Để hiểu rõ hơn về việc hệ thống pháp luật xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhóm chúng em sẽ phân tích cụ thể tình huống đề bài trên, từ đó cho thấy quy trình hoạt động của c
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Đề bài
Năm 2021, Nguyễn A, 22 tuổi, tốt nghiệp loại xuất sắc trường đại học Luật Hà Nội, được xét tuyển về làm công chức tại Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng Ngày 15/7/2023, Nguyễn A được biệt phái về làm công chức tại huyện Bảo Lâm trong thời hạn 12 tháng Ngày 20/12/2023 , A có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ và bị xử lí kỉ luật.
Nhóm: 02 Lớp: N08.TL2
Lớp niên chế: 4816
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
Trang 2BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VÀ KẾT QUẢ LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số: 02 Lớp: N08.TL2 – 4816
Đề bài: Năm 2021, Nguyễn A, 22 tuổi, tốt nghiệp loại xuất sắc trường đại học Luật Hà Nội, được xét
tuyển về làm công chức tại Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng Ngày 15/7/2023, Nguyễn A được biệt phái về
làm công chức tại huyện Bảo Lâm trong thời hạn 12 tháng Ngày 20/12/2023, A có hành vi vi phạm
pháp luật trong khi thi hành công vụ và bị xử lí kỉ luật
Kế hoạch làm việc nhóm:
Họp lần 1: Lên sườn bài, phân chia công việc
Họp lần 2: Chỉnh sửa phần tổng hợp, hoàn thiện nội dung toàn bài
Họp lần 3: Chốt nội dung lần cuối; đánh giá, nhận xét quá trình làm việc các thành viên
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện
bài tập nhóm kết quả như sau:
T Mã sinh
Đánh giá sinh viên Sinh viên
kí tên
Đánh giá của giảng viên
A B C Điểm (số) Điểm (chữ) Giảng viên kí tên
1 481610 Vũ Triệu Anh
2 481611 Vương Hà Anh
3 481612 Nguyễn Phong Yến Chi
4 481613 Nguyễn Thị Chi
5 481614 Nguyễn Kiều Chinh
6 481615 Đào Hữu Khương Duy
7 481616 Lê Đức Duy
8 481617 Bùi Thị Ánh Dương
9 481618 Vũ Thùy Dương
10 481619 Nguyễn Minh Đức
Trang 3Kết quả bài tập nhóm Hà Nội, ngày tháng năm 2024
TRƯỞNG NHÓM
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 4
Câu 1: Việc xét tuyển công chức đối với Nguyễn Văn A có đúng không? Tại sao? 4
Câu 2: Xác định thẩm quyền và phân tích thủ tục kỉ luật A trong tình huống trên? Nêu căn cứ pháp lí? 5
Câu 3: A có đơn xin nghỉ việc trong thời gian xem xét kỷ luật thì người có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào ? Nêu căn cứ pháp lý ? 7
Câu 4: Phân tích trách nhiệm vật chất với A trong trường hợp hành vi vi phạm của A gây thiệt hại? 9
Câu 5: Xác định các phương pháp quản lí được sử dụng trong tình huống trên? 9
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong mỗi giai đoạn khác nhau, cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sử dụng những thuật
ngữ khác nhau để chỉ những người làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Quá trình sửa đổi bổ sung đã tạo cơ sở pháp lí hữu hiệu cho công tác tổ chức quản lí nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tuy nhiên, trải qua thời gian Pháp lệnh đã bộc lộ nhiều
điểm hạn chế, không đáp ứng kịp thời các vấn đề mới của nền hành chính hiện đại trong điều kiện
hội nhập và xây dựng nền kinh tế chính trị Việc ban hành Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức
là đòi hỏi khách quan của xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động công vụ,
phát huy tính năng động sáng tạo, xây dựng đội ngũ có phẩm chất, có năng lực và trình độ đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế Để hiểu rõ hơn về việc hệ thống pháp luật xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhóm chúng em sẽ phân tích cụ thể tình huống đề bài trên, từ đó cho thấy quy trình
hoạt động của công chức từ tuyển dụng, quyền hạn, nghĩa vụ đến trách nhiệm, kỉ luật và đồng thời
qua đó làm nổi bật phương pháp quản lí nói chung và phương pháp quản lí trong lĩnh vực hành pháp
nói riêng
NỘI DUNG Câu 1: Việc xét tuyển công chức đối với Nguyễn Văn A có đúng không? Tại sao?
a Cơ sở pháp lí :
Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2019): “Công chức
là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị
trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công
an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Điều 5 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bổ sung 2019): “Hiện nay, việc tuyển
dụng công chức nhà nước được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Thi tuyển;
b) Xét tuyển;
c) Tiếp nhận theo quyết định của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức đối với một số trường
hợp nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm.”
Điểm c Khoản 1 Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP:“Đối tượng xét tuyển công chức:
1 Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
2 Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện
theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất
sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Trang 6Theo đó, việc tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc sẽ được thực hiện theo quy định của
Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc.”
Điều 38 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bổ sung 2019): “Nguyên tắc tuyển dụng
công chức:
1 Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2 Bảo đảm tính cạnh tranh.
3 Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4 Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.”
b Giải thích:
Như vậy, việc tuyển dụng công chức đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc phải đáp ứng theo
04 nguyên tắc tuyển dụng nêu trên
Vì thế, tình huống anh Nguyễn Văn A, 22 tuổi, tốt nghiệp loại xuất sắc trường Đại học Luật
Hà Nội được xét tuyển công chức về làm tại Sở Tư Pháp tỉnh Cao Bằng là ĐÚNG khi thực hiện đầy
đủ các yêu cầu về nguyên tắc tuyển dụng công chức theo quy định của pháp luật
Câu 2: Xác định thẩm quyền và phân tích thủ tục kỉ luật A trong tình huống trên? Nêu căn cứ
pháp lí ?
a Cơ sở pháp lí:
Khoản 3 Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công
chức, viên chức (Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung): “Đối với công chức biệt phái,
người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất
hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật Trường hợp kỷ luật
bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật,cơ quan cử biệt phái
ra quyết định thôi việc Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản
lý công chức biệt phái.”
Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên
chức (Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung):
“1 Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
(sẽ nêu rõ trong phần phân tích)
3 Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
Các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm
(nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.”
b Giải thích:
Trang 7Trong trường hợp trên A được biệt phái về làm công chức huyện Bảo Lâm 12 tháng nên xét
theo khoản 3 điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên
chức (Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung) A có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi
hành công vụ và bị xử lý kỷ luật, thì người đứng đầu cơ quan nơi A được cử đến biệt phái tiến hành
xử lí kỉ luật, thống nhất hình thức kỉ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỉ
luật
Căn cứ vào khoản 1 điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ,công chức,
viên chức (Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung) việc xử lý kỉ luật sẽ được thực hiện theo
các bước sau:
1 Tổ chức họp kiểm điểm
2 Thành lập Hội đồng kỷ luật
3 Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật
Trình tự các bước cũng được thể hiện rõ qua điều luật theo khoản 3 điều 26; khoản 2 điều 29;
khoản 1, 3 và 4 điều 30 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công
chức, viên chức:
1 Tổ chức họp kiểm điểm:
Thành phần người tham gia được quy định tại Điểm a, b và c khoản 2 điều 26 Nghị định
112/2020/NĐ – CP.
Tổ chức cuộc họp được tiến hành như sau:
+ Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu
về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các nội dung: tóm tắt quá trình công tác; hành vi vi phạm; thời
điểm xảy ra hành vi vi phạm,các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời
hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật
+ Người có hành vi vi phạm trình bày bản kiểm điểm
+ Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến
+ Người chủ trì cuộc họp kết luận Nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản
2 Họp Hội đồng kỉ luật:
Dựa vào khoản 2 điều 29 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức, viên chức Trình tự họp hội đồng sẽ diễn ra như sau:
+ Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu thành viên tham dự
+ Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của công chức có hành vi vi phạm
+ Công chức có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm
+ Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm
+ Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến
Trang 8+ Công chức có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến (nếu công chức có hành vi vi phạm không phát
biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định
tại khoản này)
+ Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật(trường hợp đa số phiếu kiến nghị
kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật) việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức
bỏ phiếu kín
+ Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp
+ Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Thư ký Hội đồng kỷ luật ký biên bản cuộc họp
3 Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật:
Theo Khoản 1, 3 và 4 điều 30 Nghị định 112/2020/NĐ-CP Nghị định về xử lý kỷ luật cán
bộ, công chức, viên chức Trình tự ra quyết định kỉ luật như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có
kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ
luật) gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ
luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ
chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan
tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý
kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận công chức không vi phạm (trường hợp vi phạm của công
chức có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ
luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình)
Quyết định có kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành
Quyết định kỷ luật cán bộ,công chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành
Trong thời gian này nếu công chức không tiếp tục hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ
luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bàn về việc
chấm dứt hiệu lực
Đối vs A thì vẫn phải có các trình tự rõ ràng theo nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật
cán bộ,công chức, viên chức (Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung) bao gồm: Tổ chức họp
kiểm điểm; Thành lập hội đồng kỷ luật; Cấp có thẩm quyển ra quyết định xử lý kỷ luật vì A không
thuộc khoản 10 điều 2 và điểm a, b, c khoản 3 điều 25 Nghị định 71/2023/NĐ-CP và rõ ràng các
bước này phải được diễn ra theo đúng trình tự đã được quy định
Như vậy trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức biệt phái có hành vi vi phạm pháp
luật trong khi thi hành công vụ và bị xử lý kỉ luật phải được thực hiện một cách công khai, minh
bạch, nghiêm chỉnh, có trình tự rõ ràng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật để đảm bảo tính
công bằng và minh bạch trong quản lý nhà nước, qua đó xác định được đúng người đúng tội họ phải
chịu
Câu 3: A có đơn xin nghỉ việc trong thời gian xem xét kỷ luật thì người có thẩm quyền sẽ giải
quyết như thế nào? Nêu căn cứ pháp lý?
Trang 9a Cơ sở pháp lí:
Khoản 1, 2 điều 59 Luật Cán bộ Công chức 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019:
“1 Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.
2 Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền xem xét, quyết định Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có
thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường
hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng
chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật”.
Điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP: Các lý do không giải quyết thôi việc:
“Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân
đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế”
Mục 10 nghị định số 71/2023/ NĐ – CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 24 Nghị định số
112/ 2020/ NĐ – CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức:
“Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến
hành xử lí kỉ luật, thống nhất hình thức kỉ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình
thức kỉ luật Trường hợp kỉ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng
xử lí kỉ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc Hồ sơ, quyết định kỉ luật công chức
biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lí công chức biệt phái”.
b Giải thích:
Nghỉ việc là hành động kết thúc lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động tại cơ
quan, công ty làm việc Song, không phải trường hợp nào xin nghỉ việc cũng có thể được người có
thẩm quyền giải quyết Cụ thể, điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có đề cập đến
các lí do không giải quyết thôi việc
Ở tình huống được đưa ra đề bài, A có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ
Trong thời gian xem xét kỷ luật, A đã viết đơn xin nghỉ việc; tuy nhiên, người có thẩm quyền không
thể xử lý bởi A là công chức đang trong thời gian biệt phái từ Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng về làm ở
huyện Bảo Lâm trong 6 tháng; trong khi đó, thời gian biệt phái công chức là không quá 3 năm
Không những vậy, A còn vi phạm pháp luật và chờ thời gian đánh giá kỉ luật Cơ quan có thẩm
Trang 10Căn cứ vào khoản 3 điều 24 Nghị định số 112/ 2020/ NĐ – CP quy định, theo đó, A được
biệt phái về làm công chức huyện Bảo Lâm nên người đứng đầu cơ quan biệt phái mà A được cử đến
biệt phái chính là Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm kết hợp với cơ quan cử biệt phái là Sở Tư pháp
Cao Bằng để quyết định hình thức kỉ luật với A Ngoài ra, hồ sơ và quyết định kỉ luật công chức biệt
phái - công chức A - phải được gửi về cơ quan quản lí công chức biệt phái là Sở Tư pháp tỉnh Cao
Bằng Như vậy, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm sẽ trực tiếp xử lí kỉ luật A và các hồ sơ, quyết định
kỉ luật phải được gửi về Sở Tư pháp Cao Bằng
Vì vậy, người có thẩm quyền sẽ không giải quyết trường hợp A có đơn xin nghỉ việc trong
thời gian xem xét kỷ luật; mà chỉ có thể tiến hành xử lí kỉ luật và thống nhất hình thức kỷ luật trước
khi quyết định kỷ luật
Câu 4: Phân tích trách nhiệm vật chất với A trong trường hợp hành vi vi phạm của A gây thiệt
hại?
a Cơ sở pháp lý:
Khoản 1 điều 2 Nghị định 118/2006/NĐ-CP về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công
chức chính phủ.
Khoản 5 điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 (sửa đổi bổ sung 2003).
Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017.
b Giải thích:
Ta thấy, A có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm mất mát, hư hỏng trang bị,
thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy
cứu trách nhiệm hình sự vì:
Theo khoản 1 điều 2 Nghị định 118/2006/NĐ-CP về Xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán
bộ, công chức chính phủ có quy định “Trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức'': là trách
nhiệm bồi thường bằng tiền của cán bộ, công chức cho cơ quan, tổ chức, đơn vị bị thiệt hại về tài sản
do cán bộ, công chức đó làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra
Trách nhiệm bồi thường của A:
Quy định tại Điều 3 NĐ 118/2006/NĐ-CP về nguyên tắc xử lý trách nhiệm vật chất đối với
cán bộ, công chức,cụ thể được thể hiện như sau:
Việc xem xét, xử lý trách nhiệm vật chất đối A người làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra thiệt
hại về tài sản đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại,
mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, bảo
đảm khách quan, công bằng và công khai