Tiêu biểu như: “Sự lựa chọn ứng xử của cha mẹ với con cái” của học viên Nguyễn Thị Nguyệt 2006; đề tài “Nhận thức và biểu hiện hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh trường tiểu học t
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN KIM UYÊN
QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HOÁ GIAO TIẾP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2024
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN KIM UYÊN
QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HOÁ GIAO TIẾP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên Ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ QUANG SƠN
Đà Nẵng - Năm 2024
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TRANG THÔNG tIN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phạm vi nghiên cứu 2
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HOÁ GIAO TIẾP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 7
1.2 Các khái niệm chính của đề tài 9
1.2.1 Quản lý giáo dục 9
1.2.2 Văn hoá giao tiếp 11
1.2.3 Quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp 15
1.3 Hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp ở trường tiểu học 15
1.3.1 Thiết kế chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 15
1.3.2 Thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 17
1.3.3 Đánh giá chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 21
1.3.4 Điều kiện thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 22
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp ở trường tiểu học 23
1.4.1 Quản lý thiết kế chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 23
1.4.2 Quản lý thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 25
1.4.3 Quản lý đánh giá chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 30
1.4.4 Quản lý điều kiện thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 32
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp 32
1.5.1 Yếu tố khách quan 32
1.5.2 Yếu tố chủ quan 33
Tiểu kết chương 1 35
Trang 7CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ GIAO TIẾP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN
THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 36
2.1 Khái quát về quá trình khảo sát 36
2.1.1 Mục tiêu khảo sát 36
2.1.2 Qui mô, địa bàn khảo sát 36
2.1.3 Nội dung khảo sát 36
2.1.4 Phương pháp khảo sát 36
2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 37
2.2.1 Tình hình kinh tế - chính trị của Quận Thanh Khê 37
2.2.2 Tình hình giáo dục và đào tạo Quận Thanh Khê 38
2.2.3 Tình hình giáo dục tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 39
2.3 Thực trạng giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 43
2.3.1 Thực trạng thiết kế chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 43
2.3.2 Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 45
2.3.3 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục văn hoá giao tiếp 57 2.3.4 Thực trạng điều kiện thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 59
2.4 Thực trạng quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 60
2.4.1 Thực trạng quản lý thiết kế chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 60
2.4.2 Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp 63
2.4.3 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh 72
2.4.4 Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp 73
2.5 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 75
2.6 Đánh giá chung 77
2.6.1 Ưu điểm 77
2.6.2 Những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế 77
Tiểu kết chương 2 79
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HOÁ GIAO TIẾP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THÀNH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 80
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 80
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo đúng mục tiêu 80
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 80
Trang 83.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 80
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 81
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 81
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh tiểu học 81
3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cho học sinh tiểu học theo hướng tích hợp vào các hoạt động giáo dục 85
3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hoá hình thức, phương pháp giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh tiểu học 88
3.2.4 Biện pháp 4: Phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh 92
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện vật chất và tinh thần phục vụ giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh tiểu học 95
3.2.6 Biện pháp 6: Thường xuyên quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh tiểu học 96
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 99
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 100
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 100
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 100
3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 100
3.4.4 Cách thức tiến hành khảo nghiệm 100
3.4.5 Phương pháp khảo nghiệm 100
3.4.6 Kết quả khảo nghiệm 101
Tiểu kết chương 3 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
Trang 102.7 Thực trạng thiết kế chương trình GD VHGT cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 43 2.8 Thực trạng đội ngũ giáo viên làm công tác GD VHGT cho học
sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 45 2.9 Thực trạng thực hiện nội dung GD VHGT cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 46 2.10
2.14 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GD VHGT cho
HS ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 57 2.15 Thực trạng điều kiện thực hiện chương trình GD VHGT cho HS
ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 59 2.16 Thực trạng quản lý thiết kế chương trình GD VHGT cho HS ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 60 2.17 Thực trạng quản lý đội ngũ GV làm công tác GD VHGT cho HS
ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 63 2.18
Thực trạng QL hoạt động dạy của giáo viên trong GD VHGT
cho HS ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà
Nẵng
65 2.19 Thực trạng quản lý hoạt động học về VHGT của học sinh ở các
trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 67
Trang 11Số hiệu
2.20
Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng GD trong
GD VHGT cho HS ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành
Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện tổ chức GD
VHGT cho HS ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố
Đà Nẵng
73
2.23 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GD VHGT cho HS
ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 75 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 101 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 102
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ là một mặt của văn hoá, là nơi tàng trữ văn hoá và biểu hiện văn hoá của cá nhân, gia đình và của toàn xã hội Ngôn ngữ và văn hoá, cụ thể là văn hoá giao tiếp – văn hoá ứng xử không thể tách rời nhau Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng Công cuộc hội nhập và phát triển ấy đã tạo ra một “thế giới phẳng” khiến cho khoảng cách giữa các dân tộc, quốc gia và con người được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ, cách xưng
hộ cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau, … khiến cho tính văn hoá, đạo đức trong ngôn ngữ giao tiếp ít nhiều bị ảnh hưởng
Dân gian ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Được lời như cởi tấm lòng” Quan niệm này răn dạy con người ta sống
sao cho phù hợp với văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam Vì thế, ngay
từ khi mới lọt lòng ông bà, cha mẹ đã đặc biệt quan tâm tới giáo dục văn hóa giao tiếp, ứng xử cho con cháu phù hợp với gia giáo, gia phong của gia đình, dòng họ và truyền thống quê hương đất nước Mối quan hệ giữa người với người được duy trì và phát triển khi họ phải có những hiểu biết về nhau thông qua quá trình giao tiếp và tác động qua lại lẫn nhau Văn hóa giao tiếp là hình thức thể hiện phẩm chất và nội tâm của con người trong các quan hệ xã hội
Ngoài ra, giao tiếp chính là động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách Qua giao tiếp, con người có thể tự hiểu mình nhiều hơn, đồng thời hiểu được tâm
tư, tình cảm, ý nghĩ, nhu cầu của người khác Cuộc sống mỗi ngày một đổi thay Việc học hành vì thế cũng mỗi ngày một khác Việc dạy dỗ của người thầy cũng phải thích ứng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống, của những tiến bộ khoa học; thích ứng với tâm lí, nhận thức của mỗi lứa học trò Nhưng dù trong bất kì môi trường giáo dục nào
và với bất kẻe đối tượng giáo dục là ai thì điều những người thầy dạy học trò, rằng
“Tiên học lễ, hậu học văn” là không bao giờ thừa cũng như chưa bao giờ cũ Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỉ XX – Albert Einstein – từng nói: “Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn” Việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường không chỉ chú
trọng tạo ra những con người giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải hoàn thiện về nhân cách, đạo đức, cách cư xử
Trường học là nơi cung cấp cho học sinh những nét đẹp của văn hoá một cách khuôn mẫu và bài bản nhất Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung và các trường tiểu học nói riêng đòi hỏi các nhà giáo dục phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy Chính vì thế, giáo dục văn hoá giao tiếp không thể tách rời môi trường giáo
Trang 13dục Muốn nâng cao văn hoá ứng xử của học sinh bằng con đường gần nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa giáo dục và giao tiếp
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống nói chung, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng, tôi nhận thấy hoạt động giao tiếp
trong nhà trường hiện nay rất cần thiết được quan tâm, chú trọng, do đó đề tài “Quản
lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng” được tôi chọn làm đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà nẵng, từ
đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
3.2 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh tại các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây đặc biệt được quan tâm, tuy nhiên còn có những hạn chế, bất cập, chưa được quan tâm đúng mực Nếu đề xuất được các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi thì sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp tại các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
Trang 147 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cho học sinh ở trường tiểu học, lí luận về quản lý, lí luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở trường tiểu học để xây dựng khung lí luận về quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở trường tiểu học
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bảng hỏi
Mục đích của phương pháp: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập kết quả nghiên cứu để phân tích thực trạng quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất
Nội dung của phương pháp: Đề tài luận văn được xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi để nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp được đề xuất
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phương pháp: phỏng vấn sâu, tìm hiểu những quan điểm của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên và phụ huynh về thực trạng quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này
Nội dung của phương pháp: Nội dung phương pháp phỏng vấn sâu giúp người nghiên cứu phân tích sâu hơn, chi tiết hơn các ý kiến và quan điểm của khách thể nghiên cứu nhằm lí giải rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng
7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Mục đích của phương pháp: Lấy ý kiến của các nhà quản lý, giáo viên có kinh nghiệm để xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Trang 15Nội dung của phương pháp: Tìm hiểu, nghiên cứu, tổng kết quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động này Xem xét các báo cáo tổng kết đào tạo của nhà trường, các những thành công, hạn chế của công tác quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Mục đích của phương pháp: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu đảm bảo chính xác và độ tin cậy cao
Nội dung của phương pháp: Dùng các phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và các nhận xét, đánh giá khoa học Trong luận văn này, tôi sẽ chủ yếu sử dụng công thức toán học để tính tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình
8 Kết cấu luận văn
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm 3 chương:
+ Chương 1 Cơ sở lí luận của quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HOÁ
GIAO TIẾP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Tìm hiểu các tư tưởng trên thế giới nghiên cứu về giáo dục văn hoá giao tiếp, tác giả có một số nhận xét sau: giáo dục văn hoá giao tiếp không phải là mảnh đất mới chưa được “cày xới” mà giáo dục cho học sinh hành vi giao tiếp có văn hóa là một vấn
đề đã được nhiều nhà giáo dục học trên thế giới quan tâm đến dưới các góc độ, khái cạnh khác nhau Trong phạm vi cho phép, đề tài đề cập đến một số quan điểm sau:
Jame Watson (1878 – 1958) là nhà tâm lý học người Mĩ Khi nghiên cứu về
ứng xử ông cho rằng, ứng xử là quá trình tiếp nhận kích thích ngoại giới và phản ứng đáp lại các kích thích đó của cơ thể theo công thức S – R, tức là mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường trong cuộc sống của mỗi cá nhân [18;73]
Lý thuyết của Watson đã đánh đồng hành vi của con người với hành vi con vật
và bỏ qua tính chủ thể của con người trong hành vi Chính vì thế, lý thuyết của ông bị
coi là “máy móc”, “cơ học hóa”, vì đã “xóa bỏ mọi danh giới có tính nguyên tắc hành
vi động vật và hành vi con người”.
Tuy nhiên, lý thuyết này lại có ảnh hưởng tới việc giáo dục hành vi ứng xử
có văn hóa cho HS Trong quá trình GD, nhà giáo dục cần phải xây dựng các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài như: nội quy lớp học, điều lệ nhà trường,… đồng thời tạo điều kiện để HS được tham gia và thực hiện theo những nội quy, quy định đó
B F Skinner (1904 – 1990) là người kế cận của Watson Nghiên cứu về ứng xử
ông cho rằng, không phải mọi tác nhân kích thích (S) tác động vào cá nhân khác nhau đều cho một phản ứng (R) đáp lại tương ứng Ngay cả ở một cá nhân cũng không có những phản ứng giống nhau khi những tác nhân kích thích đó ở những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau Quá trình đó cần có sự tham gia của ý thức theo công thức: S –X – R Tuy nhiên kích thích của ngoại giới là cái quyết định mặt bản chất của hành vi - ứng xử [18; 80]
Quan điểm của Skinner có nhiều tiến bộ song vẫn máy móc, cơ học, chưa giải thích được sâu sắc về bản chất của hành vi ứng xử của con người, phủ nhận tính tích cực, chủ động trong phản ứng, chỉ coi mỗi cá nhân như một thực thể ngoan ngoãn, dễ điều khiển, dễ sai bảo
Học thuyết của Skinner đã đề cao vai trò của việc tập luyện, và sự xuất hiện của tác nhân kích thích tới hành vi ứng xử Tức là, muốn điều chỉnh cách ứng xử của con người chỉ cần thay đổi những kích thích tác động đến nó Do đó, con người có thể dự kiến và kiểm soát được phản ứng của cá nhân khi người ta thay đổi yếu tố bên ngoài
Trang 17Trong giáo dục văn hoá giao tiếp ứng xử cho HS, bên cạnh việc xây dựng những tác nhân kích thích, nhà GD cần phải đưa ra những tác nhân góp phần củng cố hành vi giao tiếp có văn hóa như khen thưởng, động viên, khích lệ và trách phạt, khiển trách với những cá nhân có hành vi ứng xử chưa phù hợp
J Piaget (1896 – 1980) là người theo trường phái tâm lý học nhận thức Nghiên cứu về ứng xử, ôngcho rằng: “Ứng xử là một tập hợp các kích thích của cơ thể đối với các tác nhân kích thích từ bên ngoài, có sự phản ứng của con người một cách thích hợp được tiến hành theo công thức S – X –R trong đó X là não bộ”.[ 18; 93] Theo ông,
nhà giáo dục phải xây dựng hành vi ứng xử văn hóa của con người từ thấp đến cao tùy thuộc vào trình độ phát triển nhận thức của trẻ (phụ thuộc X)
Chính vì thế, trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục cần phải chú ý đến những đặc điểm đối tượng và trình độ nhận thức của người học để từ đó đưa ra những nội dung, chương trình, cũng như phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho hiệu quả
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình khoa học khác của các tác giả: Bônđasevxcaia, M I Lixina, A.V Bruslinski, E.V Xerghienko,…đã nghiên cứu ảnh hưởng của mối quan hệ đến các thế hệ trong gia đình; giữa giáo viên và học sinh đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ nói chung và ứng xử nói riêng
Khổng Tử (551 – 479 TCN), bàn về giáo dục ứng xử, ông đề cao đến việc đào tạo người quân tử theo quan điểm nhà Nho: “Ngọc không mài không thành đồ dùng, người không học không thể biết đạo được” với 8 phẩm chất (Nhân – Nghĩa – Trung – Hiếu – Lễ - Tín – Trí – Liêm) Tuy nhiên, quan điểm của Khổng Tử mang nặng tính
giai cấp, và chứa đựng quan điểm duy tâm [15; 18 - 19]
J.A.Cômenxki (1592 – 1670) được coi là ông tổ của ngành sư phạm Cận đại
Ông cho rằng, muốn giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS, hơn ai hết nhà giáo dục cần phải là tấm gương sáng cho HS noi theo, GV cần phải ứng xử ân cần, hòa nhã, có thái
độ vui vẻ, một tình yêu thành thục, ứng xử với học sinh như đối với chính con đẻ của
mình “Nếu anh không thể làm như một người cha thì anh không thể làm như một người thầy”.[15; 12]
Nhà giáo dục người Nga A.X.Makarenko (1888- 1939) đề cập đến vai trò của
gia đình đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em Khi bàn về GD hành vi giao tiếp
có văn hóa cho trẻ em, ông cho rằng GD trẻ em trước hết là trách nhiệm của bậc cha
mẹ, thầy cô, phải chú ý đến đặc điểm của trẻ và bắt đầu từ tuổi ấu thơ Còn trẻ em
được ví như là những đóa hoa và “Muốn có những đóa hoa đẹp, phải kịp thời dùng kéo cắt những cành khô hoặc thuốc sát trùng mà tưới cho hoa” [15; 12] Lời nói tượng
hình này thể hiện ý tưởng của Makarenko về sự tôn trọng trong cách ứng xử đối với trẻ
em và sự yêu cầu cầu cao đối với chúng
Trang 181.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Lê Thị Bừng được coi là người tiên phong nghiên cứu về ứng xử tại
Việt Nam Trong tác phẩm “Tâm lý học ứng xử”, tác giả cũng đã đề cập đến khái
niệm, bản chất của ứng xử và đề xuất các cách thức ứng xử trong các tình huống khác nhau [6]
Nghiên cứu sâu hơn về giao tiếp ứng xử của HS tiểu học (học sinh trung học cơ sở), tác giả cũng đã chỉ ra nguyên tắc và cung cách ứng xử “tuổi trăng tròn” trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội, bạn bè,…thông qua những câu chuyện và tình huống cụ thể [5]
Hai tác giả Nguyễn Công Khanh và Nguyễn Minh Đức với tác phẩm “Giao tiếp ứng xử tuổi học đường” đã tư vấn cho thanh thiếu niên về giao tiếp ứng xử trong các mối
quan hệ xã hội hiện nay
Bộ ba tác giả Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Hồng Ngọc đã
đồng hành viết lên “Nghệ thuật ứng xử và sự thành công của mỗi người” Cuốn sách cung
cấp cho bạn đọc hệ thống phương pháp và nguyên tắc với mong muốn giúp người ta ít mắc sai lầm khi giao tiếp ứng xử với người khác
Cuốn “Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em” của tác giả Ngô Công Hoàn
đã đưa ra một số nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong việc giao tiếp ứng xử của
cô giáo với trẻ mẫu giáo
Trong cuốn sách “Giáo dục hành vi có văn hóa cho trẻ em”, tác giả Nguyễn
Ánh Tuyết cũng đã chỉ ra những nguyên tắc và phương pháp giáo dục hành vi có văn hóa cho trẻ em [25]
Đóng góp vào nền khoa học của nước nhà còn có những công trình khoa học, các đề tài nghiên cứu của sinh viên, học viên khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư
phạm Hà Nội Tiêu biểu như: “Sự lựa chọn ứng xử của cha mẹ với con cái” của học viên Nguyễn Thị Nguyệt (2006); đề tài “Nhận thức và biểu hiện hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh trường tiểu học tại Hà Nội” của tác giả Nguyễn Mai Hương; đề tài: “Tìm hiểu nhận thức về hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh trường tiểu học Phù Cừ, huyện Phù Cừ, thành phố Hưng Yên” của tác giả Bùi Đức Trọng (2003), …
Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, năm 1995, tác giả Lưu Thu Thủy đã nghiên cứu quy trình giáo dục văn hoá giao tiếp với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 4, lớp
5 trường tiểu học Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh dưới hai góc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp của học sinh; thiết kế quy trình giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh lớp 4, lớp 5 trong phạm vi trường học Tuy nhiên, những hành vi giao tiếp bên ngoài trường học của học sinh chưa được quan tâm, nghiên cứu Đây là khoảng trống bởi hành vi của người học không chỉ được thể hiện ở trong nhà trường mà nó còn được thể hiện ở gia đình và ngoài xã hội
Trang 19Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục với chủ đề “Giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh tiểu học vùng núi phía Bắc” của Ngô Giang Nam (2013) - Trường Đại học
Thái Nguyên nghiên cứu sâu về thực trạng giáo dục văn hoá giao tiếp liên quan đến kỹ năng giao tiếp cho học sinh vùng núi phía Bắc, đồng thời đề xuất nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung này [23]
Tác giả Vũ Thu Hương đã cho rằng với nội dung “Giáo dục tiểu học thiếu nặng
nề kỹ năng sống” nêu lên thực trạng, sự cần thiết của việc giáo dục văn hoá giao tiếp trong đó có đề cập đến kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học hiện nay và đề nghị phải đầu tư cho việc giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh tiểu họcnhư là môn học chính khóa, giảm bớt một số môn học không cần thiết để tổ chức giáo dục những kỹ năng sống quan trọng cho học sinh [23]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh (2019) đã nghiên cứu: Thực trạng nhận thức
về hành vi giáo tiếp có văn hóa trong học đường của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Nam Định Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, nhận thức của SV Trường CĐSP Nam Định về hành vi giao tiếp có văn hoá trong học đường ở mức độ cao Nhận thức thông qua ngôn ngữ giao tiếp, cách cư xử khi giao tiếp, trang phục khi đến trường, cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp Tuy nhiên, vẫn còn một số SV chưa nhận thức đúng về hành vi giao tiếp có văn hoá, nên có biểu hiện thiếu văn hoá trong giao tiếp học đường Do đó, việc tìm hiểu nhận thức về hành vi giao tiếp có văn hoá trong học đường là rất cần thiết, để từ đó có biện pháp góp phần nâng cao nhận thức về hành vi giao tiếp có văn hoá trong học đường cho SV Trường CĐSP Nam Định
Nhìn chung, qua nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, có thể thấy:
Một là, vấn đề giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS đã được quan tâm từ rất sớm,
trong cả gia đình và nhà trường nhằm giúp các em có tình cảm và hành vi đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, phù hợp với chuẩn mực của xã hội
Hai là, giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS là một quá trình toàn vẹn với sự tham
gia của các thành tố: mục đích giáo dục, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, nhà giáo dục và đối tượng giáo dục Trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo
và đối tượng giáo dục là người tự giác, tích cực trong việc tiếp thu những yêu cầu, những chuẩn mực hành vi ứng xử đã quy định thành kỹ năng, kĩ xảo và thói quen tương ứng
Ba là, nội dung và phương thức thể hiện hành vi ứng xử phải phù hợp với đặc
điểm tâm lý của học sinh, gắn liền với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với giá trị truyền thống văn hóa của đất nước và vùng miền
Bốn là, quá trình giáo dục văn hoá giao tiếp đạt hiệu quả rất cần sự phối hợp
đồng bộ của ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội
Tuy nhiên, hướng nghiên cứu chính của các công trình mới chỉ tập trung vào:
Nghiên cứu vấn đề ứng xử trong sự khéo léo của người giáo viên đối với học sinh là
Trang 20chính Có một số tác phẩm có đề cập đến giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS song chủ yếu
là nghiên cứu giáo dục văn hoá giao tiếp giao tiếp, hành vi có văn hóa, hành vi bạo lực học đường, … chưa đi nghiên cứu quá trình giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS trường tiểu học hiện nay
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc về giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Vì vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ không trùng lặp, đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nói riêng và các trường tiểu học nói chung
1.2 Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1 Quản lý giáo dục
1.2.1.1 Quản lý
Quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau Sau đây là một số quan điểm về quản lý:
Hoạt động của con người ngày càng đa dạng, phức tạp và phong phú Chính vì
sự phong phú đó nên khi nói đến quản lý đã có rất nhiều khái niệm khác nhau và tư tưởng quản lý cũng khác nhau
* Quản lý theo quan niệm của tác giả nước ngoài:
Theo Harold Koontz (nhà quản lý người Mỹ) cho rằng: “Quản lý là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân” Do vậy, quản lý với tư cách
thực hành thì nó là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức làm cơ sở cho nó có thể coi như là một khoa học [8, tr.26]
Nói đến hoạt động quản lý, người ta không thể không nhắc tới C.Mác C.Mác
quan niệm quản lý là điều khiển: “Một nghệ sĩ vĩ cầm tự điều khiển mình, còn giàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” [3, tr.45]
* Quản lý theo quan niệm của các tác giả trong nước:
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm đạt được những mục tiêu dự kiến” [16, tr.35]
Ngoài ra, theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [12, tr.542] Thuật ngữ “Quản lý” (tiếng Việt gốc
Hán) đã lột tả được bản chất hoạt động quản lý trong thực tiễn Nó gồm hai quá trình
tích hợp vào nhau: Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định; quá trình “Lý” gồm sự tự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào hệ thống phát triển Nếu người đứng đầu chỉ chăm lo đến việc“Quản” tức là chăm lo đến việc coi
sóc, giữ gìn thì tổ chức ấy sẽ trì trệ, không phát triển Tuy nhiên, nếu chỉ chăm lo đến
việc “Lý” tức là chỉ lo đến việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới, mà không đặt trên nền tảng
Trang 21của sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức sẽ không bền vững Vậy, để hoạt động
quản lý có hiệu quả thì nên cân bằng giữa hai quá trình “Quản” và “Lý”
Như vậy có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng có kế hoạch của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý và các yếu tố chịu ảnh hưởng tác động của chủ thể quản lý) về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt đến mục tiêu quản lý”
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Chúng ta thấy, con người đã phải trải qua quá trình lao động để tồn tại và phát triển Chính trong lao động, con người nhận thức được thế giới xung quanh và dần dần tích lũy được những kinh nghiệm Cũng từ đó, con người nảy sinh nhu cầu truyền đạt lại những kinh nghiệm đó cho nhau và cho thế hệ sau Đó chính là nguồn gốc phát sinh hiện tượng giáo dục Hiện tượng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với xã hội và đối với mỗi cá nhân Nó giúp cho xã hội bảo tồn nền văn hoá nhân loại, đồng thời giúp cho cá nhân phát triển tâm lý, ý thức cũng như tiềm năng của bản thân Tính đặc thù của quá trình giáo dục là tạo ra một sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách con người phù hợp với yêu cầu của xã hội Đây là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Theo chuyên gia giáo dục Liên Xô
M.I.Kônđacốp thì: “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử, xã hội của các thế hệ loài người Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên” [44]
Điều này càng được khẳng định trong thời đại ngày nay, giáo dục đã trở thành động lực, là nhân tố quyết định thúc đẩy sự phát triển của xã hội Giáo dục đã trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu của các quốc gia trên thế giới Bởi vì chỉ có giáo dục mới đào tạo được những người lao động mới - lao động có trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội Giáo dục có vị trí quan trọng như vậy nên các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra những khái niệm khác nhau về quản lýGD như sau:
Theo M.I.Kônđacôp thì: “Quản lý GD là tập hợp những biện pháp: tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hoá, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng cũng như số lượng” [32] Nhà lý luận Xô Viết P.V.Khuđôminxky lại nhấn mạnh đến việc phát triển của thế hệ trẻ về mọi mặt, ông viết: “Quản lý GD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống (Từ Bộ đến trường), nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ” [35]
Trang 22Theo quan niệm của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý GD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [36] Quan niệm này cũng tương tự như hai quan niệm trên nhưng đã đề cập đến một mục đích khác đó là việc thực hiện các tính chất của nhà
trường XHCN Việt Nam trong quản lý GD
Tác giả Phạm Viết Vượng quan niệm rằng: “Mục đích cuối cùng của quản lý
GD là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội” [44]
Tác giả Trần Kiểm và Bùi Minh Hiền quan niệm rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong quá trình huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [27, tr.38]
Từ những quan điểm trên chúng ta có thể khái quát rằng: “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý Mọi hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục đều hướng vào việc đào tạo
và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong quản lý giáo dục”
Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể quản lý Mọi hoạt động giáo dục và quản
lý GD đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong quản lý GD
1.2.2 Văn hoá giao tiếp
1.2.2.1 Văn hóa
Phạm trù văn hóa có nội hàm rất rộng Vì thế, có nhiều cách tiếp cận khác nhau
về văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn (Hồ Chí Minh, 1970, tr.34)
Theo Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH TƯ khóa VII: “Có nhiều định nghĩa
Trang 23về văn hóa, nhưng tựu chung có ba loại: Một là, văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần; Hai là, văn hóa hiểu theo nội dung bao gồm
cả khoa học, kĩ thuật, giáo dục, văn học, nghệ thuật; Ba là, văn hóa đặt trong phạm vi
nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn học nghệ thuật
Theo Đoàn Văn Chúc (1997): “Văn hóa là tổng thể về những thành tựu, những
giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo trong quá trình quan hệ với tự nhiên,
xã hội và đời sống tinh thần có tính đặc thù của mỗi dân tộc”
Xét theo quan điểm cấu trúc: văn hóa là sự hiểu biết, sự sáng tạo thể hiện trong nhận thức, giao tiếp, ứng xử, ngôn ngữ, tình cảm và hành vi của con người
Theo quan điểm giá trị, văn hóa là trình độ phát triển các quan hệ nhân tính của một xã hội, của mỗi cá nhân, nó được cộng đồng khẳng định thành một hệ giá trị trên
cơ sở của “Chân - Thiện - Ích - Mỹ”
Theo UNESCO (1982) đã nhìn nhận khái niệm “Văn hóa” theo cả nghĩa rộng
và nghĩa hẹp
Theo nghĩa rộng, văn hóa là một phức thể, tổng hợp các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng
Theo nghĩa hẹp, văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu tượng, kí hiệu chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng khiến cho cộng đồng ấy có đặc thù riêng Văn hóa biểu hiện ra bằng hành động, thái độ sống của con người trong các mối quan hệ xã hội theo chuẩn mực của cái chân, thiện, mỹ
1.2.2.2 Giao tiếp
Khi bàn về vấn đề giao tiếp, các nhà tâm lý học đã đưa ra những định nghĩa khác nhau Mỗi định nghĩa đều đứng trên những quan điểm riêng, phản ánh những góc
độ khác nhau của giao tiếp
Platon (428-374 TCN), Socrate (460-348TCN) đã đưa ra những khái niệm về giao tiếp, các tác giả trên coi đối thoại là sự giao lưu trí tuệ của những người biết suy nghĩ [5] [29] C.Mác và Ph.Ăngghen [5] hiểu giao tiếp như là “một quá trình thống nhất, hợp tác, tác động qua lại giữa người với người” Như vậy, khái niệm giao tiếp được khai thác dưới góc độ là một quá trình hợp tác giữa con người với con người Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải có hợp tác là có giao tiếp, đôi khi giao tiếp không có sự hợp tác mà lại là xung đột Nhà tâm lý học người Anh M.Acgain đã khẳng định “giao tiếp là quá trình hai mặt của sự thông báo, thành lập sự tiếp xúc, trao đổi thông tin” Lúc này, khái niệm giao tiếp được khai thác với chức năng trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa con người với con người trong xã hội
Trong nghiên cứu về giao tiếp, P.Oathavut, G.Bivans, D.Giactson là các nhà Tâm lý học Pháp đã coi “giao tiếp là một tổ hợp hành vi hay nói cách khác, giao tiếp là
Trang 24một quá trình xã hội thường xuyên diễn ra giữa con người với nhau, quá trình này tích hợp nhiều loại hành vi, hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ [31] Các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) đã có những định nghĩa khác nhau về giao tiếp Đại diện cho các nhà tâm lý học Liên Xô là A.A Leongchiev Theo A.A Leongchiev, giao tiếp là các biểu hiện ở mối quan hệ giữa người với người; sự tiếp xúc về tâm lý; có sự trao đổi thông tin, tình cảm và điều chỉnh lẫn nhau Ông định nghĩa: “giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác, trong hoạt động tập thể thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù ” Theo định nghĩa trên, khái niệm giao tiếp được khai thác dưới góc độ là một quá trình có mục đích, động cơ, nội dung và có phương tiện
Tác giả Ngô Công Hoàn [33] cho rằng: “giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp” Khái niệm giao tiếp ở đây đã được khai thác trong mối quan hệ giữa con người với con người với những mục đích khác nhau Nhấn mạnh đến khía cạnh tâm lý của giao tiếp, tác giả Trần Trọng Thủy [57] quan niệm: “giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định hay không có chủ định, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó, các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng phi ngôn ngữ” Khái niệm giao tiếp của tác giả được khai thác là một quá trình có chủ định hoặc không chủ định, thực hiện bằng lời hoặc không bằng lời, có thể kiểm soát được và có thể không kiểm soát được bằng ý thức con người
Tiếp cận dưới góc độ mối quan hệ liên nhân cách của con người, tác giả Nguyễn Bá Minh [32] viết: “giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau Hay nói cách khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác” Ở đây, tác giả đã xem giao tiếp như điều kiện của sự tồn tại và phát triển của con người
Từ những khái niệm trên cho thấy hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp, nhưng có thể khái quát thành khái niệm được nhiều người chấp nhận như
sau: “Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ; là quá trình nhận biết và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người nhằm đạt đến một mục đích nhất định”
1.2.2.3 Văn hoá giao tiếp
Văn hóa vừa là sản phẩm do con người sáng tạo ra, mặt khác văn hóa cũng sáng tạo ra các phẩm chất con người của xã hội, đem lại những giá trị nhân cách của mỗi thành viên trong xã hội Văn hóa có mối liên hệ mật thiết với con người Văn hóa của một người được thể hiện thông qua hành vi của cá nhân đó (hành vi có văn hóa)
Trang 25Hành vi có văn hóa chỉ có ở con người, mang tính di truyền về mặt văn hóa Đó
là toàn bộ những kinh nghiệm lịch sử mà loài người đã tích lũy được, được gửi gắm vào trong cung cách hành vi, là cách ứng xử của con người trong một hoàn cảnh nhất định, bị chi phối bởi hệ thống các giá trị văn hóa của dân tộc (hoặc một nhóm người nào đó) mà cốt lõi là giá trị đạo đức, giá trị thẩm mĩ, khiến cho cách ứng xử mang tính đặc thù của dân tộc ấy (nhóm người đó)
Con người có rất nhiều hành vi văn hóa như hành vi giao tiếp, ăn, uống, ngủ, sinh hoạt, lao động, …và trong đó có hành vi ứng xử Là một dạng của hành vi văn hóa chính vì thế, hành vi ứng xử cũng mang trong mình những đặc trưng của hành vi
có văn hóa
Tuy nhiên bất cứ nền văn hóa nào cũng đều mang tính tích cực lẫn tiêu cực Trong góc độ đề tài này, chúng tôi nghiên cứu hành vi ứng xử mang tính tích cực, là hành vi đẹp, tốt đối với con người và thế giới xung quanh, thúc đẩy mỗi cá nhân cần tích cực rèn luyện Hay nói một cách khác, nói đến hành vi ứng xử người ta nghĩ ngay đến hành vi giao tiếp có văn hóa Có nghĩa là cách cư xử mang tính đạo đức, tính thẩm
mĩ
Qua đó, có thể rút ra định nghĩa về hành vi giao tiếp có văn hóa: Văn hoá giao tiếp là một khái niệm mô tả các quy tắc, giá trị và phong cách giao tiếp mà người ta tuân thủ trong một nhóm xã hội hoặc trong một cộng đồng Nó bao gồm các quy tắc không viết và viết, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, giọng điệu, ghi nhớ và các yếu tố liên quan khác
Văn hoá giao tiếp có thể khác nhau giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, tôn giáo, gia đình và các nhóm xã hội khác nhau Nó được hình thành dựa trên các yếu tố như giáo dục, truyền thống, lịch sử, giá trị văn hóa và tương tác xã hội
Một số khía cạnh chính của văn hoá giao tiếp bao gồm:
Quy tắc giao tiếp: Văn hoá giao tiếp định rõ các quy tắc và biểu hiện cụ thể về cách người ta nên nói chuyện, diễn đạt ý kiến, lắng nghe và phản ứng trong một tình huống giao tiếp Điều này bao gồm cả ngôn từ, biểu hiện khuôn mặt, cử chỉ, giọng điệu và các yếu tố khác
Ngôn ngữ: Văn hoá giao tiếp có thể ảnh hưởng đến cách người ta sử dụng và diễn đạt thông qua ngôn ngữ Điều này bao gồm từ vựng, ngữ pháp, cách diễn đạt ý kiến và cả việc sử dụng ngôn ngữ phi ngôn từ như biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể
Biểu hiện xã hội: Văn hoá giao tiếp cũng ảnh hưởng đến cách con người biểu hiện xã hội của mình Nó liên quan đến cách người ta xử lý các tình huống giao tiếp xã hội, như giao tiếp công việc, giao tiếp gia đình và giao tiếp trong các tình huống chính trị hoặc tôn giáo
Sự tôn trọng và đa dạng: Văn hoá giao tiếp thường đề cao sự tôn trọng và đa dạng trong giao tiếp Nó khuyến khích sự thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt về ngôn ngữ, quan điểm và giá trị văn hóa của người khác
Văn hoá giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ xã
Trang 26hội, tạo ra sự hiểu biết và tương tác hiệu quả giữa con người Nắm vững và hiểu biết về văn hoá giao tiếp là một yếu tố quan trọng để thành công trong việc giao tiếp và tương tác xã
hội
Giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh là một quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp các em học sinh hình thành và rèn luyện các thao tác và hành động để trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà trường và xã hội phù hợp với giá trị đạo đức, thẩm mĩ, văn hóa của con người
1.2.3 Quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp
Giáo dục và văn hóa có mối quan hệ thống nhất và hữu cơ với nhau Văn hóa góp phần quan trọng trong quá trình giáo dục con người Thông qua giáo dục, con người mới lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người; những tri thức, kĩ năng và thái độ về khoa học, văn hóa, nghệ thuật; về cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp, ứng xử với nhau, … Nhờ có văn hóa, nhân cách con người được hình thành
và phát triển Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là nội dung của giáo dục Còn giáo dục là con đường để đưa những nét đẹp văn hóa đến với mỗi con người Hiện nay, thế giới luôn coi giáo dục là con đường cơ bản nhất để giữ gìn và phát triển văn hóa Chính vì thế, trong giáo dục cần quan tâm đến việc rèn luyện và bồi dưỡng văn hóa
Giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay bao gồm năm nội dung cơ bản,
đó là: giáo dục đạo đức; giáo dục thẩm mĩ; giáo dục trí tuệ; giáo dục thể chất; giáo dục lao động Trong đó, giáo dục văn hoá giao tiếp là một trong những nội dung nằm trong chương trình giáo dục đạo đức Chính vì thế nó mang đặc trưng của nội dung giáo dục đạo đức
Như vậy, quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý GD ở đó đến các hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh nhằm nâng cao năng lực vận dụng những hiểu biết trong quá trình giao tiếp cho HS để HS sử dụng có hiệu quả các phương tiện giao tiếp để định hướng và điều khiển quá trình giao tiếp hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
1.3 Hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp ở trường tiểu học
1.3.1 Thiết kế chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp
Giáo dục hành vi giao tiếp văn hoá cho HS trong nhà trường hiện nay nhằm:
- Giúp học sinh có được nhận thức đúng đắn để có hành vi giao tiếp có văn hóa trong học tập, sinh hoạt và trong các môi trường xã hội khác nhau Ứng xử có văn hóa giúp mọi người gần gũi, thân thiện, hòa hợp với nhau, có sự đồng cảm, chia sẻ để từ
đó làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần nâng cao
ý thức cộng đồng
- Giúp văn hóa học đường trở nên tốt đẹp hơn, xây dựng môi trường học tập
Trang 27lành mạnh, trong sáng, đầy tính nhân văn, có sức cảm hóa, lan tỏa sâu rộng trong xã hội, góp phần hình thành nhân cách con người mới
- Tạo môi trường thân thiện giúp học sinh cảm thấy an toàn, cởi mở, biết sẻ chia và chấp nhận những nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau, khuyến khích học sinh tự do bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình đồng thời góp phần xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò, góp phần xây dựng “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”
- Giáo dục văn hoá giao tiếp tạo nên hệ giá trị sống tích cực của học sinh: Giao
tiếp và năng lực giao tiếp phản ánh trình độ văn hóa, trình độ giáo dục của con người Chính năng lực giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của HS góp phần tạo nên chất lượng Giáo dục và Đào tạo
- Hướng tới năng lực giao tiếp và kỹ năng giao tiếp là hướng tới giá trị văn hóa
và giá trị sống tích cực, sống hiệu quả của con người Ngược lại, kỹ năng giao tiếp thành thạo thường được phát triển trên những hệ thống giá trị xã hội, giá trị đạo đức
- HS tiểu học là lứa tuổi bình minh của cuộc đời, hình thành phát triển nhân cách HS tiểu học có tính chất nền tảng cho sự phát triển nhân cách Do đó, phát triển
kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học có tầm quan trọng rất lớn trong sự phát triển sau này của HS
- Phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học sẽ giúp các em hướng tới giá trị sống tích cực, hành vi văn hóa ứng xử và giá trị sống tích cực; đó là giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị về lòng khoan dung, đức độ, giá trị về trí tuệ, sáng tạo vv…
- Giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS tiểu học giữ vai trò rất to lớn trong việc bắt đầu tạo nên hệ giá trị sống cho các em, giúp các em thể hiện được giá trị của bản thân vào cuộc sống và từ đó, các em trưởng thành với một hệ giá trị tích cực bởi thành quả của quá trình giáo dục Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp còn xây dựng và tạo lên nét văn hóa trong nhà trường Đó là văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp
- Giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh, giúp học sinh tạo lập các mối quan
hệ tốt đẹp trong cuộc sống: Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con
người và có vai trò quan trọng, tích cực trong hoạt động xã hội, trong hình thành và phát triển nhân cách, tạo lập các mối quan hệ tốt trong cuộc sống Nhờ có kỹ năng giao tiếp mà con người có thể chung sống và hòa nhập trong một xã hội không ngừng biến đổi Thực tế đã chứng minh con người hoạt động thành công và hiệu quả nhờ kỹ năng giao tiếp chiếm 60% Giao tiếp đã trở thành công cụ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và trong công việc, nó sẽ là chìa khóa tốt để bắt đầu cho những thành công khác Giao tiếp còn là một trong những cách thức không thể thiếu giúp chúng ta tiếp thu các giá trị văn hóa của nhân loại, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp và từ đó, chất lượng cuộc sống được nâng lên Thiết kế chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp là việc xác định mục tiêu, kế hoạch; xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện chương trình và xác định lực lượng tham gia
Trang 28- Đối với HS tiểu học, giao tiếp giúp cho học sinh trao đổi tri thức, thông tin trong học tập, rèn luyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống Nhờ có giao tiếp, học sinh biết cách bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội Vì vậy, đối với HS tiểu học, chúng ta cần hướng dẫn các em, giúp các em Biết - Hiểu - Hành động và cộng tác trong quan hệ giao tiếp với người khác Ở đây, cho thấy vai trò của kỹ năng giao tiếp trong hình thành các mối quan hệ ở lứa tuổi học trò bậc tiểu học Những tiếp xúc rộng rãi với bạn bè, quan hệ với các thày cô giáo thông qua việc học, sinh hoạt, vui chơi mà các em đã xuất hiện nhu cầu giao tiếp, hình thành các mối quan hệ xã hội mới trong lớp, trong trường Yêu quý thày cô, thân thiết với bạn bè, chia sẻ đồ chơi, háo hức khám phá đã làm cho các mối quan hệ của các em trở thành rộng hơn, sinh động hơn
1.3.2 Thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp
Giáo dục văn hoá giao tiếp trong mối quan hệ với thầy, cô giáo: Dân tộc Việt
Nam luôn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - đó là một nét đẹp trong văn hóa ứng
xử của người Việt Nam Sản phẩm của GD không chỉ là những điểm số học tập, là bằng cấp, mà quan trọng hơn là thái độ, hành vi ứng xử, là cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh, đặc biệt là với thầy giáo, cô giáo trong nhà trường
Giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS trong mối quan hệ với thầy cô giáo là giúp các em nhận thức đúng được vị trí, vai trò, công lao của thầy cô, thấy được sự hi sinh, cống hiến của người GV trong sự nghiệp giáo dục Qua đó thể hiện thái độ tôn trọng, biết ơn, nói năng lễ phép, khiêm tốn trong giao tiếp, ứng xử, có tinh thần ham học hỏi, trung thực, cầu tiến, biết tiếp thu, lắng nghe sự dạy bảo của thầy cô trong quá trình học tập
Giáo dục văn hoá giao tiếp trong mối quan hệ với bạn bè: hành vi giao tiếp có
văn hóa của HS trong mối quan hệ với bạn bè được thể hiện trong giao tiếp, cư xử với bạn, trong việc cùng tiến hành các hoạt động tập thể,
Trong công tác giáo dục, GV cần cung cấp cho HS có kỹ năng giao tiếp, thể hiện là người có văn hoá ngay trong cách xưng hô với bạn Trong giao tiếp với bạn cần luôn để bản thân mình là hình ảnh đẹp trong mắt của bạn, muốn vậy HS cần phải biết quan tâm, chia sẻ, biết lắng nghe, tôn trọng bạn, có thái độ ứng xử hài hoà, nói năng nhẹ nhàng, không nói tục, chửi bậy,
Giáo dục văn hoá giao tiếp để bảo đảm cho lối ứng xử mới, năng động, hiện đại diễn ra trên cơ sở kế thừa, phát huy nếp ứng xử truyền thống
Chính vì thế, ngoài những cách ứng xử truyền thống, chúng ta cần xác lập và giáo dục cho học sinh cách ứng xử mới, phù hợp với hoàn cảnh mới, có văn hóa, phải đảm bảo tính giá trị của văn hóa, góp phần làm cho quan hệ giữa những người giao tiếp được tốt hơn
Giáo dục văn hoá giao tiếp trong gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là
nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Xã hội văn minh, giàu mạnh khi gia đình
Trang 29đó tuân thủ tốt những quy định, chuẩn mực đạo đức, chính trị, pháp luật Để giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS hiệu quả cần có sự phối hợp ăn ý giữa nhà trường, gia đình
và xã hội
Trong các gia đình nhằm giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của cá nhân, về mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể gia đình, thông qua đó mỗi cá nhân cần có thái độ và hành vi phù hợp
Giáo dục văn hoá giao tiếp trong mối quan hệ ngoài xã hội: Để hình thành và phát
triển nhân cách, mỗi cá nhân cần phải được tham gia vào các mối quan hệ xã hội, cần phải tham gia vào các hoạt động và giao tiêp với mọi người xung quanh HS tiểu học
là lứa tuổi nhân cách đang hình thành và phát triển, hoạt động chủ đạo của học sinh lúc này là học tập và giao lưu Chính vì thế, để trẻ được trực tiếp tham gia vào các mối quan hệ với mọi người xung quanh sẽ là cách tốt nhất để trẻ phát triển
Chính vì thế, giáo dục văn hoá giao tiếp không chỉ bó hẹp trong môi trường nhà trường mà còn phải giáo dục cho các em những kiến thức thực tiễn ở bên ngoài xã hội
Thực hiện các phương pháp giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh: Để giáo
dục học sinh đạt hiệu quả, trong quá trình giáo dục đòi hỏi nhà giáo dục cần phải sử dụng phương pháp, biện pháp nhất định
Trong nhà trường, phương pháp giáo dục phản ánh cách thức tổ chức quá trình giáo dục, các loại hình hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh nhằm chuyển hóa những yêu cầu chuẩn mực về đạo đức, lối sống, văn hóa, thẩm mĩ,…do xã hội quy định thành phẩm chất nhân cách, hành vi, thói quen, nếp sống văn minh của người học sinh
Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hình thành ý thức cá nhân cho học sinh [7; 132] Nhóm phương pháp này gồm có:
+ Diễn giảng: là phương pháp sử dụng hệ thống lý luận để cung cấp cho học
sinh nhằm giúp học sinh từ cái chưa biết đến biết và từ biết đến biết cặn kẽ, sâu sắc hơn
+ Đàm thoại: là hình thức cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết
thông qua trò chuyện, trao đổi ý kiến giữa giáo viên với học sinh về một vấn đề khoa học nào đó nhằm mục đích giáo dục
+ Tranh luận: là quá trình trao đổi giữa cá nhân với cá nhân nhằm hình thành
cho họ những phán đoán, đánh giá, tình cảm, đạo đức, niềm tin trên cơ sở cọ xát ý kiến, quan điểm khác nhau để đưa ra ý kiến chung, thống nhất
+ Nêu gương: là phương pháp làm theo, bắt chước theo những mẫu mực điển
hình được sử dụng trong giáo dục đạo đức đối với mọi thế hệ
Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và tích lũy kinh nghiệm ứng xử xã hội cho học sinh, bao gồm:
+ Nêu yêu cầu sư phạm: là phương pháp mà giáo viên nêu ra những yêu cầu cần
phải đạt được về mặt giáo dục và giáo dưỡng đối với học sinh
Trang 30+ Tạo dư luận xã hội: là phương pháp giáo viên sử dụng những lời bàn tán,
những lời khen tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi và hoạt động của cá nhân
+ Tập thói quen: là tổ chức cho học sinh tập đều đặn, thường xuyên và có kế
hoạch nhằm biến đổi hành động thành những thói quen cần thiết của cá nhân trong cuộc sống
+ Rèn luyện: là quá trình giúp học sinh hình thành những năng lực, thu lượm
những kinh nghiệm thực tiễn tạo nên những yếu tố nhân cách cần thiết trong quá trình phát triển của cá nhân
+ Giao công việc: là cách thức lôi cuốn học sinh tham gia vào những công việc
cụ thể nhờ đó mà bồi dưỡng những năng lực chung và năng lực riêng, đồng thời giúp
họ thu lượm thêm những kinh nghiệm trong mối quan hệ giữa người với người theo nguyên tắc mẫu mực đạo đức xã hội
Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh, bao gồm:
+ Thi đua: là phương pháp giáo dục nhằm giúp học sinh đua tài, gắng sức, hăng
hái vươn lên để dành cho được thành tích cao nhất cho cá nhân và tập thể Mọi phong trào thi đua đều được diễn ra trong phạm vi và thời gian nhất định
+ Khen thưởng: là hình thức biểu thị sự đánh giá tốt đẹp, tích cực của xã hội đối
với hành vi ứng xử và hoạt động của mỗi cá nhân, tập thể lớp Khi được kkhen mọi người phấn khởi, vui mừng, tin tưởng, tự hào về khả năng làm việc của mình và mong muốn tiếp tục được thực hiện những hành vi đó
+ Trách phạt: là phương pháp giáo dục nhằm thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm,
nghĩa vụ của người lầm lỗi, giúp họ ý thức được những tác hại do hành vi, hành động của mình gây ra Do đó cần phải giúp cho họ biết họ sai ở đâu, đã gây thiệt hại gì cho người khác và bản thân để từ đó họ không còn mắc sai lầm nữa
Ngoài ra, trong quá trình giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh, giáo viên có thể tiến hành một số phương pháp giáo dục mang tính tích cực cao như: quan sát, tổ chức hoạt động trải nghiệm, thảo luận nhóm, thực hành, cho học sinh đóng vai, …
Có rất nhiều các phương pháp để giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS, tuy nhiên mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định Chính vì vậy, trong công tác GD học sinh và giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS nói chung tùy vào từng mục đích và nội dung giáo dục mà nhà GD có thể tiến hành các phương pháp giáo dục cho phù hợp Không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng mà chỉ có sự vạn năng trong việc vận dụng và kết hợp các phương pháp dạy học
Tổ chức các hình thức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh: Hình thức
giáo dục là hình thức của hoạt động giáo dục được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục: hình thành ở đối tượng giáo dục ý thức, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội, đặc biệt là hình thành hành vi và thói quen phù hợp với các chuẩn mực đó
Trang 31Về mặt thực tiễn giáo dục: muốn rèn luyện cho con người có những hành vi,
thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội thì cần phải tổ chức cho họ tham gia nhiều vào các hình thức hoạt động với những tình huống đa dạng và ngày càng phức tạp nhằm bồi dưỡng cho họ ý thức và thói quen hành vi, bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Về bản chất: quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt
động và giao lưu cho người học
Trong trường tiểu học có thể sử dụng một số hình thức giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS trong nhà trường như sau:
Một là: Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng tích hợp nội dung giáo dục văn
hoá giao tiếp vào các môn học có ưu thế
Theo quan điểm của tác giả Quản Hà Hưng bàn về “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường địa phương có làng nghề ở thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây trong dạy học
môn Khoa học ở Tiểu học”, tác giả đã định nghĩa: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ có hệ thống các kiến thức, khái niệm quen thuộc, các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận, thực tiễn được đề cập trong môn học đó”
Có ba hình thức tích hợp: tích hợp, lồng ghép và liên hệ
- Tích hợp: Ở hình thức này, nội dung GD hành vi ứng xử văn hoá là một phần
nội dung của môn học chính là nội dung giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS được đưa vào chương trình, sách giáo khoa Nội dung này có thể là một chủ đề hoặc một số bài học trọn vẹn
- Lồng ghép: Một số kiến thức môn học cũng chính là kiến thức giáo dục văn
hoá giao tiếp cho HS được đưa vào chương trình theo những mức độ khác nhau:
+ Có thể chiếm một mục, một đoạn hoặc một vài câu trong bài học
+ Có thể là bài học thêm sau bài học chính nhằm bổ sung kiến thức về giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS
- Liên hệ: các kiến thức không được nêu trong sách giáo khoa nhưng dựa vào
kiến thức đã học, người GV có thể bổ sung các kiến thức bằng cách liên hệ kiến thức vào bài giảng của mình cho phù hợp
Hai là: Thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL (giáo dục ngoài giờ lên lớp) không phải là tiếp tục hoạt động học tập ở trên lớp mà còn vừa chuẩn bị, vừa phát huy nó nữa Như vậy, hoạt động GDNGLL không đối lập với hoạt động trên lớp mà là kết quả của sự tổng hợp đa dạng nhiều chiều Hiện nay, hình thức phổ biến của hoạt động GDNGLL bao gồm: Lao động công ích: tu bổ, bảo vệ trường sở, lớp học, di tích lịch sử, ; Tham quan danh lam thắng cảnh, bảo tàng, di tích lịch sử, ; Tham quan thực tế các cơ sở sản xuất, nghiên cứu khoa học Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, ngày hội truyền thống của trường, của lớp, ; Tham gia kỷ niệm những ngày lễ
Trang 32lớn, …
Đặc trưng của hoạt động GDNGLL là hoạt động tự quản của HS thông qua sự dẫn dắt, chỉ đạo của người giáo viên
Ba là: Thông qua các buổi sinh hoạt, tọa đàm
Trong các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần, GV thường tiến hành giáo dục
HS thông qua trò chuyện, giảng giải, chia sẻ với HS những điều hay, lẽ phải, nhắc nhở, động viên và khích lệ các em Đồng thời, GV có thể tiến hành tổ chức cho các em chơi trò chơi tập thể, trò chơi dân gian để qua đó GD hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS Trong các buổi tọa đàm, GV tổ chức cho HS được thể hiện hết khả năng của mình, được tự do bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ những khó khăn, thắc mắc mà các em đã và đang gặp phải đồng thời đó cũng là dịp để các em HS được trải nghiệm thực tế, mở rộng hiểu biết và qua đó có thái độ và hành vi ứng xử phù hợp
Bốn là: Thông qua các tấm gương của chính các thầy cô giáo
GD là sự tác động qua lại giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục Chính vì thế, trong quá trình giáo dục HS, mọi hành vi, cử chỉ, điệu bộ, tác phong, … trong cung cách ứng xử, giao tiếp cho dù rất nhỏ cũng ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của người HS Do đó, trong công tác giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS, giáo viên phải làm gương cho HS noi theo tức là người giáo viên phải dùng nhân cách của chính bản thân mình để giáo dục nhân cách học sinh Hay như nhà giáo dục Usinxki đã từng nói: “Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non nớt của trẻ mà không có gì thay thế được”
1.3.3 Đánh giá chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp
Sau khi học sinh triển khai kế hoạch thực hiện giáo dục văn hoá giao tiếp, giáo viên cần đánh giá kết quả Việc đánh giá dựa trên các mục tiêu đã đặt ra: Học sinh đã giải quyết được vấn đề gì? Học được cái gì? Đã sử dụng nguồn lực hỗ trợ nào để đạt được kết quả như vậy? Giáo viên cần ghi nhận những tiến bộ của học sinh, dù
là rất nhỏ, để động viên, khuyến khích các em Nếu học sinh chưa hoàn thành
nhiệm vụ thì không nên trách mắng mà cần tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục cho học sinh
Hoạt động kiểm tra đánh giá giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS tập trung các điểm sau:
- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, kế hoạch cá nhân của GV
- Kiểm tra qua dự giờ tiết học giáo dục văn hoá giao tiếp của GVCN, GVBM;
kế hoạch hoạt động cụ thể của GV Tổng phụ trách đội
- Kiểm tra việc sử dụng CSVC, ứng dụng CNTT của GV khi tổ chức GD
- Kiểm tra sự phối hợp trong GD giữa GV với Ban Đại diện CMHS
- Phỏng vấn GV về một vấn đề có liên quan
- Kiểm tra khả năng giao tiếp của HS sau một giai đoạn học tập
Trang 33- Kiểm tra sự hài lòng của HS về các giáo dục văn hoá giao tiếp mà GV đã triển khai
1.3.4 Điều kiện thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp
Bất kì hoạt động nào dù nhỏ hay lớn, muốn tổ chức thành công đều phải hội đủ hai điều kiền “cần và đủ” Có điều kiện bên trong bao gồm các nguồn lực của nhà trường và điều kiện bên ngoài bao gồm các văn bản chỉ đạo; sự quan tâm của ngành, chính quyền và các lực lượng GD khác Giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS tiểu học cũng vậy, thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh
Điều kiện về con người (nhân lực):
* Hiệu trưởng: Là người đứng đầu trong nhà trường có vai trò quản lí, điều hành các hoạt động và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của nhà trường (điều
11 - điều lệ trường tiểu học, 2020) Hoạt động đội luôn mong muốn ở HT sự quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS diễn ra được thuận lợi Qua đó, học sinh có nhiều cơ hội để phát triển văn hoá giao tiếp hơn
* Tổng phụ trách đội: Trong trường tiểu học, GV TPT đội được ví như nhạc trưởng của phong trào thiếu nhi, TPT đội có khả năng làm việc độc lập cao cùng với năng lực thiết kế hoạt động phong trào (bề nổi) nên vai trò của TPT đội được đánh giá
là rất quan trọng
Điều lệ trường tiểu học 2020 quy định: “ Giáo viên làm tổng phụ trách đội chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đội TNTP HCM và sao nhi đồng HCM” Theo nghĩa này thì TPT đội phải vừa là
người giương cờ, vừa là người phất cờ trong mọi hoạt động thiếu nhi của nhà trường
Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS thì TPT đội cần phối hợp tốt với đội ngũ GV, CMHS cũng như với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường khác Chất lượng hoạt động đội của nhà trường phụ thuộc nhiều vào trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực của TPT đội
* Giáo viên chủ nhiệm (phụ trách lớp chi đội; phụ trách lớp nhi đồng): Đối với
HS tiểu học thì GVCN là những tấm gương sáng để các em noi theo Ở tiểu học, học sinh coi GVCN như những “tượng đài” kiên cố nhất về sự hiểu biết, về nhân cách, về đạo đức lối sống GVCN được “mặc định” trong tâm trí của trẻ là những người “hoàn thiện nhất”, “tài giỏi nhất” nên tiếng nói của GVCN là cực kì quan trọng tới toàn bộ quá trình nhận thức của trẻ
* Học sinh: HS là đầu vào nhưng cũng chính là đầu ra cho quá trình GD của mỗi nhà trường Mọi hoạt động GD của nhà trường đều trở nên vô nghĩa nếu hoạt động đó không hướng đích là phục vụ HS
Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, HS tiểu học vốn rất hiếu động, dễ tiếp thu cái mới, ham thích hoạt động bề nổi nên giáo dục văn hoá giao tiếp thông qua hoạt động
Trang 34đội có nhiều thuận lợi hoạt động đội như một “gia vị” hoàn hảo cho một món ăn ngon đối với mỗi HS
Điều kiện về cơ sở vật chất, không gian hoạt động: Bất kì một hoạt động giáo
dục nào, hiệu quả hay không hiệu quả đều cần đến “sự có mặt” của các điều kiện CSVC và không gian cho hoạt động đó Đây là điều kiện tối quan trọng và bắt buộc với mỗi nhà trường CSVC được hiểu là toàn bộ các công trình kiên cố, công trình bán kiên cố, công trình tạm trong khuôn viên trường cùng cùng với những phương tiện vật chất, kĩ thuật, những sản phẩm khoa học, công nghệ thông tin, thiết bị dạy học của nhà trường được sử dụng làm công cụ để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
CSVC phục vụ giáo dục văn hoá giao tiếp cho HS thông qua hoạt động đội cần
có trong mỗi nhà trường bao gồm: Phòng làm việc của tổng phụ trách đội, phòng truyền thống, nhà đa năng, sân chơi, không gian xanh, thư viện, âm ly, loa đài, máy vi tính, trống- cờ- huy hiệu đội, trang phục nghi thức đội Ngoài ra, các điều kiện khác như: tài chính, phương tiện, thời gian, không gian văn hóa ngoài nhà trường là những điều kiện bổ sung cho giáo dục văn hoá giao tiếp trở nên sinh động, hấp dẫn hơn theo
đó kết quả hoạt động cũng được nâng lên
Không gian hoạt động trong trường học bao gồm những khoảng không ngoài trời, khoảng không trong nhà phục vụ công tác dạy, học và vui chơi Điều kiện chuẩn diện tích trường tiểu học theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm
2020 của Bộ GD&ĐT tối thiểu là 10m2/HS
Điều kiện về thời gian: Để giáo dục văn hoá giao tiếp đạt hiệu quả, yếu tố thời
gian cần phải được tính đến Thời gian hoạt động đội không được chồng chéo với thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục khác của nhà trường nhưng có thể phối kết hợp giữa GD trên lớp với GD thông qua hoạt động đội Thời gian phù hợp để tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp thông qua hoạt động đội phần lớn là thời gian ngoài giờ trên lớp
và thời điểm gắn với chào mừng các sự kiện lịch sử - chính trị - văn hóa của đân tộc và của địa phương
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá giao tiếp ở trường tiểu học
1.4.1 Quản lý thiết kế chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp
Để có thể quản lý tốt giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cho học sinh tiểu học công việc đầu tiên của Hiệu trưởng là thiết kế chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp dựa trên cơ sở yêu cầu của Chương trình giáo dục và điều kiện cụ thể của nhà
trường
Thiết kế chương trình là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin,…) để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục của nhà trường [34, tr.56]
Trang 35Khi thiết kế chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cho HS tiểu học nhà quản lý phải dựa trên các cơ sở sau:
- Xác định mục tiêu của giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh: Cần chỉ ra
giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh nhằm vào đối tượng nào, giáo dục để đối tượng ấy thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào Nói cụ thể hơn là sau khi được giáo dục về VH ứng xử thì các em học sinh sẽ đạt được mức
độ như thế nào so với yêu cầu chuẩn mực văn hóa xã hội
- Phân tích, khảo sát thực trạng giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cho học sinh để nắm được những hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu, những gì đã làm được và chưa làm được tà đó xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp
- Nắm bắt tình hình thực trạng nhà trường nhằm định hướng các nội dung và hình thức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh sao cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường, của học sinh, của đội ngũ giáo viên,…
- Tìm hiểu tình hình, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương vì quá trình phát triển xã hội và môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cho học sinh
- Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho giáo dục
văn hoá giao tiếp cho học sinh: Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn ai, ở đâu để làm giáo viên, chi phí cho mọi hoạt động về giáo
dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường, máy móc thiết bị, tranh ảnh tài liệu, mô hình, ) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh và
tổ chức vào thời gian nào trong năm học,
- Dự kiến các biện pháp thực hiện và hình thức thực hiện mục tiêu giáo dục văn
hoá giao tiếp cho học sinh: Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không kém phần quan trọng Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trình
giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh Nó thể hiện việc tổ chức giáo dục tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại trường
hay tổ chức ngoài nhà trường, trong gia đình
Nhà quản lý dựa trên những định hướng lớn về giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh của Đảng, chính phủ, Bộ GD&DT, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý và căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường về tổ chức bộ máy, về nguồn lực và các điều kiện khác để xây dựng kế hoạch Kế hoạch giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh có thể tách riêng hoặc nằm trong kế hoạch tổng thể của một nhà trường, được xây dựng theo từng năm học, mang tính pháp quy, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt Kế hoạch phải mang tính cụ thể, tức là xác định mục tiêu cần đạt, dự kiến các nguồn lực để thực hiện (nhân lực, tài lực, vật lực), phân bố thời gian hợp lý và quyết định những biện pháp có tính khả thi để thực hiện
Trang 36Thực hiện, giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh các trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay bao gồm:
- Xác định căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Khảo sát thực trạng giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh của nhà trường
- Xây dựng mục tiêu của giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Xác định các nội dung cần thực hiện giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Xây dựng tiến độ triển khai giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Xác định rõ phương pháp, yêu cầu, nội dung để kiểm tra đánh giá giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Phân công nhiệm vụ cụ thể
- Dự kiến nguồn kinh phí cho giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Thực hiện điều chỉnh kế hoạch và nội dung chương trình cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn
1.4.2 Quản lý thực hiện chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp
Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác, đó chính là chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở trường học Vai trò của một bộ phận, cá nhân hàm ý bộ phận hay cá nhân đó hiểu rõ công việc mình làm, trong một phạm vi nào đó, nhằm mục đích, mục tiêu nào đó, công việc của họ ăn khớp như thế nào với các cá nhân hay bộ phận khác, và những thông tin cần thiết để hoàn thành công việc Chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cho học sinh trong nhà trường tiểu học Đồng thời việc thực hiện chức năng này còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc, và đặc biệt chú ý đến việc
bố trí cán bộ, giáo viên, các lực lượng khác - người vận hành các bộ phận của tổ chức
Công tác tổ chức có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc phát huy vai trò của đội ngũ tham gia giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cho HS trường tiểu học Đặc biệt việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên Nếu bố trí, sử dụng hợp lý, đúng khả năng chuyên môn là điều kiện thuận lợi để đội ngũ nòng cốt đạt hiệu quả lao động cao và phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình thực hiện vai trò của mình Trong
bố trí, sử dụng đội ngũ nòng cốt cần coi trọng năng lực sáng tạo thật sự về chuyên môn nghiệp vụ, đúng người, đúng việc
Bên cạnh đó cần chỉ đạo tổ chức các hoạt động hàng ngày của các khối lớp về việc thực hiện nề nếp dạy học, giáo dục, phát huy truyền thống nhà trường, xây dựng
và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp
Trang 37Chỉ đạo các khối lớp hoạt động theo chủ điểm, chủ đề hoạt động có tích hợp nội dung xây dựng trường học thân thiện thực hiện chủ điểm hoạt động trong các tháng của năm học và thời gian hè Các trường lựa chọn mỗi tháng thực hiện 1 đến 2 hoạt động đảm bảo các chủ điểm hoạt động với 2 tiết/tháng Có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục vào GD như: an toàn giao thông; ngày Nhà giáo Việt Nam; Thương binh liệt sĩ ; Giáo dục phòng chống HIV/AIDDS, ma túy và các tệ nạn xã hội, Giáo dục môi trường; Giáo dục trật tự an toàn giao thông; Những hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Những hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương, đất nước Tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh các trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay bao gồm:
- Thành lập ban chỉ đạo triển khai giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Ban hành văn bản chỉ đạo giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, phụ huynh
và học sinh về giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Phân công cụ thể công việc cho từng tổ, nhóm, cá nhân CB - GV thực hiện giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Tạo điều kiện thuận lợi để CB - GV thực hiện nhiệm vụ
- Tổ chức đa dạng các phương pháp và hình thức của các nội dung giáo dục giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh khi tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Xác định cơ chế phối hợp với chính quyền, Đoàn thanh niên ở địa phương để thực hiện nội dung hoạt động và tạo mối quan hệ gắn kết với địa phương và huy động tiềm lực của địa phương trong công tác tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tích hợp giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh thông qua giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Tổng kết, thi đua, khen thưởng trong giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh:
Để phát huy hiệu quả giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh và đảm bảo chất lượng giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cần có cơ chế, chính sách thi đua khen thưởng cho cá nhân, giáo viên hay học sinh có thành tích tốt trong quá tình tham gia giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh Chính sách khen thưởng có thể hiện vật, khích lệ, tăng lương, thưởng, động viên…tạo động lực giáo viên, học sinh tích cực tham gia giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
Nội dung của chức năng chỉ đạo là liên kết các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao để đạt được mục tiêu của hoạt động hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh các trường tiểu học Để
Trang 38chỉ đạo thực hiện hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh các trường tiểu học, Hiệu trưởng cần:
- Chọn lọc, sắp xếp điều hành bộ phận giúp việc, các tổ chuyên môn, CSVC, tài chính một cách khoa học để công tác hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh các trường tiểu học đạt hiệu quả tốt
- Thành lập ban chỉ đạo tổ chức hoạt động: Bao gồm: Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng; Chủ tịch công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm…Tùy điều kiện từng trường mà phân công trách nhiệm quản lí giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh Cán bộ quản lí giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh có thể là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng
Khi xác định cơ cấu tổ chức quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cần tuân thủ các điều kiện sau:
- Xác định rõ số lượng và các khâu quản lí giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh sao cho vừa đủ để thực hiện chức năng quản lí hoạt động này
- Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho từng khâu quản lí, trong đó đặc biệt chú ý xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong quá trình giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Các bộ phận quản lí không được đảm nhiệm các nhiệm vụ chồng chéo lẫn nhau
- Cơ cấu các bộ phận và mối quan hệ giữa chúng vừa phải đảm bảo tính ổn định tương đối, vừa phải có tính thích nghi khi điều kiện thay đổi, tránh tình trạng mỗi năm một đối tượng quản lí
- Cơ cấu tổ chức quản lí phải đáp ứng yêu cầu hiệu lực, hiệu quả giáo dục Nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh: Xây dựng đội ngũ nòng cốt để triển khai giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh Đội ngũ nòng cốt giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nhà trường, quyết định đến uy tín chất lượng của các nhà trường Vì vậy, xây dựng được đội ngũ nòng cốt có đủ năng lực, trình độ thì các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh nói riêng đạt chất lượng tốt
Đội ngũ nòng cốt để triển khai giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh gồm:
- Hiệu phó phụ trách giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
Trang 39- Có kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viên, nhiệt tình, có tinh thần cộng tác với đồng nghiệp, không sợ khó khăn
- Có đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Phân công trách nhiệm quản lí trong ban giám hiệu nhà trường
- Việc phân công trách nhiệm trong quản lí sẽ giúp các nhà quản lí năm rõ trách nhiệm từng thành viên trong công việc được giao, đồng thời đánh giá được kết quả công việc cũng như kết quả và năng lực quản lí của họ
- Trong quản lí giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh, việc phân công cán bộ quản lí cần được coi trọng Cần phân công đúng người, đúng việc, đúng chức năng, sở trường để phát huy hết khả năng của họ và đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Khi phân công công việc cho cán bộ quản lí cần lưu ý:
- Tránh phân công chồng chéo vì như vậy sẽ làm cho người được phân công ỷ lại, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm
- Phân công đều số lượng công việc, tránh phân công người này quá nhiều và người kia quá ít sẽ dẫn đến hiệu quả công việc không cao
Nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh như sau:
- Hiệu trưởng: Trong việc tổ chức, chỉ đạo giáo dục văn hoá giao tiếp cho học
sinh người Hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng, phải đảm bảo chỉ đạo, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận, huy động các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục để đảm bảo hiệu quả cao Do đó, Hiệu trưởng phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình; đặc điểm của chương trình, tính đồng tâm của chương trình để chỉ đạo triển khai hoạt động, tránh chồng chéo, trùng lặp Phải chỉ đạo để tuyên truyền sao cho
HS nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh, đồng thời triển khai đến GV, Đoàn thanh niên nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu,
nội dung, chương trình giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh ở trường tiểu học
Hiệu trưởng là chủ thể của quá trình quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh Tuy nhiên, cũng như đối với các quá trình quản lý khác, trong công tác quản lý giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh của nhà trường, Hiệu trưởng thực hiện chức trách của mình chủ yếu bằng vai trò người tổ chức, lãnh đạo thông qua một hệ thống
cơ cấu chức năng quản lý do chính hiệu trưởng thiết lập nên
- Giáo viên: GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động trên lớp và
giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh GVCN là người thay mặt Hiệu trưởng đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc quản lý, tổ chức, giáo dục HS trong một lớp giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh của nhà trường thành công hay không là do một phần ở khâu quản lý, tổ chức lớp của GVCN Các GVCN cần biết rõ kế hoạch giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh để phối hợp và tham gia quản lí Các GV bộ môn cũng có vai trò rất quan trọng: Kết quả giáo dục toàn diện của một HS phụ thuộc vào nhiều yếu
Trang 40tố trong đó một phần quan trọng phụ thuộc vào năng lực phẩm chất của các GV bộ môn
- Chi đoàn, Liên đội: Để giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh phong phú, đa dạng và hiệu quả, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách Đội cần phối hợp chặt với Hiệu trưởng trong việc lập kế hoạch hoạt động Chương trình hoạt động của Đoàn, Đội chủ yếu là thực hiện chương trình hoạt động của Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn, Hội đồng Đội các cấp nhưng dựa vào tình hình cụ thể của nhà trường, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trác Đội có thể bổ sung hoặc điều chỉnh một số hoạt động cho phù hợp với thực tiễn của nhà trường Cần phối hợp với GVCN lớp và ban chỉ đạo (BCĐ) giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh trong việc để tổ chức tốt giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh và cùng đánh giá các hoạt động
- Ban chỉ đạo: BCĐ giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh có nhiệm vụ giúp
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình đó Tổ chức các hoạt động lớn quy mô toàn trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường Tổ chức hướng dẫn GVCN lớp, Đoàn thanh niên, lớp tiến hành hoạt động ở đơn vị mình có hiệu quả BCĐ giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh thừa lệnh hiệu trưởng, căn cứ vào kế hoạch và thực tế để kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động Ban chỉ đạo giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức các giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động
* Phối hợp công tác giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh:
- Thiết lập cơ chế phối hợp quản lí giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cho học sinh
- Cơ chế quản lí giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh là một điều kiện rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động này Nhà trường với chức năng chuyên biệt về giáo dục, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp, nắm vững quan điểm, đường lối, mục đích, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng con người mới Mặt khác, nhà trường có đội ngũ chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực, đạo đức, do đó nhà trường cần phát huy vai trò là trung tâm tổ chức phối hợp, dẫn dắt nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục cho gia đình và các lực lượng xã hội
- Cơ chế quản lí giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh là phương tiện giúp cho Hiệu trưởng thực hiện chức năng quyền hạn lãnh đạo của mình đối với giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh; là cơ sở để Hiệu trưởng huy động các nguồn lực có được vào việc tổ chức giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh
- Thiết lập cơ chế quản lí giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung và nhiệm vụ được thuận lợi hơn Thực tiễn giáo dục văn hoá giao tiếp cho học sinh cho thế hệ trẻ đó chỉ ra được ý nghĩa, vai trò của việc tự