ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN NGỌC TÚ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA TÌM HIỂU VỀ CÂY SẢ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỂ ĐA DẠNG THỰC VẬT MÔN KHO
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN NGỌC TÚ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA TÌM HIỂU VỀ CÂY SẢ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỂ ĐA DẠNG
THỰC VẬT MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Đà Nẵng - Năm 2024
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN NGỌC TÚ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA TÌM HIỂU VỀ CÂY SẢ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐA DẠNG
THỰC VẬT MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN ĐỨC MẠNH
Đà Nẵng - Năm 2024
Trang 3Tôi xin giới thiệu với thầy/cô và mọi người đề tài “Phát triển năng lực của học sinh thông qua tìm hiểu công dụng của cây sả trong đời sống” Tôi chọn đề tài này vì
nó thiết thực và góp phần phát huy được năng lực của học sinh
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS Trần Đức Mạnh Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố cũng như không phải là bản sao chép của bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Tú
Trang 4Để hoàn thành được đề tài này, tôi đã được sự chỉ dẫn và giúp đỡ của các cá nhân
và các đơn vị cơ quan liên quan trong nhà trường
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần với hệ thống thư viện tiên tiến, tài liệu tham khảo đa dạng, không gian phù hợp để nghiên cứu thông tin về đề tài
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô tại Khoa Hóa học, khoa Vật lý và khoa Sinh học vì đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình 4 năm học tập tại trường Từ những kiến thức quý báu này của thầy cô đã góp phần để tôi hoàn thành đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS Trần Đức Mạnh, trong quá trình học tập và hướng dẫn của thầy, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất tận tình của thầy, thầy đã cho tôi học được nhiều bài học về kiến thức và các phương pháp giảng dạy Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường, cán bộ, giáo viên, học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Chơn (Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực nghiệm sư phạm
Do giới hạn về kiến thức, kinh nghiệm của tôi còn hạn hẹp nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đánh giá, góp ý từ thầy/cô và mọi người để tôi rút kinh nghiệm hoàn thành đề tài tốt hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2
2.1 Mục tiêu của đề tài 2
2.2 Nhiệm vụ của đề tài 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2
3.2 Phương pháp thống kê 2
3.3 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài 2
5 Dự kiến đóng góp mới của đề tài 3
6 Cấu trúc của đề tài 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 4
1.1 Một số vấn đề chung về năng lực, năng lực tìm hiểu tự nhiên 4
1.1.1 Năng lực 4
1.1.2 Năng lực tìm hiểu tự nhiên 6
1.2 Dạy học phát triển năng lực 8
1.2.1 Khái niệm dạy học phát triển năng lực 8
1.2.2 Đặc điểm và ý nghĩa của dạy học phát triển năng lực 8
1.2.3 Sự khác biệt giữa dạy học truyền thống với dạy học phát triển năng lực 9
1.2.4 Những đặc trưng của dạy học phát triển năng lực 12
1.3 Tổng quan về cây sả chanh 13
1.3.1 Phân loại khoa học về cây sả chanh 13
1.3.3 Thành phần trong tinh dầu sả chanh và tác dụng của tinh dầu 14
1.3.4 Các sản phẩm từ sả 15
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐA DẠNG THỰC VẬT MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 17
2.1 Phân tích chủ đề Đa dạng thực vật 17
2.2 Xây dựng kế hoạch bài dạy minh họa nội dung “Đa dạng thực vật” 17
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 34
3.1 Nội dung nghiên cứu 34
3.2 Kết quả khảo sát về quy trình xây dựng chủ đề dạy học 34
3.2.1 Về kế hoạch bài dạy đã xây dựng 34
3.2.2 Về sự phù hợp giữa kế hoạch dạy học đã xây dựng so với thực tiễn kiến thức, năng lực của học sinh 35
3.2.3 Về mức độ đáp ứng mục tiêu dạy học thông qua các nội dung trong kế hoạch bài dạy 35
3.3 Kết quả thu thập về sự hứng thú của học sinh đối với nội dung trong kế hoạch bài dạy 36
3.3.1 Về ý kiến của học sinh với mức độ nội dung dạy học 36
3.3.2 Về mức độ hứng thú của học sinh đối với nội dung trong kế hoạch bài dạy 36 3.3.3 Về các bước tiến hành làm bột sả khô được mô tả dễ hiểu, dễ thực hiện 37
3.3.4 Về nội dung bài học có liên hệ với thực tế đời sống 37
Trang 63.4.2 Xử lý nguyên liệu 38
3.4.3 Sản phẩm học tập của học sinh 38
3.4.4 Công dụng của sản phẩm 38
KẾT LUẬN 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8Bảng 6 Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng mục tiêu dạy học thông
qua các nội dung trong kế hoạch bài dạy
35
Bảng 7 Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh với mức độ nội dung
dạy học về vai trò của cây sả trong đời sống
36
Bảng 8 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh đối với nội
dung trong kế hoạch bài dạy
36
Bảng 9 Kết quả khảo sát về các bước tiến hành làm bột sả khô được
mô tả dễ hiểu, dễ thực hiện
37
Bảng 10 Kết quả khảo sát về mức độ nội dung bài học có liên hệ với
thực tế đời sống
37
Trang 9Số hiệu Tên hình Trang
Hình 2 Sản phẩm học tập của học sinh 38
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu Ngày nay, xã hội không ngừng phát triển đòi hỏi nền giáo dục cũng không ngừng thay đổi Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư để phát triển giáo dục
để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội
Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI- kỷ nguyên mà tri thức, kĩ năng của con người được coi là yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội Giáo dục và khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội tri thức Với sự phát triển kinh tế -
xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới căn bản và toàn diện trong đó chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo giải quyết được những vấn đề phức hợp của thực tiễn cuộc sống, đáp ứng các yêu cầu mục tiêu phát triển, hội nhập của đất nước
Cùng với xu thế phát triển giáo dục thế giới, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước đổi mới, chuyển từ nền giáo dục chú trọng nội dung kiến thức sang giáo dục tiếp cận năng lực Khi thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học thì phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải điều chỉnh cho phù hợp Chương trình dạy học tiếp cận năng lực học sinh là giáo dục định hướng theo chuẩn đầu ra Theo chương trình GDPT 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng môn KHTN trên cơ sở tích hợp các lĩnh vực vật lý, sinh học, hóa học là môn bắt buộc nhằm hình thành và phát triển năng lực KHTN cho học sinh ở bậc THCS Chương trình môn KHTN gồm
có ba năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học tự nhiên; Tìm hiểu tự nhiên; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho người học, giáo viên có thể sử dụng các phương tiện dạy học từ thiên nhiên gần gũi với đời sống hằng
ngày Chính vì vậy, tôi muốn nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên
cho học sinh THCS thông qua tìm hiểu cây sả trong dạy học chủ đề đa dạng thực vật môn khoa học tự nhiên 6” Để làm rõ về cơ sở lý luận và năng lực tìm hiểu tự nhiên
của học sinh THCS
Trang 112 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu về phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh THCS trong dạy học chủ đề “Đa dạng thực vật”
- Sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để đưa vào dạy học
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Để đạt được mục tiêu của đề tài, đề tài gồm những nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh THCS
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về cây sả chanh
+ Nghiên cứu về dạy học chủ đề “Đa dạng thực vật” môn KHTN lớp 6
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu lý luận về năng lực, năng lực tìm hiểu tự nhiên
- Nghiên cứu lý luận về dạy học phát triển năng lực
- Nghiên cứu lý luận về cây sả chanh
- Nghiên cứu về chương trình GDPT tổng thể 2018
- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo: một số báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
3.2 Phương pháp thống kê
- Dựa vào các số liệu thu được, thống kê, phân tích và xử lý số liệu
3.3 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Mục đích phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Giúp kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch bài dạy
- Tính phù hợp của các tiến trình dạy học đã được xây dựng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh THCS thông qua cây sả trong dạy học chủ đề “đa dạng thực vật” môn KHTN 6
- Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Nguyễn Chơn (Liên Chiểu)
- Giới hạn nghiên cứu: NL tìm hiểu tự nhiên của học sinh THCS và dạy học chủ đề
“Đa dạng thực vật”
Trang 125 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề là nguồn tài liệu tham khảo, góp phần đa dạng hóa các phương pháp dạy học cho công tác giảng dạy tại trường THCS của các GV nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên theo chương trình GDPT tổng thể 2018
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài này được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận việc phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh THCS Chương 2: Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HS trong dạy học chủ đề “Đa dạng thực vật” môn KHTN lớp 6
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU
TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Một số vấn đề chung về năng lực, năng lực tìm hiểu tự nhiên
1.1.1 Năng lực
1.1.1.1 Khái niệm năng lực
Khái niệm NL có thể khác nhau tùy thuộc vào quan điểm và lĩnh vực nghiên
cứu Trong tâm lý học và thần kinh học, NL được xem là khả năng của một cá nhân để
thực hiện một nhiệm vụ cụ thể hoặc tập hợp các nhiệm vụ với một mức độ thành thạo nhất định NL thường được đánh giá bằng các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa và bao gồm
các kỹ năng như giải quyết vấn đề, ra quyết định và tính linh hoạt trong nhận thức Đã từng có một cuộc tranh luận xảy ra về vấn đề NL là khả năng bẩm sinh hay là kết quả của các yếu tố môi trường tác động, chẳng hạn như giáo dục hay kinh nghiệm
Theo từ điển tiếng Việt, định nghĩa NL có thể được hiểu là “khả năng, điều kiện
chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, hoặc phẩm chất tâm sinh lí và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Theo tác giả Bernd Meiner và Nguyễn Văn Cường, NL được định nghĩa như
sau “NL là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng và kinh nghiệm cũng như hành động”.[1]
Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh “Nl là khả năng thực hiện thành công hoạt động
trong bối cảnh nhất định nhợ sự huy động tổng hợp có kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… NL của các cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề xác định của cuộc sống” [2]
Theo Hoffmann, thuật ngữ "năng lực" vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng trong tài liệu Có hai định nghĩa chính đã được đề cập, trong đó một trong những định nghĩa tập trung vào kết quả đầu ra hoặc sản phẩm của quá trình đào tạo, tức là mức độ thành thạo Định nghĩa kia thì tập trung vào các khía cạnh bên trong, tức là những đặc điểm hoặc thuộc tính cố định của một con người đã thực hiện thành thạo
Cả hai định nghĩa này được sử dụng để mô tả cả NL của cá nhân và tổ chức Đồng
Trang 14thời, đã có một hệ thống phân loại các khái niệm liên quan đến NL, giúp chỉ ra rằng thuật ngữ này có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo mục đích sử dụng cụ thể [3] Theo David Perkins, "NL là khả năng thực hiện một hoạt động hoặc một nhiệm
vụ một cách thành thạo, bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện hành động hoặc nhiệm vụ đó." [4] Thuật ngữ "năng lực" là một khái niệm trừu tượng và không có một định nghĩa thống nhất Tuy nhiên, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), NL là khả năng thực hiện một hành động hoặc một nhiệm vụ một cách thành thạo Nó bao gồm cả kiến thức, kỹ năng
và thái độ cần thiết để thực hiện hành động hoặc nhiệm vụ đó
Trong luận văn này, chúng tôi áp dụng định nghĩa của NL theo "Chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể" của Bộ GD&ĐT, đã được công bố như sau:“NL là thuộc
tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính
cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,…thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [5]
Tổng kết lại, khái niệm về NL có thể khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu hoặc quan điểm Bằng cách tìm hiểu và so sánh các quan điểm khác nhau về NL, chúng ta có thể hiểu toàn diện hơn về tầm quan trọng của nó và cách phát triển cũng như nâng cao NL Phát triển NL có thể góp phần nâng cao sự phát triển của mỗi cá nhân trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống
1.1.1.2 Cấu trúc năng lực
Trong chương trình GDPT tổng thể, được công bố bởi Bộ GD&ĐT vào tháng 12/2018, đã rõ ràng xác định những NL cơ bản và NL đặc thù cần thiết phải phát triển
và định hình cho HS như sau[5]:
- Những NL cơ bản, được xây dựng và phát triển thông qua toàn bộ lộ trình giáo dục
và các hoạt động học tập, bao gồm: khả năng tự quản lý và học tập độc lập, khả năng giao tiếp hiệu quả và hợp tác trong nhóm, cùng với khả năng giải quyết vấn đề và thể hiện sự sáng tạo
- Những NL đặc thù, tập trung vào một số môn học và hoạt động giáo dục cụ thể, bao gồm: kỹ năng ngôn ngữ, khả năng làm toán, NL trong lĩnh vực khoa học, kiến thức về công nghệ, khả năng sử dụng tin học, năng khiếu về thẩm mỹ, và NL thể chất
Trang 15- Môn Khoa học tự nhiên được thiết kế để phát triển NL khoa học tự nhiên của HS, với các thành phần chính bao gồm: năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
1.1.2 Năng lực tìm hiểu tự nhiên
1.1.2.1 Khái niệm năng lực tìm hiểu tự nhiên
Theo Chương trình GDPT môn Khoa học tự nhiên 2018, NL tìm hiểu tự nhiên
là khả năng thực hiện một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.[6] NL trong lĩnh vực khoa học tự nhiên là khả năng hiểu, diễn giải và
áp dụng các khái niệm và nguyên tắc của khoa học tự nhiên Nó liên quan đến việc thu thập kiến thức và kĩ năng trong lĩnh vực vật lý, hóa học và sinh học để hiểu sâu hơn về thế giới tự nhiên NL khoa học tự nhiên đóng vai trò quan trọng đối với những người mong muốn có hiểu biết về thế giới tự nhiên và góp phần vào sự nắm bắt thông tin chung về nó
NL tìm hiểu tự nhiên là năng lực đặc thù được hình thành và phát triển cho HS trong quá trình dạy học môn Khoa học tự nhiên NL khoa học tự nhiên bao gồm ba phần chính: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Đây là khả năng hiển nhiên của việc thực hiện các kỹ năng cơ bản để khám phá, diễn giải các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống, và đưa ra các bằng chứng khoa học để hỗ trợ các quan điểm và tài liệu về các vấn đề thực tế
1.1.2.2 Cấu trúc năng lực tìm hiểu tự nhiên
Biểu hiện của năng lực tìm hiểu tự nhiên thực hiện được một số kĩ năng cơ bản
để tìm hiểu, giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.[6]
Bảng 1: Biểu hiện của năng lực tìm hiểu tự nhiên
- Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề
+ Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ Phân tích bối cảnh đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất
- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết
+ Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán
Trang 16Tìm hiểu
tự nhiên
+ Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu
- Lập kế hoạch thực hiện
+ Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu
+ Lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu,…)
+ Lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu
- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận
+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình
và kết quả tìm hiểu
+ Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu
+ Hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục
- Ra quyết định và đề xuất ý kiến + Đưa ra quyết định và đề xuất ý kiến xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
Bảng 2: Cấu trúc năng lực tìm hiểu tự nhiên [7]
Trang 175 Thực hiện kế hoạch tìm hiểu vấn đề đã lập ra (quan sát, ghi chép, mô tả các hiện tượng thí nghiệm, tổng hợp dữ liệu …)
6 Phân tích dữ liệu và rút ra kết luận cho vấn đề tìm hiểu Báo cáo kết quả và mở
rộng vận dụng vào thực
tiễn
7 Viết báo cáo và trình bày kết quả của vấn đề tìm hiểu
8 Vận dụng kết quả tìm hiểu vào các tình huống tương tự hoặc có biến đổi trong thực tiễn
1.2 Dạy học phát triển năng lực
1.2.1 Khái niệm dạy học phát triển năng lực
- Dạy học phát triển năng lực là mô hình dạy học nhằm mục tiêu phát triển tối đa phẩm
chất và năng lực của học sinh, trong đó học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ dưới sự định hướng, tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ của người dạy
- Quá trình dạy học không nặng về tập trung trang bị kiến thức cho học sinh mà chuyển sang dạy cho học sinh làm được những gì từ điều đã học, dựa trên nguyên lí: Học phải đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội
1.2.2 Đặc điểm dạy học phát triển năng lực
- Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực:
+ Được thiết kế theo hướng phân hóa dựa trên hứng thú, nhu cầu, nền tảng kiến thức,
sở thích, thế mạnh của học sinh, cho phép người học cá nhân hóa, đa dạng hóa việc học tập để đáp ứng nhu cầu của bản thân
+ Các mục tiêu dạy học không chỉ nằm ở nội dung kiến thức cần phải truyền đạt mà còn nằm ở khả năng thực hành, vận dụng kiến thức mà người học phải đạt được
+ Xác định, đo lường được “năng lực” đầu ra của học sinh dựa trên mức độ làm chủ các kiến thức của môn học
+ Người học có thể chọn cách tiếp nhận các tài liệu học tập (từ văn bản, video hoặc âm thanh), kể cả thời điểm, nhịp độ học tập và nơi họ học Điều đó khuyến khích sự độc lập và tự chủ trong quá trình học tập, phát triển các kĩ năng để đạt được các mục tiêu học tập
Trang 18+ Hoạt động học tập và cấu trúc khóa học cho phép người học chịu trách nhiệm cho việc học của bản thân
- Ý nghĩa của dạy học phát triển năng lực:
+ Đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện được mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách và năng lực của học sinh
+ Chú trọng việc vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết những tình huống thực tiễn, giúp học sinh áp dụng được những gì đã học vào thực tiễn, thông qua sự gắn kết giữa bài học và cuộc sống
+ Đối với một số học sinh, dạy học phát triển năng lực còn cho phép đẩy nhanh tốc độ hoàn thành chương trình học, tiết kiệm thời gian, công sức của việc học
+ Tạo ra những giờ học bổ ích, lí thú, sôi động và cuốn hút học sinh vào các hoạt động
để tìm tòi, khám phá kiến thức Qua đó, phát triển các kĩ năng học tập để giải quyết vấn đề, tự học và hợp tác, tư duy sáng tạo
+ Là cách thức thực hành giảng dạy tốt nhất, giúp giáo viên đáp ứng nhu cầu học tập của từng học sinh và đảm bảo mọi học sinh đều tận dụng tối đa thời gian trong lớp học
+ Giáo viên có động lực để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tích cực học tập kiến thức chuyên môn, thành thạo ứng dụng CNTT để mang lại hiệu quả cao trong từng bài giảng
1.2.3 Sự khác biệt giữa dạy học truyền thống với dạy học phát triển năng lực
Bảng 3: Sự khác biệt giữa dạy học truyền thống với dạy học phát triển năng lực
Dạy học truyền thống Dạy học phát triển năng lực Mục tiêu
dạy học
- Mục tiêu dạy học mô tả chung
chung, không chi tiết
- Tập trung vào trang bị những kiến thức trong chương trình sách giáo khoa cho học sinh Học sinh tiếp thu hệ thống kiến thức một chiều
và mang tính áp đặt từ phía giáo viên (cũng có yêu cầu học sinh trao đổi… nhưng cuối cùng ý kiến của giáo viên vẫn là quyết định), do đó hạn chế về cách học và tự học
- Mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết về các kiến thức, kĩ năng, thái độ và những năng lực cần hình thành Nó được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được, quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến
bộ của học sinh một cách liên tục
- Tập trung vào vào hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Học sinh thực hiện các hoạt động
Trang 19để tự tìm ra kiến thức, tự hoàn thiện những hiểu biết của chính mình; qua đó biết cách học và biết
- Nội dung dạy học thường được thiết kế theo đường thẳng và theo trình tự kiến thức của sách giáo khoa, chung cho cả lớp
- Giúp học sinh biết nhiều kiến thức, nhưng vận dụng được ít trong thực tiễn và thực hiện rất lúng túng trong tình huống tương tự, nhất là ngữ cảnh và vật liệu mới
- Lựa chọn những nội dung cần thiết, gắn với các tình huống thực tiễn, chú trọng các kĩ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn nhằm đạt được kết quả đầu ra, và
để học sinh có thể tồn tại trong một thế giới không ngừng biến đổi Nội dung dạy học có tính mở tạo điều kiện để người dạy và người học dễ cập nhật tri thức mới
- Nội dung dạy học được thiết kế
có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của học sinh
- Học sinh có thể biết không nhiều kiến thức (thậm chí có các
lỗ hỏng về kiến thức và tính hệ thống của nó), nhưng vận dụng được, thực hiện được trong tình huống tương tự với ngữ cảnh và
vật liệu mới Phương
pháp dạy
học
- Giáo viên là trung tâm của quá
trình dạy học, là người truyền thụ, ban phát cho học sinh Học sinh tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn, hạn chế khả năng sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh
- Giáo viên chủ yếu là người định hướng, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập và hỗ trợ học sinh khi cần thiết Học sinh tự lực
và tích cực tìm kiếm, phát hiện, nêu vấn đề, trao đổi, phản bác, chứng minh, phân tích… rút ra
Trang 20- Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, giảng giải, trực quan, minh
họa…)
nhận xét Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp
- Chú trọng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực (dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học tình huống, dạy học theo
dự án, thí nghiệm, trải nghiệm,
công viên, bảo tàng…
- Giáo viên độc quyền trong đánh giá và coi đánh giá là một khâu độc lập với quá trình dạy học
- Đánh giá ở những thời điểm nhất định theo phân phối chương trình, đặc biệt là sau khi dạy xong
- Kiểm tra, đánh giá để phân loại,
xếp hạng học sinh
- Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng đánh giá khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn và tư duy sáng tạo
- Học sinh được tham gia vào đánh giá lẫn nhau Việc đánh giá được tích hợp, đi cùng với quá trình dạy học
- Đánh giá ở mọi thời điểm trong quá trình dạy học từng bài
- Kiểm tra, đánh giá để cung cấp thông tin kịp thời về mức độ đáp
Trang 21ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học, nhằm điều
nội dung dạy học
- Quản lí chất lượng dạy học tập trung vào “kết quả đầu ra” đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận
biện và sáng tạo
1.2.4 Những đặc trưng của dạy học phát triển năng lực
- Dạy học qua tổ chức các hoạt động: Khi cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập thì việc học mới thực sự đạt hiệu quả tốt nhất Không tổ chức dạy học qua hoạt động, mọi kiến thức qua lời giảng của giáo viên sẽ không lưu giữ được một cách lâu bền trong trí nhớ của học sinh và khó có thể phát triển được năng lực của học sinh Trong các giờ học, học sinh không còn phải ngồi im lặng, trật tự ngồi lắng nghe, ghi chép một cách thụ động bài giảng của giáo viên nữa mà được hoạt động dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của giáo viên trong suốt quá trình tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành các hành vi thái độ khi học tập trên lớp, cũng như hoạt động ngoài giờ trên lớp Lớp học trở nên sôi động, vui vẻ, hào hứng Giáo viên và học sinh cùng hoạt động, cùng làm việc, các hoạt động dạy học đa dạng và phong phú tùy theo từng nội dung của bài học mà giáo viên có thể tổ chức phù hợp
- Dạy học qua tương tác và hợp tác: Trong dạy học phát triển năng lực giáo viên và học sinh tương tác hai chiều, trong đó có hỏi đáp, tranh luận, phản biện giữa giáo viên
và học sinh, tạo nên mối quan hệ giao lưu, hòa đồng, hợp tác và thân thiện Học sinh mạnh dạn, tự tin và không ngần ngại hỏi giáo viên hoặc bạn bè những điều chưa biết hoặc muốn biết Giáo viên lắng nghe, giải thích, gợi mở, khuyến khích, chỉ dẫn học sinh trả lời câu hỏi hoặc thúc đẩy học sinh suy nghĩ, khai thác và mở rộng thêm ý tưởng Để tương tác có hiệu quả, giáo viên cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của từng em nhằm đưa ra những câu hỏi, nhiệm vụ phù hợp
Trang 22- Dạy học phân hóa là bắt buộc: Mỗi học sinh là một cá thể độc lập, có sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích, nên buộc phải tiến hành dạy học phân hóa và cho phép học sinh học tập theo tốc độ, khả năng riêng của từng cá nhân
- Dạy học gắn với hướng dẫn tự học: Việc hướng dẫn học sinh tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức là một yêu cầu quan trọng Đây chính là cơ sở để hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học Giáo viên sẽ hạn chế diễn giảng và không cung cấp mọi kiến thức có sẵn cho học sinh, mà định hướng nội dung, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi để học sinh động não, suy nghĩ, khám phá, tìm kiếm câu trả lời và tự chiếm lĩnh kiến thức nhằm đạt được mục tiêu bài học
- Dạy học đi cùng đánh giá để thúc đẩy và điều chỉnh việc học: Dạy học và đánh giá luôn đi cùng nhau và diễn ra liên tục ngay trong quá trình dạy học ở mỗi tiết Đánh giá được coi là một hoạt động học tập của học sinh, giáo viên sẽ đánh giá học sinh từ nhiều nguồn, nhiều hình thức, trong đó học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau rất quan trọng Đánh giá sự tiến bộ của học sinh và nhằm động viên, điều chỉnh, thúc đẩy việc học của học sinh Để đánh giá công bằng và khách quan, chính xác, giáo viên nhất thiết phải có sổ tay đánh giá tạm thời quá trình và kết quả học tập của học sinh
- Dạy học gắn với thực tiễn: Các bài dạy của giáo viên phải vận dụng được kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề hay tình huống cụ thể của thực tiễn và trong quá trình dạy học, giáo viên cũng phải đưa những kiến thức từ thực tiễn cuộc sống vào trong các bài học để học sinh thấy giá trị thực của học tập Nhờ đó kiến thức trở nên gần gũi, thiết thực, hữu ích đối với học sinh
1.3 Tổng quan về cây sả chanh
1.3.1 Phân loại khoa học về cây sả chanh
Trang 23+ Thân: Sả là một loại cây thân thảo, thuộc họ Hòa thảo Thường mọc thành từng bụi cao khoảng 1,5m (tùy theo dinh dưỡng trong đất nhiều hay ít hoặc cách chăm sóc tốt hay xấu) Thân có màu trắng hoặc hơi tía
+ Rễ: Sả có kiểu rễ chùm, mọc sâu vào đất, rễ phát triển mạnh khi đất tơi, xốp Sả là loài cây hòa thảo nhưng có khả năng hút nước tốt hơn các loại cây hòa thảo khác nên
rễ có khả năng chịu hạn tốt
+ Lá: Lá hẹp dài, mép lá hơi nhám Bẹ lá ôm chặt với nhau rất chắc, tạo thành một thân giả (mà ta thường gọi là củ) Sả đẻ chồi ở nách lá tạo thành nhánh như nhánh lúa Trong lá có nhiều tinh dầu được dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu cùng với thân
1.3.3 Thành phần trong tinh dầu sả chanh và tác dụng của tinh dầu
- Thành phần chính trong tinh dầu sả: Tinh dầu sả chanh tên khoa học là Cymbopogon,
có chứa 65-85% thành phần citral và hoạt động như myrcene, gẻaniol, geranyl acetate Trong đó, myrcene là hợp chất thơm còn citral và geraiuol là chất khử mùi, kháng khuẩn mạnh, chống viêm và xua đuổi côn trùng
- Citral đã được chứng minh là cung cấp các đặc tính kháng khử mạnh Một nghiên cứu được công bố trên Letters in Application Microbiology cho thấy chất này có thể hoạt động như chất kháng khuẩn để chống lại cả vi khuẩn gram dương và gram âm, cũng như nấm Ngoài ra citral được tối ưu hóa ở độ pH kiềm Do đó, citral có thể được
sử dụng làm chất bảo quản trong công thức mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da
Trang 24- Citral là một trong những thành phần chủ yếu của tinh dầu sả chanh và là thành phần phổ biến được sử dụng làm thuốc chống côn trùng Trên thực tế, sả được công nhận là một loại thuốc chống côn trùng nhẹ có nguồn gốc từ thực vật ở Hoa Kỳ từ năm 1948 Một số bằng chứng cho thấy rằng, citral cũng như các hợp chất hoạt động khác trong
sẩ, can thiệp vào thụ thể khứu giác của muỗi Thuốc chống côn trùng Citronella thậm chí đã chứng minh là có tác dụng đuổi muỗi Aedes aegypti nguy hiểm, có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết và virus Zika
và côn trùng, giúp cho không gian thơm mát, dễ chịu nhờ mùi hương của tinh dầu sả Nước lau sàn nhà sả chanh là sản phẩm từ nguyên liệu thiên nhiên nên an toàn và không gây hại cho sức khỏe như các loại hóa chất tẩy rửa khác
+ Nến thơm: Sản phẩm được làm từ nguyên liệu sáp và tinh dầu sả không độc hại và thân thiện với môi trường Khi sử dụng nến, nhờ mùi hương của tinh dầu sả bên trong nến thơm sẽ giúp cho tinh thần thư giãn hơn, giảm căng thẳng mệt mỏi, tạo mùi hương cho không gian sống
+ Trà thảo mộc sả chanh: Sả chanh được sấy khô, nghiền thành bột hoặc sử dụng sả tươi để sử dụng trong trà Trà sả chanh tạo sự dễ chịu cho tinh thần, giúp giải độc cơ thể bằng cách tăng số lượng và tần suất đi tiểu Trà sả chanh cũng giúp giảm cân, đốt cháy các chất béo Bên cạnh đó, trà sả chanh giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và hỗ trợ tiêu hóa
+ Xà phòng sả hữu cơ: Công dụng của xà phòng hữu cơ sả chanh là giúp kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm các bệnh ngoài da như nấm, viêm lỗ chân lông Ngoài ra, còn giúp làm mờ vết thâm do muỗi đốt và côn trùng cắn
+ Sản phẩm mỹ nghệ từ lá sả: Các sản phẩm như rổ, lọ, lót ly,… từ lá sả giúp giảm thiểu rác thải nông nghiệp, nâng cao giá trị của các sản phẩm từ sả, bảo vệ môi trường
và giảm thiểu rác thải nhựa
Trang 25- Tóm lại, các sản phẩm làm từ cây sả chanh rất đa dạng, đem lại rất nhiều công dụng
và góp phần phục vụ cho đời sống của chúng ta Vì vậy, việc đưa sản phẩm bột sả khô
từ cây sả chanh (là một nguyên liệu từ thiên nhiên gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em) vào trong dạy học sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ về những công dụng của cây sả trong đời sống Ngoài ra còn giúp cho học sinh phát triển được năng lực vận dụng các kiến thức đã học của mình vào thực tiễn
Trang 26CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ĐA DẠNG THỰC VẬT
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 2.1 Phân tích chủ đề Đa dạng thực vật
- Kiến thức của chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên khối lớp 6 gồm: Sự đa dạng và thực hành
- Yêu cầu cần đạt thuộc mạch nội dung “Đa dạng thực vật”
+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu), Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ), Thực vật có mạch,
có hạt (Hạt trần), Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín)
+ Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm,
đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng…)
+ Quan sát hình ảnh, mẫu vật và phân chia được các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học
Các yêu cầu cần đạt của nội dung “Đa da thực vật” trong chủ đề “Đa dạng thế giới sống ở chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6, giúp học sinh nhận thức được thế giới tự nhiên một cách hiệu quả, học sinh phát triển được năng lực tìm hiểu tự nhiên sau khi học xong chủ đề
2.2 Xây dựng kế hoạch bài dạy minh họa nội dung “Đa dạng thực vật”
NỘI DUNG: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG ĐỜI SỐNG
Thời gian thực hiện: 1 tiết (45 phút)
I Mục tiêu
1 Về năng lực
1.1 Năng lực khoa học tự nhiên
a) Nhận thức khoa học tự nhiên
- Phân loại được các nhóm thực vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật
b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên
- Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Nêu được phương pháp tạo bột sả và thực hành tạo ra bột sả khô để sử dụng trong gia đình hằng ngày