1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chỉ số trí tuệ xã hội của sinh viên trường Đại học sư phạm Đại học Đà nẵng

76 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chỉ Số Trí Tuệ Xã Hội Của Sinh Viên Trường Đại Học Sư Phạm - Đại Học Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Phan Anh Thy
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Mỹ Dung
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Tâm lý - Giáo dục
Thể loại Khóa luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

- Nghiên cứu thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng-ĐHĐN.. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tìm kiếm, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA: TÂM LÝ-GIÁO DỤC

KHOÁ LUẬN

Tên đề tài

CHỈ SỐ TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS LÊ MỸ DUNG

Đà Nẵng, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CAC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Khách thể nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phạm vi nghiên cứu 2

7 Giả thuyết nghiên cứu 2

8 Phương pháp nghiên cứu 3

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 3

8.2 Phương pháp trắc nghiệm 3

8.3 Phương pháp thống kê toán học 3

9 Cấu trúc của đề tài 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN 4

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về trí tuệ xã hội của sinh viên 4

1.1.1 Trí tuệ xã hội ở nước ngoài 4

1.1.2 Trí tuệ xã hội ở Việt Nam 10

1.2 Khái niệm trí tuệ và những cách tiếp cận nghiên cứu trí tuệ 12

1.3 Một số vấn đề lý luận về trí tuệ xã hội 17

1.3.1 Khái niệm trí tuệ xã hội 17

1.3.2 Một số mô hình trí tuệ xã hội 19

1.4 Sinh viên và một số đặc điểm tâm lý của sinh viên 20

1.4.1 Sinh viên 20

1.4.2 Khái niệm sinh viên sư phạm 20

1.5 Trí tuệ xã hội của sinh viên 28

1.5.1 Khái niệm trí tuệ xã hội của sinh viên 28

1.5.2 Vai trò của trí tuệ xã hội đối với sinh viên 29

1.5.3 Biểu hiện trí tuệ xã hội của sinh viên 29

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Giới thiệu về địa bàn và khách thể nghiên cứu 32

2.1.1 Giới thiệu về Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng 32

2.1.2 Giới thiệu về khách thể nghiên cứu 33

Trang 3

2.2 Tổ chức nghiên cứu 33

2.2.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận 33

2.2.2 Giai đoạn khảo sát thực trạng 34

2.3 Phương pháp nghiên cứu 34

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 34

2.3.2 Phương pháp trắc nghiệm 35

2.3.3 Phương pháp thống kê toán học 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 38

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG-ĐHĐN 39

3.1 Đánh giá chung về trí tuệ xã hội của sinh viên Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng-ĐHĐN 39

3.2.Biểu hiện trí tuệ xã hội của sinh viên Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng-ĐHĐN 39

3.3.So sánh sự khác biệt về trí tuệ xã hội của sinh viên theo phân loại khách thể 41

3.3.1.So sánh theo giới tính 41

3.3.2.So sánh theo học lực 42

3.3.3.So sánh theo Khoa 43

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sinh viên 45

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 47

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 48

1 Kết luận 48

2 Khuyến nghị 50

2.1 Đối với nhà trường 50

2.2 Đối với giảng viên 51

2.3 Đối với sinh viên 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 01 56

Trang 4

DANH MỤC CAC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.2: Mẫu khách thể nghiên cứu (N=161) 33

Bảng 3.1: Trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng-ĐHĐN .39

Bảng 3.2: Các năng lực thành phần trí tuệ xã hội của sinh viên ĐHĐN-Trường Sư Phạm Đà Nẵng(n=161) 40

Bảng 3.3.1: Sự khác biệt về điểm chuẩn SQ trung bình theo giới tính 41

Bảng 3.3.2: Sự khác biệt về điểm chuẩn SQ trung bình theo học lực 42

Bảng 3.3.3: Sự khác biệt về điểm chuẩn SQ trung bình theo khoa 43

Bảng 3.4 : Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên 45

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiểu một cách đơn giản, trí tuệ xã hội là năng lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có tương tác với người khác Nó liên quan đến nhận thức xã hội và năng lực giải quyết vấn đề một cách thông minh trong các hoạt động giao tiếp ứng xử hoặc tương tác cùng người khác Người có trí tuệ xã hội có khả năng vận dụng toàn bộ sức mạnh của trí não và ngôn ngữ cơ thể mình để giao tiếp và hiểu ngôn ngữ cơ thể người khác, làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi tiếp xúc với mình Trí tuệ xã hội cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người làm nghề tiếp xúc với con người trong xã hội như giáo viên, bán hàng, bác sĩ, nhà quản lý Cùng với việc nghiên cứu trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và trí tuệ sáng tạo, nghiên cứu trí tuệ xã hội là hướng đi mới của khoa học Nó khai thác sâu tiềm năng trí tuệ của con người, làm phong phú hơn đối tượng nghiên cứu của tâm lý học và những ứng dụng của chúng vào trong đời sống thực tiễn của con người Cùng với một số loại trí tuệ khác, TTXH góp phần quyết định sự thành công của con người Nghiên cứu TTXH sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho các hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và nghề nghiệp

Trí tuệ xã hội của mỗi cá nhân cũng chịu sư chi phối của tâm trạng, xúc cảm, có tính mục đích, gắn với tình huống, bối cảnh, mang bản chất văn hóa – xã hội nhất định Trí tuệ xã hội được đo bằng chỉ số SQ (Social Quotient), các bằng chứng nghiên cứu của Daniel Goleman trong cuốn “Trí tuệ xã hội”, xuất bản năm 2006, cho thấy chỉ số SQ được xem như là chiếc chìa khóa để thành công trong cuộc đời, và nếu như các chỉ số trí tuệ khác (IQ,CQ,EQ, ) đều cao, thì cá nhân đó gần như chắc chắn sẽ là một người thành đạt trong cuộc sống Nghiên cứu về trí tuệ xã hội (SI- Social Intelligence) và mối quan hệ của nó đối với sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc đời của một con người là một hướng nghiên cứu mới được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm

Những năm gần đây, TTXH được các nhà tâm lý học khẳng định góp phần không nhỏ vào thành công của cá nhân trong cuộc sống Đây là loại trí tuệ thể

Trang 7

hiện trong mối quan hệ tương tác giữa những cá nhân trong xã hội Cá nhân được đánh giá là có sự phát triển về mặt TTXH khi tham gia vào các hoạt động và giải quyết được các nhiệm vụ do hoạt động đó đề ra trong sự tương tác với người khác TTXH góp phần quyết định sự thành công của mỗi người; nó không dành riêng cho một giai tầng xã hội nào và không mang tính bẩm sinh

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng-ĐHĐN, đề xuất một số khuyến nghị nâng cao các năng lực trí tuệ xã hội (SQ) cho sinh viên

3 Đối tượng nghiên cứu

- Chỉ số trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng

4 Khách thể nghiên cứu

- Sinh viên Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng-ĐHĐN

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về trí tuệ xã hội của sinh viên

- Nghiên cứu thực trạng trí tuệ xã hội của sinh viên Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng-ĐHĐN

6 Phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trí tuệ xã hội của sinh viên thể hiện ở 4 khía cạnh: Năng lực nhận thức xã hộI; Năng lực thích ứng hòa nhập môi trường xã hội; Năng lực thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội và Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội

- Về khách thể nghiên cứu: 161 sinh viên năm 1,2,3, 4 của Khoa Tâm lý- Giáo dục; Khoa Giáo dục Tiểu học và Khoa Giáo dục mầm non

- Về địa bàn nghiên cứu: Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng-ĐHĐN

- Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 4/2024

7 Giả thuyết nghiên cứu

Phần lớn sinh viên của Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng-ĐHĐN có trí tuệ xã hội ở mức thấp Trong đó, sinh viên có năng lực thích ứng hòa nhập môi

Trang 8

trường xã hội và thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội ở mức thấp nhất Có sự khác biệt về mức độ trí tuệ xã hội ở các sinh viên theo phân loại khách thể

8 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tìm kiếm, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau về nghiên cứu trí tuệ

xã hội của sinh viên

8.2 Phương pháp trắc nghiệm

Sử dụng trắc nghiệm để đánh giá mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên

8.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS để phân tích kết quả điều tra và dùng các công thức để tính toán xử lý các số liệu, kết quả nghiên cứu

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị; cấu trúc của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về trí tuệ xã hội của sinh viên

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về chỉ số trí tuệ xã hội của sinh viên Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng-ĐHĐN

Trang 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về trí tuệ xã hội của sinh viên

1.1.1 Trí tuệ xã hội ở nước ngoài

Trên thế giới, những nghiên cứu về TTXH bắt đầu khi E.L Thorndike lần

đầu tiên đưa ra khái niệm “TTXH” dựa trên sự phân chia trí tuệ con người thành

ba bộ phận bao gồm trí tuệ trừu tượng (abstract intelligence), trí tuệ kỹ thuật (mechanical intelligence) và TTXH (social intelligence) Theo ông, TTXH liên quan đến năng lực của một cá nhân để hiểu, tương tác với người khác, để tham gia, hành động thích ứng với các tương tác xã hội Kể từ đây, vấn đề TTXH đã được đông đảo các nhà tâm lý học như P.E Vernon, M.O’ Sullivan, G.J Guilford, R.J Sternberg, D Goleman, K Albrecht, quan tâm nghiên cứu Nhìn chung, có bốn cách tiếp cận lý thuyết TTXH: tiếp cận dựa trên khái niệm (definitional approach), tiếp cận tâm lý học (psychometric approach), tiếp cận thực nghiệm xã hội (social – experimental approach) và tiếp cận gián tiếp (implicit approach) Các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ các khái niệm, cấu trúc, chức năng cũng như tầm quan trọng của TTXH đối với đời sống tâm lý của con người [19], [27]

Bên cạnh những nghiên cứu nhằm xác lập cơ sở lý luận cho TTXH, rất nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này đã được tiến hành Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:

“Nghiên cứu về trí tuệ ngôn ngữ, TTXH của trẻ bình thường và trẻ chậm phát triển trí tuệ” được George Lane Wagaman tiến hành năm 1973 đã cho thấy trẻ chậm phát triển trí tuệ có điểm thấp hơn trẻ bình thường trong bài trắc nghiệm trí tuệ ngôn ngữ (ATCL) Tuy nhiên, điều đáng nói là trẻ chậm phát triển trí tuệ lại có điểm ngang bằng trẻ bình thường khi thực hiện các bài trắc nghiệm TTXH bằng phi ngôn ngữ [16]

Đề tài “So sánh TTXH của trẻ em là con một trong gia đình với trẻ có anh chị em” của Manisha Goel và Preeti Aggarwal, được tiến hành trên 40 trẻ là con

Trang 10

một và 40 trẻ có anh chị em trong gia đình, hiện đang học lớp 9 và 10 ở khu vực NCR, Ấn Độ Các tác giả đã đo lường TTXH thông qua 8 mặt biểu hiện bao gồm: sự kiên nhẫn, hợp tác, tự tin, sự nhạy cảm, nhận biết tình huống xã hội, ứng xử khôn khéo, hài hước và trí nhớ xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy, TTXH của trẻ có anh chị em cao hơn so với trẻ là con một trong gia đình, đi sâu phân tích từng mặt biểu hiện cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mặt biểu hiện của “sự kiên nhẫn” và “nhạy cảm” [21]

“TTXH và kết quả học tập – yếu tố dự báo sự tín nhiệm của vị thành niên”

do nhóm nghiên cứu bao gồm N Meijs, Antonius H N Cillessen, Ron H J Scholte, E Segers và R Spijkerman thực hiện trên 512 vị thành niên trong độ tuổi 14 – 15 ở trường cao đẳng nghề và dự bị đại học ở vùng Tây Bắc châu Âu Kết quả cho thấy sự tín nhiệm có tương quan rõ rệt với TTXH chứ không phải là kết quả học tập [22]

Nghiên cứu về “TTXH, lòng tự tôn và tính nhạy cảm trong giao tiếp đa văn hoá” được các nhà tâm lý học Qingwen Dong, Randall J Koper và Christine

M Collaco thực hiện Nghiên cứu này được tiến hành trên 419 SV của hai trường đại học ở miền Tây Hoa Kỳ Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận

về mặt thống kê giữa TTXH và tính nhạy cảm trong giao tiếp đa văn hoá; đồng thời, cả hai yếu tố của lòng tự tôn là giá trị bản thân và tính hiệu quả của cá nhân, đều có tương quan thuận với tính nhạy cảm trong giao tiếp đa văn hoá [23]

Nghiên cứu “Mối liên hệ giữa TTXH và việc sử dụng các biện pháp duy trì

nề nếp lớp học của giáo viên” do S.Y Jeloudar và A.S Md Yunus thực hiện Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích mức độ TTXH của 203 giáo viên ở các trường công lập Malaysia dựa trên độ tuổi và các biện pháp duy trì nề nếp lớp học thường được sử dụng Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trong mức độ TTXH của giáo viên theo độ tuổi Hơn nữa, kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa TTXH của giáo viên và sáu biện pháp duy trì

nề nếp lớp học (thảo luận, công nhận, tham gia, gợi ý, trừng phạt, công kích) [27]

Trang 11

Đề tài “TTXH và sự gây hấn của học sinh cuối cấp hai” do Sameer Babu M và J.M Islamia thực hiện trên 84 học sinh trên địa bàn quận Malappuram, Ấn Độ Kết quả nghiên cứu cho thấy TTXH của các em tập trung ở mức trung bình và giữa các em thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột, gây hấn Kết quả này cũng cho thấy giữa TTXH và sự gây hấn của học sinh cuối cấp hai có mối quan hệ tương quan nghịch Khi so sánh kết quả theo giới tính cho thấy học sinh nữ có TTXH cao hơn so với học sinh nam [25]

Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nghiên cứu khác như “Chỉ số TTXH – công cụ dự báo sức khoẻ tâm thần” của D Hooda, N.R Sharma và A Yadava [14],

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về TTXH trên thế giới đã cho thấy sự phong phú, đa dạng của vấn đề này, đồng thời cũng khẳng định vai trò của TTXH đối với đời sống tâm lý con người Tuy nhiên, TTXH vẫn là lĩnh vực vô cùng phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và chính xác hóa

Những nghiên cứu về TTXH gắn liền với thiểu năng trí tuệ

S.I Greenspan (1979) thì quan niệm rằng, trí tuệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong khái niệm về thiểu năng trí tuệ (IQ < 70) Nghiên cứu chẩn đoán thiểu năng trí tuệ (Mental Retardation) liên quan đến sự thiếu hụt về trí tuệ xã hội và trí tuệ hàn lâm S.I.Greenspan (1979) cho rằng cần thay thế chỉ số IQ và trí tuệ chức năng (Intellectual Functioning) bằng trí tuệ xã hội và trí tuệ thực tiễn khi chẩn đoán cho những ngưởi thiểu năng trí tuệ (chậm phát triển trí tuệ) Xuất phát từ quan điểm này, Greenspan đã đề xuất một cấu trúc của trí thông minh xã hội gồm 3 thành tố trong đó nhấn mạnh đến sự nhạy cảm trong tương tác và khả năng giao tiếp xã hội của con người [17]

Những nghiên cứu về TTXH gắn liền với tự kỷ

Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, những nghiên cứu về trí tuệ xã hội còn gắn liền với nghiên cứu về bệnh tự kỷ Có lập luận cho rằng một trong những thiếu hụt chính trong bệnh tự kỷ và các rối loạn khác về tự kỷ bắt nguồn từ sự kém phát triển của trí tuệ xã hội và khả năng không thể giải quyết được các tình huống xảy ra trong đời sống con người Nghiên cứu về trí

Trang 12

tuệ xã hội này có liên quan đến "lý thuyết tâm lý", một lĩnh vực đề cập đến khả năng nhận thức đặc biệt, nhằm hiểu rằng mỗi con người có niềm tin, ước muốn và dự định khác với những người khác Có thể kể tên các tác giả như: S.Baron- Cohen, H.A.Ring, S.Wheelwright, E.T Bullmore, M.J.Brammer, A.Simmons, S.C.Williams (1999) [13]

Những nghiên cứu về TTXH gắn liền với trí tuệ nhân tạo

Một số tác giả như W Bainbridge, E Brent, K Carley, D Heise, M Macy,

B Markovsky, J Skvoretz nghiên cứu về TTXH gắn liền trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence- AI), đó là năng lực của một máy tính kỹ thuật số hoặc một thiết bị rô- bốt điều khiển trên máy vi tính để vận hành những công việc gắn liền với đặc điểm trí tuệ của con người, chẳng hạn như khả năng suy luận, khám phá ý nghĩa, khái quát hoá và học hỏi từ kinh nghiệm đã trải qua

Các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng mặc dù máy tính có thể được lập trình thành công để thực hiện có hiệu quả và thành thạo một số nhiệm vụ phân tích phức tạp (ví dụ, mô phỏng khả năng con người trong việc giải quyết các vấn đề), vẫn không có các hệ thống máy tính phù hợp với sự linh hoạt của con người trong việc giải quyết các tình huống của cuộc sống hàng ngày Thông qua kết nối của máy tính với AI, trí tuệ xã hội cũng được nghiên cứu dưới hình thức lý thuyết trò chơi (ví dụ, nhiều người tham gia trò chơi điều tra và xây dựng mô hình hoá về việc đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận của họ), hoặc lựa chọn hành động (tức là hai người chơi là đối thủ của nhau trong việc điều tra và mô hình hóa về việc thực hiện một sự lựa chọn), hoặc hình thành nhóm trí tuệ (tức là, các điều tra và mô hình hoá các mạng lưới trí tuệ phức tạp) và nhiều lĩnh vực khác của toán học ứng dụng, khoa học máy tính, kinh tế và sự tiến hoá [12] Hướng nghiên cứu TTXH gắn liền với thiểu năng trí tuệ, tự kỷ và trí tuệ nhân tạo là hướng nghiên cứu gần đây nhất và rất hữu ích Đây là hướng nghiên cứu hứa hẹn giải quyết được những vấn đề cấp bách của xã hội hiện đại Thiểu năng trí tuệ, tự kỉ và trí tuệ nhân tạo đã được nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu Tuy nhiên, những nghiên cứu tiếp cận vấn đề dưới góc độ TTXH thì cuối thế kỷ

XX và đầu thế kỷ XXI mới xuất hiện Đây được kỳ vọng là một hướng nghiên

Trang 13

cứu nhằm giải quyết triệt để các vấn đề trên Tiếc rằng, những nghiên cứu theo hướng này đang còn rất ít và hạn chế

Một số công trình nghiên cứu thực tiễn của trí tuệ xã hội

Cùng với những nghiên cứu nhằm xác lập cơ sở lý luận cho TTXH, rất nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu thực tiễn của TTXH Có thể kể tên các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Năm 2007, 2 tác giả Sameer Babu M và Jamia Millia Islamia thuộc Đại học quốc gia New Delhi (Ấn Độ) đã công bố kết quả nghiên của đề tài: "Trí tuệ xã hội và sự gây hấn của học sinh cuối cấp 2: Một bức tranh phác thảo"

Mục đích của nghiên cứu là:

(1) Để đo lường mức độ thông minh xã hội giữa các học sinh cuối cấp 2; (2) Để đo lường mức độ gây hấn giữa các học sinh cuối cấp 2;

(3) Để tìm hiểu mối quan hệ giữa trí thông minh xã hội và sự gây hấn; (4) Để so sánh trí thông minh xã hội của học sinh;

(5) Để so sánh mức độ gây hấn giữa các học sinh

Tác giả đã nghiên cứu trên 84 học sinh trung học trên địa bàn quận Malappuram, Ấn Độ Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các học sinh này chỉ đạt mức độ trung bình về mặt trí tuệ xã hội và giữa các em thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột, gây hấn Đồng thời các tác giả cũng nhận thấy mối quan hệ nghịch giữa TTXH và sự gây hấn của các học sinh Kết quả so sánh giới tính đã chứng minh rằng TTXH của học sinh nữ cao hơn so với học sinh nam [25] Năm 2008, nhóm nghiên cứu bao gồm Noorje Meijs, Antonius H N Cillessen, Ron H J Scholte, E Segers và R Spijkerman đã tiến hành nghiên cứ:

“TTXH và kết quả học tập - yếu tố dự báo sự tín nhiệm của vị thành niên” được thực hiện trên 512 vị thành niên trong độ tuổi 14 -15 ở trường cao đẳng nghề và

dự bị đại học ở vùng Tây Bắc châu Âu Kết quả cho thấy sự tín nhiệm có tương quan rõ rệt với TTXH chứ không phải là kết quả học tập [21]

Năm 2008, nghiên cứu về “TTXH, lòng tự tôn và tính nhạy cảm trong giao tiếp đa văn hoá” được các nhà tâm lý học Qingwen Dong, Randall J Koper và Christine M Collaco thực hiện Nghiên cứu này được tiến hành trên 419 SV của

Trang 14

hai trường đại học ở miền Tây Hoa Kỳ Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận về mặt thống kê giữa TTXH và tính nhạy cảm trong giao tiếp đa văn hoá; đồng thời, cả hai yếu tố của lòng tự tôn là giá trị bản thân và tính hiệu quả của cá nhân, đều có tương quan thuận với tính nhạy cảm trong giao tiếp đa văn hoá [23]

Năm 2012, đề tài “So sánh TTXH của trẻ em là con một trong gia đình với trẻ có anh chị em” của Manisha Goel và Preeti Aggarwal, được tiến hành trên 40 trẻ là con một và 40 trẻ có anh chị em trong gia đình, hiện đang học lớp 9 và lớp

10 ở khu vực NCR, Ấn Độ Các tác giả đã đo lường TTXH thông qua 8 mặt biểu hiện bao gồm: sự kiên nhẫn, hợp tác, tự tin , sự nhạy cảm, nhận biết tình huống xã hội, ứng xử khôn khéo, hài hước và trí nhớ xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy,TTXH của trẻ có anh chị em cao hơn so với trẻ là con một trong gia đình

Đi sâu phân tích từng mặt biểu hiện cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mặt biểu hiện của “sự kiên nhẫn” và “nhạy cảm”

Năm 2012, nghiên cứu “Mối liên hệ giữa TTXH và việc sử dụng các biện pháp duy trì nề nếp lớp học của giáo viên” do Soleiman Y Jeloudar và A.S Md Yunus thực hiện Khách thể tham gia gồm 203 giáo viên đến từ các quốc gia Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích mức độ TTXH của giáo viên ở các trường công lập dựa trên độ tuổi và các biện pháp duy trì nề nếp lớp học thường được sử dụng Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trong mức độ TTXH của giáo viên theo độ tuổi Hơn nữa, kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa TTXH của giáo viên và 5 biện pháp duy trì nề nếp lớp học (thảo luận, công nhận, gợi ý, trừng phạt, công kích) Giáo viên có chỉ số trí tuệ xã hội cao thường sử dụng các biện pháp duy trì nề nếp lớp học bằng các biện pháp thảo luận, công nhận và gợi ý, giáo viên có SQ thấp thường sử dụng biện pháp công kích Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy liên quan đến việc sử dụng biện pháp trừng phạt [28]

Năm 2013, B.Duvnjak, Jasna Bajraktarević đã nghiên cứu vấn đề: “Sử dụng mạng xã hội và trí tuệ xã hội của sinh viên” Hai tác giả đã nghiên cứu trên

280 sinh viên thuộc địa phận Mostar (Bosnia và Herzegovina) Mục đích của

Trang 15

nghiên cứu là nhằm xác định ảnh hưởng của các mạng xã hội vào sự phát triển của trí tuệ xã hội Kết quả cho thấy, mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực đối với

sự phát triển của TTXH Các kết quả đạt được từ các trắc nghiệm TTXH có mối tương quan chặt chẽ với thời gian mà sinh viên dành cho việc nghiên cứu mạng xã hội [15]

Và các công trình nghiên cứu khác như: “TTXH và một số nét tính cách của học sinh năng khiếu- trường cấp hai chuyên King Abdullah II, Jordan” của A.Al- Makahleh và A.H Ziadat [23], “Chỉ số TTXH - công cụ dự báo sức khoẻ tâm thần” của D Hooda, N.R Sharma và A Yadava [18]

1.1.2 Trí tuệ xã hội ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu về TTXH là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ Những công trình nghiên cứu về lý luận lẫn thực tiễn ứng dụng rất ít Có thể kể đến những nghiên cứu tiên phong như:

Năm 2005, tác giả Trần Kiều và cộng sự đã nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu phát triển trí tuệ của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, mã số KX -05-06 Các tác giả cũng đồng tình với quan điểm: “Trí thông minh IQ đo được bằng các trắc nghiệm tâm lý chỉ đóng góp khoảng 20% cho sự thành đạt của hoạt động con người mà thôi Phần quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động là do các dạng khác nhau của trí tuệ xã hội” [8]; tr.29] Theo các tác giả, định nghĩa trí tuệ cần được hiểu theo nghĩa mới có nội hàm rộng hơn bao gồm: trí thông minh, trí sáng tạo và trí tuệ xã hội Trí tuệ xã hội được định nghĩa là “năng lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có tương tác với người khác Nó thể hiện và phát triển trong hoạt động cùng người khác trong điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội nhất định” [8] Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu trí tuệ xã hội, nhưng sự khẳng định của một đề tài nghiên cứu quy mô cấp Nhà nước về trí tuệ đã định hướng, gợi mở cho những công trình nghiên cứu kế tiếp

Năm 2011, Nguyễn Công Khanh và tập thể đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chỉ số trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên trường ĐHSP” Các tác giả đã xây dựng được trắc nghiệm đo lường chỉ số SQ của sinh viên Đại học sư phạm, đáp

Trang 16

ứng được các tiêu chuẩn thiết kế và đo lường (Có độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ hiệu lực đảm bảo); Sau đó tiến hành đo trên 1389 SV của 2 trường ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Thái Nguyên Kết quả nghiên cứu, có khoảng 20- 25%

SV được nghiên cứu có điểm chuẩn SQ thấp (< 90 điểm); SV ĐHSP mạnh hơn

ở các nhóm năng lực: nhận thức xã hội, giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội và yếu hơn ở các nhóm năng lực: thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội; năng lực thích ứng hòa nhập Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số TTXH là: ngành học, giới tính, dân tộc (điều kiện lịch sử- văn hóa- xã hội) Nghiên cứu phát triển bộ trắc nghiệm đánh giá chỉ số trí tuệ xã hội của SV ĐHSP là đề tài có giá trị cao nhằm

đo lường chỉ số trí tuệ xã hội Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về TTXH ở Việt Nam Tác giả đã tiếp cận theo hướng đo lường của TTXH Tuy nhiên, bộ trắc nghiệm cần được chuẩn hóa trên mẫu quốc gia để trở thành bộ công cụ tin cậy đánh giá chỉ số TTXH của sinh viên các trường ĐHSP [5]

Năm 2011, tác giả Huỳnh Văn Sơn và các cộng sự đã nghiên cứu đề tài:

“Nhận thức về trí tuệ xã hội và các biện pháp phát triển trí tuệ xã hội cho trẻ từ 6

- 11 tuổi của phụ huynh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” Kết quả nghiên cứu từ

400 phụ huynh cho thấy, phụ huynh có nhận thức về sự phát triển trí tuệ của trẻ 6- 11 tuổi chưa sâu Hầu hết phụ huynh đều cho rằng có thể phát triển TTXH của trẻ thông qua luyện tập Nhưng luyện tập như thế nào, mức độ ảnh hưởng đến TTXH ra sao thì các phụ huynh lại chưa nắm rõ Có tới hơn một nửa số phụ huynh được khảo sát có nhận thức chưa đúng đắn khi cho rằng, TTXH là yếu tố

tự nhiên và nó sẽ tự phát triển mà không cần có bất cứ sự can thiệp hay tác động nào Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTXH của trẻ

từ 6- 11 tuổi là: Thể chất và các điều kiện sinh học, thế giới xung quanh, giáo dục của người lớn, giao tiếp trong nhóm bạn cùng tuổi và hoạt động học tập Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề ra một số biện pháp nhằm phát triển TTXH cho trẻ từ 6-11 tuổi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Đây là một nghiên cứu thực tế rất có giá trị, góp phần phản ánh thực trạng để tìm ra các giải pháp nhằm phát triển TTXH của trẻ từ 6- 11 tuổi trên địa bàn TP HCM Tuy nhiên, đối

Trang 17

tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu đang còn bị thu hẹp (chủ yếu trên học sinh tiểu học, ở TP HCM) [7]

Năm 2017, Kiều Thị Thanh Trà đã nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm trí tuệ xã hội của sinh viên đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh” Tác giả đã nghiên cứu đặc điểm trí tuệ xã hội của 866 sinh viên dựa trên mô hình S.P.A.C.E (Nhận thức xã hội, Thể hiện bản thân, Tạo sự tín nhiệm, Giao tiếp hiệu quả và thấu cảm) do K Albrecht đề xuất Kết quả cho thấy, mức độ trí tuệ của SV ở mức trung bình, trong đó đặc điểm “tạo sự tín nhiệm” có ưu thế nhất so với 4 đặc điểm còn lại, đặc điểm “nhận thức xã hội” đạt ở mức thấp nhất Tác giả chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến TTXH của SV đại học sư phạm là: Yếu tố sinh học, tính tích cực cá nhân, gia đình, bạn bè, trường sư phạm và một số yếu tố xã hội khác Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ xã hội trên nhóm khách thể là sinh viên đại học sư phạm TP HCM Công trình đã góp phần lấp khoảng trống trong nghiên cứu về trí tuệ xã hội ở Việt Nam [9]

Như vậy, các công trình nghiên cứu về TTXH của nước ta còn rất ít Các vấn đề về lý luận, thực trạng và ứng dụng TTXH đang còn bỏ trống nhiều Mới chỉ có một công trình của Nguyễn Công Khanh nghiên cứu về lý luận của TTXH (theo hướng đo lường của TTXH) và hai công trình nghiên cứu thực tiễn của Huỳnh Văn Sơn nhằm phát hiện thực trạng nhận thức về TTXH và của Kiều Thị Thanh Trà nghiên cứu đặc điểm của trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy, việc tìm hiểu vấn đề này sẽ góp phần làm phong phú thêm các hướng nghiên cứu, lý luận về trí tuệ xã hội nói chung và kết quả nghiên cứu trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non nói riêng dưới góc độ của tâm lý học

1.2 Khái niệm trí tuệ và những cách tiếp cận nghiên cứu trí tuệ

Trí tuệ hay trí thông minh (Intelligence) là gì? Trả lời câu hỏi này mọi người thường nhấn mạnh đến các loại năng lực nhận thức khác nhau giúp người

ta hành động hiệu quả, giải quyết vấn đề và đạt mục tiêu trong cuộc sống Người

ta đôi khi phân biệt trí tuệ hàn lâm hay trí thông minh hàn lâm (Academic Interlligence) với trí tuệ xã hội hay trí thông minh xã hội (Social Interlligence)

Trang 18

hoặc kỹ năng thiết lập quan hệ với người khác (Interpersonal Skills) ( Berg, 1992)

Mặc dù thừa nhận có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này, song các nhà tâm lí học vẫn cho rằng trí tuệ hay trí thông minh có một ý nghĩa cơ bản chung trong các khoa học Đó là – trí tuệ nhân tạo, trí tuệ của con người – tất cả đều liên quan đến tập hợp thông tin, học hay hiểu biết về thông tin đó và suy luận với thông tin đó Tất cả các loại trí tuệ đều liên quan đến năng lực tâm thần, liên quan đến các hoạt động nhận thức

Bản chất của trí tuệ là yếu tố cốt lõi của vấn đề trí tuệ Chỉ khi nào làm rõ bản chất của nó mới có đủ cơ sở, đủ điều kiện để hiểu được cách nào là phù hợp để tác động làm thay đổi trí tuệ của một con người Bản chất của trí tuệ chỉ có một nhưng mỗi tác giả lại đi theo các hướng khác nhau, khai thác trí tuệ dưới những nghiên cứu của riêng mình vì vậy đến bây giờ vẫn chưa thể thống nhất được bản chất của trí tuệ

Trong số rất nhiều tác giả, chúng tôi lựa chọn quan điểm của tác giả Sternberg, đây là một quan điểm được khá nhiều người biết đến, đã và đang vận dụng trong nghiên cứu và thực tiễn Ông cho rằng bất cứ sự giải thích nào về trí tuệ phải giải quyết được ba vấn đề:

- Thứ nhất, phải có khả năng liên kết trí tuệ với thế giới bên trong của con người và giải thích được cái gì xảy ra khi con người suy nghĩ một cách thông minh

- Thứ hai, có khả năng giải thích mối quan hệ giữa thế giới bên ngoài với trí tuệ con người và giải thích được trí tuệ vận hành trong thế giới hiện thực như thế nào

- Thứ ba, phải liên kết giữa thao tác trí tuệ với kinh nghiệm cá nhân

Từ quan điểm đó, ông xây dựng lí thuyết ba thành phần trí tuệ gồm:

+ Cấu trúc: chính là cấu trúc của kĩ năng tư duy Trong cấu trúc này có ba thành phần: siêu cấu trúc, thực hiện và tiếp nhận Thành phần siêu cấu trúc là thành phần điều khiển, có chức năng lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá các chiến lược giải quyết vấn đề của cá nhân Thành phần thực hiện, giúp cá nhân

Trang 19

triển khai các chỉ dẫn của thành phần siêu cấu trúc Thành phần tiếp thu tri thức, liên quan chủ yếu đến khả năng tiếp thu và sủ dụng ngôn ngữ cho phép ta nắm được ý của ngữ cảnh trong quá trình giải quyết vấn đề

+ Kinh nghiệm: cho phép chỉ ra trong kinh nghiệm cá nhân chỗ nào trí tuệ cần tập trung và mang tính quyết định Kinh nghiệm làm tăng khả năng giải quyết các nhiệm vụ mới và làm cho việc xử lý thông tin có tính chất tự động nhiều hơn

+ Điều kiện: là mối quan hệ giữa các hành vi trí tuệ của cá nhân với hoàn cảnh bên ngoài Nó là lực đẩy của trí tuệ, là sự thích ứng của trí tuệ.Theo quan điểm của tác giả, ông cho rằng có ba yếu tố để nhận biết trí tuệ của con người gồm: các kĩ năng xử lí thông tin; kinh nghiệm của họ về những thông tin (những tình huống, bài tập); điều kiện trong đó họ đang thực hiện các bài tập được giao (văn hóa, thời đại, tuổi tác…)

Vào năm 1986, tức là 65 năm sau (Sternberge và Detterman, 1986), một hội thảo tương tự được tổ chức nhằm xác định lại bản chất của khái niệm này Tại Hội thảo này, 24 chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu trí tuệ lại được đề nghị đưa ra những định nghĩa về trí tuệ Một lần nữa các loại năng lực trên lại được các chuyên gia này nhắc đến – đó là quá trình tâm thần cơ bản (Chính là năng lực nhận thức hay năng lực học) năng lực thích ứng với môi trường và tư duy trừu tượng Tuy nhiên họ nhấn mạnh đến vai trò của siêu nhận thức (Metacognition) (chẳng hạn như năng lực giải quyết vấn đề, suy luận trừu tượng, và năng lực làm quyết định), đồng thời nhấn mạnh đến vai trò văn hóa

Có thể chia các quan niệm về trí tuệ thành hai nhóm:

- Quan niệm trí tuệ đơn nhân tố: đại diện là các nhà nghiên cứu như Galton, Spearman và Stern Tuy nhiên quan niệm này nhanh chóng trở nên lạc hậu và không thể giải thích được những trường hợp xuất hiện các tài năng ở các lĩnh vực khác nhau

- Quan niệm trí tuệ đa nhân tố:

Năm 1938, L Thurstone , nhà Tâm lí học người Mỹ, đã xác định được bảy nhân tố trí tuệ mà ông gọi là “năng lực trí tuệ nguyên thủy” (PMAs): tính toán

Trang 20

bằng số, thông hiểu ngôn ngữ, tưởng tượng không gian, trí nhớ liên tưởng, suy luận, lưu loát về từ ngữ, tốc độ tri giác

Nhà Tâm lí học Mỹ , J.P.Guilford (1988), đã đề xuất mô hình 3 chiều của trí tuệ con người Mô hình này được tạo thành từ 6 loại thao tác, 5 kiểu nội dung, 6 hình thức sản phẩm tạo thành 180 nhân tố Mô hình cấu trúc trí tuệ (Structure-of-intellect model) ra đời đã khẳng định những năng lực trong cấu trúc này là sự kết hợp của cả trí sáng tạo và trí tuệ xã hội Mô hình trí tuệ của J

P Guilford không chỉ đáng chú ý về số lượng các nhân tố mà còn đặt ra hướng nghiên cứu về một loại trí tuệ mới- trí tuệ xã hội, một loại trí tuệ hiện hữu trong mối quan hệ xã hội của con người- và được tác giả gọi là năng lực nhận thức hành vi

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, Cattell và Horn đã xây dựng lí thuyết trí tuệ hai nhân tố gồm trí tuệ lỏng (Fluid Intelligence) và trí tuệ kết tinh (Crystallized Intelligence)

*Trí tuệ lỏng gồm năng lực tư duy, trí nhớ và tốc độ chế biến thông tin, liên quan chủ yếu đến năng lực có tính bẩm sinh

*Trí tuệ kết tinh gồm các kiến thức thu được trong môi trường văn hóa xã hội

Vì vậy, có thể xem mô hình trên là mô hình trí tuệ đa nhân tố, trong đó có những nhân tố được hình thành chủ yếu do cá nhân học hỏi trong môi trường xã hội

Howard Gardner, nhà Tâm lí học Mỹ, vào năm 1993, đã đưa ra thuyết đa trí tuệ (MI), thừa nhận có nhiều thành phần trí tuệ trong năng lực của con người

và trong mỗi cá nhân thường có một dạng trí tuệ nổi trội Gardner đề xuất tám kiểu trí tuệ của con người gồm: trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic - toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ vận động, trí tuệ về tự nhiên, trí tuệ về bản thân, trí tuệ về người khác Như vậy hai kiểu trí tuệ về bản thân và người khác bao trùm sự cố gắng của cá nhân trong việc hiểu cả hành vi, động cơ và cảm xúc của bản thân và người khác Hai kiểu trí tuệ này có liên quan mật thiết đến TTCX

Trang 21

Năm 1985, R Sternberg, nhà Tâm lí học hiện đại Mỹ, chuyên gia về nghiên cứu trí tuệ, trên cơ sở quan sát quá trình chế biến thông tin đã đề xuất thuyết ba nhân tố của trí tuệ gồm trí tuệ phân tích, trí tuệ sáng tạo, trí tuệ thực tiễn (Practical Intelligence - PI hay Practical Wisdom - PW)

Năm 1998, H Eysenck đã tổng hợp các quan niệm và các nghiên cứu để đề

ra mô hình ba tầng bậc của trí tuệ Chúng bao gồm trí tuệ sinh học, trí tuệ tâm trắc, và trí tuệ xã hội Cho đến nay, các nhà Tâm lí học cũng phát hiện ra nhiều khả năng trí tuệ khác Họ chia chúng thành ba nhóm chính: trí thông minh trừu tượng (khả năng hiểu và xử lý những ký hiệu toán học và ngôn ngữ), trí thông minh cụ thể (khả năng hiểu và xử lý thông tin từ các đồ vật), trí thông minh xã hội (khả năng hiểu và thiết lập quan hệ với mọi người) TTCX là một yếu tố thuộc nhóm trí tuệ xã hội

Cách tiếp cận thay thế thứ hai là tìm kiếm những cách tiếp cận tốt hơn để đánh giá trí tuệ (Sternberg, 1997) Rất nhiều mô hình về trí tuệ trước đây chi tập trung chủ yếu vào những thành tố sinh lý hoặc nhận thức của trí tuệ Các mô hình này thường sử dụng chỉ số IQ như phép đo duy nhất về trí tuệ Tuy nhiên một số lý thuyết hiện thời lại xem trí tuệ như là một hệ thống phức hợp bao gồm

sự tác động qua lại giữa các quá trình tâm thần, ảnh hưởng của hoàn cảnh và hang loạt các năng lực khác Theo các lý thuyết này trí tuệ có tính động và có thể thay đổi khi các điều kiện môi trường thay đổi chẳng hạn, theo lý thuyết 3 nhân tố của Sterberg (1997), có ba khía cạnh tương tác qua lại tạo thành trí tuệ thành công (Successful Intelligence) Thứ nhất đó là các quá trình bên trong đối với cá nhân, gồm các kỹ năng xử lý thông tin chúng hướng dẫn các hành vi thông minh Khía cạnh thứ hai liên quan đến năng lực tạo ra sự phù hợp tối ưu giữa kỹ năng của một cá nhân và môi trường bên ngoài của người đó Thành phần thứ ba liên quan đến năng lực huy động (tư bản hóa) kinh nghiện của cá nhân để xử lý những thông tin mớ, không quen thuộc, một cách thành công Cách tiếp cận thay thế thứ ba là mở rộng khái niệm trí thông minh như là

sự kết hợp năng lực tâm thần với các loại năng lực khác (ví dụ năng lực cảm xúc) Từ lâu các nhà nghiên cứu trí thông minh đã không hài lòng với việc chỉ

Trang 22

xem trí thông minh là những gì do các trắc nghiệm đo lường IQ đo được Chính Wechler (1945), tác giả của những bộ trắc nghiệm nội tiếng dung để đo lường chỉ số thông minh IQ, cũng đã từng băn khoăn với những câu hỏi: liệu các năng lực phi trí tuệ, các năng lực tình cảm, động cơ có thể thừa nhận như là những nhân tố của trí tuệ chung hay không,Và liệu chúng có phải là một phần của trí tuệ hay cúng chỉ tham gia dự đoán hành vi thông minh

Như vậy có thể hiểu khái niệm trí tuệ, một cách rộng hơn, như là năng lực tổng thể hoặc một loạt các năng lực giúp cá nhân áp dụng các kỹ năng nhận thức, xúc cảm và sự hiểu biết để học, để giải quyết vấn đề và để đạt các mục đích có giá trị hoặc để sáng tạo ra các sản phẩm có giá trị trong những điều kiện văn hóa – lịch sử cụ thể Về bản chất, trí tuệ là một cấu trúc phức hợp, đa diện hòa nhập nhiều loại năng lực, có tinh độc lập tương đối, ổn định nhưng không tĩnh tại mà phát triển nhờ sự trải nghiệm của cá nhân đó mang lại (tức là trí tuệ của mỗi người đều mang dấu ấn văn hóa xã hội của môi trường sống)

1.3 Một số vấn đề lý luận về trí tuệ xã hội

1.3.1 Khái niệm trí tuệ xã hội

E.Thorndike (1920) đã định nghĩa: “Trí tuệ xã hội là năng lực để hiểu và kiểm soát đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, để hành động một cách khôn ngoan trong các mối quan hệ xã hội của con người” [29; tr 228]

Năm 1927, F.A Moss và T Hunt định nghĩa trí tuệ xã hội là năng lực chung sống hòa thuận với người khác [20; tr.108]

P.E Vernon (1933) đưa ra định nghĩa về trí tuệ xã hội theo cách hiểu rộng nhất về khái niệm này: Trí tuệ xã hội là năng lực của cá nhân chung sống hòa thuận với mọi người nói chung, với các kỹ năng xã hội, với các hiểu biết xã hội, có khả năng tương tác với các thành viên khác trong một nhóm [31; tr.44] Các năng lực mà ông nói đến là năng lực hòa nhập với cộng đồng, với con người trong xã hội, và năng lực giải quyết các vấn đề xã hội cũng như hiểu sâu sắc cảm xúc và suy nghĩ của người khác

Theo R.L.Thorndike và S Stein (1937), TTXH là năng lực hiểu và quản lý con người [30; tr 275]

Trang 23

Năm 1939, 1958, D Wechsler, nhà tâm lý học nổi tiếng thời bấy giờ lại kiên quyết bác bỏ khái niệm trí tuệ xã hội Theo ông, trí tuệ xã hội chỉ đơn thuần là trí tuệ nói chung được ứng dụng trong các tình huống xã hội [32; tr.75], là sự thích ứng trong việc giải quyết các mối quan hệ của con người - con người [32; tr.8]

Karl Albrecht (2006) định nghĩa TTXH là khả năng hòa hợp với người khác và dành được thành công trong hợp tác TTXH là sự kết hợp của sự nhạy cảm với nhu cầu và lợi ích của người khác [11]

Ronald E Riggio (2014) coi TTXH là chìa khóa cho sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống Ông nói, trí tuệ (IQ) hiểu theo nghĩa rộng là thứ mà bạn sinh ra đã có, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng TTXH phải học tập mà có TTXH phát triển từ kinh nghiệm của con người và những điều học hỏi từ những thành công và thất bại trong môi trường xã hội Ông định nghĩa, “TTXH là sự ứng biến tài tình, sự cảm nhận nhanh nhạy hoặc sự thông minh trên đường phố (street smarts)” [33]

Nguyễn Công Khanh (2011) cho rằng, TTXH là một phức hợp các năng lực hiểu, làm chủ, điều khiển, kiểm soát, quản lý có hiệu quả các hành vi tương tác xã hội, thể hiện ở các năng lực nhận thức xã hội, chủ động thiết lập và duy trì các quan hệ xã hội, thích ứng hòa nhập và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong các tương tác xã hội

Tony Buzan (2013) định nghĩa, trí tuệ xã hội là khả năng giao tiếp một cách hòa hợp với mọi người xung quanh Bởi theo ông, con người là một loài có tính quần thể nên khả năng tương giao là điều mang ý nghĩa sống còn để có thể sống chan hoà, hạnh phúc trong tập thể, cộng đồng [2]; tr.6]

Mặc dù chưa có một định nghĩa về trí tuệ xã hội được chấp nhận một cách rộng rãi nhưng những nỗ lực của các nhà tâm lý học trong việc định nghĩa khái niệm này là không thể phủ nhận Qua việc nêu lên các định nghĩa của các nhà tâm lý học trên, nghiên cứu sinh nhận thấy, hầu hết trong các định nghĩa đều nhấn mạnh yếu tố nhận thức xã hội hoặc là hành vi xã hội, một số định nghĩa khác đề cập đến cả hai yếu tố Quan điểm được đông đảo các nhà tâm lý học

Trang 24

đồng tình và kế thừa hơn cả là coi TTXH tổ hợp các là năng lực bao gồm năng lực nhận thức và năng lực hành vi Nhận thức xã hội bao gồm những hiểu biết xã hội, ý thức về các thông tin xã hội, thông hiểu đặc điểm tâm lý của người khác và bản thân Hành vi xã hội là năng lực hành vi trong tình huống xã hội, năng lực giải quyết thành công các tình huống xã hội, năng lực điều khiển và làm chủ cảm xúc của bản thân, có khả năng tương tác nhóm một cách hiệu quả Thiết nghĩ, nếu xem trí tuệ xã hội chỉ bao gồm một thành phần là nhận thức xã hội hoặc là năng lực xã hội là chưa đầy đủ Trí tuệ xã hội là năng lực tổ hợp của cá nhân, bao gồm cả năng lực nhận thức xã hội, năng lực hành vi và thái độ của cá nhân hướng đến xã hội Đây cũng là quan điểm của nghiên cứu sinh khi xây dựng định nghĩa trí tuệ xã hội trong luận án này

Trong khoá luận, khái niệm TTXH được hiểu như sau: Trí tuệ xã hội là

năng lực phức hợp bao gồm năng lực nhận thức xã hội, năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, năng lực hòa nhập, năng lực thích ứng với hoạt động trong môi trường xã hội và khả năng giải quyết hiệu quả các tình huống trong sự tương tác xã hội với người/ nhóm người khác

Từ khái niệm trên, có thể thấy:

(1) Trí tuệ xã hội là năng lực phức hợp, với quan niệm năng lực là tổ hợp linh hoạt và có tổ chức của kiến thức, thái độ và kỹ năng

(2) Trí tuệ xã hội bao gồm 5 năng lực thành phần: nhận thức xã hội, thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, hòa nhập, thích ứng, giải quyết hiệu quả các tình huống trong tương tác xã hội

(3) Các năng lực trong trí tuệ xã hội có mối quan hệ chặt chẽ

1.3.2 Một số mô hình trí tuệ xã hội

Mô hình trí tuệ xã hội theo cách tiếp cận của tâm lý học đo lường

Dựa trên cách tiếp cận của tâm lý học đo lường, một số nhà tâm lý học đã đưa ra các mô hình TTXH để từ đó xây dựng các trắc nghiệm đo lường Có thể kể đến mô hình năm thành tố của H.A Marlowe hoặc mô hình TTXH của nhóm tác giả F.A Moss, T Hunt, K.T Omwake, M.M Ronning và L.G Woodward,

Trang 25

H.A Marlowe (1986) đề xuất mô hình TTXH gồm năm lĩnh vực: thái độ ủng hộ xã hội, năng lực hoạt động xã hội, khả năng đồng cảm, thể hiện cảm xúc, và sự tự tin Cụ thể:

- Thái độ ủng hộ xã hội được mô tả là sự quan tâm đến người khác;

- Năng lực hoạt động xã hội thể hiện ở năng lực tương tác phù hợp và hiệu quả với người khác;

- Đồng cảm: năng lực nhận biết tâm trạng, dự định, động cơ của người khác;

- Thể hiện cảm xúc: năng lực biểu hiện cảm xúc, tâm trạng của bản thân một cách phù hợp với tình huống xã hội;

- Sự tự tin trong tình huống xã hội được xác định dựa trên mức độ thoải mái của cá nhân khi tham gia vào các tình huống tương tác xã hội

Mô hình TTXH của nhóm tác giả F.A Moss, T Hunt, K.T Omwake, M.M Ronning và L.G Woodward gồm các thành tố: Phán đoán trong tình huống xã hội; Ghi nhớ tên và gương mặt; Quan sát hành vi; Nhận biết trạng thái tinh thần dựa trên ngôn ngữ; Nhận biết trạng thái tinh thần dựa trên biểu hiện gương mặt; Thông tin xã hội; Khiếu hài hước

1.4 Sinh viên và một số đặc điểm tâm lý của sinh viên

1.4.1 Sinh viên

Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng latinh- Studens có nghĩa là người làm việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức Tiếng Anh là “student” là người nghiên cứu, đồng thời cũng để chỉ những người sử dụng phương thức nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình Vì thế tất cả những người học tập theo phương thức từ cao đẳng trở lên đều được gọi là sinh viên Ở Việt Nam, thuật ngữ“Sinh viên” dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc đại

học (các trường đại học, cao đẳng) [1]

1.4.2 Khái niệm sinh viên sư phạm

Sinh viên sư phạm: là những sinh viên đang học tập rèn luyện trong các trường Cao đẳng Sư phạm, Đại học Sư phạm, được đào tạo theo một chương trình chuyên biệt Sinh viên sư phạm có nhiệm vụ học tập, tích lũy tri thức, trau

Trang 26

dồi đạo đức, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những nhà giáo trong tương lai

Tóm lại, sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng, là những người thuộc tri thức trẻ, là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế, phát triển của xã hội Họ là những người năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mong muốn đem những hiểu biết của mình đóng góp cho xã hội

* Những đặc điểm xã hội của tầng lớp sinh viên sư phạm

+ Về vị thế và vai trò xã hội

Giống tầng lớp thanh niên lao động, sinh viên là công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật Họ có quyền bầu cử, ứng cử, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và việc làm trước Bộ luật hình sự, Luật nghĩ vụ quân sự, Luật hôn nhân gia đình v.v Như vậy, xã hội đã thừa nhận

họ là thành viên chính thức- người trưởng thành về phương diện công dân Tuy nhiên, do đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa trực tiếp tham gia sản xuất, tạo ra sản phẩm xã hội nên sinh viên chưa phải là một người hoàn toàn tự lập về mọi mặt so với những thanh niên cùng độ tuổi sớm phải vào đời Ở đây, tính chất trưởng thành của người thanh niên có những nét đặc trưng riêng, và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện hoàn cảnh của từng sinh viên

+ Sự trưởng thành mặt xã hội

So với lớp thanh niên lao động, sinh viên “trưởng thành về xã hội muộn hơn”

Theo một số công trình nghiên cứu, nếu lấy mốc từ tuổi dậy thì, thời gian trưởng thành sẽ được tính như sau:

- Với thanh niên công nhân: tuổi dậy thì cộng thêm 4,8 năm;

- Với cán bộ kĩ thuật: tuổi dậy thì cộng thêm 6,4 năm;

- Với các nhà chuyên môn: tuổi dậy thì cộng thêm 8,4 năm

Như vậy, sự trưởng thành về mặt xã hội phải được xem xét như một quá trình có nhiều mức độ, có tính năng động và phụ thuộc vào những yếu tố khác

nhau trong những điều kiện hoàn cảnh rất cụ thể Với quan điểm trên sự trưởng

Trang 27

thành về mặt xã hội của sinh viên có những nét đặc trưng khác với người trưởng thành ở cùng độ tuổi

* Các hoạt động cơ bản của sinh viên sư phạm

- Hoạt động học tập

+ Ở tầng lớp sinh viên, hoạt động học tập nghề nghiệp là hoạt động chiếm

ưu thế (hoạt động chủ đạo)

Hoạt động học tập của sinh viên không mang tính phổ thông mà mang tính chất nghề nghiệp, nhằm đào tạo những người lao động có tri thức, có thái độ và kỹ năng phù hợp với các lĩnh vực lao động nghề khác nhau của xã hội Sự thành công chỉ đến với những sinh viên khi họ vẫn tiếp tục coi hoạt động học tập là hoạt động quan trọng nhất trong quãng đời sinh viên của họ

Như vậy, trong hoạt động học tập, sinh viên cần thiết phải lĩnh hội tri thức của các chuyên ngành khoa học, đồng thời phải nắm được nguyên tắc, cách thức, chuẩn mực và kỹ năng nghề nghiệp để trở thành một chuyên gia Đó chính là những nét đặc trưng trong hoạt động học tập của những thanh niên sinh viên trên giảng đường các trường đại học

+ Do tính chất của đào tạo nghề nghiệp (nhất là ở bậc đại học và cao hơn) hoạt động học tập của sinh viên mang tính nghiên cứu Nói cách khác, ngoài học

tập, xuất hiện một hoạt động rất đặc trưng là nghiên cứu khoa học (nghiên cứu

khoa học) Thực ra, hoạt động này đã có mầm mống và được hình thành từ các bậc học trước đây nhưng hình thái của nó còn mờ nhạt Chỉ đến sinh viên, do những đòi hỏi bức bách đối với các chuyên gia tương lai, hoạt động nghiên cứu khoa học đang dần dần trở thành hình thái chính thức của nó và ngày càng chiếm vị trí quan trọng

- Hoạt động chính trị xã hội

Đây là một hoạt động đặc trưng của sinh viên Sinh viên là lớp người quan trọng của đất nước Họ là những người có trí tuệ, nhạy bén, mẫn cảm đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia và quốc tế Họ có chính kiến đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và những tổ chức cầm quyền Do vậy, hoạt động chính trị xã hội là nhu cầu, là nguyện vọng của thanh niên sinh viên

Trang 28

Việc tham gia của sinh viên vào các tổ chức chính trị đoàn thể xã hội vừa có ý nghiã quan trọng trong sự phát triển nhân cách toàn diện của họ, vừa góp phần không nhỏ vào sự thành công của các thể chế xã hội

Ngoài những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, thanh niên sinh viên cũng là nhóm người tích cực tham gia các hoạt động khác như: văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao Các câu lạc bộ văn thơ, hội họa, âm nhạc, thể hình…luôn

hấp dẫn, lôi cuốn sự tham gia của nhiều sinh viên để thỏa mãn nhu cầu giao

tiếp, giao lưu phong phú, cũng như nhu cầu rèn luyện toàn diện của họ

Như vậy, có thể nói, bao trùm lên tất cả các hoạt động phong phú, đa dạng của sinh viên các trường đại học là những quan hệ giao lưu với hàng loạt mối quan hệ xã hội đan xen nhau Những mối giao lưu này mang tính phức hợp giữa cá nhân người sinh viên với các bạn bè cùng lứa, cùng giới, khác giới, các tổ chức, các nhóm xã hội trực tiếp và gián tiếp Hoạt động giao lưu này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển đời sống tâm lý, nhân cách của sinh viên

* Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên sư phạm

- Sự thích nghi với cuộc sống và hoạt động mới

Trong thời gian đầu hoạt động trong môi trường đại học sư phạm, SV phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội, với sinh hoạt tập thể Quá trình thích nghi này diễn ra chủ yếu ở các mặt:

+ Nội dung học tập mang tính chuyên ngành

+ Phương pháp học tập mang tính nghiên cứu khoa học

+ Môi trường sinh hoạt mở rộng

+ Nội dung, cách thức giao tiếp với những người xung quanh trở nên phong phú, đa dạng, phức tạp, nhiều mâu thuẫn

Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy, thời gian để người sinh viên thích nghi với những vấn đề trên là tùy thuộc vào những đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ thể của họ sinh viên đại học Sư Phạm Hà Nội đến từ các môi trường khác nhau: thành phố, nông thôn, vùng núi, vùng biển v.v, nên quá trình thích ứng của họ có những nét riêng Theo đó, ngoài khó khăn chung đối với tất cả sinh viên đại học thể hiện ở sự kém thích

Trang 29

nghi với nội dung, phương pháp học tập mới (mang tính chất nghiên cứu khoa

học và học nghề của những chuyên gia tương lai với nét đặc trưng là sự căng

thẳng nhiều về trí tuệ), thì phần lớn họ còn lúng túng, thiếu tự tin trong giao tiếp với bạn bè, hoặc sống khép kín, thiếu hòa đồng

Khó khăn trong việc thích nghi với nội dung, phương pháp học tập mới và những khó khăn trong giao tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, làm cho sinh viên gặp một loạt mâu thuẫn cần giải quyết (giữa kì vọng với khả năng và điều kiện; giữa ý thích cá nhân muốn nghiên cứu sâu bộ môn yêu thích với yêu cầu của chương trình học; giữa lượng thông tin phong phú với khả năng và thời gian có hạn, giữa kiến thức chuyên môn với rèn luyện nghiệp vụ ) Những mâu thuẫn này sẽ tạo ra ở sinh viên rất nhiều áp lực trong học tập và cuộc sống đại học Để phát triển, sinh viên phải biết giải quyết các mâu thuẫn này một cách hợp lí Với tất cả sinh viên, đây là điều không dễ làm Ở đây, một mặt, người

sinh viên phải tích cực hoạt động, biết sắp xếp công việc và sắp xếp thời gian

khoa học; Mặt khác, việc tổ chức dạy và học ở trường ĐHSP cần quan tâm hỗ

trợ, giúp đỡ sinh viên giải quyết các mâu thuẫn trên Vì, suy cho cùng, nhân cách của mỗi sinh viên sẽ được phát triển trong chính quá trình họ giải quyết được các mâu thuẫn một cách biện chứng Nếu sinh viên không biết cách ứng phó, thì có thể bị stress, thậm chí trầm cảm, vì thế cần giúp sinh viên biết làm

thế nào để tự thúc đẩy/tự tạo động lực hành động cho bản thân

Ngoài ra, phần lớn sinh viên sống độc lập ở các thành phố, xa gia đình Ngoài việc học tập, đa số các em còn tìm việc làm thêm để tự trang trải phần nào cho cuộc sống Thời gian đầu các em có thể gặp những stress do thay đổi môi trường sống, với các mối quan hệ mới và áp lực của học tập ở đại học và các em chưa thích ứng kịp Môi trường đô thị cũng nhiều cám dỗ và tiềm tàng các tệ nạn xã hội cũng gây nhiều nguy cơ rủi ro đối với các em

- Đời sống cảm xúc, tình cảm của sinh viên sư phạm

Tuổi sinh viên là thời kì phát triển mạnh nhất các tình cảm cao cấp như tình

cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình bạn, tình yêu Những tình

cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của sinh

Trang 30

viên, có tính hệ thống, tính bền vững và sâu sắc do đó làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của họ

Tình yêu nam nữ tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng Nhìn chung,

tình yêu nam nữ ở lứa tuổi này thường rất đẹp, lãng mạn, đầy thi vị với những biểu hiện phong phú, đặc sắc …Song, trong lĩnh vực này, sinh viên gặp phải những mâu thuẫn nội tại (giữa mong muốn được chăm sóc, âu yếm, trìu mến một cách riêng tư với môi trường sống tập thể; giữa thời gian vật chất có hạn và phải dành cho học tập với nhu cầu được ở bên nhau; giữa sự phụ thuộc kinh tế vào gia đình với mong muốn được sống độc lập trong hôn nhân; giữa kì vọng về tình yêu, về người mình yêu với thực tế…) Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện nay ở nước ta, tình yêu nam nữ nói chung và tình yêu SV nói riêng đã có những sắc thái mới do quan niệm về tình yêu trong giới trẻ có những thay đổi Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện ở SVSP những mâu thuẫn mới cần được giải quyết vì có những mối tình không được như mong muốn,

thậm chí không ít mối tình dẫn đến bế tắc hay trở thành bi kịch, làm ảnh hưởng

nghiêm trọng đến việc học tập và cuộc sống của sinh viên Về vấn đề này, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây

Trong khi giải quyết những mâu thuẫn đề cập đến ở trên, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy, đa số đã chọn cách tập trung hoàn toàn cho việc học tập, học nghề trong thời gian ở trường đại học Cách này mang lại hiệu quả trong học tập và giúp sinh viên vững vàng, chín chắn hơn trong cuộc sống Tuy nhiên, nếu có được một tình yêu đẹp, chân chính, sẽ giúp sinh viên rất nhiều về mặt tình cảm, bởi một trong những nhu cầu quan trọng của con người là được yêu thương, được thuộc về một ai đó Do đó, nhu cầu này nếu được thỏa mãn sẽ giúp sinh viên vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống, trong học tập

để cùng nhau tiến bộ Vì vậy, đây là một nội dung quan trọng cần phải được

tính đến trong xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm

- Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách

Trang 31

Sinh viên sư phạm có tất cả các đặc điểm nhân cách chung của giới sinh viên như: Khả năng lập kế hoạch và hành động một cách độc lập; Sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội-nghề nghiệp; Xác định con đường sống tích cực, bắt đầu thể nghiệm bản thân trong mọi lĩnh vực cuộc sống; Tự ý thức phát triển mạnh mẽ; Thế giới quan được hình thành rõ rệt và ngày càng phát triển

Sinh viên sư phạm hướng vào việc hình thành, phát triển nhân cách người giáo viên tương lai, củng cố và phát triển xu hướng nghề nghiệp, hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với nghề nghiệp tương lai, thông qua

hoạt động học nghề dưới nhiều hình thức khác nhau

- Một số kết quả nghiên cứu tự ý thức, tự đánh giá ở sinh viên cho thấy,

mức độ phát triển của các phẩm chất nhân cách này có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế hoạch đường đời trong tương lai của sinh viên Những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực trong việc tự nhận thức,

tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ cư xử, cử chỉ giao tiếp của bản thân để hướng tới tự hoàn thiện nhân cách Những sinh viên có kết quả học tập thấp thường tự đánh giá không phù hợp: hoặc quá cao (sẽ dễ bị động), hoặc quá thấp (sẽ dễ thụ động), có ảnh hưởng lớn đến việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân

Các nghiên cứu cho thấy sinh viên rất quan tâm đến mức độ đánh giá tốc

độphản ứng của bản thân trong học tập, trong giao tiếp Phản ứng một cách

chính xác và nhanh chóng các đòi hỏi của hoàn cảnh bên ngoài là một năng lực của nhân cách và rất có ý nghĩa đối với hoạt động của sinh viên sư phạm Đa số

sinh viên tự đánh giá kỹ năng định hướng vào người khác ở mức trung bình Kỹ

năng này bao gồm một tổ hợp hành vi như kỹ năng làm quen, kỹ năng giao tiếp với người lạ Kỹ năng tự đánh giá này giúp sinh viên thỏa mãn nhu cầu giao tiếp ngày càng rộng rãi của bản thân trong cuộc sống Vì thế, những sinh viên này cần được giúp đỡ để trở nên lạc quan, tự tin hơn

- Sự phát triển định hướng giá trị

Định hướng giá trị là một trong những lĩnh vực rất cơ bản, quan trọng đối với cuộc sống và sự nghiệp của sinh viên Ngày nay, các điều kiện kinh tế, văn

Trang 32

hóa, chính trị-xã hội của nước ta và trên thế giới đang có nhiều thay đổi sâu sắc, tác động đến hệ giá trị, sự định hướng giá trị trong từng cá nhân, trong từng nhóm và trong toàn xã hội Điều này chắc chắn có tác động đến sinh viên Trong nền kinh tế thị trường, định hướng giá trị của sinh viên có những thay đổi và có sự phân hóa nhất định Chẳng hạn, một bộ phận sinh viên có xu hướng

đề cao những giá trị kinh tế, vật chất và có phần coi nhẹ những giá trị về đạo đức, chính trị, xã hội Mối quan tâm lớn nhất của những sinh viên này là làm sao có việc làm tốt, kiếm được nhiều tiền, còn những từ như “ước mơ”, “nghiên cứu”,

“sự nghiệp” ít được nhắc tới Tuy đời sống vật chất của họ có đầy đủ hơn, song tâm trạng thường bất an, không vui vẻ Đây là vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình giáo dục định hướng giá trị có phạm vi từ vĩ mô đến vi mô của toàn xã hội

- Những yêu cầu của nghề nghiệp

Hội nghị giáo dục đại học ở Paris vào tháng 10/1998 đã đề ra những yêu

cầu mới về năng lực của sinh viên tốt nghiệp

Sau 5 năm triển khai các hoạt động giáo dục đại học theo những khuyến cáo của Hội nghị Paris, trong báo cáo tổng hợp của UNESCO năm 2003 có phân tích rõ những thay đổi mạnh mẽ về bản chất và nhu cầu của thế giới việc làm, và trình bày khái quát các tiềm năng mà trường đại học cần tạo cho sinh viên để họ có thể đương đầu với những đòi hỏi của xã hội tri thức Đó là:

- Các tiềm năng để học tập nghiên cứu: dựa trên việc đào tạo chuyên môn,

nhưng còn bao gồm cả tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, có năng lực đổi mới tư duy và đào tạo lại trong suốt cuộc đời;

- Các kỹ năng phát triển cá nhân gắn kết với xã hội: tự tin, quyết tâm cao,

tôn trọng các giá trị đạo đức, hiểu biết rộng về xã hội thế giới Nhóm tiềm năng này liên quan nhiều đến tính nhân văn của sản phẩm đào tạo: có phẩm chất và trách nhiệm công dân

- Các kỹ năng sáng nghiệp: các tiềm năng đáp ứng cả việc lãnh đạo lẫn làm

việc đồng đội, làm chủ công nghệ thông tin truyền thông và các công nghệ khác… Đây là nhóm tiềm năng thể hiện rõ yêu cầu đối với một người hoạt động trong nền kinh tế thị trường, cần có các kỹ năng để khẳng định mình, tồn tại,

Trang 33

phát triển Ở đây có một số kỹ năng cần được lưu ý đào tạo là: làm việc nhóm, thuyết phục đồng nghiệp làm việc theo đề xuất của mình, hòa mình với đồng nghiệp trong công việc Các kỹ năng này sẽ giúp sinh viên tìm được việc làm phù hợp, lập nghiệp, hoặc tạo việc làm mới cho bản thân và cho người khác Theo nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thì hiện nay, nhu cầu về kiến thức của sinh viên nói chung có nhiều thay đổi do những yêu cầu mới của thời đại Đặc biệt, sinh viên phải có những kỹ năng và thái độ phù hợp để sẵn sàng cho nghề nghiệp tương lai Có 3 yêu cầu được đặc biệt nhấn mạnh đối với sinh viên hiện nay là “Sáng kiến”, “Sáng tạo” và “Linh hoạt” Để đáp ứng được các yêu cầu này, sinh viên cần phải được trang bị rất nhiều kỹ năng khác nhau

Đề cập tới sinh viên sư phạm , các chuyên gia cho rằng, công tác đào tạo

SV cần phải được hết sức chú ý ưu tiên trong thời kì mới này vì họ là những người có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục trong tương lai So với trước đây, giáo dục ngày nay có sự biến đổi quan trọng Nếu được đào tạo tốt, thì sau này khi trở thành giáo viên, họ mới có khả năng động viên học sinh học

tập hợp tác, khuyến khích tính độc lập tư duy, phát triển khả năng tự đánhgiá ở

học sinh

1.5 Trí tuệ xã hội của sinh viên

1.5.1 Khái niệm trí tuệ xã hội của sinh viên

Dựa trên định nghĩa kinh điển có tính định hướng cho các nghiên cứu về trí tuệ xã hội của Thorndike (đó là năng lực hiểu và kiểm soát mà mỗi cá nhân dùng để hành động một cách khôn ngoan trong các mối quan hệ với người khác) và các mô hình cấu trúc trí tuệ xã hội của Karl Albrecht ( 2006) và Daniel Goleman (2006), chúng tôi phải đưa ra một định nghĩa làm việc về trí tuệ xã hội, để xây dựng một mô hình cấu trúc trí tuệ xã hội thích hợp với sinh viên thể hiện được các nét đặc thù và có thể đo lường được các chỉ số SQ của sinh viên trong thực tiễn đời sống hàng ngày

Dựa theo quan niệm về trí tuệ xã hội của Thorndike và Nguyễn Công

Khanh, theo đó “trí tuệ xã hội của sinh viên là một phức hợp các năng lực hiểu,

Trang 34

làm chủ, điều khiển, kiểm soát, quản lý có hiệu quả các hành vi tương tác xã hội, thể hiện ở sự nhận thức xã hội, chủ động thiết lập duy trì các quan hệ xã hội, thích ứng, hòa nhập và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong các tương tác xã hội đặc trưng của sinh viên”

1.5.2 Vai trò của trí tuệ xã hội đối với sinh viên

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, vai trò của TTXH ngày càng được khẳng định TTXH ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống cá nhân, như nhận định của nhà tâm lý học Nicholas Humphrey “chính TTXH - sự “giàu có" về đời sống tinh thần, là yếu tố khiến con người thực sự người hơn" Đặc biệt trong những lĩnh vực nghề nghiệp dựa trên nền tảng mối quan hệ tương tác giữa người với người như chuyên viên tâm lý, giáo viên, nhân viên công tác xã hội, TTXH càng phải được xem trọng [11]

Đối với sinh viên, TTXH giúp sinh viên thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác một cách dễ dàng, giải quyết vấn đề và nhanh chóng đạt được sự thích ứng về mặt xã hội, từ đó có được thành công nhất định trong học tập cũng như những lĩnh vực đời sống có liên quan TTXH giúp cá nhân tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp K Albrecht cho rằng những mối quan hệ này tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến đời sống tâm lý cá nhân, tạo nên hạnh phúc và sự hài lòng đối với cuộc sống [11]

1.5.3 Biểu hiện trí tuệ xã hội của sinh viên

Mô hình cấu trúc trí tuệ xã hội của sinh viên gồm 4 thành tố sau:

❖ Năng lực nhận thức xã hội: gồm một phức hợp các năng lực nhận biết, thấu hiểu các tình huống giao tiếp, hoàn cảnh xã hội, nắm bắt những cơ hội, các nguyên tắc và cách thức giúp mình phát triển chuyên môn, định hướng tương lai Chẳng hạn sinh viên được yêu cầu trả lời: điều gì là quan trọng nhất để khuyến khích mình suy nghĩ, trải nghiệm, khám phá những hứng thú, năng lực tìm kiếm các cơ hội trong các tương tác xã hội, trong nghề nghiệp, định hướng tương lai, chuyển đổi nghề nghiệp phát triển chuyên môn? Đó là cơ sở quan trọng để xác lập vị trí, khẳng định bản thân một cách đúng mức trong các tương tác nhóm

Trang 35

❖ Năng lực thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội: khả năng thấu hiểu các quan hệ xã hội, biết cách thiết lập, duy trì và phát triển nó một cách hợp lý Các năng lực này rất quan trọng trong việc tạo dựng các mối quan hệ tương tác bền vững, hiệu quả Chẳng hạn, điều gì là quan trọng nhất để nhóm làm việc hiệu quả? Để duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với đồng nghiệp/đối tác? Các tình huống hợp tác liên cá nhân thường gặp với sinh viên sư phạm đòi hỏi các năng lực hành động tương thích, phán xử hợp lý? Đây là một phức hợp năng lực hành động có tính toán, cân nhắc để ứng dụng một chiến lược nuôi dưỡng phát triển các quan hệ tương tác tích cực

❖ Năng lực thích hứng hòa nhập môi trường mới: khả năng tạo ra và nắm bắt các cơ hội, cách thức giúp cá nhân nhanh chóng, dễ dàng thích ứng, hòa nhập khi môi trường xã hội thay đổi Chẳng hạn khả năng suy đoán, chọn lựa giải pháp: để kiềm chế và quản lý stress điều quan trọng nhất cần làm là ; Bạn có 6 tuần đi thực tập sư phạm ở trường phổ thông Để hòa nhập và gặt hái được kết quả tốt nhất trong môi trường làm việc mới này, điều quan trọng nhất bạn cần phải làm là Năng lực thích ứng hòa nhập được coi là chìa khóa giúp cá nhân thành công trong việc nương theo, tận dụng, biến đổi các điều kiện môi trường xã hội có lợi cho việc đạt mục đích

❖ Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội: gồm các năng lực cho phép cá nhân xác định bản chất vấn đề, phát hiện giải pháp, đánh giá từng giải pháp, chọn lựa được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các hoạt động cùng / với người khác Chẳng hạn, chọn lựa cách giải quyết vấn đề thích hợp nhất cho tình huống sau: Bạn đầu tư nhiều thời gian và chuẩn bị rất công phu cho tiết dạy ở hội thi nghiệp vụ sư phạm cấp khoa, tuy nhiên kết quả đánh giá của Ban giám khảo lại không như bạn mong muốn Vậy hành động nào dưới đây giúp bạn xử lý tốt nhất vấn đề này? Năng lực giải quyết vấn đề trong các tình huống tương tự trên đây chính là khả năng ứng xử một cách thông minh trong những tình huống tương tác liên nhân cách Nó cho phép cá nhân sử dụng có hiệu quả các chiến lược giải quyết vấn đề để đạt được những mục đích trong các hoạt động tương tác xã hội

Trang 37

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu về Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng

Tháng 12 năm 1975, để xây dựng một nền giáo dục mới trên địa bàn Quảng

Nam-Đà Nẵng, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng.Ngày 03 tháng 11 năm 1976, Cơ sở Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng trực thuộc trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn được thành lập.Ngày 27 tháng 2 năm 1978, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng tách khỏi Đại học Sư phạm Quy Nhơn trở thành đơn vị độc lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tháng 09 năm 1990, Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng (lúc này đã bao gồm Trường Sư phạm Mẫu giáo Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập vào tháng 08 năm 1985, Trường Nuôi dạy trẻ Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập tháng 10 năm 1987 và Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý và Nghiệp vụ giáo dục Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập tháng 07 năm 1988) được UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ra quyết định sáp nhập vào Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng

Ngày 04 tháng 04 năm 1994, Trường Đại học Sư phạm trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định 32/CP của Chính phủ trên cơ sở tổ chức

và sắp xếp lại các đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng, cơ

sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, bộ môn cơ bản của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bộ môn văn hóa của Trường Công nhân kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi Ngày 26 tháng 8 năm 2002, Trường Đại học Ngoại ngữ trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo theo quyết định số 709/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở tách và tổ chức lại 5 khoa ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm

Hiện nay trường đại học sư phạm là trường thành viên của Đại học Đà Nẵng , chuyên đào tạo các chuyên ngành sư phạm và của nhân khoa học , được xếp vào các trường trọng điểm quốc gia Việt Nam

Trang 38

Cho đến nay trường đại học sư phạm hiện có 247 giảng viên , trong đi có 1 giáo sư, 17 phó giáo sư, 80 tiến sĩ, 156 thạc sĩ và 11 giáo viên có trình độ đại học

2.1.2 Giới thiệu về khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm sinh viên của trường đại học Đà Nẵng – đại học sư phạm

Bảng 2.1.2: Mẫu khách thể nghiên cứu (N=161)

KHOA

2.2 Tổ chức nghiên cứu

* Mục đích Đề tài được nghiên cứu từ tháng 1/2024 đến tháng 4/2024 và thực hiện nghiên cứu theo hai giai đoạn nghiên cứu : giai đoạn nghiên cứu lý luận và

giai đọan nghiên cứu thực tiễn Cụ thể là:

2.2.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

Hệ thống hóa lý luận về đề tài nghiên cứu, làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng

* Nội dung:

- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, các góc độ tiếp cận và các kết quả nghiên cứu đã có về trí tuệ xã hội;

- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ và các vấn đề có liên quan

+ Phương pháp nghiên cứu: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu;

Ngày đăng: 04/12/2024, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN