1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý hợp đồng vô hiệu ở Việt Nam

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Xử Lý Hợp Đồng Vô Hiệu Ở Việt Nam
Tác giả Cao Thuy Duong
Người hướng dẫn DCS. T& Lờ Hồng & Hanh Ile
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 70,05 MB

Nội dung

Vì vậy các quy định về xử lý hợp đồng vô hiệu phải đáp ứng được những đòi hỏicủa thực tiễn, dam bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng nói riêng va lợi íchcủa xã hội, của nhà nước nói ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TU PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CAO THUY DƯƠNG

NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THUC

TIÊN VE XU LÝ HỢP ĐÔNG VÔ HIỆU

Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 50

LUGN VGN THAC SY LUAT HỌC

Người hướng dẫn khoa hoc: DCS T& Lê Hồng Hanh § § & Ile

“THƯƯIÊN ˆTRUONG ĐẠI HỌC tUÂT HÀ NÓI

PHÒNG ĐỌC _ 1431:

tla ndi nam 2004

Trang 2

+ di cam doan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu nêu trong luận văn là trung thực, chính xác Các kết quả nghiên cứu nêutrong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trinh nào khác

Tác giả luận văn

Cao Thuy Duong

Trang 3

MỤC LỤC

LOL CAM GOAN 0 Á |

PE: TIẾT sưen——sevvvrlit rrcrvbulnnssi tri vs vEvsgtngrurrrrtnls uss ntslirstegrBEPnrlietx tš pưenghipntesstnirsremnvonnnrrrff si 2

1.2.1 Nhận thức chung về hợp đồng vô hiệu -.«- 11

[I.1 Xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu nhe, 45

H.1.1 Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý hợp đồng kinh tế

tối HIẾN su à«.caa-eana-E64 5á wR EN 468:78308030305601-2-:8 3 Y bộ AARONIERO 46H.1.2 Thực tiễn xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu 67IIL2 Một sế nhận xét về cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam đốt với van

đề xử lý hợp đồng vô hiỆu - - -.- L2 1121222 v1 nh ng khe 80

Trang 4

CHUONG III: MỘT SỐ GIẢI PHAP CO BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐÍNH PHÁP LUẬT VE XU LY HOP ĐỒNG KINH TE VÔ HIỆU 5c©75- 83

III.I Các căn cứ và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về hop đồng nóichung và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu nói riêng ‹- 83

HL1.1 Những đặc điểm va xu hướng phát triển của nền kinh tế nước

ta trong thời glan LỚI - «+ + x11 1 re 83

III.1.2 Hoàn thiện các quy định về xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu là

một tất yếu khách quan, một đòi hỏi bức xúc của thực tién 83

IHI.1.3 Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý hợp đồng vô

hiệu cần đảm bảo tính thống nhất, khoa học và thực tiễn 84

II.1.4 Dam bảo những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 85

III.2 Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về

xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu S251 SSSS2 se 86

HI.2.1 Chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 86HI.2.2 Xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật thống nhấtlàm căn cứ xử lý hợp đồng vô hiệu trong các lĩnh vực khác nhau,

nhất là đối với lĩnh vực kinh tế - << vceesess 87

HI.2.3 Các Tòa án cần có cách giải thích, áp dụng, xử lý hợp đồng

vô hiệu mềm dẻo, linh hoạt hơn - 5 5 ++5< +2 sccxszse2 100

KẾT LUẬN 22.t HH nghe 102

TAI LIEU THAM KHẢO G11 11111 111111E111111111.11 11111211 1xrerd 104

Trang 5

kẻ ns

MO DAU

| Tinh cGp thiết của dé tdi

gg ta không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trong của hop đồng trongđời sống hiện đại Hợp đồng tạo ra những tiền đề pháp lý cho sự vận động

linh hoạt và an toàn của các giá trị vật chất của xã hội "Hợp đồng trở thành mộttrong những giéng mối liên kết các hoạt động của con người và làm cho những

hoạt động này được tiển hành theo một trật tự nhất định, từ đó khởi động cả bộ

máy của hoạt động kinh tế vã hội cũng như các guồng máy khác có thể vận hành

một cách bình thường" [2I, tr7] Không phải ngẫu nhiên mà trong hệ thống pháp

luật của bất kỳ một quốc gia nào, chế định hợp đồng luôn được coi là một chế

định pháp lý quan trọng vào bậc nhất.

Ở Việt Nam, trong những năm qua với việc chuyển sang nền kinh tế thị

trường, hoạt động lập pháp đã có nhiều cố gắng nhằm hoàn thiện chế định hợpđồng, biến nó thành chế định xương sống của hệ thống pháp luật, trả lại cho nó

vị trí đích thực, to lớn trong đời sống kinh tế dân sự Những cố gắng đó đã manglại bước tiến khá mạnh mẽ cho chế định hợp đồng Tuy nhiên, bên cạnh việc ghi

nhận những thành tựu lập pháp đã đạt được, giới khoa học pháp lý cũng như

công chúng ngày càng nhận diện rõ nhiều bất cập và kém hiệu quả của pháp luật

hợp đồng Chúng ta có thể tìm thấy nhiều bất cập, nhiều điểm bất hợp lý trong

nhiều điều khoản của pháp luật hợp đồng Vấn đề xử lý hợp đồng vô hiệu là một

trong những vấn đề nổi cộm hiện nay của chế định hợp đồng Đây là một vấn đề

phức tạp, còn nhiều vướng mắc cần được trả lời sớm nhằm tạo được niềm tin cho

người dân và đặc biệt là các nhà kinh doanh.

Xét về phương diện lý luận, khi xây dựng pháp luật về hợp đồng, các nhàlàm luật đều quan tâm tới các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, về

xử lý hợp đồng vô hiệu Các quy định này có tác dung dam bảo quyền lợi íchhợp pháp cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng, bảo đảm và ổn định trật tự lưu

thông, ổn định các quan hệ xã hội Việc xử lý hợp đồng vô hiệu như thế nào,điều đó có ảnh hưởng không hề nhỏ đến quyền lợi của các bên trong hợp đồng

và không kém phần quan trọng là đến môi trường kinh doanh đầu tư của nước ta.

Trang 6

Vì vậy các quy định về xử lý hợp đồng vô hiệu phải đáp ứng được những đòi hỏicủa thực tiễn, dam bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng nói riêng va lợi íchcủa xã hội, của nhà nước nói chung.

Mot yêu cầu nữa cần đặt ra khi xây dựng các quy định về vấn dé hợp đồng

vô hiệu, xử lý hợp đồng vô hiệu là: cần phải có sự thống nhất, đồng bộ, phù hợpgiữa các quy định về hợp đồng vô hiệu trong các văn bản pháp luật cùng điều

chỉnh về quan hệ hợp đồng

Đáng tiếc là các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xử lý hợp

đồng vô hiệu chưa đáp ứng được những yêu cầu trên

Trong thực tế, các quy định về xử lý hợp đồng vô hiệu đã bộc lộ những

“căn bệnh” chung đó là: mâu thuẫn, chồng chéo nhau, “đá” nhau, có phần cứng

nhắc, có chỗ còn thiếu không theo kịp cuộc sống Thực tiễn kinh doanh biết đến

nhiều trường hợp các bên trong hợp đồng lợi dụng sơ hở trong các quy định của

pháp luật để vi phạm hợp đồng, trốn tránh trách nhiệm hoặc sử dụng hợp đồngnhư một công cụ để hợp thức hóa các hành vi trái pháp luật Về phía các cơ quannhà nước, thực tiễn phát triển của các quan hệ hợp đồng, tính phức tạp của nó,

những quy định không rõ ràng hoặc đã lỗi thời của pháp luật đã tạo ra cho họ rấtnhiều khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng pháp luật về hợp đồng vô hiệu

Bằng chứng là trong những năm qua, không hiếm những bản án của Tòa án Việt

Nam đã làm ngỡ ngàng các đương sự và công chúng bởi thay vì giải quyết các

yêu cầu về nội dung của hợp đồng, thẩm phán Việt Nam lại tuyên bố hợp đồng

vô hiệu, xoá bỏ căn cứ pháp lý của những giao dịch đôi khi đã diễn ra 5, 7 nămtrước đó chỉ vì những sai sót nhỏ về hình thức và thủ tục bất chấp mong muốn

thực sự của các bên.

Với thực trạng đó, các quy định pháp luật về xử lý hợp đồng vô hiệu cầnsớm được hoàn thiện đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, hướng tới sự bảo đảm an

toàn và lẽ công bằng cho các chủ thể, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường

kinh doanh Một cơ sở pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh, một hành lang pháp lý thông thoáng không những là yêu cầu chính đáng của người dân, của các doanh nghiệp

để họ thực hiện hoạt động kinh doanh và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình mà

còn là điều kiện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thành tốt chức

Trang 7

năng, nhiệm vụ mà nhà nước giao Hơn thế nữa cần phải khẳng định rằng việc nhận thức đúng về bản chất của hợp đồng vô hiệu và việc xử lý chúng để từ đóxây dựng các quy định về xử lý hợp đồng vô hiệu một cách khoa học, phù hợpvới thực tiễn cũng sẽ góp phần hoàn thiện chế định hợp đồng trong hệ thốngpháp luật của nước ta.

Từ những lý do trên, với mong muốn được góp phần hoàn thiện các quy

định của pháp luật về xử lý hợp đồng vô hiệu, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề

tài " NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VỀ XỬ LÝ HỢP DONG VÔ HIỆU

Ở VIỆT NAM" để làm luận văn thạc sĩ luật học.

II Mục dich của đề tal

Nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận, các quy định về xử lýhợp đồng vô hiệu trong Bộ luật dân sự, trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, thực

tiễn của việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý hợp đồng vô hiệu để từ đó

góp phần hoàn thiện một bước lý luận về xử lý hợp đồng vô hiệu và đưa ra một

số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này

Il Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về vấn đề xử lý hợp đồng vô hiệu cả ở phương diện

lý luận và thực tiễn Xử lý hợp đồng vô hiệu bao gồm hai nội dung đó là: xem

xét hiệu lực của hợp đồng và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

IV Phương phớp nghiên cứu

Tác giả coi chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là

cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài Các phương pháp mà tác giả sửdụng để nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng

hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,

V Tỉnh hình nghiên cứu

Hợp đồng vô hiệu là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật hợpđồng Nó không đơn thuần là câu chuyện của các nhà lý luận mà còn là câuchuyện có tính thực tiễn sâu sắc bởi vì nó liên quan đến những lợi ích mà phápluật hợp đồng đụng chạm tới, cũng như môi trường đầu tư, kinh doanh mà phápluật đó tạo nên Do vậy, vấn đề hợp đồng vô hiệu đã được nhiều nhà lý luận, thực

Trang 8

tiễn quan tâm nghiên cứu Chúng ta có thể kể đến một số công trình khoa họcnghiên cứu trực tiếp về vấn đề này như: luận án tiến sỹ luật học với đề tài "Hợpđồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu” của Tiến

sỹ Lê Thị Bích Thọ, luận án của Tiến sỹ Phạm Hữu Nghị về "Chế độ hợp đồngtrong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc

sỹ luật học của học viên Phan Xuân Tuy với đề tài "Hợp đồng kinh tế vô hiệu và

xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu "

Ngoài ra, còn có một số bài báo, một số cuộc hội thảo đề cập về vấn đềnày ví dụ như: hội thảo về việc xử lý hợp đồng vô hiệu do câu lạc bộ luật gia

Việt - Đức tổ chức ngày 28/02/2003, bài " Về trách nhiệm vật chất do vi phạm

hợp đồng kinh tế và cách xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu” của Tiến sỹ Trần ĐìnhHảo, "Chế định hợp đồng kinh tế - tồn tại hay không tồn tai" của Phó giáo sư -Tiến sỹ Lê Hồng Hạnh, "Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệtđối" của Tiến sỹ Bùi Đăng Hiếu, "Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện

có hiệu lực của hợp đồng" của Tiến sỹ Lê Thi Bích Thọ, "Mấy ý kiến về hop

đồng lao động vô hiệu" của Tiến sỹ Dao Thị Hằng, Các công trình khoa hoc

nêu trên đã tiếp cận vấn đề hợp đồng vô hiệu từ nhiều khía cạnh khác nhau và là

những tài liệu tham khảo quý giá đối với chúng tôi.

Đề tài "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý hợp đồng vô hiệu ở

Việt Nam" được tác gia lựa chọn để làm luận văn thạc sỹ luật học của mình cómột cách tiếp cận khác về vấn đề này Tác giả chú trọng vào việc phân tích thựctrạng các quy định của pháp luật về xử lý hợp đồng vô hiệu trong Pháp lệnh hợpđồng kinh tế, đồng thời có những liên hệ với các quy định của Bộ luật dân sự để

có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về thực trạng các quy định pháp luật về vấn

đề này Ngoài ra, tác giả cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới những vướng mắc

đã nay sinh trong thực tiễn áp dung các quy định về xử lý hợp đồng vô hiệu

thông qua việc phân tích một số vụ án Cuối cùng, trên cơ sở những khía cạnh đã

nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá được, tác giả đi tới giải pháp cơ bản, toàn diện

cho việc xây dựng một hệ thống các quy phạm thống nhất để xử lý hợp đồng vôhiệu

Trang 9

VỊ Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần

nộ: dung của luận văn gồm 3 chương

Chương I: Một số vấn dé ly luận về hợp đồng vô hiệu và xử ly hợp đồng

Vô hiệu

Chương I: Xử ly hợp đồng kinh tế vô hiệu — những quy định của phápluật hiện hành và thực tiễn áp dụng

Chương III: Một số giải pháp cơ ban nhằm hoàn thiện các quy định pháp

luật về xử ly hợp đồng kinh tế vô hiệu

Trang 10

CHƯƠNG |

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ

LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

I.1 BẢN CHAT CUA HỢP ĐỒNG VA CÁC YẾU TỐ CƠ BAN CUA HỢP ĐỒNG

I.1.1 Ban chốt của hợp đồng

Chúng ta đã định nghĩa: hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều

người nhằm mục đích tạo lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ

Trước nhất hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của conngười làm phát sinh các hệ quả pháp ly Hợp đồng là một loại hành vi pháp lý cơban va thông dụng nhất Hợp đồng là một hành vi pháp lý, hơn thế nữa đó là mộthành vi pháp lý đặc biệt: sự thỏa thuận giữa các đương sự Các bên trong hợpđồng ít nhất phải có ý chí tạo lập giữa họ một quan hệ pháp lý trong đó một

người phải thi hành một đòi hỏi cho người khác Vậy do đâu mà có sự liên hệ

ràng buộc giữa các bên trong hợp đồng? Câu trả lời đơn giản là: các đương sự bịràng buộc với nhau vì họ muốn như vậy Các hành vi xuất phát từ ý chí của các

bên đã làm phát sinh hiệu lực ràng buộc chính họ Các bên trong hợp đồng biểu

lộ ý chí của họ nhưng hợp đồng chỉ được thiết lập khi có sự thỏa thuận giữa haibên, khi có hai sự ưng thuận: một của chủ nợ và một của con nợ Chính sự gặp

gỡ giữa hai ý chí tạo thành hợp đồng Nói cụ thể hơn là các bên trong hợp đồng

đều có chung một ý kiến, đều nhất trí với nhau để đạt được một kết quả nào đó

Vậy cơ sở của hợp đồng là sự thống nhất của các ý chí tứ do Tuy nhiên khôngphải bất kỳ sự thống nhất ý chí nào cũng được coi là hợp đồng mà chỉ được coi là

hợp đồng khi sự thống nhất ý chí đó là thực chất và không trái pháp luật Điều

này chứng tỏ rõ ràng là hợp đồng thích hợp với lợi ích của các bên, không xâm

phạm đến lợi ích của xã hội Mỗi bên tham gia hợp đồng nhằm thỏa mãn những

lợi ích riêng của mình trong phạm vi phù hợp với lợi ích chung của xã hội

Khi sự thống nhất của các ý chí tự do là thực chất và không trái pháp luật

thì nó sẽ lam phát sinh ra các nghĩa vụ.,Nghĩa vụ này ràng buộc các bên như luậtpháp Nói cách khác hiện lực của hợp đồng là tao lập,.biến đổi hay chấm dứt một

nghĩa vụ Một hợp đồng được thành lập hợp pháp có giá trị ràng buộc đối với các

Trang 11

bên Bản thân hop đồng không phải là luật pháp, nhưng hợp đồng được thành lập

theo luật pháp thì nó sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý giữa các bên đương sự Đây làmột nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng được cả thế giới thừa nhận

Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định rằng không thể có hợp đồng, nếu

không có sự thỏa hiệp ý chí của tất cả các bên, hoặc nếu sự thỏa hiệp này không

nhằm mục đích tạo lập hiệu lực pháp lý Nói một cách khái quát hợp đồng là sự thỏa thuận có tác dụng chuyển hóa các quan hệ kinh tế khách quan thành các quan hệ pháp luật cụ thể Chính ở điểm này chúng ta thấy rõ hợp đồng là hình

thức pháp lý để thể hiện các quan hệ kinh tế, xã hội

Một câu hỏi đặt ra là: bẩn chất của hợp đồng có mối liên hệ như thế nào

đối với vấn đề vô hiệu của hợp đồng? Nếu chúng ta hiểu bản chất của hợp đồng

là sự thống nhất của các ý chí tự do, thực chất và không trái pháp luật thì sự vôhiệu của hợp đồng chỉ là những ngoại lệ, được áp dụng dưới những điều kiệnkhắt khe khi ý chí được hình thành trái pháp luật, khi sự thỏa thuận của các bênchứa đựng những khiếm khuyết hoặc là khi các bên không đủ năng lực và thẩmquyền ký kết hợp đồng Sự vô hiệu của hợp đồng là hệ quả tất yếu khi hợp đồng

không chứa đựng đầy đủ các yếu tố cơ bản tạo nện bản chất của hợp đồng

I.1.2 Những yếu tố cơ bản của hợp đồng

Một hợp đồng muốn tồn tại hợp pháp (được pháp luật công nhận, bảo vệ)

và phát sinh hiệu lực cần phải hội tụ ba yếu tố đó là: sự thỏa thuận của các bên

cam kết, năng lực của các bên cam kết và đối tượng xác thực cho sự cam kết

Chúng ta sẽ lân lượt xem xét ba yếu tố này

Yếu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng nhất của hợp đồng đó là sự thỏahiệp giữa các ý chí, tức là sự ưng thuận giữa các bên tham gia hợp đồng Phân

tích sự thỏa thuận của các bên giao kết chúng ta thấy có hai yếu tố, đó là sự đề

nghị ký kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị Thỏa thuận chính là sự kết hợp giữa

hai yếu tố này Hợp đồng chỉ được thiết lập khi có sự thống nhất của các ý chí tự

do, khi có sự ưng thuận đích thực giữa các bên Sự ưng thuận của các bên là điềukiện at có và đầy đủ cho sự hiện hữu:của hợp đồng Không một đề nghị nào,

không một sự chấp nhận nào là có giá trị nếu nó không xuất phát từ một ý chí

sáng suốt và tự do Sáng suốt thì sự thỏa thuận được đưa ra với ý thức đầy đủ về

Trang 12

sự vat, sự việc, không nhầm lẫn, không bị lừa dối Su đồng ý tự do là sự đồng ý

không phải đưa ra vì bị cưỡng bức, do sự đe dọa Như vậy là, ý chí đích thực của

các bên, sự ưng thuận giữa họ là điều không thể thiếu trong hợp đồng nhưng ýchí đó phải phù hợp với ý chí của nhà nước, phù hợp với pháp luật Nói cách

khác ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, nhưng ý chí đókhông tuyệt đối vì không thể trái với lợi ích chung của xã hội và trong những

trường hợp đặc biệt ý chí đó phải nhường bước cho lợi ích chung Muốn có giá

tri, muốn trở thành giao dịch hợp pháp, hợp đồng phải là sự ưng thuận hợp lẽ

công bằng, hợp pháp luật, hợp đạo đức Sự thỏa thuận không thể hiện ý chí của các bên, không phù hợp với pháp luật thì không phát sinh các quyền và nghĩa vụ

pháp lý.

Yếu tố thứ hai là năng lực của các bên Ý chí chỉ phát sinh nghĩa vụ khi nào các bên giao kết có đầy đủ năng lực cần thiết để tạo lập hợp đồng Chủ thểcủa hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện mà pháp luật quyđịnh, nghĩa là họ có quyền và được phép ký các hợp đồng đó Người ký kết hợpđồng phải là những người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Hiện nay năng lực và quyển ký kết hợp đồng của các chủ thể được quy định ở

nhiều van bản pháp luật khác nhau.

Yếu tố thứ ba của hợp đồng là đối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợpđồng phải được chỉ định rõ ràng, phải có thể thực hiện được và phải hợp pháp(điều 287 Bộ luật Dân sự)

Như vậy là, về nguyên tắc, các hợp đồng phải thỏa mãn tất cả các yếu tốtrên mới làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên

1.2 HOP ĐỒNG VÔ HIỆU, XU LÝ HOP ĐỒNG VÔ HIEU

1.2.1 Nhận thức chung về hợp đồng vô hiệu

Bản chất của sự vô hiệu của hợp đồng thực ra là một trật tự pháp lý hồi tố

đặc biệt làm vô hiệu những gì đã cam kết (ex tunce) Sự can thiệp của pháp luật

đã vô hiệu hóa các giao dịch này đẩy chúng về tình trạng ban đầu Theo nguyên

tac thì một hợp đồng vô hiệu sẽ giải phóng hoàn toàn cam kết của các bên,

không những cho tương lai mà còn cho quá khứ.

Trang 13

Một hợp đồng vô hiệu là một hợp đồng không tồn tại theo luật, không có

giá trị pháp lý, không có giá trị bắt buộc thực hiện, không làm phát sinh quyền,

nghĩa vụ đối với các bên tham gia hợp đồng từ thời điểm xác lập do có vi phạm

pháp luật hoặc không thể hiện ý chí thực sự của các bên giao kết Khi hợp đồng

vô hiệu, pháp luật không biết đến bất kỳ một quyền và nghĩa vụ nào ràng buộc

các bên Và ngay cả khi các bên đã tiến hành những hành vi theo cách thực hiện

hợp đồng thì những hành vi đó cũng không phải là hành vi pháp lý, không phải

là hành vi thực hiện hợp đồng

Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao vấn đề xử lý hợp đồng vô hiệu lai cầnđược đề cập tới trong pháp luật hợp đồng? Như chúng ta đã biết, nói đến hợpđồng là nói dến sự thỏa hiệp ý chí, tức là sự ưng thuận giữa các bên với nhau.Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chúng ta không thừa nhận tự do hợp

đồng Trong cơ chế thị trường, chúng ta đã trả lại giá trị đích thực cho hợp đồng,

thừa nhận nguyên tắc tự do hợp đồng Tự do ý chí là yêu cầu, là yếu tố thuộc về

bản chất của hợp đồng Đương nhiên, tự do hợp đồng không phải là sự tự do

tuyệt đối, mà là sự tự do trong giới hạn pháp luật Nhà nước nhân danh quyền lực

công - đại diện chính thống và chính thức cho xã hội - giới hạn sự tự do đó Sự

hạn chế quyền tự do hợp đồng từ phía tổ chức công quyền không phải sự can dự

một cách bất hợp lý vào nguyên tắc tự do hợp đồng mà là một bảo đảm cần thiếtcho việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tế cuộc sống Sự can thiệp của nhà

nước vào quan hệ hợp đồng là việc làm bình thường của mọi nhà nước hiện đại

Sự bình thường này được hiểu theo nghĩa: nhà nước không lạm dụng đến mức

xâm phạm thô bạo tới quyền tự do hợp đồng, mọi sự hạn chế quyền tự do hợp

đồng của các bên đều phải được ghi nhận trong pháp luật, phù hợp với thực tiễn

Nói một cách khác sự can thiệp của nhà nước phải là sự can thiệp đúng mức - tức

là sự can thiệp phải tính đến yếu tố “hợp ly", "công bdng"- bởi vì dẫu sao thìquan hệ hợp đồng vẫn là quan hệ ngang của đời sống xã hội được thiết lập giữacác chủ thể bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ Nhà nước tôn trọng, thừanhận sự thỏa thuận của các bên nhưng ý chí của các bên phải phù hợp với ý chícủa nhà nước Nhà nước buộc các bên,tham gia hợp đồng phải tôn trọng trật tự

xã hội, trật tự công cộng Việc xử lý hợp đồng vô hiệu là một biện pháp giới hạn

sự tự do hợp đồng, là cơ sở pháp lý để nhà nước can thiệp trực tiếp vào quan hệ

Trang 14

hợp đồng, vô hiệu hóa các hợp đồng không tuân thu các quy định của pháp luật,

không thể hiện ý chí thực của các bên, không thể hiện bản chất vốn có của hợpđồng Vì vậy, một hợp đồng hợp pháp phải là sự ung thuận hợp với lé công bằng,

hợp pháp luật, hợp đạo đức (11)

Sự vô hiệu của hợp đồng thường được phân biệt làm hai loại: vô hiệu tuyệt

đối và vô hiệu tương đốt

e Một hợp đồng sẽ vô hiệu tuyệt đối nếu sau khi giao kết các bên không

thể có cơ hội có thể làm cho nó có hiệu lực bởi vì hợp đồng đó đã vi phạm vào

trật tự công cộng, trái đạo đức, gây thiệt hại cho xã hội Hợp đồng bị vô hiệutuyệt đối sẽ mặc nhiên vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của Toà án Hay

nói cách khác, nó bị vô hiệu ngay cả khi không có quyết định của Toà án Chínhbởi vậy, quyết định của tòa án (nếu có) đối với hợp đồng vô hiệu tuyệt đối khôngmang tinh chất phán xử mà đơn thuần chỉ là việc khẳng định sự vô hiệu của hợpđồng và vác định hậu quad cưỡng chế đối với các bên dựa trên các cơ sở luật định

mà thôi [29, tr38]

e Một hợp đồng sẽ vô hiệu tương đối nếu nó có thể trở thành có hiệu lực

khi các bên liên quan muốn Nói một cách khác, loại hợp đồng này tuy rơi vào

trường hợp vô hiệu song kể từ thời điểm ký kết nó tồn tại ở trạng thái lưỡng cực,

có thể trở thành có hiệu lực hoặc không có hiệu lực phụ thuộc vào các bên liên

quan Khác với trường hợp vô hiệu tuyệt đối, hợp đồng vô hiệu tương đối chỉ gâythiệt hại cho các bên Vì vậy, sự vô hiệu tương đối còn được gọi là sự vô hiệuđược bảo vệ Sự vô hiệu tương đối không mang tính mặc nhiên mà chỉ trở lên vôhiệu khi hội đủ các điều kiện nhất định: khi có đơn yêu cầu của những người cóquyền và lợi ích liên quan và có quyết định của tòa án Đối với hợp đồng vô hiệutương đối thì quyết định của tòa án là cơ sở duy nhất làm cho hợp đồng trở nên

vô hiệu Quyết định của Toà án mang tính chất phán xử Nói một cách khác, hợp

đồng này sẽ có hiệu lực cho đến khi nào bị tuyên là vô hiệu Ngoài ra, sự vô hiệu

này có thể được xác nhận và chịu một thời hiệu ngắn hơn

Sở dĩ có hai loại vô hiệu trên là yi pháp luật phải bảo vệ hai loại quyển lợi

trong việc thành lập hợp đồng: một là quyền lợi của cộng đồng, một là quyền lợi của cá nhân Vi dụ: khi đối tượng của hợp đồng là hàng hóa cấm mua bán thì

Trang 15

quyền lợi công cộng buộc hợp đồng phải bị vô hiệu, phải bị hủy bỏ Trái lại, khi

hợp đồng bị vô hiệu do nhầm lẫn thì đó chỉ là để bảo vệ quyền lợi của một cá

nhân (cụ thể là người bị nhầm lẫn)

Sự phân biệt trên đây khiến chúng ta có cảm tưởng có hai sự vô hiệu biệt

lập với nhau và khác hẳn nhau Thực ra trong mọi trường hợp sự vô hiệu lúc nào

cũng giống nhau Khi nói rằng một hợp đồng bị vô hiệu tuyệt đối hay tương đối,điều đó không có nghĩa là hợp đồng ấy bất hợp pháp nhiều hay ít, điều đó chỉ cónghĩa là xác định hợp đồng đó đã xâm phạm đến quyền lợi của ai, quyền lợi của

xã hội, hay là quyền lợi của một người

Chúng ta cần khẳng định hai khái niệm hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợpđồng vô hiệu tương đối có vai trò quan trọng trong thực tiễn pháp lý Tuy nhiên,

ở Việt Nam, hai khái niệm này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của

các nhà lập pháp Bộ luật Dân sự mới chỉ dừng lại ở việc phân biệt vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối khi quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên

bố hợp đồng vô hiệu (điều 145) Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì không đề cập tới

hai khái niệm này Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, hợp đồng vô hiệu do viphạm điều cấm của pháp luật cũng được xử lý như hợp đồng vô hiệu do chủ thể

không đủ thẩm quyền giao kết hợp déng, và đều được coi là vô hiệu tuyệt đối

Giá như có sự phân biệt giữa vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối, việc xử lý

mỗi loại hợp đồng vô hiệu sẽ khách quan, công bằng hơn

Ngoài ra, còn có một cách phân loại khác đã được các nhà làm luật Việt Nam đưa ra trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đó là chia hợp đồng vô hiệu thành

hợp đồng vô hiệu toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần

e Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi toàn bộ nội dung của nó vô hiệu hoặc có

một phần bị vô hiệu nhưng đã ảnh hưởng đến toàn bộ hợp đồng và do đó hợpđồng này hoàn toàn không có giá trị pháp lý

e Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần của hợp đồng bị vô hiệu

nhưng không ảnh hưởng tới hiệu lực của các phần còn lại trong hợp đồng Khi kết luận một hợp đồng vô hiệu từng phần, chúng ta cần xác định có hay không

có những vi phạm pháp luật và mối quan hệ giữa nội dung vi phạm với các nội

Trang 16

dung khác của hợp đồng Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu từng phần là chỉphần vi phạm bị hủy bỏ, các phần khác của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Nhìn chung, cách phân loại trên của các nhà lập pháp Việt Nam it có ý

nghĩa thực tiễn Hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay hợp đồng vô hiệu từng phần chỉ

xác định được phạm vi của sự vô hiệu mà chưa thể hiện được những khác biệt về

bản chất của hai khái niệm này

I.2.2 Xử lý hợp đồng vô hiệu

Xuất phát điểm của vấn đề xử lý hợp đồng vô hiệu là nguyên tắc tất cả

những vi phạm pháp luật đều phải xử lý theo pháp luật Hợp đồng vô hiệu chính

là những hợp đồng ký kết trái với các quy định của pháp luật Về nguyên tắc,

một hợp đồng vô hiệu không thể phát sinh hiệu lực, cần phải hủy bỏ thiết lập lại

tình trạng pháp lý và tài sản của các bên Nói như vậy có vẻ đơn giản, song vấn

đề xử lý hợp đồng vô hiệu rất phức tạp Một hợp đồng mặc dù vô hiệu về mặtpháp lý nhưng cũng đã tồn tại trong thực tế thậm chí đã được thực hiện rồi hoặc

đã được bắt đầu thực hiện Vấn đề đặt ra là: việc xử lý hợp đồng vô hiệu có xoá

bỏ được mọi hiệu lực của hợp đồng đó hay không?, có bảo đảm được quyền vàlợi ích hợp pháp của các bên liên quan không?

Xử lý hợp đồng vô hiệu bao gồm hai nội dung: xem xét hiệu lực của hợpđồng và giải quyết hậu qua pháp lý của hợp đồng vô hiệu

1.2.2.1 Xem xét hiệu lực của họp đồng

Dé thiết lập được một hợp đồng có hiệu lực đòi hỏi các thỏa thuận trong

hợp đồng phải hợp pháp, tức là các thỏa thuận đó phải phù hợp với yêu cầu củapháp luật Có như vậy thì hợp đồng mới tạo nên nghĩa vụ cho các bên và đượcpháp luật công nhận, bảo vệ Tuy nhiên, mặc dù các điều kiện có hiệu lực củahợp đồng đã được pháp luật quy định nhưng muốn xem xét hiệu lực của hợpđồng, muốn hủy bỏ hợp đồng vô hiệu người ta vẫn phải nhờ đến sự can thiệp củaToà án Thực vậy, dẫu có vô hiệu thì hợp đồng cũng đã tạo ra một tình trạng màmột trong hai bên đương sự không thể tự ý đơn phương hủy bỏ Lé di nhiên, ho

có thể hủy bỏ một hợp đồng mà họ nhận thấy là vô hiệu khi có được sự ưngthuận của cả hai bên, nhưng trên thực tế thường chỉ có một bên là có lợi khi xin

Trang 17

hủy hop đồng mà thôi Kiện hủy hop đồng là một phương tiện tự bảo vệ được cácbên sử dụng nhằm ngăn chặn việc hợp đồng vô hiệu được đưa ra thực hiện

a) Quyền vêu câu xem xét hiệu lực của hop đồng

e Những người có thể yêu câu xem xét tính hiệu lực của hop đồng: Trước đây, xuất phát từ quan điểm coi hợp đồng kinh tế là công cụ để xây dựng, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước và việc ký hợp đồng kinh tế là kỷ luật bắt

buộc đối với các đơn vị kinh tế Do vậy, việc ký hợp đồng kinh tế vô hiệu đượccoi là hành vi vi phạm kỷ luật nhà nước Quan điểm này đưa đến sự hình thànhquy định là ai cũng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hiệulực của hợp đồng kinh tế Quy định như vậy đã tạo điều kiện cho nhà nước can

thiệp một cách “quá thô bao" vào quan hệ hợp đồng Hiện nay, trong Pháp lệnhhợp đồng kinh tế cũng như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế không

quy định cụ thể, rõ ràng ai có quyển khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền

tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu Nhưng trên tỉnh thần của hai văn bản này thì

quyền khởi kiện các vụ án kinh tế nói chung và quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan

có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu nói riêng chi thudc về cácđương sự (đương sự có thể là các bên trong hợp đồng hoặc người thứ ba có liên

quan) Đây là một quy định tuyệt đối, không có ngoại lệ Quy định này đã mở

rộng quyền tự định đoạt cho các bên chủ thể trong hợp đồng nhưng sự mở rộng

này đã đi quá giới hạn Boi lẽ, trong thực tế xây ra trường hợp có những hợpđồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật (ví dụ: mua bán hàng cấm), việc

thực hiện hợp đồng này sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước nhưng cơ quan có

thẩm quyền cũng không được xử lý nếu các đương sự không yêu cầu Về vấn đề

này, pháp luật của các nước có cách giải quyết thuyết phục hơn, theo đó người ta

căn cứ vào sự phân biệt giữa vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối để ấn địnhxem những ai có quyền nêu lên sự vô hiệu Sự vô hiệu tuyệt đối có thể do mọingười có quyền lợi liên quan nêu ra, trái lại sự vô hiệu tương đối chỉ có thể do

người được pháp luật bảo vệ nêu lên

e Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hop đồng kinh tế vô hiệu là cơ quan

nao? Theo quy định ở khoản 3 điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế "Việc kết luận

hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ thuộc thẩm quyền của Trọng

Trang 18

tài kinh tế " Trọng tài kinh tế theo quy định này là cơ quan quan lý việc ký kết

và thực hiện hợp đồng kinh tế, giải quyết tranh chấp hợp đồng Trọng tài kinh tếnằm trong hệ thống cơ quan hành pháp, mang quyền lực nhà nước Luật sửa đổi

bổ sung một số điều của luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 28/3/1993 có hiệu

lực cho ra đời Tòa kinh tế nằm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân (khoản

2 điều 17) có chức năng “vé? xử các vụ án kinh tế” và "giải quyết các công việc

khác theo quy định của pháp luật " Đồng thời Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 đã chuyển thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế

từ Trọng tài kinh tế nhà nước sang cho Tòa kinh tế Tòa án nhân nhân Như vậytheo quy định của các văn bản trên, có thể suy đoán thẩm quyền kết luận và xử

lý hợp đồng kinh tế vô hiệu thuộc cơ quan Toa án - cơ quan xét xử của Nhà nước

Việt Nam Tòa án xem xét hiệu lực của hợp đồng kinh tế khi có đơn yêu cầu củađương sự và đủ điều kiện thụ lý vụ án hoặc trong quá trình giải quyết vụ án kinh

tế Tòa án thấy có căn cứ để kết luận hợp đồng kinh tế vô hiệu (công văn

46/KHXX 17/5/1997 của Tòa án nhân đân tối cao)

e Thời hiệu của quyền yêu cầu: đó là một khoảng thời gian do pháp luậtquy định, khi khoảng thời gian này trôi qua thì quyền xin hủy hợp đồng vô hiệu

sẽ bị chấm dứt Pháp lệnh hợp đồng kinh tế cũng như Pháp lệnh giải quyết các vụ

án kinh tế không quy định rõ ràng về khoảng thời gian này mà chỉ quy định về

thời hiệu khởi kiện các vụ án kinh tế nói chung Bộ luật dân sự Việt Nam đã quy

định khá cụ thể về vấn dé này tại điều 145, theo đó trường hợp vô hiệu tuyệt đối

không thể bị thời hiệu loại bỏ bởi lẽ thời gian không thể khiến cho một hợp đồng

vi phạm pháp luật trở thành có hiệu lực, còn trường hợp vô hiệu tương đối thì

thời hiệu là một năm.

Áb) Các vếu tố dan đến sư vô hiêu của hop đồngNhư trên đã đề cập, hợp đồng được hiểu là sự thống nhất của các ý chí tự

do, thực chất và không trái pháp luật Nếu hiểu như vậy thì sự vô hiệu của hợpđồng bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

O Nguyên nhân thứ nhất: hợp đồng vô hiệu do sự thỏa thuận của các bênchứa đựng những khiếm khuyết Sự thỏa thuận là một điều kiện cốt yếu của hợpđồng, nhưng sự thỏa thuận ấy phải hữu hiệu, tức là không bị khiếm khuyết, nếu

THU VIÊNIRUCIG HA JATHA NO

Trang 19

không thì hợp đồng sẽ vô hiệu Đó là hệ quả tất yếu của nguyên tắc tự do ý chí.Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định về vấn đề này rất sơ sài, nếu không muốnnói là hoàn toàn bỏ ngỏ điều kiện này (chỉ đề cập tới trường hợp hợp đồng vôhiệu do người ký có hành vi "lừa dao", chúng tôi xin nhấn mạnh Pháp lệnh hợpđồng kinh tế dùng thuật ngữ "lừa dao" chứ không phải là "lừa dối”) LuậtThương mại thì không đề cập tới vấn đề này Nói cách khác, Pháp lệnh hợp đồngkinh tế đã tạo ra một khoảng trống rất lớn trong các quy định về căn cứ xác địnhhợp đồng kinh tế vô hiệu khi không đề cập tới các trường hợp hợp đồng kinh tế

vô hiệu do có sự nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa Bởi vậy, nghiên cứu về các khiếm

khuyết của sự thỏa thuận khiến hợp đồng vô hiệu, chúng ta không thể căn cứ vàoPháp lệnh hợp đồng kinh tế và Luật thương mại, mà cần phải nghiên cứu pháp

luật của các nước phát triển trên thế giới để làm sáng tỏ những nguyên tắc cơ bản

nhất về vấn đề các khiếm khuyết của sự thỏa thuận khiến hợp đồng vô hiệu mànhiều Bộ luật dân sự và thương mại của các nước trên thế giới đã ghi nhận Theo

chúng tôi, các nguyên tắc này sẽ là những tài liệu để chúng ta tham khảo trong

quá trình hoàn thiện các quy định về khiếm khuyết của sự thỏa thuận - mộtnguyên nhân khiến hợp đồng kinh tế vô hiệu Pháp luật của hầu hết các nước đều

dự liệu ba khiếm khuyết của sự thỏa thuận

>» Một là: sự nhầm lân Nhầm lẫn là sự không trùng hợp giữa ý chí được

thể hiện với mong muốn thực sự của người thể hiện ý chí nhưng người thể hiện ý

chí không biết được điều đó điều này có nghĩa là: moi sự nhầm lẫn trong việcbày tỏ ý nghĩ của mình đều xuất phát từ cách diễn đạt của chính đương sự hoặc

từ sự hiéu lầm ý nghĩ của đối phương, dẫn đến một sự bày tổ ý nghĩ không trung

thực [21, tr32] Tuy nhiên, khi cứu xét sự kiện này về mặt pháp lý, luật pháp cácnước thường có thái độ dè dặt, không xem tất cả mọi hợp đồng có nhầm lẫntrong sự bày tỏ ý chí là vô hiệu, tức là phải bị hủy bỏ Nói chung, luật pháp các

nước đều có thái độ “căn cứ vào các sự kiện cụ thể” đồng thời nghiên cứu hậu

quả và tính chất của sự nhầm lẫn để có biện pháp xử lý thích hợp Các trường

hợp nhầm lẫn dẫn đến hợp đồng vô hiệu bao gồm:

- _ Nhầm lẫn về thuộc tinh cơ bản của vật là đối tượng của hợp đồng

~ Nhầm lẫn về nhận định tính chất của hợp đồng

Trang 20

- Nhầm lan về "tính chat" của người ký kết hợp đồng và về kha nang ký kếthợp đồng Trường hợp nhầm lẫn nay chỉ được coi là một khiếm khuyết của: sựthỏa thuận khi đó là hợp đồng được ký kết dựa trên nhân thân của chủ thể, có nghĩa là nhân thân của chủ thể là yếu tố quan trọng, quyết định cho sự cam kết.

Sự nhầm lẫn chỉ được coi là một khiếm khuyết của sự thỏa thuận khiếncho hợp đồng vô hiệu khi đáp ứng được hai điều kiện sau:

- Su nhầm lẫn đó không được là một sự nhầm lẫn vô lý, khó chấp nhận

Người bị nhầm lẫn không được hành động một cách cẩu thả điều kiện này đượcđánh giá tùy từng trường hợp cụ thể, tùy khả năng, năng lực của người đó

- Su nhầm lẫn đó phải là nhầm lẫn về một yếu tố mà phía bên kia biết rõ.Nói khác đi, đó là sự nhầm lẫn thường thấy

Vấn đề xem xét một sự nhầm lẫn có phải là nguyên nhân làm hợp đồng vôhiệu hay không thuộc thẩm quyền của tòa án Trong việc thẩm định này tòa án

sẽ xét theo một quan niệm trừu tượng, đem so sánh bên giao kết bị nhầm lẫn vớimột bên giao kết điển hình thông thường để xét xem nếu đặt người này vào địa vị

của đượng sự thì họ có bị nhầm lẫn không

Sự nhầm lẫn - khiếm khuyết của sự thoa thuận - đem lại hậu qua khiến cho

hợp đồng bị vô hiệu tương đối Do đó, chỉ riêng bên bị nhầm lẫn mới có quyền

xin hủy hợp đồng Muốn vậy, người này phải đưa ra chứng cứ chứng minh cho

sự nhầm lẫn của mình Ngoài ra, đồng thời với quyền yêu cầu hủy hợp đồng,người ấy còn có thể đòi bồi thường thiệt hại nếu dẫn chứng được một lỗi củangười kia

» Hai là: sự lừa đối Đây là trường hợp có sự trùng hợp giữa ý chí nộitâm và ý chí được thể hiện nhưng ý chí nội tâm lại gắn liền với sự lừa dối Lừađối là hành vi cố ý của một bền đương sự nhằm mục đích gây ra sai lầm cho phía

bên kia Hành vị lừa dối có hai yếu tố cấu thành:

- _ Yếu tố ý đồ: Lita dối là một hành vi cố ý, bên này chủ ý lừa dối bên kia (tấtnhiên có tính đến nghĩa vụ thận trọng của phía bên bị lừa dối) Trong hành vi lừadối không nhất thiết phải có ý định của bên lừa dối gây thiệt hại cho bên bị lừa

dối.

Trang 21

- _ Yếu tố hiện thực: phải có thủ đoạn gian dối mới cấu thành hành vi lừa dối.Tuy nhiên không cần thiết việc thủ đoạn gian dối đó có được thể hiện bằng

những hành động cụ thể hay không, chỉ cần có sự gian dối, một lời nói dối cũng

đủ mà không cần phải có một thủ đoạn nào khác Nói khác đi ngoài yếu tố gian

ý không cần phải thêm một yếu tố vật chất khách quan nào khác Và ngay cả sự

im lặng, tức không nói lên cái điều mà mình có bổn phận phải nói cũng bi coi là

lừa dối J

Như vậy, trong trường hợp lừa dối cũng có một sự nhầm lẫn nhưng sựnhầm lẫn này do đối phương gây ra bằng những mưu mô gian xảo Thoạt tiên

người ta có thể nghĩ rằng lừa dối cũng chỉ là một trường hợp nhầm lẫn và quan

niệm lừa dối là không cần thiết Tuy nhiên nếu sự nhầm lẫn chỉ khiến cho hợp

đồng vô hiệu trong một số trường hợp nhất định thì trái lại những trường hợpnhầm lẫn gây nên bởi sự lừa dối thì không bị hạn chế nào cả Bất kỳ sự lừa dối

nào cũng có thể làm cản trở hiệu lực của ý chí

Sự lừa dối trở thành căn cứ làm hợp đồng vô hiệu khi đáp ứng được các

điều kiện sau:

- Sự lừa dối phải là yếu tố quyết định dẫn dat bên kia đến việc ký kết hop

đồng Nói khác đi, những mưu gian chước dối của một bên là nguyên nhân chính

thúc đẩy bên kia giao kết hợp đồng Điều đó có nghĩa là, nếu không có hành vi

lừa dối đó thì bên kia đã không ký kết hợp đồng Muốn vậy, thi sự lừa dối phải

xây ra trước hoặc ngay khi ký kết hợp đồng

- Su lừa dối đó phải do chính bên giao kết hợp đồng kia thực hiện Nếu hành

vi lừa đối do một bên thứ ba thực hiện thì không thể trở thành căn cứ làm hợpđồng vô hiệu, mà chỉ là căn cứ để yêu cầu bên thứ ba bồi thường thiệt hại Tuynhiên nguyên tắc này cũng có hai ngoại lệ: 1) Khi bên giao kết hợp đồng tuy

không thực hiện sự lừa dối song đã tham dự, đồng lõa, được hưởng lợi ích của sự

lừa dối đó thì hợp đồng cũng có thể bị vô hiệu 2) Đối với hợp đồng miễn phí, sựlừa đối do một người thứ ba gây ra cũng có thể làm cho sự thỏa thuận bị khiếm

khuyết.

Bên nào cho rằng mình bị lừa dối thì phải đưa ra chứng cứ chứng minh (có

thể sử dụng mọi phương tiện chứng cứ để chứng minh) Thẩm phán là có toàn

Trang 22

quyền đánh giá những chứng cứ đó theo một quan niệm cu thể, nghĩa là xét theotừng cá nhân: một sự lừa dối có thế có tính cách quyết định đối với một ngườikhờ khao mà không có tính cách ấy với một người khôn ngoan hơn Đây là điểm khác biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn vì trong trường hợp nhầm lẫn tòa án thẩm

định theo một quan niệm trừu tượng như chúng ta đã đề cập ở phần trên

Sự lừa dối làm cho sự thỏa thuận của nạn nhân bị khiếm khuyết đồng thời

cũng cấu thành một lỗi của người thực hiện hành vi lừa dối (vì người này đã có

gian ý dùng thủ đoạn gian xảo để lừa dối đối phương) Về khía cạnh thứ nhất, lừađối là một khiếm khuyết của sự thỏa thuận, nên làm cho hợp đồng bị vô hiệu

Đây là sự vô hiệu tương đối, nên chỉ có nạn nhân của sự lừa dối là có quyền xin

hủy hợp đồng bằng cách chứng minh sự lừa dối Về khía cạnh thứ hai, lừa dối làmột lỗi của người lừa dối cho nên nạn nhân ngoài việc xin hủy bỏ hợp đồng còn

có quyền đòi bồi thường thiệt hại Ngoài ra, nạn nhân cũng có thé chỉ đòi bồi

thường thiệt hại mà không xin hủy hợp đồng, vì hai quyền yêu cầu này có hai cơ

sở biệt lập nhau: một thì dựa trên cơ sở hợp đồng, một thì dựa trên cơ sở tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không sử dụng thuật ngữ "lừa dối” ma

sử dụng thuật ngữ "lừa đảo" để chỉ một khiếm khuyết của sự thỏa thuận Đây là một sự thiếu chính xác về kỹ thuật lập pháp cụ thể là trong việc sử dụng các khái

niệm pháp lý.

> Ba là: sự đe dọa De doa được hiểu là những hành vi trái pháp luật tácđộng vào ý chí của một người làm cho người đó sợ hãi và miễn cưỡng phai ký

kết hợp đồng Trong sự đe dọa có hai yếu tố: một yếu tố khách quan, đó là mối

nguy cơ đe dọa nạn nhân và một yếu tố chủ quan là sự kinh sợ của nạn nhân do

nguy cơ ấy gây ra Sự thể hiện ý chí do bị đe dọa làm mất hiệu lực của hợp đồng

Sự đe dọa là khiếm khuyết của sự thỏa thuận khiến hợp đồng vô hiệu khi:

hành vi de dọa phải là hành vi không chính đáng cả về phương tiện để đe dọacũng như mục đích theo đuổi Sự đe dọa ở đây phải là đe dọa gây thiệt hại ngay

tức khắc, gây ra một nỗi lo sợ lớn cho nạn nhân Nỗi lo sợ này phải hiện hữu vào

thời điểm ký kết hợp đồng Hành vi đe dọa không nhất thiết phải do một bên

giao kết gây ra, mà có thể là hành vi của người thứ ba tác động tới nạn nhân (có

Trang 23

thể chính là phía bên kia hoặc người khác liên quan tới họ) Cuối cùng sự đe dọa

chỉ làm hợp đồng vô hiệu nếu nó có tính chất quyết định khiến nạn nhân ưngthuận ký hợp đồng Vấn đề này thuộc thẩm quyền của tòa án, thẩm phán sẽ thẩm định theo quan niệm cụ thể.

Hệ qua của hành vi đe dọa: hành vi đe dọa là căn cứ làm cho hợp đồng vô

hiệu, nhưng ở đây là vô hiệu tương đối với tất cả những đặc tính của sự vô hiệu

này Ngoài ra, nạn nhân của sự đe doa còn có thể doi bồi thường thiệt hại trên cơ

sở trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tức là căn cứ trên một lỗi củangười có hành vi đe dọa

Như vậy là, bất cứ khiếm khuyết nào của sự thỏa thuận cũng cần trở hiệu

lực của hợp đồng Hợp đồng phải là sự nhất trí thực sự, không có bất kỳ một tỳvết nào Nói khác đi, sự nhất trí thật sự là một trong những nhân tố cơ bản đểphán đoán hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng bị vô hiệu

© Nguyên nhân thứ hai: hop đồng vô hiệu do các bên không đủ năng lực

ký kết hợp đông Ý chí chỉ phát sinh nghĩa vụ khi nào các bên giao kết có đầy đủ

năng lực cần thiết để tạo lập hợp đồng, tức là các bên có quyền và được phép ký

các hợp đồng đó theo quy định của pháp luật Ngược lại, hợp đồng sẽ vô hiệunếu các bên không có đủ năng lực, thẩm quyền ký kết hợp đồng Bên ký kết hợp

đồng có thể là thể nhân hay là pháp nhân Ca hai đều phải căn cứ vào qui định

của pháp luật để xác định khả năng ký kết hợp đồng

- Khả năng ký kết hợp đồng của cá nhân: theo Luật Thương mại, các cánhân là thương nhân có quyền ký kết hợp đồng Muốn trở thành thương nhân, cánhân phải thỏa mãn các điều kiện sau: 1) từ đủ mười tám tuổi trở nên có năng lựchành vi dân sự đầy đủ; 2) có đủ điều kiện để kinh doanh thương mai theo luật

định, phải tiến hành các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên

và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đăng ký kinh doanh theo

cách hiểu của luật Việt Nam là một thủ tục bắt buộc, là một sự kiện pháp lý thiếtlập tư cách thương nhân để từ đó xác định khả năng giao kết hợp đồng của cá

nhân đó) Ngoài ra Pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn đề cập tới khả năng giao kếthợp đồng của các cá nhân là người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân

(khi họ ký hợp đồng với pháp nhân nhằm mục đích kinh doanh)

Trang 24

- Kha năng ký kết hợp đồng của pháp nhân: pháp nhân không phải là "người

tự nhiên" mà là quần thể được cấu tạo bởi nhiều "người tự nhiên”, được thành lậptheo pháp định Về mặt pháp lý, pháp nhân có nhân cách pháp lý: có quyền sởhữu tài sản một cách độc lập để tiến hành hoạt động kinh doanh Nó cũng giống

như "người tự nhiên": có thể tiến hành mua bán, vay mượn, thuê mượn , có thể

trở thành một bên đương sự để ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng, có quyền

đòi nợ và khả năng gánh nợ, có thể đóng vai nguyên cáo, bị cáo, Khi nói tớikhả năng ký kết hợp đồng của pháp nhân cần lưu ý hai vấn đề sau:

Một là: Các hợp đồng do pháp nhân xác lập phải phù hợp với mục đíchhoạt động của pháp nhân Điều đó có nghĩa là các hợp đồng do pháp nhân ký kếtkhông được vượt ra ngoài phạm vi quy định của điều lệ công ty, hoặc vượt ra

khỏi phạm vi kinh doanh mà nhà nước quy định khi cấp giấy phép hoạt động cho

pháp nhân Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hạn chế khả năng ký kết hợp đồng của

pháp nhân thông qua quy định tại điểm b khoản | điều 8 Quy định này chỉ ra

rằng pháp nhân chỉ có thể thỏa thuận những hợp đồng trong lĩnh vực ngành nghề

đã đăng ký kinh doanh để phục vụ san xuất kinh doanh, nếu không thì hợp đồng

sẽ bị vô hiệu Hiện nay quy định này đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý và gây ra

rất nhiều tranh cãi mà chúng ta sẽ dé cập tới ở chương II.

Hai là: đại diện của pháp nhân phải hội đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng

Do pháp nhân là "người nhân tao", không có sự sống “ban than" và không có khả

năng hoạt động của chính bản thân, nên mọi hoạt động của nó tiến hành thôngqua "người tự nhiên" Vấn đề ở đây là xác định ai là đại diện "thẩm quyền” của

pháp nhân để ký kết hợp đồng? Thông thường không phải bất cứ "người tự

nhiên" nào trong tổ chức pháp nhân cũng có thể ký kết hợp đồng, chỉ có người đứng đầu pháp nhân mới có quyền này Người ký hợp đồng không có đủ thẩmquyền sẽ là nguyên nhân khiến hợp đồng vô hiệu

- Su ủy guyền: Trong thực tiễn, có trường hợp người ký kết một hợp đồng

nhiều khi không cam kết cho chính mình, mà chỉ đại diện cho một người khác

chiếu theo một su ủy quyền Sự đại điện theo ủy quyền xuất phát từ hợp đồng ủyquyền, theo đó một người (gọi là người ủy quyền) ủy quyền cho một người khác

(gọi là người được ủy quyền) để nhân danh mình ký kết một hợp đồng Hợp

Trang 25

đồng chỉ phát sinh hiệu lực đối với người ủy quyền còn người được ủy quyền chỉchịu trách nhiệm với người ủy quyền trong việc thi hành hợp đồng ủy quyền -

Một sự đại diện chỉ có hiệu lực nếu người được ủy quyền có quyền đạidiện và có ý muốn đại diện: 7) Quyển đại điện: quyền này có thể phát sinh do ý chí của người ủy quyền theo hợp đồng ủy quyền Hợp đồng ủy quyền có thể ban

cấp cho người được ủy quyền quyền hành để thực hiện một số hành vi 2) ý muốnđại diện: người được ủy quyền phải có ý chí đại diện và phải phát biểu rõ ý chí

ấy thì sự đại diện mới phát sinh hiệu lực đối với người ủy quyền Pháp lệnh hợp

đồng kinh tế quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản, không được

uỷ quyển lại cho người thứ ba Các quy định này xem ra có phần cứng nhắc,chưa theo kịp thực tiễn (chúng tôi sẽ đề cập tới ở chương I)

Sự ủy quyền có hiệu lực tạo lập một quan hệ pháp lý trực tiếp giữa người

ủy quyền và người thứ ba giao kết hợp đồng Về nguyên tắc, sự ủy quyền chỉphát sinh hiệu lực này nếu người được ủy quyền hành động trong phạm vi ủy

quyền Các hợp đồng do người được ủy quyền xác lập thực hiện vượt quá thẩmquyền không có hiệu lực đối với người ủy quyền, và phần vượt quá đó sẽ bị

tuyên vô hiệu Một vấn đề cần phải làm rõ là: trách nhiệm của người ký vượt quá

thấm quyền đến đâu khi xây ra thiệt hại cho phía đối tác, việc bồi thường thiệthại như thế nào, người được uy quyền phải tự bồi thường hay người uy quyềnđứng ra bồi thường Vấn đề này đã được Bộ luật dân sự giải quyết khá triệt để,

nhưng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế lại không hề đề cập tới

© Nguyên nhân thứ ba: hợp đồng vô hiệu do y chí được hình thành trái

pháp luật Tính hợp pháp là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu của

hợp đồng, được luật pháp các nước nhìn nhận Những nguyên nhân ảnh hưởngđến sự bất hợp pháp của hợp đồng có thể kể ra như: hợp đồng vi phạm chínhsách chung (xâm phạm lợi ích chung của quốc gia, gây tốn hại đến lợi ích công

cộng, vi phạm thuần phong mỹ tục của xã hội), hợp đồng có đối tượng bị phápluật cấm Bất kỳ quốc gia nào cũng có thái độ rất nghiêm khắc đối với các hợpđồng bất hợp pháp, mặc dù mỗi nước đều có cách xử lý riêng trên nguyên tắc:những hợp đồng bất hợp pháp không có hiệu lực, sẽ bị vô hiệu tuyệt đối, không

Trang 26

tO N

những không thể yêu cầu thực hiện hợp đồng mà cũng không thé đòi bồi thườngtổn thất

c) Thủ tục xác định tính vô hiêu của hop đồng

Pháp luật của các nước đều thừa nhận sự xác nhận là một hành vi pháp lý

nhằm hữu hiệu hóa một hợp đồng vô hiệu và khiến hợp đồng này trở thành cóhiệu lực và không bị bác bỏ Theo khái niệm này thì xác nhận hợp đồng vô hiệu

là hành vi pháp lý được thực hiện sau khi các bên đã giao kết hợp đồng bị coi là

vô hiệu đó Khi hành vi này được thực hiện xong thì hợp đồng không vô hiệu nữa

mà trở nên có hiệu lực và được coi như có hiệu lực từ thời điểm ký kết Hành vi

xác nhận hợp đồng vô hiệu được thực hiện bằng cách thay thế một yếu tố bất hợppháp hoặc bằng cách khước từ quyền xin hủy bỏ hợp đồng Trong pháp luật ViệtNam, vấn đề xác nhận hợp đồng vô hiệu chưa được đề cập tới Nên chăng chúng

ta cần có những quy định về vấn đề này Bởi lẽ những quy định này sẽ là cơ sở

pháp lý để chúng ta công nhận hiệu lực của các hợp đồng mặc dù vô hiệu(thường chỉ là vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, do các bên không đủ năng

lực giao kết hợp đồng) và phải bị huỷ bỏ, nhưng các bên trong hợp đồng vẫnmuốn giữ lại hợp đồng, khắc phục các khiếm khuyết của hợp đồng, khước từ mọi

quyền huỷ bổ hoặc các bên đã tự nguyện thực hiện hợp đồng, chấp nhận những

lợi ích từ hợp đồng

1.2.2.2 Giải quyết hậu quả pháp lý của hop đồng vô hiệuGiải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu quả là không dễ dàng,

ngay tại các nước có nền luật học lâu đời và văn minh, người ta cũng phải nghi ra

những cấu trúc hư cấu như “quasicontract", “ultra vires", "unjust enrichment" và

những học lý tương tự để giải quyết một cách công bằng quyền lợi của các bênliên quan trong điều kiện hợp đồng giữa họ bị coi là vô hiệu Khi vô hiệu, hợpđồng không tồn tại, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý nào Do vậy,

nguyên tắc chung nhất để giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là thiết lập lạitình trạng pháp lý và tài san ban đầu của các bên (tình trang tại thời điểm trước

khi xác lập hợp đồng) Điều đó có nghĩa là: hợp đồng bị hủy bỏ, hai bên khôngcòn phải thực hiện gì nữa và tiến hành hoàn lại những gì đã được giao hoặc được

nhận.

Trang 27

Nhìn chung, sự vô hiệu của hợp đồng dù là tuyệt đối hay tương đối khi đãđược tòa án công nhận đều có hậu quả pháp lý tương tự nhau Các hậu quả ấy

bao gồm:

© Thứ nhất: hợp đồng bị húy bỏ Điều đó có nghĩa các nghĩa vụ mà hợp

đồng đã tạo ra đều bị hủy bỏ bất luận nghĩa vụ đó là của ai (chủ nợ hay con nợ),bất luận các nghĩa vụ đó có tính cách chủ yếu hay không Phạm vi hủy bỏ hợp

đồng được xác định như sau:

- _ Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ (tức là toàn bộ nội dung của hợp đồng bị

vô hiệu hoặc có một phần bị vô hiệu nhưng đã ảnh hưởng đến toàn bộ hợp đồng)

thì hợp đồng đó sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn

- _ Đối với hợp đồng vô hiệu từng phần thì chỉ riêng phần nội dung bất hợppháp bị hủy bỏ, còn các phần khác của hợp đồng vẫn có hiệu lực

Việc hủy bỏ hợp đồng nhằm thiết lập lại tình trạng pháp lý của các bên.Thông qua việc tuyên bố hủy hợp đồng vô hiệu, pháp luật đã xoá bỏ hoàn toàncăn cứ pháp lý ràng buộc các bên, các bên không còn bị ràng buộc bởi các cam

kết đã được ghi nhận trong hợp đồng| Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng Pháp

lệnh hợp đồng kinh tế không quy định rõ ràng về vấn dé này, khoản 1 điều 39

chỉ quy định về cách xử lý công việc trong hợp đồng vô hiệu Một quy định cụthể về việc tuyên bố huỷ hợp đồng vô hiệu, không thừa nhận các quyền nghĩa vụ

của các bên từ thời điểm xác lập hợp đồng cần phải được quy định để làm căn cứ

cho việc giải quyết hậu quả của hợp đồng kinh tế vô hiệu

@ Thứ hai: sự húy bỏ có hiệu lực hồi tố Bất luận sự vô hiệu có tính cáchtuyệt đối hay tương đối, hợp đồng bị hủy bỏ cũng bị coi như không hề được xác

lập và không có hiệu lực nào trong quá khứ cũng như trong tương lai.

Đối với trường hợp hợp đồng chưa được thi hành thì vấn đề sẽ rất đơngiản, chúng ta chỉ việc coi hợp đồng như không hề được ký kết và các bên khôngđược thực hiện hợp đồng

Nếu hợp đồng đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì vấn đề sẽ nangiải hơn rất nhiều Theo điều 39 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, trong trường hợpnày thì các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn

Trang 28

trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền Vậy cơ sở pháp lý của nghĩa vụ

hoàn trả là gì, khi mà pháp luật không thừa nhận, không nhìn thấy sự địch

chuyển tài sản trong hợp đồng vô hiệu Quả thực trước khi có Bộ luật dân sự điềunày khó giải thích Nhưng từ khi có Bộ luật dân sự thì hiện tượng này được coi làchiếm hữu không có căn cứ pháp luật Tại điều 264 Bộ luật dân sự quy định

“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hop pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu,người sử dung tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở

hữu hoặc thuộc quyển chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó”.Như vậy, tài sản đã giao, đã nhận trong hợp đồng vô hiệu buộc phải quay lại với

chủ của mình Vấn đề sẽ phức tạp hơn khi chính tài sản đã được chuyển giaothực tế không thể hoàn trả thì pháp luật đã tính đến khả năng trả lại bằng một

khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản Nhưng điều phức tạp chính là ở

chỗ, việc trả bằng tiền được tính theo giá nào, tại thời điểm nào, khi mà giá của

tài sản luôn có biến động theo thị trường Các quy định của pháp luật hợp đồng ởViệt Nam (trong Bộ luật dân sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Luật Thương mại)

chưa cho chúng ta một câu trả lời chính xác, cụ thể về vấn đề này

Cũng theo quy định của Điều 39 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, thu nhập bấthợp pháp phải nộp ngân sách nhà nước, thiệt hại phát sinh, các bên phải chịu.Trong thực tiễn áp dụng, quy định này đã bộc lộ rất nhiều bất cập, và đây có thể

coi là nhược điểm lớn nhất của các quy định về giải quyết hậu quả của hợp đồng

vô hiệu trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn ởchương II) Pháp luật các nước và Bộ luật dân sự có những quy định về vấn đềhoàn toàn khác so với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế Theo đó, ngoài nghĩa vụ hoàntrả, bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu, gây thiệt hai cho bên kia thì phải bồithường, và chỉ trong một số trường hợp nhất định, tài sản, hoa lợi, lợi tức thu

được mới bị tịch thu theo quy định pháp luật.

© Thứ ba: sự vô hiệu không thể làm thiệt hại đến quyền lợi của người thứ

ba ngày tình Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hoàn toàn bỏ ngỏ vấn đề này Chúng

tôi cho rằng điều 147 Bộ luật dân sự có một quy định tương đối hoàn chỉnh về

việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu, và nó

phải được áp dụng trong quá trình giải quyết hậu quả của hợp đồng kính tế vô hiệu Người thứ ba ở đây là những người có quyền và lợi ích liên quan, quyền lợi

Trang 29

của họ bắt nguồn từ quyền của các bên giao kết hợp đồng Do đó, trên nguyên

tac khi quyền lợi của các bên giao kết bị hủy bỏ thì quyền lợi của những người

này vì thế cũng không tồn tại Sự áp dụng của nguyên tắc này không khỏi gây trở

ngại trên thực tế, nhất là đối với các tài sản mà sự giao dịch cần phải nhanh

chóng, người mua không có thời gian và cũng không thể kiểm tra được quyền sởhữu của người bán có hợp pháp không Vì vậy, điều 147 Bộ luật dân sự quy địnhtrong những trường hợp này giao dịch với người thứ ba ngay tình vẫn có hiéu lực,

nếu tài sản bị tịch thu hay phải trả lại cho chủ sở hữu thì người thứ ba có quyền

yêu cầu người xác lập giao dịch với mình bồi thường thiệt hại

1.2.3 Cách tiếp cận của phap luột Việt Nam trước đôy về vốn dé xử lý

hợp đồng vô hiệu

1.2.3.1 Xử lý hop đồng vô hiệu trong pháp luật Việt Nam thoi kỳphong kiến

Qua nghiên cứu những quy định có liên quan tới khế ước trong pháp luật

phong kiến Việt Nam, thể hiện đậm nét ở Luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long,chúng ta có thể khẳng định rằng nhà lập pháp thời trước không phải không lưu

tâm tới các điều kiện về nội dung và hình thức của các khế ước Khi trong khếước có sự vi phạm nghiêm trọng các điều kiện pháp định thì khế ước bị coi là vôhiệu, không làm phát sinh hiệu lực Khế ước có thể bị tiêu hủy hoặc vì hình thức,hoặc vì nội dung không thỏa mãn các điều kiện pháp định

O Khế ước vô hiệu vì các điều kiện nội dung không hội du Cũng như

trong dân luật hiện đại, cổ pháp tôn trọng sự tự do kết ước Mặc dù không có một

điều khoản nào tuyên bố rõ ràng về nguyên tắc tự do kết ước, nhưng chúng taphải thừa nhận nguyên tac ấy là một hệ qua tất yếu của quan niệm “nhân tri".Nguyên tắc tự do kết ước chỉ bị giới hạn khi nào khế ước xâm phạm thuần phong

mỹ tục hay trật tự công cộng Hay nói một cách khác, khế ước sẽ vô hiệu (không

có giá trị pháp lý và không được cổ pháp thừa nhận) khi xâm phạm tới “thudn

phong mỹ tục” hay “trật tự công cộng” Các y niệm này không được định nghĩa

cụ thể rõ ràng trong cổ luật Tuy nhiên, nhờ các chế tài hình sự đã được trù liệu

trong hai bộ luật của nhà Lê và nhà Nguyễn về các phạm pháp trong lĩnh vực khé

ước, chúng ta cũng có được một khái niệm về hai vấn đề khá phức tạp này

Trang 30

Khái niệm thuần phong mỹ tục thường liên hệ đến luật gia đình, hoặc đếnquyền người gia trưởng, hoặc đến mối tương quan giừa vợ chồng Những khé ước

nào xâm phạm vào quyền của người gia trưởng đều phải coi như vô hiệu và tráivới luân thường Khi cha mẹ còn sống, các con cháu không có quyền có tài san

riêng, do đó họ không có quyền ký kết các khế ước bán các tài sản trong gia đìnhnếu không được phép của các bậc này (Điều 387 bộ luật Hồng Đức) Hơn thế

nữa, con cháu cũng không thể làm các khế ước phân sản, chia gia tài và xin đứng

tên số riêng khi cha mẹ, ông bà còn sống (Điều 83 bộ luật Gia Long) Sự cấm

đoán lập khế ước trái với thuần phong mỹ tục còn liên hệ đến cả các tương quangiữa vợ và chồng Điều 332 bộ luật Gia Long quy định sự gả bán vợ cho gianphu bị tiêu hủy mặc dù người vợ đã can phạm tội ngoại tình Một số ví dụ trên

phần nào đã chứng minh được các sắc thái đặc biệt của khái niệm "(huần phong

mỹ tục" trong cổ luật Ÿ niệm ấy thay đổi theo khung cảnh các giáo lý của mỗi

mot thời ky trong lịch sứ [L7, tr11]

Nếu khái niệm thuần phong mỹ tục chỉ liên hệ đến luân thường, thì khái

niệm trật tự công cộng có nhiều sắc thái riêng biệt Khái niệm này liên quan tới

các điều mà nhà lập pháp coi là nền tang của xã hội, của quốc gia, và do đó cầnphải được bao vệ triệt để, không thể để cho các cá nhân có thể xâm phạm Cổ

luật Việt Nam chấp nhận khái niệm trật tự công công trong ba lĩnh vực chính

yếu: bảo vệ các quyền căn bản của con người (Điều 453 bộ luật Hồng Đức quy

định: các tư nhân không thể kết ước để mua bán nô tỳ), bảo vệ tổ chức chính trị

xã hội (Điều 73, 74, 75, 76 bộ luật Hồng Đức quy định: không được bán ruộng

đất ở bờ cõi, bán nô tỳ, voi ngựa, binh khí cho ngoại quốc), bảo vệ những

nguyên tắc căn bản của nền kinh tế (theo Điều 198 bộ luật Hồng Đức: những

người từ chối không tiêu tiền bị sứt mẻ, đòi giá hàng quá cao mới bán, hay làđóng cửa hàng không bán thì đều phải chịu hình phạt)

Ngoài ra, một khế ước, muốn được coi là có giá tri, còn phải hội tụ đủ các

thành tố thiết yếu đó là: sự ưng thuận của các bên và chủ đích của khế ước Sựưng thuận của những người kết ước không được quy định rõ ràng trong cổ pháp,

nhưng chúng ta không thể phủ nhận, hồ nghi nguyên tắc này vì nhà làm luật đãtrừng phạt rất nghiêm khắc các trường hợp người ký kết không có năng lực pháp

lý cũng như trường hợp lừa đối, cưỡng bách Như vậy là, sự ưng thuận phải do

Trang 31

một người kết ước có năng lực pháp lý (tức là có quyền thế, có tài sản và ở vào

một lứa tuổi nhất định) và không bị hà tì Chủ đích của khế ước được hiểu là tác

vu pháp ly mà các người kết ước muốn thực hiện (17, tr21] Chủ đích này hoàntoàn tùy thuộc vào ý chí của các người kết ước, và đương nhiên chủ đích ấy

không thể xâm phạm vào thuần phong mỹ tục và trật tự công cộng Xin đơn cử

một vài ví dụ trong đó chủ đích của khế ước đã vi phạm các quy định của phápluật khiến khế ước vô hiệu:

- Cam cố vợ hay con gái (Điều 95 bộ luật Gia Long)

- Cho vay lãi quá lợi suất luật định (Điều 587 bộ luật Hồng Đức, điều 134 bộ

luật Gia Long).

- Ban những người lương thiện (Điều 244 bộ luật Gia Long)

@ Khế ước vô hiệu vì hà tì về hình thức Về nguyên tắc, các bên không

cần lập văn bản đối với những khế ước đơn giản, có giá trị tài sản thấp hoặc ít

quan trọng Còn đối với những vật có giá trị, bất luận là động sản (trâu bò) hay

bất động sản (nhà đất) hay các khoản tiền lớn các đương sự thường làm giấy với

nhau để ghi rõ nội dung của nghĩa vụ để làm bằng (các bên chỉ lập một bản do

người cam kết hay người phụ trái đứng tên ký kết và giao cho người trái chủ)

Điều 366 bộ luật Hồng Đức quy định về hình thức các văn khế và chúc thư Điều

luật này đã trù liệu rằng trong trường hợp người làm văn khế không biết chữ, họ

có thể nhờ một người đệ tam viết thay, gọi là người đại thư Song sự lập văn khế

này phải có người chứng kiến Người đại thư và người chứng kiến phải đượcchọn trong các người quan trưởng trong làng Thiếu điều kiện này, chúc thư hay

văn khế sẽ vô hiệu (Ky chúc thư văn khế di hut luận) Day là một điều khoản duy

nhất trong cổ luật đã dé cập tới vấn dé vô hiệu của các chứng thư

Như vậy, nhà làm luật, trong cổ pháp, coi khế ước vô hiệu là những khế

ước vị phạm vào các điều kiện pháp định, thường trở thành hành vi phạm tội và

phải chịu chế tài hình sự Đây là điểm khác biệt căn bản đối với quan niệm của

luật dân sự hiện đại.

Cổ luật đã dự liệu các hậu quả pháp lý khi khế ước vô hiệu như sau:

Trang 32

- Ché tài về dân sự: đó là sự tiêu hủy khế ước đem lại sự tái lập nguyên trạng

cho các bên (Điều 387 bộ luật Hồng Đức) Ngoài ra, có thể còn phải bồi thường

thiệt hại theo thời giá: năm mất mùa sẽ có quy định khác (Điều 367 bộ luậtHồng Đức) hoặc bồi thường theo luật định (Điều 370 bộ luật Hồng Đức)

- _ Chế tài hình sự như trượng, roi, biếm, đồ, chém, lưu đầy

Nói tóm lại, mặc dù không đặt trọng tâm vào vấn đề soạn thảo một hệthống các quy định hoàn bị về khế ước nói chung và vấn đề xử lý khế ước vô

hiệu nói riêng, song cổ luật Việt Nam, đứng trước nhu cầu của thực tiễn, cũng

không thể không can thiệp vào một số vấn đề thiết yếu trong lĩnh vực khế ước.Những khía cạnh chính yếu của vấn đề xử lý khế ước vô hiệu đã phần nào đượcnhà lập pháp ý thức và giải quyết Tuy nhiên, một hạn chế nổi bật trong các quyđịnh này là việc đưa các chế tài hình sự vào để điều chỉnh các quan hệ khế ước,

coi các vi phạm trong lĩnh vực khế ước là tội phạm Ly do của hạn chế này có lẽ

do quan niệm của các nhà làm luật thời trước cho rằng: không cần can thiệp vào

phạm vi các hành động của tư nhân, nếu trật tự xã hội không bị rối loạn, và một

khi các khế ước được lập ra đe dọa trật tự an ninh chung hay các vi phạm kháctrong quan hệ khế ước phát sinh thì nhà lập pháp bắt buộc phải dự liệu những chế

tài về hình sự để trừng phạt

1.2.3.2 Xử lý hợp đồng vô hiệu dưới thoi Pháp thuộc

Dưới thời Pháp thuộc chúng ta có hai Bộ luật dân sự là Bộ dân luật Bắc kỳ

được ban hành năm 1931 và Bộ dân luật Trung kỳ (Hoàng việt Trung kỳ hộ luật)

ban hành năm 1936 Trong cả hai bộ luật này đều có những điều khoản quy định

về hợp đồng Nhận xét chung về hai bộ dân luật cũ, chúng ta thấy rằng nhữngđiều khoản của hai bộ dân luật này về nghĩa vụ nói chung và về hợp đồng nóiriêng đã được sao chép gần như nguyên vẹn các điều khoản tương tự trong Bộluật dân sự của Pháp Lần đầu tiên khái niệm pháp lý về khế ước đã được quy

định rõ ràng (Điều 664 Dân luật Bắc Kỳ, Điều 680 Hoàng Việt Trung kỳ hộ

luật).

Vấn đề khế ước hợp pháp và khế ước vô hiệu đã được hai bộ dân luật này

đề cập một cách trực tiếp, rõ ràng, cụ thể không thua kém dân luật hiện đại vàkhá phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng mà nhiều bộ luật dân sự của

Trang 33

các nước trên thế giới thừa nhận Theo quy định của pháp luật dưới thời Pháp

thuộc, một khế ước được hình thành hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau (Điều

651 Dân luật Bắc Kỳ và điều 687 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật):

- Phải có sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên, các bên giao kết khếước hoàn toàn tu nguyện, không có sự hiểu lầm hoặc cưỡng bách làm cho trái với

lòng tự thuận của các bên

- Người lập ước phải có đủ tư cách mà pháp luật đã quy định hoặc có người

đại diện hợp pháp.

- _ Đối tượng của khế ước phải được xác định rõ, đối tượng này phải thuộc

quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của các bên

- Phải có một việc đích thực và chính dang

Khế ước vô hiệu là khế ước không có một trong các điều kiện làm cho khếước hợp pháp, cụ thể như sau:

- Su thỏa thuận của các bên có khiếm khuyết do bị lừa dối, đe dọa, hiểu lầm

- - Người lập ước không có đủ tư cách

- - Đối lượng không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của

các bên.

- C6 sự cố phi pháp: bị pháp luật cấm hay trai với phong hóa hoặc trật tự

công cộng.

- C6 vi phạm về hình thức, thủ tục luật định

- Trai với lẽ công bang, tục lệ

Như vậy, theo quy định của hai bộ dân luật này thì "hiệp ước không những

bắt buộc phải theo những điều đã định rõ, mà lại phải tùy theo tính chất nghĩa

vụ, chiếu theo lẽ công bằng, theo tục lệ cùng pháp luật mà làm moi sự nhân đó

sinh ra nữa" (Điều 676 Dân luật Bắc kỳ và Điều 716 Dân luật Trung kỳ) Điều

đó có nghĩa, khế ước không những phải tuân theo các quy định của pháp luật mà

còn phải tính đến lẽ công bằng và tục lệ Đây là một điểm tiến bộ của pháp luật

hợp đồng dưới thời Pháp thuộc bởi lẽ pháp luật không chỉ quan tâm tới việc bảo

vệ trật tự công cộng mà cao hơn nữa pháp luật đã tính đến một yếu tố rất quan

Trang 34

trọng đó là lẽ công bằng và tục lệ - một khái niệm căn bản chi phối tất cả các

quy định trong lĩnh vực khé ước

Không chỉ dừng lại việc quy định một cách tổng quát các nguyên nhânkhiến cho khế ước vô hiệu, hai bộ dan luật này còn đề cập một cách chi tiết, rõ

ràng những khía cạnh chủ yếu của từng trường hợp vô hiệu ví dụ như: khế ước vô

hiệu do có sự hiểu lầm được quy định chỉ tiết tại các điều 657, 658 Dân luật Bắc

kỳ và điều 692, 693 Dân luật Trung Kỳ, khế ước vô hiệu do có sự bạo hành đượcquy định cụ thể tại các điều từ 660 đến 662 Dân luật Bắc kỳ và từ 696 đến 698

Dân luật Trung kỳ Hơn thế những trường hợp vô hiệu còn được cụ thể hóa một

lần nữa trong những quy định về các khế ước thông dụng

Hậu quả pháp lý của khế ước vô hiệu không được quy định một cách cụ

thể mà chỉ quy định chung rằng: "nghĩa vụ có sự giả dối hoặc phi pháp thờikhông có hiệu lực gi" (Điều 665 Dân luật Bắc kỳ và Điều 703 Dân luật Trung

kỳ).

Như vậy là, vấn đề khế ước hợp pháp, khế ước vô hiệu đã được các nhà lậppháp dưới thời Pháp thuộc ý thức rõ rệt và giải quyết một cách thỏa đáng Cách

tiếp cận của họ về vấn để này tương đối khoa học, thống nhất thể hiện một trình

độ lập pháp cao hơn hẳn so với thời kỳ trước và xích lại gần hơn các nguyên tắc

cơ bản về hợp đồng của dân luật hiện đại Sở di như vậy là do lúc đó nước ta là

xứ Bảo hộ và thuộc địa của Pháp nên chúng ta đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ

thống pháp luật "mẫu quốc" (pháp luật của Pháp) - một hệ thống pháp luật rất

định những sửa đổi cơ bản trong lĩnh vực hợp đồng, phù hợp với bản chất của

chế độ mới, thiết lập các nguyên tắc kết ước tiến bộ trong lĩnh vực này Sắc lệnh,

một mặt thừa nhận sự tự do lập ước của công dân, mặt khác tuyên bố và khẳng

Trang 35

định quyền của nhà nước trong việc quản lý, điều chỉnh những quan hệ này Mộttrong những quyền quan trọng mà Sắc lệnh này ghi nhận đó là quyền tuyên bố

khế ước vô hiệu “khi lập ước có tổn thất do bóc lột của một bên vì điều kiện kinh

tế của hai bên chênh lệch thì khế ước đó có thể coi là vô hiệu” (Điều 12 Sắc

lệnh) Ngày 10/4/1956, bản điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh số 735TTgđược ban hành để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh doanh giữa các chủ thểkinh doanh (trong bản điều lệ này, vấn đề xử lý hợp đồng vô hiệu chưa được đềcập tới mà chỉ đề cập tới việc bồi thường thiệt hại) Năm 1959 Tòa án nhân dântối cao ra chỉ thị số 772/CT-TATC về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc

và phong kiến

Như vậy, về cơ bản lĩnh vực khế ước nói chung và xử lý khế ước vô hiệunói riêng ở Việt Nam vẫn chịu sự điều chỉnh của hai bộ luật dân sự Bắc Kỳ vàTrung Kỳ cho đến đầu những năm 60 trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quyđịnh tại Sắc lệnh 97/SL

Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989, nhà nước đã ban hành một số

văn bản pháp luật để điều chỉnh quan hệ hợp đồng Tuy nhiên, những đặc thù về

điều kiện phát triển chính trị, kinh tế và xã hội ở Việt Nam đã tạo cho pháp luật

về hợp đồng của chúng ta những bản sắc riêng có và ít lặp lại ở các quốc gia

khác Những đặc điểm đó là: 1) Pháp luật về hợp đồng kinh tế ra đời trước pháp

luật về hợp đồng dân sự và nó cũng nhận được sự quan tâm hơn từ phía các nhàlập pháp 2) Hợp đồng kinh tế đã, đang và tiếp tục được coi là một loại hợp đồng

độc lập, cùng tồn tại song song với hợp đồng dân sự Những thực tế này đã tạo

cho pháp luật hợp đồng kinh tế có những bước phát triển cao hơn so với hợp

đồng dân sự Cụ thể là:

- Ngày 04/01/1960, bản diéu lệ tạm thời về chế độ hop đồng kinh tế theonghị định số 004 TTg được ban hành Lần đầu tiên thuật ngữ hợp đồng kinh tế

được sử dụng trong một văn bản pháp luật của nước ta Nhưng ngay tại bản điều

lệ này vấn đề hợp đồng vô hiệu cũng chưa được đề cập cụ thể mặc dù đã được

Bản điều lệ đã quy định: những hợp đồng kinh tế ký kết không đúng với nội

dung kế hoạch sẽ không có hiệu lực.

Trang 36

- Ngày 23-2-1962 Hội đồng Chính phủ ban hành Wghj định số 29/CP về

điều lệ tạm thời quy định những nguyên tắc xử lý trong việc chấp hành chế độ

hop đồng kinh rế Trong bản điều lệ này xuất hiện thuật ngữ hợp đồng kinh tếhợp lệ Điều 5 của bản điều lệ này quy định: "Một hợp đồng kinh tế phải có đủcác điều kiện sau đây mới coi là hợp lệ:

a) Phải phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch nhà nước hoặc chỉ tiêu kế hoạchtrong mỗi Bộ, Khu, Thành phố, Tỉnh đã dược Chính phủ thông qua

b) Không được trái với luật lệ nhà nước.

c) Nội dung hợp đồng kinh tế và thẩm quyền ký kết hợp đồng này phải

theo đúng Điều 6, Điều 7 của bản điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồngkinh tế ban hành theo Nghị định số 004/TTg ngày 4-1-1960 và các điều

khoản khác đã được quy định trong các thể lệ hợp đồng về mua bán, vận

tải, xây dựng cơ bản

d) Hợp đồng kinh tế phải viết cụ thể, rõ ràng, không được tẩy xoá, những

điểm xoá hoặc chữa lại phải được hai bên ký kết hợp đồng thỏa thuận và

xác nhận "

Tại Điều 6 của bản điều lệ này có quy định về cách xử lý hợp đồng kinh tế

không hợp lệ: "Trong trường hợp ma hợp đồng kinh tế không hợp lệ được đưa ra khiếu nại, thì Hội đồng Trọng tài vẫn xử lý, đồng thời có thái độ thích đáng đối

với cả đôi bên đã ký hợp đồng không đúng quy định của nhà nước "

Như vậy, trong Nghị định số 29/CP, ta đã thấy xuất hiện các quy định về

điều kiện của một hợp đồng kinh tế hợp lệ và cách xử lý hợp đồng kinh tế không

hợp lệ Tuy nhiên, các quy định này còn mang đậm dấu ấn của cơ chế kế hoạch

hóa tập trung: lợi ích của nhà nước được đề cao, lợi ích của các bên ít được quan

tâm Cách xử lý hợp đồng kinh tế không hợp lệ giống cách xử lý hợp đồng kinh

tế hợp lệ.

- Ngày 10-3-1975, Nhà nước ban hành ban điều lệ chính thức đầu tiên

(rước đó chỉ là các điều lệ tạm thời) vé chế độ hop đồng kính tế (kèm theo Nghịđịnh số S4/CP) gồm 27 điều, không chia thành chương, mục Trong bản điều lệ

này, ta cũng không thấy những quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu Hợp đồng

Trang 37

kinh tế lúc này gắn liền với chỉ tiêu kế hoạch vì vậy nó chỉ thay đối, hủy bo theo

kê hoạch.

Nói tóm lại, trong giai đoạn này, các quan hệ hợp đồng kinh tế nhận được

sự quan tâm dặc biệt của các nhà lập pháp (thể hiện bằng việc ban hành hàng

loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này) Nhìn chung, các văn bản này

mang nặng dấu ấn của thời kỳ mà nó tồn tại và phát triển (thời kỳ phát triển kinh

tế theo kế hoạch tập trung cao độ) Trái lại các quan hệ hợp đồng hợp đồng dân

sự vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh, vẫn còn bỏ ngỏ

Như vậy là trước năm 1989 vấn đề xử lý hợp đồng vô hiệu ít nhận được sựquan tâm của các nhà lập pháp Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là:

- Vao thời gian, đất nước ta đang trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, rất

nhiều hợp đồng mặc dù được ký kết nhưng không thực hiện được do điều kiệnkhách quan “chiến tranh" Vì vậy, trong các quy định về trách nhiệm hợp đồng,vấn đề xử lý hợp đồng vô hiệu chưa được quan tâm đầy đủ

- _ Trong suốt một thời gian dài, nền kinh tế nước ta được quan lý theo lối kế

hoạch hóa tập trung bao cấp, nặng về hiện vật Chính do cơ chế này các đơn vịkinh tế sẵn xuất theo kế hoạch nhà nước, lãi nộp ngân sách, lỗ xin trên Cũng do

vậy hợp đồng chưa được chú trọng và đương nhiên vấn đề xử lý hợp đồng vôhiệu chưa được đề cập tới đầy đủ

I.2.4 Vốn đề xử lý hợp đồng vô hiệu trong phớp luột cua một số nước

Nhìn chung, pháp luật của hầu hết các nước đều xác định hợp đồng là sự

thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc Một hợp đồng được thành lập hợp pháp sẽ cótinh bắt buộc đối với các bên, nó trở thành một thứ "luật" mà các bên tự nguyệnràng buộc, các nghĩa vụ từ một hợp đồng có hiệu lực có thé được cưỡng chế thi

hành Với một ý nghĩa như vậy, hợp đồng là một công cụ có ý nghĩa quan trọng

trong lĩnh vực pháp luật tư, nhằm tổ chức quan hệ giữa các chủ thể Và pháp luậtcác nước đều có những quy định rat rõ ràng, cu thể về điều kiện có hiệu lực của

hợp đồng, về xử lý hợp đồng vô hiệu Về cơ bản, các vấn đề được tính đến khixem xét hiệu lực của hợp đồng, các nguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu của hợp

đồng theo pháp luật của các nước có thể so sánh được với nhau, bao gồm:

Trang 38

- Hop đồng vô hiệu do khiếm khuyết của sự thỏa thuận (nhầm lẫn, lừa dõi,

đe dọa).

- Hop đồng vô hiệu do giao kết với người không có năng lực, không đủ thẩmquyền

- Hop đồng vô hiệu do vị phạm pháp luật

- Hop đồng vô hiệu do trái đạo đức xã hội

Bên cạnh những điểm chung này, các quy định chỉ tiết và cách áp dụng cụ

thể trong mỗi hệ thống pháp luật có những điểm khác nhau Dưới đây, chúng ta

sẽ tham khảo các quy định về xử lý hợp đồng vô hiệu của pháp luật Hoa kỳ,

Nhật bản và Thái lan

1.2.4.1 Pháp luật Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một nhà nước Liên bang theo truyền thống án lệ Luật hợpđồng của Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên các phán quyết của Tòa án các bang

khác nhau Theo luật Hoa Kỳ, để quan hệ hợp đồng được xác lập có hiệu lưc cần

đáp ứng các điều kiện sau: 1) tồn tại một sự thỏa thuận, 2) các bên có thẩmquyền giao kết hợp đồng, 3) dựa trên việc thống nhất ý chí giữa các bên, 4) tồntại consideration hứa thực hiện nghĩa vụ đối ứng, 5) mục đích của giao dịch phải

hợp pháp và 6) thỏa thuận được xác lập theo một hình thức do pháp luật quy

định Về nguyên tắc, nếu không thỏa mãn các điều kiện trên thì hợp đồng sẽ vô

hiệu.

O Hop đồng vô hiệu do nhầm lần (mistake) Theo truyền thống thông luật,

về nguyên tắc, việc một hoặc cả hai bên nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng khôngảnh hướng đến hiệu lực của hợp đồng Tuy nhiên trong quá trình áp dụng nguyên

tắc này đã bị hạn chế bởi rất nhiều ngoại lệ, theo đó nhầm lẫn có thể trở thành

một lý do để yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu theo luật Hoa Kỳ Có thể

nêu một số ngoại lệ sau:

- Néu cả hai bên nhầm lẫn về một nội dung chủ yếu khi giao kết hợp đồng

(mutual mistake) thì hợp đồng vô hiệu Thẩm quyền xác định những nội dung

nào là chủ yếu thuộc về Thẩm phán

Trang 39

- _ Nếu một bên nhầm lẫn do thông số của bên kia đưa ra, Tòa án vẫn có thétuyên bố hợp đồng vô hiệu, nếu việc tiếp tục hợp đồng đó trở thành một gánh

nặng bất bình đẳng đối với bên bị nhầm lẫn, hoặc giữa hai bên tồn tại một quan

hệ thân tin (quan hệ giữa thân chủ và luật sư hoặc vệ si)

@ Hop đồng vô hiệu do bị lừa dối (fraud) Luật Hoa kỳ đã đưa ra 5 tiêu

chí sau đây để xác định một hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng: 1) đưa ra một

thông tin sai lệch về sự việc, 2) người đưa ra thông tin biết rõ rằng thông tin đó

sai lệch sự thật, 3) với chủ ý làm cho người nghe tin vào thông tin đó, 4) người

nhận được thông tin đã tin tưởng vào thông tin đó và giao kết hợp đồng, 5) vàqua việc giao kết hợp đồng đó đã xảy ra thiệt hại cho người bị lừa dối Cũng

được coi là hành vi lừa dối, nếu một bên hứa thực hiện một hành vi mà mình

không có chủ ý thực hiện, đưa ra thông tin, ý kiến sai lệch về những điều mà bên

kia không thể biết được

@ Hop đồng vô hiệu do lạm dung ảnh hưởng (undue influence) Sự lạm

dụng ảnh hưởng thuộc về nguyên tắc của Luật Công bằng (equity), có nghĩa là:một bên đương sự bị ảnh hưởng nào đó đã buộc phải ký kết hợp đồng trong tình

huống không thể tiến hành đàm phán một cách độc lập và tự do Những ảnh

hưởng này thường bắt đầu từ sự lạm dụng nhứng quan hệ đặc biệt để mưu lợi bấtchính trong việc ký kết hợp đồng, chẳng hạn như quan hệ giữa cha mẹ và con

cái, giữa bác sĩ và bệnh nhân, giữa người luật sư và khách hàng, Nếu trong hợp

đồng có điều gì không công bằng, tòa án sẽ căn cứ vào các sự kiện cụ thể để xác

định rõ về các ảnh hưởng bất chính đó để tuyên hủy hợp đồng

@ Nghĩa vụ đối ứng (consideration) Trong các học thuyết về hợp đồng

của các nước có truyền thống dan luật (trong đó có Việt Nam) không tồn tại khái

niệm này Theo thông luật, để hợp đồng được xác lập có hiệu lực, ngoài cam kết

của các bên phải tồn tại consideration như là một lời hứa của người được đề nghịgiao kết hợp đồng sẽ thực hiện một nghĩa vụ đối ứng Consideration được hiểu là

sự trả giá cho một người khi người này hứa thực hiện một hành vi nhất định,nghĩa là bên này phải đưa cho bên kia và nhận lại một lợi ích nào đó theo nguyên

tac "tôi cho ban vì bạn cho tôi" Sự "nhận và cho" này phải diễn ra vào thời điểm

giao kết hợp đồng Một consideration có hiệu lực phải hội đủ các điều kiện như:

Trang 40

consideration buộc phải là thật sự, có giá trị, và không thể phi pháp Yêu cầu cần

có nghĩa vụ đối ứng cũng có những ngoại lệ:

- Cac lời hứa đóng góp vì mục đích từ thiện có hiệu lực bắt buộc thi hành màkhông cần có nghĩa vụ đối ứng

- Cac lời hứa hoặc thỏa thuận bằng văn bản và đóng dấu có thể không cầnnghĩa vụ đối ứng mà vẫn có hiệu lực

- Trong những trường hợp nhất định, nếu người được hứa đã quá tin tưởng

vào lời hứa và nếu không thực hiện lời hứa đó, sẽ gây ra thiệt hại quá lớn với anh

ta, Tòa án có thể buộc người hứa thực hiện lời hứa ngay cả khi không có

consideration.

@ Hop đồng vi phạm hình thức Luật Hoa ky cũng có quy định một số loạihợp đồng cần được giao kết bằng văn bản viết Tuy nhiên tư duy pháp lý về hình

thức hợp đồng của pháp luật Hoa Kỳ có những điểm khác biệt lớn so với pháp

luật Việt Nam Người Mỹ quy định một số loại hợp đồng nhất định cần phảiđược giao kết bằng văn bản thì sau này Tòa án mới công nhận là bằng chứng hợppháp và có hiệu lực thi hành Đối với commom law, "evidenced in writing" chỉ

có nghĩa là hợp đồng cần được chứng minh bằng văn bản Vi phạm quy định vềhình thức này, hợp đồng không thực thi được (unenforceable), có nghĩa rằng, nếu

một bên vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm không thể nhờ Tòa án can thiệp

buộc bên kia phải thực hiện Và nếu hai bên tự nguyện thực hiện hợp đồng (tuy

vi phạm quy định về hình thức), thì Tòa án cũng không thể tự ý mình ex oficio

mà can thiệp vào quan hệ tư Nói cách khác, tuy có thể vi phạm quy định về hình

thức, song hợp đồng không vì thế mà vô hiệu Quy định này về cơ bản là khác xa

so với quy định của pháp luật Việt Nam Bởi lẽ, pháp luật Hoa Kỳ coi hợp đồng

là lĩnh vực thuộc chủ quyền tư, việc xác lập và thực hiện hợp đồng do các bên tựđịnh đoạt, và việc hạn chế sự can thiệp của công quyền là cần thiết Do vậy cácquy định về hình thức hợp đồng chỉ bảo vệ những lợi ích công cần thiết, tránh

các hiện tượng gian dối, lừa đảo Bên có quyền chỉ có thể yêu cầu Tòa án giúp

mình buộc bên có nghĩa vụ thực thi các nghĩa vụ đã cam kết, nếu các quy định

về hình thức đã được tuân thủ

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN