Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi có được từ vị trí địa lí, tiềm năng phát triển, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, quá trình đô thị hóa của quận Liên Chiểu cũng gặp không ít k
Trang 1Người hướng dẫn: PGS.TS Trương Anh Thuận
Trang 2MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
MỞ ĐẦU 3
1 Lí do lựa chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu 7
4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4.1 Mục đích nghiên cứu 7
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8
5.1 Nguồn tư liệu nghiên cứu 8
5.2 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp mới của Khóa luận 9
7 Bố cục của Khóa luận 9
NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ QUẬN LIÊN CHIỂU 10
1.1 Một số vấn đề về đô thị và đô thị hóa 10
1.1.1 Khái niệm chung về đô thị 10
1.1.2 Phân loại đô thị 12
1.1.3 Khái niệm về đô thị hóa 18
1.1.4 Tác động của quá trình đô thị hóa 20
1.2 Tổng quan về quận Liên Chiểu 25
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển quận Liên Chiểu 25
1.2.2 Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên 32
1.2.3 Quá trình đô thị hóa ở quận Liên Chiểu trước năm 2010 34
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 45
Trang 32.1 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng đối
với quận Liên Chiểu giai đoạn 2010 – 2020 45
2.2 Những biến đổi trong quá trình đô thị hóa của quận Liên Chiểu giai đoạn 2010 – 2020 51
2.2.1 Những biến đổi về kinh tế 51
2.2.2 Biến đổi về cơ sở hạ tầng đô thị 54
2.2.3 Biến đổi về văn hóa, xã hội 56
2.2.4 Biến đổi trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế 60
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 71
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy, Cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy, mở rộng và hỗ trợ cho em nhiều kiến thức trong quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kĩ năng để thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học
Đặc biệt, em xin gửi lời chân thành và sâu sắc nhất của mình đến Thầy giáo PGS.TS Trương Anh Thuận, là người Thầy tâm huyết, đã hết lòng tận tình hướng dẫn, hỗ trợ định hướng về chuyên môn cũng như là người chỉ bảo, giúp đỡ để cho
em thực hiện đề tài Thầy đã có những trao đổi và góp ý để em có thể hoàn thành tốt
đề tài khóa luận tốt nghiệp này Cảm ơn Thầy đã hiểu cho những thiếu sót của em
và tận tình hướng dẫn, hỗ trợ em khắc phục được nó Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nội dung của bài khóa luận tốt nghiệp đại học không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của Quý Thầy, Cô và các bạn đọc để bài khóa luận tốt nghiệp đại học này được hoàn thiện hơn
Ngoài ra em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể nỗ lực hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp đại học
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy, Cô trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người và truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ sau này
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2024
Tác giả
Hoàng Duy Tuệ
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu được nêu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố bất kì trong một đề tài nào khác
Tác giả
Hoàng Duy Tuệ
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử nhân loại, đô thị và đô thị hoá ra đời như một tất yếu khách quan Từ nửa sau thế kỉ XX cho đến ngày hôm nay, thế giới đã bắt đầu phát triển và chuyển biến theo chiều hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển Trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực châu Á, quá trình đô thị hóa có bước phát triển, nhất là từ cuối thập kỉ 80, 90 của thế kỉ XX cho đến tận ngày nay, phát triển theo chiều hướng gia tăng ở các nước phát triển và đang phát triển Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa lại có tính chất khác nhau giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ, trình độ phát triển văn hóa, lối sống của con người
Tại Việt Nam, sau hơn 38 năm thực hiện chính sách “Đổi mới”, Việt Nam
đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, phúc lợi xã hội được cải thiện rõ rệt, góp phần đưa đất nước trở thành Quốc gia đang tiến sát đến ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước thu nhập trung bình cao trên thế giới Đô thị hóa hình thành chủ yếu từ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Quá trình đô thị hóa thúc đẩy việc mở rộng các khu vực từ đô thị sang các khu vực khác và các quận, huyện Đó là kết quả tất yếu của quá trình phát triển của đất nước - đã và đang diễn ra mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng của các đô thị Tại Thành phố Đà Nẵng, kể từ sau khi trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 1997, thành phố vừa chủ trương chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh vừa tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp
và chỉnh trang đô thị Từ đó, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ phát triển nhanh đã thúc đẩy được phát triển đô thị hóa Bên cạnh những mặt tích cực do đô thị hoá mang lại, thì quá trình này cũng phát sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa tại Thành phố Đà Nẵng đã
đã và đang diễn ra mạnh mẽ, lan rộng ra tới các quận, huyện ngoại thành, đặc biệt là quận Liên Chiểu, có vị trí địa lí nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng Trước năm 1997, Quận Liên Chiểu trước đây bao gồm ba xã là Hòa Hiệp, Hòa Khánh và Hòa Minh, thuộc huyện Hòa Vang Sau khi Đà Nẵng trở thành Thành phố trực
Trang 7thuộc Trung ương, Quận Liên Chiểu đã được thành lập trên cơ sở tách ba xã từ huyện Hòa Vang để trở thành một quận trong đơn vị hành chính của thành phố Đà Nẵng
Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng đã đẩy mạnh tốc
độ phát triển đô thị, nhưng quận Liên Chiểu đã có những bước tiến nhanh, chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đô thị hóa hiện đại, văn minh Từ một vùng đất trước đây thuộc nông thôn ngoại ô thành phố, vùng đất phía Tây Bắc dần trở mình thành cực phát triển mới của thành phố Đà Nẵng Là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và có đường sắt Bắc Nam đi qua, Liên Chiểu có ưu thế
về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch và
là nơi tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi có được từ vị trí địa lí, tiềm năng phát triển, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, quá trình đô thị hóa của quận Liên Chiểu cũng gặp không ít khó khăn như: bất cập trong quản lí hành chính, quy hoạch chưa đảm bảo, phát triển thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng, vấn đề về bảo quản các di tích lịch sử, văn hóa ,công tác bảo đảm an sinh xã hội chưa ổn định
Để có cái nhìn toàn diện, nhận thức khách quan về quá trình đô thị hoá tại quận Liên Chiểu trong giai đoạn 2010 – 2020, các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các nhà quản lí, nhà quy hoạch sẽ phải tìm ra những định hướng phát triển tiếp theo của quá trình đô thị hóa, tìm ra những giải pháp chung nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của đô thị hóa bên cạnh việc phát huy những mặt tích cực,
để làm sao cho quá trình đô thị hóa phát triển nhanh chóng cho cả quận Liên Chiểu nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung
Xuất phát từ những lí do, tình hình thực tiễn nêu trên, đề tài Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sư phạm Lịch sử đã được tác giả lựa chọn với tiêu đề:
“Đô thị hóa ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2020”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian gần đây, đặc biệt là giai đoạn những năm đầu thế kỉ XXI, việc nghiên cứu về đô thị hóa ở quận Liên Chiểu nói riêng và thành phố Đà Nẵng
Trang 8nói chung cũng đang được giới quan sát, nhà nghiên cứu quan tâm Liên quan đến vấn đề đô thị và đô thị hoá ở Việt Nam, cụ thể đã một số bài viết, công trình nghiên cứu có giá trị được chia thành các nhóm, trong đó gồm:
* Nhóm công trình nghien cứu về đô thị, đô thị hóa ở Việt Nam
Đô thị hóa thể hiện bước tiến quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa và cũng là một dấu hiệu nhận diện trình độ văn minh của một quốc gia, một vùng hay một địa phương Chính vì vậy việc nghiên cứu về đô thị hóa và quá trình
đô thị hóa ngày càng được quan tâm nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết nghiên cứu về đô thị và quá trình đô thị ở Việt Nam
Cuốn sách “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” của Nguyễn Thế Bá ũng
là một công trình nghiên cứu công phu, đầy đủ với hai phần và bảy chương Cuốn sách đã đưa ra những khái niệm đầy đủ về đô thị và đô thị hóa, đồng thời cũng lược khảo về quá trình phát triển của đô thị thế giới và Việt Nam Đặc biệt cuốn sách đã
mở rộng những kiến thức về thiết kế, quy hoạch, quản lý và xây dựng một đô thị
Cuốn sách “Lịch sử đô thị Việt Nam – Từ nhà nước Văn Lang đến ngày nay” của Đoàn Khắc Tình cũng đã nêu lên các khái niệm và khái quát quá trình hình thành, phát triển của đô thị Việt Nam qua các thời kỳ, đồng thời làm rõ quá trình tăng trưởng, cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới
“Quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam” của Trần Ngọc Chính (1999), “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020” do Bộ xây dựng phát hành (1998), “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam” của hai tác giả Trần Ngọc Hiên và Trần Văn Chữ (1998), “Tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan đô thị” của Nguyễn
Thị Thanh Thủy (1997)… cũng là một công trình nghiên cứu công phu, đầy đủ với hai phần và bảy chương Cuốn sách đã đưa ra những khái niệm đầy đủ về đô thị và
đô thị hóa, đồng thời cũng lược khảo về quá trình phát triển của đô thị thế giới và Việt Nam Đặc biệt cuốn sách đã mở rộng những kiến thức về thiết kế, quy hoạch, quản lý và xây dựng một đô thị Tuy nhiên các công trình này ở một mức độ nhất định cũng đã cung cấp cho tác giả một nền tảng lý luận về đô thị hóa cũng như thực
Trang 9trạng, định hướng quy hoạch phát triển đô thị ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai
* Nhóm công trình, luận văn nghiên cứu liên quan đến đô thị, đô thị hóa ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Bên cạnh đó, một số công trình, luận văn nghiên cứu liên quan đến đô thị hóa tại địa phương và cả nước để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này được tìm thấy ở một số công trình như: “Một số thành tựu chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang trong 30 năm đổi mới; đề xuất một số giải pháp tổ chức
thực hiện nhiệm vụ thời gian tới” của Lê Văn Toàn (2015) trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đảng bộ Huyện Hòa Vang 70 năm hình thành và phát triển, “Quá trình
đô thị hoá Thành phố Vĩnh Long”, Tỉnh Vĩnh Long (1986-2010) của Huỳnh Trung Hiếu, Sự biến đổi văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, tác giả Bùi Thành Đạt một số luận văn, luận án nghiên cứu về
quá trình đô thị hoá ở các địa phương trong cả nước như Quá trình đô thị hoá
Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long (1986-2010) của Huỳnh Trung Hiếu, Quá trình đô thị hoá Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2010) của Nguyễn Văn
Luận, Quá trình đô thị hóa ở thành phố Kon Tum (2009-2020) của Võ Thị Phúc,
Quá trình đô thị hóa thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An (2007-2020), của Nguyễn Thị
Xuân, Quá trình đô thị hóa ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng từ năm 1997
đến năm 2018 của Phan Hoàng Dạ Thảo… Tuy các công trình nghiên cứu này không liên quan trực tiếp đến nội dung của đề tài nhưng nó cũng đã góp phần giúp tác giả định hướng được mạch tư duy và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Cho đến thời điểm hiện tại, có thể thấy vẫn chưa có một công trình nào đề cập một cách trực tiếp, nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và có hệ thống về quá trình
đô thị hóa ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2020 Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả các công trình đã công bố và các nguồn
tư liệu bổ sung trên, tác giả bước đầu đi vào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn
đề này
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 10Đối tượng nghiên cứu chính là quá trình đô thị hóa của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2020, trong đó làm rõ đặc điểm của sự phát triển về kinh tế - xã hội của quận và sự chuyển dịch từng bước về kinh tế, xã hội, y tế, cơ sở hạ tầng,… theo hướng đô thị hóa
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Khóa luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu quá trình đô thị hoá trên địa giới hành chính của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hiện tại, gồm có 5 phường (Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc)
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quá trình đô thị hóa của quận Liên Chiểu trong giai đoạn 2010 đến 2020
4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo các nguồn tư liệu trong nước, mục đích nghiên cứu của tác giả là để làm rõ sự chuyển biến của quá trình đô thị hóa của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2020 trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đồng thời đề tài trên còn khái quát và hệ thống hóa cơ sở lí luận của quá trình đô thị hóa, những tác động của quá trình đô thị hóa Việc nghiên cứu này nhằm rút ra được một số đặc điểm của quá trình đô thị hóa của quận Liên Chiểu Từ đó, tiến hành phân tích để làm sáng tỏ những tác động của quá trình đô thị hóa của quận Liên Chiểu, vạch ra định hướng để kết luận một số nhận định về mặt tích cực, tiêu cực, các giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của đô thị hóa đến quận Liên Chiểu
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Trang 11- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa, nghiên cứu
và phân tích quá trình đô thị hóa của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn
từ 2010 – 2020
- Thứ hai, tìm hiểu tổng quan về quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, làm
rõ sự biến đổi, những chuyển biến trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội trong quá trình đô thị hoá quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
- Thứ ba, phân tích đặc điểm, đánh giá tác động quá trình đô thị hoá quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu vấn đề này, tác giả chủ yếu dựa trên các nguồn tư liệu sau đây:
- Thứ nhất là sách, tạp chí, bài báo đề cập đến vấn đề đô thị, đô thị hóa ở Việt Nam ở dạng khái quát
- Thứ hai là các văn bản, văn kiện Đại hội về chủ trương, đường lối, chính sách về đô thị hóa của Trung ương và địa phương, các Nghị định của Chính phủ về phân loại đô thị
- Thứ ba là thành quả của các công trình nghiên cứu của các bậc học giả, tiền bối đi trước Ngoài ra tác giả còn khai thác các nguồn tư liệu Internet liên quan đến đô thị hóa
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài “Đô thị hóa ở Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020” tác giả sử dụng dựa trên 2 phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Từ những bằng chứng cụ thể về những tư liệu, hiện vật đem phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, kết hợp giữa thực tiễn và lí luận để rút ra những thông tin cần thiết nhất phục vụ đề tài Để vận dụng
Trang 12các phương pháp đó, trong quá trình nghiên cứu tác giả thực hiện trình tự các bước sau:
Thứ nhất, tìm hiểu, sưu tầm, tập hợp các tư liệu cần thiết, phù hợp với nội dung đề tài
Thứ hai, sau khi tập hợp đủ tư liệu nhóm tác giả tiến hành phân tích, thống
kê, các tư liệu để tìm ra tính toàn vẹn, phát hiện các mối liên hệ giữa các vấn đề có liên quan, từ đó đưa ra những kết luận cần thiết liên quan đến đề tài cần nghiên cứu
6 Đóng góp mới của Khóa luận
Việc nghiên cứu đề tài Khóa luận tốt nghiệp này có ý nghĩa về mặt lý luận
và thực tiễn với các đóng góp cụ thể và thiết thực sau đây:
Thứ nhất, trên cơ sở tổng hợp và hệ thống hoá các nguồn sử liệu có giá trị
để nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống, góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa
Thứ hai, đề tài trên sẽ cung cấp một tư liệu tham khảo có giá trị về khoa học
để phục vụ cho công việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2010 – 2020
7 Bố cục của Khóa luận
Về kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung kết cấu của đề tài Khóa luận tốt nghiệp được chia làm các chương:
Chương 1: Khái quát về đô thị hóa và tổng quan về quận Liên Chiểu
Chương 2: Quá trình đô thị hóa của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2020
Trang 13NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ QUẬN
LIÊN CHIỂU
1.1 Một số vấn đề về đô thị và đô thị hóa
1.1.1 Khái niệm chung về đô thị
Thuật ngữ về đô thị bắt nguồn từ tiếng la-tinh: Urbanus – thuộc về đô thị, Urban – Thành thị, đô thị,… Mỗi một quốc gia có những tiêu chí riêng để định nghĩa về đô thị Tuy nhiên đô thị được xác định qua các khía cạnh sau:
Sự tập trung dân cư: Đô thị trước hết phải là một khu vực có một lượng dân
cư sống tập trung nhất định, được lượng hóa bằng mật độ dân số
Vai trò kinh tế xã hội trong vùng: Các hoạt động kinh tế, hành chính ở một
đô thị phải có vai trò như một trung tâm của một vùng Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng văn hóa , phạm vi quản lí hành chính,… mang tính chất cho cả vùng, không chỉ phục vụ cho bản thân địa điểm đó
Theo Từ điển bách khoa toàn thư của Liên Xô: "Đô thị là một khu dân cư rộng lớn, dân cư ở đây hoạt động chủ yếu trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp cũng như trong lĩnh vực quản lý khoa học và văn hoá" Ở đây chúng ta tập trung vào nội hàm khái niệm này: khái niệm không chỉ giới hạn trong hoạt động công nghiệp mà còn có cả thương nghiệp, quản lý khoa học và văn hoá Tuy nhiên, khái niệm này cũng chưa động đến những đặc trưng của đô thị như mỗi đô thị có một giá trị văn hoá khác nhau, di sản văn hoá khác nhau, có những đặc trưng riêng biệt về phong tục tập quán, đời sống tinh thần; nhưng định nghĩa này không được thoả mãn lắm, nhất là với trường hợp các đô thị cận hiện đại
- Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ: một khu vực đô thị là nơi có mật độ dân số lớn hơn 1.000 người/1 dặm vuông (386 người/km2) Họ căn cứ vào tác động của dân số (mật độ trên 1.000 người/dặm vuông) mà không tập trung vào tổng số dân hay tỷ lệ người dân làm trong các lĩnh vực kinh tế
Trang 14Trong bài viết này, tác giả muốn đề cập tới vấn đề khái niệm về đô thị Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Hà Nội, 1995, đô thị là một không gian
cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh
tế phi nông nghiệp
Theo Giáo trình Quy hoạch Đô thị của Nhà xuất bản Xây dựng, đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật độ dân cư cao, chủ yếu là hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước, vùng, miền, tỉnh, huyện,…
Theo Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009, đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn
Tại Việt Nam hiện nay, đô thị được xác định bởi các tiêu chí sau:
- Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành
- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người
- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 55% trở lên trong tổng số lao động
- Có cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng thích hợp phục vụ dân cư đô thị
- Mật độ dân cư toàn đô thị từ 1000 nghìn/km2 trở lên, mật độ dân cư/ diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5000 nghìn/km2 trở lên
Dưới góc độ lịch sử, đô thị là kết quả của sự phát triển lịch sử, ghi lại những dấu ấn của từng giai đoạn trong tiến trình kinh tế và văn hóa của xã hội con người
Đô thị là một điểm mạnh trong không gian kinh tế, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm
Trang 15Tuy nhiên, một vài thông tin trên trên chưa thể cho chúng ta biết được khái niệm chung về đô thị Để có một cái nhìn tổng thể khái niệm chung về đô thị, đô thị được hiểu là một kết quả của sự phát triển lịch sử, không chỉ là một địa điểm tập trung dân cư và hoạt động kinh tế phi nông nghiệp mà còn là kết quả của sự phát triển lịch sử của xã hội con người Đô thị không chỉ là một nơi sinh sống và làm việc mà còn là nơi ghi lại những dấu ấn của từng giai đoạn trong tiến trình kinh tế
và văn hóa của xã hội Trong quá trình phát triển lịch sử, các đô thị đã từng trải qua những giai đoạn khác nhau Trải qua các thời kì lịch sử, đô thị cũng đã trở thành điểm mạnh trong không gian kinh tế, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm Sự phát triển của các đô thị đã tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế và văn hóa của xã hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức và vấn đề mới cần được giải quyết Vì vậy đô thị đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mức độ và phương diện khác nhau
Do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu về đô thị dưới góc độ lịch sử không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò, chức năng và các vấn đề của các đô thị hiện đại, mà còn giúp chúng ta đề xuất các giải pháp phát triển đô thị bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong tương lai
1.1.2 Phân loại đô thị
Về vấn đề phân loại đô thị, trên thế giới và ở Việt Nam cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau Theo học giả George: đô thị gồm năm hình thái, phát triển theo năm nhóm, do đó khi định nghĩa đô thị cần xem xét các nhu cầu và phương thức thực hiện ở mỗi hệ thống và chia làm 5 loại Tại Việt Nam, theo Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, việc phân loại đô thị được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Việc phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở Chương trình phát triển
đô thị quốc gia, Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và Chương trình phát triển từng đô thị để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
- Đô thị được quy hoạch và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí của loại đô thị nào thì được xem xét, đánh giá theo loại đô thị tương ứng
Trang 16- Đánh giá phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai là một trong những cơ sở để thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị
- Việc phân loại đô thị được thực hiện bằng phương pháp tính điểm Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí
Căn cứ theo Nghị quyết số: 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, đô thị ở Việt Nam được phân thành các loại cùng với các tiêu chuẩn, tiêu chí như sau:
Tiêu chuẩn đô thị loại 1: Đối với đô thị loại 1, căn cứ theo Điều 4 cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí sau đây:
1 Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
2 Quy mô dân số:
a) Đối với đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;
b) Đối với đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên
3 Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên
4 Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên
Trang 175 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
Tính đến năm 2024, cả nước Việt Nam có 22 đô thị loại 1, bao gồm các nhóm sau:
Nhóm thành phố trực thuộc Trung ương gồm 3 thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
Nhóm thành phố trực thuộc tỉnh gồm 22 thành phố: Thái Nguyên (Thái Nguyên), Nam Định (Nam Định), Việt Trì (Phú Thọ), Hạ Long (Quảng Ninh), Bắc Ninh (Bắc Ninh), Hải Dương (Hải Dương), Thanh Hóa (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên Huế), Nha Trang (Khánh Hoà), Quy Nhơn (Bình Định), Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Mỹ Tho (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang)
Tiêu chuẩn đô thị loại 2: Đối với đô thị loại 2, căn cứ theo Điều 5 cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí sau đây:
1 Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y
tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
2 Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên
3 Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên
Trang 184 Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên
5 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
Đối với đô thị loại 2, hiện nay cả nước có 33 đô thị loại 2, đều là các thành phố thuộc tỉnh, bao gồm: Phan Thiết (Bình Thuận), Cà Mau, Tuy Hòa (Phú Yên), Uông Bí (Quảng Ninh), Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới (Quảng Bình), Phú Quốc (Kiên Giang), Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ (Quảng Nam), Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng
Tiêu chuẩn đô thị loại 3: Đối với đô thị loại 3, căn cứ theo Điều 6 cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí sau đây:
1 Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
2 Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên
3 Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên
4 Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên
Trang 195 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
Đối với đô thị loại 3, tính đến năm 2024, cả nước Việt Nam có 47 đô thị loại 3, bao gồm:
- 29 thành phố trực thuộc tỉnh: Yên Bái, Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hội An, Hưng Yên, Kon Tum, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Dĩ An, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn, Phổ Yên
- 18 thị xã: Sơn Tây, Cửa Lò, Phú Thọ, Bỉm Sơn, Gò Công, La Gi, Bến Cát, Tân Uyên, Sông Cầu, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng Yên, Kỳ Anh, Bình Minh, Đông Triều, Phú Mỹ, An Nhơn
Tiêu chuẩn đô thị loại 4: Đối với đô thị loại 4, căn cứ theo Điều 7 cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí sau đây:
1 Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch,
y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
2 Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên
3 Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên
Trang 204 Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 75% trở lên
5 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
Đến năm 2021, cả nước có 90 đô thị loại 4, bao gồm 31 thị xã, 5 huyện (với
8 thị trấn và 68 xã) và 56 thị trấn (không tính các xã thuộc phần mở rộng của đô thị loại 4)
Tiêu chuẩn đô thị loại 5: Đối với đô thị loại 5, căn cứ theo Điều 8 cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí sau đây:
1 Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
2 Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên
3 Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên
4 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên
5 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
Tiêu chuẩn đô thị loại đặc biệt: Đối với đô thị loại đặc biệt, căn cứ theo Điều 3 được xác định theo các tiêu chuẩn, tiêu chí sau đây:
1 Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
Trang 21a) Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học
và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
2 Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên
3 Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên
4 Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên
5 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này
Hiện nay, Việt Nam có hai thành phố được Chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là: thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết đã làm rõ các tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại đô thị về (1) Vị trí, chức năng, cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội (2) Quy mô dân số (3) Mật
độ dân số (4) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (5) Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng
và kiến trúc, cảnh quan Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu ra những khả năng có thể thay đổi trong áp dụng các tiêu chuẩn đó với một số đô thị có tính chất đặc thù như đô thị là trung tâm du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo đô thị ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới quốc gia, hải đảo Nghị quyết cũng đưa ra khung điểm để phân loại đô thị
1.1.3 Khái niệm về đô thị hóa
Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và nhiều biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vì vậy có thể nêu khái niệm dưới nhiều góc độ
Trang 22Trên quan điểm một vùng: đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị Theo quan điểm này thì tốc độ đô thị hóa, trình độ đô thị hoá nhằm mô tả diến biến, tình trạng của quá trình Tốc độ
đô thị hoá có thể có hai nghĩa:
+ Trên góc độ thống kê người ta thường so sánh quy mô đô thị về mặt dân
số, so sánh kinh tế giữa các thời kỳ để xác định quy mô tăng thêm trong thời kỳ nhất định + Trên góc độ kinh tế - xã hội ta có thể hiểu nó như là tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số ở một thời điểm nhất định
Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lưc lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống
đô thị Kết thúc thời kì quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hoá cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong điều kiện mới đặc biệt là thay đổi cơ cấu dân cư
Đô thị hóa từ hiện tượng của một số nước châu Âu đã trở thành hiện tượng
có tính quy luật tất yếu trong lịch sử Theo một góc độ rộng hơn, đô thị hóa được hiểu như là một quá trình biến đổi kinh tế và xã hội nhiều mặt hay là một quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, các hệ thống xã hội và tổ chức môi trường sống của cộng đồng
Đô thị hóa cũng được xem là quá trình chuyển đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với các cấp độ khác nhau Ngoài ra, đô thị hóa là quá trình định cư đa chiều, là quá trình biến đổi lối sống, tập quán, văn hóa từ nông thôn sang đô thị và ngược lại Nó cũng được xem là quá trình mở rộng không gian đô thị, thay đổi môi trường sống đô thị, hình thành các đô thị mới, phân
bố tại dân cư trong lãnh thổ
Trong Từ điển tiếng Việt, để định nghĩa đô thị hóa và nhấn mạnh vai trò của thành thị đối với sự phát triển xã hội, các tác giả viết: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội” Từ góc độ dân số học, đô thị hóa “ theo nghĩa hẹp là sự phát triển hệ thống thành phố nhất là các thành phố lớn, tăng tỉ trọng dân
Trang 23số đô thị trong nước, trong khu vực và thế giới ” Nói một cách ngắn gọn, “đô thị hóa là sự phát triển tỉ trọng dân số các khu vực đô thị”
Từ những nội dung trên, có thể kết luận rằng: Đô thị hóa là quá trình mở rộng của đô thị, bao gồm sự tăng cường không gian và mật độ dân cư, phát triển kinh tế, thay đổi cơ sở hạ tầng, và biến đổi văn hóa và lối sống từ nông thôn sang đô thị Quá trình này có thể bao gồm sự gia tăng tự nhiên hoặc chuyển dịch dân cư từ nông thôn vào thành thị hoặc ngược lại, cũng như sự phân bố lại các yếu tố lực lượng sản xuất và cơ cấu dân cư trong vùng Đô thị hóa không chỉ là sự tập trung dân cư vào các đô thị lớn, mà còn là quá trình mở rộng và thay đổi của môi trường sống đô thị, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia, khu vực hoặc thế giới
1.1.4 Lịch sử quá trình đô thị hóa trên thế giới và tại Việt Nam
cổ đại, các đô thị như Athen, Roma, Cacphagien Các đô thị ở Hy Lạp cổ đại đóng một vai trò quan trọng Các đô thị cổ ở các khu vực này là minh chứng cho các nền văn minh lâu đời nhất của nhân loại Sang thời phong kiến thì diện mạo ở phương Đông và phương Tây có phần khác nhau Đặc biệt ở các đô thị phương Đông khi
mà các phố phường buôn bán các sản phẩm thì dạng thức chính là các đô thị theo phương hội hoặc thương hội buôn bán Cơn bùng nổ đô thị hoá bắt đầu tại châu Âu tính từ thế kỷ 12 Bước vào giai đoạn mới với nhiều biến động chính trị, quân sự và văn hoá bắt đầu bởi cuộc Thập tự chinh Việc cướp bóc, mở rộng lãnh thổ, truyền
bá văn hoá đã mở ra thời đại của tiền, tín dụng và giao thương, châu Âu trẻ hoá từ
đó và các metropolis tại Đức, Ý, Pháp và Bồ Đào Nha cũng được hồi sinh Trong các thành phố của thời Trung cổ và Phục hưng, các yếu tố của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa đã được hình thành
Trang 24Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển với tốc độ nhanh Sở dĩ quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và mật độ dân cư tập trung vào các thành phố ngày càng cao là do nhu cầu cấp thiết phải tập trung và liên kết các hình thức, các hình thức hoạt động sản xuất xã hội và hoạt động sản xuất vật chất Sự phát triển của đô thị hóa có quan hệ chặt chẽ với đặc điểm hình thành dân
cư đô thị và sự phát triển của các đô thị Tốc độ tăng dân số đô thị phụ thuộc vào quá trình tái sản xuất dân số của bản thân dân cư đô thị và dòng người nhập cư Dưới chủ nghĩa tư bản, đô thị hóa phát triển nhanh chóng Một thước đo về mức độ
đô thị hóa là tỷ lệ dân số thành thị trên tổng dân số của Hồng Kông Từ giữa thế kỷ
XX, xét về tổng thể, nhịp độ dân số đô thị tăng nhanh nhưng có sự khác biệt về mức
độ giữa các nước Sự tập trung dân cư vào các thành phố lớn, siêu đô thị là một trong những đặc điểm của quá trình đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay Từ năm
1860 đến năm 1980 tỉ lệ dân số sống trong các thành phố lớn so với tổng số dân thế giới tăng từ 1,7% đến 20% Số lượng các thành phố lớn tăng lên không ngừng Năm
1700, cả hành tinh có 31 thành phố lớn (các thành phố có số dân từ 10 vạn trở lên) Con số này tiếp tục gia tăng: 65 (vào năm 1800), 114 (1850), 360 (1900), 950 (1950), hơn 2000 (1980)
Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại nước Anh, người ta đã bắt đầu chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống và làm việc Sự phát triển của các ngành công nghiệp đã tạo ra lực hút dẫn đến sự bùng nổ dịch cư xã hội, làm cho quy mô đô thị ngày càng lớn Vì vậy, do quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm nên quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu sớm Quá trình đô thị hóa ở đây được đặc trưng bởi nhịp độ gia tăng tỉ lệ dân thành phố tương đối cao và việc đẩy mạnh các quá trình hình thành các thành phố cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị - trong tiếng Anh gọi
là urban agglomerations, megacities) Ở các nước này, số dân thành thị chiếm tỉ lệ rất cao so với tổng số dân (trên 12%) Các khu vực dân cư đô thị trù mật nhất tập trung ở châu Đại Dương (71%), châu Âu (72%) và Bắc Mỹ (74,3%) Các nước có tỉ
lệ dân thành thị cao nhất (1988): Bỉ (95%), CHLB Đức (94%) Anh (91%), Tây Ban Nha (91%), Iceland (90%), Úc (86%), Đan Mạch (84%), New Zealand (84%), Thụy Điển (84%)… Nhịp độ tăng trưởng dân số đô thị ở các nước này trong thời gian gần đây đã bắt đầu chậm lại
Trang 25Cuộc bùng nổ dân số đi liền với “bùng nổ đô thị hóa” ở các nước đang phát triển Quá trình này có nét đặc trưng bởi sự thu hút cư dân nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là thủ đô Dòng người từ nông thôn đến các thành phố ngày càng đông, một phần là do nhu cầu sức lao động của các thành phố lớn, và phần còn lại là
do người nông dân ra đi với niềm hy vọng tìm được việc làm có thu nhập khá hơn Với tốc độ đô thị hóa đang tăng cao ở nhiều quốc gia châu Á và châu Phi, sự phát triển không đồng đều của các thủ đô đang liên quan đến một hiện tượng đặc biệt: sự
di chuyển của cư dân từ vùng nông thôn vào thành phố Điều này đồng nghĩa với việc số lượng người di cư tăng lên cũng như nhu cầu việc làm trong các thành phố ngày càng tăng cao Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn cả quá trình công nghiệp hóa, và sự gia tăng liên tục của dân số nhập cư đã góp phần làm tăng tỉ lệ thất nghiệp và thất nghiệp ẩn trong các thành phố này Ở các nước đang phát triển, các thành phố với dân số hàng triệu người như Mexico City (17,3 triệu), Rio de Janeiro (10,37 triệu), Cancun (10,95 triệu), và nhiều thành phố khác, đang phát triển với tốc độ nhanh chóng Quá trình đô thị hóa ở những nơi này đem lại nhiều mâu thuẫn đáng chú ý Mặt một là việc này thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước, cho phép hàng triệu người tiếp cận với cuộc sống năng động và những cơ hội mới Tuy nhiên, mặt khác, nó cũng tạo ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội căng thẳng hơn do
áp lực từ sự tăng dân số Vì vậy, quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức Cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, hướng đến một đô thị văn minh, bền vững
Như vậy đô thị hóa đã có quá trình phát triển từ rất lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ tiên tiến đến đột biến, xuất phát từ các biến chuyển trong hoạt động đời sống kinh tế
1.1.4.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa trong lịch sử gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Vào thời kỳ này kinh tế chưa phát triển, nhưng cũng
đã hình thành những quần cư của nước Văn Lang, đây chính là những trung tâm hành chính đồng thời là những “trạm dịch” của người Việt cổ
Trang 26Những năm đô hộ của phong kiến phương Bắc là thời kỳ hình thành các đô thị Việt Nam, thế lực phương Bắc đã tập trung lực lượng kinh tế và quân sự Hoạt động thủ công nghiệp phát triển với những cảng sông để thiết lập các trạm dịch, các đầu mối giao lưu kinh tế
Đô thị Việt Nam hình thành và phát triển từ khá lớn, trước hết là kinh đô thủ phủ của các quốc gia thời kỳ dựng nước qua các thời đại như Văn Lang – Âu Lạc Sau khi thành Cổ Loa thất thủ, nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, trong hơn
1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, các thế lực phương Bắc đã tổ chức quản lí nước ta đến cấp huyện (thời Đông Hán) Song song với đó, trong thời kì này các đô thị ra đời có chức năng phòng thủ, quân sự, chính trị và kinh tế, như thành Dền Mê Linh (Vĩnh Phúc ngày nay), thành Long Biên, thành Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay), kinh đô Vạn Xuân ( Hà Nội)… [8, tr 21- tr25]
Sau chiến thắng Ngô Quyền năm 938, Việt Nam giành quyền tự chủ Năm
968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại
Cồ Việt và di chuyển từ Cổ Loa đến Hoa Lư (Ninh Bình) Đến năm 1010, Lý Công Uẩn tiếp tục dời đô về Thăng Long ( Hà Nội) Từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XVIII, Thăng Long với nhiều tên gọi khác nhau luôn là đô thị lớn nhất cả nước, một trung tâm tiêu biểu về chính trị, kinh tế và văn hoá Bên cạnh đó, một số đô thị là các đô thành, lị sở của các trấn, xứ Trong số các đô thị cổ của chúng ta, Thăng Long là đô thị lớn nhất và là đô thị có những thăng trầm lịch sử với những lần đổi tên như Đông Quan, Đông Đô; thế kỷ XIX chỉ còn là tỉnh thành của Bắc thành tổng trấn - trong suốt thời gian thăng trầm thì Thăng Long là đô thị lớn nhất, nhiều thành tựu nhất Ngoài ra cũng có các đô thị là đô thành của các trấn, xứ những hiểu đơn giản nhất đó chính là trung tâm của các địa phương, chính quyền đầu não của các địa phương Tiêu biểu cho các đô thị này là các đô thị Vĩnh Bình (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh) thế kỷ XI-XIV, cảng thị như Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam) Đến thế kỷ XVII, các đô thị lớn như Sài Gòn - Gia Định, Hải Phòng hình thành và phát triển
Thời phong kiến, đô thị Việt Nam có số lượng ít, quy mô nhỏ bé, chủ yếu mang chức năng quân sự và chính trị, tập trung chủ yếu là thợ thủ công và người
Trang 27điểm thuận lợi về giao thông thuỷ bộ, là trị sở của chính quyền Hoạt động kinh tế rất nhỏ bé, chỉ để phục vụ cho nhu cầu của quan lại, binh lính triều đình và hầu như không có sự kết nối với thị trường bên ngoài
Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra đầu thế kỉ XX, gắn liền với công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Xuất hiện nhiều thành phố lớn với mục đích khai thác thuộc địa của tư bản Pháp là chủ yếu Ngoài ra, người Pháp còn xây dựng đô thị với tư cách là nơi tập trung cơ quan đầu não về hành chính và quân sự,
là trung tâm chỉ huy bộ máy kềm kẹp của chúng Một số thành phố như Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng… và một số thương cảng, quân cảng khác được chú
ý đầu tư, mở rộng Nhìn chung, thời kỳ này đô thị nước ta phát triển chậm và không đều, nhỏ bé về quy mô, công nghiệp còn yếu kém
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi Tuy nhiên, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, nên quá trình đô thị hoá cũng diễn ra theo hai xu hướng khác nhau Ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa diễn ra quá trình tạm thời, sơ tán một cách triệt để dân
cư và cơ sở sản xuất công nghiệp về nông thôn, để giảm thiệt hại do cuộc chiến tranh Số dân lánh nạn ở các vùng nông thôn quy trở về thành phố làm cho tỉ lệ phát triển dân số đô thị miền Bắc tăng cao Năm đạt tốc độ đô thị hóa cao nhất là 1960 (129,7%) Tuy nhiên, những năm về sau, mặc dù dân số thành thị vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng dân số thành thị miền Bắc lại giảm dần Tỷ lệ dân số thành thị giảm đi rõ rệt vào những năm 1965-1970 do chiến tranh phá hoại của Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Sang thời kỳ 1970-1974, tỷ lệ dân số thành thị đã trở lại mức tăng bình thường
Tại miền Nam Việt Nam, mặc dù đang xảy ra chiến tranh nhưng tốc độ đô thị hóa vẫn ở mức cao Quá trình đô thị hóa ở miền Nam bắt đầu có sự tăng đột biến
từ những năm 1965-1966 Số dân lánh nạn vào các thành phố do chiến tranh ngày càng tăng Năm 1971, dân số thành thị đã chiếm 38% và đạt đỉnh cao vào năm 1974
là 43% Cũng giống như miền Bắc, dân số thành thị có tăng, nhưng với tốc độ giảm dần Tốc độ tăng dân số thành thị ngày càng giảm và mặc dù năm 1974 là năm có số dân thành thị đạt mức cao nhất nhưng tốc độ tăng lại thấp nhất Tuy nhiên, mặc dù tốc độ tăng dân số đô thị của miền Nam ngày càng giảm nhưng so với miền Bắc thì
Trang 28tốc độ tăng dân số đô thị của miền Nam vẫn cao hơn Để phục vụ cho chiến tranh, Chính quyền Sài Gòn cũ đã áp dụng chính sách dồn dân dẫn đến "đô thị hóa cưỡng bức" trong thời kỳ 1965-1969 Hậu quả đã khiến cho khoảng 12 triệu dân trong tổng
số 20 triệu dân ở miền Nam phải rời bỏ quê hương sống bám vào các đô thị Trong chiến tranh nhu cầu bảo vệ các khu vực hành chính, các căn cứ quân sự đã tạo nên luồng di dân cưỡng bức từ nông thôn vào các đô thị Mặt khác, sự việc trợ của Mỹ
đã tạo nên nhiều nhân khẩu sống bám vào các đô thị để hưởng nguồn viện trợ, đồng thời cũng làm tăng số lượng người làm các dịch vụ cho quân đội
Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa
xã hội, thực hiện dân giàu nước mạnh Các thành phố của Việt Nam đã từng bước trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội cho cả nước và cho từng khu vực
1.2 Tổng quan về quận Liên Chiểu
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển quận Liên Chiểu
Liên Chiểu có nghĩa là Ao Sen Nguyên xưa kia, ở vùng chân núi phía Nam đèo Hải Vân có một ao sen lớn, đến mùa sen nở, hương sen tỏa thơm ngát cả một vùng đất Khi thành lập làng, các tiên dân của làng Liên Chiểu đã đặt tên cho làng mình là làng Liên Chiểu và đình làng gọi theo tên làng là Đình làng Liên Chiểu Về sau, tên làng được đặt cho ga tàu lửa, chợ, kho xăng dầu và nay là tên quận
Trong lịch sử, quận Liên Chiểu có vị trí chiến lược quan trọng, từng là “cửa ngõ”, “bản lề” tiến về phương Nam trong tiến trình mở nước của dân tộc Qua bao bước thăng trầm của lịch sử, nhiều địa danh thuộc quận Liên Chiểu ngày nay đã đi vào lịch sử dân tộc với bao chiến công hiển hách như: Hải Vân, Cu Đê, Liên Chiểu, Nam Ô, Xuân Thiều, Đà Sơn, Khánh Sơn, Phú Lộc… Trong bước đường Nam tiến của dân tộc, vùng đất Liên Chiểu xưa luôn được xem là “bản lề” của vùng Thuận Quảng, có vị thế vô cùng đắc địa về quân sự và kinh tế, nơi chúa Nguyễn Hoàng cho rằng đây là vùng “đất tốt dân đông, sản vật giàu có”, “một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển”, theo ông “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng” [5] Không phải ngẫu nhiên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đều xây dựng nhiều cứ điểm quân sự quan trọng tại địa
Trang 29Năm 1306, khi vua Chăm-pa là Chế Mân đã dâng đất hai châu Ô, Lý cho vua nhà Trần là Trần Anh Tông để làm sính lễ cưới Công chúa Huyền Trân Kể từ
đó vùng đất từ đèo Hải Vân đến Bắc sông Thu Bồn thuộc về lãnh thổ Đại Việt Năm
1307, nhà Trần đổi tên Châu Ô và Châu Lý thành Châu Thuận (Thuận Châu) và Châu Hóa (Hóa Châu), lúc này các làng xã thuộc quận Liên Chiểu ngày nay thuộc vào Châu Hóa Đến năm 1470, Đến năm 1470, nhân việc vua Chăm-pa là Trà Toàn
đã đem hơn 10 vạn quân thủy bộ đánh Hóa Châu, vua Lê Thánh Tông đã đem 16 vạn quân đi chinh phạt lấy lại Hóa Châu và tiến công vào kinh đô của Chăm-pa Sau khi chiến thắng quân Chiêm Thành, tháng 6/1471, nhà vua ban chiếu dụ sáp nhập vùng đất phía nam đèo Hải Vân đến núi Bia (tức Thạch Bi Sơn, nay thuộc tỉnh Phú Yên) thành lập Thừa Tuyên Quảng Nam, cho di dân từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương vào khai khẩn đất đai, lập làng định cư lâu dài Vùng đất thuộc Liên Chiểu ngày nay thuộc vào Thừa Tuyên này Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (Bình Định)
Từ năm 1471 đến năm 1520, các làng xã từ phía nam đèo Hải Vân đến bờ bắc sông Thu Bồn đều trực thuộc huyện Điện Bàn phủ Triệu Phong của đạo Thừa Tuyên Thuận Hóa (1471-1520) và trấn Thuận Hóa (1520-1604)
Năm 1602, Nguyễn Hoàng cho lập dinh Thanh Chiêm (Quảng Nam) giao cho công tử Nguyễn Phúc Nguyên làm trấn thủ Năm 1604 - 1605, chúa Nguyễn lại đặt vùng đất Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong giao về cho vùng đất Quảng Nam Từ
đó vùng đất Liên Chiểu thuộc về huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn của Dinh Quảng Nam Hơn 200 năm cai trị qua chín đời chúa Nguyễn, hàng loạt các làng xã mới ở Bắc Hòa Vang được hình thành
Qua triều đại nhà Nguyễn, từ thời vua Gia Long, Minh Mạng đến thời vua
Tự Đức, đơn vị hành chính của quận Liên Chiểu có một vài sự thay đổi nhỏ Từ thời Đồng Khánh đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, huyện Hòa Vang có 7 tổng gồm: Bình Thái, Hòa An, Phước Tường, Đức Hòa, An Châu, Thanh Châu, Phú Khê; phần đất Liên Chiểu ngày nay trực thuộc hai tổng Bình Thái và Hòa An của huyện Hòa Vang Trong thời kì chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, ủy ban bạo động khởi nghĩa huyện Quế Lâm (mật danh của huyện Hòa Vang lúc bấy
Trang 30giờ) đã quyết định thành lập tổng Thái Hòa gồm 3 tổng cũ là Bình Thái, Hòa An và tổng Giáo
Sau cách mạng Tháng Tám, từ cuối năm 1945, nhằm chuẩn bị cho cuộc Bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 6/1/1946, Nhân dân ở các xã phía Bắc Hòa Vang tổ chức mít tinh, biểu tình, dán tranh cổ động, hoặc tập trung thành đoàn đi xuống sân vận động Chi Lăng ở trung tâm thành phố Đà Nẵng để biểu tình ủng hộ cách mạng Sau bầu cử Quốc hội, ngày 17/2/1946, cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân huyện và xã được tiến hành Ủy ban hành chính cấp xã ra đời từ đó Chính quyền cấp tổng được bãi bỏ Chính quyền cấp
xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền huyện
Thực hiện chủ trương này, Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tổng Thái Hòa được giải thể Địa bàn tổng Thái Hòa được chia làm 3 xã: Quảng Hiệp, Đa Hòa, Tân Hiệp Tháng 2 năm 1946 chính quyền cách mạng thành lập xã Tân Hiệp gồm các thôn: Xuân Thiều, Hóa Ổ, Xuân Dương, Thủy Tú, Kim Cư và Liên Chiểu)1 Ủy ban hành chính xã Tân Hiệp gồm có các đồng chí: Nguyễn Văn Anh - Chủ tịch, Trần Nhẫn – Phó Chủ tịch và các ủy viên
Trong lúc Nhân dân ta đang tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cấp bách trước mắt thì thực dân, đế quốc và bọn tay sai lại lăm le xâm lược đất nước ta một lần nữa Tình hình mỗi lúc một khó khăn, như “ngàn cân treo sợi tóc” Trước tình hình đó, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống giặc ngoại xâm, tháng 8/1946, theo chỉ thị của Huyện ủy Hòa Vang, Ủy ban Kháng chiến - Hành chính các
xã Quảng Hiệp, Đa Hòa, Tân Hiệp đã chọn một số đội viên đội tự vệ các thôn và những thanh niên có tinh thần giác ngộ cao thành lập trung đội tự vệ chiến đấu của
xã
Tháng 11/1948, huyện Hòa Vang chủ trương nhập các xã nhỏ thành xã lớn,
xã Quảng Hiệp vẫn được giữ nguyên địa giới cũ, chỉ đổi tên thành xã Hòa Thắng Năm 1950, để phù hợp với tình hình kháng chiến lúc bấy giờ, Huyện ủy Hòa Vang quyết định sát nhập 6 xã tây bắc quận Hòa Vang lại và lấy tên là xã Hòa Liên, bao gồm toàn bộ các làng xã thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam hiện nay
Trang 31Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết vào tháng 7 năm 1954, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Bước sang năm 1955, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều lần ra tuyên bố và gởi công hàm kêu gọi chính quyền Sài Gòn ngồi vào bàn hội đàm hiệp thương hai miền, tiến tới tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà Ngô Đình Diệm đã từ chối không chịu hiệp thương Thời Việt Nam Cộng hòa dưới sự cai trị của Ngô Đình Diệm ở phía Nam vĩ tuyến 17, tháng 9/1955, chính quyền Sài Gòn quyết định thay đổi địa lý hành chính các cấp Huyện Hòa Vang được đổi thành quận Hòa Vang Các xã Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh được thành lập và đưa những tên phản động, có thâm thù với cách mạng nắm vững những vị trí chủ chốt ở các xã, gây không ít khó khăn cho phong trào cách mạng ở vùng này Ở xã Hòa Hiệp địch đóng cơ quan tại Nam Ô, chia Hòa Hiệp thành 5 thôn: Thủy Tú, Kim Liên, Xuân Thiều, Xuân Dương, Nam Ô
Đến năm 1957, chúng lại tách quận Hòa Vang ra thành hai quận Hiếu Đức
và Hòa Vang Năm 1957, chính quyền Sài Gòn lại chia Hòa Vang thành 2 quận là quận Hòa Vang và quận Hiếu Đức Lúc này, quận Hòa Vang gồm 14 xã ở phía Đông, trong đó có các xã Hòa Hiệp, Hòa Khánh và Hòa Minh nay thuộc quận Liên Chiểu
Về phía ta, vào tháng 11/1967, để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, Khu ủy Khu V quyết định thành lập Đặc khu Quảng Đà gồm các huyện cánh Bắc Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng Lúc này, huyện Hòa Vang được chia ra làm 3 khu là Khu I, Khu II và Khu III; xã Hòa Hiệp thuộc vào Khu I của Hòa Vang; riêng các xã Hòa Phát, Hòa Khánh thuộc Quận Nhì của Đà Nẵng Tháng 10/1973, Khu I, Khu II và Khu III hợp nhất lại thành huyện Hòa Vang nhưng đến tháng 10/1974 lại tách ra thành 3 khu như cũ và 3 xã Hòa Hiệp, Hòa Minh, Hòa Khánh thuộc Khu I huyện Hòa Vang
Ngày 28/3/1975, huyện Hòa Vang được giải phóng, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Hòa Vang vô cùng phấn khởi, tự hào với chiến công vừa giành được, nhanh chóng tiếp quản địa bàn, cùng với các lực lượng của cấp trên và nhân dân Đà Nẵng,
Trang 32tiến công và nổi dậy giải phóng thành phố Đà Nẵng - sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn ở miền Trung - Tây Nguyên
Ngày 29/3/1975, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng, mục tiêu cuối cùng của chiến dịch Huế - Đà Nẵng hoàn thành và kết thúc thắng lợi Lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta Tin chiến thắng đã làm nức lòng quân và dân cả nước Từ đây, đất nước ta thật sự được độc lập, tự do, nhân dân
ta hoàn toàn được làm chủ vận mệnh của mình, bước vào thời kỳ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Những ngày đầu sau khi đất nước thống nhất, huyện Hòa Vang có được những thuận lợi hết sức
cơ bản: Được sống trong một đất nước thống nhất, độc lập, tự do, không còn cảnh bom rơi đạn lạc là nguồn cổ vũ mạnh mẽ tinh thần của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hòa Vang, tạo thành sức mạnh to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít những khó khăn, thử thách Nhà cửa, trường học, đình chùa, đường sá, cầu cống bị tàn phá nghiêm trọng cùng với hơn 31 ngàn người trở thành nạn nhân chiến tranh Sau ngày giải phóng miền Nam, ngày 01/5/1975, Đặc khu ủy Quảng
Đà quyết định giải thể 3 khu và thành lập huyện Hòa Vang, các xã Hòa Hiệp, Hòa Khánh và Hòa Minh đều thuộc huyện Hòa Vang Năm 1979, Ủy ban Nhân dân huyện Hòa Vang sáp nhập thôn Thanh Vinh của xã Hòa Liên vào xã Hòa Khánh
Từ đó hình thành các khu kinh tế mới
Trải qua những năm tháng nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế xây dựng cuộc sống mới, Đảng bộ và Nhân dân các xã Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh đã giành được những thắng lợi nhất định Tuy nhiên, tình hình đời sống cán bộ, Nhân dân trên địa bàn quận còn gặp nhiều khó khăn, trong sự khó khăn chung của đất nước Trong bối cảnh tình hình đó, từ tháng 7/1985 đến tháng 1/1986, Đảng bộ xã Hòa Minh, Hòa Khánh, Hòa Hiệp tiến hành Đại hội Các Đại hội đã tổng kết đánh giá những thành tựu của Đảng bộ và Nhân dân giành được trong hơn 10 năm khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương Đại hội tiếp thu sự chỉ đạo của cấp trên và dựa vào tình hình thực tế địa phương để đề ra phương hướng và các nhiệm vụ cụ thể Ngày 5/9/1986, Đảng bộ huyện Hòa Vang tiến hành
Trang 33lần thứ IX Đại hội nhấn mạnh: Tiếp tục xây dựng cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, tổ chức sắp xếp lại sản xuất, đầu tư khai thác chiều sâu các thế mạnh nông - công - lâm - ngư nghiệp Tập trung sức cả huyện phát triển nông nghiệp toàn diện, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, mục tiêu lương thực là số một Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, chấn chỉnh mở rộng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới phong cách lãnh đạo
Từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng chính thức được tổ chức Đây là Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước Đại hội đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Qua 2 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phấn khởi trước những thành tựu đạt được, từ cuối năm 1988 đến đầu năm 1989, Đảng bộ các xã Hòa Minh, Hòa Khánh, Hòa Hiệp tiến hành Đại hội, nhằm đánh giá tình hình và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho nhiệm kỳ đến Trong thời gian này, Đảng bộ huyện Hòa Vang tiến hành Đại hội lần thứ X Đời sống văn hóa - xã hội của Nhân dân từng bước được nâng lên Sự nghiệp giáo dục có nhiều tiến bộ Các Đảng bộ tập trung xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp, xây mới trường lớp, đầu tư trang thiết bị dạy học, từ đó, số lượng và chất lượng học sinh được nâng lên
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, các địa phương đã giành được nhiều thành tựu quan trọng Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và Nhân dân các xã Hòa Minh, Hòa Khánh, Hòa Hiệp
đã bền bỉ phấn đấu, khắc phục khó khăn vươn lên giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng Đời sống vật chất, tinh thần Nhân dân có bước phát triển Tuy nhiên, đất nước ta vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, thêm vào đó, các nước Đông Âu và Liên Xô lâm vào khủng hoảng và sụp đổ đã tác động rất lớn đến tâm tư, tình cảm của người dân Năm 1991, các Đảng bộ Hòa Minh, Hòa Khánh, Hòa Hiệp tiến hành Đại hội Đảng bộ xã Các Đại hội đánh giá tình hình thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ đến Cũng trong thời gian này, huyện Hòa Vang tiến hành Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI
Trang 34Ngày 06/11/1996, tại kỳ họp lần thứ X, Quốc hội khóa IX đã ban hành Nghị quyết tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 02 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
Đầu năm 1997, thực hiện Nghị quyết của kỳ họp Quốc hội (khóa IX), thành phố Đà Nẵng được tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương Từ đó, huyện Hòa Vang thuộc về thành phố Đà Nẵng Theo đó, chính phủ ra các quyết định, trong đó Nghị định số 07/1997/NĐ-CP ngày 23/01/1997 về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng gồm
05 quận và 02 huyện, có 7 đơn vị hành chính gồm: quận Hải Châu (Khu vực I thành phố Đà Nẵng cũ), Liên Chiểu (từ 3 xã của huyện Hòa Vang cũ), Thanh Khê (Khu vực II thành phố Đà Nẵng cũ), Sơn Trà (Khu vực III thành phố Đà Nẵng cũ), Ngũ Hành Sơn (từ 01 phường của thành phố Đà Nẵng cũ và 2 xã của huyện Hòa Vang cũ), huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa; có diện tích 94.266 ha, với số dân 663.115 người Trong Nghị định trên bao gồm chia tách một số xã của huyện Hòa Vang để thành lập quận Ngũ Hành Sơn và quận Liên Chiểu thuộc thành phố Đà Nẵng Theo đó, các xã Hòa Hiệp, Hòa Minh, Hòa Khánh của huyện Hòa Vang sẽ trở thành đơn vị hành chính của quận Liên Chiểu, bao gồm 3 phường Hòa Hiệp, Hòa Khánh và Hòa Minh Như vậy, quận Liên Chiểu so với các quận khác của thành phố Đà Nẵng có đặc điểm là được nâng cấp đơn thuần từ 3 xã của huyện Hòa Vang cũ, không có một phường cũ nào trước đó Vấn đề này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tiền đề phát triển của quận trong những năm về sau
Thực hiện Nghị định 24/2005/NĐ-CP ngày 02/03/2005 của Chính phủ, quận Liên Chiểu tách 02 phường Hòa Khánh, Hòa Hiệp thành phường Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc Đến nay quận Liên Chiểu có tổng cộng 05 phường gồm: Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc
Việc thành lập quận Liên Chiểu là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ và Nhân dân quận; từ đây quận Liên Chiểu bước vào thời kỳ mới với nhiều thuận lợi, thời cơ, lẫn khó khăn, thách thức Sau hơn 25 năm, với sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng, Liên Chiểu từng bước trở thành đô thị lớn phía tây
Trang 35giao thông và giữ vị trí chiến lược, quan trọng về quốc phòng - an ninh của thành phố Đà Nẵng
1.2.2 Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên
Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc, là cửa ngõ của thành phố Đà Nẵng, phía Đông của quận giáp với vịnh Đà Nẵng và quận Thanh Khê, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ và phía Bắc tại vị trí Hòn Chảo (tức Hòn Sơn Trà con) giáp huyện Phú Lộc thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, tại tọa độ 16002’-16014’ vĩ độ Bắc và 108005’-108012’ kinh độ Đông Tính đến năm 2022: Diện tích: 74,38 km2, dân số: 218.497 người, mật độ dân số: 2.938 người/km2
Quận Liên Chiểu có địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt mạnh; hướng dốc chính từ Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam; có rừng núi, có biển, có sông, có vùng đồng bằng ở ven biển
Về đặc điểm khí hậu, Quận Liên Chiểu nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính đặc thù của khí hậu ven biển Nam Trung bộ Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không lớn, chế độ ánh sáng, mưa, độ ẩm phong phú Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25℃, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-30℃; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23℃, mùa đông nhiệt độ ít khi xuống dưới 120℃ Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28-30℃ Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.150 giờ/năm; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng
Về rừng núi, quận Liên Chiểu có lợi thế về tài nguyên rừng, diện tích đất rừng của quận Liên Chiểu là 3.279 ha, chiếm 44,10% diện tích đất tự nhiên toàn quận Điểm nhấn lớn nhất của hình thái rừng núi chính là đèo Hải Vân, vừa phong phú cả về tài nguyên động thực vật, vừa thuận tiện cho sự phát triển du lịch sinh thái Trong đó rừng đặc dụng Hải Vân có diện tích 2.851 ha, nhất là đường đèo Hải Vân và Hải Vân quan được xem là danh thắng của thành phố Đà Nẵng Đèo Hải Vân (còn có tên là đèo Ải Vân - vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo
Trang 36Mây - vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), đèo cao 500m (so với mực nước biển), đường đèo dài 20km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam) Trong lịch sử, đây cũng là vị trí chiến lược về quân sự phía tây của thành phố Đà Nẵng, trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mạch núi Trường Sơn mà điểm giới hạn cuối là rừng Hải Vân luôn là căn cứ địa quan trọng của phong trào cách mạng tây bắc Hòa Vang và thành phố Đà Nẵng
Quốc sử quán triều Nguyễn chép về núi này như sau: “Núi Hải Vân cách huyện đường Hòa Vang 38 dặm về phía Bắc, ngọn núi trùng điệp, cao vót tầng mây thẳng đến sát biển, trên có cửa Hải Vân là chỗ giáp Thừa Thiên và Quảng Nam Trước cửa quan chừng 3 trượng, đá núi dựng đứng rất là hiểm dốc” [6, tr.346] Lê Quý Đôn cũng chép về núi này như sau: “Núi Hải Vân ở Hải Vân quan, dưới xuống sát bờ biển, trên chọc tầng mây, là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa Quảng Nam, có cửa ải, đặt binh canh giữ Tự đấy theo đường núi đi hơn một ngày là địa phận Quảng Nam” [6, tr.125]
Trên đỉnh đèo Hải Vân có một di tích lịch sử là Hải Vân Quan Hải Vân Quan nằm án ngữ trên con đường độc đạo Thiên lý từ Nam ra Bắc, là pháo đài và đài quan sát tự nhiên để canh giữ và nhìn bao quát cửa Đà Nẵng Vì thế, thời phong kiến đây được xem là một chiến lũy, một lá chắn kiên cố để ngăn chặn mọi ý đồ xâm chiếm kinh đô Huế
Về sông ngòi, quận Liên Chiểu có con sông Cu Đê rộng lớn Sông Cu Đê còn có tên gọi khác là sông Trường Định Sách Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn có chép: “Sông Cu Đê ở cách huyện Hòa Vang 8 dặm về phía Bắc, có hai nguồn: một ngọn từ núi Đại Giáo Lao thuộc phủ Thừa Thiên, chảy đến đổ vào vực ngã ba, đấy là đường nước phía tây bắc nguồn Cu Đê; một ngọn từ núi Trà Ngạn ở trong Man chảy đến, cũng đổ vào vực ngã ba, đấy là đường nước phía tây nam nguồn Cu Đê; hai ngọn hợp lưu ở vực ngã ba, chảy qua xã Cu Đê, đến đây có nước sông Hoa Ổ chảy vào làm sông Cu Đê, đổ ra cửa biển Cu Đê” [6, tr.422] Sông có các chi lưu chính là sông Bắc và sông Nam bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn Hai chi lưu chính hợp lưu thành sông Cu Đê tại Cầu Sập thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc,
Trang 37về tới biển là 38 km, lòng sông rộng chừng 160 - 200m, diện tích lưu vực khoảng 426km2
Trên đường xuôi về biển qua địa bàn quận Liên Chiểu, sông Cu Đê còn nhận được một số chi lưu nhỏ ở vùng hữu ngạn Do hạ lưu sông Cu Đê đi qua làng Thủy Tú cũ, nên từ xưa dân địa phương gọi đoạn này là sông Thủy Tú Từ xưa, cửa sông Cu Đê là một vị trí chiến lược về kinh tế và quân sự, nơi đây cung cấp nhiều lâm thổ sản từ “nguồn Cu Đê” cho các triều đại phong kiến Việt Nam, là cửa biển chứng kiến nhiều trận thư hùng trong lịch sử Ngày nay, sông Cu Đê là tuyến giao thông đường thủy quan trọng và có tiềm năng phát triển du lịch nội thủy, UBND quận Liên Chiểu đã tiến hành xây dựng Đề án phát triển du lịch sông Cu Đê, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi triển khai thực hiện sẽ làm thay đổi quan trọng hình ảnh của dòng sông và góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận
Về biển, đảo, đường bờ biển Liên Chiểu dài 26 km, có điều kiện thuận lợi
để xây dựng cảng nước sâu và có các bãi tắm tự nhiên đẹp như Nam Ô, Xuân Thiều (Hòa Hiệp Nam), Bắc Ninh (Hòa Minh) có tiềm năng to lớn trong việc phát triển kinh tế, du lịch Trên vùng biển Liên Chiểu đã hình thành nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia và khu vực như dự án Mikazuki do Công ty cổ phần du lịch Xuân Thiều đầu tư, diện tích 12,24 ha và dự án cụm cảng biển Liên Chiểu do Bộ Giao thông vận tải đầu tư, diện tích 224,68 ha;… Trong vùng biển của Liên Chiểu có nhiều thắng cảnh, sơn thủy hữu tình như: Hòn Sơn Trà, đèo Hải Vân, vịnh Liên Chiểu, núi Xuân Dương, ghềnh Nam Ô Đảo Hòn Chảo (Hòn Sơn Chà, Hòn Sơn Trà con, Cù lao Hàn, Đảo Ngọc), nhìn từ xa đảo này nổi lên giữa biển khơi tựa như một chiếc chảo
úp ngược nên dân gian gọi là Hòn Chảo Thời Nguyễn, đảo này có tên là Hòn Hành (trước đó gọi là Thông Sơn), sau này được đổi thành Định Hải Sơn Thời Pháp thuộc, đảo này được gọi là Hòn Sơn Chà (Trà) hay cù lao Hàn
1.2.3 Quá trình đô thị hóa ở quận Liên Chiểu trước năm 2010
Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương mang lại một khí thế mới, tinh thần phấn khởi cho toàn Đảng bộ và Nhân dân thành phố chuẩn bị bước vào thiên niên kỉ mới Ngay từ đầu năm 1997, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tầng lớp
Trang 38Nhân dân thành phố đã cùng ra sức, khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống đoàn kết, tập trung sức triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, đoàn thể Việc thành lập quận Liên Chiểu là một
sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ và Nhân dân quận nói riêng
và thành phố Đà Nẵng nói chung Trước năm 2010, quá trình đô thị hoá trên địa bàn quận Liên Chiểu vẫn đạt được một số kết quả nhất định mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức
1.2.3.1 Giai đoạn 1997 – 2000
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 10/4/1997 của Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, về việc tổ chức đại hội các đảng bộ quận, huyện tiến đến Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng Ngày 25/9/1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Liên Chiểu lần thứ I, nhiệm kỳ 1997-
2000 được tổ chức - là đại hội đầu tiên từ ngày quận được thành lập Tham dự Đại hội có 120 đại biểu, đại diện cho 1.221 đảng viên trên toàn Đảng bộ Đại hội được
tổ chức tại Hội trường Trường Kinh tế kế hoạch Đà Nẵng
Đại hội có nhiệm vụ đánh giá sự lãnh đạo của Đảng bộ trong gần hơn nửa năm từ khi được thành lập; đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 1997 - 2000, từng bước phát triển, cùng với thành phố bước vào thế kỷ XXI Đại hội xác định cơ cấu kinh tế của quận trong những năm đến là: Công nghiệp - nông nghiệp - thương mại và dịch vụ - du lịch Phấn đấu đến năm 2000 đưa tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế là: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 43,6%, nông nghiệp chiếm khoảng 35,2%, thương mại dịch vụ - du lịch chiếm 21,2% trong GDP
Về phát triển kinh tế - xã hội: Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển đáng kể Vào thời gian này với bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng với bên ngoài, Đà Nẵng là địa điểm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vì nguồn lao động dồi dào, môi trường ổn định Trên cơ sở đó, Khu công nghiệp Hòa Khánh được thành lập vào năm 1998 (trước đây là một phần của khu công nghiệp Hòa Khánh - Liên Chiểu nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh), là khu công nghiệp được thành lập thứ hai của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng Đây là khu công nghiệp có
Trang 39diện tích lớn nhất của thành phố Đà Nẵng và là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư nhất Chính vì vậy, không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng lựa chọn đầu tư; tạo điều kiện có tính bước ngoặc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của quận
Nghề truyền thống chế biến mắm Nam Ô bước đầu hồi phục và có khả năng phát triển Sản xuất nông - ngư - lâm nghiệp trong điều kiện hết sức khó khăn do bão lụt, hạn hán, cùng với đó là do tác động của quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh nên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp; tuy nhiên, với sự nỗ lực khắc phục khó khăn, giá trị sản lượng lương thực vẫn tăng qua các năm, từ 27,3 tỷ đồng năm 1997 lên 30,3 tỷ đồng năm 1999 Riêng trận lụt tháng 11 đầu tháng 12-1999 gây thiệt hại nghiêm trọng, “có 50 tấn giống hư hại, 3.758 m³ kênh mương nội đồng bị sạt lở, 6 đạp nước và 5 cầu cống bị hư hỏng, 408 tấn thóc ăn của Nhân dân bị ngập ướt,… Tổng thiệt hại gần 7 tỷ đồng, riêng thiệt hại về nông nghiệp là 3,4 tỷ đồng”1 Do vậy năm 2000, giá trị sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp giảm so với trước, đạt 24 tỷ đồng
Về phát triển cơ sở hạ tầng: Đây là một trong những công tác có tầm quan trọng đặc biệt của quá trình đô thị hóa trong giai đoạn này, nên được chú trọng lãnh đạo, đảm bảo sự sâu sát trong thực hiện và kiểm tra Bằng nguồn vốn của Trung ương, thành phố cùng với vốn ngân sách của Quận và huy động trong Nhân dân đã đầu tư 33,4 tỉ đồng, trong đó, Nhân dân đóng góp 4,1 tỷ đồng để xây dựng các công trình có giá trị như 14,7 km đường giao thông, 77 trường học, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống điện dân dụng cho Nhân dân vùng xa và một số công trình thuộc diện phúc lợi xã hội khác cũng được xây dựng, nâng cấp đưa vào sử dụng hiệu quả Từ năm 1997, thực hiện chủ trương giải tỏa đền
bù nâng cấp Quốc lộ 1A, Nhân dân và cán bộ đã tích cực hưởng ứng, tự nguyện tháo gỡ di chuyển hơn 1.800 ngôi nhà, lều quán và tường rào để cho việc thi công được thuận lợi Đây là một sự cố gắng lớn của Nhân dân và cán bộ, đã chấp nhận sự thiệt thòi trước mắt để phục vụ lợi ích chung, lâu dài của quận và thành phố Năm
1998, quận hoàn thành công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn, tạo sự thống nhất và khoa học trong quản lý đô thị; đề xuất thành phố chọn địa điểm quy hoạch các khu dân cư, nghĩa địa Cũng trong năm 1998, quận xây dựng và hoàn thành Đề
Trang 40án phát triển giao thông đến năm 2000, trong đó tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường ngang nối Quốc lộ 1A với các khu dân cư Cần nói thêm rằng, thời gian này phát triển giao thông là yêu cầu cấp bách của quận để tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp, nên Quận ủy chủ trương thực hiện phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” và đã góp phần hiệu quả vào công tác chỉnh trang, xây dựng hạ tầng đô thị trên địa bàn quận
Cùng với đó, Quận ủy có nhiều chủ trương nhằm đưa công tác quản lý đô thị đi vào nề nếp, trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được triển khai sâu rộng, bởi lúc này tình trạng xây dựng trái phép vẫn diễn ra phổ biến Theo
đó, Đội kiểm tra quy tắc đô thị phối hợp với địa chính các phường, lực lượng công
an, quân đội và Ban Quản lý các chợ hướng dẫn người dân chấp hành tốt các quy định, thủ tục trên lĩnh vực xây dựng Quận còn phối hợp với các ban, ngành ở thành phố khảo sát, chọn địa điểm bố trí các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất trên địa bàn vào các khu quy hoạch
Tuy nhiên, trong giai đoạn này quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận Liên Chiểu nổi cộm lên những vấn đề còn tồn tại về cơ sở hạ tầng đô thị như: “tình hình
ô nhiễm môi trường, có thể nói quận Liên Chiểu có độ ô nhiêm nặng, có những điểm nóng về ô nhiễm môi trường được thành phố và Trung ương biết đến như bãi rác Khánh Sơn, Bàu Tràm… Trong đó, nguyên nhân chính là do lượng nước thải công nghiệp của các nhà máy chưa xử lý hoặc xử lý chưa tốt thải ra; thói quen không sử dụng hố xí hợp vệ sinh của một bộ phận trong Nhân dân; hạn chế về kinh
tế và trình độ nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái…
Nhìn chung trong giai đoạn này, Đảng bộ và Nhân dân quận Liên Chiểu đã
nỗ lực khắc phục những khó khăn, đạt nhiều thành tựu đáng kể nhưng quá trình đô thị hóa ở thời kì này chưa có bước tiến triển nhiều Tình hình kinh tế - xã hội có bước phát triển khá Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch
vụ tăng bình quân hằng năm 20% Có thể khẳng định rằng kinh tế của quận đang trên đà phát triển, giá trị sản lượng năm sau tăng hơn năm trước Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bước đầu có những khởi sắc, nhất là về lĩnh vực giao thông công chính