1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề mô tả chi tiết các công việc cần làm Để thực hiện thủ tục hải quan cho 1 lô hàng xuất kinh doanh thực tế

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Đề: Mô Tả Chi Tiết Các Công Việc Cần Làm Để Thực Hiện Thủ Tục Hải Quan Cho 1 Lô Hàng Xuất Kinh Doanh Thực Tế
Tác giả Nguyễn Ngọc Kim Trang, Lê Phạm Hồng Thủy, Nguyễn Lê Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Hân, Tôn Thị Khánh Linh, Trịnh Thị Dinh, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Ngọc Phương Anh
Người hướng dẫn Lê Thị Ánh Tuyết
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thủ tục hải quan
Thể loại học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Mục tiêu của bài tiểu luận “Tìm hiểu chi tiết các công việc cần làm để thực hiệnthủ tục hải quan cho 1 lô hàng xuất khẩu kinh doanh thực tế” nhằm nghiên cứu về hoạtđộng kinh doanh xuất k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Khái niệm thủ tục hải quan 4

1.2 Sự cần thiết của thủ tục hải quan 4

1.3 Nguyên tắc chung khi thực hiện thủ tục hải quan 4

1.4 Các bước thực hiện thủ tục hải quan của 1 Doanh nghiệp xuất khẩu 4

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SOBICO 7

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SOBICO 7

2.2 GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG KINH DOANH CỦA SOBICO 8

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN TTHQ CHO 1 LÔ HÀNG XUẤT KD THỰC TẾ 9

2.1 Trước thông quan 9

2.1.1 Chuẩn bị các thông tin về lô hàng 9

2.1.2 Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan 10

2.2 Trong thông quan 12

2.2.1 Khai báo hải quan 12

2.3 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan 13

2.3 Thông quan 14

CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ GIÚP CẢI THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN TTHQ CỦA SOBICO 16

4.1 Đánh giá quy trình thực hiện TTHQ của Sobico 16

4.1.1 Ưu điểm 16

4.1.2 Nhược điểm 16

4.2 Đề xuất cải thiện 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Logo Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sông Biển 8Hình 2: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan cho 1 lô hàng xuất kinh doanh thực tế 10

Trang 4

PHỤ LỤC

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng quốc tế hóa đã đặt ra một vấn đề tất yếu kháchquan: Mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phâncông lao động quốc tế cũng như khu vực nhằm phát triển nền kinh tế của mình, tránh bịtụt hậu so với các nước khác Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong hoạt độngngoại thương, nó tác động trực tiếp đến đời sống con người, bổ sung các hàng hóa màtrong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu Xuất khẩu lại làmột trong những hoạt động chủ yếu giúp các quốc gia hội nhập và học hỏi lẫn nhau,cùng nhau phát triển nền kinh tế, tạo vị trí, thế lực vững mạnh trên trường quốc tế Ngàynay hoạt động giao thương kinh tế, xuất nhập khẩu diễn ra ngày càng sâu rộng, khôngngừng phát triển và ngày càng quan trọng

Cơ quan hải quan là một lực lượng quan trọng trong việc góp phần quản lý hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh xuất cảnh hàng hóa qua biên giới Trong

đó, thủ tục hải quan là một vấn đề được chú ý nhiều nhất trong công tác quản lý của cơquan Hải quan

Cùng với đó, trong những năm vừa qua, các mặt hàng của Việt Nam như nôngsản, hải sản, thủy sản, đã được xuất khẩu đến với nhiều quốc gia trên thế giới Một trongnhững ngành xuất khẩu thu được ngoại tệ nhiều nhất là ngành xuất khẩu thuỷ sản cá trađông lạnh

Mục tiêu của bài tiểu luận “Tìm hiểu chi tiết các công việc cần làm để thực hiệnthủ tục hải quan cho 1 lô hàng xuất khẩu kinh doanh thực tế” nhằm nghiên cứu về hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu và từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bảnthân Đồng thời so sánh, phân tích, đánh giá những kiến thức về lý thuyết với kiến thứcthực tiễn, để thực hiện phương châm học đi đôi với hành Tìm hiểu thực trạng quy trìnhthủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu kinh doanh tại công ty và từ đó phân tích,đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm giúp hoàn thiện hơn quy trình thực hiện côngtác thủ tục hải quan tại công ty

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quanphải thực hiện theo quy định của Luật hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải,nhằm mục đích nhập khẩu vào một quốc gia cụ thể hoặc xuất khẩu ra khỏi một quốc gia.(Khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014)

Các thủ tục và chế độ quản lý hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuânthủ chuẩn mực, thông lệ quốc tế

1.2 Sự cần thiết của thủ tục hải quan

Có 2 lý do chính bắt buộc cần phải làm thủ tục thông quan hàng hóa, đó là:

- Thủ tục hải quan và thông quan cho hàng hóa là cơ sở giúp Nhà nước tính thuế vàthu thuế Mọi loại hàng hóa khi nhập khẩu đều phải tính thuế nhằm đảm bảo tínhcân bằng và ổn định của thị trường

- Thủ tục hải quan cũng có thể coi là một hoạt động đảm bảo an ninh nhằm quản lýhàng hóa, đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới hải quan không thuộcnhững loại hàng hóa trong danh mục hàng cấm xuất khẩu hay nhập khẩu vào ViệtNam

1.3 Nguyên tắc chung khi thực hiện thủ tục hải quan

Nguyên tắc chung về thủ tục hải quan của các quốc gia trên thế giới cũng như củaViệt Nam quy định đối tượng hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải,… khi xuất khẩu,nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh phải làm thủ tục hải quan trên cơ sở tuânthủ các nguyên tắc:

● Phải khai báo với hải quan cửa khẩu về tình hình đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu,xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh theo quy định của cơ quan hải quan

● Xuất trình đối tượng làm thủ tục hải quan tại địa điểm và thời gian quy định của

cơ quan hải quan

● Chấp hành quyết định giải quyết của cơ quan hải quan và thực hiện các nghĩa vụkhác có liên quan

1.4 Các bước thực hiện thủ tục hải quan của 1 Doanh nghiệp xuất khẩu

Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ

Để tiến hành làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu kinh doanh, doanh nghiệpcần những loại chứng từ sau:

● Hợp đồng ngoại thương

Trang 7

● Hóa đơn thương mại.

● Phiếu đóng gói

● Thỏa thuận lưu khoang để lấy thông tin gồm: Tên tàu, số chuyến, cảng xuất

● Phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng để lấy các thông tin như số container,

số seal

● Chứng từ khác (nếu có)

Trường hợp hàng hóa là loại hàng đặc thù, phải kiểm tra chuyên ngành thì cầnchuẩn bị thêm những giấy tờ riêng theo quy định hiện hành Ví dụ, đối với mặt hàng gỗhay sản phẩm từ gỗ, doanh nghiệp phải chuẩn bị thêm hồ sơ lâm sản có dấu xác nhận củakiểm lâm

Bước 2: Khai báo hải quan

Để thực hiện khai tờ khai hải quan, doanh nghiệp tiến hành khai trên phần mềmECUS5 theo Hệ thống Thông quan tự động VNACCS/VCIS để nhập dữ liệu lên tờ khaihải quan

Trường hợp doanh nghiệp mới thực hiện xuất nhập khẩu lần đầu thì cần thực hiệnthêm các bước sau:

● Mua chữ ký số và đăng ký chữ ký số đó với Tổng cục hải quan

● Tải và cài đặt phần mềm khai hải quan điện tử

Bước 3: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan

Thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan chia làm các luồng sau:

- Tờ khai luồng xanh

Doanh nghiệp sẽ đến hải quan giám sát để nộp các chứng từ sau:

Hồ sơ giấy theo hướng dẫn trong Thông tư 38 gồm:

● Mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu

● Hóa đơn thương mại

● 1 bản chính của bảng kê lâm sản theo quy định nếu hàng xuất khẩu là gỗnguyên liệu và giấy phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền

Trang 8

● 1 bản chính của giấy thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành hoặc giấy thôngbáo kết quả kiểm tra chuyên ngành.

