VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY LUẬT CUNG CẦU TRONG TIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM Cung trong tiếng Anh là Supply – thuật ngữ dùng để chỉ số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng bán ra thị trường, với một mức giá riêng trong khoảng thời gian nhất định. Theo quy luật về cung, khi hàng hóa có mức giá đang theo xu hướng tăng, nguồn cung cũng sẽ tăng theo. Có 3 thành phần trong cung gồm: Cung cá nhân (lượng cung): Số lượng hàng hóa, dịch vụ nhà cung cấp muốn bán trong thời gian cố định. Khái niệm cung cá nhân luôn đi kèm với mức giá mới có nghĩa. Cung thị trường: Số lượng hàng hóa, dịch vụ của một ngành hàng trong nền kinh tế xác định.Tổng cung: Số lượng hàng hoá, dịch vụ của tất ngành hàng kết hợp trong nền kinh tế xác định.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
ĐỒ ÁN NHÓM MÔN: KINH TẾ - CHÍNH TRỊ MAX-LÊNIN
ĐỀ TÀI: “VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY LUẬT CUNG CẦU TRONG TIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT
NAM”
GVHD : Trần Thị Dung Lớp :
Thành viên:
Đà Nẵng, Tháng 10 Năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUY LUẬT CUNG - CẦU 3
I Khái Niệm Cơ Bản 3
1 Định nghĩa quy luật cung - cầu 3
2 Nguyên lý hoạt động của quy luật cung - cầu 4
II Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cung - Cầu 6
1 Giá cả nguyên liệu 6
3 Thu nhập tiền mặt 6
4 Thị hiếu của xã hội 7
5 Chất lượng hàng hóa 7
CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT CUNG - CẦU TRONG ĐIỀU TIẾT KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 7
I Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 7
1 Quá trình chuyển đổi kinh tế 7
2 Đặc điểm kinh tế thị trường ở Việt Nam 10
II Vận dụng lý luận của sản xuất hàng hóa vào phát triển kinh tế thị trường 13
1 Áp dụng quy luật giá trị 13
2 Áp dụng quy luật cung - cầu 16
3 Áp dụng quy luật cạnh tranh 17
III Thách thức và giải pháp 19
1 Thách thức trong phát triển kinh tế thị trường 19
2 Giải pháp khắc phục 19
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
BẢNG PHÂN CÔNG 23
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp và biến động, việc hiểu rõ và
áp dụng quy luật cung - cầu trở nên vô cùng quan trọng Quy luật cung - cầu không chỉ
là nền tảng của lý thuyết kinh tế mà còn là công cụ hữu hiệu giúp điều tiết và phát triểnkinh tế Tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế mở, việc nắm bắt
và vận dụng quy luật cung - cầu đóng vai trò then chốt trong việc ổn định thị trường,thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, cũng như nâng cao đời sống của người dân
Quy luật cung - cầu là một trong những quy luật cơ bản nhất của kinh tế học, mô tảmối quan hệ giữa lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng cung cấp và lượng hàng hóa
mà người mua sẵn sàng mua tại các mức giá khác nhau Khi cung vượt cầu, giá cả có
xu hướng giảm, ngược lại, khi cầu vượt cung, giá cả có xu hướng tăng Sự cân bằnggiữa cung và cầu giúp duy trì sự ổn định của thị trường và đảm bảo sự phân phối tàinguyên hiệu quả
Tại Việt Nam, quy luật cung - cầu được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế,
từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đến dịch vụ và thương mại Việc hiểu rõ và vậndụng quy luật này giúp các doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách đưa ra nhữngquyết định hợp lý, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Bài viết này
sẽ đi sâu vào phân tích vai trò của quy luật cung - cầu trong điều tiết kinh tế tại ViệtNam, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm tối ưu hóa việc áp dụng quy luậtnày trong thực tiễn
