1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày nội dung và những tác Động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường liên hệ với thực tiễn nền kinh tế trị trường Ở nước ta

14 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Nội Dung Và Những Tác Động Của Quy Luật Giá Trị Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Liên Hệ Với Thực Tiễn Nền Kinh Tế Trị Trường Ở Nước Ta
Tác giả Trần Đức Anh
Người hướng dẫn GV. Nguyễn Thị Hào
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 130,87 KB

Nội dung

Chính vì vậy, việc nắm rõ được các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường sẽ là một hành trang không thể thiếu giúp chúng ta có thể hiểu được cơ chế hoạt động của thị trường và tìm ra nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

… 0O0…

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Đề tài số 01:

Trình bày nội dung và những tác động của quy luật giá trị

trong nền kinh tế thị trường.

Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế trị trường ở nước ta.

Họ và tên sinh viên : TRẦN ĐỨC ANH

Mã sinh viên : 11220599

Lớp : Digital Marketing CLC 64C

Giảng viên hướng dẫn : GV Nguyễn Thị Hào

Trang 2

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Quy luật giá trị là gì? 3

a Khái quát về quy luật giá trị. 3

b Khái niệm về quy luật giá trị. 3

2 Nội dung của quy luật giá trị. 3

a Quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa. 3

b Quy luật giá trị trong trao đổi hay lưu thông hàng hóa. 4

3 Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường. 5

a Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. 6

b Quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động. 7

c Quy luật giá trị phân hóa những người sản xuất thành người giàu và người nghèo. 8

4 Những liên hệ thực tiễn của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam. 9

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi chúng ta phải có những nhận thức đúng đắn, được đào tạo bài bản về trình độ học vấn, năng lực; tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động tốt hơn để có thể đáp ứng đủ những tiêu chuẩn, yêu cầu của sự biến đổi khoa học, công nghệ đang phát triển hết sức nhanh chóng

Chính vì vậy, việc nắm rõ được các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường sẽ là một hành trang không thể thiếu giúp chúng ta có thể hiểu được cơ chế hoạt động của thị trường và tìm ra những giải pháp tối ưu trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

Vì vậy, trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nội dung của quy luật giá trị và những tác động của nó đến nền kinh tế thị trường Đồng thời, chúng

ta sẽ phân tích và liên hệ với thực tiễn nền kinh tế trị trường ở Việt Nam để có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế của đất nước

Trang 4

1 Quy luật giá trị là gì?

a Khái quát về quy luật giá trị.

o Quy luật giá trị là một trong các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; luôn tồn tại khách quan, được ví như bàn tay vô hình dẫn dắt, điều tiết nền kinh tế

o Tất cả các hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác động của quy luật giá trị Quy luật này là nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế chu kì, phân hóa giàu nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh

b Khái niệm về quy luật giá trị.

o Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất, trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào giá trị của nó, có nghĩa là hao phí lao động xã hội cần thiết

o Trong hoạt động tạo ra hàng hóa, người tiến hành sản xuất phải có sự hao phí sức lao động của cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng hao phí sức làm việc xã hội cần thiết thì mới có lợi thế nhiều hơn trong cạnh tranh

o Lợi thế cạnh tranh là những lợi thế giúp người sản xuất đó có thể có ưu thế hơn so với những người sản xuất khác

2 Nội dung của quy luật giá trị.

 Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá.Quy luật giá trị đòi hỏi việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết (tức hao phí lao động trung bình mà xã hội chấp nhận)

a Quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa.

o Chúng ta thấy rằng, mỗi người sản xuất sẽ tự quyết định hao phí lao động cá biệt riêng của mình Nhưng muốn bán được hàng hóa, bù đắp

Trang 5

được chi phí và có lãi, thì phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết

o Người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết của hàng hóa đó

o Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách hạ thấp giá trị cá biệt ngang bằng hoặc nhỏ hơn lượng giá trị xã hội Mức hao phí càng thấp thì họ càng có khả năng phát triển kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận, ngược lại sẽ bị thua lỗ, phá sản…

