Kết cấu của tiểu luận : Đề tài ngoài phần mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, thì bao gồm các phần: Phần 1: phần mở đầu Phần 2: phần kiến thức cơ bản: Quan điểm triết học duy vật biện
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC –LÊNIN
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM SINH VIÊN LÀM GÌ GÓP PHẦN VÀO PHÁT TRIỂN NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY.
GV Hướng dẫn: ThS Trần Xuân Thuyết
Họ tên sinh viên: Huỳnh Ngọc Trâm MSSV Lớp: 23040018 26KTT01
Bình Dương, tháng 10 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4 Kết cấu bài tiểu luận 2
PHẦN 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI, GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI 2.1 Lý luận chung về vấn đề con người 2
2.1.1 Những quan điểm khác nhau về con người trong lịch sử 2
2.1.2 Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người 3
2.2 Quan Điểm Triết Học Duy Vật Biện Chứng Về Bản Chất Con Người 5
2.2.1 Bản chất con người trong triết học Mác - Lênin 5
2.2.2 Sự tác động qua lại giữa bản chất con người và các mối quan hệ xã hội 6
2.3 Giải Phóng Con Người Trong Triết Học Duy Vật Biện Chứng 7
2.3.1 Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người (giải phóng con người bằng cách mạng vô sản) 8
PHẦN 3: KIẾN THỨC LIÊN HỆ SỰ VẬN DỤNG CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM 3.1 Tư Tưởng Của Hồ Chí Minh Về Con Người (Vấn Đề Con Người Trong Sự Nghiệp Cách Mạng Ở Việt Nam) 10
Trang 3PHẦN 4: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4Phần 1 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Con người là đề tài rất quen thuộc đối với chúng ta và là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều lĩnh vực như sinh vật học, y học, đạo đức học, tâm lý học Nó cũng được nói rất nhiều qua báo chí, sách vở, các phương tiện thông tin nhưng đây là vấn đề mang tính thời đại và
có ý nghĩa rất lớn cho đời sống xã hội của chúng ta Đề tài này xoay quanh nhiều khía cạnh tùy thuộc vào đặc điểm của từng lĩnh vực khoa học Con người cũng luôn là trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến trung đại
Từ xa xưa, con người cũng đã luôn có vai trò rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội Con người được xem là chủ thể của lịch sử xã hội, chính con người đã tạo nên nền văn minh, lịch sử, khoa học, Bởi thế nên con người là đề tài rất được coi trọng,
là vấn đề mà ta phải luôn luôn tìm hiểu
Sau 78 năm Độc lập, chúng ta vẫn luôn muốn tìm hiểu về những cuộc chiến đấu lịch
sử đó, cuộc chiến mang màu máu của anh hùng chiến sĩ, màu nước mắt của đồng bào dân tộc Chúng ta muốn tìm hiểu cách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường giải cứu dân tộc, cách mà Ngài đã áp dụng Triết học vào thực tiễn Việt Nam Vậy nên, em đã chọn
tiểu luận: “Quan điểm triết học duy vật biện chứng về bản chất con người, giải phóng con người Sự vận dụng của Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam.”
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu lý luận của Triết học Mác - Lênin về con người và bản chất con người, giải phóng con người Sự vận dụng của Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam
Cụ thể, nghiên cứu sẽ làm rõ khái niệm, nội hàm của nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong Triết học Mác - Lênin và vai trò, ý nghĩa của nguyên lý này trong việc nhận thức, nghiên cứu các hiện tượng, sự vật
Trên cơ sở đó, nghiên cứu cách Hồ Chí Minh vận dụng Triết học Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam
Trang 51.3 Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích, tổng hợp và so sánh các tài liệu, sách báo, luận văn, luận án liên quan đến
đề tài, nhất là các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.L.Lênin và các nhà tiết học Mác – Lênin khác về quan điểm con người, bản chất con người và các tác phẩm về Hồ Chí Minh
1.4 Kết cấu của tiểu luận :
Đề tài ngoài phần mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, thì bao gồm các phần: Phần 1: phần mở đầu
Phần 2: phần kiến thức cơ bản: Quan điểm triết học duy vật biện chứng về bản chất con người, giải phóng con người
Phần 3: phần kiến thức liên hệ: Sự vận dụng của Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam
Phần 2
KIẾN THỨC CƠ BẢN
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI,
GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
2.1 Lý luận chung về vấn đề con người
2.1.1 Những quan điểm khác nhau về con người trong lịch sử
Quan niệm về con người trong triết học phương Đông Phật giáo phủ nhận vai trò của Đấng sáng tạo, phủ nhận cái Tôi của con người.Trong quá trình tồn tại, con người có trần tục tính và phật tính Bản tính con người vốn tự có cái ác và cái thiện Cuộc đời con người
do chính con người quyết định qua quá trình tạo nghiệp.Con đường tu nghiệp để trở thành
La Hán, Bồ tát hay Phật được coi là đạo làm người Theo quan điểm về con người trong triết học Nho gia, con người và vạn vật được tạo nên từ sự hỗn hợp giữa Trời với Đất trong
Trang 6khoảng giữa âm - dương và do bẩm thụ tính Trời nên bản tính con người vốn thiện, bản chất con người bị quy định bởi Mệnh Trời “Nhân giã kỹ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi trí khí giã- Con người là cái đức của Trời Đất, sự giao hợp của âm dương, sự tụ hội của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”
Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời Phục hưng, Cận đại và Hiện đại Triết học phương Tây thời nào cũng có tư tưởng duy vật gắn với thực tiễn xã hội; tuy nhiên, ở bất kỳ thời nào quan điểm duy tâm về con người vẫn là tư tưởng thống trị Cho đến khi "Thuyết tiến hoá của các loài" của Đácuyn ra đời, các nhà triết học duy vật mới có căn cứ khoa học để chỉ ra nguồn gốc phi thần thánh của con người "Không phải Chúa đã tạo
ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của con người" (Phoiơbắc) Tuy vậy, do chịu ảnh hưởng bởi phương pháp tư duy siêu hình nên
đã giải thích sai lệch về nguồn gốc và bản chất con người Còn các nhà duy vật thế kỷ XVII-XVIII (Hốpxơ) coi con người khi sinh ra đã mang sẵn bản chất tự nhiên (tính đồng loại) Phái nhân bản học sinh vật (Phoiơbắc, Phờrớt v.v) cho con người là một thực thể tự nhiên, sinh vật; con người sinh vật thuần tuý; con người nhân bản, tuyệt đối hoá yếu tố sinh vậtcủa con người, quy bản chất của con người vào tính tự nhiên của nó Ở Phoiơbắc, bản chất của con người nằm ở tính tộc loại được thể hiện ra trong tình cảm, đạo đức, tôn giáo và tình yêu Đây là quan điểm triết học đã tuyệt đối hoá mặt tự nhiên của con người, tách con người ra khỏi các hoạt động (thực tiễn) của họ, làm hoà tan bản chất con người vào bản chất tôn giáo
Ở thời hiện đại, quan điểm về con người trong triết học phương Tây hiện đại thể hiện
rõ nét qua các quan điểm của phân tâm học, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa phê phán, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc v.v, trong đó các quan điểm về con người của chủ nghĩa hiện sinh giữ vai trò chủ yếu
2.1.2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người
Con người là thực thể mang tính sinh học – xã hội, là một sinh vật có tính xã hội, sự thống nhất ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa về sinh học con người
là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội Con người
Trang 7như những loài sinh vật khác tự tồn tại và phát triển Không chỉ là một thực thể sinh học mà con người là một bộ phận của giới tự nhiên “ Giới tự nhiên là than thể vô cơ của con người ,….đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên” Con người phải liên tục tiến hóa và phát triển sinh học theo quy luật của giới tự nhiên Con người
là một sản phẩm đặc biệt của thế giới tự nhiên nhưng lại có thể tác động và biến đổi thế giới
tự nhiên Con người tồn tại và phát triển bằng sản phẩm của tự nhiên vì thế con ngời phải hòa hợp và gắn bó với nó Về xã hội thì hoạt động quan trọng nhất là lao động sản xuất “ Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật” thực thể của xã hội, chủ thể của “ lịch sử có tính tự nhiên” Lao động là điều kiện cần thiết để hình thành sư phát triển Chúng ta thấy rằng khía cạnh sinh học và xã hội cũng như nhu cầu sinh học và xã hội của con người Khía cạnh sinh học là cơ sở tự nhiên và tất yếu của con người, còn khía cạnh xã hội là đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa con người và động vật Hai khía cạnh trên thống nhất sự dung hợp với nhau tạo thành một con người, một con người xã hội tự nhiên
Con người là sản phẩm của lịch sử và chính bản thân con người Chủ nghĩa Mác khẳng định vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên vừa là sản phẩm của lịch sử loài người và của chính bản thân con người Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội đồng thời lại là chủ thể của lịch sử Con người và động vật có lịch sử khác nhau Lịch sử của con vật là quá trình tiến hóa của chúng nhưng không phải do chúng làm ra Còn con người là tự mình làm ra lịch
sử của mình một cách có ý thức
Con người là một bộ phận của giới tự nhiên Con người tồn tại và phát triển trong điều kiện tự nhiên và xã hội cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần Một mặt con nguời là một bộ phận của giới tự nhiên để tồn tại và phát triển thì con người phải quan hệ với giới tự nhiên Thu nhận và sử dung các nguồn lực của tự nhiên cải tạo chúng để phù với nhu cầu của bản thân Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội Chính nhờ môi trường xã hội mà con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội
Trang 8Con người là sản phẩm của môi trường và hoàn cảnh xã hội Và môi trường xã hội cũng là tiền đề và cơ sở để con người vận động và phát triển Nhận thức khác nhau về con người cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá con người Những quan điểm này cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta xây dựng xã hội và giáo dục con người Quan điểm về con người trong lịch sử triết học Mác - Lênin rất đa dạng, phản ánh
sự phát triển của triết học này theo thời gian Mác và Lênin đã tạo ra một cái nhìn mới về con người, tin rằng con người là một bộ phận không thể thiếu của xã hội và có khả năng tiến bộ
2.2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người
2.2.1 Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Bản chất con người là sản phẩm của mối quan hệ sản xuất xã hội Con người không tồn tại độc lập mà là một phần của xã hội, và bản chất của họ được xác định bởi cách họ tương tác với sản xuất và mối quan hệ giai cấp Bản chất con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực và trong những điều kiện lịch sử cụ thể Các quan hệ
xã hội tạo nên bản chất con người bằng cách tổng hòa chúng không có nghĩa là con người hoàn toàn bị chi phối bởi các mối quan hệ xã hội Con người vẫn có những phẩm chất, năng lực, bản tính riêng của mình, được hình thành và phát triển trên cơ sở những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định Các mối quan hệ được chia thành nhiều loại như quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp và gián tiếp, quan hệ ngẫu nhiên và tất nhiên,… Tất cả đều góp phần hình thành nên bản chất con người Quan điểm "bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội" của C.Mác là một trong những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất con người C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội Điểm này khẳng định rằng, bản chất con người không phải là một cái gì đó vốn có, tự nhiên, mà là sản phẩm của lịch sử, của sự phát triển xã hội, con người luôn xác định Chính trong các mối quan hệ xã hội đó, con người hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực, bản lĩnh của mình Trở thành người có
Trang 9nhân cách, có ý thức, có lý tưởng, có mục đích sống, có khát vọng vươn lên, có khả năng sáng tạo, tác động đến xã hội bằng hoạt động thực tiễn của mình và con người tạo ra các giá trị tinh thần và vật chất Khi có đủ năng lực chia phối và quyết định các phương diện khác khiến con người không còn thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội "Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội" có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức
và giải quyết các vấn đề về con người Giúp chúng ta hiểu rõ rằng, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự phát triển xã hội Con người có thể thay đổi bản chất của mình thông qua việc thay đổi các mối quan hệ xã, nhận thức được vai trò của xã hội đối với sự phát triển của con người, nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật
ở con người
2.2.2 Sự tác động qua lại giữa bản chất con người và các mối quan hệ xã hội
Các mối quan hệ xã hội là môi trường, là điều kiện, là cơ sở để con người hình thành
và phát triển Bản chất con người được các mối quan hệ xã hội tác động thông qua những hoạt động thực tiễn của con người trong cuộc sống hằng ngày Trong các mối quan hệ xã hội, con người tiếp nhận những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, từ đó hình thành những phẩm chất, năng lực, bản lĩnh của mình Bản chất con người và các mối quan hệ xã hội là hai phạm trù có mối quan hệ biện chứng với nhau Tác động của bản chất con người đến các mối quan hệ xã hội: Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, trong
đó có những mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất là mối quan hệ sản xuất Mối quan hệ sản xuất là cơ sở của các mối quan hệ xã hội khác Bản chất con người là sản phẩm của lịch sử, của sự phát triển của các mối quan hệ sản xuất Tác động của các mối quan hệ xã hội đến bản chất con người là các mối quan hệ xã hội là tiền đề để con người hình thành và phát triển Các mối quan hệ xã hội tác động đến bản chất con người thông qua những hoạt động thực tiễn của con người Trong các mối quan hệ xã hội, con người tạo ra và hình thành những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, từ đó hình thành những phẩm chất, năng lực, bản lĩnh của mình Khi các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thuận lợi, thì bản chất con người sẽ được phát triển toàn diện, lành mạnh Ngược lại, khi các mối quan hệ xã hội xấu xa, bất công, thì bản chất con người sẽ bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực Bản chất con người là
Trang 10cơ sở, tiền đề để hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội, đồng thời các mối quan hệ
xã hội cũng tác động trở lại, làm biến đổi bản chất con người Việc nhận thức được mối quan hệ biện chứng này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về con người Dựa trên cơ sở đó, chúng ta có thể đề ra các giải pháp để phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người, đồng thời khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong bản chất con người, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, phát triển bền vững
2.3 Quan Điểm Về Giải Phóng Con Người Trong Triết Học Duy Vật Biện Chứng
“Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức” Đây là một tư
tưởng căn bản và cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người Giải phóng con người được áp dụng trên nhiều phương diện khác nhau Đấu tranh giai cấp để thay đổi chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất để giải phóng con người về phương diện chính trị là nội dung quan trọng hàng đầu và từ đó giải phóng giai cấp giải phóng dân tộc và tiến tới giải phóng nhân loại “ Xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi các nhân riêng biệt” Việc giải phóng con người được quan niệm một cách toàn diện và đầy đủ ở tất cả các nội dung và phương diện của con người, cộng đồng, xã hội và nhân loại với tính cách là các chủ thể ở các cấp độ khác nhau Giải phóng con người một cách hòa toàn trên nhiều phương diện lao động, chính trị, kinh tế,
xã hội,… là mục tiêu cuối cùng “Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người” là giải phóng con người khỏi sự tha hóa để thể hiện lý luận lâp trường duy vật biện chứng, khách quan, khoa học Giải phóng con người là một khái niệm mang tính nhân văn cao cả, thể hiện mục tiêu,
lý tưởng của con người trong suốt quá trình lịch sử phát triển của mình Giải phóng con người là quá trình con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, nghèo nàn, lạc hậu, để
có cuộc sống tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần Là tiền đề để xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, văn minh Khi con người được giải phóng, thì họ sẽ có điều kiện phát huy hết những năng lực, phẩm chất của mình, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội Con người luôn khao khát được sống tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện Khi con người được giải phóng, họ sẽ có động lực, quyết tâm để vươn lên, cải tạo xã hội, tạo ra những giá trị mới cho cuộc sống