo các thông số kỹ thuật, yêu cầu đối với sản phẩm đƣợc thực hiện theo quy trình công nghệ mà phòng kỹ thuật ban hành và tiếp tục nhƣ vậy với các chi tiết tiếp theo Giữa 2 lần kiểm tra nếu phát hiện sự không phù hợp phải tìm cách xử lý hoặc báo quản đốc phân xưởng để tiến hành giải quyết, đồng thời QC giám sát trong quá trinh sản xuất lập báo cáo

Trong quá trình lắp ráp: Trong quá trình gia công lắp ráp các cụm chi tiết và kết nối sản phẩm, công nhân tự kiểm tra các khe hở lắp ráp, độ kín các đường ghép, mối hàn… theo hướng dẫn của bản vẽ chế tạo và quy trình công nghệ

- Kiểm tra lần cuối Các chi tiết gia công trước khi xuất xưởng được nhân viên QC kiểm tra lần cuối theo hướng dẫn (như siêu âm, thử áp, chạy kiểm tra không tải, thử công suất ), điều này nhằm đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của thiết bị.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY

Các yếu tố ảnh hưởng năng suất có mức quan trọng hàng đầu trong nhóm này bao gồm 2 yếu tố “chậm trễ trong việc trả lương” (TD12) và “thiếu các khoá đào tạo” (TD13)

5.6.1 Chậm trễ trong việc trả lương (TD12)

Việc chi trả lương tại các DN trong thời gian 3 năm trở lại đây đều được đảm bảo trong khung thời gian quy định, cán bộ tham gia tính lương đã được gia tăng, trau dồi kỹ năng nên khâu tính lương đã diễn ra kịp thời, ban giám đốc nhận thức được việc chi trả lương đúng hạn sẽ giúp tâm lý người lao động ổn định, an tâm làm việc Để đảm bảo và nâng cao năng suất, DN cần đảm bảo việc trả lương cho người lao động đúng theo thời gian đã đƣợc thỏa ƣớc trong hợp đồng lao động và theo quy trình thanh toán lương

Sau đây là một số giải pháp giúp DN khắc phục việc chậm trễ trong việc trả lương: a) Lập quy trình thực hiện thanh toán lương Có thể quy trình thanh toán lương của công ty Bùi Văn Ngọ:

* Định kỳ hàng tháng thanh toán lương: 1 tháng/ lần

* Quy trình thực hiện thanh toán lương:

- Văn phòng Tổng hợp có trách nhiệm chỉ đạo đôn đốc các đơn vị thực hiện thanh toán tiền lương hàng tháng như sau :

+ Vào ngày 25 † 26, các đơn vị sẽ nộp bảng chấm công về văn phòng Tổng hợp

+ Vào ngày 26†27†28 các đơn vị sản xuất tính lương và duyệt lương sản xuất, duyệt lương cán bộ khối phục vụ, chức danh

+ Vào ngày 26 – 28 văn phòng Tổng hợp sẽ tính toán chi trả tiền lương nghỉ phép lễ, thêm giờ

+ Vào ngày 29 các đơn vị phân phối lương cho người lao động Ngày 30 sẽ hoàn thiện số lượng và chuyển cho phòng kế toán sổ lương b) Xác định rõ nhiệm vụ của đối tượng khi thực hiện thanh toán lương Quy định rõ về trách nhiệm của các đối tƣợng khi tiến hành thực hiện quy chế

Ngoài ra do chƣa có quy định rõ về trách nhiệm của các đối tƣợng trong công tác tổ chức thực hiện lên hay xảy ra sự chậm trễ đối với việc thanh toán lương của nhân viên

- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị Quyết định đến việc thành lập hồi đồng xây dựng hệ số lương đối với các chức danh quản lý như Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng, Giám đốc xí nghiệp, Phó phòng, Phó giám đốc xí nghiệp, kế toán trưởng

- Trách nhiệm của Ban giám đốc Hàng tháng, đánh giá mức độ hoàn thành của từng phòng ban Đôn đốc, chỉ đạo các cấp dưới giải quyết các vấn đề liên quan trong việc đưa quy chế vào thực hiện

- Trách nhiệm của Công đoàn Tuyên truyền cho người lao động hiểu biết về quy chế trả lương của công ty

Cuối tháng, cuối quý, tổ chức các đợt bình xét, đánh giá những người lao động có nhiều ý tưởng sáng tạo, năng suất cao trình lên Ban Giám đốc quyết định khen thưởng để động viên tinh thần

- Trách nhiệm của các phòng ban Hàng tháng, trưởng các bộ phận sẽ tiến hành đánh giá thực hiện công việc đối với người lao động trong đơn vị mình Đánh giá xếp loại A, B, C theo hiệu quả công việc

Trong đó, đối với phòng Tổng hợp phụ trách vấn đề tiền lương, cần đôn đốc các đơn vị khác nhanh chóng nộp bảng thanh toán lương để tiến hành chi trả lương cho người lao động đúng kỳ hạn Ngoài ra, cần phối hợp với các thành viên khác của hội đồng xây dựng quy chế để tiến hành xây dựng quy chế hợp lý

- Trách nhiệm của phòng Tài chính kế toán Phối hợp với văn phòng Tổng hợp để có thể tiến hành chi trả tiền lương cho người lao động đúng kỳ hạn

Lập báo cáo về lương, thưởng vào dịp cuối năm c) Hoàn thiện phương thức phân phối chi trả tiền lương Quỹ tiền lương của công ty toàn bộ được sử dụng để chi trả lương cho người lao động, đáp ứng đúng nguyên tắc phân phối theo lao động

Hoàn thiện cách tính lương cho khối phục vụ:

Cần phải xây dựng một bản đánh giá mức độ thực hiện công việc đối với các mức A, B, C để người lao động có thể tin tưởng vào đánh giá khách quan của trưởng các đơn vị Đồng thời, còn giúp người lao động có thêm niềm tin, lòng hăng hái để hòan thành tốt công việc, tự rèn luyện để có thể đạt đƣợc mức xếp hạng cao hơn Để tiền lương mà người lao động nhận được phản ánh đúng kết quả lao động của họ

Hoàn thiện cách tính lương cho khối trực tiếp sản xuất:

Do cách tính lương cho công nhân khối trực tiếp sản xuất, theo lương khoán tập thể thì ngoài tác dụng nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm và phối hợp hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tập thể nhƣng lại không phản ánh đƣợc sự đóng góp của các cá nhân cho việc hoàn thành công việc đƣợc giao của tổ đội

Khâu tính lương hiện nay còn thủ công, áp dụng các biểu mẫu giấy thủ công, DN có thể nghiên cứu việc tính toán lương bằng phần mềm máy tính, dùng các chương trình có sẵn và hiệu chỉnh, tất nhiên cần xem xét yếu tố chi phí đầu tư và lợi ích mang lại xét trên lâu dài d) Đổi mới hình thức chi trả lương Khoảng năm 2012 trở về trước, lương của người lao động công ty Bùi Văn Ngọ đƣợc lãnh bằng tiền mặt, gây hao phí thời gian trong khâu kiểm đếm, sai sót có thể xảy ra

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Abdul-Kadir, M. R. (1995). Conceptual phase of construction projects. International journal of project Management, vol.13, issue 6, pp. 387-393 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conceptual phase of construction projects
Tác giả: Abdul-Kadir, M. R
Năm: 1995
[2] Amer M. I. (2002). Modeling the factors affecting quality of building construction projects during the construction phase in the Gaza Strip. Msc Thesis, Islamic university - Gaza Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modeling the factors affecting quality of building construction projects during the construction phase in the Gaza Strip
Tác giả: Amer M. I
Năm: 2002
[3] Andersson C. A., Miles D., Neale R., and Ward J. (1996). Site management handbook. International Labour Office, Geneva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Site management handbook
Tác giả: Andersson C. A., Miles D., Neale R., and Ward J
Năm: 1996
[4] Armstrong Michael. (1988). Handbook of human resource management. Kogan Page Ltd, Londen Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of human resource management
Tác giả: Armstrong Michael
Năm: 1988
[5] Ailabouni Nabil, Kassim Gidado and Noel Painting. (2009). Low Productivity and Related Causative Factors: A Study Based on Sri Lankan Manufacturing Organisations. University of Brighton, Brighton, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Low Productivity and Related Causative Factors: A Study Based on Sri Lankan Manufacturing Organisations
Tác giả: Ailabouni Nabil, Kassim Gidado and Noel Painting
Năm: 2009
[7] Bandara, Y.M.W.Y. and Karunaratne .(2010). An empirical analysis of Sri Lanka’s Manufacturing Productivity slow-down. Journal of Asian Economics, 21(4), pp.391–403 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An empirical analysis of Sri Lanka’s Manufacturing Productivity slow-down
Tác giả: Bandara, Y.M.W.Y. and Karunaratne
Năm: 2010
[8] Barnes M. Ralph. (1980). Motion and time study design and measurement of work. Wiley publishers Sách, tạp chí
Tiêu đề: Motion and time study design and measurement of work
Tác giả: Barnes M. Ralph
Năm: 1980
[9] Bollen, K.A. (1989). Structural Equation with Latent Variables. New York: John Wiley & Sons Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structural Equation with Latent Variables
Tác giả: Bollen, K.A
Năm: 1989
[10] Central bank of Sri Lanka. (2010). Recent economic developments: highlights of 2011 and prospects for 2012. National Output and Expenditure, Central bank of Sri Lanka Sách, tạp chí
Tiêu đề: Recent economic developments: highlights of 2011 and prospects for 2012
Tác giả: Central bank of Sri Lanka
Năm: 2010
[11] Chan P. (2002). Factors affecting labour productivity in the construction industry. In Greenwood, D (Ed.), 18th Annual ARCOM Conference, 2-4 September 2002, University of Northumbria. Association of Researchers in Construction Management, Vol. 2, 771-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting labour productivity in the construction industry
Tác giả: Chan P
Năm: 2002
[12] Crawford. P and Vogl. B. (2006). Measuring productivity in the construction industry. Building Research and Information, 34(3), 208-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring productivity in the construction industry
Tác giả: Crawford. P and Vogl. B
Năm: 2006
[13] El Sawalhi N. I. (2002). Project management practices by public owners and contractors in the Gaza Strip. Msc Thesis, Islamic university - Gaza (Unpublished) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Project management practices by public owners and contractors in the Gaza Strip
Tác giả: El Sawalhi N. I
Năm: 2002
[14] Enshassi, Sherif Mohamed, Saleh Abushaban. (2008). Factors affecting the performance of construction projects in the Gaza Strip. Msc Thesis, The Islamic University-Gaza Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting the performance of construction projects in the Gaza Strip
Tác giả: Enshassi, Sherif Mohamed, Saleh Abushaban
Năm: 2008
[15] Guhathakurta S., and Yates J. (1993). International labor productivity. Cost Engineering journal, vol.35, issue 1, pp. 15-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International labor productivity
Tác giả: Guhathakurta S., and Yates J
Năm: 1993
[16] Gupta, A.K., Satapathy, S.K. (2000). Latest Miocene-Pleistocene abyssal benthic foraminifera from west-central Indian Ocean DSDP Site 236:Paleoceano- graphic and paleoclimatic inferences. Jorunal of the Palaeontological Society of India 45, 33–4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Latest Miocene-Pleistocene abyssal benthic foraminifera from west-central Indian Ocean DSDP Site 236: "Paleoceano- graphic and paleoclimatic inferences
Tác giả: Gupta, A.K., Satapathy, S.K
Năm: 2000
[17] Gilleard John (1992). The creation and use of labor productivity standards among specialist subcontractors in the construction industry. Cost engineering journal, vol.34, issue 4, pp.11-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The creation and use of labor productivity standards among specialist subcontractors in the construction industry
Tác giả: Gilleard John
Năm: 1992
[18] Handel G. (1991). Case study in family research. In Babbie, E. Mouton, J 2004 the practice of social research. Cape Town. Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Case study in family research
Tác giả: Handel G
Năm: 1991
[20] Heizer J., and Render B. (1990). Production and operations management strategic and tactical decisions. Prentice hall, New Jersey Sách, tạp chí
Tiêu đề: Production and operations management strategic and tactical decisions
Tác giả: Heizer J., and Render B
Năm: 1990
[21] Herbsman Z., and Ellis R. (1990). Research of factors influencing construction productivity. Construction Management and Economics. Vol.32, issue 8, pp.49-61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research of factors influencing construction productivity. Construction Management and Economics
Tác giả: Herbsman Z., and Ellis R
Năm: 1990
[22] Kaming P. Peter, Holt D. Gary, Kometa Siman, and Olomolaiye O. Paul (1998). Severity diagnosis of productivity problems - reliability analysis. International journal of project Management, vol.16, issue 2, pp. 107-113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Severity diagnosis of productivity problems - reliability analysis
Tác giả: Kaming P. Peter, Holt D. Gary, Kometa Siman, and Olomolaiye O. Paul
Năm: 1998

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1  Các định nghĩa quan trọng về năng suất theo trình tự thời gian Thế kỷ  Tác giả  Năm  Định nghĩa về năng suất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 2.1 Các định nghĩa quan trọng về năng suất theo trình tự thời gian Thế kỷ Tác giả Năm Định nghĩa về năng suất (Trang 21)
Hình 2.1 Chu kỳ năng suất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Hình 2.1 Chu kỳ năng suất (Trang 30)
Hình 2.2 Các nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp ở các công ty may mặc - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Hình 2.2 Các nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp ở các công ty may mặc (Trang 35)
Bảng 2.3 Xếp hạng các vấn đề về năng suất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 2.3 Xếp hạng các vấn đề về năng suất (Trang 38)
Bảng 2.5 Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng năng suất trong các nghiên cứu  trước - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 2.5 Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng năng suất trong các nghiên cứu trước (Trang 40)
Bảng 2.4 Khoảng cách với các nghiên cứu trước - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 2.4 Khoảng cách với các nghiên cứu trước (Trang 40)
Bảng 2.5  Khung nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 2.5 Khung nghiên cứu (Trang 42)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu (Trang 45)
Bảng 3.2 Thang đo sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 3.2 Thang đo sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất (Trang 47)
Bảng 3.3 Thang đo các vấn đề về nhân lực - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 3.3 Thang đo các vấn đề về nhân lực (Trang 51)
Bảng 3.4 Thang đo các vấn đề về động lực thúc đẩy - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 3.4 Thang đo các vấn đề về động lực thúc đẩy (Trang 51)
Bảng 3.5 Thang đo các vấn đề về thời gian - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 3.5 Thang đo các vấn đề về thời gian (Trang 52)
Bảng 3.7 Thang đo các vấn đề về giám sát - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 3.7 Thang đo các vấn đề về giám sát (Trang 53)
Bảng 3.11 Thông tin bốn doanh nghiệp cơ khí đƣợc khảo sát - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 3.11 Thông tin bốn doanh nghiệp cơ khí đƣợc khảo sát (Trang 57)
Bảng 4.1 Hình thức thu thập dữ liệu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 4.1 Hình thức thu thập dữ liệu (Trang 60)
Bảng 4.2  Chức vụ của người trả lời - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 4.2 Chức vụ của người trả lời (Trang 60)
Bảng 4.4: Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 4.4 Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất (Trang 61)
Bảng 4.5 Xếp hạng mười yếu tố quan trọng hàng đầu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 4.5 Xếp hạng mười yếu tố quan trọng hàng đầu (Trang 65)
Bảng 4.7 Xếp hạng Nhóm các yếu tố - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 4.7 Xếp hạng Nhóm các yếu tố (Trang 78)
Bảng 4.8 So sánh với nghiên cứu của Mostafa và cộng sự (2003) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 4.8 So sánh với nghiên cứu của Mostafa và cộng sự (2003) (Trang 79)
Bảng 5.1 Số lƣợng máy móc thiết bị của công ty Mạc Tích - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 5.1 Số lƣợng máy móc thiết bị của công ty Mạc Tích (Trang 85)
Bảng 5.3 Mô tả kỹ năng cần có cho các vị trí kỹ sƣ tại công ty Mạc Tích - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất - Một tình huống nghiên cứu đa tình huống tại các doanh nghiệp cơ khí
Bảng 5.3 Mô tả kỹ năng cần có cho các vị trí kỹ sƣ tại công ty Mạc Tích (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN