1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng mô hình lớp học Đảo ngược trong chủ Đề một số nền văn minh trên Đất nước việt nam trước năm 1858 lịch sử lớp 10 Ở trường trung học phổ thông

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược Trong Chủ Đề Một Số Nền Văn Minh Trên Đất Nước Việt Nam Trước Năm 1858 Lịch Sử Lớp 10
Tác giả Lê Trần Quốc Tâm
Người hướng dẫn Th.S Đặng Thị Thùy Dương
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Sư Phạm Lịch Sử
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Nhiều công trình đã đề cập đến vấn đề này tiêu biểu như: Nghiên cứu về mô hình LHĐN bắt được tiến hành vào những năm 90 của thế kỉ XX, thông qua những hình thức dạy học thực nghiệm của M

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

VẬN DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG CHỦ ĐỀ:

MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1858 LỊCH SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Sinh viên thực hiện : Lê Trần Quốc Tâm

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Hoạt động nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp luôn là một phần qua trong

và không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi bạn sinh viên trên các trường đại học nói chung

và trường đại học Sư Phạm nói riêng Trong suốt chặng đường 4 năm đại học của mình ai cũng sẽ có những lần mơ ước, hoài bão được đóng góp sức nhỏ của mình cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nền giáo dục của nước nhà Và bản thân em cũng vậy, em cũng rất may mắn khi đã được góp chút sức nhỏ bé này của mình vào hành trang xây dựng nước nhà đặc biệt là trong sự nghiệp giáo dục

Là một sinh viên khoa Lịch Sử, em cảm thấy mình rất may mắn và đầy tự hào khi được học tập, tham gia vào các hoạt động liên quan đến mảng học thuật do Khoa tổ chức

Và càng may mắn hơn nữa, khi em lại được tham gia nghiên cứu đề tài vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam trước 1858”, lớp 10 trường THPT là một trong những đề tài rất ý nghĩa và mang lại giá trị cao

trong sự nghiệp giảng dạy của mỗi người giáo viên

Với lòng biết ơn cùng với sự ngưỡng mộ của mình, em xin chân thành gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến cô Ths Đặng Thị Thùy Dương – cán bộ phương pháp dạy học và cũng là người đã dìu dắt, hỗ trợ em rất tận tình trong quá trình em tìm kiếm tư liệu đến nội dung

để có thể hoàn thành tốt bài khóa luận của mình

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo Khoa Lịch Sử - Trường Đại học Sư phạm đã tạo điều kiện vô bờ bến về mặt thời gian, những lời góp ý chân thành và đầy sâu sắc để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh nhất có thể

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn đồng hành cùng em, động viên em để em có thể hoàn thành tốt học phần cuối cùng này của quãng đời sinh viên Dù đã cố gắng rất nhiều, song bài nghiên cứu khóa luận của em không tránh khỏi những sai xót Và đó cũng sẽ là những bài học kinh nghiệm để giúp bản thân em ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác nghiên cứu và giảng dạy của mình sau này

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2024

Tác giả

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG, SƠ ĐỒ TRONG KHÁO LUẬN

Bảng 1.5 Bảng thực trạng việc GV tổ chức dạy học vận dụng mô hình lớp học

đảo ngược trong DHLS ở trường THPT

Bảng 1.6 Bảng thực trạng ý kiến nhận định của HS về các hoạt động dạy học LHĐN thường được GV tổ chức ở trường THPT

Bảng 1.7 Kết quả khảo sát ý kiến của GV về những khó khăn thường gặp phải khi tổ chức dạy học mô hình LHĐN cho HS trong DHLS

Bảng 1.8 Ý kiến của GV về vai trò của GV trong mô hình LHĐN

Bảng 1.9 Ý kiến của thầy/cô về việc sử dụng những phương pháp dạy học nào

sau đây cho các giai đoạn học tập của mô hình LHĐN

Bảng 2.1 Yêu cầu cần đạt của chủ đề “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858)

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các phần mềm hỗ trợ việc thiết kế, xây dựng và cia sẻ các nguồn tài nguyên học tập

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp một số nguồn học liệu số lịch sử

Bảng 3.3 Phiếu đánh giá sản phẩm bản tin

Bảng 3.4 Phiếu đánh giá sản phẩm quảng cáo

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 LS nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu 7

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4.1 Mục đích 7

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Giả thuyết khoa học 8

7 Đóng góp của đề tài 9

8 Kết cấu của đề tài 9

NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1: VẬN DỤNG MÔ HÌNH LHĐN Ở TRƯỜNG PT - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10

1.1 Cơ sở lý luận 10

1.1.1 Quan niệm về mô hình LHĐN 10

1.1.2 Phân loại 14

1.1.3 Bản chất của mô hình LHĐN 15

1.1.4 Quy trình vận dụng mô hình LHĐN trong DHLS 17

1.1.5 Vai trò và ý nghĩa 19

1.2 Cơ sở thực tiễn 22

1.2.1 Mục đích điều tra 22

1.2.2 Đối tượng, phạm vi điều tra 22

1.2.3 Phương pháp điều tra 22

1.2.4 Nội dung điều tra 22

1.2.5 Xử lí kết quả điều tra và rút ra kết luận 23

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) CẦN KHAI THÁC ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LHĐN 34

2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chủ đề: Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858) 34

2.1.1 Vị trí 34

2.1.2 Yêu cầu cần đạt, Mục tiêu 35

Trang 6

2.2 Bản tổng hợp các kiến thức LS của chủ đề: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) cần khai thác để tổ chức DHLS theo mô hình đảo

ngược 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH LHĐN TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ : MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) Ở TRƯỜNG THPT 49

3.1 Nguyên tắc 49

3.1.1 Đảm bảo hệ thống nội dung bài học 49

3.1.2 Khai thác các tính năng CNTT 50

3.1.3 Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học 51

3.1.4 Đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực HS 51

3.2 Biện pháp 52

3.2.1 Thiết kế, xây dựng và chia sẻcác nguồn tài liệu học tập cho HS 52

3.2.3 Kết hợp các phương pháp dạy học để tổ chức các hoạt động học tập trên lớp học cho HS 58

3.3 Thực nghiệm sư phạm 69

3.3.1 Mục đích thực nghiệm 69

3.3.2 Đối tượng thực nghiệm 69

3.3.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 70

3.3.4 Kết quả thực nghiệm (xem phụ lục 3) 70

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 76

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Với xu thế toàn cầu hóa, việc hội nhập thế giới đã thúc đẩy cho việc đầu tư vào giáo dục được các nước trên thế giới quan tâm chú trọng và đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực giáo dục Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, với sự ra đời của nhiều công nghệ giáo dục mới đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục Thực tiễn này khiến các quốc gia trên thế giới dần dần chú trọng hơn về việc tăng cường các nền tàng ứng dụng công nghệ thông tin và chú trọng đến việc tích cực háo hoạt động học tập của học sinh (HS) tạo điều kiện cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh nhất

1.2 Không nằm ngoài xu thế phát triển đó, tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không ngừng đầu tư và cải tiến các phương pháp giảng dạy cho việc tinh giản các nội dung kiến thức phù hợp chính từ đó mà tại Hội nghị trung ương 8 khóa XI của Ban Chấp hành

Trương ương đã nêu rõ rằng: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…”

Chính vì vậy, vấn đề đổi mới các phương pháp dạy học được quan tâm chú trọng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS

Đi kèm với đó là chủ trương chuyển đổi số trong giáo dục được đề ra trong Nghị

quyết số 749/QĐ-TTg “Phê duyệt “Chương trình chuyển sổi số quốc gia đến năm 2025”, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng chính phủ đã xác định đến năm 2030 “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ

và mô hình mới; …”

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc triển khai thưc hiện các mô hình dạy học hiện đại, khai thác được tối đa tiềm năng của công nghệ giáo dục và phát triển năng lực tự học của HS (HS) rất được chú trọng Tiêu biểu là mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN)

1.3 Chủ đề: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) là một trong những chủ đề tiêu biểu trong chương trình giảng dạy của HS lớp 10 ở trường THPT gắn liền với các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam trước năm 1858 Gắn liền với thời gian hình thành, kinh tế, xã hội, những đóng góp và thành tựu của các nền văn minh theo

Trang 8

minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) có vị trí cũng như vai trò khá quan trọng trong LS của dân tộc cũng như gắn liền với LS hình thành và phát triển của từng địa phương

ở các vùng, miền trên khắp đất nước, góp phần giáo dục tinh thần truyền thống yêu quê hương đất nước và có những ưu thế riêng trong việc tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN

1.4 Hiện nay, mô hình LHĐN đã được áp dụng nhiều trong việc giảng dạy LS Thế nhưng trên thực tế, người GV còn gặp khá nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình áp dụng mô hình LHĐN vào quá trình giảng dạy của mình Từ điều kiện vật chất cho đến việc

tổ chức cũng gặp khá nhiều khó khăn và còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác

Chính vì thế, tôi quyết định chọn đề tài: “Mô hình LHĐN trong dạy học chủ đề: Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858), LS lớp 10 ở trường THPT” làm

đề tài nghiên cứu khóa luận của mình

2 LS nghiên cứu vấn đề

* Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Việc nghiên cứu về mô hình LHĐN được các nhà nghiên cứu về giáo dục trên thế giới quan tâm Nhiều công trình đã đề cập đến vấn đề này tiêu biểu như:

Nghiên cứu về mô hình LHĐN bắt được tiến hành vào những năm 90 của thế kỉ XX, thông qua những hình thức dạy học thực nghiệm của Mazur tại trường đại học tại Đại học Harvard; Jon Bergmann và Aaron những ở trường Trung học Woodland Park, tiểu bang Colorado, Mỹ … theo định hướng khai thác tối đa sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để mở rộng môi trường học tập ra bên ngoài lớp học để người học tìm hiểu trước những nội dung

cơ bản, đơn giản của bài học và sau đó giành nhiều thời gian hơn trong giờ học để phân tích, tìm hiểu sâu bản chất của các vấn đề trọng tâm của bài học

Năm 2012, trên cơ sở tổng kết lại những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong suất 5 năm triển khai, vận dụng mô hình LHĐN trong quá trình giảng dạy, Jon Bergmann

và Aaron đã cho xuất bản cuốn sách Flip Your Classroom: Reach Every Study in Every Class Every Day (Đảo ngược lớp học của bạn: Tiếp cận mọi HS ở mọi lớp học) Trong

cuốn sách này, ngoài chương đầu giới thiệu về mô hình LHĐN mà nhóm tác giả đã vận dụng, một số nội dung về bản chất, ý nghĩa, cách thức triển khai thực hiện các mô hình LHĐN ở trường phổ thông cũng đã được phân tích, làm rõ Về sau, tác phẩm này là một trong những tài liệu hướng dẫn đảo ngược được sử dụng rộng rãi cho các giáo viên (GV)

Trang 9

Trên cơ sở hệ thống hóa quá trình nghiên cứu và vận dụng mô hình LHĐN của mình tại trường Đại học Grand Valley từ năm 2011 đến năm 2016, Robert Talbert đã cho xuất

bản cuốn sách “Flipped learning” (A Guide for higher education faculty) – Giờ học đảo ngược (Hướng dẫn dành cho cơ sở giáo dục đại học) vào năm 2017 Kết cấu cuốn sách gồm ba phần: Phần một: Giờ học đảo ngược là gì? Tập trung làm rõ về đặc điểm, vai trò, khung lý thuyết hỗ trợ và các mô hình LHĐN Phần hai: Thiết kế giờ học đảo ngược trình bày các quy tắc chung về thiết kế khóa học theo mô hình của Dee Fink Phần ba: Giảng dạy và học tập trong môi trường giờ học đảo ngược tập trung trình bày những hình thức

biến thể của giờ học đảo ngược Thông qua những nội dung, sẽ giúp người đọc có được những cơ sở lý luận quan trọng để hiểu và vận dụng đúng mô hình LHĐN trong quá trình dạy học Khai thác nội dung từ tác phẩm này sẽ giúp luận án có được những cơ sở lý luận quan trọng để tìm hiểu về LS phát triển, khung lý thuyết hỗ trợ và cách thiết kế một bài

học cụ thể theo mô hình LHĐN

Tác giả G.Karlsson và S.Janson với tác phẩm “The flipped classroom: a model for active student learning” (LHĐNc một mô hình năng cao tính tích cực học tập của HS) được xuất bản năm 2016 đã trình bày rõ hơn về quy trình tiến hành một tiết học với mô hình LHĐN, gồm hai phần chính Ở nhà, HS sẽ xem video, đọc sách, tài liệu và trả lời các câu hỏi còn thời gian ở trên lớp sẽ dành cho việc tìm hiểu sâu hơn để người học có thể phát triển tu duy và sáng tạo

* Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, việc giáo dục đang được đề cao đã tác động đến nhiều mô hình LHĐN Chính từ đó mà mô hình LHĐN ngày càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu từ nhà nghiên cứu giáo dục cho đến GV và sinh viên Thể hiện thông qua các bài nghiên cứu, bài báo và các công trình khoa học như:

- Về các văn bản mang tính chất định hướng cho việc triển khai dạy học theo mô hình LHĐN:

Trong Nghi quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được thông qua tại Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) đã nhận mạnh đến việc đổi mới giáo dục để phát triển năng lực HS và chú trọng đến việc triển khai các hình thức mô hình dạy học mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin

Để bắt kịp với xu thế phát triển mới của giáo dục thời đại, ngày 03 tháng 6 năm

2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 749/QĐ-TTg về việc “Chương

Trang 10

định số 131/QĐ-TTg“Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” đã được phê duyệt

Tiếp đó để góp phần triển khai, thực hiện có hiệu quả những chủ trương phát triển giáo dục trên của Nhà nước, ngày 30 tháng 12 năm 2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban

hành Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT về việc “Ban hành bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên” để thúc đẩy chuyển

đổi số ở các cơ sở giáo dục phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên

Những văn bản trên mang tính chất pháp lí có ý nghĩ quan trọng trong việc định hướng và khẳng định tính cấp thiết của việc triển khai mô hinh lHĐN trong giai đoạn hiện nay

- Về các công trình giáo dục học:

Nhóm tác giải Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường trong cuốn “Lý luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học” đã phân tích và làm rõ

về các lý luận, lý thuyết DH, những vấn đề cần lưu ý để phát triển năng lực và mục tiêu bài

học Đặc biệt trong chương 7: “Phương pháp dạy học”, tác giả đã giành gần 100 trang để

tập trung làm rõ về các quan niệm, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Đây là những tiền đề lý luận quan trọng để chúng tôi tham khảo và đề xuất được các biện pháp triển khai

mô hình LHĐN để phát triển năng lực của HS

Hay trong cuốn “Dạy và học tích cực một số phương pháp và kỹ thuật dạy học” - tài liệu biên soạn hỗ trợ dự án Việt - Bỉ “Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng GV tiểu học, THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, nhiều kĩ thuật, phương pháp dạy

học hiện đại đã được đề cập và phân tích trong đó có thể kể đến kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn; phương pháp DH đặt và giải quyết vấn đề, DH hợp tác, dạy học theo hợp đồng, DH theo dự án Đây là những tiền đề lý luận giúp chúng tôi có thể xem xét và lựa chọn những phương pháp DH tích cực để vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học LS (DHLS)

- Về các công trình giáo dục học LS

Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông” tác giả Nguyễn Thị Côi cho rằng “nội dung tự học ở nhà của HS trong học tập LS rất đa dang, phong phú”, nó không chỉ bao gồm các hoạt động như nghiên cứu, tái hiện

lại những kiến thức đã học,… mà còn gắn liền với các hoạt động như: tự làm việc với bản

Trang 11

lại nội dung khó hiểu, đặc biệt các thuật ngữ, khái niệm… Để hoạt động tự học ở nhà đạt

hiệu quả cao và hỗ trợ tốt cho các hoạt động học tập trên lớp thì “GV cần tạo điều kiện thuận lợi (sách, báo, tài liệu, thời gian…) để HS có thể tự học tập Từ đó đã góp phần làm

sâu sắc thêm sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tăng cường các hình thức dạy học kết hợp như mô hình LHĐN để góp phần phát triển năng lực học tập và nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường phổ thông

Trong giáo trình “Phương pháp DHLS”, tập 1, tập 2 do Phan Ngọc Liên chủ biên

(2010), đã phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến bộ môn LS và việc vận dụng các biện pháp để tổ chức DHLS cho HS Trên cơ sở những đề xuất này giúp luận án

có thêm những gợi ý về quy trình và biện pháp để tổ chức DHLS theo mô hình LHĐN

Nhóm tác giả Đặng Văn Hồ, Trần Thị Hải Lê trong cuốn “Giáo trình Hệ thống phương pháp DHLS ở trường trung học phổ thông” (2018) đã đi vào phân tích, làm rõ về

cơ sở lí luận của các phương pháp DHLS Đặc biệt trong chương 2, 3, 4 nhóm tác giả tiến hành phân loại, giới thiệu các phương pháp dạy học đặc thù thuộc các nhóm phương pháp thông tin - tái hiện LS, phát triển năng lực nhận thức LS và tìm tòi nghiên cứu Từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về hệ thống các phương pháp dạy học LS ở trường THPT

Từ đó, lựa chọn được những phương pháp DHLS vừa phù hợp với đặc trưng của bộ môn vừa phát triển được năng lực của HS Đây là những gợi ý để giúp khoa luận đề xuất các

phương pháp dạy học trong môn hình LHĐN

- Các bài viết đăng trên các tạp chí, hội thảo

Tác giả Nguyễn Hoài Nam, Vũ Thái Giang trường Đại học Sư phạm Hà nội đã

nghiên cứu “Mô hình lớp học đảo trình/ngược trong bồi dưỡng kĩ năng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm”, Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 43+44 tháng 4+5/2017 Trong

bài viết này, các tác giả chỉ rõ khái niệm LHĐN, dựa trên những nghiên cứu tổng hợp, hai tác giả đề xuất quy trình áp dụng mô hình LHĐN trong dạy học nói chung và dạy học cho sinh viên nói riêng để bồi dưỡng kĩ năng công nghệ thông tin

Bài viết “Vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học các chủ đề LS Việt Nam (1919 - 2000) cho HS chuyên sử ở trường trung học phổ thông Sơn Tây, Hà Nội” của nhóm tác

giả Lê Thị Huyền, Nguyễn Mạnh Hưởng đăng trên tạp chí Thiết bị Giáo dục số 234, kì 1, tháng 2/2023 Trong bài viết này, nhóm tác giải đã bước đầu làm rõ về khái niệm LHĐN,

Trang 12

vai trò và ý nghĩa của việc vận dụng mô hình LHĐN trong quá trình DHLS ở trường phổ thông Trên cơ sở đó, bài biết đã đề xuất quy trình tổ chức DHLS theo mô hình LHĐN

Trong bài viết “Vận dụng mô hình LHĐN khi dạy chủ đề LS “Các quốc gia cổ đại” lớp 10 ở trường trung học phổ thông” của nhóm tác giả Chu Thị Mai Hương , Lê Thị Dung

đăng trên tạp chí “Nghiên cứu lí luận” số 43 tháng 7/2021 trang 31-37 đã phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về đặc trưng mô hình LHĐN; ưu điểm và hạn chế khi áp dụng mô hình LHĐN trong dạy học; và đề xuất một số công cụ để hỗ trợ hoạt động dạy học theo mô hình LHĐN qua ví dụ minh hoạ về việc vận dụng mô hình LHĐN khi dạy chủ đề “Các quốc gia cổ đại” trong chương trình môn LS ở trường trung học phổ thông

Hay nhóm tác giả Nguyễn Thế Bình, Đặng Thị Thùy Dung với bài viết “Ứng dụng mạng xã hội học tập Edmodo vào DHLS ở trường phổ thông theo mô hình LHĐN” đăng

trên Tạp chí Giáo dục, Số 456 (Kì 2 - 6/2019), tr 26-29 đã tiến hành phân tích mô hình dạy học mới trên nền tảng mạng xã hội Edmoodo Thông qua bài viết này sẽ cung cấp thêm một số kiến thức về một nền tảng công nghệ có thể khai thác vận dụng để thiết kế các hoạt động học tập trực tuyến hỗ trợ cho các hoạt động học tập trên lớp

Tại hội thảo: Flipped Learning for Technological and Vocational Education, được tổ chức tại đại học sư phạm Quốc gia Đài Loan năm 2019, hai tác giả người Việt Nam là Hoàng Thanh Tú và Ninh Thị Hạnh đã có bài báo cáo với đề tài: Applying the Flipped Classroom to Teacher Training in Vietnam: A case study in Faculty of History in HPU2 (tạm dịch: Vận dụng mô hình LHĐN trong đào tạo GV Việt Nam, nghiên cứu trường hợp Khoa LS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) Các tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu

và thực nghiệm của mình trong quá trình đào tạo GV LS Số liệu cho thấy tính khả thi cuae iệc áp dụng mô hình LHĐN trong giảng dạy cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành

sư phạm LS nói riêng là rất cao

Nhìn chung, những vấn đề lý luận ơ bản về LHĐN đã được các nhà giáo dục trên thế giới nghiên cứu và hệ thống hoá Ở Việt Nam việc nghiên cứu áp dụng mô hình LHĐN trong DH chỉ mới được triển khai trong những năm gần đây, chủ yếu được công bố trong các bài viết đăng trên các tạp chí, hội thảo khoa học Đặ biệt các công trình nghiên cứu chuyên sâu về việc vận dụng mô hình LHĐN trong DHLS vẫn chưa có nhiều Tiếp cận những nội dung được đề cập từ các công trình nghiên cứu nêu trên sẽ giúp khoá luận tiếp tục làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến quy trình, cách thức vận dụng mô hinh LHĐN

Trang 13

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quá trình vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học chủ đề: Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858), LS lớp 10 ở trường THPT

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về lý luận dạy học bộ môn: Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận liên

quan đến vấn đề mô hình LHĐN và vận dụng mô hình LHĐN trong DHLS Từ đó đề xuất

một số nguyên tắc và biện pháp để vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học chủ đề: Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858), LS lớp 10 ở trường THPT

Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về việc vận dụng mô hình LHĐN

trong dạy học chủ đề: Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858), LS lớp

10 ở trường THPT qua bài học nội khóa (bài cung cấp kiến thức mới)

Phạm vi điều tra: Tiến hành điều tra về thực trạng việc DHLS và thực tiễn tổ chức

mô hình LHĐN trong dạy học chủ đề: Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858), LS lớp 10, ở trường THPT

Phạm vi thực nghiệm: Để kiểm tra tính khả thi của đề tài chúng tôi tiến hành thực

nghiệm sư phạm ở trường THPT Hoàng Hoa Thám, thành phố Đà Nẵng (theo nguyên tắc từ điểm suy ra diện)

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích

Trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm, tiếp cận các mô hình LHĐN và khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng mô hình LHĐN trong quá trình dạy học, đề tài xác định quy trình thực hiện mô hình LHĐN trong DHLS Từ đó đề xuất các biện pháp vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học chủ đề: Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858),

LS lớp 10 ở trường THPT, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải tiến hành các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Điều tra xã hội học để phát hiện thực trạng vấn đề vận dụng mô hình LHĐN trong dạy học LS ở trường THPT

Trang 14

nước Việt Nam (trước năm 1858), LS lớp 10 ở trường THPT, LS lớp 10 ở trường THPT

để tổ chức DH theo mô hình LHĐN cho các bài học LS

- Nghiên cứu lý luận, quan sát thực tiễn DHLS theo mô hình LHĐN ở trường THPT Trên cơ sở đó, xây dựng quy trình; đề xuất các phương pháp vận dụng mô hình LHĐN dạy học chủ đề: Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858), LS lớp 10 ở trường THPT, LS lớp 10, ở trường THPT có hiệu quả

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài

5 Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã sử dụng các phương pháp khoa học như sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực tiễn thông qua phiếu khảo

sát GV và HS về vấn đề vận dụng mô hình LHĐN trong DHLS ở trường THPT để tìm hiểu thực trạng và rút ra nguyên nhân của thành công và hạn chế của vấn đề nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết:

+ Nghiên cứu tài liệu giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học nói chung để xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

+ Nghiên cứu tài liệu về giáo dục LS để xác định các nguyên tắc, biện pháp sư phạm

để tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN trong chủ đề: “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”, LS lớp 10 ở các trường THPT có hiệu quả

+ Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa chủ đề: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) ở trường THPT để xác định những nội dung có

thể tổ chức các hoạt động dạy học trong các giai đoạn học tập trước khi đến lớp và trong giờ học cho HS

- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn ý kiến của chuyên gia để nêu giả

thuyết khoa học của đề tài và đề xuất các biện pháp sư phạm kiểm định tính khả thi của đề tài

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra xã hội học

cũng như số liệu đo kết quả thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài (để kiểm định

tính khả thi của đề tài theo nguyên tắc từ điểm suy ra diện)

6 Giả thuyết khoa học

Trang 15

Việc vận dụng mô hình LHĐN trong DHLS ở trường THPT sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, hoàn thành mục tiêu bài học, môn học, đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực, phẩm chất hiện nay

- Đề xuất những nguyên tắc, biện pháp sư phạm cần thiết để vận dụng mô hình LHĐN trong DH chủ đề: “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858),

LS lớp 10 ở trường THPT

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở bài, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Vận dụng mô hình LHĐN ở trường phổ thông - lý luận và thực tiễn Chương 2: Hệ thống kiến thứcc chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” cần khai thác để tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN

Chương 3: Phương pháp vận dụng và mô hình LHĐN trong dạy học chủ đề: Một

số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858), LS lớp 10 ở trường THPT

Trang 16

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VẬN DỤNG MÔ HÌNH LHĐN Ở TRƯỜNG PT - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Quan niệm về mô hình LHĐN

Quá trình nghiên cứu về mô hình LHĐN đã được tiến hành từ những năm 90 của thế kỉ XX, những phải đến 2000 thuật ngữ “LHĐN” bắt đầu xuất hiện thông qua bài viết của Lage và cộng sự với tiêu đề “Đảo ngược lớp học: Một cửa ngõ để tạo ra một môi trường học tạp hòa nhập” Đăng trên tạp chí "The Journal of Economic Education” Trong bài viết này nhóm tác giải cũng đã đưa ra một định nghĩa đơn giản và ngắn gọn nhất là đảo

ngược/đảo trình lớp học là chuyển đổi những hoạt động trong lớp ra ngoài lớp và ngược lại

Tiếp cận với định nghĩa trên, trong các giai đoạn về sau, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cũng đã đưa ra nhiều định, nghĩa và quan điểm khác nhau về mô hình lHĐN

Trong nghiên cứu của mình, G Karlsson and S Janson chỉ ra rằng: “Ý tưởng cơ bản trong giảng dạy là đảo ngược trật tự truyền thống, thay vào đó người học được đưa

ra bài tập để tìm hiểu kiến thức ở nhà, chuẩn bị trước khi đến lớp học, và sau đó thời gian trên lớp được dành cho hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của GV Với cách dạy – học

như thế này, người học được làm việc một cách chủ động và tích cực, có thể học kiến thức mới tại nhà, thư viện hoặc bất cứ nơi nào Quá trình tiếp thu kiến thức mới diễn ra độc lập, không bị lệ thuộc quá nhiều vào việc chờ đợi GV truyền tải kiến thức Qua việc học trước khi đến lớp, HS, HS được làm việc với video clip, tài liệu được số hóa là cơ hội để rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức và tư duy của bản thân Việc được trao đổi, trình bày quan điểm sẽ tạo cơ hội để người học phát huy tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề

Robert Talabert trong qúa trình nghiên cứu về giờ học đảo ngược đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau về mô hình LHĐN Sau nhiều lần khảo sát, nghiên cứu ông đã đưa

ra định nghĩa sau về LHĐN Theo Robert Talabert thì “Giờ học đảo ngược là phương pháp

sư phạm mà trong đó việc tiếp cận lần đầu với các khái niệm mới đã được chuyển từ không gian nhóm sang không gian cá nhân dưới hình thức hoạt động có cấu trúc, và kết quả, không gian nhóm sẽ trở thành môi trường học tập tương tác năng động, nơi các giảng viên hướng dẫn cho sinh viên khi họ ứng dụng các khái niệm để tham gia một cách sáng tạo

Trang 17

gian nhóm Không gian cá nhân liên quan đến hình thức mà người học chủ yếu tự thực hiện giừo học, hoặc có thể là trong một nhóm cá nhân nhỏ mà người học thường gặp gỡ sau buổi học trên lớp Không gian nhóm liên quan tới hình thức người học thực hiện công việc cùng với các nhóm chính thức trên lớp mà những nhóm chính thức này không phải luôn bao gồm làm việc nhóm mà nó được hiểu là khi người học học cùng với cả lớp hoặc một vài nhóm nhỏ được chia sãn và ổn định trong lớp giống như một khóa học Với cách hiểu này, chúng ta có thể hình dung một cách khái quá về quan điểm của Robert Talabert

về mô hình LHĐN là quá trình thay đổi về cách thức triển khai các hoạt động học tập trong các không gian học tập khác nhau Trong đó các hoạt động học tập đơn giản như đọc trước quy trình, khái niệm của một vấn đề để người học tự nghiên cứu ở nhà và giành nhiều thời gian học tập trên lướp đeer tổ chức các hoạt động dạy học tích cực hơn, đa dạng hơn

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của thế giới, một số nhà giáo dục học ở Việt Nam cũng đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm về mô hình LHĐN như sau: Theo nhóm tác giả Nguyễn Hoài Nam và Vũ Thái Giang, “Đảo ngược lớp học là chuyển đổi những hoạt động bên trong lớp học ra ngoài lớp học và ngược lại” Hai tác giả Nguyễn Quốc Vũ, Lê Thị Minh Thanh cho rằng LHĐN là mô hình mà “việc nghe giảng để về nhà còn việc thực hành, ứng dụng làm bài tập được thực hiện ở trên lớp”

Nhìn chung, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về mô hình LHĐN nhưng hầu như các nhà nghiên cứu giáo dục học đề thốn nhất cho một số điểm chung sau đây khi nghiên cứu về mô hình LHĐN: 1 Trong mô hình LHĐN phải lấy người học làm trung tâm, là chủ thể đóng vai trò qua trọng nhất trong quá trình tự học ở nhà và học tập trên lớp;

2 Trong mô hình LHĐN GV chỉ đóng vai trò là một chuyên gia giáo dục, là người đứng

ra tổ chức và định hướng các hoạt động và cung cấp các tài liệu, bài giảng cho HS; 3 Trong

mô hình LHĐN thời gian và không gian học tập được mở rộng hơn so với trước

Tính chất “đảo ngược” của mô hình học tập này thể hiện ở việc “các sự kiện truyền thống diễn ra bên trong lớp học, bây giờ diễn ra bên ngoài lớp học và ngược lại” Hay nói

cách khác, mô hình học tập này đề xuất đảo ngược/đảo trình quy trình dạy học của một lớp học truyền thống Trong đó, HS sẽ tự làm việc với bài giảng trước thông qua nghiên cứu, đọc, tóm tắt tài liệu, nghe giảng với các phương tiện hỗ trợ như: bài giảng điện tử, bài giảng Elerning, video, tài liệu viết, hình ảnh… do GV cung cấp để tự học, tự nghiên những nội dung kiến thức cơ bản, đơn giản của bài học và bước đầu tiếp cận với một số kiến thức bổ sung để hỗ trợ cho các hoạt động học tập trên lớp Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm dưới

Trang 18

sự hướng dẫn của GV; thay vì thuyết giảng, GV đóng vai trò là người điều tiết, hướng dẫn,

hỗ trợ các em giải quyết những vấn đề khó trong bài học mới

Hình 1.1 Mô hình LHĐN

Về mặt lí luận, mô hình LHĐN dựa trên cơ sở nền tảng lí thuyết của học tập tích cực hay nói cách khác là quan điểm dạy học theo hướng chủ động, tích cực trong việc tiếp cận kiến thức và khám phá kiến thức qua một quá trình tương tác Có thể nói, học tập tích cực chính là trải nghiệm, tư duy và tham gia Thông qua việc tìm tòi, học tập một cách chủ động , người học có nhiều hơn về cơ hội trải nghiệm, khám phá một chuỗi các trải nghiệm thú vị và hiệu quả cao Song song với đó là việc hình thành nên trách nhiệm với việc học tập của cá nhân từng HS, điều này mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong môi trường học tập thông qua các phần mềm, ứng dụng trực tuyến, nơi mà người học không cần thiết phải tương tác với GV hay các bạn trong lớp học [6;tr15]

Theo quan điểm của giảng viên đại học Bill Brantley tại hội thảo dạy học chính trị, khoa học của Mĩ chỉ ra 4 trụ cột chính của mô hình học tập đâỏ ngược Chúng được thể hiện qua các chữ cái đầu tiên trong thuật ngữ đó là F-L-I-P [15;tr23-24]

- F: Môi trường linh hoạt (Flexible environment) Yếu tố đầu tiên phải nói đến

là môi trường linh hoạt hay Với mô hình dạy học LHĐN, người GV có thể kết hợp nhiều phương thức, cách thức dạy học một cách tự do chỉ cần phù với những nội dung kiến thức

mà mình muốn truyền đạt Ở đây, người GV phải nắm vững kiến thức và nắm rõ công việc phân chia và sắp xếp không gian học tập trong một lớp học một cách phù hợp nhất có thể

để dễ dàng trong việc hỗ trợ HS làm việc theo nhóm hoặc làm việc cá nhân Riêng về phần

HS, họ có thể tự lựa chọn không gian để trao đổi, thảo luận kiến thức và học tập Không những thế, công tác đánh giá và tự đánh giá của GV và HS có thể giúp cho họ biết được những vấn đề không phù hợp một cách kịp thời nhất từ đó điều chỉnh và khắc phục sao cho phù hợp

Trang 19

chính đồng thời nắm vai trò trung tâm Thế nhưng, mô hình LHĐN lấy HS làm trung tâm của mọi hoạt động Việc đến lớp chỉ dừng lại ở việc giảng giải kiến thức thuần túy mà đó còn là nơi giúp HS được tự khám phá sâu hơn về nội dung chủ đề mình được học Qua quá trình đó, các HS sẽ tự xây dựng kiến thức và đánh giá kết quả học tập mình một cách tường minh và ý nghĩa nhất

- I: Nội dung có chủ ý (Intentional content) GV phải xác định và nắm rõ những

gì cần thiết về mặt nội dung và hoạt động để giúp cho HS tiếp cận bài học và tự bản thân

HS sẽ là người khám phá kiến thức Bên cạnh đó, việc thiết kế và xây dựng các nội dụng bài học phân chia theo khuynh hướng cá nhân hóa hay nhóm hóa sẽ làm tăng tính sáng tạo cũng như tìm tòi kiến thức của HS tốt hơn

- P: Chuyên gia giáo dục (Professional educator) Cuối cùng là người GV đóng

vai trò là chuyên gia So với các mô hình dạy học trước đây, người GV đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức thì ở mô hình LHĐN này người GV chủ yếu nắm vai trò là một người chuyên gia về giáo dục, về các tri thức mà HS tìm hiểu Khi lên lớp, người GV sẽ phải liên tục quan sát, theo dõi các hoạt động, trình bày của HS, đồng thời sẽ định hướng, giải thích, cung cấp kiến thức, thông tin có liên quan và đánh giá HS lẫn quá trình học tập nghiên cứu của HS

Kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu, theo chúng tôi LHĐN là “một hình thức dạy học mà HS sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu một số nội dung kiến thức cơ bản của bài học thông qua các nguồn học liệu được GV cung cấp, hướng dẫn khai thác trước khi đến lớp để có thêm nhiều thời gian tổ chức các hoạt động học tập tích cực, thực tiễn và sáng tạo trên lớp”

Trang 20

1.1.2 Phân loại

Dựa vào đặc trưng mô hình LHĐN tác giả Mark Frydenberg của Huffington Post chỉ

ra rằng: “Mỗi lớp học đều khác nhau, với các mức độ tiếp cận công nghệ khác nhau, động lực HS trong học tập cũng khác nhau, khả năng sử dụng CNTT trong mỗi người học cũng khác nhau cũng như người dạy Vì vậy, với mô hình này được chia thành nhiều mô hình khác nhau như (sơ đồ hình 1.4) Việc GV linh hoạt sử dụng kiểu mô hình nào trong 7 mô hình LHĐN còn tùy vào nhiều yếu tố để chọn

Hình 1.2 Các kiểu mô hình LHĐN

đọc bất cứ tài liệu nào liên quan đến buổi học ngày hôm sau Trong giờ học, HS/HS thực hành điều các em đã học được thông qua bài tập ở trường theo truyền thống, với GV được giải phóng, dành thời gian cho việc hỗ trợ thêm mang tính cá nhân

hay tài liệu tham khảo khác liên quan đến giờ học hôm đó – ví dụ như những chương trình: TED Talks, YouTube videos và các nguồn khác Khi đó, thời gian trên lớp học được dành cho thảo luận và khám phá về chủ đề/môn học Đây là cách tiếp cận đặc biệt hiệu quả đối với những môn học mà bối cảnh có thể là bất cứ thứ gì – ví dụ như: LS, nghệ thuật hay tiếng Anh

- LHĐN chú trọng làm mẫu, chú trọng vào việc thể hiện/trình diễn: Đây là dạng

Trang 21

ích nếu có một video để có thể tua và xem lại Trong mô hình này, GV sử dụng phần mềm ghi lại màn hình (screen recording software) để trình diễn hoạt động theo cách cho phép HS/HS học theo tốc độ của chính các em

- LHĐN Faux/The Faux-Flipped Classroom: Một ý tưởng tuyệt vời mà

EducationDrive khám phá ra rất phù hợp với lứa tuổi nhỏ, độ tuổi mà bài tập về nhà theo đúng nghĩa là không thích hợp Mô hình LHĐN theo cách này thay bằng việc yêu cầu HS/HS xem video ở lớp thì cho các em cơ hội đọc/xem tài liệu theo tốc độ của riêng mình,

GV đi từ em này sang em khác và hỗ trợ mỗi HS nhỏ tuổi theo cách các em cần

- LHĐN dựa vào nhóm/The Group-Based Flipped Classroom: Mô hình này bổ sung

yếu tố mới để giúp HS học được từ nhau/hỗ trợ nhau học Lớp học bắt đầu như mọi lớp học khác, với video bài giảng và những nguồn học liệu khác được chia sẻ từ trước đó Sự thay đổi xảy ra khi HS đến lớp, ghép thành nhóm để giải quyết bài tập ngày hôm đó Hình thức này cho phép HS/HS học từ nhau và giúp nhau không chỉ tìm ra câu trả lời đúng mà còn học được cách giải thích cho bạn tại sao câu trả lời lại đúng

- LHĐN ảo: Đối với những HS lâu năm hơn và trong một vài khóa học, LHĐN có

thể loại bỏ hoàn toàn nhu cầu về thời gian cho lớp học Một số GV ở trường đại học và cao đẳng hiện nay chia sẻ bài giảng cho HS xem, giao bài tập và nhận bài thông qua các hệ thống quản lý trực tuyến và chỉ cần HS gặp trực tiếp một thầy một trò dựa trên nhu cầu của từng cá nhân

- “Đảo ngược” GV: Tất cả video được tạo ra cho LHĐN không nhất thiết phải bắt

đầu và kết thúc với GV HS cũng có thể sử dụng video để thể hiện tốt hơn trình độ và khả năng của mình GV có thể giao nhiệm vụ cho mỗi HS các hoạt động đóng vai/thực hành

để thể hiện năng lực hoặc yêu cầu mỗi HS quay phim bản thân trình bày một chủ đề hoặc

kỹ năng mới như một cách để "dạy GV"

1.1.3 Bản chất của mô hình LHĐN

Nếu như trước đây việc học tập của HS trải qua hai giai đoạn là giai đoạn HS lĩnh hội kiến thức trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV và giai đoạn HS tự củng cố kiến thức và làm bài tập ở nhà không có sự kiểm soát của GV Khi sử dụng mô hình LHĐN thì hai giai đoạn trên đã thay đổi từ cách thực hiện đến vai trò của GV và HS cũng thay đổi theo Quá trình dạy học cũng diễn ra qua hai giai đoạn nhưng là giai đoan HS học kiến thức

ở nhà trước, dưới sự hướng dẫn,

Khác với một lớp học với cách giảng dạy thông thường, mô hình LHĐN có những đặc điểm riêng biệt của nó giám sát và hỗ trợ của GV Giai đoạn thứ hai tiến hành trên lớp

Trang 22

học dưới sự tổ chức của GV và sự chủ động của HS để thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ nhận thức cao Các hoạt động trao đổi, thảo luận, mở rộng kiến thức tại lớp học sẽ giúp HS phát huy được năng lực cá nhân nhiều hơn

Xuất phát từ những đặc điểm trên chúng ta có thế thế xác định rõ bản chất của mô hình LHĐN như sau:

- Thứ nhất, mô hình LHĐN hướng đến việc cá nhân hoá hoạt động học tập của HS

GV thông qua việc giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới dạng bài tập hoặc tài liệu số hóa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cho HS học tập Nguồn tài nguyên học tập được cung cấp cho HS để nghiên cứu tìm hiểu các nội dung kiến thức đơn giản, cơ bản của bài học rất đa dạng có thể kể đến như: tư liệu LS, đồ dùng trực quan, video bài giảng Từ nguồn tài nguyên học tập được chia sẻ này, cùng với những hướng dẫn của GV sẽ giúp cho việc học tập của HS trở nên chủ động và linh hoạt hơn

HS chủ động về thời gian và thời lượng học tập theo chủ ý của mình Do các tài liệu vài bài giảng đã được số hóa, chia sẻ nguồn tìm kiếm nên HS có thể theo dõi bắt cứ lúc nào, có thể xem đi xem lại nhiêu lần, có thể bỏ qua những nội dung đã biết và cũng có thể nghiền ngẫm những nội dung kiến thức sâu hơn HS cũng có thể theo dõi, tham khảo nhiều bải giảng và tư liệu khác nhau với nhiều cách giảng dạy khác nhau

Từ việc xây dựng được một quá trình học tập phù hợp với phong cách của cá nhân

sẽ góp phần tạo hứng thú và động cơ học tập cho HS, thúc đẩy tính tích cực chủ động trong qáu trình học tập và tìm hiểu những nội dung kiến thức của bài học Cụ thể đó là những hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu và xác định những nội dung kiến thức đơn giản và cơ bản của bài học trước khi đến lớp và chuẩn bị cho các hoạt động khám phá bản chất của các sự kiện trong giờ học

- Thứ hai, mô hình LHĐN hướng đến việc phát triển nhận thức và tư duy của HS

Nếu như ở mô hình lớp học truyền thống, việc truyền thụ kiến thức diễn ra ở lớp học, nên không có nhiều thời gian để đi sâu phân tích về bản chất của sự kiện, hiện tượng LS, cũng như triển khai các hoạt động dạy học tích cực hiện đại như đóng vai, tranh luận, dạy học dự án, dạy học nhóm Nhưng khi học tập với mô hình LHĐN, HS đã được GV cung cấp trước bài giảng, nhiệm vụ và định gướng học tập HS đã được làm việc để tìm hiểu kiến thức bài học ở nhà, những phát hiện mới hay những thắc mắc của HS sẽ được tập trung giải quyết trên lớp Như thế, HS sẽ hiểu sâu về kiến thức, được chủ động làm việc, chủ động tương tác, tìm tòi và mở rộng vốn kiến thức

Như vậy, mô hình LHDN rất có ưu thế trong dạy học nói chung và dạy học chuyên

Trang 23

người thì việc vận dụng mô hình LHĐN càng hiệu quả hơn vì ở đây HS được tiếp cận, được làm việc và được sáng tạo một cách chủ động HS cũng được tiếp thu nguồn tài liệu

đa dạng, đó là những ưu thế lớn của mô hình LHĐN so với lớp học truyền thống

1.1.4 Quy trình vận dụng mô hình LHĐN trong DHLS

Để có thể vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong công tác giảng dạy ngoài việc nắm vững các yếu tố lý thuyết, GV còn phải nắm rõ các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị

Trước đây việc học tập, trao dồi kiến thức mới chỉ diễn ra đơn thuần trên lớp học thì với mô hình LHĐN kiến thức mới sẽ được học ở nhà dưới sự định hưởng của GV thông qua bài giảng, phiếu giao nhiệm vụ và các tài liệu tham khảo Giai đoạn chuẩn bị bài học gồm những bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn nội dung học tập phù hợp

Thông thường, những đơn vị kiến thức chỉ dừng ở mức nhận biết, thông hiểu sẽ được bàn giao cho HS thực hiện trước ở nhà Những phần nội dung kiến thức có tính vận dụng cao sẽ được tổ chức thực hiện thảo luận hoặc trao đổi và mở rộng tại lớp học

Bước 2: Xác định mục tiêu, phân tích cấu trúc nội dung

GV phải xác định đúng năng lực của HS, từ đó xây dựng nên các mục tiêu đúng với bài học và tiếp cận dần theo hướng phát triển năng lực của HS Với việc xác định được mục tiêu kiến thức sẽ đảm bảo theo mục tiêu bài học mà chương trình GDPT 2018 đề ra cho từng chuyên đề, mục tiêu về năng lực, ngoài những năng lực chung thì cần phải chú tâm tập trung vào các năng lực tìm hiểu kiến thức lịch sử, tư duy lịch sử

Chỉ xây dựng nội dung học tập với những nội dung kiến thức vừa phải, phù hợp, không được mang tính đánh đổ HS, nội dung cần phải đa dạng và phong phú, kết cấu bài học rõ ràng theo từng nội dung của chuyên đề

Bước 3: Xây dựng bài giảng và nguồn tài nguyên cho HS sử dụng GV sẽ giao bài giảng cho HS Tuy nhien, ngoài tập trung đến mặt kiến thức thì cũng nên chú ý đến hình thức trình bày Một bài giảng có thiết kế đẹp mắt cũng sẽ giúp thu hút HS hơn khi tương tác với bài học Bên cạnh đó, những ứng dụng của công nghệ thông tin đối HS cấp THPT ngày nay là một lĩnh vực đã có thể hoàn toàn có thể sử dụng, làm chủ và khai thác tốt công nghệ Chính vì vậy, GV có thể hoàn toàn sử dụng công nghệ như một loại hình công cụ hỗ trợ trong việc giao và kiểm soát quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

Bước 4: Xây dựng môi trường học tập qua mạng cho HS

Trang 24

Một đặc trưng rõ nét nhất của dạy học theo mô hình LHĐN đó là GV có sự hỗ trợ đắc lực của CNTT, các phần mền, ứng dụng, nguồn internet và các sản phẩm công cụ hỗ trợ trên nên tảng công nghệ cao Từ đó, việc giao các hoạt động, bài tập cho HS trước ở nhà, GV có thể kiểm soát việc học của các em học sinh Khi xây dựng không gian học tập qua mạng, GV cũng cần phải lưu ý tác dụng của công cụ đó hỗ trợ cho HS như thế nào, mức độ nào và HS có thể sử dụng được hay không Muốn kiểm soát tốt các hoạt động học

ở nhà của HS, GV cần thiết kế các phiếu học tập phiếu giao nhiệm vụ cho HS Nên sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google classroom, Teams, Azota để có thể đánh giá chính xác chất lượng và theo dõi được quá trình hoạt động ở nhà của HS

Bước 5: Xây dựng kế hoạch hoạt động

Muốn DH theo mô hình LHĐN có hiểu quả cao thi nền tảng quyết định đến chất lượng bài học chính là giai đoạn học tập trước ở nhà của HS GV phải thiết kế được các kế hoạch, lộ trình học tập vào giao cho HS để từ đó các HS có thể thực theo đúng sự mong muôn của mình Với kế những hoạch đó, GV phải đưa ra được thời gian, nhiệm vụ, mục tiêu và nội dung hoàn thành mà HS cần phải thực hiện trước ở nhà Không những thế, việc định hướng tài liệu tham khảo để HS chủ động khai thác, tìm hiểu là một hoạt động quan trọng giúp HS rèn luyện năng lực nhận thức, tư duy và vận dụng kiến thức trong bộ môn lịch sử Khi xây dựng các kế hoạch hoạt động cần phân chia rõ ràng các nhiệm vụ ở nhà

và nhiệm vụ trên lớp Các hoạt động có nội dung kiến thức dừng lại ở mức độ nhận biết, thông hiểu sẽ tập trung giao cho HS hoàn thiện trước khi đến lớp để HS có cơ hội tìm hiểu, khai thác kiến thức từ nhiều kênh thông tin khác nhau Việc cụ thể hóa nhiệm vụ sẽ giúp

HS định hướng được quá trình làm việc, hoạt động sao cho hiệu quả nhất

Giai đoạn 2: Giai đoạn học tập trước khi đến lớp

GV thông quá các ứng dụng, phần mềm, nền tảng số như: Teams, Google Classroom, gmail hoặc hệ thống bài tập để giao nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động, các công

cụ đánh giá bài học hoặc định hướng sản phẩm cho HS cũng được GV gửi kèm để tạo điều kiện giúp HS thực hiện các hoạt động tích lũy kiến thức tốt nhất theo định hướng

Qua giai đoạn này, GV phải đánh giá được kết quả hoạt động và quá trình hoạt động

ở nhà của HS nhằm mục đích đưa ra các nội dung và biện pháp thích hợp để tổ chức hoạt động trên lớp thông qua trao đổi, thảo luận Thông qua đây, GV cũng cần phải rút ra được

Trang 25

Giai đoạn 3: Tổ chức hoạt động học tập trên lớp

Sau quá trình HS làm thực hiện các hoạt động ở nhà, GV đã đánh giá được kết quả

và chất lượng của HS thì ở giai đoạn trên lớp, GV sẽ tập trung việc giải đáp thắc mắc của

HS, tiến hành nhận xét, trao đổi, thảo luận để làm rõ các vấn đề trọng tâm, đồng thời mở rộng và khắc sâu kiến thức có liên quan cho HS

GV sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn Hướng dẫn HS thực hiện từng bước hoạt động, thậm chỉ có thể sử dụng phiếu học tập để ghi ra những thắc mắc, trao đổi và muốn làm rõ cuar HS và tổ chức các hoạt động tương tác, thảo luận để tìm hiểu những nội dung kiến thức mở rộng, chuyên sâu của bài học

Thông qua quá trình hoạt động của HS, GV sẽ phải sử dụng các công cụ đánh giá phù hợp để đánh giá đúng với mức độ và thể hiện tính chính xác về từng hoạt đọng mà học sinh thực hiện

Sau khi kết thúc quá trình học tập trên lớp, GV vẫn cần giao cho HS một số nhiệm

vụ và yêu cầu HS thực hiện ở nhả Những nhiệm vụ này mang tính chất tìm tòi, mở rộng, vận dụng cao kiến thức đã học vào thực tiễn xã hội ngày nay

Cuối cùng là GV phải tổng kết, đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết học để rút ra các bài học kinh nghiệm, lưu ý cho các hoạt động ở bài tiếp theo

1.1.5 Vai trò và ý nghĩa

Thông qua những công trình nghiên cứu và việc áp dụng trong dạy học thực tế, mô

hình LHĐN có một số vai trò sau đây:

Thứ nhất, thay đổi giáo dục truyền thống, đổi mới hình thức và phương pháp dạy học bộ môn LS Với mô hình LHĐN, HS được tiếp cận vói kiến thức một cách cởi mở và

chủ động nhất còn GV chủ yếu đóng vai trò là người chuyên gia giáo dục, định hướng và

cố vấn giúp cho HS tự tìm tòi kiến thức và giải quyết các vấn đề Sau khi tự tìm hiểu kiến thức, HS có thể tự chuẩn bị một số câu hỏi còn thắc mắc, những nội dung còn mơ hồ chưa

rõ để trao đổi lại với GV Khi thảo luận và tổ chức các hoạt động trình bày trên lớp, người

GV có thể đào sâu vào các lĩnh vực kiến thức có thể ứng dụng và xử lý, giải quyết cụ thê hơn đối với các tài liệu học tập mà HS chưa rõ

Thứ hai, góp phần thực hiện chủ trưởng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng chuyển từ

việc dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực cho người học Như thế có nghĩa là các hoạt động dạy sẽ tập trung vào việc thiết kế các hoạt động mà ở

đó HS được “làm” nhằm rèn luyện và phát triển năng lực cho HS Mô hình LHĐN là mô

Trang 26

động học tập để tiếp thu các nội dung kiến thức mới của bài học Do vậy, mô hình dạy học này có nhiều ưu thế để phát triển năng lực, phẩm chất người học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

Thứ ba, góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi số nền giáo dục Việt Nam Trong

chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 đã xác định giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện Hai nội dung chính được tập trung trong chuyển đổi số giáo dục Việt Nam là: chuyển đổi số trong quản lý và CĐS trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá Để thực hiện tốt xu thế mới này của giáo dục, GV cần vượt qua những trở ngại tâm lý thường gắn liền với những thói quen trong khuôn khổ của cách thức dạy học truyền thống và nhanh chóng thích ứng

với những thay đổi mới của hoạt động giáo dục trong thời kì CĐS: “Nếu như trước đây 100% kiến thức được truyền thụ ở trên lớp học thì thay vào đó kiến thức được truyền thụ trực tuyến sẽ tăng dần lên Nếu như trước đây lên lớp là để giảng bài, ở nhà là để tự làm bài tập, thì quá trình sẽ đảo ngược lại, HS có thế ở nhà nghe giảng bài trực tuyến, những lến lớp để làm bài tập và giải quyết các vấn đề đặt ra theo nhóm Nếu như trước đây giáo dục là trải nghiệm mang tính đại trà thì trà, thì hiện nay, giáo dục lại là trải nghiệm mang tính cá thể hóa Phương pháp và tài liệu giáo dục linh động hơn, cho phép thay đổi để thích nghi với cách học và tốc độ tiếp thu kiến thức của từng HS chứ không theo những cách cũ trước đó là bắt buộc HS thay đổi để tuân theo phương pháp giảng dạy trong lớp”

[3, tr.87] Trên cơ sở nhận thức đúng những thay đổi này của hoạt động giáo dục trong thời

kì CĐS sẽ giúp GV có được những cơ sở quan trọng để xác định và xây dựng các mô hình học tập phù hợp Tiêu biểu như mô hình LHĐN – một mô hình dạy học hiện đại, khai thác được những ưu thế của công nghệ thông tin để xây dựng các không gia học tập đa dạng,

tạo điều kiện cho HS học tập mọi nơi mọi lúc

Dạy học theo mô hình LHĐN cũng có ý nghĩa rất lớn trong công tác giảng dạy của

người GV và quá trình học tập của các em HS

Trang 27

hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV Ở đó, HS được khắc sâu và mở rộng kiến thức Vì thế, giúp HS hiểu sâu sắc về bản chất của khái niệm Di sản văn hóa; bảo tồn

và phát huy giá trị di sản văn hóa, phân loại di sản văn hóa, các loại hình di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam (DS văn hóa vật thể, phi vật thể; thiên nhiên, hỗn hợp Đặc biệt là

hiểu được trách nhiệm của các

- Về năng lực:

Với đặc thù của một mô hình dạy học tận dụng được những ưu thế của công nghệ

số trong hoạt động giáo dục; tạo được những không gian học tập đa dạng, phù hợp với phong cách học tập của từng HS; tận dụng được thời lượng dạy học trên lớp để tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm và phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ của

HS, nên mô hình LHĐN có nhiều ưu thế để phát triển các năng lực chung của HS như: năng lực tục chủ và tự học; năng lực gaio tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực đặ thù của môn LS như: tìm hiểu LS, nhận thức và tư duy LS, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Ngoài ra, trong mô hình LHĐN là HS sẽ phải làm việc nhiều trên nguồn internet thông qua các phương tiện hoặc phần mềm DH Do đó, năng lực CNTT của

HS sẽ ngày càng tốt hơn, HS sẽ cần có năng lực công nghệ từ khâu khai thác tư liệu do GV cung cấp cho đến khai thác các nguồn tư liệu khác cho đến việc thực hiện nhiệm vụ của mình Sản phẩm của HS muốn hay, hấp dẫn và lôi cuốn người theo dõi thì chắc chắn rằng cần thiết phải sử dụng công nghệ ở trong đó, và không quá khi nói rằng trình độ công nghệ cũng sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm

- Về phẩm chất:

Phẩm chất yêu nước và trách nhiệm là hai phẩm chất cốt lõi, có giá trị của một công dân đối với sự phát triển đất nước, đó cũng là mục tiêu của giáo dục phổ thông Môn LS với đặc trưng là giúp HS nhận thức được quá khứ, tiến trình phát triển LS, văn hóa của dân tộc và nhân loại Qua cách tổ chức dạy học của GV, HS sẽ có nhận thức đúng đắn về LS

và giá trị của nó đối với sự phát triển ngày nay Từ đó, hình thành cho HS những phẩm chất tốt đẹp của công dân Việt Nam là yêu nước, tự hào với truyền thống của dân tộc Ngoài ra, còn bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, trân trọng các thành tựu văn minh, văn háo của dân tộc Thông qua các nhiệm vụ học tập liên tục ở hai giai đoạn theo mô hình LHĐN uthì HS sẽ được làm việc liên tục, từ đó sẽ luyện cho HS ý thức chăm học, ham học

và tinh thần tự học Thông qua mô hình này, sẽ góp phần bồi dưỡng cho HS các phẩm chất như chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực

Trang 28

1.2 Cơ sở thực tiễn

Để nắm vững cơ sở thực tiễn của vấn đề đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để điều tra thực trạng vấn đề tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN trong chủ đề: “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858)

ở trường PT

1.2.1 Mục đích điều tra

Tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng dạy và học môn LS ở trường THPT Từ việc

áp dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy học và các hình thức dạy mới Cùng với đó là thực trạng áp dụng mô hình LHĐN vào quá trình dạy học chủ đề: “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam” trong môn LS lớp 10 ở trường PT thông qua góc nhìn của GV và HS trong trường Thông qua đó đề xuất một số biện pháp phù hợp để có thể thuận tiện cho GV

ở trường phổ thông áp dụng vào công tác giảng dạy của mình và nâng cao chất lượng bài dạy trong chủ đề này

1.2.2 Đối tượng, phạm vi điều tra

Tiến hành điều tra, khảo sát đối với 10 GV và 360 HS thuộc khối lớp 10 ở trường THPT Hoàng Hoa Thám thuộc địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng để phục vụ cho công tác nghiên cứu công trình này

1.2.3 Phương pháp điều tra

Để có thể tìm hiểu cũng như điều tra về việc giảng dạy mô hình LHĐN trong chủ đề: “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858)” tôi có sử dụng mô số phương pháp sau:

Phương pháp khảo sát: thu thập thông tin có liên quan đến việc sử dụng mô hình LHĐN trong dạy học môn LS và việc áp dụng mô hình LHĐN trong chủ đề: “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858)” thông qua các phiếu điều tra

Phương pháp quan sát: quan sát và ghi chép các thông tin thông qua các tiết dạy học của GV hướng dẫn cũng như các GV môn LS trong trường THPT Hoàng Hoa Thám trong các tiết dạy thuộc chủ đề: “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858)”

Phương pháp phỏng vấn: thu thập thông tin về việc áp dụng mô hình LHĐN và việc

áp dụng mô hình LHĐN trong chủ đề: “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858)” thông qua các GV dạy môn LS và các em HS khối 10, 11 trong trường THPT Hoàng Hoa Thám, bằng cách đặt các câu hỏi trực tiếp

1.2.4 Nội dung điều tra

Nội dung điều tra chủ yếu tập trung vào vấn đề liên quan đến công tác giảng dạy theo mô hình LHĐN Cùng với đó là việc vận dụng mô hình LHĐN trong chủ đề: “Một số

Trang 29

nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858)” Để làm được điều đó, tôi sử dụng phiếu điều tra khảo sát với những nội dung chính như sau:

Đối với GV, trước tiên tôi khảo sát về vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới trong phương pháp, hình thức dạy học và việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, các hình thức dạy học phát triển năng lực lấy HS làm trung tâm Tiếp theo là khảo sát về mức độ tìm hiểu, hiểu biết và quan niệm của GV đối với những lợi ích và những hạn chế của mô hình LHĐN trong quá trình công tác giảng dạy tại trường THPT Người GV có mong muốn áp dụng

mô hình LHĐN này vào trong công tác giảng dạy và đặt biệt có muốn áp dụng mô hình này vào việc giảng dạy chủ đề “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858)” ở môn LS lớp 10 trường THPT hay không Cùng với đó là những đề xuất, ý kiến của GV mong muốn khi sử dụng mô hình này vào quá trình công tác giảng dạy

Riêng đối với HS, tôi tiến hành khảo sát 360 em HS khối 10 tại trường THPT Hoàng Hoa Thám Các nội dung khảo sát xoay quanh về những phương pháp, kỹ thuật dạy học và các hình thức dạy học khi GV bộ môn LS đứng lớp và những phương pháp, kỹ thuật dạy học, hình thức dạy học mà HS mong muốn được GV giảng dạy Bên cạnh đó, tôi còn đưa

ra các khái niệm, đặc điểm của mô hình LHĐN trong việc giảng dạy bộ môn LS để khảo sát ý kiến của các em HS vê việc áp dụng mô hình này ở bộ môn LS đặc biệt là trong chủ đề: “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858) Đồng thời thu thập những yêu cầu, đề xuất và góp ý của các em HS dành cho GV dạy học môn LS khi áp dụng

mô hình này vào trong công tác giảng dạy

1.2.5 Xử lí kết quả điều tra và rút ra kết luận

Trên cơ sở điều tra, khảo sát kết quả các phiếu điều tra bằng phương pháp thống kê toán học chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

Thứ nhất, quan niệm và nhận thức của GV về việc vận dụng mô hình LHĐN trong DHLS ở trường THPT

Vận dụng mô hìnhLHĐN là một hình thức dạy học đã và đang diễn ra trong ngành giáo dục Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu mới của xu thế toàn cầu hóa trên thế giới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay Để thu thập số liệu làm căn cứ đánh giá nhận thức của GV về vấn đề tổ chức dạy học vận dụng mô hình LHĐN để phát triển năng lực của HS chúng tôi đã tiến hành khảo sát thông qua những nội dung sau:

Với câu hỏi “Thầy/cô quan niệm như thế nào là dạy học theo mô hình LHĐN?”

chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhận thức của GV LS tại trường THPT Hoàng Hoa Thám Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn GV vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm dạy học theo mô hình LHĐN trong DHLS với hình thức dạy học kết hơp (dạy học trực tuyến kết hợp với

trực tiếp) Trong đó, có 50% GV cho rằng “LHĐN là một hình thức dạy học mà GV cung cấp cho HS các nguồn học liệu được số hoá liên quan đến bài học để tìm hiểu trước một

Trang 30

số nội dung kiến thức cơ bản của bài học và sau đó tổ chức HS đặt câu hỏi, thảo thuận, tranh luận trên giờ học trên lớp” 25 % GV nhận định “LHĐN là một hình thức dạy học

mà HS sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu một số nội dung kiến thức cơ bản của bài học thông qua các nguồn học liệu được GV cung cấp, hướng dẫn khai thác trước khi đến lớp

để có thêm thời gian tổ chức các hoạt động học tập tích cực, thực tiễn và sáng tạo trên lớp” Thực trạng này đã cho thấy đại bộ phận GV vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc

tiếp cận lí luận để vận dụng mô hình LHĐN trong công tác giảng dạy của mình

Bên cạnh đó, để làm rõ hơn về ưu tế và tầm quan trọng của việc tổ chức vận dụng mô hình LHĐN trong DHLS ở trường THPT, tôi đã tiến hành khảo sát nhận thức của GV, HS

về ưu điểm của mô hinh LHĐN so với lớp học truyền thống; vai trò, ý nghĩa của tổ chức dạy học vận dụng mô hình LHĐN trong DHLS Trên cơ sở kết quả thu thập được, chúng tôi thấy rằng phần lớn GV và HS đều rất đồng tình về vai trò và ý nghĩa rất quan trọng của việc tổ chức dạy học vận dụng mô hình LHĐN trong quá trình DHLS ở trường THPT (xem bảng 1.1, 1.2; bảng 1.3)

Bảng 1.1 Bảng tống hợp ý kiến của GV về ưu thế của mô hình LHĐN so với mô hình dạy

1

Phát huy được năng lực tự

học và nhu cầu cập nhật tri

thức mới mẻ, bổ ích cho HS

2

Góp phần phát triển năng lực

sử dụng công nghệ thông tin

và giao tiếp, hợp tác cho HS

3

Tạo điều kiện trao đổi thông

tin, chuyển giao các nguồn tài

nguyên học tập giữa người

dạy và người học

Trang 31

4 Giúp HS chủ động thời gian

học tập ở mọi nơi, mọi lúc

Đồng

ý

Phân vân

Không đồng ý

1 HS chủ động về thời gian học tập 25% 75% 0% 0%

2 Nâng cao năng lực tự học trong việc

tìm hiểu, nghiên cứu bài học

Trang 32

7 Phát triển năng lực công nghệ thông

3 Thoả mãn sự tò mò, long ham

hiểu biết về kiến thức

Trang 33

Ngoài những vai trò, ý nghĩa nêu trên, việc tổ chức HĐTN trong DHLS ở trường THPT còn góp phần quan trọng để tạo hứng thú và động cơ học tập cho HS Cụ thể là, có 66,7% GV

đồng ý rằng nếu HS Dành nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động trao đổi, thảo luận, tăng cường hoạt động nhận thức và vận dụng kiến thức LS đã học vào thực tiễn cho HS sẽ góp

phần quan trọng vào việc tạo hứng thú học tập của HS.Nhận định này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát HS với những số liệu cụ thể như sau:

Bảng 1.4 Bảng tổng hợp về mức độ hứng thú của HS khi được tham gia các hoạt động học tập

STT Ý kiến/quan điểm

Mức độ hứng thú Rất hứng

thú

Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú

1

Được nghiên cứu, tìm hiểu những

hệ thống kiến thức bài học mới trên

các nền tảng số

54,1% 29,5% 13,5% 2,9%

2 Được đưa ra những ý kiến của cá

nhân về bài học LS trên lớp

35,2% 53% 10,6% 1,2%

Trang 34

3 Được trao đổi, thảo thuận với các

thầy/cô và các bạn học khác trên lớp

59,9% 36,4% 3,7% 0%

4

Được tham gia nhiều hoạt động trải

nghiệm, khám phá các nội dung

kiến thức bài học trên lớp

62,8% 31,2% 5,4% 0,6%

Thứ hai, thực trạng việc tổ chức dạy học vận dụng mô hình LHĐN trong DHLS ở trường THPT

Việc tìm hiểu những đặc trưng về thực trạng tổ chức dạy học vận dụng mô hình

LHĐN trong DHLS ở trường THPT là một trong những cơ sở quan trọng để xác định những nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến quá trình triển khai hướng dạy học tích cực này hiện nay Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:

Hiện nay, tại trường THPT Hoàng Hoa Thám, việc tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN để phát triển năng lực của HS trong DHLS đã nhận được sự quan tâm của một số

ít bộ phận GV Trên thực tế, một số quan điểm dạy học có ưu thế để tổ chức các tiết học theo mô hình LHĐN cho HS đã được GV vận dụng vào quá trình dạy học Cụ thể như sau:

Bảng 1.5 Bảng thực trạng việc GV tổ chức dạy học vận dụng mô hình lớp học

đảo ngược trong DHLS ở trường THPT

STT Ý kiến/quan điểm

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1

Giao nhiệm vụ cụ thể, định hướng

các nội dung thực hiện các nhiệm

vụ học tập ở nhà của HS

2

Cung cấp, chuyển giao các nguồn

tài nguyên học tập và công nghệ

cho HS

Trang 35

Dành nhiều thời gian để tổ chức

các hoạt động trao đổi, thảo luận,

tăng cường hoạt động nhận thức

Qua bảng tổng hợp số liệu nêu trên, chúng ta thấy rằng, hiện nay các hình thức

dạy học như “giao nhiệm vụ cụ thể, định hướng các nội dung thực hiện các nhiệm vụ học tập ở nhà”, “Cung cấp, chuyển giao các nguồn tài nguyên học tập và công nghệ”,… sử

dụng phổ biến trong trong quá trình DHLS Một số hoạt động tổ chức ứng dụng dạy học

mô hình LHĐN cho HS đã được một số GV chú ý thực hiện nhưng chưa đồng bộ và tần suất chưa cao Kết quả khảo sát này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát giành cho HS (xem bảng 1.6)

Bảng 1.6 Bảng thực trạng ý kiến nhận định của HS về các hoạt động dạy học LHĐN thường

được GV tổ chức ở trường THPT

STT Phương pháp/ Kỹ thuật

dạy học

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Trang 36

Bảng 1.7 Kết quả khảo sát ý kiến của GV về những khó khăn thường gặp phải khi tổ

chức dạy học mô hình LHĐN cho HS trong DHLS

Không đồng ý

1

Không có nhiều thời gian để quay

video, bài giảng và số hoá các nguồn

Trang 37

4 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà

Bảng 1.8 Ý kiến của GV về vai trò của GV trong mô hình LHĐN

Không đồng ý

1 Nghiên cứu nội dung để xác định những nội

dung phù hợp cho từng giai đoạn học tập

3 Giao nhiệm vụ, định hướng hoạt động học

6 Tạo điều kiện cho HS được làm việc tốt nhất 75% 25% 0% 0%

7 Tiến hành kiểm tra, đánh giá các hoạt động

học tập của HS

Bên cạnh đó, các GV cũng đưa ra một số ý kiến, đề xuất về các hoạt động học tập

Trang 38

trước và khi trên lớp của HS mà họ muốn sử dụng đối với việc tổ chức dạy học mô hình LHĐN cho HS trong DHLS ở trường THPT Kết quả thu được như sau:

Bảng 1.9 Ý kiến của thầy/cô về việc sử dụng những phương pháp dạy học nào

sau đây cho các giai đoạn học tập của mô hình LHĐN

Phương pháp

Trước khi đến lớp Trong giờ học trên lớp

Rất đồng

ý

Đồng

ý

Phân vân

Không đồng ý

Rất đồng

Đồng

ý

Phân vân

Không đồng ý

Từ kết quả khảo sát nêu trên, chúng ta cỏ thể thầy rắng:

- Về nhận thức: GV đã có những nhận thức ban đầu về mô hình LHĐN cũng như đã vận dụng vào quá trình giảng dạy và học tập tại trường THPT Minh Quang Các thầy cô cũng đã đánh giá được những ưu thế của mô hình LHĐN so với DH truyền thống, vai trò của mô hình đối với việc đổi mới DH theo hướng phát huy năng lực của HS

- Vê tổ chức thực hiện: Mặc dù có nhiều biện pháp và hình thức tổ chức khác nhau

để triển khai DHLS theo mô hình LHĐN, nhưng cả GV và HS còn gặp nhiều vấn đề khó khăn

Trang 39

động dạy học từ việc truyền thu kiến cơ bản ở trên lớp học chuyển sang hướng dẫn HS nghiên cứu kiến thức thông qua các bài giảng, video ở nhà Và ở lớp học HS sẽ được GV

tổ chức các hoạt động trao đổi thảo luận nhằm phát hiện, nghiên cứu sâu và mở rộng kiến thức Việc liên kết các hoạt động ở hai giai doan ở nhà và ở lớp khi thực hiện dạy học còn gặp nhiều khó khăn Điều này bắt nguồn từ việc chưa hiểu rõ, chi tiết về bản chất, quy trình thiết kế và vận dụng mô hình LHĐN vào giảng dạy một cách bài bản và đồng bộ Ngoài ra, khi tổ chức thực hiện GV vẫn chưa tăng cường các hoạt động khám phá vấn đề hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành Tiết học vẫn thường diễn ra dưới hình thức giao nhiệm

vụ ở nhà, lên lớp tổ chức dạy lại kiến thức Ngoài ra, giờ học vẫn chủ yếu được tiến hành trong lớp học với các hình thức truyền thống như trao đổi, đàm thoại, phát vẫn Các hình thứ này khi sử dụng nhiều lẫn dẫn tới việc HS dễ bị nhàm chán, năng lực phát hiện va giải quyết vấn đề của HS bị hạn chế

Về phía HS: Nhiều HS vẫn còn học tập một cách thụ động, không mở rộng và nghiên cứu sâu kiến thức cũng như tìm hiểu thêm ở nhiều kênh thông tin hoặc phương tiện khác nhau mà sẽ chỉ dựa vào nguồn tài liệu duy nhất là GV cung cấp mà thôi HS vẫn còn chưa mạnh dạn trong trao đổi, thảo luận trong nhóm hoặc phản biện với các ý kiến của các bạn

HS ở trong lớp Kĩ năng phát hiện vấn đề của HS còn chưa cao mà thường dựa vào vấn đề

GV nêu ra HS vẫn quen với lối mòn lên lớp là để học kiến thức mới trong sách giáo khoa

Vì thế, nên khâu tổ chức của HS khi vận dụng mô hình LHĐN trước đây gặp nhiều hạn chế

- Về các yếu tố khác: việc tổ chức ứng dụng dạy học mô hình LHĐN cho HS trong DHLS còn gặp khó khăn như nguồn tài nguyên học tập chưa nhiều, cơ sở vật chất của nhà trược và HS như kết nối mạng, máy tính, điện thoại thông minh, các phần mềm hỗ trợ vẫn còn nhiều hạn chế

Trang 40

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) CẦN KHAI THÁC ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LHĐN

2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chủ đề: Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858)

2.1.1 Vị trí

Chủ đề: “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858) đóng vị trí rất quan trọng trong quá trình hình thành tri thức LS - văn hóa của dân tộc cho HS Chủ đề này cung cấp cho HS kiến thức về LS của các nền văn minh trên lãnh thổ đất nước chúng

ta từ những nền văn minh cổ như văn minh Văn Lang - Âu Lạc, văn minh Chăm - pa và văn minh Phù Nam cho đến nền văn minh Đại Việt kéo gần 1000 năm trên lãnh thổ đất nước chúng ta Trong chủ đề này, HS có thể nắm được quá cơ sở hình thành và phát triển của các nền văn minh Đồng thời, chủ đề này cũng giúp HS làm rõ được những thành tựu tiêu biểu từ sự ra đời nhà nước, kinh tế, chữ viết cho đến đời sống vật chất và tinh thần của các nền văn minh Những nội dung kiến thức này đóng một vị trí quan trọng trong việc đi sâu và làm rõ thêm một số nội dung kiến thức LS cơ bản mà HS đã tìm hiểu ở bậc THCS Đặt nền tảng quan trọng giúp HS tiếp tục tiếp thu một số nội dung chuyên sâu đối với một

số nội dung học tập ở bậc đại học Cụ thể là:

Ở chương 5, LS lớp 6 bậc THCS, HS được tìm hiểu một số nội dung cơ bản về sự thành lập, phát triển, nhận diện được một số nét chính đời sống vật chất và tinh thần của

nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam qua diễn trình LS Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X Dựa trên cơ sở những kiến thức thông sử

HS đã được tìm hiểu ở bậc THCS, trong chương trình LS lớp 10, thông qua chủ đề: “Một

số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” HS sẽ được tìm hiểu sâu

hơn về cơ sở hình thành, các thành tựu tiêu biểu của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam và Đại Việt trên các mặt tổ chức nhà nước, chữ viết, đời sống vật chất và đời sống tinh thần,…

Ngoài ra, những kiến thức LS trong chủ đề: “Một số nền văn minh trên lãnh thổ Việt Nam (trước năm 1858) còn đặt nền tảng giúp cho HS có thể dễ dàng tiếp cận hơn với một số nội dung chuyên sâu ở các bậc cao hơn như nội dung về LS Việt Nam cổ trung đại,

Ngày đăng: 04/12/2024, 10:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w