DANH MỤC ẢNH Hình 3.1 Tỷ lệ thành phần chất thải rắn phát sinh tại trường Mầm non 12 Hình 3.2 Tỷ lệ thành phần chất thải rắn phát sinh tại trường TH Nguyễn Hình 3.6 Tỷ lệ thành phần rác
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNGĐẠIHỌCSƯPHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CƠ SỞ PHỤC HỒI TÀI NGUYÊN (MRF) TẠI TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ THU UYÊN
Đà Nẵng – 2024
Trang 2ĐẠIHỌCĐÀNẴNG TRƯỜNGĐẠIHỌCSƯPHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CƠ SỞ PHỤC HỒI TÀI NGUYÊN (MRF) TẠI TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Khóa: 2020-2024
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Uyên Người hướng dẫn: PGS.TS Kiều Thị Kính
Đà Nẵng – 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực Đây là kết quả nghiên cứu của tác giả và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì quy định nào về đạo đức khoa học Ngoài ra, bản báo cáo này này đã được chỉnh sửa hoàn chỉnh theo góp ý của Hội đồng đánh giá Khóa luận tốt nghiệp
Xác nhận của người hướng dẫn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để đạt kết quả như ngày hôm nay, trước tiên em xin chân thành biết ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Sư Phạm – ĐHĐN, quý thầy cô Khoa Sinh – Môi trường là những người đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học ở trường Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến cô Kiều Thị Kính, người
đã tận tình dạy dỗ, động viên trong suốt thời gian còn ngồi trên giảng đường và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn đến các ban lãnh đạo trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, trường mầm non Tuổi thơ, trường THCS Đàm Quang Trung trên địa bàn quận Liên Chiểu, các anh chị Trung tâm BUS đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu thu thập số liệu của đề tài
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC ẢNH v
TÓM TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu đề tài 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
4 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở pháp lý về quản lý CTRSH 3
1.2 Tình hình quản lý chất thải rắn và phân loại rác tại nguồn 4
1.2.1 Trên Thế Giới 4
1.2.2 Tại Việt Nam 5
1.3 Giới thiệu mô hình cơ sở thu hồi rác tài nguyên (MRF) 7
1.4 Giới thiệu về các trường 9
1.4.1 Trường Mầm non tuổi thơ 9
1.4.2 Trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh 9
1.4.3 Trường THCS Đàm Quang Trung 9
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1 Đối tượng nghiên cứu 10
2.2 Phạm vi nghiên cứu 10
2.3 Phương pháp nghiên cứu 10
2.3.1 Phương pháp hồi cứu và tổng quan tài liệu 10
2.3.2 Phương pháp kiểm toán CTRSH 10
2.3.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 11
2.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 12
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13
Trang 63.1 Đánh giá hiện trạng phát sinh CTR tại trường học 13
3.1.1 Kết quả kiểm toán CTR tại trường học 13
3.1.2 Kết quả khảo sát về thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 17
3.2 Kết quả vận hành Trạm MRF 19
3.2.1 Xây dựng quy trình vận hành Trạm 19
3.2.2 Kết quả tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức 22
3.2.3 Kết quả xây dựng Trạm MRF tại các trường: 25
3.2.4 Thực hiện ủ phân compost từ rác hữu cơ tại Trạm MRF 28
3.3 Đánh giá quá trình vận hành Trạm và đề xuất giải pháp cải tiến 30
3.3.1 Các dòng thải được xử lý tại các trường học 30
3.3.2 Đánh giá quá trình vận hành cơ sở thu hồi rác tài nguyên 31
3.3.3 Kết quả khảo sát đánh giá sự thay đổi nhận thức của học sinh về PLR 38
3.3.4 Đề xuất giải pháp cải tiến 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
1 Kết luận 42
2 Kiến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 45
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
THCS : Trung học cơ sở
MRF : Cơ sở phục hồi rác tài nguyên
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
PLRTN : Phân loại rác tại nguồn
BVMT : Bảo vệ môi trường
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Khối lượng trung bình của từng loại rác thải tái chế được thu
Bảng 3.2 Khối lượng trung bình của từng loại rác thải tái chế được thu
gom tại trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh 27
Bảng 3.3 Khối lượng trung bình của từng loại rác thải tái chế được
thu gom tại trường THCS Đàm Quang Trung 30
Trang 9DANH MỤC ẢNH
Hình 3.1 Tỷ lệ thành phần chất thải rắn phát sinh tại trường Mầm non 12
Hình 3.2 Tỷ lệ thành phần chất thải rắn phát sinh tại trường TH Nguyễn
Hình 3.6 Tỷ lệ thành phần rác tái chế tại trường THCS Đàm Quang Trung 15
Hình 3.7 Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về phân loại rác tại
Hình 3.8 Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về phân loại rác tại
Hình 3.9 Quy trình vận hành Trạm MRF tại trường học 18 Hình 3.10 Hướng dẫn học sinh thực hành tái chế hộp sữa 20
Hình 3.11 Tuyên truyền dưới cờ chủ đề PLRTN và vận hành MRF tại