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUY LUẬT CUNG
-CẦU
I Khái Niệm Cơ Bản
1 Định nghĩa quy luật cung - cầu
1.1 Cung là gì?
Cung trong tiếng Anh là Supply – thuật ngữ dùng để chỉ số lượnghàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng bán ra thị trường, vớimột mức giá riêng trong khoảng thời gian nhất định
Theo quy luật về cung, khi hàng hóa có mức giá đang theo xu hướngtăng, nguồn cung cũng sẽ tăng theo Có 3 thành phần trong cunggồm:
Cung cá nhân (lượng cung): Số lượng hàng hóa, dịch vụ nhà cungcấp muốn bán trong thời gian cố định Khái niệm cung cá nhân luôn
đi kèm với mức giá mới có nghĩa. Cung thị trường: Số lượng hànghóa, dịch vụ của một ngành hàng trong nền kinh tế xác định.Tổngcung: Số lượng hàng hoá, dịch vụ của tất ngành hàng kết hợp trongnền kinh tế xác định
Hình 1 Cung trên thị trường
Có nhiều yếu tố tác động đến nguồn cung gồm: giá, trình độ côngnghệ kỹ thuật, nguồn cung của vật liệu thô, định chế kinh tế, chínhsách của chính phủ,… cùng các nguyên do bất khả kháng (thiên tai,
lũ lụt)
Trang 51.2 Cầu là gì?
Trong tiếng Anh, cầu là Demand Thuật ngữ này dùng để chỉ sốlượng hàng hóa, dịch vụ bạn sẵn sàng mua với nhiều mức giá khácnhau trong khoảng thời gian nhất định
Theo quy luật về cầu, khi giá của hàng hóa tăng lên, lượng cầu củamặt hàng đó giảm xuống Các thành phần của cầu gồm có:
Cầu cá nhân (lượng cầu): Số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà ngườimua muốn mua ở mức giá cụ thể, trong khoảng thời gian nhất định
Vì vậy, cầu cá nhân hay lượng cầu chỉ có ý nghĩa ở một mức giá cụthể. Cầu thị trường: Số lượng hàng hóa, dịch vụ của một ngànhhàng cụ thể, xét trên quy mô nền kinh tế xác định. Tổng cầu: Sốlượng hàng hóa, dịch vụ của toàn bộ các ngành hàng gộp lại trênquy mô kinh tế xác định
Hình 2 Cầu trên thị trường
Các yếu tố tác động đến nguồn cầu gồm: giá, thị hiếu của ngườidùng, giá mặt hàng có liên quan trên thị trường, thu nhập, kỳ vọngnền kinh tế,…
2 Nguyên lý hoạt động của quy luật cung - cầu
2.1 Mối quan hệ giữa cung và cầu
Xét nền kinh tế vĩ mô, cân bằng của thị trường là trạng thái có sảnlượng giao dịch và mức giá có khả năng tự ổn định, không phải bịthay đổi do chịu áp lực Ở trạng thái cân bằng sẽ nhận được sự hàilòng từ cả hai phía, gồm người mua và người bán Ở mức giá cânbằng, sản lượng hàng hóa người bán sẵn lòng cung cấp bằng với sảnlượng hàng hóa người mua sẵn lòng mua
Trang 6Hình 3 Mối quan hệ của cung, cầu với giá cả thị trường
Vậy mối quan hệ của giá cả với cung cầu là gì? Tóm tắt về mối quan hệ này như sau:
Giá cả sẽ ổn định khi cung bằng cầu. Giá cả sẽ giảm khi cung vượtcầu. Giá cả sẽ tăng khi cầu vượt cung
Nền kinh tế thị trường có tính chất giá cả luôn biến động Vì vậy, các
cơ quan quản lý thị trường phải tái điều chỉnh để kiểm soát giá cảthị trường ổn định Khi giá cả ổn định, nền kinh tế thị trường sẽ dễdàng tăng trưởng đúng với kế hoạch đã đề ra
2.2 Tác dụng của quy luật cung cầu
Để giải đáp thắc mắc tác dụng của quy luật cung cầu là gì, chúng ta
sẽ làm rõ lợi ích nhận được từ quy luật này đối với các đối tượngkhác nhau: nhà nước, bên cung, bên cầu,…
2.2.1 Đối với Nhà nước
Quy luật cung cầu có tác dụng lớn đối với nhà nước, hỗ trợ điềuchỉnh tình hình nền kinh tế Nếu cầu vượt cung, nhà nước sẽ thựchiện các biện pháp điều chỉnh để tăng nguồn cung ra thị trường.Ngoài ra, nhà nước cũng có thể sử dụng biện pháp điều tiết và tìm
ra kẻ đầu cơ
Còn trong trường hợp cung vượt cầu, dựa vào quy luật cung cầu,nhà nước có thể đưa ra những biện pháp để kích cầu
Trang 72.2.1 Đối với nhà sản xuất, kinh doanh
Nhà sản xuất, kinh doanh cũng có thể áp dụng quy luật cung cầucho hoạt động của mình
Nếu cầu vượt cung, nghĩa là giá hàng hóa đang cao hơn giá trị thực
tế, nhà sản xuất tìm cách tăng gia sản xuất để tăng lợi nhuận thu
về. Khi cung vượt cầu, nghĩa là giá hàng hóa thấp hơn giá trị thực
tế, nhà sản xuất sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để tối ưu khoản chi phíphải bỏ ra
Hình 4 Tác dụng của quy luật cung cầu
2.2.3 Đối với người tiêu dùng
Với người tiêu dùng, quy luật cũng mang đến nhiều tác dụng khôngngờ đến!
Với dấu hiệu cầu vượt cung, mức giá đang cao nên người tiêu dùnggiảm hoạt động mua sắm. Với dấu hiệu cung vượt cầu, giá đangthấp nên người tiêu dùng tăng hoạt động mua sắm
II Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cung - Cầu
1 Giá cả nguyên liệu
Giá bán là yếu tố đầu tiên và lớn nhất ảnh hưởng đến cung và cầu Giá hàng hóa càngcao thì cầu càng giảm và ngược lại
Ví dụ: Khi bạn đi mua sắm, bạn có nhu cầu mua một hàng hóa nào đó, nhưng giá của
nó đắt lên thì bạn sẽ phải cân nhắc có nên mua hay không và có thể bạn sẽ đợi đếnngày có khuyến mãi hoặc đến khi giá mặt hàng đó giảm xuống
Trang 83 Thu nhập tiền mặt
Thu nhập của cá nhân cũng ảnh hưởng đến cung và cầu Nếu thu nhập của người dântăng lên thì nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cũng tăng, các nhà sản xuất cũng tăng lượngcung hàng theo
Ngược lại, khi khủng hoảng, thất nghiệp, thu nhập bị giảm sút, người dân sẽ phải thắtchặt chi tiêu, giảm mua sắm Những mặt hàng không quá thiết yếu sẽ bị loại khỏi danhsách nhu cầu
Nếu có một cuộc khủng hoảng, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách làm cho thunhập của người dân tăng lên, cuối cùng là tăng nhu cầu Quyết định được đưa ra nhằm
ổn định nền kinh tế trong nước
Hình 5 Thu nhập của người dân quyết định lượng cầu tăng hoặc giảm
4 Thị hiếu của xã hội
Thị hiếu đối với một mặt hàng cũng ảnh hưởng đến cung và cầu mặt hàng đó trongmột khoảng thời gian nhất định
Ví dụ: Trong đại dịch, mọi người thích đi xe đạp để tăng vận động, tăng khả năng miễndịch Do đó nhu cầu về xe đạp sẽ tăng lên
Trang 9CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT CUNG CẦU TRONG ĐIỀU TIẾT KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
-I Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
1 Quá trình chuyển đổi kinh tế
Từ một nền kinh tế lúa nước lạc hậu với khoảng 90% lao động làm nông nghiệp, sau
35 năm đổi mới và đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh
tế Việt Nam đã có chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàđạt được một số thành tựu quan trọng như: Kinh tế liên tục tăng trưởng, tỷ lệ thấtnghiệp giảm và lạm phát được kiểm soát trong giới hạn cho phép Đóng góp vàonhững thành tựu này là nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để tận dụnghiệu quả các nguồn lực quan trọng của xã hội Khái quát thực trạng chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020, bài viết đề xuất một số giải pháp cơbản chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm phát triển kinh tế ổn định, bền vững tronggiai đoạn tới
Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển dịch từ trạng tháinày sang trạng thái khác phù hợp với phân công lao động và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn phát triển kinh
tế nhất định
Được xem là người tiên phong nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấungành kinh tế vào cuối thế kỷ 19, Ernst Engel đã chỉ ra mối quan hệgiữa thu nhập và phân phối thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng cánhân, hay còn gọi là quy luật tiêu dùng Engel
Trang 10Theo quy luật tiêu dùng này, khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có nhu cầu chi tiêutăng đối với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ Xu hướng này sẽ làm nền kinh tếdịch chuyển theo hướng tăng khu vực công nghiệp và đặc biệt là khu vực dịch vụ,đồng thời giảm ở khu vực nông nghiệp.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong tiến trình tăngtrưởng kinh tế, Arthus Lewis cho rằng, khu vực nông nghiệp dư thừa lao động và laođộng dư thừa này sẽ chuyển dần sang khu vực công nghiệp
Ở Việt Nam, Phí Thị Hồng Linh và các tác giả (2020) đã phân tích, đánh giá thực trạngchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 theo các tiêu chí:Chuyển dịch tỷ trọng GDP; chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 nhóm ngành nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thực trạng xuất nhập khẩu
Kết quả phân tích cho thấy, sự chuyển dịch tỷ trọng GDP theo hướng giảm tỷ trọngnông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đảm bảo đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề
ra Trong đó, chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn so với sự dịch chuyển GDP nênnhóm nghiên cứu đưa ra nhận định, sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế chưa hiệuquả, chưa theo hướng hiện đại, sản xuất vẫn còn mang tính gia công và phụ thuộc vàonguồn hàng nhập khẩu và phụ thuộc vào khu vực nước ngoài Từ đó, nhóm nghiên cứucũng đưa ra dự báo, các chỉ tiêu cơ bản về cơ cấu ngành kinh tế và định hướng cơ bản
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2021-2025
Trang 11Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều xem xét chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là tiêu thức đánh giá trình độ phát triển kinh tế: Trình độ phát triển càng thấp, nền kinh tế đó phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp; ngược lại, nền kinh tế phát triển cao sẽ tập trung phát triển công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ, tức là ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của nền kinh tế.
2 Đặc điểm kinh tế thị trường ở Việt Nam
2.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì?
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế
- xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trênnhững nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Namđặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mô tả là một nền kinh tế thịtrường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vớimục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội
Có thể thấy nền kinh tế thị trường là một tất yếu và tồn tại ở nhiều chế độ xã hội khácnhau, mang những đặc trưng khác nhau Bên cạnh đó, qua quá trình hình thành và pháttriển, chủ nghĩa xã hội đã được hiểu theo các trường phái khác nhau và được vận hànhmột cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau Để làm sáng tỏ vấn đề này, cần tìm hiểunhững đặc tính cơ bản cũng như những đặc tính riêng có của tính xã hội chủ nghĩa(XHCN) trong nền kinh tế thị trường đối với từng trường phái, từng quốc gia trong đó
có Việt Nam là một việc làm cần thiết Nhóm nghiên cứu lựa chọn chủ đề: “Đặc trưngcủa tính xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường” với mục tiêu làm rõ những đặctrưng của tính XHCN trong nền kinh tế thị trường của các trường phái, các quốc gia
Trang 12trong đó có Việt Nam, làm cơ sở cho việc đề ra các chính sách phát triển kinh tế thịtrường định hướng XHCN ở Việt Nam.
2.2 Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Đại hội XII đã có bước phát triển mới rất rõ nét, xác định đặc trưng cơ bản của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “Nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộtheo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủnghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trườnghiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh”
Các đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cụ thể là:
- Thứ nhất là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội,
thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “Mục đích của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, pháttriển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đờisống nhân dân”
+ Để có thể phân biệt nền kinh tế thị trường của nước ta so với nền kinh tế thị trườngkhác phải nói đến mục đích chính trị mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và nhân dân đãchọn Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lànhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
+ Làm cho dân giàu: Nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân GDP đầu ngườităng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội ngàycàng được thu hẹp
+ Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường chongân sách quốc gia; ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn; ở sự sử dụng tiết kiệm, cóhiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia; ở sự bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các
bí mật quốc gia về tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng.+ Làm cho xã hội công bằng, văn minh: Thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi ích ngaytrong nội bộ nền kinh tế thị trường, ở đó việc góp phần to lớn vào giải quyết các vấn đề
xã hội, ở việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ có giá trị không chỉ về kinh tế mà còn
có giá trị cao về văn hóa, xã hội
+ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lấy lợi ích và phúc lợi