Ví dụ: Để sản xuất một dép, người sản xuất A hao phí lao động các biệt

là 500,000 VNĐ/sản phẩm Tuy nhiên, hao phí lao động xã hội cho đôi dép đó chỉ là 400,000 VNĐ/sản phẩm Như vậy, nếu bán ra thị trường theo mức hao phí lao động cá biệt (500,000 VNĐ) thì người sản xuất A không bán được, quy mô sản xuất cũng sẽ bị thu hẹp lại

b Quy luật giá trị trong trao đổi hay lưu thông hàng hóa.

o Trong lưu thông, trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động

xã hội cần thiết, tức là tuân theo nguyên tắc “trao đổi ngang giá”, hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng có lượng giá trị bằng nhau thì phải trao đổi ngang nhau

o Đòi hỏi trên của quy luật là khách quan, đảm bảo sự công bằng, hợp lí, bình đẳng giữa những người sản xuất hàng hoá

o Quy luật giá trị bắt buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo yêu cầu hay đòi hỏi của nó thông qua “ mệnh lệnh” của giá cả thị trường

o Tuy nhiên trong thực tế do sự tác động của nhiều quy luật kinh tế, nhất

là quy luật cung cầu làm cho giá cả hàng hoá thường xuyên tách rời giá

Trang 6

trị Giá cả thị trường tự phát lên xuống xoay quanh giá trị là biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị

Ví dụ: Người thợ dệt làm ra một 1 mét vải mất 5 giờ lao động; người

nông dân trong 5 giờ lao động sản xuất được 10 kg thóc Trao đổi 1 mét vải lấy 10 kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1 mét vải với 5 giờ lao động sản xuất ra 10 kg thóc

 Người thợ dệt và người nông dân đã tuân thủ đúng nguyên tắc “trao đổi ngang giá”

Giá cả hàng hóa

 Giá cả hàng hóa là biểu hiện bề ngoài của giá trị, hay giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị

 Giá trị càng lớn thì giá cả càng cao Tuy nhiên, giá cả không nhất thiết phải bằng giá trị hàng hóa Mà giá cả hàng hóa còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, cạnh tranh, sức mua của đồng tiền nữa…

 Giá cả chỉ bằng giá trị khi thị trường cân bằng (cung bằng cầu)

Ví dụ: Một cái bút có giá trị xã hội là 10,000 VNĐ:

o Trong trường hợp thị trường cân bằng (cung bằng cầu) thì người sản xuất sẽ bán cái bút theo đúng giá trị của nó Lúc đó, giá cả của cái bút sẽ được bán với giá là 10,000 VNĐ

o Trong trường hợp khi sản xuất dư thừa (cung lớn hơn cầu) thì buộc người sản xuất phải giảm giá sản phẩm xuồng còn 8,000 VNĐ Lúc đó, giá cả hàng hóa sẽ nhỏ hơn giá trị của hàng hóa

o Trong trường hợp hàng hóa khan hiếm (cung nhỏ hơn cầu) thì người bán có thể nâng giá sản phẩm lên 12,000 VNĐ Lúc đó, giá

cả hàng hóa sẽ cao hơn giá trị hàng hóa

Trang 7

 Như vậy, với cơ chế hoạt động và tác động của quy luật giá trị thì thị trường xoay quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung cầu

3 Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường.

a Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất

o Khi giá cả thị trường biến động, người sản xuất biết được tình hình cung - cầu của từng loại hàng hóa, biết được hàng hóa nào đang có lợi nhuận cao, hàng hóa nào đang thua lỗ

o Nếu cung bằng cầu, hàng hóa có giá cả bằng với giá trị thì sản xuất của họ được tiếp tục vì phù hợp với yêu cầu của xã hội

o Nếu cung nhỏ hơn cầu, ở tình trạng khan hiếm hàng háo, giá cả cao hơn giá trị, lúc đó, người sản xuất có nhiều lợi nhuận nên mở rộng quy mô sản xuất, cung ứng thêm hàng hóa ra thị trường

o Nếu cung lớn hơn cầu, ở tình trạng dư thừa hàng hóa, hàng hóa tồn ứ buộc giảm giá, giá cả thấp hơn giá trị Người sản xuất sẽ ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận vì vậy họ phải thu hẹp sản xuất, hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất, quy mô ngành này thu hẹp

Ví dụ 1: Ở Việt Nam, trong lúc tình hình dịch bệnh Covid đang diễn

biến rất phức tạp, nhiều lĩnh vực như du lịch, khách sạn, hàng không bị ảnh hưởng một cách vô cùng nặng nề, người chủ đầu tư buộc phải hạ giá thành sản phẩm hoặc đóng của, chuyển đổi sang một mô hình kinh doanh hoàn toàn khác để đảm bảo thực hiện hiệu quả hơn

 Tác động của quy luật giá trị dẫn đến việc thu hẹp sản xuất trong trường hợp cung lớn hơn cầu

Trang 8

Ví dụ 2: Trong thời gian đại dịch Covid, do tình trạng khan hiếm về

khẩu trang y tế nên xuất hiện trường hợp giá cả khẩu trang tăng vọt một cách nhanh chóng Điều này đã thu hút nhiều cơ sở, nhà máy may chuyển đổi phương thức sản xuất từ sản xuất quần áo, ga gối sang sản xuất khẩu trang y tế Từ đó không chỉ đáp ứng nhu cầu về khẩu trang của người dân trong nước mà thậm chí còn xuất khẩu ra khắp thế giới

 Quy luật giá trị tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất trong trường hợp cung nhỏ hơn cầu

Quy luật giá trị điều tiết lưu thông hàng hóa

o Khi giá cả thị trường biến động, quy luật giá trị tác động đưa hàng hóa từ nơi có giá cả thấp sang nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu, đến nơi cung nhỏ hơn cầu Quy luật giúp cho phân phối nguồn hàng một cách hợp lý, giữa các vùng, các khu vực với nhau

Ví dụ 1: Vào dịp tết nguyên đán ở Việt Nam do nhu cầu chơi Đào cảnh ở

thành phố cao, trong khi nguồn cung cây đào ở thành phố khan hiếm, tiểu thương và người nông dân có xu hướng vận chuyển đào từ vùng núi, nông thôn ra thành phố để bán

Ví dụ 2: Vào hè, vải thiều ở Hải Dương rất dồi dào, nếu chỉ bán ở địa

phương, thì không được giá, do cung lớn hơn cầu Cho nên các tiểu thương và nông dân có xu hướng vận chuyển vải sang các tỉnh thành khác để bán, do các tỉnh thành đó có cung nhỏ hơn cầu Thậm chí là xuất khẩu sang nước ngoài để bán được giá cao hơn

 Bới mục đích là lợi nhuận, người tham gia lưu thông hàng hóa luôn vận chuyển hàng hóa từ nơi có giá cả thấp (cung lớn hơn cầu) đến nơi có giá cả cao (cầu lớn hơn cung)

Trang 9

 Như vậy quy luật giá trị góp phần làm cho cung cầu hàng hóa giữa các vùng cân bằng, phân phối lại hàng hóa và thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường…

b Quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Trong sản xuất:

o Trong điều kiện sản xuất khác nhau, mỗi người sản xuất hàng hóa

có hao phí lao động cá biệt riêng Tuy nhiên, khi đưa ra thị trường, hàng hóa được trao đổi căn cứ theo hao phí lao động xã hội

o Người sản xuất có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ, ngược lại, người sản xuất

có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn

 Với mục đích là lợi nhuận và để đứng vững trong cạnh tranh, người sản xuất, kinh doanh phải tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội, thông qua các biện pháp làm tăng năng suất lao động như cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao tay nghề, thực hành tiết kiệm…

 Trong kinh tế thị trường nếu ai cũng làm như vậy, kết quả là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống…

Trong lưu thông:

o Để có nhiều lợi nhuận, bán được nhiều hàng, giảm chi phí lưu

Trang 10

quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng và hậu bán hàng, giảm các cấp thương mại trung gian…

c Quy luật giá trị phân hóa những người sản xuất thành người giàu và người nghèo.

 Trong quá trình sản xuất và trao đổi, những người sản xuất có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng

sẽ thu được nhiều lãi và giàu lên, và có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất

 Ngược lại, đối với những người sản xuất hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội thì không bán được hàng hóa, thua lỗ và phá sản, phải đi làm thuê

 Ngoài ra, trong kinh tế thị trường thuần túy, do chạy theo lợi ích cá nhân, đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, khủng hoảng kinh tế … là những nhân tố tác động làm tăng sự phân hóa cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác

 Bởi vậy, trong nền kinh tế thị trường, sự điều tiết của nhà nước có thể hạn chế sự phân hóa này

4 Những liên hệ thực tiễn của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

a Trong lĩnh vực sản xuất:

 Nhà nước đua ra các chính sách để khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn

 Mỗi doanh nghiệp phải cố gắng cải tiến may móc, mẫu mã, nâng cao tay nghề lao động

 Nếu không, quy luật giá trị ở đây sẽ thực hiện vai trò đào thải của nó: loại bỏ những cái kém hiệu quả, kích thích các cá nhân, ngành, doanh nghiệp phát huy tính hiệu quả

Trang 11

 Tất yếu điều đó dẫn tới sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trong đó đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn ngày càng cao, công cụ lao động luôn luôn được cải tiến Và cùng với nó, sự xã hội hoá, chuyên môn hoá lực lượng sản xuất cũng được phát triển

 Đây là những vận dụng đúng đắn của nhà nước ta

b Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.

 Xu hướng công khai tài chính doanh nghiệp để giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán, thúc đẩy tiến trình gia nhập AFTA, WTO; mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều phải nâng cao sức cạnh tranh của mình để

có thể đứng vững khi bão táp của quá trình hội nhập quốc tế ập đến

 Sức cạnh tranh được nâng cao ở đây là nói đến sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các cá nhân trong nước với cá nhân trong nước, giữa cá nhân trong nước với cá nhân nước ngoài

c Tạo nên sự năng động của nền kinh tế thị trường Việt Nam.

 Sự năng động còn thể hiện ở sự phát triển nhiều thành phần kinh tế

 Bởi vì, việc phát triển nhiều thành phần kinh tế có tác dụng thu hút nguồn nhân lực vào các thành phần kinh tế, phát huy nội lực, tận dụng nội lực để sản xuất ra nhiều hàng hoá thu lợi nhuận (lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận độc quyền) hay nâng cao trình độ sản xuất trong một ngành, một lĩnh vực nhất định

d Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

 Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, siêu lợi nhuận Sự đầu tư trong nước

và đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển, hay nói cách khác là thúc

Trang 12

 Phân phối và lưu thông trong xã hội chủ nghĩa có sự tác động khách quan của quy luật giá trị

 Vận dụng quy luật giá trị về hình thành giá cả:

o Giá cả phải bù đắp chi phí sản xuất hợp lí, tức là bù đắp giá thành sản xuất, đồng thời phải bảo đảm một mức lãi thích đáng để tái sản xuất mở rộng Đó là nguyên tắc chung áp dụng phổ biến cho mọi quan hệ trao đổi, quan hệ giữa các xí nghiệp, doanh nghiệp với nhau, cũng như nhà nước với nông dân

 Vận dụng quy luật giá trị về nguồn hàng lưu thông:

o Nhà nước dùng biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tăng cường thu mua, cung cấp theo định lượng, theo tiêu chuẩn mà không thay đổi giá cả

o Vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị, xoay quay giá trị để kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng cường quản lí

o Chủ động tách giả cả khỏi giá trị đối với từng loại hàng hoá trong từng thời kì nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông

Trang 13

KẾT LUẬN

Tóm lại, quy luật giá trị là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế chính trị Nó đóng vai trò quyết định đến quyết định sản xuất, tiêu thụ, và phân phối của hàng hóa trong nền kinh tế thị trường Quy luật giá trị cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các nền kinh tế trên toàn thế giới, bao gồm cả nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam, quy luật giá trị đã được áp dụng và phát triển trong suốt nhiều năm qua Việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để đạt được lợi nhuận cao là một trọng tâm của nền kinh tế này Tuy nhiên, cũng cần lưu

ý đến các tác động tiêu cực của quy luật giá trị, như sự cạnh tranh gay gắt, tình trạng động trừng phạt, và sự tăng trưởng không bền vững của kinh tế

Vì vậy, để tạo ra một nền kinh tế thị trường bền vững và phát triển, chúng ta cần phải có các chính sách và biện pháp phù hợp để kiểm soát các tác động tiêu cực của quy luật giá trị, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân

Ngày đăng: 04/12/2024, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w