Hình 3.12 Tuyên truyền dưới cờ chủ đề PLRTN và vận hành MRF tại
Hình 3.13 Kết quả xây dựng Trạm tại trường mầm non Tuổi thơ 23 Hình 3.14 Kết quả xây dựng Trạm tại trường TH Nguyễn Đức Cảnh 23 Hình 3.15 Kết quả xây dựng Trạm tại trường THCS Đàm Quang Trung 24 Hình 3.16 Quy trình và thành phẩm ủ phân compost
Hình 3.17 Sơ đồ dòng chất thải tại các trường học
Hình 3.18 Vỏ hộp sữa, chất thải tái chế được thu gom tại trường mầm non
Trang 10Hình 3.19 Thu gom rác tái chế, rác hữu cơ tại trường Tiểu học Nguyễn Đức
Hình 3.20 Tỷ lệ thành phần rác tái chế tại TH Nguyễn Đức Cảnh 28 Hình 3.21 Thu gom rác tái chế tại trường THCS Đàm Quang Trung 29 Hình 3.22 Tỷ lệ thành phần rác tái chế tại THCS Đàm Quang Trung 29 Hình 3.23 Khối lượng rác tái chế thu gom tại các trường 34
Hình 3.24 Kết quả đánh giá nhận thức của học sinh về phân loại rác tại
Hình 3.25 Kết quả đánh giá nhận thức của học sinh về phân loại rác tại
Trang 11TÓM TẮT
Trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, việc phân loại rác thải tại nguồn (PLRTN) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai xanh Nhận thức được điều này, việc khuyến khích học sinh thực hiện PLRTN một cách đúng quy định là một nhiệm vụ cấp bách và cần được quan tâm đúng mức Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, việc giáo dục cho các em ý thức về bảo vệ môi trường từ sớm sẽ góp phần hình thành thói quen tốt và trách nhiệm với cộng đồng PLRTN là một hoạt động thiết thực và dễ dàng thực hiện, phù hợp với khả năng của học sinh Chính vì vậy, đề tài này nghiên cứu về mô hình cơ sở thu hồi rác tài nguyên (Mini MRF) tại trường học đã được thực hiện nhằm nâng cao vai trò của học sinh trong việc giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, bảo vệ nguồn nước và đất đai, mà còn góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: tổng quan và hồi cứu dữ liệu, phương pháp kiểm toán CTRSH, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lý số liệu Nghiên cứu này được chia ra các kết quả chính bao gồm đánh giá hiện trạng phát sinh CTR: kết quả kiểm toán ghi nhận tổng khối lượng trung bình phát sinh tại trường Mầm non tuổi thơ là khoảng 32,1±3,75kg/ngày Tại trường TH Nguyễn Đức Cảnh ghi nhận tổng khối lượng trung bình phát sinh là khoảng 85,13±7,63kg/ngày và trường THCS Đàm Quang Trung ghi nhận tổng khối lượng trung bình phát sinh là khoảng 53,04±12,41kg/ngày; Việc xây dựng và vận hành trạm MRF tại các trường học đã đạt được kết quả khả quan trong công tác thu gom, phân loại rác thải Khối lượng rác thải hữu cơ và rác thải tái chế thu gom được đều ở mức cao, đặc biệt là tại trường TH Nguyễn Đức Cảnh với tỷ lệ thu gom rác thải hữu cơ đạt 92% và tỷ lệ thu gom rác thải tái chế tại trường TH Nguyễn Đức Cảnh và trường THCS Đàm Quang Trung lần lượt là 73% và 70%
Từ khóa: Chất thải rắn, MRF, trường học
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay vấn đề về chất thải rắn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, nó đã và đang trở thành mối lo ngại và là thách thức lớn đối với môi trường, sức khỏe và đời sống con người Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì chất thải rắn (CTR) cũng ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại
Có thể thấy trong CTR thì lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tiếp tục tăng trên phạm
vi cả nước Ước tính lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm Lượng CTRSH đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng Tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị trong
cả nước là 35.624 tấn/ ngày, chiếm khoảng 55% tổng lượng CTRSH phát sinh của cả nước Đối mặt với vấn đề CTR ngày càng tăng nhưng công tác quản lý, thu gom và xử lý CTR lại chưa thực sự mang lại hiệu quả Có thể thấy hàng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản khá lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR (Hương, 2019) Chi phí xử lý CTR tuỳ thuộc vào công nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho công nghệ hợp vệ sinh là 115.000đ/tấn - 142.000đ/tấn và chi phí chôn lấp hợp vệ sinh có tính đến thu hồi vốn đầu tư 219.000 - 286.000đ/tấn Chi phí xử lý đối với công nghệ xử lý rác thành phân vi sinh khoảng 150.000đ/tấn - 290.000đ/ tấn Chi phí đối với công nghệ chế biến rác thành viên đốt được ước tính khoảng 230.000đ/tấn - 270.000đ/tấn (LBVMT, 2014) Tuy nhiên, phương pháp xử lý bằng công nghệ chôn lấp lại chiếm ưu thế và gây ô nhiễm rất lớn Cụ thể, theo tổng hợp của Bộ TN & MT hiện nay trên cả nước có khoảng 904 bãi chôn lấp CTRSH trong đó nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh trên tổng số 1.322 cơ sở xử lý CTRSH
Hiện nay thành phố Đà Nẵng cũng đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường, trong đó cần quan tâm đến những vấn đề về CTRSH Những năm gần đây, khối lượng CTRSH của thành phố Đà Nẵng tăng nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế Năm
2019, khối lượng CTRSH thu gom toàn thành phố vào khoảng 1.100 tấn/ngày (tỷ lệ thu gom khoảng 95%), được vận chuyển đến Khu xử lý chất thải Khánh Sơn để chôn lấp Theo
dự báo, CTRSH của thành phố đến năm 2025 trên 1.800 tấn/ngày; đến năm 2030 khoảng trên 2.400 tấn/ngày, và đến năm 2040 khoảng trên 3.000 tấn/ngày (LBVMT, 2014) Để
Trang 13ngăn chặn sự gia tăng của rác thải là điều không thể, nhưng để giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường thì chúng ta cần có bước đi thật hiệu quả để thay đổi từ trong ý thức của các thế hệ Thế hệ đó không ai khác chính là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như học sinh mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông Bởi lẽ, trong công cuộc bảo vệ môi trường (BVMT) thì giáo dục sẽ giúp nâng cao nhận thức, định hướng hành
vi, thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, biết phân loại rác, giảm thiểu xả rác và tái chế để
sử dụng lại những đồ vật thải ra, hạn chế sự gia tăng lượng rác thải Học sinh chính là lực lượng tiên phong trong công cuộc bảo vệ môi trường bởi chính các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước không những thế những điều này còn có thể tác động tích cực đến hành vi của cha mẹ, người thân của các em và toàn xã hội
Nhận thấy những bất cập trên do đó nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng và vận hành
cơ sở phục hồi tài nguyên (MRF) tại trường học trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố
Đà Nẵng” được thực hiện nhằm hỗ trợ cho công tác phân loại, thu gom, xử lý trở nên hiệu
quả và góp phần giảm áp lực đến cơ sở hạ tầng và công tác quản lý cho thành phố
4 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát sinh CTR tại trường học
- Tổ chức hoạt động lắp đặt và vận hành Trạm MRF
- Đánh giá hiệu quả quá trình vận hành Trạm MRF và đề xuất giải pháp cải tiến
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở pháp lý về quản lý CTRSH
Nhiều cơ chế, chính sách, quy định và hướng quản lý chất thải tổng hợp CTR nói chung và CTRSH nói riêng đã được hoàn thiện và ban hành như sau: Luật BVMT (2014), Luật BVMT 2020 đã bổ sung nhiều nội dung mới liên quan đến quản lý CTRSH Luật Phí
và lệ phí (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý chất thải và phế liệu
Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014 (LBVMT 2014)
Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 đã bổ sung nhiều nội dung mới liên quan đến quản lý CTRSH (LBVMT, 2020)
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (491/QĐ-TTg, 2018)
Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 (582/QĐ-TTg, 2013)
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số
40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019), CTR hiện đang được phân loại và quản lý theo các loại khác nhau, bao gồm: CTNH, CTRSH, CTR công nghiệp thông thường và các chất thải đặc thù khác như chất thải từ hoạt động y tế, CTR từ hoạt động xây dựng, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, chất thải từ hoạt động giao thông vận tải Trong các loại CTR nêu trên, trách nhiệm quản lý Nhà nước về CTNH trên phạm vi toàn quốc đã được thống nhất giao cho Bộ TNMT Đối với CTR khác (bao gồm CTRSH), mặc dù có sự tham gia quản lý của nhiều Bộ, cơ quan liên quan nhưng về cơ bản đang được thực hiện theo hướng Bộ TNMT
là cơ quan Nhà nước thống nhất quản lý, các Bộ liên quan quản lý chuyên ngành kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định (38/2015/NĐ- CP, 2015)
Quyết định 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định về thu hồi và xử
lý sản phẩm thải bỏ Quyết định chỉ rõ trách nhiệm, quyền lợi của cơ quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng, cơ sở phân phối và đặc biệt là nhà sản xuất trong việc thu hồi và xử
Trang 15lý sản phẩm thải bỏ Nhà sản xuất và cơ sở phân phối có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí các biện pháp thu hồi sản phẩm của mình, nhưng hiện nay hầu hết các nhà phân phối chưa
có các biện pháp thu hồi và xử lý (16/2015/QĐ-TTg, 2015)
Ngày 19/12/2018, HĐND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 204/NQ- HĐND về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025, nhằm hướng đến mục tiêu hướng dẫn, vận động cho tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tiến hành phân loại để thu gom, vận chuyển, xử lý triệt để lượng rác thải phát sinh hàng ngày, bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Quyết định số 1577/QĐ-UBND-2019 kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 (ĐN, 2019)
Ngày 23/8/2019, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 3770/QĐ-UBND để triển khai thực hiện Nghị quyết 204/NQ-HĐND thành phố, UBND thành phố đã đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
1.2 Tình hình quản lý chất thải rắn và phân loại rác tại nguồn
1.2.1 Trên Thế Giới
Nhiều quốc gia trên Thế giới đã có những bước tiến trong công tác quản lý chất thải rắn điển hình như:
Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về tái chế rác thải, đã áp dụng
chính sách tái chế thống nhất trên toàn quốc Rác thải hữu cơ tại các gia đình được làm nhiên liệu đốt cho các nhà máy và sưởi ấm; các loại rác không cháy được, được tách ra để tái chế; các loại rác vô cơ dùng để trải đường, làm mái ngói, gạch lót sàn Có tới 96% rác được tái chế, chỉ 4% được đem chôn lấp Vào năm 1975, chỉ có 38% rác thải ở Thụy Điển được tái chế, thì đến nay, đây là quốc gia đầu tiên chạm mốc tái chế, tái sử dụng 99% rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân (Salman, 2022)
Singapore từ năm 2001 đã triển khai chương trình xử lý rác thải nhằm tăng tỷ lệ tái
chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh
Tỷ lệ tái chế rác hiện ở mức cao là 60%, Singapore chỉ chôn 2% lượng rác thải rắn và đã xây đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác Singapore cũng dùng phương pháp đốt, nhờ đó giảm
Trang 16được lượng rác đổ vào các bãi chôn đồng thời có thể tạo ra điện năng Hiện nay, 4 nhà máy đốt 38% rác thải đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của Singapore (Salman, 2022)
Na Uy, nơi vòng đời của một số chai nhựa có thể tái chế đến 50 lần, 92% chai nhựa
sản xuất tại Na Uy được làm từ vật liệu nhựa chất lượng cao và có thể tiếp tục dùng để đựng nước uống Loại nhựa bắt buộc phải thải ra môi trường vì không thể tái chế được, chỉ
có chưa đến 1% Điều này đã biến Na Uy trở thành hình mẫu của cá thế giới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Đầu năm 1984, Chính phủ Đài Loan đã quan tâm tới quản lý và xử lý CTR Để quản
lý hiệu quả việc xử lý chất thải, Chính phủ Đài Loan đã đưa ra “Kế hoạch quản lý và xử lý chất thải”, bước đầu tập trung vào việc chôn lấp CTR tại các bãi chôn lấp Năm 1998, Luật
về tái chế chất thải được ban hành Tuy nhiên, đầu những năm 1990 cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học công nghệ, Đài Loan đã chuyển từ chôn lấp rác thải lộ thiên sang công nghệ đốt Nhiều khu vực dân cư tại Đài Loan đã lắp camera nhằm đảm bảo các hộ dân thực hiện đúng quy trình phân loại rác thải Những người vi phạm lần đầu sẽ được nhắc nhở bằng thông báo, nếu tái diễn thì họ sẽ bị phạt Chính phủ cũng khuyến khích người dân tố cáo những hành vi vi phạm khi tặng 50% phí phạt cho người tố giác (Salman, 2022)
Có thể thấy, mỗi đất nước đều có một mô hình quản lý chất thải rắn riêng biệt nhưng nhìn chung, mục đích mà các quốc gia trên Thế giới đang hướng đến chính là góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường, tăng lượng rác thải có thể tái chế và chung tay bảo vệ môi trường
1.2.2 Tại Việt Nam
Phát triển kinh tế - xã hội, cùng với sự gia tăng dân số đã kéo theo sự phát sinh lượng CTR ngày càng lớn, gây áp lực lớn đến quản lý môi trường ở Việt Nam Đi đầu trong công tác quản lý chất thải rắn hiệu quả phải kể đến Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) và tỉnh Nam Định Năm 2014 tại Thành phố Hội An mô hình phân loại rác tại nguồn được thực hiện theo cách phân loại rác thải thành 2 loại: rác dễ phân hủy (gồm các loại như lá cây, cành cây nhỏ, hoa, quả, thực phẩm nhà bếp, bã trà, bã cà phê, giấy ăn, rơm rạ, cỏ…) và rác khó phân hủy (gồm các loại như túi ni lông, nhựa, chai lọ, bao xi măng, vỏ sò, ốc, hến, vải, tàn thuốc, xương, xốp, vỏ đồ hộp, giấy cứng, linh kiện điện tử, kim loại…) Theo ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Trưởng phòng TN-MT TP Hội An, qua kết quả giám sát phân loại rác cho thấy, từ năm 2016 đến 2019, tỷ lệ và chất lượng phân loại rác tại nguồn tại Hội
Trang 17An đạt tương đối cao, từ gần 70% đến trên 75% Việc duy trì hoạt động phân loại rác tại nguồn vừa qua đã giúp cho thành phố giảm được khoảng 30% lượng rác phải đem đi chôn lấp, tạo cơ sở để xây dựng lộ trình hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, biến rác thải thành tài nguyên Tuy nhiên, sau giai đoạn đầu có nhiều kết quả tích cực, bắt đầu từ năm 2020, tỷ lệ phân loại rác tại nguồn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình trên địa bàn TP.Hội An giảm sút đáng kể, chỉ đạt 54,5% vào cuối năm 2021 Đến cuối quý I năm 2022,
tỷ lệ này bắt đầu được cải thiện đáng kể, đạt 66,9%
Theo kế hoạch số 83/KH-UBND về thực hiện phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2021 Cho đến nay việc phân loại rác tại nguồn đã được thực hiện
ở 182/204 xã, thị trấn của toàn tỉnh Nam Định, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải, nhất là khu vực nông thôn Trước đây bình quân mỗi ngày, xã Nghĩa Thái có khoảng 3,5 tấn rác cần thu gom, xử lý, tuy nhiên sau thời gian triển khai mô hình phân loại rác tại nguồn, lượng rác hiện giảm khoảng 30-40%, bớt đi nguy cơ quá tải cho bãi chôn lấp tập trung
Từ giữa năm 2019, Đà Nẵng đã triển khai phân loại rác thải tại nguồn theo Quyết định số 1577/QĐ-UBND trong giai đoạn 2019 - 2025 Trong 3 năm qua (2020-2022), thành phố đã đầu tư đồng bộ công tác triển khai phân loại từ truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, tổ chức đầu tư trang thiết bị đến hạ tầng thu gom, xử lý Mới đây, ngày 10/5/2023 UBND TP Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch 103/UBND về việc triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Kế hoạch đề ra mục tiêu: Trên 90% tổ dân phố triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và 90% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả tại địa bàn khu dân cư; Trên 70% cơ
sở trong các KCN, CCN triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đảm bảo theo phương thức chung của thành phố; Trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, du lịch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo phương thức chung của thành phố; 100% trường học, cơ sở y tế triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo phương thức chung của thành phố; Trên 80% chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (Bình, 2023)
Có thể thấy công tác quản lý CTR mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, đặc biệt là nhận thức của cộng đồng trong việc
Trang 18phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển CTR còn hạn chế Phần lớn CTR chưa được phân loại tại nguồn; việc phân loại tại nguồn phát sinh chưa mang tính bắt buộc Công tác quản
lý CTR đã được nhiều văn bản đề cập tới Tiêu biểu là quyết định số 491/2018/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (491/QĐ-TTg, 2018) Hay nghị định 08/2022/NĐ- CP về việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bổ sung nhiều nội dung mới liên quan đến quản lý CTR trong đó những vấn
đề về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp được chú trọng hơn Tại điều 72 có quy định chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy (LBVMT, 2014) Điều 73 quy định về việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương Nêu rõ quy định tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương Bên cạnh đó chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định
1.3 Giới thiệu mô hình cơ sở thu hồi rác tài nguyên (MRF)
Mô hình MRF được viết tắt từ Material Recovery Facility: Cơ sở biến các chất có thể tái chế hỗn hợp thu hồi từ khu dân cư thành các sản phẩm mới đưa ra thị trường Là nơi CTRSH được phân loại, có thể tái chế và được xử lý bằng các phương pháp thủ công hoặc sử dụng công nghệ máy móc MRF có thể xử lý CTRSH được phân loại tại nguồn hoặc CTRSH hỗn hợp chưa được phân loại, các chất thải hữu cơ có thể phân hủy sinh học được dùng ủ phân hữu cơ Các chất thải tái chế bao gồm: giấy, thủy tinh, nhựa và kim loại được đóng kiện, lưu trữ tạm thời và được bán cho các công ty tái chế hoặc sản xuất Các chất thải còn lại sau đó được xử lý ở bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Salman, 2022)
Với mục đích tối đa hóa số lượng vật liệu tái chế được xử lý trong khi sản xuất, vật liệu sẽ tạo ra hiệu suất cao nhất có thể doanh thu trên thị trường và tối đa hóa việc tái sử dụng MRF còn đóng vai trò là bước xử lý trung gian giữa việc thu gom vật liệu có thể tái
Trang 19chế từ các cơ sở tạo chất thải và việc bán vật liệu có thể tái chế/không thể tái chế/RDF/vật liệu trơ cho cơ sở tái chế thị trường và cho các quy trình và ngành công nghiệp khác MRF hạn chế hết mức có thể việc lãng phí tài nguyên và giảm sức ép lên các bãi chôn lấp và cơ
sở xí lý (Salman, 2022) Không những thế nó còn giảm khối lượng chất thải và tiết kiệm chi phí trong cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển và xử lý và tạo cơ hội sinh kế cho người dân địa phương Ngoài ra MRF còn tạo ra doanh thu, góp phần bù đắp chi phí xử lý chất thải nhờ việc cải thiện tỷ lệ phân loại rác từ đó từng bước tái chế và hoàn thành các sản phẩm hữu ích hơn Với vai trò đó, MRF chắc chắn sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn nữa trong tương lai khi được ứng dụng vào môi trường trường học
Hiện nay trên thế giới việc xây dựng và vận hành MRF đã được triển khai từ nhiều năm về trước tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới Với quy mô lớn, cơ sở phục hồi tài nguyên đứng thứ 3 trên thế giới và là cơ sở lớn nhất ở khu vực Trung Đông phải kể đến cơ
sở của Bee'ah (Salman, 2022) Với công suất hàng năm là 500.000 tấn, MRF hiện đang xử
lý 900 tấn chất thải thông thường, trong đó ước tính khoảng 60% có thể được tái chế và chuyển từ bãi chôn lấp Một trong những nguồn đóng góp nhiều nhất là nhựa - bao gồm PET và nhựa hỗn hợp, với mức tăng 700% từ tháng 3 năm 2010 đến năm 2011, giấy và bìa cứng đứng thứ hai ở mức 366%, tiếp theo là tái chế nhôm tăng 135% trong cùng kỳ (Salman, 2022) Bên cạnh đó, trong vòng 15 năm qua, Vương quốc Anh đã có những bước tiến lớn trong việc giảm lượng rác thải đưa đến bãi chôn lấp đồng thời tăng lượng rác thải được tái chế, đồng thời đóng vai trò quan trọng nhất phải kể đến chính là số lượng ngày càng tăng của Cơ sở Tái chế Vật liệu (MRF) Khi một Trạm MRF tại Vương quốc Anh sẽ đảm nhiệm việc tái chế khoảng 92% vật liệu trong khi 6% được gửi đi tái chế năng lượng
và 2% còn lại sẽ được đưa vào bãi chôn lấp (Salman, 2022) Với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau thì việc lựa chọn vận hành MRF là khác nhau, nhưng chúng đều mang lại con số hiệu quả rất đáng được nhân rộng
Năm 2021, Cù Lao Chàm càng được biết đến nổi bật hơn khi được UBND xã Tân Hiệp và Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm kết hợp cùng sự hỗ trợ của GAIA và Pacific Environment đã triển khai thí điểm cơ sở phục hồi tài nguyên với khởi đầu của 30
hộ gia đình tại Bãi Ông Sau 3 tháng triển khai, mô hình đã thu gom được hơn 17.5 tấn trong đó hơn 182kg rác tái chế và 490 kg rác nhựa giá trị thấp và nâng tổng số hộ dân thực hiện lên 60 hộ và tiếp tục nhân rộng lên 120 hộ tính đến tháng 12/2022 (Hà, 2023) Điều đáng mừng nhất là sau 2 năm triển khai, mô hình đã thu gom được 27,4 tấn rác thải sinh
Trang 20hoạt từ hộ gia đình, trong đó phân loại và xử lý tại cơ sở MRF được hơn 12,6 tấn rác thải hữu cơ, thu hồi khoảng 200kg rác tái chế và 500kg rác nhựa giá trị thấp (Hà, 2023) Tiếp nối sự thành công của mô hình cơ sở phục hồi tài nguyên tại Cù Lao Chàm thì Reform Plastic đã thiết lập thí điểm 6 Trạm MRF trong đó 1 Trạm được đặt tại đối diện địa chỉ 39 Mai Thúc Lân, Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và 5 Trạm còn lại được đặt tại Hội An (Quảng Nam) với mục đích nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra môi trường Tại thành phố Đà Nẵng, sau hơn 3 tháng triển khai có 76 hộ đăng ký tham gia thực hiện thí điểm mô hình cơ sở phục hồi tài nguyên (Trạm MRF) tại khu chung cư Hòa Hiệp Nam Việc xây dựng Trạm đã cải thiện môi trường rác thải nơi đây khi rác thải được lưu chứa đúng nơi quy định, hợp vệ sinh và đảm bảo cảnh quan
1.4 Giới thiệu về các trường
Các trường nghiên cứu thực hiện đều nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu với thông tin như sau:
1.4.1 Trường Mầm non tuổi thơ
- Số lượng học sinh: 220 học sinh/5 lớp
- Số lượng giáo viên: 10, số lượng cán bộ, công nhân viên: 3
1.4.2 Trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh
- Số lượng học sinh: 1207 học sinh/31 lớp
- Số lượng giáo viên: 50, số lượng cán bộ, công nhân viên: 16
1.4.3 Trường THCS Đàm Quang Trung
- Diện tích: gần 16.000 m3
- Số lượng học sinh: 1077 học sinh/25 lớp
- Số lượng học sinh theo khối lớp: Khối lớp 6 (390HS), Khối lớp 7 (314HS), Khối lớp 8 (159HS), Khối lớp 9 (214HS)
- Số lượng giáo viên: 49, số lượng cán bộ, công nhân viên: 5
Trang 21CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải rắn sinh hoạt tại 3 trường học trên địa bàn quận Liên Chiểu
- Mô hình cơ sở thu hồi rác tài nguyên tại trường học
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp hồi cứu và tổng quan tài liệu
Thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu về tình hình nghiên cứu các cơ
sở thu hồi tài nguyên ở Việt Nam và trên Thế giới
▪ Thu thập tài liệu về cơ sở thu hồi tài nguyên qua các bài báo khoa học, các nghiên cứu được công bố trên các nguồn tin cậy như google scholar, pubmed…
▪ Thu thập các thông tin về CTR qua các văn bản, bài báo và tất cả các tài liệu
▪ Thu thập các nhóm chính sách từ cấp trung ương và thành phố được thu thập trực tiếp thông qua tìm kiếm các từ khóa chất thải rắn (CTR)
2.3.2 Phương pháp kiểm toán CTRSH
Sử dụng phương pháp kiểm toán theo Tài liệu hướng dẫn “Đánh giá CTR và nhãn hiệu, Quyển 1: CTRSH” của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) được biên soạn lại theo Tài liệu kiểm toán nhãn hiệu WABA Việc lấy mẫu rác tại các trường học được thực hiện liên tục trong 05 ngày và đảm bảo có ngày cuối tuần (trường không hoạt động thứ 7 và chủ nhật) Quy trình thực hiện kiểm toán như sau:
Trang 22Bước 1: Toàn bộ rác thải có kích thước từ 1,5cm trở lên sau khi được thu gom, tiến
hành rải đều, giũ… nhằm loại bỏ bớt tỷ lệ nước thấm trong rác thải Sau đó, tiến hành phân thành các loại rác thải khác nhau theo theo danh sách các thành phần
Bước 2: Rác được phân loại sau đó được cân theo từng loại và ghi chép trong phiếu
kiểm toán (Phụ lục 4) Những rác thải có kích thước hay khối lượng lớn được tiến hành cân với cân Nhơn Hòa 15kg hoặc 5kg Những rác thải có khối lượng nhỏ được tiến hành cân trên cân tiểu ly electronic SF-400 (5kg) nhằm hạn chế sự sai số Dữ liệu thu thập sẽ được phân tích và xử lý bằng phần mềm Excel
2.3.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thực hiện điều tra bằng phiếu khảo sát: Tiến hành thực hiện khảo sát 92 em học sinh (tại trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh) và 91 em học sinh (tại trường THCS Đàm Quang Trung) nhằm đánh giá kiến thức của các em học sinh phân loại rác tại nguồn Trước khi thực hiện khảo sát cần thực hiện các nội dung sau:
- Phác thảo câu hỏi
- Lựa chọn hình thức câu hỏi
- Chỉnh sửa câu từ của câu hỏi
- Lựa chọn hình thức câu trả lời
Trang 23N: Kích thước của tổng thể
e: Sai số kì vọng
Với sai số kỳ vọng được chọn là 10% và tổng số học sinh của trường tiểu học Nguyễn
Đức Cảnh là 1207 học sinh, dung lượng mẫu xác định theo công thức là 92 học sinh Và
tổng số học sinh của trường THCS Đàm Quang Trung là 1076 học sinh, dung lượng mẫu
xác định theo công thức là 91 học sinh
2.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu này đã tiến hành thực hiện phỏng vấn ban giám hiệu nhà trường và giáo
viên/nhân viên nhà trường bằng phương pháp khảo sát phỏng vấn sâu nhằm thu thập các
thông tin sau: (1) hiện trạng phát sinh chất thải rắn; (2) kiến thức/nhận thức của học sinh/
giáo viên về phân loại chất thải rắn tại nguồn và (3) đề xuất giải pháp thúc đẩy việc phân
loại rác, tái chế chất thải rắn tại nhà trường
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả phân tích được thống kê và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel Số liệu
nghiên cứu được thể hiện thành bảng, biểu đồ, đồ thị và được phân tích chi tiết trong kết
quả nghiên cứu Đối với các ý kiến riêng lẻ sẽ được ghi lại và tổng hợp thành các nhóm ý
chính để phát triển nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu và để đánh giá, từ đó đề xuất giải pháp
Các ý kiến không phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài được loại bỏ
Trang 24CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá hiện trạng phát sinh CTR tại trường học
3.1.1 Kết quả kiểm toán CTR tại trường học
a Trường Mầm non Tuổi thơ
Kết quả kiểm toán chất thải rắn tại trường MN Tuổi Thơ thực hiện liên tục trong 5 ngày (thứ bảy, chủ nhật không phát sinh chất thải rắn), ghi nhận tổng khối lượng trung bình phát sinh là khoảng 32,1±3,75kg/ngày Trong đó, thành phần chất thải rắn hữu cơ (thức ăn thừa) phát sinh nhiều nhất với 10kg/ngày (tương đương 59%) Tiếp theo là chất thải rắn còn lại phát sinh khoảng 6,5kg/ngày, với khối lượng chủ yếu là hộp sữa
Đối với chất thải rắn nhựa (túi ni-lông, bao bì thực phẩm…) ghi nhận phát sinh khoảng 5,1kg/ngày (chiếm 16% trong tổng lượng CTR kiểm toán), chủ yếu phát sinh từ hoạt động nhà bếp, sinh hoạt ăn uống của giáo viên và học sinh
Hình 3.1 Tỷ lệ thành phần chất thải rắn phát sinh tại trường Mầm non
Các em học sinh đều có nhu cầu sử dụng sữa hộp để dùng vì sự tiện lợi mang lại Đặc biệt, các em học sinh Mầm non đều sử dụng sữa hộp mang để trường sử dụng Tại trường Mầm non Tuổi thơ với với khoảng 220 học sinh như vậy ước tính phát thải trung bình khoảng 220 hộp sữa mỗi ngày Tuy nhiên, ở TP Đà Nẵng chưa có mô hình tái chế hộp sữa
Chất thải hữu cơ (thức
ăn thừa)
Lá cây
Chất thải còn lại
Trang 25được triển khai, do đó, những hộp sữa này được URENCO Đà Nẵng và URENCO 15 thu gom, vận chuyển về bãi chất thải rắn Khánh Sơn xử lý
b Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh
Kết quả kiểm toán rác thải tại trường TH Nguyễn Đức Cảnh thực hiện liên tục trong
5 ngày (thứ bảy, chủ nhật không phát sinh rác thải), ghi nhận tổng khối lượng trung bình phát sinh là khoảng 85,13±7,63kg/ngày Trong đó, thành phần rác thải hữu cơ (thức ăn thừa) phát sinh nhiều nhất với 37kg/ngày (tương đương 44%) Tiếp theo là rác thải còn lại phát sinh khoảng 24kg/ngày, đặc biệt là hộp sữa Đối với rác thải nhựa (túi ni-lông, hộp xốp, bao bì thực phẩm…) ghi nhận phát sinh khoảng 19kg/ngày (chiếm 21% trong tổng lượng CTR kiểm toán), chủ yếu phát sinh từ hoạt động mua đồ ăn sáng, ăn vặt và nước giải khát của học sinh và giáo viên
Hình 3.2 Tỷ lệ thành phần chất thải rắn phát sinh tại trường TH Nguyễn Đức Cảnh
Trang 26Hình 1.3 Kiểm toán hộp sữa tại trường TH Nguyễn Đức Cảnh
Đối với rác tái chế phát sinh trung bình khoảng 6,2kg/ngày (chiếm 4% trong tổng lượng CTR kiểm toán) Trong đó, chiếm chủ yếu là giấy vở học sinh/carton với tỷ lệ chiếm 63% Các bìa carton được lao công thu gom và cung cấp cho các vựa phế liệu Quá trình kiểm toán ghi nhận rác thải không được phân loại và để chung tất cả nên giấy vụn vở học sinh không được phân loại để chung cùng rác khác và bị ẩm ướt, không thể bán cho các điểm thu mua phế liệu
Hình 3.4 Tỷ lệ thành phần rác tái chế tại trường TH Nguyễn Đức Cảnh
c Trường THCS Đàm Quang Trung
Trang 27Kết quả kiểm toán rác thải tại trường THCS Đàm Quang Trung thực hiện liên tục trong 5 ngày (thứ bảy, chủ nhật không phát sinh rác thải), ghi nhận tổng khối lượng trung bình phát sinh là khoảng 53,04±12,41kg/ngày Trong đó, thành phần rác thải nhựa (túi ni-lông, hộp xốp, bao bì thực phẩm…) ghi nhận phát sinh nhiều nhất khoảng 19kg/ngày (chiếm 36% trong tổng lượng CTR kiểm toán), chủ yếu phát sinh từ hoạt động mua đồ ăn sáng, ăn vặt và nước giải khát của học sinh và giáo viên
Hình 3.5 Tỷ lệ thành phần chất thải rắn phát sinh tại trường THCS Đàm Quang Trung
Đối với rác tái chế phát sinh nhiều thứ ba, trung bình khoảng 8kg/ngày (chiếm 15% trong tổng lượng CTR kiểm toán) Trong đó, chiếm chủ yếu là giấy vở học sinh với tỷ lệ chiếm 67%, tuy nhiên, giấy không được phân loại để chung cùng rác khác nên bị ướt và không thể bán cho các điểm thu mua phế liệu
Trang 28Hình 3.6 Tỷ lệ thành phần rác tái chế tại trường THCS Đàm Quang Trung
3.1.2 Kết quả khảo sát về thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn
a Trường Mầm non Tuổi thơ
Tiến hành thực hiện khảo sát học sinh và giáo viên về kiến thức phân loại chất thải rắn tại nguồn Kết quả khảo sát ghi nhận, các em học sinh chưa từng nghe và không có kiến thức về PLRTN Các giáo viên cũng chỉ nhận diện được phân loại thành 3 loại cơ bản là (1) hữu cơ, (2) vô cơ và (3) tái chế và chưa được cập nhập kiến thức phân loại chất thải rắn mới theo quy định của thành phố Với đặc thù các em học sinh mầm non ở
độ tuổi còn nhỏ nên khó tiếp thu các kiến thức về PLRTN, do đó ban giám hiệu đề xuất nên tập trung hướng dẫn các em học sinh lớp lá (từ 5-6 tuổi) và lớp chồi (4-5 tuổi) và hướng dẫn những nội dung đơn giản giúp các em dễ dàng thực hành giảm phát sinh chất
thải rắn
Dựa trên kết quả khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải rắn và đặc thù độ tuổi học sinh mầm non, cần xây dựng chương trình tập huấn tập trung vào những nội dung chính sau: (1) hướng dẫn thực hành phân loại chất thải rắn và vận hành trạm MRF và (2) thực hành tái chế hộp sữa
b Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh
Để nâng cao hiệu quả vận hành trạm MRF, nghiên cứu đã tiến hành thực hiện khảo sát 91 em học sinh về kiến thức phân loại rác tại nguồn Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về PLRTN ghi nhận có em học sinh chưa nắm vững kiến thức về PLRTN, trình
độ hiểu biết về PLRTN giữa các khối có sự khác biệt Đặc biệt, các em học sinh khối 1 và
2 không có kiến thức và hiểu việc làm PLRTN mang lại Việc hiểu biết không đầy đủ về phân loại rác thải dẫn đến lượng lớn rác thải cần phải được thu gom, xử lý và khó khăn trong việc tái chế
Trang 29Hình 3.7 Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về phân loại rác tại trường TH
Nguyễn Đức Cảnh Kết quả phỏng vấn sâu ban giám hiệu nhà trường ghi nhận, nhà trường đã được công nhận Trường học xanh (2019) và hằng năm, nhà trường ban hành triển khai thực hiện Kế hoạch Trường Xanh – sạch – đẹp, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường luôn sạch đẹp Nhà trường được công ty Coca – Cola hỗ trợ 4 thùng rác phân loại 2 ngăn (tái chế và còn lại) nhưng nhà trường chưa trú trọng vào việc PLRTN nên chưa hướng dẫn học sinh về phân loại rác thải
c Trường THCS Đàm Quang Trung
Để nâng cao hiệu quả vận hành trạm MRF nên đã tiến hành thực hiện khảo sát 92 em học sinh về kiến thức phân loại rác tại nguồn Kết quả khảo sát ban đầu là cơ sở quan trọng
để xây dựng các nội dung tập huấn phù hợp với hiện trạng của trường học
Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về PLRTN ghi nhận, 75% học sinh tham gia khảo sát đã từng tìm hiểu hoặc hướng dẫn việc thực hiện PLRTN Tuy nhiên tại thời điểm khảo sát, tỷ lệ học sinh chưa nắm vững những nhóm rác thải được phân loại còn khá nhiều,
có tới 75% chưa đúng và đủ các nhóm phân loại rác Việc hiểu biết không đầy đủ về phân loại rác thải dẫn đến lượng lớn rác thải cần phải được thu gom, xử lý và khó khăn trong việc tái chế
A Rác thải hữu cơ và rác thải còn lại
B Rác thải hữu cơ, rác thải còn lại và
rác thải tái chế
C Rác thải hữu cơ, rác thải còn lại, rác
thải tái chế, rác nguy hại và rác cồng
kềnh
D Không biết
Trang 30Hình 3.8 Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về phân loại rác tại trường THCS
Đàm Quang Trung Kết quả phỏng vấn sâu ban giám hiệu nhà trường ghi nhận, hiện nay, nhà trường chỉ triển khai các hoạt động Ngày Chủ nhật Xanh – sạch – đẹp, chưa triển khai thực hiện PLRTN Mặc dầu, nhà trường được công ty Coca – Cola hỗ trợ 3 thùng rác phân loại 2 ngăn (tái chế và còn lại) nhưng chưa hướng dẫn học sinh về phân loại nên tất cả rác thải phát sinh đều để chung Do đó, nhà trường đề xuất hỗ trợ các chương trình tập huấn về PLRTN cho học sinh/giáo viên và trang thiết bị hỗ trợ việc phân loại
3.2 Kết quả vận hành Trạm MRF
3.2.1 Xây dựng quy trình vận hành Trạm
Dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành trạm MRF trải
qua 6 giai đoạn như hình sau:
A Rác thải hữu cơ và rác thải còn lại
B Rác thải hữu cơ, rác thải còn lại và rác
thải tái chế
C Rác thải hữu cơ, rác thải còn lại, rác thải
tái chế, rác nguy hại và rác cồng kềnh
D Không biết
Trang 31Hình 3.9 Quy trình vận hành Trạm MRF tại trường học
❖ Giai đoạn 1: Đánh giá hiện trạng phát thải chất thải rắn
Bước 1: Kiểm toán CTR phát sinh tại trường học
Bước 2: Khảo sát nhận thức, thái độ của học sinh về PLRTN
❖ Giai đoạn 2: Xây dựng trạm MRF
Bước 1: Thiết kế phương án xây dựng trạm MRF
Đánh giá hiện trạng thu gom và cơ sở hạ tầng thu gom rác thải khu vực
Bước 2: Tham vấn các bên liên quan góp ý về phương án xây dựng và trách nhiệm cụ thể
của các bên liên quan trong việc vận hành trạm MRF
Các bên liên quan tham vấn bao gồm: (1) chính quyền địa phương, (2) đơn vị thu gom, (3) trường học
Bước 3: Xây dựng trạm MRF