1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thiết bị dạy học tại các trường thcs quận hải châu thành phố Đà nẵng Đáp Ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 11,16 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý thiết bị dạy học tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018” đ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH THỊ BA

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH THỊ BA

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN QUANG GIAO

Đà Nẵng - Năm 2024

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 5

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 7

1.2 Các khái niệm chính của đề tài 8

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 8

1.2.2 Thiết bị dạy học 12

1.2.3 Quản lý thiết bị dạy học 14

1.3 Yêu cầu đối với TBDH ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 15

1.3.1 Vai trò, tầm quan trọng của TBDH ở trường THCS 15

1.3.2 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở 18

1.3.3 Phân loại thiết bị dạy học 20

1.3.4 Yêu cầu đối với thiết bị dạy học ở trường THCS 21

1.3.5 Nguyên tắc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học 23

1.3.6 Nguyên tắc sử dụng TBDH ở trường THCS 23

1.3.7 Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý TBDH ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 25

1.4 Nội dung quản lý TBDH ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 26

1.4.1 Quản lý việc lập kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH ở trường THCS 26

1.4.2 Quản lý việc quản lý đầu tư, mua sắm TBDH ở trường THCS 27

Trang 7

1.4.3 Quản lý việc sử dụng TBDH 28

1.4.4 Quản lý việc bố trí, phân công, phát triển đội ngũ quản lý TBDH 28

1.4.5 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thiết bị dạy học 29

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 30

1.5.1 Các yếu tố khách quan 30

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 31

Tiểu kết chương 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 33

2.1 Khái quát quá trình khảo sát 33

2.1.1 Mục đích khảo sát 33

2.1.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 33

2.1.3 Phạm vi và đối tượng khảo sát 33

2.1.4 Quy trình thực hiện 34

2.1.5 Xử lí số liệu và viết báo cáo hiệu quả khảo sát 34

2.2 Khái quát tình hình các trường THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 34

2.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 34

2.2.2 Tình hình giáo dục của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 35

2.2.3 Tình hình các trường THCS trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng 36

2.3 Thực trạng TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 39

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng về tầm quan trọng của TBDH 39

2.3.2 Thực trạng mức độ sử dụng TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 40

2.3.3 Thực trạng mức độ hiệu quả sử dụng TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 42

2.3.4 Thực trạng chất lượng TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 44

2.4 Thực trạng quản lý TBDH học tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 45

2.4.1 Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 45

2.4.2 Thực trạng quản lý việc đầu tư, mua sắm TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 47

Trang 8

2.4.3 Thực trạng quản lý sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT

2018 49

2.4.4 Thực trạng quản lý công tác bố trí, phân công, phát triển đội ngũ quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 52

2.4.5 Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 54

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 57

2.5.1 Điểm mạnh 57

2.5.2 Điểm yếu 57

2.5.3 Thời cơ 58

2.5.4 Thách thức 58

Tiểu kết chương 2 58

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 60

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 60

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 60

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 60

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 61

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 61

3.2 Các biện pháp quản lý TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 61

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về vị trí, vai trò của TBDH 61

3.2.2 Tăng cường đầu tư, nâng cấp, cập nhật TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 63

3.2.3 Đẩy mạnh tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý TBDH cho GV, HS, nhân viên phụ trách TBDH 65

3.2.4 Tổ chức sử dụng hiệu quả TBDH phục vụ chương trình GDPT 2018 67

3.2.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý TBDH 72

3.2.6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác quản lý TBDH 75

3.3 Mối quan hệ của các biện pháp 78

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 79

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 79

3.4.2 Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm 79

3.4.3 Quá trình khảo nghiệm 79

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 79

Tiểu kết chương 3 83

Trang 9

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 1 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT Công nghệ thông tin

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

Trang 11

2.3 Tổng hợp xếp loại hạnh kiểm học kì II năm học 2022-2023 các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 38

2.4 Tổng hợp kết quả học tập học kì II năm học 2022-2023 các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 38 2.5 Thống kê thiết bị dạy học hiện có ở các trường THCS quận Hải

2.6

Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS tại các trường THCS

quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng về tầm quan trọng của

TBDH

40

2.7

Thực trạng mức độ sử dụng TBDH tại các trường THCS quận

Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình

GDPT 2018

41

2.8

Thực trạng mức độ hiệu quả sử dụng TBDH tại các trường

THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu

chương trình GDPT 2018

43

2.9

Thực trạng chất lượng TBDH tại các trường THCS quận Hải

Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thiết bị dạy học (TBDH) là một trong những điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng dạy học TBDH là thành tố cơ bản của quá trình dạy học, góp phần giúp giáo viên (GV) thực hiện quá trình dạy học đạt hiệu quả cao TBDH tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh (HS) huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành TBDH là cầu nối để GV và HS cùng hành động tương hợp với nhau thực hiện mục tiêu dạy học; là điều kiện tiên quyết chất lượng dạy học Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, mục tiêu giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS Nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, bảo đảm cho HS có trình độ THCS (hết lớp 9)

có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông

có chất lượng Theo Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp 2021-2030 tầm nhìn đến 2045” thu hút học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp đến năm

2025 là: 40-45%, năm 2030 là: 50- 55% Để thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cần phải có sự đổi mới đồng bộ về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học cũng như các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, trong đó việc quản lý sử dụng hợp lý và hiệu quả các TBDH đáp ứng đổi mới chương trình góp phần phát triển phẩm chất năng lực hình thành các kỹ năng cốt lõi cho người học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 nhằm chỉ đạo các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện tốt mục tiêu dạy học

Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Đà Nẵng đã quan tâm đầu tư cho các trường THCS những TBDH tiên tiến, hiện đại Song thực tế hiệu quả sử dụng còn thấp do yêu cầu kỹ thuật của TBDH chưa đáp ứng theo quy định thiết bị đạt chuẩn; số lượng TBDH còn thiếu theo yêu cầu chương trình GDPT mới, đội ngũ nhân viên phụ trách TBDH chưa được đào tạo bài bản, còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận được quy trình sử dụng, vận hành TBDH Để đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018, nhiều trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã trang bị TBDH hiện đại như: bàn ghế thí nghiệm, hệ thống điện, cấp thoát nước, bảng chống lóa, các trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, máy

Trang 13

tính, máy chiếu,… cần thiết cho hoạt động dạy và học Tuy nhiên, ở mỗi trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay bình quân có từ 3 đến 5 phòng bộ môn và chưa đủ so với quy định nên gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu theo chương trình GDPT 2018 Bên cạnh đó, phần lớn TBDH của các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đang tận dụng các TBDH từ chương trình giáo dục 2006 và chưa nhận được đầy đủ TBDH theo danh mục thiết bị tối thiểu thực hiện

ở các lớp 6, 7 theo yêu cầu Ngoài ra, một bộ phận HS chưa hiểu đúng về vai trò của TBDH; GV và HS chưa hiểu rõ về kỹ thuật sử dụng hiệu quả TBDH; GV chưa dành nhiều thời gian đầu tư cho bài giảng với TBDH; việc quản lý TBDH chưa đồng bộ, thống nhất; quy định, quy trình mượn trả TBDH còn rườm rà, TBDH được cất giữ, sắp xếp chưa khoa học gây mất thời gian tìm kiếm là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TBDH

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý thiết bị dạy học tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018” để nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả

sử dụng TBDH trong quá trình dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của chương trình GDPT 2018

2 Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

2.1 Khách thể nghiên cứu

TBDH ở các trường THCS

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý TBDH tại các trường THCS Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

3 Phạm vi nghiên cứu

Công tác quản lý TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ năm 2020 đến năm 2023 đáp ứng chương trình GDPT 2018

4 Giả thuyết khoa học

Trong thời gian qua, công tác quản lý TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã đạt kết quả nhất định, đáp ứng nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, công tác này vẫn còn có những hạn chế, chưa đáp ứng tốt chương trình GDPT

2018 Nếu xác lập được cơ sở lý luận quản lý TBDH ở trường THCS và đánh giá đúng thực trạng quản lý TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng thì

sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng chương trình GDPT 2018

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường THCS

Trang 14

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

6.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích phần tài liệu

lý thuyết thành các đơn vị kiến thức để tìm hiểu được những dấu hiệu đặc thù, bên trong và trên cơ sở đó tổng hợp lại để tạo ra hệ thống, đồng thời nhận thấy được mối quan hệ, tác động biện chứng để xác lập cơ sở lý luận về quản lý TBDH ở trường THCS

6.1.2 Phương pháp phân loại tài liệu

Trên cơ sở phân tích lý thuyết về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý hoạt động đào tạo, tiến hành thực hiện quá trình phân loại tài liệu với thao tác sắp xếp tài liệu khoa học theo những vấn đề, theo từng nội dung về quản lý TBDH ở trường THCS

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Điều tra bằng phiếu hỏi

Để tìm hiểu thực trạng quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT

2018 tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Đối tượng khảo sát là CBQL, GV, HS của các trường THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà

Nẵng

6.2.2 Tham khảo ý kiến chuyên gia

Tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 tại các trường THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

6.2.3 Phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Phương pháp phân tích và tổng kết rút kinh nghiệm nhằm rút ra những thuận lợi

và khó khăn trong quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

6.3 Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý kết quả điều tra

Sử dụng một số công thức toán học áp dụng trong nghiên cứu giáo dục Phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra, phương pháp thử nghiệm

Trang 15

- Sử dụng mô hình, sơ đồ, đồ thị

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương 2: Thực trạng quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông

2018

Chương 3: Biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông

2018

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

1.1 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Trong lịch sử giáo dục thế giới, quan điểm sự phát triển của lý thuyết về phương tiện dạy học, vai trò của TBDH đã được phát hiện và phát triển từ rất sớm Các nhà giáo dục đã chứng minh rằng khuyến khích HS nhận thức thế giới thông qua chính những giác quan của mình là phương pháp dạy học phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ Vì vậy, TBDH góp phần giúp trẻ phát triển tư duy: nhận biết hiện tượng và tiến tới nắm được bản chất của sự vật hiện tượng

Cùng với sự phát triển của các tư tưởng trong lĩnh vực tâm lí, giáo dục học, lí thuyết về dạy học trực quan đã có những bước tiến mới, nhận thức được vai trò quan trọng của phương tiện - TBDH trực quan TBDH trong dạy học đóng vai trò minh họa trong bài giảng của GV, giúp HS không chỉ nhận biết được hiện tượng mà còn hiểu rõ bản chất của hiện tượng TBDH có vai trò to lớn trong quá trình nhận thức của HS Theo Lênin, quy luật nhận thức của con người là “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”

Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý TBDH từ lâu đã được đề cập trong các công trình của các nhà giáo dục trên thế giới Nhà giáo dục vĩ đại Amos Comenski (1592 - 1679) là người đầu tiên đặt nền móng cho việc đổi mới phương pháp dạy học Năm

1631, ông cho xuất bản cuốn sách “Mở cánh cửa vào ngôn ngữ” Đây là cuốn sách dạy tiếng La tinh bằng phương pháp mới, có một tác dụng vô cùng to lớn vì ông đã tóm tắt

hệ thống kiến thức hiện đại, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa lời và ý, tránh được cách học khô khan, từ ngữ trước kia

Năm 1632, ông viết tác phẩm nổi tiếng “Phép giảng dạy vĩ đại” bằng tiếng Tiệp Khắc Tác phẩm đã trình bày những tư tưởng cấp tiến, khoa học, nhân văn về mô hình giáo dục hiện đại mà ngày nay chúng ta đang phấn đấu áp dụng, mở đầu cho một nền giáo dục mới - nền giáo dục cận đại Ông viết: “…Không có gì trong trí não nếu như trước đó không có gì trong các cảm giác Vì thế, tất nhiên bắt đầu dạy học không thể

từ sự giải thích bằng lời về các sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp chúng Lời nói không bao giờ được đi trước sự vật” Comenski đã đề cao một phương pháp dạy học mới, khuyến khích người học tự tiếp thu tri thức bằng chính những giác quan của

Trang 17

mình Bên cạnh đó, ông còn viết tác phẩm “Loan báo về một nhà trường mẫu giáo”, trong đó nêu rõ những phương pháp học tập ở nhà trường mẫu giáo, học mà chơi, chơi

mà học, rồi đưa ra những chỉ dẫn về giáo dục thẩm mỹ, đưa âm nhạc, thơ ca, hội hoạ vào giáo dục trẻ em Đây là những nội dung ở châu Âu hàng mấy thế kỉ sau người ta mới tiếp nhận và phổ biến Ông còn biên soạn chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo thành một bộ sưu tập tranh sắp xếp theo chủ điểm mang tên là “Thế giới bằng tranh”, xuất bản năm 1658 Đây là quyển sách bằng tranh vẽ ra đời sớm nhất thế giới

Về sau có các nhà nghiên cứu GD như: J.H Pestalossi (1746-1827), V.G Bêlenxky (1811-1848), K.Đ Usinski (1824-1870) đã phát triển quan điểm dạy học trực quan để đạt hiệu quả cao Nhà giáo dục học người Thụy Sĩ J.H Pestalossi (1746-1827)

đã phát triển nguyên tắc dạy học trực quan của Komenski với tư tưởng chỉ rõ mối quan

hệ hữu cơ giữa tri giác cảm tính với sự phát triển tư duy Pestalogie đã đưa ra yêu cầu

tổ chức quan sát sự vật, hiện tượng trong quá trình dạy học xuất phát từ tâm lý của trẻ

em Nhà hoạt động giáo dục, văn hóa nổi tiếng người Nga Bêlenxky (1811-1848) đi tìm sự gắn kết của việc dạy học trực quan với các đặc điểm sinh lý thần kinh của con người Dựa trên các đặc điểm duy vật, ông xem “các giác quan và bộ não của con người là hai lực lượng cần thiết cho nhau” Theo ông, nhà sư phạm trong quá trình dạy học cần phải dựa trên những biểu tượng của trẻ đã thu nhận được trong quá trình quan sát thế giới hiện thực Usinski (1824-1870) cho rằng đối với HS tiểu học, phương pháp dạy học trực quan là phương pháp giảng dạy đặc biệt và quan trọng nhất Ông chủ trương sử dụng tranh ảnh trong hoạt động giảng dạy Tri thức trực quan khoa học là kết quả của quá trình nhận thức và phản ánh trực tiếp thế giới khách quan vào bộ não con người Nội hàm của nó phản ánh các mặt, các bộ phận bên ngoài sự vật, hiện tượng, thông qua các hình thức cảm giác, tri giác, biểu tượng… Tri thức trực quan khoa học không đồng nhất với trực quan “thuần” cảm tính Cảm giác, tri giác, biểu tượng với tư cách thành tố của trực quan khoa học đã vượt qua cái giới hạn “cảm tính thuần túy" để thể hiện một trình độ khoa học của nhận thức Bởi vậy, như nhận định của Goócki, “không có cơ sở nào để phủ định sự phản ánh cảm tính, coi thường vai trò của nó như là nấc thang đặc thù của nhận thức, mà nó có ý nghĩa cơ bản, trong sự hình thành tư duy khoa học”

Hội nghị Quốc tế về giáo dục lần thứ 39 họp tại Giơ-ne-vơ năm 1984 cũng như nhiều hội nghị về TBDH ở các nước xã hội chủ nghĩa đã khẳng định ngành giáo dục cần phải được đổi mới thường xuyên về mục đích, cấu trúc, nội dung, TBDH và phương pháp để tạo cho tất cả các SV có những cơ hội học tập Tùy theo hoàn cảnh kinh tế, kỹ thuật và xã hội tất cả các nước trên thế giới đều có khuynh hướng hoàn thiện cơ sở vật chất, trong đó có TBDH nhằm phù hợp với sự hiện đại hóa nội dung,

Trang 18

phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo Các nước có nền kinh tế phát triển đều quan tâm đến việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các TBDH hiện đại, đạt chất lượng cao, cần thiết cho nhu cầu giáo dục mỗi nước như: Tiệp Khắc, Hungari, Pháp, Mỹ, Đức,…

Trong cuốn sách “Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng” (1985) của nhà xuất bản Đại học Minxcơ, các tác giả đã đề cập đến nhiều vị trí, vai trò, chức năng và các loại phương tiện kỹ thuật dạy học Tài liệu cũng nêu những ứng dụng cụ thể, chi tiết của phương tiện kỹ thuật dạy học trong quá trình dạy học Tài liệu là cơ sở nghiên cứu cho lĩnh vực TBDH và quản lý, sử dụng thiết bị dạy học ở nước ta

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản về quản

lý CSVC, TBDH trong các cơ sở GD&ĐT nói chung, trong đó có trường THCS nói riêng Đồng thời kế thừa và cụ thể hoá các học thuyết về giáo dục trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học phục vụ quá trình dạy học ở các nhà trường

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đánh giá: “Xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa” [1]

Hoạt động quản lý TBDH là một trong những hoạt động giáo dục chung trong nhà trường và diễn ra liên tục trong suốt năm học Vì vậy, quản lý TBDH là vấn đề rất được các trường chú trọng để công tác quản lý TBDH trong điều kiện đổi mới chương trình GDPT 2018 đạt được hiệu quả

Trong bài viết “Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học phục

vụ triển khai chương trình, sách giáo khoa tiểu học và trung học cơ sở”, tác giả Trần Đức Vượng đã đánh giá những ưu điểm và chỉ ra một những hạn chế cần khắc phục để

sử dụng tốt thiết bị dạy học như: “…Trình độ sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên còn thấp, đội ngũ quản lý giáo dục ở một vài địa phương chưa thật sự chú trọng chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học” [39]

Tác giả Tô Xuân Giáp trong cuốn “Phương tiện dạy học” đã nêu lên tầm quan trọng của phương tiện, thiết bị dạy học Ngoài ra, tác giả đã chỉ rõ cơ sở để phân tích, phân loại phương tiện dạy học; cách thức lựa chọn, sử dụng, chế tạo thiết bị dạy học nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng trong quá trình dạy học [14]

Năm 2015, Chủ nhiệm đề tài Ngô Quang Sơn đã bảo vệ thành công đề tài cấp

Bộ về: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cáo hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục,

Trang 19

ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng” [34]

Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến công tác quản lý, khai thác, sử dụng TBDH như: luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Liễu (2009) với đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên” Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng phương tiện dạy học ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, tác giả đã phân tích những nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thế Vinh (2011) với đề tài “Quản lý TBDH

ở các trường Trung học phổ thông của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” đã nghiên cứu thực trạng trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH trong các trường Trung học phổ thông của tỉnh Thái Bình Đồng thời, tác giả phân tích những điểm mạnh, những hạn chế, những nguyên nhân dẫn tới thực trạng và đề xuất những biện pháp quản lý, trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả TBDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Trung học phổ thông của tỉnh Thái Bình

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Võ Đăng Chín (2013) với đề tài “Biện pháp quản

lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam” đã đánh giá thực trạng công tác xây dựng, mua sắm trang bị và quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam Trên

cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý phương tiện dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Tác giả Lê Thanh Giang với đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường Trung học phổ thông tỉnh Cà Mau”, đã khảo sát và phân tích thực trạng quản lý và sử dụng TBDH ở một số trường THPT tỉnh

Cà Mau, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý việc sử dụng TBDH của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT tỉnh Cà Mau

Nhìn chung, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước

và nước ngoài về quản lý thiết bị dạy học Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu quản lý TBDH tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1 Quản lý

Từ trước đến nay, nhiều học giả, nhiều nhà quản lý đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý, tùy thuộc vào cách tiếp cận quản lý với những góc độ

Trang 20

khác nhau Những khái niệm về quản lý có thể được tập trung ở một số khía cạnh như sau:

- Theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan”

- Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến [25]

- Quản lý là quá trình tác động có hướng đích của chủ thể quản lý dựa trên nhận thức những quy luật khách quan của hệ thống quản lý đến các quá trình đang diễn ra nhằm đạt mục đích đặt ra một cách tối ưu [3]

- Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của tập thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức [2]

- Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [28]

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quản lý nhưng tựu trung lại quản lý là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm tổ chức, điều hòa, phối hợp hoạt động của các đối tượng quản lý nhằm đạt tới mục tiêu đã xác định Như vậy, quản lý là một hoạt động có tính hệ thống, bao gồm các yếu tố cơ bản hợp thành: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, cơ chế tác động, mục tiêu và khách thể (hay các yếu tố môi trường bên ngoài)

Sự phân định chủ thể quản lý và đối tượng quản lý chỉ mang tính chất tương đối, một cá nhân, một bộ phận đặt trong quan hệ này là chủ thể quản lý nhưng đặt trong quan hệ khác lại là đối tượng quản lý

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quản lý

Trang 21

Về chức năng quản lý: Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Chức năng quản lý

là một dạng hoạt động quản lý, thông qua đó, chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định” [31]

Quản lý gồm 4 chức năng cơ bản:

- Lập kế hoạch: là quá trình xác định ra các mục tiêu, những nội dung hoạt động

và quyết định phương thức đạt được các mục tiêu đó, trên cơ sở những điều kiện, nguồn lực hiện có Có 3 loại kế hoạch: kế hoạch chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu chiến lược, kế hoạch chiến thuật để giải quyết mục tiêu chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp để giải quyết mục tiêu tác nghiệp Khi lập kế hoạch, người quản lý phải xác định mình đang cần loại kế hoạch nào, phải biết mình đang ở đâu, có gì, đi tới đâu, bằng cách nào? Nghĩa là phải cân đối giữa hệ thống mục tiêu với nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng; cân đối giữa yêu cầu và khả năng, để chọn ra những phương án tối ưu cho từng mục tiêu một

- Tổ chức: là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả, ứng với những mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có Thành công của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và phong cách của chủ thể quản lý, vào việc huy động và sử dụng các nguồn lực, cũng như tạo ra động lực, đặc biệt là năng lực nội sinh của tổ chức Lập kế hoạch tốt mà tổ chức không tốt, không phân công, phân nhiệm và tạo điều kiện cụ thể thích hợp thì khó đạt đến mục tiêu chung

- Chỉ đạo: là điều khiển, điều hành, tác động, huy động và giúp đỡ, tạo điều kiện cho những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công Mỗi người đều có mục tiêu riêng, người quản lý phải biết điều khiển tác động để hướng mục tiêu

cá nhân sao cho hoà hợp với mục tiêu chung của tập thể

- Kiểm tra: là quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hợp, theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành sửa chữa, uốn nắn khi cần thiết để đảm bảo được mục tiêu của tổ chức Để việc kiểm tra có hiệu quả, trước tiên phải xây dựng tiêu chuẩn phù hợp với từng mục tiêu, sau đó xác định, so sánh việc thực hiện nhiệm

vụ, mục tiêu đó và điều chỉnh kịp thời những sai lệch để tất cả các bộ phận, người thực hiện đều hướng về mục tiêu chung của kế hoạch

Các chức năng quản lý tạo thành một chu trình quản lý, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại, làm tiền đề cho nhau khi thực hiện hoạt động quản lý Trong quá trình quản lý thì yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện, vừa là phương tiện để tạo điều kiện cho chủ thể quản

lý thực hiện các chức năng quản lý và đưa ra các quyết định quản lý

Trang 22

- Tác giả Trần Kiểm khi định nghĩa niệm về quản lý giáo dục đã phân loại hai nhóm khái niệm tương ứng ở vĩ mô và vi mô

Đối với cấp độ vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của hệ thống (từ cấp cao đến các cấp cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục” [25]

“Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trội của hệ thống; sử dụng một cách tối

ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa ra hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường ngoài luôn luôn biến động” [25]

“Quản lý giáo dục là tác động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [25]

Đối với cấp vi mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản

lý đến tập thể giáo viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu đào tạo của nhà trường” [25]

Như vậy, quá trình quản lý giáo dục được hiểu như một quá trình vận động của các thành tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong hệ thống tổ chức của nhà trường

Hệ thống đó bao gồm các thành tố cơ bản là: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, nội dung phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý Các thành tố đó luôn vận động trong mối liên hệ tương tác lẫn nhau, đồng thời diễn ra trong sự chi phối, tác động qua lại với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội chung quanh

Trang 23

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [31]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [19]

Quản lý là những tác động của chủ thể trong việc huy động, phát huy, kết hợp,

sử dụng, điều chỉnh, điều phối nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động giáo dục của nhà giáo, hoạt động học tập và rèn luyện của người học, các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục nhà trường

Một cách cụ thể, quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của người quản lý đối với người được quản lý (cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh) đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin…) nhằm thúc đẩy các hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục nhà trường

Để quản lý nhà trường có hiệu quả, chủ thể và khách thể quản lý cần phải thực hiện tốt các chức năng quản lý: chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra – đánh giá một cách linh hoạt; vận dụng đúng với nguyên lý giáo dục, phù hợp với quy luật và những đặc thù của từng cơ sở GD&ĐT, với mục đích hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường, đáp ứng những yêu cầu mới xã hội đặt ra

Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục trong phạm vi xác định

đó là đơn vị giáo dục - nhà trường Do đó, quản lý nhà trường là vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định

1.2.2 Thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học là tất cả những phương tiện rất cần thiết cho GV và HS tổ chức

và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục và dạy học ở các môn học, cấp học

Trang 24

Đó là một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức; là phương tiện giúp HS lĩnh hội khái niệm, định luật, học thuyết khoa học,… nhằm hình thành ở họ các kỹ năng, kĩ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục

TBDH là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà GV sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của HS; đồng thời là nguồn tri thức là phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học

Trong hoạt động giáo dục của nhà trường, hai hoạt động song song tồn tại và luôn tác động qua lại với nhau đó là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, hai mặt của một quá trình đó là quá trình dạy học Trong quá trình dạy học, TBDH đóng vị trí trung gian, là cầu nối giữa tri thức với kỹ năng, giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa trò với thế giới xung quanh… Để hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò đạt được mục đích, đồng thời đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường đề ra, bên cạnh việc xây dựng nội dung, chương trình giáo dục, sử dụng các phương pháp giảng dạy và học tập nhà trường cần chú trọng đến công tác xây dựng cơ sở vật chất, TBDH

TBDH đóng vai trò là đồ dùng, công cụ tạo điều kiện để giáo viên sử dụng làm khâu trung gian, cầu nối để tác động vào đối tượng dạy học đó là HS TBDH có chức năng khởi động, dẫn chuyền và làm tăng hiệu quả tác động của người thầy đến với mỗi

cá nhân học sinh TBDH là những điều kiện tối ưu, luôn được sáng tạo, sản xuất, chế tạo cho phù hợp để đưa vào phục vụ cho quá trình dạy học hợp lý, sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học

Theo các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo đề cập đến khái niệm về TBDH như sau: “Trong công tác dạy học, thầy và trò ngoài chương trình sách giáo khoa, trường lớp…thường phải sử dụng đến phương tiện được gọi là học cụ, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục, thiết bị dạy học Thiết bị dạy học có thể coi như thuật ngữ đại diện cho các cách gọi khác nhau nêu ra trên đây Nó là một bộ phận cơ sở vật chất học trực tiếp có mặt trong các giờ học được thầy và trò cùng sử dụng Thuật ngữ này có tên tiếng Anh tương ứng: Equypment for Teaching” [20]

Theo tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền: “Tài sản cơ sở vật chất nhà trường chính là

hệ thống các thiết bị trường học và các phương tiện vật chất, kỹ thuật khác nhau dùng cho quá trình dạy học và giáo dục, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc (đất đai, nhà cửa), thiết bị dùng cho công tác giảng dạy và học tập, thiết bị dùng cho công tác quản lý…được sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra” [22]

Ngoài ra, hiện nay có nhiều quan niệm về TBDH như:

Trang 25

- TBDH là tất cả những phương tiện rất cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục và dạy học ở các môn học, cấp học Đó là một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức; là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, học thuyết khoa học v.v… nhằm hình thành ở họ các kĩ năng, kĩ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục

- TBDH đảm bảo cho hoạt động dạy học, là thành tố chủ yếu và quan trọng phục vụ quán trình dạy học của nhà trường

- TBDH là toàn thể những phương tiện vật chất nhằm đạt mục tiêu dạy học, được sử dụng trong quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức, cũng như trong sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học của quá trình sư phạm và có tác dụng sư phạm trực tiếp

Như vậy, TBDH là tổng thể những trang thiết bị máy móc, dụng cụ được sử dụng vào mục đích dạy học của nhà trường

1.2.3 Quản lý thiết bị dạy học

Quản lý TBDH là một quá trình tác động có tổ chức, có định hướng, có mục đích của người quản lý lên hệ thống TBDH nhằm thực hiện tốt các khâu: trang bị TBDH, sử dụng thiết bị dạy học, bảo quản thiết bị dạy học Quản lý TBDH là một trong những nhiệm vụ quản lý nằm trong mô hình quản lý chung là quản lý giáo dục Nhà quản lý giáo dục dựa trên những thông tin về thực trạng của thiết bị dạy học cùng với những thông tin về những đặc điểm, đặc thù của mỗi nhà trường để đảm bảo cho việc đầu tư, mua sắm, khai thác, sử dụng TBDH sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học

Quản lý TBDH là một trong những nhiệm vụ quản lý nằm trong mô hình quản

lý chung là quản lý giáo dục Nhà quản lý giáo dục dựa trên những thông tin về thực trạng của TBDH cùng với những thông tin về những đặc điểm, đặc thù của mỗi nhà trường để đảm bảo cho việc đầu tư, mua sắm, khai thác, sử dụng TBDH sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học Vận dụng các chức năng của quản lý vào quản lý TBDH là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra - đánh giá nhằm nâng caohiệu quả sử dụng thiết bị, bảo đảm các điều kiện tối ưu trong công tác dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Vận dụng các chức năng của quản lý vào quản lý thiết bị dạy học là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra - đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, bảo đảm các điều kiện tối ưu trong công tác dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Trang 26

1.3 Yêu cầu đối với TBDH ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

1.3.1 Vai trò, tầm quan trọng của TBDH ở trường THCS

Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục tiêu hệ thống: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [1] Đồng thời, đã xác định các giải pháp bao gồm:

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới GD&ĐT;

+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học;

+ Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan;

+ Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập;

+ Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng;

+ Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo;

+ Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo;

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý;

+ Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo

Để thực hiện được các giải pháp nêu trên, vấn đề đổi mới chương trình giáo dục

và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là một trong những đổi mới quan trọng Chương trình GDPT mới, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người

Trang 27

với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh; tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục

và công nghệ thông tin Muốn vậy, cần có sự đầu tư đồng bộ về TBDH ở các nhà trường để góp phần thực hiện hiệu quả chương trình GDPT mới

TBDH là một trong những điều kiện vật chất của nhà trường TBDH có ý nghĩa

to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước: “Học

đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”

TBDH là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học, trong đó bao gồm nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học là: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Giảng viên - Học sinh - Cơ

sở vật chất

Mục tiêu

Cơ sở vật chất

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học

Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học trong đó cơ sở vật chất và TBDH là yếu tố không thể tách rời Như vậy, cơ sở vật chất và TBDH là bộ phận của nội dung, phương pháp và có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức

Trang 28

Sử dụng TBDH một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học Việc sử dụng có hiệu quả các TBDH phụ thuộc rất nhiều vào trình độ,

sự sáng tạo mang tính nghệ thuật của mỗi GV và sự hỗ trợ hiệu quả của viên chức làm công tác thiết bị trường học Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, việc sử dụng các TBDH lại càng quan trọng, góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích dạy học

ở trường phổ thông

TBDH là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học giúp cho GV và HS thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy và học TBDH cũng tạo điều kiện trực tiếp cho HS phát huy tính tích cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến thức Nếu có được TBDH thích hợp, GV sẽ có điều kiện phát huy hết năng lực sáng tạo của bản thân trong quá trình giảng dạy TBDH làm cho hoạt động nhận thức của HS trở nên dễ dàng và sinh động hơn, tạo cho HS sự hứng thú với môn học

TBDH là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy, làm cho tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu; lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho HS nhớ kiến thức lâu và sâu hơn; tiếp thu bài nhanh và hiệu quả hơn

TBDH làm cho bài giảng của GV khoa học hơn và giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Sử dụng các TBDH thích hợp, người GV sẽ có điều kiện phát huy hết năng lực sáng tạo của bản thân trong mỗi tiết dạy; TBDH tạo ra cho HS những tình cảm tốt đẹp với môn học

Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe - thấy - làm được Khi sử dụng TBDH vào quá trình dạy học, người giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của

HS và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành

kỹ năng, kỹ xảo của các em

TBDH có vị trí và vai trò to lớn đối với quá trình dạy học, được thể hiện cụ thể qua các nội dung sau:

- Giúp HS dễ hiểu bài, tiếp thu, nhận thức bài học nhanh chóng, sâu sắc và nhớ bài lâu hơn

+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng

và các tính chất có thể tri giác trực tiếp;

+ Giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp;

+ Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học;

Trang 29

+ Giúp HS phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy ), giúp HS hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện

- Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao

Như vậy, TBDH có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong trong quá trình đào tạo Trong quá trình dạy học, thiết bị dạy học chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạy học Nội dung dạy học quy định những đặc điểm cơ bản của TBDH TBDH được lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu về sư phạm, kinh tế và yêu cầu về thẩm mĩ, sự an toàn về kỹ thuật cho GV và

HS Đặc biệt, TBDH càng đóng vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, bồi dưỡng năng lực thực hành, để

HS có thể tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức

1.3.2 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này

Chương trình GDPT 2018 được Bộ GD&ĐT ban hành bao gồm Chương trình tổng thể và 27 Chương trình môn học, hoạt động giáo dục Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng

Chương trình GDPT 2018 bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại

Trang 30

Mục tiêu giáo dục cho HS cấp THCS là giúp các em phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để tích lũy tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động

Chương trình GDPT 2018 có hệ thống các môn học được thiết kế theo định hướng bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng cấp học, lớp học; thống nhất giữa các lớp học trước với các lớp học sau; tích hợp mạnh ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới

Tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành, có điều chỉnh để phản ánh tốt nhất nội dung, tính chất, ý nghĩa giáo dục của môn học trong từng cấp học Do đó, tên một môn học có thể thay đổi ở từng cấp học, chẳng hạn: Môn học cốt lõi của lĩnh vực giáo dục đạo đức - công dân có các tên: Giáo dục lối sống (tiểu học), Giáo dục công dân (trung học cơ sở) và Công dân với Tổ quốc (trung học phổ thông) Cốt lõi trong lĩnh vực giáo dục khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) chỉ có 1 môn học Cuộc sống quanh ta (các lớp 1,2,3); tách thành 2 môn học Tìm hiểu Xã hội và Tìm hiểu Tự nhiên (các lớp 4, 5); tương ứng với 2 môn học Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên (trung học cơ sở) Cấp trung học phổ thông,

để hài hoà giữa học phân hoá định hướng nghề nghiệp với học toàn diện, môn Khoa học Xã hội cùng với các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học sẽ dành cho học sinh định hướng khoa học tự nhiên, môn Khoa học Tự nhiên cùng với các môn Lịch sử, Địa lý

sẽ dành cho các học sinh định hướng khoa học xã hội; đồng thời học sinh còn được tự chọn các chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng cá nhân

Định hướng TBDH, giáo dục trong chương Chương trình GDPT 2018 cấp THCS chú trọng đến các thiết bị thí nghiệm, thực hành: như tranh ảnh, mô hình, hiện vật, các mẫu vật về tự nhiên, sơ sồ, lược đồ, dụng cụ quan sát tự nhiên, các linh kiện, dụng cụ, bảng tính, dụng cụ thực hành, thực địa, một số loại đàn, các dụng cụ tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục địa phương, giáo dục thể chất, các phương tiện thiết bị này hướng tới việc đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất ở người học Bên cạnh đó, GV tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục, với các yêu cầu về thiết bị như: Máy tính, Smart tivi, máy chiếu; CD, DVD; Video; Thư viện digital chứa các kho tư liệu dạy học Lịch sử và Địa lí; Phần mềm dạy học…

Trang 31

Băng đĩa ghi các bài học trong Sách giáo khoa; Các phần mềm ứng dụng, mạng Internet; Các phần mềm soạn thảo, trình chiếu, Phần mềm học tập, phần mềm đồ hoạ, thiết kế, công cụ hoạt hình, mô phỏng, ; Kho học liệu số; máy in 3D; Phần mềm mô phỏng, thiết kế; Máy thu hình, đầu đọc đĩa, máy chiếu vật thể, máy tính bỏ túi và các tài liệu dạy học dạng điện tử… Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học đã trở thành một yêu cầu bắt buộc Theo đó, người dạy cần căn cứ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học GV cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quy định Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 với việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tất yếu kéo theo việc đổi mới về cơ sở vật chất nói chung và TBDH nói riêng, trong đó sử dụng TBDH có hiệu quả sẽ không chỉ góp phần hình thành tư duy khoa học cho HS mà còn góp phần phát triển kỹ năng nghề nghiệp của chính người

GV Trên cơ sở đó, Chương trình GDPT 2018 được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

1.3.3 Phân loại thiết bị dạy học

Hiện nay có rất nhiều loại TBDH với các hình thức và chức năng khác nhau, trong đó có thiết bị tạo hình ảnh (bảng đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảng biểu, ), những thiết bị khuếch đại hình ảnh (máy chiếu), thiết bị thu phát khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghi âm, )

Có thể phân loại các TBDH thành 04 nhóm sau:

- Thiết bị kỹ thuật

Các thiết bị kỹ thuật dạy học bao gồm các phương tiện nghe nhìn và các máy móc dạy học Trong đó các phương tiện nghe nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất

Các phương tiện nghe nhìn gồm:

+ Các máy móc chuyển tải thông tin ghi ở các giá mang thông tin như đèn chiếu, máy chiếu phim, Radio, Cassette, Tivi, Camera, máy vi tính…

+ Các giá mang thông tin (bản trong, phim, băng từ âm và hình, đĩa nghi âm, ghi hình…)

- Hệ thống đồ dùng trực quan

+ Hình vẽ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh

Trang 32

+ Mẫu vật: vật thật, tiêu bản, các sản phẩm nhân tạo và bộ sưu tập

+ Mô hình ma két

- Thiết bị và đồ dùng thí nghiệm nhà trường

Các loại thí nghiệm có thể được tiến hành trên lớp học, trong phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn trường

+ Thí nghiệm thực tập: Là những đề tài, những thí nghiệm tổng hợp nhằm củng

cố, ôn tập một chương hay một chương trình đã học

1.3.4 Yêu cầu đối với thiết bị dạy học ở trường THCS

- Tính khoa học sư phạm

Tính khoa học sư phạm là tiêu chí chính để đánh giá chất lượng thiết bị dạy học Tiêu chí này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học với cấu tạo, chức năng, kết quả tạo ra của thiết bị dạy học

+ TBDH phải phù hợp với mục tiêu, nội dung, điều kiện dạy học, phải đảm bảo cho học sinh, sinh viên tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, giúp GV truyền đạt một cách thuận lợi những kiến thức phức tạp, trừu tượng làm cho HS phát triển tốt khả năng nhận thức và

tư duy logic, đồng thời phải phát huy được tối đa các giác quan của người học, bảo đảm tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tương xứng với chương trình đào tạo một cách thuận lợi;

+ Nội dung, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của TBDH phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các chuẩn mực sư phạm;

+ TBDH phải phù hợp với nhiệm vụ dạy học và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của HS;

+ TBDH ngày nay phải có vai trò thúc đẩy áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với hình thức tổ chức lớp học tiên tiến

- Tính khoa học kỹ thuật

+ Các TBDH phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng

và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới;

Trang 33

+ TBDH phải đảm bảo kết quả cho ra phải chính xác, khoa học, phù hợp với lý thuyết đã và đang học;

+ TBDH phải có kết cấu phù hợp để dễ vận chuyển, bảo quản và sử dụng; + Vật liệu dùng để chế tạo TBDH phải bảo đảm tuổi thọ cao và độ bền chắc, không gây ô nhiễm môi trường;

+ TBDH phải có tính năng kỹ thuật thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học chuyên ngành đào tạo hay trình độ công nghệ;

+ TBDH phải có kết cấu thuận lợi cho việc lắp đặt, sử dụng, lưu trữ và bảo quản

- Tính nhân trắc học

Tính nhân trắc học thể hiện sự phù hợp giữa thiết bị dạy học với tâm sinh lý của giảng viên và học sinh, sinh viên, gây hứng thú, kích thích tò mò của HS và thích ứng với hoạt động dạy - học của thầy và trò

+ TBDH mà GV sử dụng trong tiết dạy phải đủ lớn để tất cả HS trong lớp có thể quan sát được Các TBDH dùng cho cá nhân không được quá nặng, quá lớn về kích thước, chiếm nhiều diện tích trên bàn;

+ TBDH phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS, màu sắc thiết bị dạy học không làm chói mắt hay làm cho HS khó phân biệt các chi tiết Màu sắc của TBDH càng giống như thực tế càng tốt;

+ TBDH phải bảo đảm tất cả các yêu cầu kỹ thuật, an toàn khi vận chuyển, lưu giữ và khi sử dụng không gây độc hại hay nguy hiểm cho thầy và trò

- Tính kinh tế

+ TBDH thực hiện được nhiều chức năng trong dạy học, sử dụng được cho nhiều nội dung với chi phí hợp lý, không gây tổn hao nhiều về nguyên vật liệu;

+ TBDH phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp;

+ Khi sản xuất và đưa vào sử dụng thiết bị dạy học cần tính đến sự hội nhập quốc tế;

+ Hệ thống TBDH phải đảm bảo tính dùng chung tối ưu cho một bộ môn, cho nhiều bộ môn, cho nhiều hoạt động

Trang 34

1.3.5 Nguyên tắc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học

- Nguyên tắc bảo đảm an toàn và độ tin cậy:

+ Thiết bị dạy học giúp gợi nhớ, liên thông, liên hệ với kiến thức của HS;

+ Hoạt động học phải được thông qua nhiều kênh thông tin và không quá tải về nội dung giảng dạy

- Nguyên tắc vừa sức

+ Sử dụng đúng lúc thiết bị dạy học có nghĩa là trình bày thiết bị vào lúc cần thiết, lúc HS chờ đợi, mong muốn nhất được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lý thuận lợi nhất, đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến TBDH;

+ Cân đối và bố trí lịch sử dụng thiết bị hợp lý, không nên lạm dụng TBDH, chọn thời gian thích hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng;

+ Sử dụng thiết bị dạy học đúng chỗ tức là tìm vị trí để giới thiệu hợp lý nhất, giúp tất cả HS có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với thiết bị, phương tiện một cách dễ dàng và rõ ràng;

+ Đảm bảo các yêu cầu về chiếu sáng, thông gió, không ẩm ướt và các yêu cầu

kỹ thuật đặc biệt khác Đồng thời cũng không ảnh hưởng tới quá trình làm việc, học tập của các lớp khác;

+ Các phương tiện được lưu giữ, bảo quản và sắp xếp hợp lý sao cho khi cần sử dụng dễ dàng lấy ra và dễ dàng tìm kiếm;

+ Nội dung và phương pháp giảng dạy, sử sụng thiết bị sao cho thích hợp, vừa với đối tượng HS;

+ Nếu kéo dài việc sử dụng thiết bị dạy học hoặc dùng lặp lại một loại thiết bị dạy học quá nhiều lần trong một buổi dạy học, hiệu quả của TBDH sẽ giảm sút;

+ Sử dụng kết hợp nhiều loại thiết bị dạy học, phương tiện dạy học một cách có

hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn; các thiết bị dạy học, phương tiện dạy học không mâu thuẫn, loại trừ nhau;

+ Bảo đảm sự tương tác của thiết bị dạy học với nội dung, phương pháp giảng dạy trong quá trình dạy học

1.3.6 Nguyên tắc sử dụng TBDH ở trường THCS

- Đảm bảo an toàn và độ tin cậy

Trang 35

Đây là một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng TBDH Các TBDH được sử dụng phải an toàn với các giác quan của SV, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị nghe nhìn Do vậy, trong quá trình sử dụng, GV cần chú ý một số vấn đề an toàn như: an toàn điện, an toàn cho thị giác, an toàn cho thính giác…

- Đảm bảo nguyên tắc: Đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ

Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng lúc” là: Sử dụng đúng lúc TBDH là việc trình bày phương tiện vào lúc cần thiết, lúc HS cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức, hình thành kỹ năng trong trạng thái tâm, sinh lý thuận lợi nhất (trước

đó, GV đã dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đề chuẩn bị)

Việc sử dụng TBDH đạt hiệu quả cao nếu được GV đưa đúng thời điểm nội dung và phương pháp dạy học cần đến Cần đưa phương tiện theo trình tự bài giảng, tránh trưng bày đồng loạt trên bàn, giá, tủ trong một tiết học cũng như biến lớp học thành một phòng trưng bày

Nguyên tắc sử dụng TBDH “Đúng chỗ”: Sử dụng TBDH đúng chỗ là tìm vị trí

để giới thiệu phương tiện trên lớp học hợp lý nhất, giúp HS có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp học

Vị trí trình bày TBDH phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riêng của nó

về chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt khác

Các TBDH phải được giới thiệu ở những vị trí đảm bảo tuyệt đối an toàn cho

GV và SV trong và ngoài giờ dạy Đồng thời phải bố trí sao cho không làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc, học tập của các lớp khác

Phải bố trí chỗ để TBDH tại lớp sau khi dùng để không làm phân tán tư tưởng của SV khi tiếp tục nghe giảng

Nguyên tắc sử dụng TBDH “Đủ cường độ”: Từng loại TBDH có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau Nếu kéo dài việc trình diễn hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút

Theo số liệu của các nhà sinh lý học, nếu như một dạng hoạt động được tiếp tục trên 15 phút thì khả năng làm việc sẽ giảm sút rất nhanh Nên sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 3 đến 4 lần trong 1 tuần và không kéo dài quá 20 đến 25 phút trong một tiết học

- Đảm bảo tính hiệu quả

Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung dạy học (sử dụng kết hợp nhiều loại phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn; các phương tiện dạy học không mâu thuẫn, loại trừ nhau) Đồng thời phải phù hợp với đối tượng HS; với nhân trắc và tiêu chuẩn Việt Nam Đảm bảo sự tương tác trong hệ thống dạy học “Nói hay chưa phải là dạy, chỉ xem chưa phải là học”

Trang 36

Nói đến tương tác là nói đến sự “hợp tác”, “cộng tác”, tác động qua lại giữa GV

và HS với các thành tố của quá trình dạy học TBDH có dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng không thể thay thế được vai trò của GV mà trước hết là phương pháp dạy học của họ Ngược lại, phương pháp dạy học của GV cũng lại chịu sự quy định của điều kiện, phương tiện dạy học cụ thể

Vì vậy, giữa các yếu tố nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và với chủ thể học tập (người học) Mối quan hệ đó chính là sự “tương tác” chủ yếu giữa các yếu tố của hệ thống dạy học Sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học Trong sự tương tác các hoạt động dạy học ở trường THCS thì vai trò của sử dụng TBDH chỉ được phát huy hiệu quả tối đa khi có được những tiêu chí đánh giá một cách rõ ràng và cụ thể

1.3.7 Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý TBDH ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

1.3.7.1 Quyền hạn của Hiệu trưởng trong quản lý TBDH

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất và tài sản chung của nhà trường, chỉ đạo mọi thành viên trong nhà trường phải có ý thức và trách nhiệm bảo quản, sử dụng có hiệu quả tài sản nhà trường

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên có thẩm quyền xử lí vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

1.3.7.2 Nghĩa vụ của Hiệu trưởng trong quản lý TBDH

- Nghiên cứu kỹ chương trình GDPT 2018, chương trình tổng thể và chương trình giáo dục của cấp học, để xác định yêu cầu TBDH cần thiết để triển khai thực hiện chương trình GDPT 2028

- Tổ chức đánh giá thực trạng TBDH của nhà trường về số lượng, chủng loại, chất lượng

- Xác định nhu cầu đầu tư, mua sắm, bổ sung, sử dụng TBDH trong dạy học theo yêu cầu triển khai chương trình GDPT 2018

- Chủ trì xây dựng kế hoạch xây dựng, mua sắm, bổ sung TBDH trong dạy học, giáo dục trên cơ sở nhu cầu đã xác định và cân đối nguồn tài chính để thực hiện; Phê duyệt dự toán hoặc trình cấp trên phê duyệt theo quy định để tổ chức thực hiện; Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng, mua sắm, bổ sung TBDH sau khi được phê duyệt; Kiểm tra giám sát việc thực hiện; Tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận; Chỉ đạo kế toán vào

sổ theo dõi tài sản TBDH mới; Thanh lý các hợp đồng xây dựng, mua sắm và quyết toán tài chính theo quy định

- Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV nghiên cứu chương trình GDPT 2018 và xác định nhu cầu sử dụng TBDH trong dạy học, giáo dục; Xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng

Trang 37

trong thực hiện chương trình GDPT 2018; Giao cho nhân viên phụ trách TBDH sắp xếp, chuẩn bị, cung cấp thiết bị và công nghệ dạy học, giáo dục kịp thời theo yêu cầu của GV, tổ chuyên môn

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng, bảo quản TBDH, giáo dục cho GV và nhân viên phụ trách TBDH của trường; bố trí để GV đứng lớp, nhân viên phụ trách TBDH tham gia tập huấn, bồi dưỡng sử dụng TBDH theo nội dung chương trình và sách giáo khoa

- Ban hành các quy định cụ thể về khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện của Trường; chỉ đạo việc thực hiện để khai thác sử dụng hiệu quả TB&CN trong dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS theo yêu cầu chương trình GDPT 2018

- Chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm kê TBDH thường xuyên theo quy định của quản

lý tài sản; Thực hiện đánh giá, khấu hao, thanh lý TB&CN theo quy định của Nhà nước

1.4 Nội dung quản lý TBDH ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

1.4.1 Quản lý việc lập kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH ở trường THCS

Ngày nay, TBDH là công cụ quan trọng trong hoạt động dạy học, đặc biệt là với việc áp dụng các thành tựu CNTT Để phát huy tất cả các tính năng của TBDH đòi hỏi các trường THCS triển khai thực hiện tốt công tác quản lý TBDH, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 Việc quản lý TBDH tốt sẽ giúp phát huy tối đa vai trò và tác dụng của TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo HS ở trường THCS Quản lý TBDH cũng chính là quản lý tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường, rộng hơn là quản lý tài sản công, tài sản xã hội chủ nghĩa nên nhà quản lý cũng phải tổ chức quản lý một cách khoa học để phát huy tối đa hiệu quả quá trình dạy học

Xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm trang TBDH trong mỗi cơ sở đào tạo là công việc quan trọng hàng đầu, vừa là mục tiêu vừa mang tính chất định hướng, tạo sự chủ động đối với các nguồn lực để đạt được kế hoạch đề ra Đây là khâu đầu tiên của quản lý TBDH ở trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018, đồng thời đạt được mục tiêu hoạt động dạy học

Hoạt động học tập ở trường THCS thường gắn liền với khoa học bộ môn, mang tính nghiên cứu, gắn liền với các TBDH Các đối tượng nghiên cứu bộ môn rất cần thiết phải tiến hành dạy học ở các phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng học bộ môn có các TBDH phù hợp Điều này, đặt ra những yêu cầu mới đối với việc trang bị TBDH trong trường THCS, không chỉ trang bị mà Hiệu trưởng nhà trường cần áp dụng các biện pháp quản lý để bảo quản, khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả

Trang 38

những TBDH hiện có, đồng thời chú trọng làm tốt việc lập kế hoạch đầu tư mua sắm TBDH

Công tác kế hoạch hóa đầu tư mua sắm TBDH ở trường THCS là hoạt động của người quản lý trong việc quy hoạch các nội dung: lập, thực hiện, theo dõi và đánh giá

kế hoạch trong lĩnh vực mua sắm, trang bị, đồng thời đề ra các biện pháp tương ứng phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả nhất

Để thực hiện công tác quản lý đầu tư mua sắm TBDH, nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

- Thực hiện kiểm tra, rà soát số lượng, chất lượng TBDH trước khi lập kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH;

- Kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH thể hiện chi tiết TBDH cần mua sắm với số lượng, chất lượng phù hợp với nhu cầu;

- Kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH được ban hành chính thức và thông báo đến

GV

1.4.2 Quản lý việc quản lý đầu tư, mua sắm TBDH ở trường THCS

Mục tiêu quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 chính là nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học cũ nâng cao khả năng thực hành của HS, giúp cho HS hứng thú, tích cực chủ động trong học tập, có kỹ năng kỹ xảo và có thể hòa nhập cuộc sống sau tốt nghiệp Quản lý TBDH cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường về vấn đề sử dụng, bảo quản TBDH, tài sản, cơ sở vật chất trong nhà trường

Để quản lý TBDH hiệu quả, đặc biệt là sử dụng hiệu quả TBDH cần thực hiện đồng bộ ngay từ khâu đầu tư, mua sắm TBDH đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT

2018

Đảm bảo TBDH phục vụ hoạt động dạy học của trường THCS là việc làm vô cùng quan trọng để góp phần đem lại kết quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học TBDH là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học, giúp GV và HS thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học

TBDH tạo điều kiện trực tiếp cho HS phát huy tính cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Để thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư, mua sắm TBDH, nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

- Triển khai mua sắm TBDH phù hợp với điều kiện kinh phí của Nhà trường;

- Đảm bảo các điều kiện cơ bản khi mua sắm TBDH;

- Công tác đầu tư, mua sắm trang TBDH theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu quả;

Trang 39

- Mua sắm TBDH phù hợp và đồng bộ với với nội dung chương trình, khả năng

là công cụ phục vụ việc chuyển tải thông tin đến người học Nếu như sử dụng TBDH một cách hợp lí, phù hợp với không gian, thời gian và phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được tâm lí học tập, tính chủ động, tích cực và lòng say mê khoa học của người học, thúc đẩy nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS Ngược lại, nếu sử dụng TBDH một cách tùy tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo sẽ dẫn đến hiệu quả học tập không cao, có khi GV mất nhiều thời gian trên lớp HS học tập căng thẳng, mệt mỏi, gây ra những phản ứng ngược làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình dạy học Chính vì vậy, việc sử dụng TBDH phải đúng nguyên tắc, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các tính năng, chỉ số kỹ thuật của TBDH

Để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học, nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng GV, HS sử dụng TBDH;

- Ban hành hệ thống các văn bản, quy định cụ thể đối với người làm công tác quản lý TBDH;

- Triển khai sử dụng TBDH đúng theo yêu cầu của môn học và của GV bộ môn;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể đối với cán bộ làm công tác quản lý TBDH và GV khi sử dụng TBDH;

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng TBDH của GV, việc bảo quản, giữ gìn TBDH của cán bộ phụ trách

1.4.4 Quản lý việc bố trí, phân công, phát triển đội ngũ quản lý TBDH

TBDH được xem là phương tiện lao động sư phạm không thể thiếu để GV và

HS phối hợp tổ chức các hoạt động dạy học và tiến hành một cách hợp lý, có hiệu quả quá trình dạy học ở các môn học, cấp học Bên cạnh việc đầu tư TBDH hiện đại, một

Trang 40

trong những yêu cầu của quản lý TBDH là đội ngũ nhân viên phụ trách TBDH một cách hiệu quả Đội ngũ nhân viên phụ trách TBDH là những người trực tiếp sắp xếp,

bố trí, quản lý TBDH theo quy định, trong đó TBDH phải được sắp đặt khoa học, dễ

sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm…), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy và tuỳ theo tính chất quy mô của thiết bị mà bố trí diện tích và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho GV và HS thao tác đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng Đối với các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và sử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường Ngoài ra, TBDH phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục TBDH phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao

Để thực hiện tốt công tác bố trí, phân công, phát triển đội ngũ quản lý TBDH, nhà trường cần thực hiện những nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TBDH;

- Bố trí cán bộ quản lý TBDH có tâm huyết với nghề, có chuyên môn, nghiệp vụ;

- Thường xuyên cử cán bộ, GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và sử dụng TBDH;

- Triển khai để cán bộ, GV đã được tập huấn tiến hành tập huấn cho GV, HS của trường;

- Đánh giá việc bố trí, phân công, phát triển đội ngũ quản lý TBDH;

- Áp dụng các chế độ đãi ngộ, khen thưởng người làm công tác quản lý TBDH

1.4.5 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thiết bị dạy học

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung Điều đó đã khẳng định vị thế mũi nhọn của CNTT trong hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ, đời sống xã hội và đặc biệt là GD&ĐT CNTT thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học một cách phong phú Hơn nữa, hiện nay các trường học có điều kiện đầu tư và trang bị cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng CNTT như: Tivi, máy tính, xây dựng phòng tin học, Tiếng Anh với hệ thống máy tính và máy chiếu màn hình tương tác, nối mạng internet Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,… tạo điều kiện cho GV có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy Trong công tác quản lý, ứng dụng CNTT là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các nhà trường, cơ sở

Ngày đăng: 04/12/2024, 10:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN