1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

25 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
Tác giả Nguyễn Quốc Phùng Xuân An, Trần Nhật Trúc Quỳnh, Lê Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Thị Hải Lê
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024-2025
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 565,49 KB

Nội dung

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) là hai văn kiện có vai trò quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chiến lược và tinh thần độc lập, tự chủ trong việc xác định đường lối cách mạng của Đảng. Trong khi đó, Luận cương chính trị được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng, tiếp tục khẳng định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng. Tuy nhiên, giữa hai văn kiện này cũng tồn tại những khác biệt về quan điểm và phương pháp cách mạng. Phần mở đầu này sẽ giới thiệu tổng quan về hai văn kiện quan trọng này, nêu bật tầm quan trọng của việc so sánh và đánh giá chúng để hiểu rõ hơn về giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Bằng việc phân tích và so sánh các nội dung chính của Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị, bài tiểu luận sẽ làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau, từ đó đánh giá vai trò của mỗi văn kiện trong việc định hướng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KH XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬNMÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: “NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

I Ý nghĩa và tính cấp thiết của việc nghiên cứu 3

II Mục đích nghiên cứu 3

III Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ KTTTĐỊNH HƯỚNG XHCN VIỆT NAM 5

I Khái niệm và đặc điểm của KTTT định hướng XHCN 5

1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? 5

2 Bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5

3 Tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6

II Quan điểm của Đảng về KTTT định hướng XHCN tại Đại hội XIII 9

1 Kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng 9

2 Vai trò của các thành phần kinh tế theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng 10

3 Mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội 10

III Chủ trương của Nhà nước về phát triển KTTT định hướng XHCN 11

1 Điều tiết thị trường 11

2 Quản lý vĩ mô 11

3 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 11

CHƯƠNG 2 : VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO THỰC TIÊN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 12

I Ưu điểm, hạn chế ở Việt Nam 12

1 Ưu điểm 12

1 Hạn chế 13

II Nhà nước XHCN trong nền kinh tế thị trường 13

III Những yêu cầu chung 16

1 Xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, ổn định 16

2 Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh 17

Trang 3

3 Nhà nước đóng vai trò bảo hộ đối với hoạt động kinh tế của người dân .18

4 Nhà nước với vai trò can thiệp, điều chỉnh, bổ sung thị trường 18

IV Giải pháp 19

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

BẢNG PHÂN CÔNG 24

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam đóng vaitrò quan trọng trong việc nâng cao đời sống nhân dân và phát triển đất nước Việcnghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế này là cần thiết để cungcấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý kinh tế,đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN trong quá trình phát triển đất nước

I Ý nghĩa và tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Nghiên cứu về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nammang ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Với

sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, việc hiểu rõ và vận dụng các quy luật củakinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ giúp tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực,thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, và đảm bảo công bằng xã hội Việc nghiên cứu nàykhông chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc hoạch định và thực hiện các chính sáchkinh tế mà còn góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của nền kinh tếthị trường định hướng XHCN

II Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện và phát triển nền kinh tế này theo hướng bền vững và hiệu quả.Nghiên cứu nhằm phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, đánh giá thực trạng phát triển của nền kinh tế này ở Việt Nam, và đưa

ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN

III Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như phântích và tổng hợp, định tính, so sánh và phỏng vấn chuyên gia Phương pháp phân tích

và tổng hợp được sử dụng để phân tích các tài liệu lý luận, chính sách và các nghiêncứu liên quan, từ đó tổng hợp các khái niệm, nguyên lý và mô hình kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN Phương pháp định tính được sử dụng để thu thập và phân tích các

dữ liệu thực tiễn từ các nguồn khác nhau như báo cáo kinh tế, số liệu thống kê và cácnghiên cứu thực nghiệm Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh và đối chiếucác mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN với các mô hình kinh tế thị trườngkhác, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp phù hợp cho Việt Nam.Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyêngia kinh tế, nhà quản lý và các nhà nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN

Trang 5

Nghiên cứu này hy vọng sẽ đóng góp vào việc cung cấp những thông tin, phân tích

và giải pháp hữu ích cho quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

ở Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững và hiệu quả của đất nước

Trang 6

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

TA VỀ KTTTĐỊNH HƯỚNG XHCN VIỆT NAM

I Khái niệm và đặc điểm của KTTT định hướng XHCN

1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?

Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được chính thức sửdụng trong các văn kiện Đại hội IX (tháng 4-2001) của Đảng Theo đó, “Đảng và Nhànước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hànghóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa”

Đại hội XII của Đảng (tháng 1-2016) tiếp tục bổ sung, phát triển: “Nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộtheo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủnghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trườnghiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa” Đây là bước đột phá đúng đắn nhưng hết sức khoa học về tư duy lý luận củaĐảng ta

2 Bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), suốt một thời gian dài, lý luận

và thực tiễn thường đối lập một cách tuyệt đối giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản Nhiềungười cho rằng CNXH phải xóa bỏ hoàn toàn các yếu tố của chủ nghĩa tư bản, baogồm cả kinh tế thị trường - một thành tựu phát triển của lịch sử nhân loại Tuy nhiên,

Trang 7

cần nhận thức rõ rằng, xã hội cộng sản không thể có sẵn mọi thứ trong lòng xã hội tưbản, nhưng nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều tiền đề quan trọng cho sự ra đời củaCNXH.

V.I Lê-nin sớm nhận ra sai lầm của Chính sách cộng sản thời chiến và đã kịp thời

đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP) để chấp nhận phát triển sản xuất hàng hóa nhiềuthành phần và bước đầu đi vào nền kinh tế thị trường Lê-nin khẳng định, CNXH phảidựa trên những bài học của nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư bản

Việc từ bỏ chế độ kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp để chính thức chuyển sangnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự lựa chọn khách quan,sáng tạo, phù hợp với xu thế vận động của nền kinh tế thế giới hiện đại Nền kinh tếnày nhằm xây dựng đất nước vì con người và do con người, tôn trọng và tuân theo cácquy luật của kinh tế thị trường, đồng thời tạo lực lượng sản xuất phát triển với conngười vừa là động lực, vừa là mục tiêu

3 Tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hànghoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của kinh tế thịtrường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xãhội

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam có một số đặc trưng cơ bảnsau:

3.1 Vị trí đặc thù của kinh tế thị trường trong công cuộc xây dựng CNXH

Nền kinh tế thị trường là cơ sở kinh tế của xã hội quá độ tiến lên CNXH ở VN. Đặc

trưng này hàm ý không có một nền kinh tế nào khác ngoài kinh tế thị trường có thểđảm nhiệm vai trò là cơ sở kinh tế để xây dựng CNXH ở nước ta Đây là sự khẳng địnhtrên thực tế VN nguyên lý kinh điển của C.Mác về vai trò của kinh tế thị trường trongtiến trình phát triển của loài người

3.2 Mục tiêu phát triển của nền kinh tế

Tính định hướng XHCN trong phát triển kinh tế – xã hội quy định phát triển kinh tếthị trường ở nước ta nhằm “xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lựclượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”

Không thể làm cho “dân giàu, nước mạnh” nếu không có tăng trưởng kinh tế trên

cơ sở đẩy mạnh CNH, HĐH Không thể có tăng trưởng kinh tế nếu không phát triển vàquản lý có hiệu quả nền kinh tế thị trường Chỉ có sức mạnh của nền kinh tế thị trườnghỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần mới là cơ sở kinh tế của sự phát

Trang 8

triển theo định hướng XHCN chứ không phải chỉ duy nhất kinh tế quốc doanh như cóthời lầm tưởng.

3.3 Lực lượng sản xuất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trong điều kiện hiện đại, nền kinh tế XHCN phải có LLSX đạt trình độ cao hơn vềchất so với tiêu chuẩn đặt ra trong quan niệm truyền thống về CNXH Trình độ đókhông chỉ đo bằng chuẩn “đại CN cơ khí” mà còn được đo bằng chuẩn công nghệ cao.Trong nền kinh tế này, yếu tố ngày càng có vai trò quyết định là khoa học – kỹ thuật vàtrí tuệ con người

Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)

Điều này đúng với dự đoán của C Mác trước đây: sau giai đoạn đại công nghiệp cơkhí, tức là sau CNTB, khoa học kỹ thuật sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Do có sự thay đổi như vậy, quan niệm truyền thống về công nghiệp hoá XHCN, vốngắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bị nguyên lý tự cấp – tự túc chi phối, đãkhông còn thích hợp Cần phải có một cách thức, một mô hình CNH mới phù hợp cókhả năng đáp ứng yêu cầu phát triển mới này Trong thời đại ngày nay, CNH không chỉgắn với các mục tiêu, giải pháp truyền thống mà phải đạt tới mục tiêu hiện đại, đượcthực hiện dựa trên các công cụ và giải pháp hiện đại Theo nghĩa đó, CNH cũng chính

là và phải là quá trình HĐH Khái niệm CNH, HĐH, vì vậy, được hiểu là quá trìnhCNH với các mục tiêu và giải pháp phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển hiệnđại Đây là một trong những nội dung – đặc điểm quan trọng bậc nhất của nền kinh tếthị trường định hướng XHCN ở nước ta

3.4 Đa dạng hình thức sở hữu:

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam là một nềnkinh tế hỗn hợp, bao gồm nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế Trong

đó, chế độ công hữu đóng vai trò nền tảng, trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh

tế Đây là một cấu trúc đặc thù của nền kinh tế thị trường, không loại trừ các quan hệ

Trang 9

sở hữu tư nhân và sở hữu tư bản chủ nghĩa, đồng thời khu vực kinh tế nhà nước giữ vaitrò chủ đạo, dẫn dắt sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên hai hìnhthức cơ bản: sở hữu công cộng (công hữu) và sở hữu tư nhân (tư hữu) Sở hữu hỗn hợpđược hình thành từ sự hợp tác, liên doanh giữa nhà nước, tập thể và tư nhân Công hữungày càng trở thành nền tảng vững chắc, trong khi các hình thức sở hữu khác cùngphát triển mạnh mẽ và đan xen nhau

Trước đây, quan niệm truyền thống chỉ xem xét các hình thức sở hữu đơn nhất nhưnhà nước, tập thể hoặc tư nhân Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới gần 20 năm, kinh tếhỗn hợp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, với chế độ cổ phần trở thành hình thức

tổ chức chủ yếu của kinh tế công hữu Công hữu không chỉ bao gồm sở hữu nhà nước

và sở hữu tập thể đơn nhất mà còn phần sở hữu của nhà nước và tập thể trong kinh tếhỗn hợp Tương tự, tư hữu cũng không chỉ bao gồm sở hữu tư nhân đơn nhất mà cònphần sở hữu của tư nhân trong kinh tế hỗn hợp

Trong quá trình phát triển, hình thức đơn nhất của công hữu có xu hướng giảmnhưng ý nghĩa nền tảng của công hữu ngày càng được củng cố và tăng cường ở cáclĩnh vực then chốt Vốn của kinh tế công hữu vẫn đóng vai trò quan trọng trong tổngvốn đầu tư xã hội và kinh tế nhà nước nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế.Một yêu cầu quan trọng của kinh tế thị trường là xác nhận và xác định quyền sở hữudưới dạng tiền tệ những đóng góp về tài sản, tiền vốn, trí tuệ vào kinh doanh, để lượnghóa quyền sở hữu của từng chủ sở hữu

Không có quyền sở hữu chung chung, vô chủ trong nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN Quyền sở hữu phải được xác định rõ ràng và cụ thể cho từng cá nhân

và tổ chức tham gia

3.5 Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo ở một sốlĩnh vực then chốt, được ví như những “đài chỉ huy” và huyết mạch chính của nền kinh

tế Đây là điều kiện có tính nguyên tắc để bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa(XHCN), thể hiện sự khác biệt về bản chất của mô hình kinh tế thị trường định hướngXHCN so với các mô hình kinh tế thị trường khác

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thể hiện qua sức mạnh định hướng, hỗ trợ pháttriển và điều tiết nền kinh tế, chứ không phải thông qua quy mô hoặc sự hiện diện củacác doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong tất cả các ngành, các lĩnh vực Đồng thời,bên cạnh việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và sự điều tiết của Nhànước, cần coi trọng vai trò của các thành phần kinh tế khác

Các thành phần kinh tế này gắn bó hữu cơ với nhau trong một thể thống nhất, khôngtách rời kinh tế nhà nước ở tất cả các giai đoạn phát triển và đều là những thực thể củanền kinh tế thị trường định hướng XHCN Mọi doanh nghiệp đều được khuyến khích

Trang 10

phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật Quyền bình đẳng

về cơ hội phát triển và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ,đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau

Nền kinh tế này không chỉ vận hành theo cơ chế thị trường mà còn được hướng dẫnbởi các nguyên tắc của CNXH về quyền sở hữu, tổ chức sản xuất và phân phối thànhquả lao động Điều này giúp tạo ra một môi trường kinh tế công bằng, phát triển bềnvững, và thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của

đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng

xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sởhữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tếtập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là mộtđộng lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến khíchphát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.Định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh

tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế

đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách

và trong suốt quá trình phát triển Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạttới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không

"hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần Tráilại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chínhsách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làmgiàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người

có công, những người có hoàn cảnh khó khăn Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc

để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 11

2 Vai trò của các thành phần kinh tế theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng

2.1 Kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững

ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội,khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường

Các nguồn lực kinh tế của Nhà nước được sử dụng phù hợp với chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển đất nước và cơ bản được phân bổ theo cơ chế thị trường.Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốcphòng, an ninh; hoạt động theo cơ chế thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mựcquốc tế; lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng vớidoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

2.2 Kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà phápluật không cấm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, được hỗ trợ pháttriển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao Khuyếnkhích doanh nghiệp tư nhân hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,kinh tế hộ; phát triển các công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các chủ thể xãhội, nhất là người lao động

2.3 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của kinh tế quốc dân,

có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiệnđại, mở rộng thị trường xuất khẩu

3 Mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội

Văn kiện Đại hội XIII xác định mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xãhội: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thịtrường và xã hội có quan hệ chặt chẽ

3.1 Nhà nước

Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh,giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi,công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạtđộng; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển, gắn kết phát triển kinh tế vớiphát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh

Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp vớicác yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường

Trang 12

3.2 Thị trường

Thị trường đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hoá, dịch vụ; tạođộng lực huy động, phân bổ các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông; điều tiếthoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém

3.3 Các tổ chức xã hội

Các tổ chức xã hội có vai trò tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết nhữngvấn đề phát sinh giữa các thành viên; đại diện và bảo vệ lợi ích của các thành viêntrong quan hệ với các chủ thể, đối tác khác; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thànhviên; phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp nhân dân với Nhà nước và thamgia phản biện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước, giám sát các cơ quan và độingũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi pháp luật

III Chủ trương của Nhà nước về phát triển KTTT định hướng XHCN

1 Điều tiết thị trường

Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết thị trường thông qua các chính sách tài khóa,tiền tệ, và thương mại

Nhà nước sử dụng công cụ như thuế, trợ giá, và hạn ngạch để can thiệp vào thị trườngkhi cần thiết nhằm ổn định giá cả và đảm bảo sự cân bằng cung cầu

3 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhà nước ban hành và thực thi các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảmbảo an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, và dịch vụ

Thực hiện các biện pháp chống gian lận thương mại, bảo vệ cạnh tranh lành mạnh

Ngày đăng: 04/12/2024, 02:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w