● 1 bản chụp chứng từ chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quyđịnh

● 1 bản chụp hợp đồng ủy thác

- Tờ khai luồng đỏ

Đối với tờ khai thuộc luồng đỏ thì hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa thực tế sau khi bộ chứng

từ đã được kiểm tra

Nếu hàng hóa khác so với trong khai báo thì khi xảy ra sai sót nhỏ, doanh nghiệp cần sửalại tờ khai, nếu lỗi sai lớn thì doanh nghiệp có thể có thể bị phạt hành chính hoặc khôngđược xuất hàng do lỗi nghiêm trọng

Bước 4: Thông quan và thanh lý tờ khai

Ở bước này, doanh nghiệp cần nộp lại tờ khai cùng với tờ mã vạch cho hãng tàu để tiếnhành thủ tục xác nhận thực xuất với hải quan giám sát khi hàng đã lên tàu

Trang 9

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SOBICO

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SOBICO

Hình 1: Logo Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sông Biển

Nguồn: Website chính thức của Sobico

● Tên gọi: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sông Biển

● Tên quốc tế: SONG BIEN TRADING & SERVICES CO., LTD

● Tên viết tắt: SOBI CO., LTD

● Mã số thuế: 0304314978

● Ngày hoạt động: 13/04/2006

● Trụ sở chính: 260/50 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

● Chi nhánh 3: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sông Biển

➢ Địa chỉ: E1', Khu Công nghiệp Tân Kim, ấp Tân Phước, Xã Tân Kim,Huyện Cần Giuộc, Long An

➢ Ngày hoạt động: 30/07/2012

● Ngành nghề kinh doanh: Nuôi trồng, chế biến, bảo quản đông lạnh, muabán thuỷ-hải sản và các sản phẩm từ thuỷ-hải sản

● Công ty SOBICO có nguồn nguyên liệu dồi dào với nhiều vùng nuôi cá và

có nhà máy chế biến được EU phê chuẩn với máy móc, thiết bị cấp đông và bảo quảnlạnh hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế Với quy trình tổnghợp, con giống – thức ăn – trang trại và chế biến tuân thủ ngành thủy sản và tiêu chuẩnquốc tế cùng với trang thiết bị tiên tiến, hiện đại trên thế giới, Công ty TNHH SôngBiển mong muốn thực hiện theo phương châm “Sản phẩm an toàn từ trang trại đến bànăn” Sản phẩm của công ty đã được NAFIQAVED kiểm tra nghiêm ngặt và vượt qua

hệ thống kiểm soát chất lượng khắt khe như ASC, BAP 4 sao, Global GAP, ISO 22000,HALAL, FDA, HACCP

● Thành tựu: Hơn 10 năm hoạt động, SOBICO trở thành một trong nhữngnhà chế biến và cung cấp thủy hải sản uy tín sang các thị trường biển bao gồm EU,Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á với số lượng cung cấp ổn định vàgiá cả cạnh tranh tốt nhất Theo thống kê của Cục chất lượng, chế biến và phát triển thịtrường - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2023, chi nhánh 3 công tySOBICO tiếp tục nằm trong danh sách doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đủ

Trang 10

điều kiện an toàn thực phẩm xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Trung Quốc,Hàn Quốc, Đài Loan.

2.2 GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG KINH DOANH CỦA SOBICO

● Danh mục các sản phẩm của công ty SOBICO:

- Cá tra (tên gọi khác: cá tra & basa)

- Cá rô phi (Cá rô phi đỏ, cá rô phi đen)

- Cá chim, rohu, cá trê

- Một số sản phẩm giá trị gia tăng (Cá thu ngựa, cá thu Ấn Độ, cá nục tròn, cá nụcđuôi vàng, cá nục mahi, )

+ Quy cách: phi lê, nguyên con, bỏ ruột, …

+ Đóng gói: quy cách, nhãn hiệu theo yêu cầu của khách hàng

● Tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2023:

Trong 7 tháng đầu năm 2023, sản lượng cá tra của Việt Nam tăng nhẹ 2,3% so vớicùng kỳ năm trước, lên mức 922.000 tấn Tuy nhiên xuất khẩu cá tra ghi nhận sụt giảm

về trị giá ở cả 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, EU, Brazil, Anh.Kim ngạch xuất khẩu giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1 tỷ USD Hiệp hội chếbiến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP nhận định có 2 yếu tố ảnh hưởng đếnsản xuất và xuất khẩu cá tra của Việt Nam thời gian qua Một là, nền kinh tế thế giớisuy giảm khiến nhu cầu mặt hàng này sụt giảm ở các thị trường lớn như Mỹ, EU vàTrung Quốc trong khi đây vốn là 3 thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam Các thịtrường khác cũng đối mặt với lạm phát khiến tiêu thụ sụt giảm Mặt khác, nửa đầu năm

2022, khi nền kinh tế các nước phục hồi sau đại dịch Covid, các doanh nghiệp đã ồ ạtnhập khẩu với kỳ vọng tăng doanh số xuất khẩu và tiêu thụ cá tra trong nửa cuối năm

2022 Nhưng trái với dự đoán, lượng tiêu thụ cá tra không đạt như kỳ vọng khiến lượngtồn kho tăng cao và kéo dài đến đầu năm 2023 Hệ lụy là giá nhập khẩu cũng bị cạnhtranh với hàng tồn kho khiến mặt hàng cá tra mới cũng bị cạnh tranh về giá tại các thịtrường Điểm sáng trong bức tranh năm 2023 là việc xuất khẩu cá tra sang một số thịtrường nhỏ như Đức, Phần Lan, New Zealand, Thụy Điển, Singapore đang có tăngtrưởng tốt Đây được coi là niềm hy vọng của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra khiđang gặp khó khăn tại các thị trường lớn truyền thống

Trang 11

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN TTHQ CHO 1 LÔ HÀNG XUẤT KD THỰC TẾ

Hình 2: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan cho 1 lô hàng xuất kinh doanh thực tế

Nguồn: Nhóm tự trình bày

3.1 Trước thông quan

2.1.1 Chuẩn bị các thông tin về lô hàng

Theo hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành, chương

3 quy định về Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh khôngxương sống khác Trong đó:

0304 - Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướplạnh hoặc đông lạnh

03046200: Cá da trơn (Pangasius spp., Silurus spp., Clarias spp., Ictalurus spp.)Đồng thời chú giải chương này không có quy định khác cho sản phẩm này nên ta

áp mã 03046200

- Tổng số thùng: 2386 thùng

Trang 12

- Xuất xứ : Việt Nam

- Nhiệt độ bảo quản: -20 độ C

- Tổng số container: 1 cont

- Chính sách mặt hàng:

Căn cứ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP, cá basa thuộcDanh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện Theo quy định này, cá ba sa chỉ được

phép xuất khẩu khi không còn sống Như vậy mặt hàng cá basa đông lạnh không thuộc

danh mục những loài thủy sản cấm xuất khẩu nên Công ty làm thủ tục xuất khẩu nhưhàng hóa thông thường

- Các chính sách ưu đãi thuế:

Căn cứ vào phụ lục 1, Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Biểu thuếxuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuếhỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Sản phẩm mã HS 03046200 cá datrơn chịu thuế suất xuất khẩu là 0%

- Cá basa là mặt hàng thủy hải sản chưa qua chế biến nên là đối tượng không chịuthuế giá trị gia tăng

+ Thuế GTGT: 0

+ Thuế TTĐB: 0

+ Thuế BVMT: 0

2.1.2 Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Theo Điều 24 Luật Hải quan năm 2014, hồ sơ hải quan gồm:

● Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan

● Chứng từ có liên quan

Đó là 2 yếu tố cần phải có trong 1 bộ hồ sơ hải quan Ngoài ra, ở trường hợp củaSobico là doanh nghiệp cần xuất khẩu 1 lô hàng thì sẽ chuẩn bị theo hướng dẫn củakhoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Khoản 1 Điều 16 Thông tư số38/2015/TT-BTC) Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 2 bộ hồ sơ: bộ thứ 1 dùng để nộp, xuấttrình khi làm thủ tục hải quan (căn cứ theo Điều 16 thông tư 38, sửa đổi thông tư 39) và

bộ thứ 2 để lưu trữ thông tin tại doanh nghiệp (điều 16a thông tư 39)

a Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan)/ Tờ khai hải quan

Đây là chứng từ để kê khai các mặt hàng hóa với cơ quan hải quan Nếu đủ điềukiện thì lô hàng của bạn mới được xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia Doanhnghiệp điền tờ khai hải quan theo hướng dẫn tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèmThông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC.Ngoài ra, người đại diện doanh nghiệp làm thủ tục hải quan sẽ nộp qua hệ thống, khôngphải nộp bản giấy

Nội dung cơ bản của tờ khai hải quan gồm 8 phần như sau:

● Phần 1: Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký

tờ khai

Trang 13

● Phần 2: Thông tin của người xuất khẩu, người nhập khẩu.

● Phần 3: Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡhàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…

● Phần 4: Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…

● Phần 5: Thuế (Phần này sau khi nhập chi tiết các mặt hàng thì hệ thống sẽ tự độngxuất ra)

● Phần 6: Phần dành cho hệ thống hải quan trả về

● Phần 7: Phần ghi chú về tờ khai hải quan

● Phần 8: List hàng hóa

Doanh nghiệp cần tuân thủ 1 số nguyên tắc khi khai tờ khai xuất khẩu, cụ thể nhưsau:

- Phải khai số hiệu Container trên tờ khai xuất khẩu

- Trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu => Thông báo thông tin về hàng hóa dự kiếnxuất khẩu => Hệ thống cấp số quản lý hàng hóa

- Khai số quản lý hàng hóa tại Ô số vận đơn trên tờ khai xuất khẩu

- Phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin

- Khai 50 dòng hàng/ tờ khai

- Nộp hồ sơ hải quan qua Hệ thống điện tử Ecus cùng lúc khai tờ khai hải quan(Điện tử/ Scan), ngoại trừ các chứng từ yêu cầu nộp bản chính như C/O và các loại giấyphép

b Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Đây là giấy tờ quan trọng cần phải có trong quá trình xuất khẩu vì nó là cơ sở để

cơ quan Nhà nước xác định giá trị lô hàng, đóng thuế, khai hải quan Ngoài ra, C/I cũngmang tính chất pháp lý và giá trị thanh toán đối với lô hàng Đối với loại chứng từ này,Doanh nghiệp được yêu cầu nộp 1 bản chụp

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người khai hải quan không cần nộp chứng từnày, đó là:

- Lô hàng nhập khẩu nhằm mục đích gia công cho thương nhân nước ngoài

- Người mua không cần thanh toán cho người bán, vì vậy lô hàng cũng không cóhóa đơn

c Hợp đồng thương mại (Sale Contract)

Hợp đồng thương mại là một chứng từ quan trọng, có chức năng dùng để làm cơ sởcho các chứng từ còn lại Vì vậy, cần phải chú ý kiểm tra chính xác các nội dung đượcghi trên hợp đồng, chẳng hạn: thông tin bên bán và bên mua, tên hàng hoá, xuất xứ, sốlượng, chất lượng, giá cả, điều khoản incoterm, hình thức và các điều khoản thanhtoán, đóng gói, giao hàng và các chứng từ được yêu cầu

Đối với loại chứng từ này, phía Hải quan yêu cầu Doanh nghiệp nộp 1 bản chụp.Theo lý thuyết, nếu tờ khai hải quan vào luồng Xanh, doanh nghiệp không cần xuấttrình Hợp đồng thương mại cho phía hải quan Chỉ khi tờ khai rơi vào luồng Vàng hoặc

Đỏ, trong bộ hồ sơ hải quan mới bắt buộc phải xuất trình hợp đồng thương mại Tuy

Ngày đăng: 04/12/2024, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w