của trẻ sẽ tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tạo tiền đề thuận lợi cho việc lĩnh hội các kiến thức về tác hại của rác thải nhựa, kĩ năng phân loại rác và tái sử dụng một số loại rác nhựa,
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN HOÀNG KIM NGÂN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ RÁC THẢI NHỰA CHO HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TẠI PHƯỜNG HÒA THỌ ĐÔNG, QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Đà Nẵng - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN HOÀNG KIM NGÂN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ RÁC THẢI NHỰA CHO HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TẠI PHƯỜNG HÒA THỌ ĐÔNG, QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 3150320012
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: TS Phùng Khánh Chuyên
Đà Nẵng - 2024
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
TS Phùng Khánh Chuyên công tác tại khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì quy định nào về đạo đức khoa học
Xác nhận của người hướng dẫn Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Hoàng Kim Ngân
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Sinh – Môi trường, trường đại học
Sư Phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu trong khoảng thời gian
4 năm học vừa qua
Em xin chân thành cảm ơn cô hướng dẫn TS Phùng Khánh Chuyên đã tận tình hướng dẫn, chia sẽ và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị và các bạn cùng lớp đã quan tâm và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, tất cả bạn bè đã chia sẽ và động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài nghiên cứu này
Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc
Trong quá trình thực hiện, mặc dù em đã cố gắng hết sức để hoàn thành khóa luận nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về rác thải nhựa (RTN) 3
1.1.2 Mối quan hệ giữa môi trường và rác thải nhựa 4
1.1.3 Sự tồn tại của rác thải nhựa 4
1.1.4 Đặc điểm, tính chất 5
1.1.5 Phân loại 5
1.2 Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến môi trường và sức khỏe của con người 6
1.3 Thực trạng rác thải nhựa trên thế giới và Việt Nam 8
1.3.1 Trên thế giới 8
1.3.2 Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam 8
1.4 Giải pháp quản lý rác thải nhựa 10
1.4.1 Trên thế giới 10
1.4.2 Tại Việt Nam 12
1.5 Truyền thông môi trường 15
1.5.1 Khái niệm truyền thông 15
1.5.3 Vai trò của truyền thông môi trường 16
1.5.4 Tầm quan trọng của truyền thông trong giáo dục môi trường trong cộng đồng 17
1.5.5 Mục tiêu của truyền thông môi trường 18
1.6 Các phương pháp truyền thông môi trường 18
1.6.1 Các phương pháp truyền thông 18
1.6.2 Các phương pháp truyền thông môi trường 19
1.7 Chiến dịch truyền thông môi trường 21
1.7.1 Khái niệm chiến dịch truyền thông môi trường 21
1.7.2 Các nguyên tắc cơ bản của chiến dịch truyền thông môi trường 22
1.7.3 Đặc điểm cơ bản của chiến dịch TTMT 22
Đặc điểm về thời gian 22
2.1 Phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1 Trường tiểu học Hoàng Dư Khương 24
2.1.2 Trường Trung học Cơ Sở Nguyễn Văn Linh 24
2.2 Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1 Phương pháp thu thập và tổng quan tài liệu 25
2.2.2 Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra 25
2.2.3 Phương pháp thu thập mẫu 26
2.2.4 Phương pháp phân tích thành phần và khối lượng rác thải nhựa 27
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 27
2.2.6 Phương pháp thực nghiệm 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Đánh giá hiện trạng rác thải nhựa tại hai trường học 29 3.2 Đánh giá nhận thức, thói quen sử dụng, thải bỏ rác thải nhựa của học sinh trường
Trang 6iv
Tiểu học Hoàng Dư Khương 31
3.2.1 Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh Tiểu học về nhựa dùng chỉ một lần 31
3.2.2 Nhận thức của học sinh về tác hại của rác thải nhưa 31
3.2.3 Đánh giá thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa một lần 32
3.2.4 Đánh giá sự mong muốn về các hoạt động, hình thức tổ chức chương trình truyền thông 34
3.3 Tổ chức chương trình truyền thông giảm thiểu rác thải nhựa 36
3.3.1 Phân tích cơ sở lập kế hoạch truyền thông môi trường 36
3.3.2 Tổ chức chương trình truyền thông về giảm thiểu rác nhựa cho học sinh trường Hoàng Dư Khương 37
3.3.2.1 Chương trình tổ chức 38
3.3.2.2 Dự trù chi phí tổ chức sự kiện 40
3.3.2.3 Bảng phân tích các loại rủi ro 40
3.3.2.4 Thực hiện hoạt động “Đổi rác thải nhựa nhận quà tặng” 41
3.3.2.5 Kết quả chương trình 41
3.3.3 Lập kế hoạch chương trình truyền thông đối với học sinh trường Nguyễn Văn Linh 42
3.3.3.1 Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh Trung học Cơ sở về đồ nhựa dùng chỉ một lần 42
3.3.3.2 Sự mong muốn sẵn sàng tham gia truyền thông về rác thải nhựa của học sinh trường Trung học Nguyễn Văn Linh 42
Dưới đây là bảng khảo sát về sự sẵn sàng tham gia chương trình truyền thông 42
3.3.3.3 Lập kế hoạch chương trình truyền thông cho học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Linh 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 8vi
DANH MỤC HÌNH
2.2 Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Văn Linh 26 3.1 Tỷ lệ các phân nhóm rác thải theo khối lượng 30 3.2 Những loại rác có số lượng thải ra nhiều nhất trong 1 ngày 31 3.3 Sự hiểu biết của học sinh Tiểu học về đồ nhựa dùng một lần 31 3.4 Nhận thức của học sinh về tác hại của rác thải nhựa 32 3.5 Thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa dung một lần 33 3.6 Thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa một lần 34 3.7 Sự lựa chọn sử dụng sản phẩm nhựa của học sinh 34 3.8 Các hình thức tổ chức truyền thông học sinh mong muốn 40 3.9 Sự sẵn sàng tham gia chương trình truyền thông về rác thải nhựa 40 3.10 Sự hiểu biết của học sinh Trung học Cơ sở về đồ nhựa dùng một lần 41 3.11 Sự sẵn sàng tham gia chương trình truyền thông về rác thải nhựa 43
Trang 9
viii
DANH MỤC BẢNG
1.1 Thời gian phân huỷ ước tính của sản phẩm nhựa theo Tổ chức
1.2 Bảng mô tả một số loại hạt nhựa và ví dụ phổ biến của chúng 6
3.1 Phân công công việc và công tác chuẩn bị nội dung 29 3.2 Bảng kế hoạch chương trình giảm thiểu rác thải nhựa 36
3.5 Hoạt động đổi rác thải nhựa nhận quà tặng 38 3.6 Mục tiêu của nhóm đối tượng truyền thông 39 3.7 Mục tiêu của nhóm đối tượng truyền thông 41
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập kỉ gần đây, rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu
Ở nước ta, dân số và tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều Nhựa là một loại vật liệu tiện dụng được con người sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới Tuy nhiên, sự tiện lợi này đã trở thành một mối đe dọa lớn đối với môi trường và sức khỏe con người Sự lạm dụng túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường Hơn nữa, nhựa có tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất, đồ nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng và oxi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng Ngày nay, nhựa được sử dụng trong các sản phẩm khác nhau, và cần một lượng lớn dầu thô và tiêu thụ một lớn tài nguyên hóa thạch Và các nguồn nguyên hóa thạch là hữu hạn, nên khi khai thác và sử dụng bừa bãi sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên hữu hạn này Bên cạnh đó, sự thiếu ý thức của con người nên rác thải nhựa bị vứt khắp nơi xung quanh như sông, suối, cây cầu, đường xá, ao, hồ biển, rừng gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Rác thải nhựa có thể làm mất đi một số loài sinh vật như các loài sinh vật biển…Một số loài sinh vật biển vô tình nhầm rác nhựa là thức ăn nên đã nuốt vào bụng, và rác có thể tích tụ trong cơ thể một số sinh vật điều này
có thể giết chết chúng
Việc ngăn chặn sự gia tăng của rác thải là một trong những chiến lược quan trọng để chống lại sự ô nhiễm RTN, nhưng để giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường thì chúng ta cần có bước đi thật hiệu quả trong việc thay đổi từ trong ý thức và hành động cùng những biện pháp lâu dài và hiệu quả Trong số các biện pháp thì truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về rác thải nhựa và tác hại của chúng cũng như thay đổi hành vi của con người rất được chú trọng và khuyến khích Và đối tượng hướng đến là đối tượng học sinh - thế hệ tương lai của đất nước bởi ở lứa tuổi hoc sinh đã thể hiện sự phát triển nhất định trong nhận thức, thái độ và hành vi (Viên, 2020) Chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thói quen sử dụng đồ nhưa, biết phân loại rác, giảm thiểu xả rác và tái chế những sản phẩm thân thiện và gần gũi với môi trường, đây cũng là ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của các bạn trẻ sau này Ngoài
ra, điều này còn có tác động tích cực đến hành vi của cha mẹ, người thân của các em và toàn xã hội Việc xây dựng chương trình truyền thông phù hợp cho các em học sinh học hỏi, nhận biết, tham gia chính là cơ sở để hình thành tính tích cực nhận thức ở các em Những hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng, thải bỏ rác thải nhựa cho học sinh được thiết kế xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu và khả năng nhận thức
Trang 11của trẻ sẽ tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tạo tiền đề thuận lợi cho việc lĩnh hội các kiến thức về tác hại của rác thải nhựa, kĩ năng phân loại rác và tái sử dụng một số loại rác nhựa, thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường, hình thành các thói quen tốt cho trẻ, góp phần chuyển biến hành vi của toàn xã hội, từ đó hạn chế sự gia tăng rác thải nhựa Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đề xuất nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng và thực hiện chương trình truyền thông về rác thải nhựa cho học sinh một số trường tại phường Hòa Thọ Đông quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng”
2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát nhận thức và thói quen sử dụng, thải bỏ rác thải nhựa của học sinh và xây dựng chương trình truyền thông về giảm thiểu rác thải nhựa cho một số trường học thuộc phường Hòa Thọ Đông Từ đó đánh giá lại hiệu quả của truyền thông đó
Xây dựng chương trình truyền thông giảm thiểu rác thải nhựa và thực nghiệm
Đánh giá lại hiệu quả của chương trình truyền thông
3 Nội dung nghiên cứu
- Thu mẫu rác và phân tích tỉ lệ thành phần rác thải của hai trường nghiên cứu
- Lập phiếu khảo sát bằng câu hỏi và đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về
thói quen sử dụng, thải bỏ rác thải nhựa qua phiếu trả lời khảo sát
- Xây dựng chương trình truyền thông về giảm thiểu rác thải nhựa cho học sinh
- Thực hiện một số hoạt động truyền thông về rác thải nhựa cho học sinh
- Đánh giá lại hiệu quả truyền thông bằng phỏng vấn, quan sát cá nhân, nhóm, những người tham gia chiến dịch truyền thông
4 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu đánh giá được mức độ hiểu biết và nhận thức của học sinh (cấp
1 và cấp 2) về rác thải nhựa, tác hại của rác thải nhựa dùng một lần cũng như thói quen sử dụng và thải bỏ rác thải nhựa và các cơ sở để xây dựng các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho lứa tuổi học sinh
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về rác thải nhựa (RTN)
Khái niệm về nhựa
Nhựa: Nhựa là thuật ngữ dùng để chỉ các vật liệu được tạo thành từ nhiều chất khác nhau như carbon, hydro, oxi, nito, clo và lưu huỳnh Chúng được hình thành thông qua quá trình nhựa hóa và có thể được tạo hình bằng nhiệt và áp suất Tuy nhiên, nhựa không thể tự phân hủy và chỉ có thể bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời hoặc bị phân rã thành các mảnh nhỏ (Quyên, 2020)
Khái niệm về hạt vi nhựa
Hạt vi nhựa là các mảnh nhựa có đường kính nhỏ hơn 5 mm và có thể được tạo thành từ sự phân hủy của các sản phẩm nhựa lớn hơn hoặc từ quá trình sản xuất nhựa Chúng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong môi trường, từ đất, nước, không khí đến thực phẩm và nước uống (Quyên, 2020)
Khái niệm về rác thải nhựa
Rác thải nhựa là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua
sử dụng hoặc không được dùng đến và bị đem vứt bỏ Đây là những chất không thể phân hủy trong nhiều môi trường và bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ Trong rác thải sinh hoạt, có nhiều loại nhựa khác nhau, nhưng chiếm phần lớn là nhựa polyethylene (PE) (Quyên, 2020)
1.1.1 Các nguồn phát sinh rác thải nhựa
Các nguồn phát sinh rác thải nhựa bao gồm sinh hoạt hàng ngày, hoạt động công nghiệp và các khu du lịch, dịch vụ Với cuộc sống hiện đại và bận rộn, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thức ăn nhanh và đồ dùng một lần ngày càng tăng, dẫn đến việc tăng lượng rác thải nhựa Các nhà máy, xí nghiệp và khu công nghiệp cũng góp phần vào việc sản xuất rác thải nhựa, cả trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của cán bộ nhân viên Ngoài ra, các điểm buôn bán, khu vui chơi giải trí, nhà hàng và khách sạn cũng là nơi phát sinh nhiều rác thải nhựa (Việt và cs, 2022)
Các viện nghiên cứu, cơ quan và trường học đều góp phần tạo ra lượng lớn rác thải nhựa Rác thải nhựa từ ngành y tế là do tính đặc biệt của ngành này, khi sử dụng các vật dụng một lần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Do đó, quy định về an toàn trong ngành y
tế rất nghiêm ngặt, dẫn đến lượng rác thải nhựa từ ngành này là rất lớn Các loại rác thải nhựa từ y tế bao gồm túi nilon, bao bì vật tư y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, hóa chất và kim tiêm, găng tay, chai, lọ, thuốc Theo Liên Hiệp Quốc, hàng năm chúng ta sản xuất hơn 2,12
tỷ tấn rác thải Đáng lo ngại hơn, 99% những vật phẩm chúng ta mua chỉ được sử dụng trong vòng 6 tháng rồi bị vứt bỏ Trong số 2,12 tỷ tấn rác thải hàng năm, có tới 91% là rác thải nhựa không được tái chế (Nguyễn và cs, 2021)
Trang 13Rác thải nhựa xuất hiện từ các hoạt động của con người, bao gồm sinh hoạt, ăn uống, giải trí, sản xuất, đi lại và làm việc
Hình 1.1 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải nhựa
1.1.2 Mối quan hệ giữa môi trường và rác thải nhựa
Rác thải nhựa có ảnh hưởng đến môi trường trong nhiều khía cạnh khác nhau Đầu tiên, việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm nhựa, người ta sử dụng một chất có nguồn gốc
từ dầu mỏ Thành phần chính của dầu mỏ là hydro và carbon, khi đốt cháy sẽ thải ra nước
có chứa hơi nước và carbon dioxide Nó cũng tạo ra carbon dioxide trong quá trình sản xuất Carbon dioxide này là thành phần chính của khí nhà kính và nếu nó tăng lên, nó cũng
sẽ thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu Ngoài ra, một số chất được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa có tác động đến môi trường và sinh vật sống, có khả năng các chất này bị phân tán khi đốt và chúng có thể bị biến đổi hóa học thành các chất độc hại Khi con người hay dộng vật hít phải vào phổi làm suy nhược ảnh hưởng cơ thể con người, bên cạnh đó khi rác thải nhựa bị vứt bỏ trên đất, và chúng có thể bị phân hủy thành vi nhựa và gây tình trạng làm ô nhiễm môi trường đất, đất bị xói lở Các loại nhựa có thời gian phân hủy rất lâu, ước tính có thể từ hàng trăm đến hàng nghìn năm, điều này cũng ảnh hưởng đến sự sinh sống của các loài động vật và thực vật trong môi trường
1.1.3 Sự tồn tại của rác thải nhựa
Rác thải nhựa tồn tại ở khắp mọi nơi trên trái đất, từ đại dương đến các khu vực nông thôn và thành thị Theo báo cáo của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa được đổ vào đại dương, gây ra sự suy thoái nghiêm trọng cho hệ sinh thái biển Ngoài ra, rác thải nhựa cũng có thể được tìm thấy trong các khu vực đất liền, gây ra ô nhiễm đất và ảnh hưởng đến sự sinh sống của các
Trang 14loài động vật và thực vật
Hầu hết các sản phẩm nhựa có thời gian phân hủy rất lâu, từ 100 - 1000 năm hoặc thậm chí có thể tồn tại mãi mãi Dưới đây là thời gian ước tính để các sản phẩm nhựa phân hủy, theo Tổ chức Quốc tế và Bảo tồn Thiên Nhiên
Bảng 1.1 Thời gian phân huỷ ước tính của sản phẩm nhựa theo Tổ chức Quốc tế
và Bảo tồn thiên nhiên
Tã em bé dùng một lần 500 năm
Vòng nhựa cho 6 lon nước 400 năm
Bàn chải đánh răng bằng nhựa 500 năm
1.1.4 Đặc điểm, tính chất
- Rác thải nhựa có nhiều đặc điểm và tính chất khác nhau tùy thuộc vào loại nhựa và
cách xử lý Tuy nhiên, có một số đặc điểm chung như:
- Khả năng dẻo dai: Nhựa có khả năng dẻo dai và có thể được uốn cong hoặc kéo dài
mà không bị vỡ
- Tính bền: Các sản phẩm nhựa có độ bền cao và có thể tồn tại trong môi trường trong
thời gian rất lâu
- Khả năng tái chế: Một số loại nhựa có thể được tái chế và sử dụng lại để giảm thiểu
lượng rác thải nhựa
- Khả năng phân hủy chậm: Đa số các loại nhựa có thời gian phân hủy rất lâu, từ hàng
trăm đến hàng nghìn năm
1.1.5 Phân loại
Rác thải nhựa có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ như loại nhựa, kích thước, độ dày và mục đích sử dụng Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Nhựa Quốc tế (SPI), có 7 loại nhựa chính được sử dụng trên toàn thế giới:
- Loại 1: PET (Polyethylene Terephthalate) - Thường được sử dụng cho chai nước, chai nước ngọt và túi nilon
Trang 15- Loại 2: HDPE (High-Density Polyethylene) - Thường được sử dụng cho chai nước, chai sữa và bao bì nhựa
- Loại 3: PVC (Polyvinyl Chloride) - Thường được sử dụng cho ống dẫn nước, ống dẫn điện và các sản phẩm nhựa cứng khác
- Loại 4: LDPE (Low-Density Polyethylene) - Thường được sử dụng cho túi nilon, bao bì nhựa và các sản phẩm nhựa mềm khác
- Loại 5: PP (Polypropylene) - Thường được sử dụng cho chai nước, chai dầu và các sản phẩm nhựa cứng khác
- Loại 6: PS (Polystyrene) - Thường được sử dụng cho các sản phẩm như ly nhựa, đĩa nhựa và hộp nhựa
- Loại 7: Khác (Các loại nhựa khác) - Bao gồm các loại như PC (Polycarbonate), ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene) và PLA (Polylactic Acid)
Bảng 1.2 Bảng mô tả một số loại hạt nhựa và ví dụ phổ biến của chúng
ABS Acrylonitrile Butadiene Styrene Đầu gậy đánh golf
PET(PETE) Polyethylene terephthalate Chai nước ngọt
HDPE High - density polyethylene Chai nhựa chất tẩy rửa
PA Polyamide (aka nylon) Bàn chải đánh răng
1.2 Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến môi trường và sức khỏe của con người
Rác thải nhựa hiện đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với môi trường và sức khỏe con người Với tốc độ sản xuất và tiêu thụ nhựa ngày càng tăng, lượng rác thải nhựa cũng tăng theo và gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của chúng ta Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về tác hại của rác thải nhựa đến môi trường và sức khỏe của con người, cùng nhau điểm qua thực trạng rác thải nhựa trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó có những giải pháp pháp để giảm thiểu tác động của rác thải nhựa
Trang 16Ảnh hưởng đến đại dương và động vật biển
Mỗi năm, khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa được chuyển thành đại dương, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và động vật biển Những mảnh nhựa bị bỏ đi trong biển sẽ phân hủy thành các hạt nhỏ, gọi là vi nhựa và được ăn phải bởi các loài động vật biển như cá, sứa, rùa biển và các loài động vật khác Điều này không chỉ gây ngộ độc cho động vật mà còn ảnh hưởng đến công thức ăn chuỗi và dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng động vật biển
Ngoài ra, rác thải nhựa cũng gây ra nhiều tai hại cho các loài động vật biển Các con
cá, sứa hay rùa biển có thể bị kẹt trong các mảnh nhựa hoặc bị trũng, dẫn đến tử vong hoặc
bị thương tật béo phì Còn rất nhiều loài động vật biển đã được tìm thấy đã chết do phải xả thải nhựa, gây phiền phức dư luận và đặt ra câu hỏi về tác động của người đến môi trường Ảnh hưởng đến đất đai và động vật trên cạn
Rác thải nhựa không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường dưới nước mà còn ảnh hưởng đến đất đai và động vật trên cạn Khi rác thải nhựa được bỏ tràn lan trên bãi biển hoặc các khu vực đất liền, chúng sẽ phân hủy các hạt nhỏ và có thể được ăn bởi các loài động vật trên cạn như chim, thỏ hay động vật hoang dã khác
Ngoài ra, việc đốt rác thải nhựa cũng gây ra nhiều tác động xấu đến đất đai và động vật trên cạn Quá trình đốt cháy sẽ tạo ra các chất độc hại và khí thải gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loài động vật trên cạn Ngoài ra, khi rác thải nhựa được đốt cháy, nó cũng tạo ra khói và tro bụi, gây ra hiện tượng sương mù và ảnh hưởng đến khí hậu
Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến sức khỏe con người
Ảnh hưởng đến sức khỏe vật lý
Rác thải nhựa có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe vật lý của con người Việc tiếp theo với các chất hóa học trong nhựa có thể gây ra các vấn đề về da, hô hấp và tiêu hóa Ngoài ra, khi rác thải nhựa bị đốt cháy, các chất độc hại được phóng to vào không khí, gây ra các vấn đề về hô hấp và có thể dẫn đến ung thư
Ngoài ra, việc nổ phải các mảnh nhựa hay vi nhựa cũng có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe Các hạt nhựa này có thể tích tụ trong cơ thể và gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột và thậm chí là ung thư Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp tục căng thẳng với các hạt nhựa có thể gây ra các vấn đề về sinh sản và phát triển của trẻ em
Ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe vật chất, rác thải nhựa còn có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý và tinh thần của con người Chứng kiến cảnh các loài động vật bị thương hoặc chết do rác thải nhựa có thể gây cảm giác buồn phiền, tuyệt vọng và lo lắng cho môi trường tương lai
Ngoài ra, việc sống trong môi trường ô nhiễm nhiễm trùng cũng có thể gây căng thẳng và
Trang 17ảnh hưởng đến tinh thần của con người Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sống trong môi trường ô nhiễm nhiễm trùng có thể dẫn đến các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu và căng thẳng
1.3 Thực trạng rác thải nhựa trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Trên thế giới
Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Monterey Bay Aquarium, Mỹ là quốc gia sản xuất rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới, với khoảng 51 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra mỗi năm Điều này tương đương với khoảng 130kg rác thải nhựa/người/năm Trong
số 51 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra mỗi năm ở Mỹ, chỉ có khoảng 2,4 triệu tấn (tương đương khoảng 5%) được tái chế Phần còn lại được chôn lấp, đốt hoặc thải ra môi trường Rác thải nhựa ở Mỹ chủ yếu đến từ các nguồn từ hộ gia đình với số lượng thải ra khoảng
25 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm Loại rác thải nhựa phổ biến nhất từ các hộ gia đình là túi nhựa, chai nhựa, hộp nhựa và ống hút Bên cạnh đó, từ các doanh nghiệp ở Mỹ thải ra khoảng 26 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm Loại rác thải nhựa phổ biến nhất từ các doanh nghiệp là bao bì, máy móc và thiết bị Và các cơ sở sản xuất thải ra khoảng 1 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, phổ biến nhất từ các cơ sở sản xuất là nguyên liệu nhựa thừa
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường Quốc gia Trung Quốc (NCEES), Trung Quốc thải ra khoảng 2,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, chiếm khoảng 30% tổng lượng rác thải nhựa trên thế giới Điều này tương đương với khoảng 1,2kg rác thải nhựa/người/năm Trong số 2,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra mỗi năm ở Trung Quốc, chỉ có khoảng 20% được tái chế Phần còn lại được chôn lấp, đốt hoặc thải ra môi trường
1.3.2 Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở Việt Nam năm 2022 là 28,3 triệu tấn, tăng 10,8% so với năm 2021 Trong đó, lượng rác thải đô thị là 18,4 triệu tấn, tăng 10,6% và lượng rác thải nông thôn là 9,9 triệu tấn, tăng 11,1% Theo dự báo, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới Dự kiến, năm 2030, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh sẽ đạt 51,2 triệu tấn và năm 2050 sẽ đạt 100,4 triệu tấn (Linh và cs, 2023)
Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, trong đó khoảng 20%
là rác thải nhựa từ trường học Đa số các nguồn phát sinh chủ yếu như các hoạt động dùng trong học tập bao gồm túi đựng bút, vở, hộp bút, giấy nháp… hay các hoạt động vui chơi giải trí hoặc hoạt động trong ăn uống bao gồm chai nhựa, túi nhựa, hộp nhựa, hộp đựng thức ăn, túi nilon, ống hút Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam, có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường Trong số này, từ
Trang 180,28 triệu đến 0,73 triệu tấn bị đổ ra biển, tuy nhiên chỉ có 27% được tái chế và tận dụng bởi các cơ sở và doanh nghiệp Rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5-10% trong tổng lượng rác thải sinh hoạt (Lan, 2012)
Hàng năm, có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương, gây hậu quả nghiêm trọng đến hệ san hô và hệ động vật đại dương Số lượng chất thải nhựa này có thể bao phủ cả bốn vòng trái đất mỗi năm và có thể tồn tại trong 1.000 năm trước khi hoàn toàn bị phân hủy (Linh và cs, 2023)
Đối với mức độ ô nhiễm nhựa ở một số khu vực bờ sông và ven biển Việt Nam, theo báo cáo của WB cho thấy, mức độ ô nhiễm bờ sông (dựa trên khảo sát thực địa) tại 24 vị trí bờ sông được khảo sát, tổng số thu gom được 2.707 mảnh chất thải rắn, trung bình 22,5 mảnh/đơn vị Chất thải nhựa chiếm 79,7% về số lượng và 57,2% về trọng lượng Các đồ nhựa dùng một lần chiếm 72% tổng lượng rác thải nhựa Tại các tiểu vùng thuộc miền Bắc, miền Trung và miền Nam, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào về tổng số rác thải nhựa Tuy nhiên, số lượng rác thải nhựa trung bình ở các vị trí bờ sông thuộc khu vực
đô thị (21,4 mảnh/đơn vị), cao hơn gần gấp 2 lần so với số lượng trung bình ở các vị trí bờ sông thuộc khu vực nông thôn (12,1 mảnh/đơn vị) Cụ thể, số lượng các mảnh nhựa ven sông tại Cần Thơ (34,5 mảnh/đơn vị), TP Hồ Chí Minh (33,4 mảnh/đơn vị) và Lào Cai (30,1 mảnh/đơn vị) cao hơn so với các địa điểm khác; trong khi số lượng các mảnh nhựa trên các bãi sông ở tỉnh Sóc Trăng là thấp nhất (4,3 mảnh/đơn vị) (Linh và cs, 2023) Mức độ ô nhiễm bờ biển (dựa trên khảo sát thực địa) cho thấy rác thải nhựa chiếm 95,4% tổng lượng chất thải rắn, trung bình 81 mảnh trên mỗi mét bờ biển Các phân tích cho thấy, mật độ ô nhiễm chung ở Thừa Thiên Huế (141,1 mảnh trên mỗi mét bờ biển), TP
Hồ Chí Minh (135,6 mảnh trên mỗi mét bờ biển) và Quảng Nam (133,7 mảnh trên mỗi mét
bờ biển), cao hơn đáng kể so với ở các địa điểm khác Mật độ đồ nhựa thấp hơn đáng kể ở Hải Phòng (36,23 mảnh trên mỗi mét bờ biển) và Đà Nẵng (27,9 mảnh trên mỗi mét bờ biển) Các đồ nhựa dùng một lần chiếm 52% tổng lượng chất thải nhựa tìm thấy tại các vị trí khảo sát ven biển Kết quả đo lường Chỉ số bờ biển sạch (CCI) cho thấy, 10 vị trí (chiếm 71,4% tổng số) là cực kỳ bẩn (chỉ số CCI trên 20), 2 vị trí ở mức bẩn (chỉ số CCI 10-20),
và 2 vị trí khác ở mức trung bình (chỉ số CCI 5-10) Chỉ số CCI cao nhất được ghi nhận tại bãi biển Bình Lập (379) và Mỹ Ca (192) ở Khánh Hoà, bãi biển Lai Hòa ở Sóc Trăng (176), Bãi Trường trên Đảo Phú Quốc (163) và bãi biển Bến phà Gót ở Hải Phòng (73) (Linh, 2023)
Mức độ ô nhiễm trên sông và dọc sông (dựa trên khảo sát viễn thám và lưới kéo) được khảo sát bằng máy bay không người lái ở tầm cao cho phép xác định các điểm nóng
ô nhiễm tại các vị trí khảo sát Tiếp đó, hình ảnh với độ phân giải cao chụp ở tầm thấp giúp phân tích các điểm nóng rất hiệu quả Cách tiếp cận này đã thành công trong việc phân tích
Trang 19trên diện rộng về số lượng rác thải trên sông, cùng với các đánh giá về diện tích và khối lượng chất thải Tình trạng rác thải là đáng báo động ở tất cả các vị trí được điều tra; ở những vị trí không có nhiều rác tích tụ, nhựa thường bị mắc kẹt trong thảm thực vật trên
bờ hoặc trôi nổi trên sông (Hưng, 2022)
Các cuộc khảo sát quan trắc sông với camera gắn trên cầu để chụp ảnh trong những khoảng thời gian xác định cho kết quả về rác nhựa trôi nổi Ví dụ, khảo sát tại cầu Suối Cát (Cầu Lao Chải) ở Sa Pa đã xác định được số lượng lớn (360) các vật thể trôi nổi vào ngày khảo sát và có sự vận chuyển đáng kể với ước tính có hơn 10 loại rác thải nhựa di chuyển trong vòng nửa giờ trong một khoảng thời gian dài của ngày khảo sát (Hưng, 2022) Theo báo cáo của WB, 10 loại rác thải nhựa phổ biến nhất tại bờ sông chiếm từ 81,5% (sông Mê Kông) đến 93,4% (sông Hồng) tổng lượng rác thải nhựa Tại các vị trí ven sông
ở cả nông thôn và thành thị, túi ni lông cỡ 1 (0-5 kg) là vật dụng thường gặp nhất (chiếm 20,6% và 22% về số lượng, tương ứng tại nông thôn và thành thị) Do đó, kết quả trung bình chung của các cuộc khảo sát tại các khu vực sông cho thấy 21,9% tổng lượng rác thải nhựa là túi nhựa, loại từ 0-5 kg, tiếp theo là hộp xốp đựng thực phẩm và mảnh nhựa mềm (chủ yếu bao gồm mảnh nhựa của túi ni lông) Bên cạnh đó, 10 loại rác thải nhựa hàng đầu chiếm 84% tổng lượng rác thải nhựa, trong số đó, rác thải liên quan đến nghề cá là phổ biến nhất (32,5%), tiếp theo là mảnh nhựa mềm (18,1%), túi nhựa cỡ 1 (0-5 kg) (7,1%) và hộp xốp đựng thực phẩm (6,8%) Các đồ nhựa dùng một lần chiếm 52% Các loại rác thải nhựa phổ biến nhất được xác định thông qua khảo sát viễn thám và lưới kéo: các cuộc khảo sát bằng máy bay không người lái có hiệu quả trong việc phát hiện rác thải Tại các địa điểm khảo sát, các vật nhựa sau được tìm thấy nhiều nhất (từ nhiều nhất đến ít nhất): Polystyrene, bao gồm hộp đựng thực phẩm (40%), nắp cốc, nắp và nhựa nhỏ (19%), túi LDPE, Bao bì và chai PET (18%) Thí điểm lưới kéo cũng có hiệu quả trong việc phân tích
số lượng và trọng lượng của các loại chất thải khác nhau Ví dụ, tại nhánh sông Chanh Dương 2 ở Hải Phòng, trong vòng hơn 6 giờ, tổng lượng rác thu gom là 121 mảnh, trong
đó nhiều nhất là bao bì và bao bì khác (41,3%), và xếp thứ hai là túi nhựa (30,6%) (Hưng, 2022)
1.4 Giải pháp quản lý rác thải nhựa
1.4.1 Trên thế giới
Tại Nhật Bản, tất cả các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi và siêu thị, đã bắt đầu thực hiện quy định tính thu phí túi nilông phát cho khách đựng hàng Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản sẽ lắp đặt các thùng chuyên thu gom RTN trên toàn quốc; thúc đẩy các hoạt động vớt rác trên sông, biển; phát triển vật liệu đóng gói phân hủy sinh học, và phát minh tài liệu
“cách ly, xử lý và tái chế rác” đến mỗi hộ gia đình
Chile là quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latinh tiên phong trong việc sử dụng năng lượng
Trang 20tái tạo và mở rộng không gian xanh thông qua việc xây dựng các công viên quốc gia, đồng thời khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động tái chế và bảo vệ môi trường Từ ngày 13/02/2022, Chile thực hiện lệnh cấm sử dụng ly nhựa, ống hút, hộp đựng thức ăn mang
đi, nĩa, thìa và dao nhựa dùng một lần tại các nhà hàng, quán ăn và quán nước
Colombia đã giảm 35% mức tiêu thụ túi nilon sau khi đánh thuế đối với loại túi nilon to, trong khi thay đổi thiết kế nhằm sản xuất loại túi có thể tái sử dụng
Ðiều đáng mừng là một số quốc gia châu Phi dù điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng cũng đã, đang tích cực có những động thái quyết liệt với túi nilon và rác thải nhựa Tanzania là quốc gia mới nhất ở châu Phi bắt đầu áp dụng lệnh cấm túi nilon từ ngày 1/6/2019
Indonesia là quốc gia xếp thứ 2 trong số 5 quốc gia xả rác nhựa ra biển nhiều nhất, chỉ sau Trung Quốc Ngoài ra, Indonesia cũng là quốc gia có nhiều hòn đảo đang là điểm nóng về rác thải nhựa trên thế giới (Linh, 2023)
Indonesia đã cam kết giảm 70% rác nhựa thải xuống biển vào năm 2025 bằng cách tăng cường tái chế, nâng cao nhận thức cộng đồng và hạn chế dùng đồ nhựa, nhất là túi nilon (Linh, 2023)
Mới đây, Tổng cục Thuế và Hải Quan thuộc Bộ Tài chính Indonesia thông báo, cơ quan này sẽ áp mức thuế 200 rupiah (hơn 300 đồng Việt Nam) đối với mỗi chiếc túi nhựa Ngoài ra, để giảm bớt rác thải nhựa, Chính phủ nước này đã có nhiều giải pháp can thiệp Trong đó, giải pháp đổi chai nhựa lấy vé xe buýt gây tiếng vang lớn ở Surabaya, thành phố 2,9 triệu dân ở phía đông đảo Java, miền bắc Indonesia Có tới gần 16.000 người tới đổi rác nhựa lấy vé xe buýt mỗi tuần
Thụy Điển được biết đến là nước đi đầu trong sản xuất năng lượng xanh từ rác thải
Để có được thành quả này, quốc gia đáng sống nhất thế giới đã trải qua một quá trình nỗ lực trong nhiều thập niên để hoàn thiện quy trình, hệ thống thu gom và biến rác thải thành năng lượng.(Lan, 2012)
Nghị viện Thủ đô Mexico City của Mexico hồi đầu tháng 5/2019 đã phê chuẩn cải cách điều 25 của Luật Chất thải rắn, qua đó cấm việc thương mại hóa, phân phối túi nhựa
và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần cho người tiêu dùng vào năm 2021 để hướng tới một TP xanh, thân thiện với môi trường Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nhựa tiêu dùng khác được thiết kế cho việc sử dụng một lần cũng bị cấm thương mại và phân phối Tổng thống Chile Sebastian Pinera cũng ban hành lệnh cấm sử dụng túi nhựa trong hoạt động thương mại Ngoại trừ bao bì đóng gói, mọi hình thức sử dụng túi nhựa bị cấm tuyệt đối tại siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng hay hiệu thuốc Cơ sở vi phạm sẽ phải nộp phạt 370 USD với mỗi túi nhựa được phát ra (Lan, 2012)
Thái Lan xem xét áp thuế với túi nilon và sản xuất túi nilon có khả năng tự phân hủy hoặc loại túi nilon mỏng hơn
Trang 21Để giảm thiểu rác thải nhựa hiệu quả, Chính phủ Thái Lan đã thông qua lộ trình quản lý rác thải nhựa giai đoạn 2018 - 2030 Theo kế hoạch, đến năm 2022, Thái Lan sẽ chấm dứt sử dụng các loại túi nhựa mỏng hơn 36 micron, các loại hộp xốp đựng thực phẩm, các loại ống hút bằng nhựa và cốc nhựa sử dụng một lần Chính phủ Thái Lan cũng đặt hạn chót đến năm 2022, tất cả các sản phẩm và bao bì làm bằng nhựa đều phải tái chế
Bên cạnh đó các mặt hàng bán lẻ, hàng không nói “không” với đồ nhựa dùng một lần Mặc dù chưa có con số thống kê toàn diện về khối lượng rác thải nhựa mà các siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu cũng như hệ thống sân bay, các hãng hàng không sử dụng mỗi năm nhưng với quy mô khổng lồ, ngành bán lẻ và hàng không giữ vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường
Các cửa hàng và nhà hàng tại Anh sẽ không thể bán nhiều loại đồ nhựa dùng một lần, bao gồm cả hộp đựng bằng polystyrene Điều này khiến các doanh nghiệp phải tìm nguồn sản phẩm thay thế có thể phân hủy sinh học, như cốc giấy hoặc dao kéo bằng gỗ Đối với ngành hàng không, trong một nỗ lực nhằm hiện thực hóa các cam kết bảo vệ môi trường, sân bay nhộn nhịp nhất thế giới Dubai hôm 10/6 thông báo sẽ cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần tại khu vực hành khách kể từ ngày 1/1/2020 Chỉ tính riêng 6 tháng vừa qua, sân bay Dubai đã thu gom và xử lý 16 tấn chai nhựa dùng một lần
Đặc biệt hơn, hãng hàng không Qantas của Australia ngày 8/5 đã đưa vào khai thác chuyến bay thương mại, hành trình từ Sydney đến Adelaide, "không rác thải" đầu tiên trên thế giới như một phần trong chiến dịch “nói không” với đồ nhựa dùng một lần
Theo đó, khoảng 1.000 vật dụng bằng nhựa sử dụng một lần đều được Qantas thay thế bằng các đồ dụng thân thiện với môi trường, như đồ đựng thực phẩm làm từ mía đường,
bộ thìa dĩa được làm từ bột ngô Giải pháp này sẽ giúp Qantas giảm khoảng 34kg rác thải/chuyến bay từ Sydney đến Adelaide và khoảng 150 tấn rác thải mỗi năm (Linh, 2023)
Giám đốc điều hành chuyến bay nội địa Andrew David nhấn mạnh, hãng muốn đảm bảo chất lượng dịch vụ bay cho khách hàng mà không thải ra bất kỳ lượng rác thải nào Qantas cũng lên kế hoạch triển khai sáng kiến này trên các chuyến bay khác của hãng với mục tiêu cắt giảm 100 triệu đồ dùng bằng nhựa dùng một lần mỗi năm cho đến cuối năm
2020
1.4.2 Tại Việt Nam
Trong thời gian qua, vấn đề rác thải nhựa đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhiều chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến quản lý, kiểm soát chất thải nhựa và túi
ni lông đã được ban hành và triển khai thực hiện Từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 2149/QĐ-TTg (Chiến lược này tiếp tục được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2018); Quyết định số 582/QĐ – TTg ngày 11/4/2013 về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng
Trang 22túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 Cùng với quy định về quản lý chất thải rắn trong Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Quốc hội đã ban hành Luật Thuế BVMT, trong đó quy định túi ni lông không thân thiện với môi trường là một trong những đối tượng chịu thuế BVMT
Là cơ quan đầu mối được Chính phủ giao quản lý về chất thải rắn, bên cạnh việc tham mưu với Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật, Bộ TN&MT đã phối hợp với
Bộ, ngành và địa phương tổ chức nhiều hội thảo phổ biến, tuyên truyền tác hại của việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy, khuyến khích cộng đồng tăng cường tái sử dụng túi ni lông,
sử dụng túi ni lông phân hủy sinh học, phát động phong trào toàn dân tham gia chống rác thải nhựa Đặc biệt, ngày 9/6/2019, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã phối hợp với UBND TP
Hà Nội và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức thành công Lễ ra quân toàn quốc Phong trào "Chống rác thải nhựa năm 2019" Tại TP Hồ Chí Minh, cũng đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận thành lập “Liên minh tái chế bao bì Việt Nam” của 9 tập đoàn lớn: Cocacola, Lavie, Frieslandcampina, Tetra Pak, TH Truth milk, Nestle, Nutifood, Suntory Pépsico, Universal Robina Các hoạt động nêu trên bước đầu đạt được những kết quả khả quan trong việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng, góp phần tăng cường quản lý chất thải nhựa và túi ni lông
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác quản lý, hạn chế sử dụng rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy cũng còn nhiều hạn chế, bất cập như: Thói quen sản xuất, tiêu dùng, nhận thức của người dân cùng với công tác tuyên truyền chưa đồng bộ, hiệu quả; Việc thu thuế môi trường đối với túi ni lông khó phân hủy còn gặp nhiều khó khăn trong khi giá thành túi ni lông thân thiện với môi trường còn cao nên người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn hầu hết vẫn sử dụng túi ni lông khó phân hủy; Các cơ sở tái chế chất thải nhựa hiện còn nhỏ lẻ, phân tán và sử dụng công nghệ đơn giản, có khả năng gây ô nhiễm môi trường Hoạt động điều tra, thống kê về việc sản xuất, tiêu thụ và xử lý túi ni lông vẫn còn hạn chế dẫn đến thiếu thông tin khi đưa ra quyết định quản lý
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý rác thải nhựa hiện nay, đồng thời thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về rác thải nhựa ngay sau Lễ ra quân toàn quốc Phong trào “Chống rác thải nhựa năm 2019” Tổng cục Môi trường sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:
Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, nhân rộng các điển hình tiên tiến về hạn chế sử dụng túi ni lông, rác thải nhựa
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý rác thải nhựa
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; sự tham gia, giám
Trang 23sát của các tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan thông tấn báo chí
Thứ tư, phát triển công nghệ tái chế, xử lý rác thải nhựa, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới thay thế cho việc sử dụng túi ni lông
Thứ năm, mở rộng và phát huy vai trò của Liên minh chống rác thải nhựa, thúc đẩy hợp tác quốc tế về chống rác thải nhựa
Thủ tướng Chính phủ cũng vừa mới ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030
Theo đó, mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm
là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương
Cụ thể, đến năm 2025, đặt mục tiêu giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm biển trên toàn quốc; 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa Đồng thời, thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 5 lưu vực sông chính tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và tại các đảo có tiềm năng phát triển du lịch thuộc 12 huyện đảo
Đến năm 2030 đặt mục tiêu giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải
bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần
và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa Đồng thời, mở rộng quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 11 lưu vực sông chính và tại 12 huyện đảo
Để đạt được mục tiêu trên, Kế hoạch đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương
Hai là, thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa ở khu vực ven biển và trên biển
Ba là, kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn
Bốn là, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương
Năm là, điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa
Trang 24đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả
1.5 Truyền thông môi trường
1.5.1 Khái niệm truyền thông
Truyền thông là quá trình tương tác, tuyền đạt thông tin, suy nghĩ, tình cảm, thái độ,
ý kiến, và chia sẽ những kinh nghiệm giữa các cá nhân hay các nhóm người với nhau từ đó tạo nên một sự đồng nhất, một vài kinh nghiệm và kiến thức tốt hơn Có thể thấy, truyền thông có vai trò rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống, và các hoạt động của con người, như:
Truyền thông còn được xem là một công cụ thiết yếu để hoàn thành các mục tiêu của chính sách hay một chương trình, dư án và cần đòi hỏi tiếp cận một cách có hệ thống được lên ý tưởng, kế hoạch từ trước, và có liên quan đến các bên liên quan và hơn hết là những người chịu ảnh hưởng của dự án hay chính sách này
Trong lập chương trình hay xác định dự án, đánh giá chính sách t hoặc dự án và duy trì sự điều khiển thì truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng, ở mỗi phần khác nhau của một chương trình, một dự án, hay một chiến lược, chính sách truyền thông có những vài trò sẽ khác nhau
Bên cạnh đó, để bày tỏ quan điểm, quan tâm, ý tưởng, kinh nghiệm thì truyền thông
có vai trò tích cực để truyền tải thông tin vào những cuộc tranh luận nhằm đạt được sự đồng thuận từ phía những người cấp cao, lãnh đạo, nhà chính trị, cũng nhằm sắp xết các vấn đề trong chương trình nghị sự của xã hội và cần những bước khởi đầu cho sự phát triển của xã hội
1.5.2 Khái niệm truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều, giúp cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cùng đưa ra và cùng chia sẽ với nhau các thông tin môi trường cùng những muc đích đạt được sự hiểu biết chung có liên quan về các chủ đề môi trường,
và từ đó có năng lực cùng nhau chia sẽ có trách nhiệm bảo vệ môi trường Hiểu biết chung
sẽ tạo ra nền móng của sự đồng lòng chung, nhất trí chung, rồi từ đó có thể đưa ra các hành động từ cá nhân hay từ tập thể để chung tay bảo vệ môi trường
Truyền thông môi trường tác động đến có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, nhận thức, hiểu biết hay hành vi của con người, từ đó thúc đẩy các cá nhân tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, và không chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn, thu hút những người khác cùng tham gia để tạo ra những kết quả có mang tính đại chúng
Truyền thông môi trường có thể kết hợp với giáo dục môi trường chính khóa và ngoại khóa để:
Trang 25+ Nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường
+ Thay đổi thái độ của người dân về vấn đề môi trường
+ Xác định tiêu chí và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi môi trường có tính bền vững
1.5.3 Vai trò của truyền thông môi trường
Vai trò của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức
Truyền thông môi trường cũng là một công cụ quan trọng của quản lý môi trường nhằm tạo ra một phong trào cộng đồng rộng rãi tham gia bảo vệ môi trường, hướng tới tạo lập một lối sống mới, một đạo đức mới thân thiện với môi trường Truyền thông môi trường
có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, thói quen và hành vi của từng cá nhân trong cộng đồng từ đó khuyến khích tạo động lực cho họ tự nguyện và có ý thức tham gia hơn vào việc các hoạt động bảo vệ môi trường và thu hút, lôi cuốn người khác cùng tham gia
Công tác truyền thông môi trường trong cộng đồng là rất quan trọng, nhằm tạo cho quần chúng tiếp nhận thông tin một cách đẩy đủ về các khái niệm môi trường Từ đó có sự dần thay đổi trong thói quen, lối sống tích cực đối với môi trường và đặc biệt là có những hoạt động trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục: tập huấn, hội thảo, các cuộc thi tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng xã hội, tài liệu, tờ rơi, báo sách… sẽ cung cấp cho cá nhân, cộng đồng những kiến thức, nhận thức cần thiết Từ đó tạo ra những hành động tích cực và thiết thực của cả cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ chung là bảo vệ một môi trường xanh, sạch, đẹp Vai trò của truyền thông trong việc ngăn ngừa ô nhiễm
Về căn bản, truyền thông môi trường không tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhưng nó lại có sự tác động trực tiếp đến con người cũng như xã hội, thông qua việc có thể quan sát như hành vi, thói quen của con người mà tạo nên sự tăng trưởng bền vững Vì vậy việc khai thác tối đa hiệu quả của nó tức thì và thường xuyên lâu dài để khơi dậy mọi nguồn lực trong công đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường
Hiện nay, các chiến dịch hành động và lễ kỷ niệm về môi trường là những đợt tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong kế hoạch được tổ chức có chiều sâu và phạm vi rộng khắp tới quần chúng nhân dân Các hoạt động này thu hút rất đông đảo thành phần tham dự ở mọi cấp, mọi ngành từ trung ương đến địa phương, đặc biệt luôn có sự chỉ đạo và tham gia trực tiếp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những hoạt động nhân kỷ niệm Giờ Trái Đất (31/3), ngày Trái Đất (22/4); ngày Môi trường Thế giới (5/6) hoặc ngày Đa dạng sinh học Việt Nam (29/12) Chiến dịch làm cho thế giới ngày càng xanh hơn, đẹp hơn, sạch hơn, tháng hành động vì môi trường; tuần lễ nước sạch và vai trò của truyền thông trong việc vệ sinh, gìn giữ môi trường; chiến dịch xanh – sạch – đẹp trong các trường học tiểu học, cơ sở hay phổ thông diễn ra sôi nổi trong cả nước, có tác động mạnh mẽ đến tâm lý cũng như tình
Trang 26cảm của mỗi người… Ở nhiều các tỉnh, thành qua đánh giá hiện trạng môi trường, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường luôn lựa chọn các vấn đề nóng bỏng, ưu tiên của địa phương
để tổ chức các chiến dịch truyền thông cho phù hợp, thức tỉnh cộng đồng trong nhận diện, phòng chống và ngăn ngừa các vấn đề môi trường đạt được hiểu quả cao
Nhìn chung, đánh giá những hoạt động đa dạng, với các hình thức phong phú được lồng ghép và phối kết hợp các chiến dịch, nhân dịp các lễ kỷ niệm về môi trường được đánh giá là những đợt truyền thông nâng cao nhận thức môi trường có hiệu quả nhất, vì đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, kiến thức cơ bản của người dân về các vấn đề môi trường từ đó có cơ hội thu hút, lôi kéo mọi người tham gia vào các hoạt động môi trường, góp phần tích cực bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn
Các hoạt động khác về giáo dục nâng cao nhận thức môi trường của cộng đồng được
tổ chức thông qua việc kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới; Tuần lễ Quốc gia về nước sạch
và Vệ sinh môi trường (29/4-6/5); chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn” hàng năm; Tết trồng cây nhân kỷ niệm sinh nhật Bác 19/5… với nhiều hình thức đa dạng và phong phú
từ mít tinh kỷ niệm, đến ra quân xuống đường quét dọn, thu gom rác thải làm sạch xóm làng đường phố đã mang lại hiệu quả thiết thực
1.5.4 Tầm quan trọng của truyền thông trong giáo dục môi trường trong cộng đồng
Trong bảo vệ môi trường, phải dùng nhiều loại công cụ khác nhau: Pháp chế, kinh
tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, đạo đức và giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả truyền thông) Trong những công cụ đã liệt kê đó, thì giáo dục có
vị trí ưu tiên hàng đầu Bên cạnh đó, công cụ pháp chế, kinh tế để bảo vệ môi trường, không phải xã hội nào cũng sử dụng hoặc công cụ khoa học và công nghệ về tài nguyên và môi trường không phải xã hội nào là cũng đầy đủ Giáo dục bảo vệ môi trường với những trình
độ khác nhau thì trong xã hội đều có thể thực hiện được Giáo dục môi trường không chỉ
có vị trí ưu tiên mà gồm có tác dụng tổng quát vì bảo vệ môi trường với các công cụ pháp chế, kinh tế, khoa học và công nghệ, cũng như văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, đạo đức đều phải thông qua giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường còn được hiểu bao gồm các hoạt động giáo dục và đào tạo, tập huấn phổ biến kiến thức, truyền thông Trong đó truyền thông với các đặc điểm đa đối tượng (bao gồm các tầng lớp khác nhau trong công chúng), đa phương thức (đơn chiều và hai chiều), đa tiếp cận (cá nhân, nhóm, đại chúng, dân gian) giữ vị trí hết sức quan trọng
Xuất phát từ những điều như trên thì các văn bản mang tính đường lối, chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như Nghị quyết 41-NQ/TW của Ban Chỉ Huy Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam; Chỉ thị 36-CT/TW của
Bộ Chính trị; Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững đều xem giáo dục môi trường là giải pháp trọng điểm về bảo vệ môi trường.Trong giáo dục môi trường lại luôn luôn nhấn mạnh yêu cầu truyền thông môi trường
Trang 27Giải pháp đầu tiên được nêu ra trong Nghị quyết 41-NQ/TW là:
“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo
vệ môi trường”
Chỉ thị 36-CT/TW nêu:
“Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Tạo điều kiện và khuyến khích để người dân thường xuyên nhận được các thông tin
về môi trường như một biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường.”
Trên cơ sở những nhận thức và chủ trương nêu trên trong các năm qua nước ta đã có những hoạt động truyền thông môi trường tương đối phong phú, đa dạng, tích cực góp phần thu hút sự quan tâm của công chúng tới các vấn đề môi trường
1.5.5 Mục tiêu của truyền thông môi trường
Đạt được phổ cập toàn dân các kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường Cung cấp những thông tin, kiến thức về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về môi trường, tài nguyên, về ô nhiễm môi trường và các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm
Làm thay đổi thói quen, thái độ, hành vi về môi trường theo hướng tích cực, các ứng
xử thân thiện với môi trường trong xã hội, thúc đẩy sự tự nguyện tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
Xây dựng nếp sống hiện đại, văn minh Việt Nam Xóa bỏ các hành vi xấu, phong tục lạc hậu Xây dựng nếp sống mới, hành vi ứng xử hiện đại không xâm hại môi trường,
có thói quen tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, nhất là nơi công cộng
Phát hiện các tấm gương người tốt, việc tốt, mô hình tốt trong bảo vệ môi trường Đấu tranh chống các hành vi, hiện tượng tiêu cực, xây dựng các phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc và bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên.v.v
Xây dựng đội ngũ và hình thành mạng lưới làm công tác truyền thông môi trường Phối hợp mọi lực lượng tham gia truyền thông và truyền thông môi trường có hiệu quả Thực hiện thành công trong công tác xã hội hóa môi trường
1.6 Các phương pháp truyền thông môi trường
1.6.1 Các phương pháp truyền thông
a) Truyền thông dọc
Truyền thông dọc là truyền thông không có thảo luận, người phát thông điệp không biết chính xác người nhận thông điệp cũng như hiệu quả của công tác truyền thông Các phương tiện thông tin đại chúng (mạng xã hội, phát thanh, báo, truyền hình) là các công cụ truyền thông dọc Truyền thông dọc ít tốn kém và phù hợp với các vấn đề môi trường toàn cầu và quốc gia Loại truyền thông này chủ yếu là khi truyền thông về các vấn đề đang
Trang 28được công chúng quan tâm
b) Truyền thông ngang
Truyền thông ngang là truyền thông về thảo luận và phản hồi tương tác qua lại giữa người nhận và người phát thông điệp Loại hình truyền thông này có thể nói là khó hơn, tốn kém hơn nhưng nó lại có hiệu quả hơn Truyền thông ngang phù hợp với cấp dự án và góp phần giải quyết được những vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng
c) Truyền thông theo mô hình
Hình thức cao nhất và hiệu quả nhất của truyền thông ngang là truyền thông bằng
mô hình cụ thể Một mô hình với kế hoạch cụ thể sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, thành công được sử dụng tại địa bàn tham gia trực tiếp, tại điểm tham quan, chuyên gia truyền thông và bên cạnh đó công chúng có thể trực tiếp tham gia trao đổi, thảo luận, xem xét, đánh giá về mô hình
Hình thức truyền thông theo mô hình trực tiếp phải có sự phù hợp với các khu công nghiệp, thủ công nghiệp, nông thôn và miền núi, là những nơi công chúng thấy rõ giá trị thực tế, chi phí và hiệu quả của mô hình
1.6.2 Các phương pháp truyền thông môi trường
a) Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm nhỏ
Giao tiếp, tương tác, trao đổi thông tin giữa các cá nhân và các nhóm mà trong những cuộc đối thoại đó mang kiến thức sâu, cởi mở và có phản hồi Phương pháp này vô cùng thích hợp với việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với từng địa phương, giải thích các vấn đề phức tạp, cận kẽ thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng tới nhóm đối tượng, và đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp đánh giá hiệu quả của chương trình truyền thông môi trường Giao tiếp, tương tác giữa các cá nhân có uy tín trong cộng đồng có thể giúp đỡ cho việc phân tích các hành động môi trường bên cạnh đó còn là người tuyên truyền và phổ biến hiểu quả các thông điệp truyền thông môi trường
b) Họp hội đồng – hội thảo
Các cuộc họp cộng đồng (trường học, tổ địa phương, cơ quan ) thuận lợi cho việc trao đổi, tương tác, bàn bạc và ra quyết định về một số vấn đề của cộng đồng Hội thảo thường giải quyết một vấn đề sâu hơn một cuộc họp thông thường Đặc điểm quan trọng
là hình thức họp Hình thức có sự tham gia của mọi người mang lại hiệu quả cao hơn các hình thức khác Trong các cuộc họp – hội thảo này, nhà truyền thông môi trường phải giữ thái độ trung lập, cố gắng khai thác tất cả các ý kiến của người ngại phát biểu nhất, tốt nhất
là tạo cơ hội trình bày theo cách riêng
c) Thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí, phát thanh ) có khả năng tiếp cận một phạm vi đối tượng rất rộng và có uy tín cao trong việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung của chiến dịch truyền thông môi trường Một số điểm chính của