CHƯƠNG 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ TRIẾT LÝ VỀ BẢN THỂ NHÂN SINH CỦA PHẬT GIÁO 1.1. Thời kỳ thứ nhất: từ khi Phật giáo du nhập vào cho đến thế kỷ X Phật giáo là một tôn giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm. Theo hiểu biết hiện nay của giới nghiên cứu lịch sử thì Phật giáo vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên. Chính sử của Trung Quốc cũng đã ghi nhận rằng, vào những năm đầu Công nguyên, trong khi miền Nam Trung Quốc chưa có đạo Phật thì ở Kinh đô Giao Chỉ nước Việt đã có một trung tâm Phật giáo và Phật học khá phồn thịnh. Ban đầu Phật giáo truyền vào nước ta chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ. Có thể kể tên một số tăng sỹ Ấn Độ và Trung á sang truyền giáo ở Việt Nam như: Ma Ha Kỳ Vực, Khưu Đa La, Khương Tăng Hội, Chu Cương Lương, Mạt Đa Đề Bà...Đến thế kỷ V, Phật giáo đã được truyền đến nhiều nơi trên đất nước và đã xuất hiện những nhà sư Việt Nam có nhiều danh tiếng như: Huệ Thắng (học trò của Đạt Ma Đề Bà) tu tại chùa Tiên Châu. Tuy nhiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thì từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ X vẫn được xem là giai đoạn truyền giáo của đạo Phật, song giai đoạn này các nhà truyền giáo của Ấn Độ bắt đầu giảm dần và các nhà truyền giáo của Trung Quốc bắt đầu tăng lên, dẫn theo đó bắt đầu có các phái thiền của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam cụ thể như: Phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi: Cuối thời kỳ hậu Lý Nam Đế, khoảng năm 580 một nhà sư Ấn Độ tên Tỳ Ni Đa Lưu Chi - là Tổ thứ ba của phái Thiền Trung Quốc đã vào Việt Nam tu tại chùa Pháp Vân (tỉnh Bắc Ninh) và trở thành vị Tổ sư của phái Thiền này ở Việt Nam. Phái Thiền Vô Ngôn Thông: Năm 820, phái Thiền Vô Ngôn Thông truyền vào Việt Nam (Vô Ngôn Thông họ Trịnh - là người Quảng Châu, Trung Quốc, tu tại chùa Song Lâm, Triết Giang). Năm 820, ông sang tu tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội) và trở thành vị tổ sư của phái thiền này ở Việt Nam. Theo đánh giá, mười thế kỷ đầu Phật giáo truyền bá vào Việt Nam, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng đạo Phật đã tạo ra được những ảnh hưởng trong nhân dân và có những sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới khi đất nước độc lập, tự chủ.
Trang 1CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ TRIẾT LÝ VỀ BẢN THỂ
NHÂN SINH CỦA PHẬT GIÁO 1.1 Thời kỳ thứ nhất: từ khi Phật giáo du nhập vào cho đến thế kỷ X
Phật giáo là một tôn giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm Theo hiểu biết hiện nay của giới nghiên cứu lịch sử thì Phật giáo vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên Chính sử của Trung Quốc cũng đã ghi nhận rằng, vào những năm đầu Công nguyên, trong khi miền Nam Trung Quốc chưa có đạo Phật thì ở Kinh đô Giao Chỉ nước Việt đã có một trung tâm Phật giáo và Phật học khá phồn thịnh
Ban đầu Phật giáo truyền vào nước ta chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ Có thể kể tên một số tăng sỹ Ấn Độ và Trung á sang truyền giáo ở Việt Nam như: Ma Ha Kỳ Vực, Khưu Đa La, Khương Tăng Hội, Chu Cương Lương, Mạt Đa Đề Bà Đến thế kỷ V, Phật giáo đã được truyền đến nhiều nơi trên đất nước và đã xuất hiện những nhà sư Việt Nam có nhiều danh
tiếng như: Huệ Thắng (học trò của Đạt Ma Đề Bà) tu tại chùa Tiên Châu Tuy nhiên trong
lịch sử Phật giáo Việt Nam thì từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ X vẫn được xem là giai đoạn truyền giáo của đạo Phật, song giai đoạn này các nhà truyền giáo của Ấn Độ bắt đầu giảm dần và các nhà truyền giáo của Trung Quốc bắt đầu tăng lên, dẫn theo đó bắt đầu có các phái thiền của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam cụ thể như:
Phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi: Cuối thời kỳ hậu Lý Nam Đế, khoảng năm 580 một nhà sư
Ấn Độ tên Tỳ Ni Đa Lưu Chi - là Tổ thứ ba của phái Thiền Trung Quốc đã vào Việt Nam
tu tại chùa Pháp Vân (tỉnh Bắc Ninh) và trở thành vị Tổ sư của phái Thiền này ở Việt Nam
Phái Thiền Vô Ngôn Thông: Năm 820, phái Thiền Vô Ngôn Thông truyền vào Việt Nam (Vô Ngôn Thông họ Trịnh - là người Quảng Châu, Trung Quốc, tu tại chùa Song Lâm, Triết Giang) Năm 820, ông sang tu tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội) và trở thành vị tổ sư của phái thiền này ở Việt Nam
Theo đánh giá, mười thế kỷ đầu Phật giáo truyền bá vào Việt Nam, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng đạo Phật đã tạo ra được những ảnh hưởng trong nhân dân và có những sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới khi đất nước độc lập,
tự chủ
1.2 Thời kỳ thứ hai: Phật giáo thời Đinh - Lê - Lý - Trần (thế kỷ X đến thế kỷ XV)
Từ thế kỷ X, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau một ngàn năm Bắc thuộc Việc này đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển sang một bước mới Dưới hai triều đại Đinh - Lê, tuy không tuyên bố Phật giáo là Quốc đạo nhưng đã công nhận Phật giáo là tôn giáo chính của cả nước Các triều Vua Đinh - Lê có nhiều chính sách nâng đỡ đạo Phật Đặc biệt Vua Lê Đại Hành và Vua Đinh Tiên Hoàng đã trọng dụng và phong thưởng cho nhiều nhà sư có công giúp Vua lo việc triều chính
Trang 2Năm 971, Vua Đinh Tiên Hoàng đã triệu tập các vị cao tăng để định rõ phẩm trật cho tăng chúng Thiền sư Ngô Chân Lưu (933-1011), hậu duệ của Ngô Quyền được Đinh Tiên Hoàng tôn làm Khuông Việt Thái sư (khuôn mẫu cho nước Việt) và được phong chức Tăng thống đứng đầu Phật giáo cả nước Pháp sư Ma Ni được phong Tăng lục, đứng dưới chức Tăng thống; Pháp sư Đặng Huyền Quang với chức Sùng trấn uy nghi Các chức phẩm này của Phật giáo được các triều đại sau kế tiếp duy trì Đến thời kỳ dưới triều Vua
Lê Đại Hành, ngoài các vị cao tăng trên còn có thêm Thiền sư Đỗ Pháp Thuận (915990)
-là người ở đời thứ 10 của phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi được Vua trọng dụng, giúp triều đình trong việc đối nội, đối ngoại
Ở hai triều Đinh - Lê không chỉ trọng dụng các tăng sĩ mà còn hỗ trợ cho Phật giáo phát triển Vua Lê Đại Hành và Đinh Tiên Hoàng đã cho xây dựng nhiều chùa tháp ở vùng Hoa
Lư, biến nơi đây không chỉ là một trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội mà còn là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước
Tuy nhiên, đến triều nhà Lý thì mới được xem là triều đại Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam
vì Lý Công Uẩn - Lý Thái Tổ (người sáng lập triều Lý) xuất thân từ chốn thiền môn (là người cùng thụ giới Sa Di với Sư Vạn Hạnh) nên ông hết lòng ủng hộ cho Phật giáo Sau
lễ đăng quang, Lý Thái Tổ ra sắc chỉ ban phẩm phục cho hàng tăng sĩ Năm 1010, sau khi dời đô về Thăng Long, ông cho xây dựng một số chùa lớn ở Thăng Long như Thiên Phủ, Hưng Long và cho tu bổ lại các chùa bị hư hỏng Dưới triều Lý đã có rất nhiều nhà sư nổi tiếng về việc tu hành và có những đóng góp cho đất nước như sư Vạn Hạnh được Lý Thái
Tổ phong làm Quốc sư; Huệ Sinh được Lý Thánh Tông phong làm Tăng thống
Dưới triều nhà Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh và trở thành tôn giáo chính thống của cả nước Vị vua đầu tiên của Triều Trần là vua Trần Thái Tông trong ba mươi ba năm giữ ngôi (1225-1258), ông vừa trị quốc vừa nghiên cứu Phật giáo và trở thành người có trình độ Phật học uyên thâm Bản thân ông cũng đã viết rất nhiều sách văn thơ mang tư tưởng Phật giáo như Thiền tông chỉ nam, Lục thời xám hối khóa nghi, Kim cương tam muội chú giải Dưới thời nhà Trần, ngoài Vua Trần Thái Tông thì còn có nhiều vị Vua, quan khác đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đạo Phật được lịch sử ghi nhận và tôn vinh
Trong thời kỳ nhà Trần, ở Việt Nam xuất hiện phái Thiền Trúc lâm Yên Tử Thực ra, Thiền Trúc lâm Yên Tử là thế hệ thứ IV của truyền thống Yên Tử thuộc Thiền Vô Ngôn Thông nhưng đến đời vua Trần Nhân Tông mới trở thành phái thiền riêng có tư tưởng nhập thế với ba vị tổ sư là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang Nét đặc sắc của Thiền Trúc lâm Yên Tử là quy tụ được tất cả các dòng thiền có ở Việt nam như Tỳ Ni Đa Lưu Chi,Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, do đó Thiền Trúc lâm Yên Tử được xem là dòng thiền thuần túy ở Việt Nam và là nền móng đầu tiên cho việc thống nhất Phật giáo ở Việt Nam
Trang 31.3 Thời kỳ thứ ba: Phật giáo thời Lê Sơ đến nhà Nguyễn (XV-XX)
Từ triều Lê Sơ (thế kỷ XV) trở đi, chế độ Phong kiến ở Việt Nam phát triển lên một bước mới, lấy Nho giáo làm chỗ dựa cho tư tưởng chính trị và đạo đức nên Phật giáo từ chỗ phát triển cực thịnh đã suy yếu dần Tuy nhiên với truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc thì Phật giáo vẫn giữ được gốc rễ sâu bền trong lòng nhân dân; đồng thời với thái
độ khoan dung, Phật giáo đã làm cho tư tưởng Tam giáo (Phật, Lão, Nho) vốn có từ trước bắt đầu mang một sắc thái mới
Thời kỳ Nam - Bắc triều, khi chúa Trịnh ở đàng ngoài, chúa Nguyễn ở đàng trong, Phật giáo có sự khởi sắc trở lại khi các Chúa Trịnh, Nguyễn đều tạo điều kiện cho việc tôn tạo, sửa chữa chùa chiền Trong giai đoạn này có nhiều chùa được Chúa Trịnh, Nguyễn cho xây dựng như: chùa Phúc Long (xây năm 1618), chùa Thiền Tây ở Vĩnh Phúc (xây năm 1727), chùa Thiên Mụ ở Huế (xây năm 1601) Cũng thời kỳ này, ở Việt Nam xuất hiện phái thiền mới là Thiền Tào Động ở đàng ngoài và Thiền Lâm tế ở Đàng trong
(Chùa Thiên Mụ - Huế)
Trang 41.4 Thời kỳ thứ tư: Phật giáo thế kỷ XX và hiện nay.
Như đã nói ở trên, Phật giáo Việt Nam đã suy vi dưới triều Lê Sơ; sau này, đôi lúc có sự khôi phục song không còn thịnh vượng như trước Phật giáo Việt Nam vẫn tiếp tục suy vi cho đến những năm ba mươi của thế kỷ XX mới bắt đầu có sự khởi sắc trở lại bởi phong trào Chấn hưng Phật giáo
Đầu thế kỷ XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều nước; đó là kết quả tất yếu của những biến đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng Phong trào Chấn hưng Phật giáo nổ ra ở Trung Quốc, Nhật Bản sau đó lan
ra nhiều nước Châu Á với các khẩu hiệu cách mạng giáo lý, cách mạng giáo chế, cách mạng giáo hội Phong trào chấn hưng Phật giáo ngoài mang ý nghĩa tôn giáo thì còn có ý nghĩa chính trị xã hội tích cực gắn với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; đó là một
số nhà sư cùng một số nhân sĩ trí thức yêu nước, mến đạo, muốn đạo Phật phát triển nên
đã sử dụng ngọn cờ Phật giáo để đoàn kết, tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp Phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra ở Sài Gòn và một số tỉnh miền Nam vào năm
1920 gắn với tên tuổi của các nhà sư tiên phong như Khánh Hòa (1877-1947), Thiện Chiếu (1898-1974) Từ miền Nam, phong trào Phong trào Chấn hưng Phật giáo lan ra miền
Trung, miền Bắc với các nhà sư như: Hòa thượng Giác Tiên (1880-1936), Thượng tọa Tố Liên (1903-1977), Thượng tọa Trí Hải (1906-1979) Phong trào chấn hưng Phật giáo kéo dài đến năm 1950 đã đưa lại những kết quả hết sức quan trọng
Trang 5CHƯƠNG 2 : KIẾN TRUC PHẬT GIAO THAY DỔI QUA
CAC THỜI KỲ BIẾN ĐỔI 2.1 Sự thịnh đạt của chùa tháp Phật giáo thời Lý
Đây là nét đặc trưng để nhận biết các thời kỳ lịch sử Vì vậy, mỗi ngôi chùa đều nói lên nền văn hóa của các triều đại, thể hiện qua đôi tay khéo léo cũng như khối óc của các nghệ nhân lúc bấy giờ, đồng thời thể hiện khát vọng về tâm linh của nhân dân Tất cả đều mang đậm bản sắc phong vị đặc trưng thời đại, dưới đây là một số ngôi chùa, tháp danh tiếng có kiến trúc đặc biệt ấy
– Đặc điểm kiến trúc
+ Vị trí, thế đất
Nét đẹp sơn thủy hữu tình hài hòa với kiến trúc Phật giáo làm tôn giá trị kiến trúc lên
và gắn bó với kiến trúc lâu dài đã được sử dụng triệt để trong thời Lý Như lời nhà sư Pháp
Bảo được khắc trong văn bia chùa Linh Xứng “Hễ có cảnh đẹp núi non thì không nơi nào
là không xây dựng chùa chiền”
Địa thế chùa Long Đọi được Phạm Công Bật ghi trong văn bia Sùng Thiện Diên Linh
như sau “Mặt chùa trông ra sông Kinh, gió lặng, mặt sông như lụa biếc trải ra, lưng chùa quay về núi Điệp, mưa tan dáng núi như gấm xanh thêm sáng Bên hữu khống chế bình nguyên trông tới lũy xưa Càn Hưng Bên tả men theo sông, quanh Hán Thủy để ra khơi…” .
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh được nhà sư Pháp Bảo mô tả “Phong cảnh vẫn nguyên, hai cửa khuyết khống chế phía trước, ba dòng sông ủng hộ phía sau Thanh tĩnh, tĩnh mịch, thực là nơi trụ trì của nhà Phật, nơi gửi gắm tâm tư của Bồ-tát…” (Sùng Nghiêm Diên Thánh bi ký)
Chùa Linh Xứng cũng được nhà sư này viết về phong cảnh địa thế như sau “Chân núi quanh co bên bờ nước, đâu phải núi đồi Dĩ, Hổ, lại không vách đứng tường cao bóng lam ngùn ngụt, sắc thủy đậm đà, quanh quất làng xa…” (Linh Xứng bi ký)
Từ các văn bia để lại và từ dấu tích, từ thực địa, ta thấy đặc điểm xuyên suốt cho các đại
và trung danh lam thời Lý là chọn địa hình cao Các chùa tháp thường được xây trên các triền núi nơi có phong cảnh đẹp, lấy núi làm chỗ dựa, xung quanh là đồng bằng Ví dụ chùa Dạm trên núi Dạm (Bắc Ninh), chùa Phật Tích trên núi Lạn Kha (Bắc Ninh)… Các lớp nền chùa Dạm, Phật Tích cho thấy, các cấp nền dựa vào thế núi, được người xưa bạt thành những tầng bậc bằng phẳng và rộng rãi để xây chùa và dựng tháp Với những núi thấp thì chùa, tháp chính thường được xây dựng trên đỉnh núi như chùa Long Đọi và tháp Diên Linh trên núi Đọi (Nam Định), tháp Chương Sơn trên núi Ngô Xá (Nam Định)…
Trang 6Nếu không có núi người xưa cũng tìm nơi đất cao để xây dựng chùa tháp như chùa Bà Tấm (Hà Nội), chùa Hương Lãng (Hưng Yên)…
Núi đồi cao, cây cối, phong cảnh chung quanh tạo nên không gian thanh bình, tịch mịch và tăng thêm phần trang nghiêm, thoát tục cho công trình Nhưng những người kiến tạo chùa cũng chọn những địa điểm cao giữa một vùng đồng bằng rộng xung quanh, khiến công trình Phật giáo mang một giá trị thực tiễn là chinh phục người dân trên một diện rộng, để đạo không tách biệt mà có những gắn bó và ảnh hưởng nhất định với đời Một đặc điểm nữa dễ nhận thấy là các chùa tháp đều gắn bó với sông nước ao hồ nhất
là sông tạo nên những phong cảnh “sơn thủy hữu tình” Những công trình ở địa thế xa sông cũng thường thấy được xây dựng những con ngòi nối với sông Đặc điểm này cũng mang một giá trị thực tiễn lớn vì ven sông thường là nơi tập trung dân cư và sông là hệ thống giao thông thuận tiện thời bấy giờ giúp cho việc đi lại và chuyên chở vật liệu xây dựng công trình
+ Tổ hợp không gian
Các nhà nghiên cứu đi trước đã dựa vào thực địa và thư tịch có thể chia chùa thời Lý làm 4 loại khác nhau, loại thứ nhất là kiểu chùa dựng trên 1 cây cột (chùa Một Cột) phát triển đến kiến trúc tháp Chùa loại hai là chùa có quy mô lớn kiêm hành cung để vua nghỉ ngơi khi du ngoạn Loại chùa thứ ba không có tháp, không phải hành cung nhưng cũng rất lớn, phát triển theo chiều sâu theo trục thần đạo và nâng cao dần, khu điện thờ bố cục gần giống mặt bằng của tháp Cuối cùng là các chùa nhỏ nằm trong thôn xóm cơ bản chỉ là cái
am cho nhà sư tu dưỡng, và sau đó được mở mang trong khuôn khổ gọn nhỏ
Khuôn viên của các công trình Phật giáo thời kỳ này thường có những bố cục cân xứng, hài hòa với môi trường xung quanh, đưa kiến trúc và cảnh quan thành một thể thống nhất Sắp xếp bố cục nhà cửa, tháp, hành lang được nhắc đến trong văn bia chùa
Linh Xứng là một ví dụ điển hình “Chùa ở phía Nam núi Trai phòng ở hai bên…Phía sau xây ngôi tháp báu gọi là tháp Chiêu Ân.” (Linh Xứng bi ký)
Dưới thời Lý, chùa tháp dạng Ðại hoặc Trung Danh lam được kiến tạo rất nhiều và tương đối đồ sộ so với các thời kỳ sau Rất nhiều tháp được xây dựng như tháp Tường Long, Chương Sơn, Long Ðọi, Linh Xứng… Dạng kiến trúc này có thể dựa theo việc bố trí tháp mà phân thành hai loại:
+ Loại tháp là trung tâm, những cây tháp thời kỳ này là kiến trúc chính của toàn cảnh chùa và chính thức là điện thờ Phật, trong lòng tháp có đặt tượng Phật, tháp thường xây trên lưng chừng hoặc giữa đỉnh núi, lấy núi làm nền để tôn thêm vẻ bề thế của mình Các kiến trúc phụ làm Tăng phòng được bố trí xung quanh cây tháp Kiến trúc của các ngôi
Trang 7chùa thời Lý là các ngôi tháp Tháp chính là chùa, đồ sộ, và chiếm giữ một tầm nhìn rộng lớn
+ Dạng bố cục kiến trúc nữa có thể kể đến nhờ vào tư liệu khảo cổ học là chùa có các công trình dựa vào thế núi, sắp xếp theo lớp trước sau đi sâu vào trong và lên cao dần Ví
dụ chùa Tiên Du Phật Tích tại Bắc Ninh, lớp nền thứ nhất bày tượng các con giống, lớp thứ hai đặt các Tăng phòng, lớp thứ ba xây tháp thờ Phật
Tổ hợp không gian thay đổi tùy theo địa hình, nhưng chủ yếu công trình vẫn cân xứng, đăng đối quy tụ về một tâm điểm là cây tháp thờ Phật hoặc đăng đối theo một trục dài
a Chùa và tháp Báo Thiên
Có ý kiến cho rằng: chùa Sùng Khánh được kiến thiết từ đời nhà Trần Chùa cũ vốn là một công trình thờ Phật từ thời Trần, quý hiếm trên miền thượng du, được làm bằng gỗ, lợp lá, dựng vào năm 1356, nhưng đã bị đổ nát từ lâu Ngôi chùa hiện nay được nhân dân xây dựng vào năm 1989 trên nền ngôi chùa cũ nhưng nhỏ và thấp hơn [7] Một ý kiến khác lại khẳng định: năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho dựng chùa Thiên Phúc, Thiên Thọ và tháp Đại Thắng Tư Thiên [8] hay còn gọi là tháp Báo Thiên
Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng qua nghiên cứu các tư liệu cho rằng: “Năm thứ ba niên hiệu Long Thụy Thái Bình (1056), bầy tôi La Hán ở điện Thiên An, mùa xuân tháng ba, vua cho khởi công xây dựng chùa Sùng Khánh (chùa Báo Thiên), lại xuất 12.000 cân đồng
Trang 8trong kho ra để đúc một quả chuông treo ở đó Vua ngự chế bài minh văn Năm sau (1057), mùa xuân thứ ba, xây ở trước chùa một ngọn tháp lớn 12 tầng, cao 20 trượng đặt tên là Đại Thắng Tư Thiên” [9] Như vậy về niên đại của ngôi chùa, chúng ta đã rõ ràng
Về kiến trúc, chùa được thiết kế theo hình chữ “Nhất”, chỉ có một gian, gồm một cửa chính và hai cửa phụ hai bên, diện tích 26m2, cao 4,3m Đây là ngôi chùa thiết kế đơn giản, có phần giống với nhà dân ở Tháp Báo Thiên được xây trong chùa, cao 20 trượng,
12 tầng, ngọn (đỉnh) tháp bằng đồng và ngôi tháp này là một trong “tứ đại khí” của An Nam, nhưng tiếc thay nay đã không còn nữa, chỉ còn nền tháp Hiện nay, Nhà thờ Lớn Hà Nội xây trên nền tháp Báo Thiên cũ này Vậy nên để tìm được hình ảnh của ngôi Báo Thiên “tráng lệ, đồ sộ bậc nhất nước ta” thì rất hiếm, có chăng chỉ là thông qua tháp chùa Long Đọi để phỏng dựng lại thôi Tháp Long Đọi xây vuông, ảnh hưởng kiến trúc tháp nhiều tầng của Trung Hoa, có lẽ tháp Báo Thiên cũng có dáng dấp của kiến trúc Trung Hoa ấy
Chùa Diên Hựu (chùa Một Cột)
Chùa xây dựng vào năm 1049, tuy nhiên theo giáo sư Hà Văn Tấn, chùa được xây năm
1105 Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng: “Mùa đông tháng 10 năm 1049, vua Lý Thái Tông (1028-1054) nhân vì nằm mộng thấy Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt tay vua lên tòa… nhân đó vua cho xây chùa giống hình một bông sen”, đặt tên là Diên Hựu với ý nghĩa muốn kéo dài tuổi thọ (cầu trường thọ) Mùa thu năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu, sửa lại đẹp hơn chùa Một Cột còn gọi là Liên Hoa đài Chùa được dựng trên cột đá, gồm hai cấu kiện tròn chồng khớp lên nhau đường kính 1m2 đội tòa chùa bên trên như thể một cái cuống đưa đóa hoa sen nổi trên mặt hồ nước Hồ vuông nhỏ có tên Linh Chiểu, mỗi bề rộng khoảng 16m, trụ cao 4m tính từ mặt nước lên đến sàn điện Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu từ các triều đại Lý-Trần-hậu Lê Năm 1945, chùa đã bị thực dân Pháp phá hủy, toàn bộ kiến trúc bị mất, chỉ còn cột đá Mãi đến năm 1955, chùa mới được Chính phủ phục dựng lại với bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Bá Chí ở trường Viễn Đông Bác Cổ và nhà nghiên cứu nghệ thuật Louis Bezacier
b Tháp Bình Sơn
Tháp còn có tên khác là tháp Then, được xây trong chùa Vĩnh Khánh, làng Bình Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên Tháp xây vuông, toàn bằng gạch nung già, màu đỏ xẫm, cao 15m, chân tháp rộng hơn 4m, càng lên cao càng nhỏ dần đến đỉnh tháp chỉ rộng còn 2m, được thiết kế theo dạng tháp rỗng từ chân tháp đến ngọn, nhưng mặt ngoài chia làm 11 tầng Tầng dưới cùng đơn giản có một hàng gạch cao 12 phân được chạm khắc đường diềm hình lá cúc mềm mại, trên bệ là tòa sen ba tầng cánh sen, tầng dưới úp súp, hai tầng trên lật ngửa, để nâng đỡ các tầng tháp trên, tầng thứ nhất cao 3m càng lên cao
Trang 9khoảng cách giữa các tầng càng ngắn lại và đến tầng thứ 11 thì chỉ cao 1m2 Mỗi tầng tháp có khuôn cửa ở ba mặt, mặt còn lại được bít kín, trong đó mỗi khuôn cửa được thiết
kế hình chữ nhật, chém cạnh hai góc ở phía trên, riêng cửa phía Tây thì bỏ ngỏ Thực chất tháp có tổng thể tới 13 tầng, nhưng do trải qua thời gian tồn tại quá dài, phần trên đã bị sụp đổ, bằng chứng là khi trùng tu lại tháp người ta đã phát hiện một viên gạch ở tầng thứ
9 có khắc dòng chữ “thập tam tầng”
Trang 10Tháp Bình Sơn Tháp còn có tên khác là tháp Then, được xây trong chùa Vĩnh Khánh, làng Bình Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên (Ảnh: phatgiao.org.vn)
Mái tháp được lợp ngói âm dương kiểu ống trúc, phần diềm ngói có hình lá đề Một đặc trưng nữa của kiến trúc tháp là sự hòa điệu giữa các viên gạch không đồng nhau, có khổ lớn xây ở thân tháp và mỏng nhỏ ở chỗ các vành đai, gờ và diềm Tất cả viên gạch liên kết với nhau bằng các móc chì mà không dùng bất kỳ chất kết dính nào như hồ vữa, giống với
kỹ thuật kiến trúc văn hóa Chăm Một nghiên cứu khác cho thấy, các viên gạch nối với nhau bằng chân gạch “xây bằng loại gạch vuông 22x22cm hay gạch chữ nhật 45x22cm Lớp gạch ốp ngoài 46x46cm, dàn thành hàng bọc kín tháp Loại gạch này có chân gấp cài vào lớp gạch của trụ tháp”
Về niên đại của tháp Bình Sơn vẫn còn nhiều tranh cãi, có người cho rằng tháp thuộc đời nhà Trần Nhưng theo Nguyễn Bá Lăng, đây là kiến trúc từ đời Lý Ông đã đưa ra bằng chứng là đầu ngói phát hiện tại Hình Nhân, gần Bình Sơn mang phong cách nghệ thuật Đại La (thế kỷ XI, triều Lý) Tháp Bình Sơn hiện nay đã trải qua mấy lần trùng tu, lần cuối cùng vào năm 1974, tháp được tháo dỡ hoàn toàn, rồi lắp ráp lại
c Tháp chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích còn có tên gọi khác là Vạn Phúc tự, nằm ở sườn núi Tiên Du, thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Chùa đã được trùng tu mấy lần trong lịch sử Lần đại tu lớn nhất vào thế kỷ XVII nhưng đến năm 1947, do chiến tranh nên chùa bị hủy hoại Sau này, chùa lại được trùng tu và Thượng tọa Thích Đức Thiện làm lễ khánh thành năm 2010 Nền chùa cũ vẫn còn và được nhận ra Ngày nay, dấu vết mặt bằng của kiến trúc ngôi chùa thời Lý còn có thể nhận ra qua ba bậc nền bạt vào sườn núi Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60m, rộng khoảng 33m, mặt ngoài bó bằng các tảng đá