1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng áp dụng BIM cho doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam

153 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng áp dụng BIM cho doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam
Tác giả Trần Thị Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Hoài Long
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 80,42 MB

Nội dung

Đặc biệt đối với tình hình BIM van còn là khái niệm mới, chưa được phổ biến ởViệt Nam, việc đưa BIM thành một phần của doanh nghiệp gặp rất nhiều rào cản,càng can thiết có những đánh giá

Trang 1

TRƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

o0o

TRẢN THỊ PHƯƠNG ANH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BIM CHO DOANH NGHIỆP

XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

LUAN VAN THAC SI

TP HO CHI MINH, tháng 12 năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HOC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Lê Hoài Long

Cán bộ cham nhận xét 1: TS Dang Thị Trang

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên

ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nêu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG TRƯỞNG KHOA(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ

Họ và tên: Trần Thị Phương Anh MSHV: 1670121

Ngày sinh: 12/09/1989 Nơi sinh: Bình Thuận

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng MS: 60580302

LTÊN DE TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DUNG BO CÔNG CU ĐÁNH GIÁKHẢ NĂNG ÁP DỤNG BIM CHO DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI VIỆT

NAM

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Bé xuất xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng áp dụng BIM cho doanh

nghiệp xây dựng tại Việt Nam.

- _ Bộ công cụ sẽ gồm hệ thống các yếu tố đại diện đánh giá khả năng áp dụng

BIM của doanh nghiệp xây dựng và thang đánh giá.

- - Tiến hành khảo sát và đánh giá thử nghiệm bộ công cụ

II NGÀY GIAO NHIỆM VU: 20/08/2018

HI.NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VU: 02/12/2018

IV CAN BỘ HƯỚNG DAN: TS Lê Hoài Long

Tp Hồ Chi Minh, ngày thang nam

CAN BO HUONG DAN CHU NHIEM BO MON DAO TAO

(Ho tén va chit ky) (Ho tén va chit ky)

TRUONG KHOA(Ho tên và chữ ký)

Trang 4

Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô bộ môn Quản lý xây dựng,người đã truyền dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cũng như

hỗ trợ giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

tại trường.

Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành trước sự hướng dẫn tận tinh của thay TS

Lê Hoài Long, thây đã luôn định hướng và luôn động viên, khuyến khích, giúptôi có thể hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp đã tạođiều kiện tốt nhất và cùng giúp đỡ nhau thực hiện luận văn và trong suốt quátrình học tập Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các doanhnghiép,cac cấp lãnh đạo đã nhiệt tình tạo điều kiện và hỗ trợ cho nghiên cứu

này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh,

động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn dé hoàn thành luận văn này

Chân thành.

Tp Hô Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2018

Trang 5

Nhiều nghiên cứu đã phát triển các bộ công cụ đánh giá các kha năng ứng dụngcũng như các cấp độ BIM góp phần giải quyết các van đề khó khăn về cách tiếp cận,đưa BIM phát triển rộng rãi trên thế giới uy nhiên, để tiến trình thực hiện BIM cóthé phát triển một cách hiệu quả can phát triển BIM toàn diện gan liền với sự pháttriển của doanh nghiệp.Đa số các nghiên cứu phát triển đánh giá BIM chủ yếu vềmặt kĩ thuật không tổng quát tất cả các khía cạnh.Ngoài ra, tùy vào tình hình mỗiquốc gia trong từng giai đoạn phát triển mà yêu cau đặt ra cho các công cụ đánh giá

là khác nhau.

Đặc biệt đối với tình hình BIM van còn là khái niệm mới, chưa được phổ biến ởViệt Nam, việc đưa BIM thành một phần của doanh nghiệp gặp rất nhiều rào cản,càng can thiết có những đánh giá khách quan, co bản hơn dé tiến trình áp dụng BIMtrở nên đơn giản dễ thực hiện.Bên cạnh đó, Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu

nào xác định bộ công cụ đánh giá khả năng áp dụng BIM cho doanh nghiệp xây dựng.

Nghiên cứu sẽ phát triển bộ công cụ băng cách kết hợp các mô hình đánh giá tổchức đã có và xây dựng bộ công cụ có thể đánh giá khả năng áp dụng BIM chodoanh nghiệp xây dựng mang tính toàn diện.Bộ công cụ sẽ hệ thống hóa tất cả cácyếu tố về mặt tô chức cũng như ki thuật, tao tiền dé cơ sở giúp tô chức xác định vịtrí của mình từ đó xây dựng phát triển lộ trình phát triển BIM cho phù hợp.Bộ công

cụ còn góp phan giúp chủ dau tư có cái nhìn tổng quát hon trong việc lựa chọn nhàthầu với các khả năng BIM cân thiết

Trang 6

Many researchs have developed sets of assessment tools for BIM maturities, contributing to solving problems of approach and develop BIM around the world However, a BIM system is only comprehensively developed effective if it is associated with all sides of organization during development of their business Becauses most of the BIM assessment tools are focused on technically, they can not solve another issue from all aspects of organization.In addition, following to the circumstances of each country and different stages of BIM development, the set of requirements for each assessment tools are different.

Especially, in Vietnam, BIM is still a new concept and is not popular There are many barriers that cause to difficulties for BIM applifications For this reason, organizations need to comprehensively evaluate their capacities in order to help BIM implement be simpler and easier.Moreover, Vietnam didn’t have any research

to create the assessment tools for BIM supporting.

The study will develop the BIM Application Capability Assessment Tool for construction organizations in Vietnam base on assessment tools for organization as well as existing BIM Assessment Tool This tool will help organization evaluate management as well as technical aspects, which are related to BIM implementation.It aslo create a foundation for organization to recognizing their position Then base on its capacities, organization can suitablely build the road map and plan.This tool also helps investors so as to have general views on the contractor selecting by their BIM capabilities.

Trang 7

Tôi xin cam đoan nghiên cứu do chính tôi thực hiện trong suốt quá trình thực hiện

luận văn tại đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh.

Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực dựa trên kết quả khảo sát thực tế và chưa từng được ai công bố trước đây.

TP Hô Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2018

Trang 8

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: DAT VAN ĐỀ, << << < << 99999 cư xxx esesese 4

1.1 G1G1 HHIEU CHUNG eee eeeeeecceesssneceeeceesssceeeeceessssaeeeeceessssaeeeeeceesssaaeeeeeees 4

1.2 Xác định van dé nghiên CUU c.ccccccccccscscsessssesessssesseseseseseseeseseseseseseesesesen 5

1.3 Các mục tiêu nghiÊn CỨU «5G 000.00 ngờ 5

LA Phạm vi nghiÊn CỨU ĂĂ << 000 re 6 1.5 Đóng góp của nghiÊn CUU - G9900 000v 7

CHƯƠNG 2: TONG QUANN 5-5-4 E432 130080300 090130 010308 0149Ep 82.1 Các khái niệm chung về BIMA ¿25 + S222 2E£E+ESEEErkrkerrrererered 8

QLD DIAN TNT neee 8 21.2 Khả năng BÏÌÍ ĂĂ TQ kh 8 2.1.3 Múc độ trưởng thành của BIM wiicccccccccccccccccccccceeeescsestnscceeeeeseeeeeeesssssaaas 9

2.1.4 Mic độ chi tiết của đối trọng ,28.10,/RRRRRRRREEAE.aA ọ2.1.5 Các chiều mô hình của BIM cc+ccscccsrerrsrresrrirrerrree 10

2.2 Những lợi ích và khó khăn khi áp dụng BIM -<<s<- 11 2.2.1 Những lợi ích cua việc Gp dung BIM Vouecccccccccccccccccccceeeecetcccceeseeeeeeeeaees Il 2.2.2 Những khó khan cua việc Gp dụng BÌÌM x2 13 2.3 Tình hình ứng dụng BIM -G Ăn ke 15

2.3.1 Tình hình ứng dụng BIM trên thé giới cscscerersrererererereeeeed 15

2.3.2 Tình hình ung dụng BIM tại Viet NQH ĂẶẶĂĂS S2 17

24 Công cụ lý thuyết trong nghiên COU ecccccscscsessesesesesesesseseseeseseeeesesen 192.4.1 Mô hình đánh giá tổ CHUC ceecccccscscssesesescsvevevevsvsesssevevsvsvscsvsvevenenessasscnees 192.4.2 Mô hình các công cu được nghiên cứu thực 16 veccccccccsssesscsesscsesscsesseseees 21

2.4.3 Công cụ xây dựng TNANG ÃO ccc cv 1111111 sra 27 2.4.4 Lược khảo các nghiÊn CứỨM IFWỚC (ÃÂY ĂĂĂS BS 531 %2 28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU -°-s<cesesssesse 34

3.1 Quy trinh NghiENn CUU 0 34 3.2 Phương pháp nghiÊn CỨU . -Ă G1000 re 36 3.2.] Thu tháp Ait HIỆU Ăn ket 37 3.2.2 Đánh giá thie HghiỆHH- c1 1111111 ke 38

3.2.3 Cách thức phân phối bảng câu hỏi -c-c-cccc+eeEsesEerererererereeered 383.2.4 Dối tượng hướng AEN ceeceeccccccscsescsescsescsvevevercrcssassssvevsvstscstserenssserensnees 383.2.5 Cách thức lấy tHẨẪM «<< St SESEEEEEEEEESESEEEEEErrrrrrkrkrkrkeered 393.2.6 Kich CO CU GU na 39

3.3 Các công cụ nghiÊn CỨU - << 55 100010 9.0 ng re 40 3.3.1 Xây dựng bang Câu hỏi KhỎO SỐT ĂĂẶ ST TS eeeeses 4]

3.3.2 Kĩ thuật phỏng VAN eececccccccsccsesesessssesescscsvsveccscscssessvevevsvscsvsvsscsvsveenenenees 42

Trang 9

3.3.3 Phân tÍCh dữ lIỆU Ăn vn rrưy 43

3A _ Kết luận chương - 5-5222 1E E31 3 1511511111111 11111111 44

CHƯƠNG 4: XÂY DUNG BỘ CONG CỤ <5 555 5 csSsscssssssesseses 45

4.1 Mô hình tong quát các yếu tô đại diện khả năng áp dụng BIM 45

42 Mô hình công cụ đánh gi1á - - - - - G5 ng nen 46 4.2.1 Qui trình thực hiỆN ẶẶ SG GG Gv ven 46 4.2.2 Chính sáCh c - c c S S9 nh 47 4.2.3 NHÂN ÏC SH HS KT Ki ee 48

4.3.1 Thang Ao đánh giÁ ĂĂ Ăn và 49

4.3.2 Thang do tổng xây dựng cho công cụ đánh giả c-cccscscscse 524.3.3 Câu hỏi gợi ý hướng dân người đánh giả «sec 53CHUONG 5: KHAO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THU NGHIỆM BO CÔNG CU 61

5.1 Khao sát sự phù hợp của bộ công CỤ - - << ch 61

5.1.1 Tỉ lệ quan tâm đến việc áp dụng BIM viececcccccccccscscssssssescsssssescsvevevenenees ó2

5.1.2 Tilé xác định hiệu qua áp dung BIM trong tình hình hiện nay 63

5.1.3 Sự cần thiết xây dựng bộ công cụ đánh gid khả năng áp dụng BIM 645.1.4 Tính kha thi do bộ công cụ mang lại trong thực té sử dụng 645.1.5 _ Tính phù hợp với yêu câu nội dung một công cụ đánh giả ó5

5.1.6 Tính phù hợp giao diện của DO CONG CỤ ĂĂẶẶ ST Sa 66 5.1.7 Tinh phù hop Thang do của ĐỘ CONG CỊI ằằẶẶẶS S2 66 2.1.6 Các câu hoi mo mang tính xây Aung ĂĂĂĂĂS St eeses 67 5.2 Đánh giá thử nghiệm bộ công CU G5 5S Set 68 5.2.1 Doanh nghiép ÄÝ ĂĂĂ TQ TQ ó9 5.2.2 Doanh nghiỆp Ÿ ĂẶẶ TT Tu 74 5.2.3 Doanh NQNIED Z ĂĂ TQ TQ kh 79

5.3 Kết luận chương ¿-E- + k k2 E5 5 31111 1 1 1111111111311 1e 80

CHƯƠNG 6: KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, <5 5< 5 se ssesseses 81

6.1 Ket luận chung 5-5-5252 SE 3 1 E511 1111111111111 xe 81

6.2 Đóng góp của nghiÊn CUU GĂĂ S999 101 ng vớ 81

6.3 Kiến nghị CC HH TS 1 12111111 0111211 0111111111111 ke 82PHU LUC 1: TÀI LIEU THAM KHÁO 2-° 5 s2 «s2 sessssssese 83PHU LUC 2: BANG KHAO SÁTT < se <sss sess + sesssesesssscse 89PHU LUC 3: HO SƠ KHẢ NANG ÁP DỤNG BIM CUA TO CHỨC 92PHU LUC 4: BỘ CONG CỤ ĐÁNH GI Á 2 5° 5s s2 sessssessssese 106

Trang 10

DANH MỤC BANG BIEU SỬ DUNG

Bang 2.1 Bang lược khảo các bộ công cụ đánh giá BIM -« «<< c3 29

Bang 3.2 Bảng tóm tat qui trình nghiên cứu ¿2-5-5252 2£+££s+x+x£ezxexerecxee 35Bang 3.2 Bảng tóm tắt các công cụ nghiên cứu - + ss+s s+s+xezezxexereceee 40

Bang 4.1 Bảng đánh giá - G G G000 nà 50 Bang 5.1 Bang câu hỏi khảo Sất - - - c0 ngờ 62

Bang 5.2 Bảng hồ sơ đánh giá khả năng áp dụng BIM của tô chức X 7]Bang 5.2 Bảng hồ sơ đánh giá khả năng áp dung BIM của tô chức Y 76

Hình 5.1 Ti lệ quan tam đến việc áp dụng BIM ch 62

Hình 5.2 Tỉ lệ xác định hiệu quả áp dụng BIM hiện nay - 555 Ssss++<<*s 63

Hình 5.3 Tỉ lệ cần thiết xây dựng bộ công cụ đánh giá -. - 5 << cscs¿ 64

Hình 5.4 Tỉ lệ tính khả thi khi áp dụng bộ công cụ đánh giá - 5 - < <<<5 64

Hình 5.5 Tỉ lệ phù hợp với yêu cầu nội dung một công cụ đánh giá - 65

Hình 5.6 Tỉ lệ phù hợp giao diện một công cụ đánh giá <5 555 5s ss++<<*s 66 Hình 5.7 Ti lệ phù hop Thang đo của bộ công CỤ << 5S S9 he 66

Trang 11

CHƯƠNG 1: DAT VAN DE1.1 Giới thiệu chung

Mô hình hóa thông tin công trình (Building Information Modeling, viết tắt là BIM)đang phát triển và trở thành công cụ chủ đạo của ngành công nghiệp kiến trúc, kỹthuật và xây dựng vì nó cung cấp các cơ sở để giải quyết được các van dé về giảmchi phí, nâng cao chất lượng tránh lãng phí và đồng bộ các hoạt động của các dự

án [1]

Trên thế giới, nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Úc đã áp dụng BIM thành công ở nhiềumức độ khác nhau, góp phân mang lại lợi nhuận, thúc đây khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp cũng như nên công nghiệp xây dựng quốc gia Theo kinh nghiệm ápdụng BIM trên thế giới, tuỳ thuộc vào mức độ áp dụng BIM trong dự án đầu tư xâydựng có thé giúp dự án tiết kiệm được 5% tới 20% tổng chi phí đầu tư ban đầu vàtiết kiệm được tới 30% tong chi phí van hành bao tri trong giai đoạn su dung.[1]Tại Việt Nam, hiện nay BIM chu yếu được triển khai ở các công trình có vốn đầu tưkhá lớn, đòi hỏi kĩ thuật cao gôm các công trình có chủ dau tư nước ngoài và côngtrình theo quy định của nhà nước.Đề thúc day sự phát triển BIM, chính phủ đã xâydựng các kế hoạch, lộ trình thực hiện với các tiêu chuẩn qui chuan bước đầu duaBIM phat triển vượt bật.Mặc dù, hiệu quả của việc áp dụng BIM mang lại là đáng

kế nhưng yêu câu thực hiện gặp nhiều rào cản về chính sách, kinh tế, kỹ thuật cũngnhư nguồn nhân lực cần thiét.[1]

Dé triển khai thành công BIM cần phải thực hiện quá trình đánh giá chỉ tiết và toàndiện từ đó rút ra chiến lược, kế hoạch cụ thé dựa trên tình hình hiện tại của tô chức

về sử dụng và các mức độ trưởng thành của BIM để từng bước áp dụng một cách

Trang 12

hiệu quả cần phát triển BIM toàn diện gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp,

đa số các nghiên cứu phát triển đánh giá BIM chủ yếu về mặt kĩ thuật không tổngquát tất cả các khía cạnh

Đặc biệt đối với tình hình BIM vẫn còn là khái niệm mới, chưa được phố biến ởViệt Nam, việc đưa BIM thành một phần của doanh nghiệp gặp rất nhiều rào cản,càng can thiết có những đánh giá khách quan, co bản hon để tiến trình áp dụng BIM

trở nên đơn giản, dê thực hiện.

1.2Xác định vấn đề nghiên cứu

Trong thực tế để giải quyết những thách thức trở ngại khi áp dụng BIM, các tổ chứcdoanh nghiệp trước tiên cần đánh giá các điều kiện hiện tại trong khả năng triểnkhai BIM để xác định mức độ áp dung từ đó tìm ra các phương pháp cải tiến phùhợp nhất với đặc điểm của doanh nghiệp, tổ chức

Trên thé giới đã có rất nhiều nghiên cứu phát triển bộ công cụ đánh giá các năng lựccũng như các cấp độ trưởng thành BIM.Tuy nhiên, để tiến trình thực hiện BIM cóthé phát triển một cách hiệu quả can phát triển BIM toàn diện gắn liền với sự pháttriển của doanh nghiệp|40].Các bộ công cụ này được xây dựng với các chức năngđánh giá đa dạng dành cho cá nhân, doanh nghiệp, cho dự án, chủ đầu tư với cáccấp độ khác nhau và mỗi công cụ có điểm mạnh riêng Hiện nay, vẫn không cócông cụ đánh giá nào có thể đo lường toàn diện độ trưởng thành BIM trên phươngdiện kĩ thuật về mô hình cũng như tổ chức [10],[34]

Trong điều kiện Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu nào xác định bộ công cụ

đánh giá khả năng áp dụng BIM cho doanh nghiệp xây dựng, nghiên cứu sẽ phát

triển bộ công cụ dựa trên tiên đề tong quan các bộ công cụ đã có kết hợp các môhình đánh giá tổ chức để xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng áp dụng BIM cho

các doanh nghiệp xây dựng mang tính toàn diện.

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đê tài là đề xuât xây dựng bộ công cụ đánh giá khả năng

áp dụng BIM cho doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam.

Trang 13

Bộ công cụ sẽ xác định vi trí, các kha năng hiện có của doanh nghiệp Từ đó tạo tiền

đề cơ sở để doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch, lộ trình BIM cho phù hợp vớitình hình thực tế, hạn chế được các khó khăn sẽ gặp phải

Bộ công cụ gồm hệ thông các yếu tố đại diện đánh giá kha năng áp dụng BIM của

doanh nghiệp xây dựng và thang đánh giá.

Hệ thống các yếu tổ đại diện đánh giá khả năng áp dụng BIM của doanh

nghiệp xây dựng.

Xác định các yếu tô đại diện khả năng áp dụng BIM được tổng hợp từ các nghiêncứu các bộ công cụ đánh giá trước.Kết hop với các mô hình đánh giá tổ chức toàndiện từ đó xây dựng một mô hình hệ thống từ các hạng mục tong thé dén phan chiacac cap bac cac yếu tố đại diện sao cho thể hiện được toàn diện các khía cạnh liênquan đến BIM của tổ chức

Thang đánh giá.

Xây dựng thang đánh giá có mức độ phù hợp với tình hình áp dụng BIM ở Việt

Nam, có thé cham diễm cho từng phan tử xác dinh cho các tổ chức tốt nhất và đơn

giản dễ sử dụng.Một hướng dẫn đánh giá giải thích cách thức sử dụng bộ công cụ

được đề xuất để nâng cao độ chính xác của thang đo với các thông tin thu thập cầnthiết

1.4Phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đang chuẩn bị và đã sử

dụng BIM ở Việt Nam.

Với quy mô của dé tài thạc sĩ vì điều kiện và nguồn lực, nghiên cứu chỉ giới hạntrong phạm vi sử dụng bộ công cụ tiến hành đánh giá thử nghiệm ở một sốdoanh nghiệp xây dung.Dé đảm bảo van dé bảo mật thông tin các doanh nghiệp,

luận văn sẽ chỉ đưa ra tên đại diện cho doanh nghiệp X, Y, Z.

Trang 14

Khảo sát các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng từ nhiều đơn vịkhác nhau, có kinh nghiệm sử dụng BIM để xác định độ phù hợp bộ công cụ vàthu thập ý kiến đóng góp dé phát triển hoàn thiện bộ công cụ.

Pham vi thời gian nghiên cứu

Thời điểm dự định thu thập dữ liệu: từ các doanh nghiệp xây dựng sử dụng BIM vàmột số dữ liệu liên quan khác được thu thập từ các nghiên cứu trước được thực hiện

từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018

Phạm vi không gian nghiên cứu

Vì các khó khăn trong việc tiếp cận và yêu cầu đảm bảo tính bảo mật của doanhnghiệp.Nghiên cứu chỉ tiễn hành thử nghiệm một số doanh nghiệp tiêu biểu dang ápdụng BIM có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh

1.5 Dong góp của nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu như trên, kết quả thu được khi xây dựng một bộ công cụđánh giá sẽ góp phan thúc day sự phát triển của BIM một cách cụ thé và đồng bộ

và quản lý có hiệu quả các hoạt đông BIM trong ngành xây dựng.

Trang 15

CHƯƠNG 2: TONG QUAN2.1 Các khái niệm chung về BIM

2.1.1 Định nghĩa

Có rất nhiều định nghĩa về BIM, dưới đây là một số khái niệm phát triển:

“Mô hình hóa thông tin công trình là một quá trình thiết lập và quản lý thông tin củamột dự án xây dựng trên toàn bộ vòng đời của dự án.Một trong những đầu ra chínhcủa quá trình này là Mô hình thông tin tòa nhà giúp mô tả thông tin kỹ thuật số về

mọi khía cạnh xây dựng.Mô hình này dựa trên thông tin được tập hợp cộng tác và

cập nhật ở các giai đoạn chính của dự án.Thiết lập Mô hình thông tin kỹ thuật sốcủa tòa nhà cho phép những người tương tác với tòa nhà tối ưu hóa hành động của

họ, kết quả toàn bộ giá trị vòng đời dự án tốt hơn cho người sở hữu.” Theo NBS

2016 (tên giao dich của tô chức RIBA Enterprises Ltd) [57]

BIM là “Một cách tiếp cận mới dé thiết kế, xây dựng và quản lý cơ sở, trong đó mộtđại diện kỹ thuật số của quá trình xây dựng được sử dụng để tạo điều kiện trao đổi

và khả năng tương tác của thông tin ở định dạng kỹ thuật số” theo Eastman và các

tác giả khác 2008 [10]

BIM là đại diện kĩ thuật số các đặc tính vật lý và chức năng của một công trình.Nhưvậy nó phục vụ như một nguồn tài nguyên tri thức chia sẻ thông tin về công trìnhtạo nên tang đáng tin cậy cho các quyết định trong vòng đời từ lúc bat đầu đến khi

phá hủy (National BIM Standard-United States) [54]

2.1.2 Kha nang BIM

La kha nang co ban dé thực hiện một nhiệm vu, cung cấp một dịch vụ hoặc tạo ramột sản phẩm BIM.Các giai đoạn khả năng BIM xác định các yêu cầu BIM tốithiéu.Cac giai đoạn kha năng BIM được xác định bởi các cột mốc quan trọng đượccác tô chức đạt được khi họ áp dụng các công nghệ và khái niệm BIM [12]

Các giai đoạn BIM xác định bởi điểm khởi đầu (trạng thái trước khi triển khaiBIM), và ba giai đoạn BIM cô định:

Trang 16

- _ Giai đoạn 1: Mô hình trên đối tượng cơ bản

- Giai đoạn 2: Mô hình hợp tác kết hop

- Giai đoạn 3: Mô hình tích hợp dữ liệu tương tác dựa trên mạng lưới liên lạc

2.1.3 Mức độ trướng thành cua BIM

Mức độ trưởng thành đã được giới thiệu như là một quá trình đo lường với một tập

hợp các tiễn bộ về năng lực và hiệu suất liên quan đến việc thực hiện BIM dựa trênmức độ hoàn thành.Điểm chuẩn của BIM Maturity là các cột mốc cải tiễn hiệu suất(hoặc cấp độ) mà một tổ chức hướng tới [12]

Theo Beliz và Ugur (2016) báo cáo chiến lược BIM (BIS 2011) đã giải thích chi tiết

Mức độ trưởng thành của BIM như sau [12], [19], [48]:

- Cap độ 0: Thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD), trong 2D, bằng giấy hoặc giấyđiện tử trao đối dữ liệu không được quản lý

- _ Cấp độ 1: Mô hình dựa trên đối tượng hoặc CAD được quản lý ở định dạng2D hoặc 3D.Dữ liệu thương mai sẽ được quan lý băng tài chính độc lập và

gói quản ly chi phí không tích hợp.

- Cap độ 2: Cộng tác dựa trên mô hình hoặc quan lý môi trường 3D được tổ

chức trong các qui định theo công cụ BIM riêng biệt với các dữ liệu đính

kèm Cấp độ này BIM có thể sử dụng giải trình tự xây dựng 4D hoặc thông

tin chi phí 5D.

- Cấp độ 3: Tích hợp dựa trên mạng lưới hoặc tích hop day đủ và quá trình

hợp tác được kích hoạt bởi các dịch vụ web Mức BIM này sẽ sử dụng trình

tự xây dung 4D, thông tin chi phí 5D và thông tin quản lý vòng đời 6D.

2.1.4 Mức độ chỉ tiết của đối tượng đồ họa

Là một tham chiếu cho phép các thành viên trong lĩnh vực xây dựng làm đặc diễm

phân biệt và nêu rõ nội dung, độ tin cậy của Mô hình Thông tin Xây dựng (BIM) ở

các giai đoạn khác nhau trong quá trình thiết kế và xây dựng.Mức độ chỉ tiết của đốitượng đồ họa cơ bản được t6 chức AIA phát triển trong Mẫu Giao thức Lập mô hình

Thông tin Xây dựng AIA G202-2013[48]:

Trang 17

LOD 100 Mô hình khái niệm: Không có thông tin hình học trong các phan tử

mô hình, chỉ các biểu tượng có thông tin gan đúng được đính kèm

LOD 200 Phát triển thiết kế: Các thành phan thé hiện chủng loại cho các yếu

tố và thiết bị sử dụng Chúng có thể là các đối tượng dễ nhận biết hoặc vị tríphân bồ thé hiện sự phối hợp giữa các khuôn khổ

LOD 300 Tài liệu: Mức này phải phù hợp với mục đích thiết kế dé hỗ trợ cácquá trình như tính toán chỉ phí và đặt giá thầu.Các mô hình này sẽ được sửdụng để tạo ra các bản vẽ xây dựng và bản vẽ thi công Ta có thể lẫy số đo và

bản vẽ và vi trí chính xác từ các mô hình.

LOD 400 Thi công: Cấp độ này hỗ trợ chỉ tiết, chế tạo và lắp đặt / lắpráp.Nhà thầu sẽ có thé tách các yêu cầu xây dựng và giao cho các nhà thâu

phụ.

LOD 500 Quản lý cơ sở: Mức này sẽ có hình dạng và thông tin phù hợp để

hỗ trợ hoạt động và bảo trì Hình học và dữ liệu phải được xây dựng và xác

minh rõ ràng.

Các chiều mô hình của BIM

Dé cap dén cách thức cụ thê, trong đó các loại dữ liệu xác định được liên ket với

một mô hình thông tin.Băng cách thêm các dữ liệu kích thước, ta có thé bắt dau

hiệu rõ hơn về dự án xây dựng sẽ được phân phôi, chi phí sẽ và cách duy trì nó như thé nào.

Theo tổ chức NBS các chiều mô hình của BIM được xác định thêm 3D mô hìnhthông tin được chia sẻ, 4D thêm cấu trúc xây dựng, 5D thêm chi phí và 6D thêm

thông tin vòng đời dự án [58]:

3D là mô hình BIM quen thuộc nhất là kết quả quá trình tạo thông tin đồ họa

và phi đồ họa và chia sẻ thông tin này trong một môi trường dữ liệuchung.Khi vòng đời của dự án tiến triển, thông tin này sẽ ngày càng chi tiếthơn cho đến thời điểm mà dữ liệu dự án khi hoàn thành được bàn giao cho

khách hàng.

Trang 18

- _ 4D bồ sung thêm một chiều thông tin cho mô hình thông tin dự án dưới dạng

dữ liệu tiễn độ Dữ liệu này được thêm vào các thành phần mô hình, chúng

sẽ được xây dựng chi tiết như là tiến trình thực hiện dự án Các thông tin này

có thé được sử dụng để xác định các thông tin kế hoạch và hình ảnh chínhxác thé hiện tuân tự phát triển dự án

5D có giá trị cốt lõi như sau từ bản vẽ các thành phần của mô hình thông tin

ta có thé trích xuất dữ liệu chi phí chính xác Các tính toán chi phí và quản lý

có thé được thực hiện trên cơ sở dữ liệu và thông tin liên quan được liên kếtvới các thành phan cu thé trong mô hình đồ họa

6D tập trung vào chi phí toàn bộ vòng đời của dự án, cung cấp dữ liệu thôngtin liên quan đến việc hỗ trợ quản lý và vận hành cơ sở để mang lại kết quảkinh doanh tốt hơn Dữ liệu này có thé bao gém thông tin về nhà sản xuấtlinh kiện, ngày cài đặt, bảo trì cần thiết va chi tiết về cách thức cầu hình vàvận hành vật phẩm để có hiệu suất tối ưu hiệu suất năng lượng, cùng với dữliệu tuổi thọ và ngừng hoạt động

2.2 Những lợi ích và khó khăn khi áp dụng BIM

2.2.1 Những lợi ích cua việc áp dụng BIM

Một mô hình thông tin tòa nhà có thể được sử dụng cho các mục đích cung cấp hìnhảnh, bản vẽ, xem xét thâm tra tiêu chuẩn, dự toán chi phí, điều phối quá trình thi

công, phát hiện xung đột, nhiễu và va chạm,phân tích các ảnh hưởng và quản ly cơ

sở vật chất [47]

Từ các khả năng sử dụng của mô hình hóa thông tin công trình, BIM có thể mang

lại các lợi ích như sau:

Lợi ích chính của mô hình hóa thông tin tòa nhà là mô hình thông tin công

trình thể hiện chính xác các thông tin của nó về các phần của một tòa nhà

trong một môi trường dữ liệu tích hợp.

Quy trình nhanh hơn và hiệu quả hơn: Thông tin là dễ dàng chia sẻ hơn và có

thê được thêm giá trị và tái sử dụng

Trang 19

Thiết kế tốt hơn: Đề xuất xây dựng có thể phân tích, mô phỏng được thựchiện nhanh chóng, nghiêm ngặt và hiệu suất được chuẩn hóa, cho phép cảitiền và dé xuất giải pháp cải tiến.

Kiểm soát toàn bộ chỉ phí cuộc sống và dữ liệu môi trường: Hiệu suất môitrường dễ dự đoán hơn, và chỉ phí vòng đời được hiểu rõ hơn

Chất lượng sản xuất tốt hơn: Nguồn dau ra tài liệu là chính xác, linh hoạt và

khai thác tự động hóa.

Lắp ráp tự động: Dữ liệu sản phẩm kỹ thuật số có thể khai thác trong các quytrình bảo dưỡng và được sử dụng cho sản xuất và lắp ráp các hệ thông kếtcau

Dich vu khach hang tốt hơn: Đề xuất được thực hiện tốt hon thông qua hình

ảnh chính xác.

Dữ liệu vòng đời: Yêu câu, thiết kế, xây dựng, và thông tin hoạt động có thể

được sử dụng trong các cơ sở sự quản lý.

Tuy các đói tượng khác nhau chủ đầu tư, tư van va nhà thầu, BIM có thé mang lại

lợi ích khác nhau như sau [1]:

Chú đầu tư:

BIM cung cấp cái nhìn trực quan giúp chủ đầu tư trong việc lựa chọn phương

án đầu tư, phương án thiết kế phù hợp với ngân sách và kế hoạch thực hiện.Chủ đầu tư có thể xem xét và ra các quyết định chính xác và nhanh chóng

hơn dựa trên các thông tin được tích hợp trong mô hình.

Giảm thiểu thời gian giải quyết xử lý các xung đột sự cố, giúp tiết kiệm thời

gian cũng như chi phí dự án.

Cơ sở dữ liệu BIM giúp công tác quản lý, điều hành việc phối hợp thực hiện

của các bên liên quan trong suôt vòng đời dự án.

Tư vấn thiết kế:

Với việc công trình được dựng mô phỏng với mô hình trực quan giúp lựa

chọn, đánh giá lựa chọn giải pháp, phương án thiết kế tốt hơn

Trang 20

- _ Góp phan tăng năng suất, chất lượng thiết kế cũng như giảm thiểu các rủi ro,sai sót nhờ sự phối hợp đồng bộ các bên thiết kế từ kiến trúc, kết cầu đến cơđiện, tiết kiệm thời gian và nhân lực.

- - Với các thông tin tích hợp, BIM giúp việc xác định lập dự toán chi phí, đo

bóc khối lượng, phân tích các tác động và tính khả thi của phương án thiết kế

được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn.

Nhà thầu:

- M6 hình thông tin công trình là co sở để nhà thầu tiễn hành thi công từ việc

bồ trí mặt bang và nhân lực, lên phương án, tiễn độ thi công Giúp tối ưu hóacác nguôn lực từ vốn, nhân lực và tài nguyên của nhà thầu, tăng năng suấtxây dựng, tiết kiệm chi phí và rút ngăn thời gian thi công

- _ Giúp nhà thâu hạn chế các sai sót, tìm ra phương án tốt nhất cho quá trìnhtriển khai thiết kế và thực hiện quá trình thi công

- — Ngoài ra, nhà thầu có thé phát hiện và lường trước các khó khăn và rủi ro,đặc biệt với các dự án có qui mồ lớn và yêu cầu kỹ thuật phức tạp, từ đó cóphương án phù hợp giảm thiểu các rủi ro

2.2.2 Những khó khan cua việc áp dụng BIM

Theo những khó khăn xuất phát từ các rủi ro và thách thức đặt ra khi áp dụng BIM

như sau [17], [47]:

Rui ro BIM có thé được chia thành hai loại chính: pháp lý và kỹ thuật

- Pau tiên là sự thiếu xác định chủ quyên của dữ liệu BIM nhăm bảo vệ nóthông qua luật bản quyên và các pháp luật liên quan khác.Khi các thành viêntrong nhóm dự án như chủ sở hữu, kiến trúc sư và kỹ sư đóng góp dữ liệuđược tích hợp vào mô hình thông tin xây dựng, van dé về bản quyên sẽ phát

sinh.

- Mot van dé hợp đồng khác can giải quyết là ai sẽ kiểm soát việc cập nhật dữliệu vào mô hình và chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự không chính xác Điều

Trang 21

này phát sinh rất nhiều rủi ro, yêu cầu thời gian nhập và xem xét dữ liệu BIMnhiều hơn, có thé phát sinh một chi phí mới trong thiết kế và quản lýdự án.Nếu bất đồng xảy ra, bên chịu trách nhiệm chính không chỉ chịu trách nhiệmtrước yêu câu của pháp luật mà còn có thể gặp khó khăn trong việc chứngminh lỗi với những người khác như các kỹ sư.Khi các thông tin về chi phí vàtiến độ được thêm vào mô hình, vẫn đề tích hợp giao diện chính giữa rấtnhiều chương trình phần mềm khác nhau sẽ phát sinh.

Nếu các bên tham gia sử dụng chung các phần mém, quá trình tích hợp cóthé diễn ra trôi chảy hơn Tuy nhiên, nhiều trường hop, các công cụ thiết kế

và quản lý như chi phí, tiến độ phát triển độc lập dẫn đến việc kết nối chính

xác dữ liệu gặp khó khăn và không chính xác.

Thách thức đặt ra

Các lợi ích mà BIM mang lại được kiêm chứng và thừa nhận với các công cụ hỗ trợ

về mặt kĩ thuật đa dang, nhưng việc áp dụng BIM vẫn còn phát triển chậm bởi các

ly do về kĩ thuật và quản lý như sau [47]:

Về mặt kĩ thuật theo Bernstein va Pittman, 2005:

Sự cần thiết của mô hình xác định rõ quá trình chuyển giao thông tin xâydựng để loại bỏ các vấn đề về khả năng tương tác dữ liệu

Yêu cầu các dữ liệu thiết kế kỹ thuật số có thể dùng thực hiện tính toán dễ

Các vẫn đề quản lý xung quanh việc thực hiện và sử dụng BIM là do không

có đồng thuận rõ ràng về định nghĩa cũng như cách thực hiện hoặc sử dụngBIM Cần phải chuẩn hóa quy trình thực hiện BIM với các các hướng dẫn cụthé

Trang 22

- _ Ngoài ra, ngành công nghiệp sẽ phải phát triển các quy trình và chính sáchđược chấp nhận thúc đây BIM sử dụng và chi phối ngày hôm nay các vẫn đề

về quyên sở hữu và rủi ro quản lý

- Một van dé gây tranh cãi khác đó là các bên liên quan chủ sở hữu, tư vanthiết kế và nhà thầu ai là người chịu trách nhiệm chính cho quá trình pháttriển và vận hành mô hình thông tin xây dựng , và việc phát triển các chi phíđiều hành sẽ được phân chia thế nào

- _ Để tối ưu hóa hiệu suất BIM, yêu cầu các bên tham gia hoặc các nhà cungcấp các phần mềm tim cách giảm bớt yêu cầu như thời gian tìm hiểu, học tậpcho các nhân lực sử dụng BIM Nhà cung cap phần mém có một trở ngại lớnhơn trong việc cung cấp một sản phẩm phần mềm chất lượng va đáng tincậy, đáp ứng mong đợi được đặt ra giúp khách hàng có thể sử dụng và quản

lý hiệu quả.

- _ Trong tương lai, mô hình BIM có thé cho phép các quản lý trang thiết bị cóthé tham gia vào hình ảnh trong giai đoạn từ lức mới bắt dau, trong đó họ cóthé tác động đến quá trình thiết kế và thi công Ban chat trực quan của BIMcho phép tất cả các bên liên quan déu có thể nhận các thông tin quan trọng,bao gồm cả người thuê, nhà cung cấp và nhân viên bảo trì từ trước khi tòanhà hoàn thành.Việc xác định được đúng thời gian, giai đoạn nào để các bênliên quan này có thể bắt đầu tham gia hiệu quả chắc chăn sẽ là một tháchthức cho chủ đầu tư

2.3 Tình hình ứng dụng BIM

2.3.1 Tình hình ứng dụng BIM trên thé giới

Bởi các lợi ích mà BIM mang lại, nó được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thếgiới Các tô chức, doanh nghiệp tư nhân cho đến chính phủ ở một số nước nhận thứcđược sự cân thiết, tam quan trọng của việc ứng dụng BIM trong quan lý xây dựng,

đã nhanh chóng thành lập các tô chức phát triển BIM [1], [28]

Ở Mỹ, Hội đồng dự án BIM (United States Project Committee) thành lập năm 2008nhằm thúc day sự phát triển BIM, sau đó tiêu chuẩn quốc gia về BIM (National

Trang 23

BIM Standard) được xây dựng, là tiền đề giúp các doanh nghiệp Mỹ áp dụng BIM ởmức độ rộng rãi Trong năm 2011, chính phủ Anh thành lập Hội thúc day và áp

dụng BIM (Client BIM Mobilization and Implemenftation).Năm 2012, Anh đã công

bố tiêu chuẩn quốc gia về BIM.Nhiéu nước trên thé giới như Úc, Nhật va Singaporecũng thúc day ứng dụng BIM dé phát triển nên xây dựng nước nhà.[ I]

Kết quả việc áp dụng ở Bắc Mỹ đã tăng vọt từ 28% lên 71% trong giai đoạn 2007

và 2012,trong đó nhà thầu áp dụng BIM là 74% nhiều hơn kiến trúc sư chỉ với70%:Trong khi ở Anh và các khu vực khác đã sẵn sàng cho những phát triển mở

áp dụng BIM [16].

Năm 2014, [28] báo cáo từ McGraw-Hill, trên thế giới các nhà thầu dang tập trungđầu tư nhiều nhất vào các quy trình hợp tác nội bộ, đào tạo BIM và phan mémBIM.Gần hai phan ba (61%) nhà thầu ở cấp độ cao nhất của BIM đang tập trungđầu tư vào nâng cấp thiết bị như máy tính bản, thiết bị di động mới, điều này sẽ

mang lại giá trị cao hơn của BIM.Trong khi đó, chỉ khoảng một nửa (38%) các nhà

thầu khác được khảo sát đang đặt ưu tiên cao cho hạng mục đầu tư này

Bên cạnh đó, báo cáo cho thấy, thời gian các công ty xây dựng gan bó với BIMcàng nhiều thì khả năng lợi ích đạt được của họ sẽ càng tăng với các khoản lợinhuận rất cao từ các khoản đầu tư của họ vào BIM McGraw Hill Construction đãphát triển một chỉ số đo lường mức độ tham gia của mọi nhà thầu tham gia vào

nghiên cứu này, dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng và ty lệ phần tram của các dự án với

Trang 24

kết quả dựa trên mức độ áp dụng của BIM càng tăng thì lợi ích kinh doanh sẽ càng

tăng như sau:

- - Một nửa số nhà thầu ở cấp độ BIM cao nhất đang có báo cáo hoàn vốn đầu

tư rất tích cực vượt hơn 25% với khoản đầu tư vào BIM của họ, so với cáccác công ty ở cấp độ thấp chỉ 11%, hay hơn một phan ba trong số đó vẫn ởmức âm hoặc hòa vốn

- BIM giúp chi phí cho việc làm lại giảm đáng kế 40% đối với các dự án củacác nhà thầu có cấp độ áp dụng BIM cao nhất, so với chỉ 28% ở cấp độ thấp.Bên cạnh đó, trước lợi ích mà BIM mang lại, các chu đầu tư cũng bắt đầu tham giavào quá trình áp dụng BIM.Một báo cáo của McGraw 2014 về tình hình ứng dụngBIM, trong đó sự tham gia của chủ đầu tư ở Mỹ và Anh có sự gia tăng vượt bậc vớinhững chuyền biến tích cực trong những năm gân đây [33]

- C6 11% chủ đầu tư 6 Hoa Kỳ được khảo sát trong nghiên cứu này báo cáorằng họ ở mức độ tham gia áp dụng BIM rất cao (hơn 75% dự án của họ cóliên quan đến BIM)

- _ Việc sử dụng BIM ở Anh đang được thúc đây nhanh chóng bởi qui định củachính phủ yêu cầu sử dụng BIM bắt đầu vào năm 2016 Hầu hết (98%) chủđầu tư ở Anh ít nhất hiện đang tham gia áp dụng BIM (trong đó 25% hoặcnhiều dự án của họ liên quan đến BIM)

Cùng với các biện pháp thúc day từ cơ quan nhà nước, các tô chức tư nhân, cácdoanh nghiệp phát triển công nghệ cũng đã nghiên cứu ứng dụng BIM và đưa ra rấtnhiều công cụ hướng dẫn áp dụng BIM, cụ thể ở các cấp độ trưởng thành, năng lựcBIM theo từng giai đoạn trong vòng đời dự án Điều này góp phan rất lớn trong việcđưa BIM phát triển rộng rãi và trở thành xu thế chung trong tương lai với các lợi ích

mang lại rat ro ràng.

2.3.2 Tinh hình ứng dụng BIM tai Việt Nam

Ở Việt Nam, ứng dụng BIM trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xâydựng còn gặp khó khăn bởi rất nhiều rào cản.Nhưng trước những lợi ích mà BIM

Trang 25

mang lại nhiều tổ chức đã và đang phát triển ứng dụng BIM với việc dau tư cácphan mềm hỗ trợ phục vụ BIM cũng như xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độchuyên môn về BIM [1].

Hiện nay, các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng BIM chủ yếu do 2 nguyên nhân chính

là do nhận thức nội tại về lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và do yêu cầu bắt buộccủa dự án.Tuy nhiên, đặc biệt là nguyên nhân thứ 2 thường không có tác động nhiều

vì ở Việt Nam, chủ đầu tư thực sự chưa quan tâm đến định hướng ứng dụng BIM.Các đơn vị tư vẫn là tiên phong trong việc áp dụng BIM từ rất sớm ở Việt Nam,nhưng mức độ phát triển chủ yếu dừng lại ở giai đoạn sử dụng mô hình 3D phốicảnh cho dự án.Một số doanh nghiệp đã áp dụng BIM thành công trong nhiều giaiđoạn với các mức độ khác nhau.Tuy nhiên, các doanh nghiệp phần lớn chưa thamgia vào qui trình ứng dụng BIM một cách đồng bộ tích hợp nhiều bộ môn và cácbên liên quan, các ứng dụng mang tính độc lập, chưa phát huy được hết tiềm năng

mà BIM mang lại.

Đề góp phan thúc đây sự phát triển BIM, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản phápluật như Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đề cập đến một số nội dung liên quanđến BIM, hay quản lý hệ thống thông tin công trình trong Nghị định số32/2015/NĐ-CP, Thông tư 06/2016/TT.Tai Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày26/01/2015 về dé án tái co cau ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăngtrưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn

2014 — 2020 đã xác định việc ứng dung mô hình thông tin công trình (BIM) là một

trong các giải pháp đây mạnh ứng dụng công nghệ [53]

Tại Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phêduyệt Đề án Áp dụng Hệ thống thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xâydựng và quản lý vận hành công trình, đưa ra những giải pháp về cơ chế, chính sách,tiêu chuẩn, về đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp về tài chính, về thông tin, tuyêntruyền dé phát triển BIM Ngày 21/3/2017, nhà nước đưa ra quyết định số 203/QD-BXD về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án áp dụng Mô hình thông tin

công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.

Trang 26

Ngày 11/10/2017, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1056/QD-BXD về việccông bố chương trình khung dao tạo, bồi dưỡng áp dụng Mô hình thông tin côngtrình (BIM) trong giai đoạn thí điểm và Quyết định số 1057/QD-BXD về việc công

bố hướng dẫn tạm thời áp dụng mô hình thông tin công trình trong giai đoạn thíđiểm Các quyết định này hướng dẫn các co quan, tổ chức có liên quan sử dụngtrong quá trình thực hiện tô chức dao tạo, béi dưỡng các nội dung theo chuyên đề vềBIM.

2.4 Công cu ly thuyết trong nghiên cứu

2.4.1 Mô hình đánh gia tổ chức

Các mô hình đánh giá tô chức sẽ là tiền đề để phát triển hệ thống đánh giá khả năng

áp dụng BIM cho doanh nghiệp.Các mô hình này hướng dẫn việc chuẩn bị nhiềukiến thức nền về các mô hình dùng để đánh giá t6 chức cũng như công cụ đánh giá

vê BIM đê hồ trợ các nghiên cứu.

Malcoml Baldrige National Quality Program

Giải thưởng Chat lượng Malcolm Baldrige là một giải thưởng cho kết quả hoạtđộng được tiễn hành bởi các tô chức đánh giá dựa trên 7 hạng mục (sử dụng thangđiểm 1000) gom lanh dao, lap kế hoạch chiến lược, tập trung vào khách hàng / thịtrường, thông tin & phân tích, tập trung nguồn nhân lực, quản lý quy trình và kết

quả kinh doanh (NIST, 2008) [56].

1) Vai trò của lãnh đạo (125 điểm);

2) Hoạch định chiến lược (85 điểm);

3) Định hướng vào khách hàng (85 điểm);

4) Do lường, phân tích và quản lý tri thức (85 điểm);

5) Định hướng vào nguồn nhân lực (85 điểm):

6) Quản lý quá trình hoạt động (85 điểm);

7) Kết quả hoạt động (450 điểm)

Trang 27

Tổng: 1000 điểm

Sứ mệnh của Giải thưởng Chất lượng Malcolm Baldrige là cải thiện khả năng cạnhtranh và năng suất hoạt động của các tô chức Hoa Kỳ thông qua đánh giá và phát

trién tô chức vì lợi ích cua tat cả cư dan Hoa Kỳ.

Chương trình về các hoạt động xuất sắc của Baldrige là liên kết các thay đổi tậptrung đến khách hàng, giúp phát triển và phô biến các tiêu chí đánh giá, quản lýGiải thưởng Chất lượng Quốc gia Malcolm Baldrige, thúc đây hoạt động xuất sắc

và cung cấp sự lãnh đạo toàn cầu trong học tập và chia sẻ các chiến lược thànhcông, hoạt động thực hành, nguyên tắc và phương pháp luận

Mô hình Thẻ Điểm Cân Băng (Balanced Scorecard)

Phát triển 1992 bởi Tiến sĩ Robert Kaplan của Đại học Harvard và Tiến sĩ DavidNorton, thẻ điểm cân bằng là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lượcnhằm phát triển hoạt dộng kinh doanh theo tam nhìn và chiến lược của tô chức,nâng cao hiệu quả truyền thông, hiệu quả hoạt dộng của doanh nghiệp so với mụctiêu dé ra [12], [46]

Thẻ điểm cân bằng có mục tiêu tập trung vào:

- Truyén đạt thông tin đang cố gắng hoàn thành

- _ Điều chỉnh công việc hàng ngày mà mọi người dang làm với chiến lược

- Cac dự án, sản phẩm và dịch vụ ưu tiên

- Do lường và theo dõi tiễn độ hướng tới mục tiêu chiến lược

(Theo tổ chức Balanced Scorecard BSC)

Thẻ điểm cân bang đánh giá công ty dựa trên 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng,quá trình hoạt động nội bộ, học tập và phát triển

Trang 28

Mô hình đảm bảo chất lượng Châu Âu (EFQM)

Mô hình đảm bảo chất lượng Châu Âu là một khuôn khổ không quy tắc dựa trênchín tiêu chí như bên dưới Trong đó năm quy tắc là 'Khả năng' và bốn còn lại là'Kết qua'.Trong tiêu chí 'Khả năng' bao gồm những gì một tổ chức có thé làm.Tiêuchí 'Kết quả' bao gồm những gì một tô chức cần đạt được 'Kết quả' là được gây rabởi 'Khả năng' và phan hồi từ 'Kết quả' này sẽ giúp cải thiện 'Khả năng'.Trọng sốtương đương 50% giữa “Người tham gia” và “Kết quả” [45]

Tắt cả chín tiêu chí có trọng số khác nhau như sau:

- - Lãnh đạo - 10%

- - Nhân lực - 9%

- - Chính sách & Chiến lược - 8%

- _ Đối tác & Tài nguyên - 9%

- Quy trình - 14%

- Két quả nhân lực - 9%

- _ Kết quả khách hàng - 20%

- _ Kết quả xã hội - 6%

- _ Kết quả hiệu suất chính - 15%

Bang cách dé xuất một khuôn khô và cơ chế cham điểm chung cho từng phan tử xácđịnh cho tô chức, sau khi hoàn thành việc tự đánh giá băng mô hình, một tô chức cóthé thay ngay kết quả hiệu suất tong thể, đo lường kết quả và xác định điểm mạnh

và các cơ hội đề cải tiên.

2.4.2 Mô hình các công cụ được nghiên cứu thực tế

Trên thé giới đã có rất nhiều nghiên cứu phát triển bộ công cụ đánh giá các năng lựccũng như các cấp độ trưởng thành BIM, tiêu biéu là 7 công cụ sau:

Capability Maturity Model (CMM) và Interactive Capacity Maturity Model CMM)

(I-Capability Maturity Model (CMM) theo the national BIM standard (NBIMS) được

dé xuất bởi Viện khoa học xây dựng Quốc gia Hoa Ky năm 2007 xác định mức

Trang 29

BIM tối thiểu cho tổ chức thiểu thông qua 11 lĩnh vực theo trục x và 10 cấp độ giaiđoạn phát triển theo trục y Xếp hạng cho mức độ trưởng thành là trên thang điểmI—10.Điểm tổng được tính bang tổng điểm của tất cả các lĩnh vực chia thành nămcấp độ Trưởng thành của BIM [49], [54].

CMM là một công cụ xác định mức độ sự trưởng thành của một đói tượng BIM

riêng lẻ được đo lường dựa trên một tập hợp các tiêu chí được xác định trước,

nhưng không đo lường được sự trưởng thành BIM của một tổ chức theo Ali và

Daniel, 2013 [40].

Sau đó, phát triển hơn NBIMS xây dựng bố sung mô hình tương tác năng lựctrưởng thành BIM I-CMM dựa trên mô hình CMM.M6 hình này tập trung chủ yếuvào quản lý thông tin BIM dựa trên các đánh giá khác mà có liên quan đến kiến

trúc, kỹ thuật, xây dựng.

Các lĩnh vực tập trung như sau:

- D6 phong phú dữ liệu (Data Richness)

- Cac quan diém trén vong doi (Life-cycle Views)

- Vai trò hoặc Nguyên tac (Roles Or Disciplines)

- Quan ly thay di (Change Management)

- Qua trình kinh doanh (Business process)

- Phuong thức giao (Delivery Method)

- Tinh kip thời / Dap ứng (Timeliness/ Response)

- ‘Thong tin hình học (Graphical Information)

- Kha năng không gian (Spatial Capability)

- Thong tin chính xác (Information Accuracy)

- Khả năng tích hợp /Hỗ tro IFC (Interoperability/ IFC Support)

Tuy nhiên, hiện tại cả hai mô hình đánh giá BIM (CMM và I-CMM) cũng gặp một

số giới hạn về khả năng sử dụng như sau [10]:

- Theo NBIMS CMM sử dụng 10 mức trưởng thành với sự khác biệt nhỏ giữa chúng.

Trang 30

- Các lĩnh vực sử dụng thì không dễ hiểu và có thé trùng lặp rất nhiều Điềunày có thé đúng ngay cả với những ghi chú giải thích sẵn có trong công cụ I-

CMM.

- D6 biến thiên của "điểm số tối thiểu cho BIM tối thiểu" sẽ gây ra sự khôngnhất quán về điểm số.Ngược lại, điều này gặp van đề ở sự xác định này lạituân theo sự trưởng thành thay đổi theo thời gian và yêu cầu của chủ đầu tư

- Su thay đối của các điểm số trong các lĩnh vực sử dụng được khuyến khíchtrong tiêu chuẩn NBIMS có thé làm giảm tính hữu dụng của công cụ I-

CMM.

- C4u trúc hiện tại của công cụ I-CMM cho phép các doanh nghiệp đạt điểm

SỐ cao ngay cả khi họ đạt điểm rất thấp trong một số lĩnh vực quan tâm

- Cac lĩnh vực chỉ hữu ích trong việc đánh giá mô hình chứ không phải các

nhóm, tô chức hoặc các nhóm dự án tạo ra chúng

- Cac phiền bản CMM của NBIM chỉ có thé được áp dụng đánh giá nội bộ

thông qua tự đánh giá hoặc chỉnh sửa.

- Quan trọng nhất, các phiên ban CMM không có các biểu mẫu hiện tại théhiện các giá trị BIM bao gồm các thông tin quản lý, sẽ làm hạn chế các khả

năng áp dụng và tính hữu dụng của nó.

Mô hình IU BIM Proficiency Matrix

IU BIM Proficiency Index được xây dựng và phát triển bởi Đại hoc Indiana 2009dựa trên Bang tính Excel, bao gồm 8 lĩnh vực, 32 yếu tô và 5 mức độ trưởng thànhcủa BIM.Ma trận này tập trung vào độ chính xác và phong phú của mô hình số và íttập trung vào quá trình tạo ra mô hình kỹ thuật số đó [61]

Các lĩnh vực như sau:

- _ Độ chính xác vật lý cua mồ hình (Physical Accuracy of Model)

- Phuong thức giao dự án tích hợp (Intergrated Project Delivery_IPD)

- Kha năng tính toán (Calculation Mentality)

- Khanang nhận thức vé vi tri „không gian(Location Awareness)

- Khoi tạo nội dung thông tin(Content Creation)

Trang 31

- Dt liệu xây dựng (Construction Data)

- M6 hình xây dựng (As-Built Modeling)

- Do phong phú dữ liệu FM(FM Data Richness)

M6 hinh BIM Maturity Matrix

BIM Maturity Matrix được xây dựng bởi Succar năm 2009, là hệ thống đo lườngmức độ trưởng thành và khả năng của BIM trên thị trường, qui tắc và qui mô tổchức yêu cầu tổng quát, nhất quán nhưng linh hoạt trong hệ thống tính điểm.Còngọi là Điểm khám phá trưởng thành, được sử dụng không chính thức, tự quản lýđánh giá ở bat kỳ quy mô tổ chức nào

Hệ thong tính điểm theo một mô hình số học đơn giản: mười hai điểm riéng lẻ liênquan đến mười khu vực năng lực, kha năng trong một giai đoạn và một quy mô tổchức Mức độ trưởng thành được ân định một số lượng đáo hạn điểm: 5 cấp a,b,c,

d, e với tổng số điểm là 600, 12 điểm mỗi điểm có điểm trung bình là 50.Điểmkhám phá trưởng thành là điểm trung bình của tổng số điểm được chia nhỏ bởi

mười hai [10].

Các khu vực năng lực nằm trong các hạng mục xác định như sau:

- Hang mục công nghệ: Phần mém - Phan cứng - Hệ thống liên lạc

- Hang mục Quy trình: Lãnh đạo - Nguồn nhân lực - Cơ sở hạ tầng - Dịchvụ/sản pham

- Hang mục Chính sách: Hop đồng — Qui định- Chuẩn bị

- Kha năng trong các giai đoạn cua dự án

- Kha năng dựa trên qui mô tô chức.

Tuy nhiên, BIM Maturity Matrix có số lượng các điểm xác định được xây dựngmang tính chủ quan, việc thiếu thông tin ở mức độ chi tiết cao, chi mức độ chitiết gôm 12 lĩnh vực với 36 don vị đo lường [40]

Trang 32

BIM QuickScan

BIM QuickScan dùng xác định điểm chuẩn khả năng BIM được tạo ra tại

Netherlands theo Sebastian và Berlo 2010 Mục tiêu của QuickScan BIM là cung

cấp thông tin chi tiết về các điểm mạnh của công ty về các khía cạnh BIM.Cau trúccông cụ này bao gồm một bảng câu hỏi trực tuyến với gần 50 câu hỏi trong 4 hạngmục.Công cụ có thé duoc tối ưu hóa thông qua phản hồi liên tục [S] [15]

Các hạng mục như sau:

- Tổ chức va quản lý

- Tam lý va văn hóa

- _ Câu trúc thông tin và Lưu lượng thông tin

- Cac công cụ và ứng dụng

Các câu hỏi trực tuyến sẽ bao gồm 10 khía cạnh:

Mục tiêu Tổ chức Tài nguyên Đối tác Tình trạng Văn hóa Giáo dục

-Luông thông tin - Các tiêu chuân mở - Các công cụ.

BIM Quick Scan có hai phiên bản gồm bản tự động quét trực tuyến miễn phí và bảnchứng nhận có thu phí được thực hiện bởi các chuyên gia tư van.Day là Hệ thốngđiểm chuẩn trưởng thành BIM thực tế đầu tiên được thiết lập Hệ thống này là mộttập hợp của hàng trăm mẫu dữ liệu dựa trên hệ thong diéu kién BIM thi trường ở Hà

Lan, mở rộng ở châu Au và có thê được tôi ưu hóa thông qua phản hồi liên tục.

VDC Scorecard

VDC Scorecard duge Dai hoc Stanford phat triển vào năm 2012 tiễn hành phươngpháp luận, thích ứng định lượng, tổng thé và đánh giá thực tế theo Kam, 2013.Thẻđiểm VDC bao gồm 4 hạng mục chính, 10 yếu tố với 56 đơn vị là một công cụ đođiểm chuẩn, nơi các câu trả lời của từng biện pháp sẽ là được đánh giá dựa trên địnhmức của ngành và được chuyển đổi thành xếp hang phan trăm dé cho biết sự trưởng

thành mức BIM so với người dùng khác [62].

Trong đó, các tông các hạng mục là 100% và tông các yêu tô sẽ băng các hạng mục.

Trang 33

Các hạng mục chính gôm các yêu tô như sau

Kế hoạch (Planning) 20%: Mục tiêu (40%) - Tiêu chuẩn (30%) - Chuẩn bị

(30%)

- Qua trình đồng bộ (Adoption) 20%: Tổ chức (50%) - quy trình (50%)

- - Công nghệ (Technology) 25%: Ứng dụng (40%) - Phạm vi đạt (20%) - Tích

hợp (40%)

- Nang suất (Performance) 35%: Số lượng (40%) - Chất lượng (40%)

Tuy nhiên, các câu hỏi đo lường của VDC định hướng tập trung vào đo lường năng

lực trưởng thành BIM của dự án là chính, không bao quát đánh giá về tổ chức [40]

Organizational BIM Assessment Profile

Hồ sơ đánh giá BIM của tô chức là một ma trận do đại học The Pennsylvania Statexây dựng năm 2012 nhăm mục đích đánh giá cấp độ trưởng thành của tổ chức dựatrên các 6 yếu tô kế hoạch chính va 20 yếu tô thành phan [51]

Bước đâu tiên là xác định mức độ trưởng thành hiện tại của từng yêu tô kê hoạch.Điều này được thực hiện băng cách cham điêm cap độ trưởng thành dựa trên hướng dân được đưa ra trong ma tran.H6 sơ cung cap mô tả cơ bản cho môi cap độ

trưởng thành được xác định trong các yếu tô kế hoạch

Cấp độ trưởng thành bắt đầu băng không (0), đại diện cho sự không tồn tại hoặckhông sử dụng yếu tố này trong tô chức, cho đến cấp năm (5) trong đó yếu tổ kế

hoạch được tôi ưu hóa.

Các yếu tô kế hoạch chính như sau

- Chién lugc(Strategy): Sứ mạng - Tầm nhìn - Mục đích - Mục tiêu - Hỗ trợquản lý - Người dẫn đầu BIM - Ban hoạch định BIM

- Su dụng BIM(Uses): Dự án - Vận hành

- Quy trinh(Process): Qui trình dự án - Qui trình hoạt động tô chức

- _ Thông tin(Information): Chi tiết thành phan mô hinh(MEB) - Mức độ chỉ tiết

LOD - Dt liệu cơ sở

Trang 34

- Co sở hạ tang(Infrastructure): Phần mềm - Phan cứng - Không gian vật chất

Nhân lực(Personnel): Vai trò và trách nhiệm Phan cấp tô chức Giáo dục Đào tạo - San sàn thay đôi

-Công cụ này mang tính định lượng đánh giá thấp với phương pháp đánh giá đơn lẻ

và chủ quan, thiếu kiểm tra, nghiên cứu thực nghiệm, thu thập dữ liệu thực tiễn đểxác thực và tôi ưu hóa bộ công cụ [40]

Building Owner BIM Competency Framework (BIM CAT)

Khung khả năng BIM cho chủ dau tư là một công cụ đánh giá BIM, liên quan đếnchủ sở hữu là người trực tiếp sử dụng tòa nhà [34].Công cụ có 3 hạng mục đo lườngchính, 12 phân khu va 66 đơn vi đo lường BIM CAT được su dụng nhiều vì phạm

vi đo lường rộng nó bao gồm hau hết các khía cạnh BIM với tầm nhìn tong quát

vòng đời dự án cho chủ đâu tư Các yêu tô chính như sau:

- Nang lực điều hành (Operational competencies) 47%: Do lường phân phốiBIM (67%) - Yêu cầu dự án dùng BIM (11%) - Công nghệ (10%) - Khanăng nhân vién(8%) - Sử dụng BIM tô chức(4%)

- Năng lực chiến lược (Strategic competencies) 29%: Tài liệu (37%) - Tiêuchuẩn dự án (29%) - Chuẩn bị (22%) - Mục tiêu/mục đích (12%)

- Nang lực quản tri (administrative competencies) 24%: Thu tục dự án (38%)

- Nhân lực (44%) - Chính sách (18%).

Tuy nhiên, một số hạn chế ở bộ công cụ về số lượng câu hỏi khá lớn và không cóhướng dẫn sử dụng và mô tả câu hỏi rõ ràng, còn chồng chéo giữa các câu hỏi trongcác trường khác nhau.Cau trúc phân loại rất phức tạp và khó thực hiện Nhữngvướng mắc vấp phải trong thiếu kiểm tra, nghiên cứu thực nghiệm, thu thập dữ liệuthực tiễn dé xác thực và tối ưu hóa bộ công cu [40]

2.4.3 Công cu xây dựng Thang do

Thang do Rudric

C6 nhiéu dinh nghia về Rubrics như sau [43], [44]:

Trang 35

Theo Sadler 2009a một 'phiéu tự đánh giá' bảng điểm bí mật, được tô chức đánh giábởi các giáo viên, và chỉ tiết lộ sau khi công việc của sinh viên đã báo cáo, trình bàycác tiêu chuẩn dự kiến của các bài tiểu luận trong một khoa hoặc bộ phận.

Rubrics có thé chứa các chi tiết phân loại hợp lý, với số và thậm chí công thức,haybang cách khác chúng có thé không có con số và gợi ý về các mức chat lượng theo

diện rộng.

Theo Heidi Goodrich 2014, phiếu tự đánh giá là một công cụ tính điểm băng cáchliệt kê các tiêu chí cho một phan hoặc đại diện số lượng công việc thực hiện, vàphân rõ các cấp độ chất lượng cho từng tiêu chí, từ tuyệt vời đến yếu kém

Như vậy có thé thay, phiếu tự đánh giá Rubrics là hướng dẫn cho điểm có thé được

sử dụng để đánh giá hiệu suất của sản phẩm hoặc dự án

một kỹ thuật đánh giá thích hợp.

2.4.4 Lược khao các nghiên cứu trước day

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên tong quan các công cu đánh gia san có, thuthập nguôn dữ liệu để xây dựng mô hình và hệ thống các yếu tố cần thiết cho bộ

công cụ đánh giá được sử dụng.

Dưới đây là bản liệt kê các yếu tổ dùng để đánh giá khả năng áp dụng BIM chodoanh nghiệp trong bộ công cụ dựa trên tổng quan 7 bộ công cụ tiêu biểu đã được

xây dựng trong các nghiên cứu trước đó.

Trang 36

Bang 2.1 Bảng lược khảo các bộ công cụ đánh giá BIM

CONG CỤ ĐÁNH GIÁ TIỂU BIEU

TT YEU TO ĐÁNH GIÁ BIM Organisational | O ner BIM

I 1U | BMM QUICK vCD BIM Competenc CMM | BIM SCORE | Assessment P y

SCAN Profile Assesstment

A Qui trinh thuc hién

| Định hướng

Tâm nhìn, mục đích và chiên lược BIM ở cấp tô

l , x x x X X chức

2 | Sứ mạng, mục tiêu phát triển ở cấp điều hành X X X

3 | Hỗ tro quản lý cấp cao (kinh phí, con người) X X X X XThái độ, nhận thức quản lý và lãnh đạo déi với

4 X x

BIM

5 | Các nghiên cứu va phát trién(R&D) x x

6 | Hiệu quả thực tế của BIM đối với tổ chức X

7 | Sự thành lập ban kế hoạch BIM X X

H Cơ sở hạ tầng

1 Quy trình quan lý thay đổi đơn hang, san phẩm x x x

thông qua BIM

Trang 37

2 Quy trình phối hop và chuyển giao giữa các giai

đoạn của dự án xQuy trình phối hợp và thông tin tương tac giữa

3 a TA eA x cac bén lién quan BIM

4 | Các thông tin được thu thập, quá trình phản hồi

và quản lý lưu lượng thông tin x

5 Tài liệu về các lợi ích hoặc tác động thực té trên

Quy trình làm việc thông qua áp dụng BIM

6 | Trang thiết bị phụ trợ sản phẩm BIM

4 Lưu trữ thong tin va dữ liệu thư viện liên quan

đên BIM x

8 | Độ phong phú Dữ liệu và thông tin

9 | Kinh nghiệm dự án sử dụng BIM

II Dịch vụ/Sản phẩm

1 Chất lượng thông tin hoặc độ chính xác của dữ

liệu trong các sản phầm mô hình BIM *

2 Khả năng xây dựng mô hình dựa trên tính toán

và phân tích *

3 | Các tài liệu kĩ thuật, thông tin sản phẩm X

4 | Các định dạng loại hình tài liệu chuyển giao

Trang 38

5 Nhận thức về vị trí hoặc khả năng không gian

mô hình BIM *

B Chinh sach

| Hợp đồng

1 Điều khoản về trách nhiệm cung cấp dịch vụ

sản phâm liên quan đên BIM x

2 | Rủi ro khi các dự án sử dụng BIM X

3 | Hiệu quả chi phí thực hiện X

II Qui dinh

¡ | Các thủ tục, biên ban, qui định liên quan đến x x

BIM cua tô chức

2 | Các hướng dẫn triển khai và cải thiện BIM X XCông cụ, kế hoạch thực hiện BIM (BEP) X X

3 | Các qui chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng BIM X X

4 Thông tin bảo mật và kiểm soát truy cập mô

hình Chi phí-Hiệu qua

5 | Qui trình kiểm soát chất lượng X

Mức độ phù hợp giữa các tiêu chuẩn thực hiện,

6 kos ort cre X

thực té và mục tiêu cua tô chức

Trang 39

IH Nghiên cứu đào tạo BIM

1 | Kế hoạch, tiêu chuẩn nghiên cứu dao tạo X

2 | Chương trình đào tạo X

C Nhân lực

| Đội ngũ

1 | Cơ cấu tô chức X

2 | Vai trò, nhiệm vụ các nhân viên tham gia X X

Sự tôn tại và chức năng người quản ly, dẫn dau

3 x x X

về BIM

4 Nhận thức, thái độ trong sự tham gia các bên x liên quan hướng tới BIM

5 | Sự sẵn sang cho thay đổi giữa các nhân viên X X

6 | Đánh giá nhân viên X

II Trình độ hiểu biết

1 | Kiến thức về BIM của nhân viên X

2 | Kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện X

3 | Khả năng phát triển, tiềm năng X

Trang 40

D Công nghệ

| Phần mềm

Dữ liệu và thong tin phong phú (dữ liệu phong

1 | phú trên cả hai thông tin đồ hoa và phi đồ hoa X X trong vòng đời sử dụng thông tin)

2 | Mô hình dữ liệu dựa trên tính toán và phân tích X

IH Hệ thong mang lién lac

1 Khả năng tương tác phân quyén, mở, không

phân quyên

2 | Kiểm soát truy cập và bảo mật thông tin

3 | Cơ sở mạng BIM (như mạng nội bộ) X

Ngày đăng: 05/10/2024, 17:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w