1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giá trị thặng dư có phải là phát minh của chủ nghĩa tư bản hay không đặc trưng của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động

47 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,12 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (8)
    • 1.1 Khái niệm giá trị thặng dư (8)
    • 1.2. Vai trò của giá trị thặng dư (9)
    • 1.3 Các phương pháp tìm kiếm giá trị thặng dư (10)
      • 1.3.1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối (10)
      • 1.3.2 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối (11)
    • 1.4. Các định nghĩa liên quan đến tư bản (14)
      • 1.4.1. Tư bản bất biến và tư bản khả biến (15)
      • 1.4.2. Tuần hoàn của tư bản (15)
      • 1.4.3. Chu chuyển của tư bản (15)
      • 1.4.4. Tích lũy tư bản (16)
      • 1.4.5. Tư bản thương nghiệp (16)
      • 1.4.6. Tư bản cho vay (16)
      • 1.4.7. Địa tô tư bản chủ nghĩa (16)
  • CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (18)
    • 2.1. Lý luận của C. Mác về giá trị thặng dư (18)
      • 2.1.1. Công thức chung của tư bản (18)
      • 2.1.2. Định nghĩa về giá trị thặng dư (19)
      • 2.1.3. Nguồn gốc của giá trị thặng dư (19)
      • 2.1.4. Hàng hóa sức lao động (20)
      • 2.1.5. Đặc trưng của giá trị thặng dư trong tư bản chủ nghĩa (21)
      • 2.1.6. Sự sản xuất giá trị thặng dư (22)
      • 2.1.7. Tư bản bất biến và tư bản khả biến (24)
      • 2.1.8. Tiền công (28)
      • 2.1.9. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản (31)
      • 2.1.10. Bản chất của giá trị thặng dư (34)
      • 2.1.11. Sản xuất giá trị thặng dư (34)
    • 2.2. Tích lũy tư bản (36)
      • 2.2.1. Bản chất (36)
      • 2.2.2. Nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích luỹ (36)
      • 2.2.3. Hệ quả tích lũy tư bản (37)
      • 2.2.4. Bần cùng hóa giai cấp công nhân làm thuê (38)
    • 2.3. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường (38)
      • 2.3.1. Lợi nhuận (38)
      • 2.3.2. Lợi tức (41)
      • 2.3.3. Địa tô tư bản chủ nghĩa (43)
  • KẾT LUẬN (2)

Nội dung

Nhà tư bản mua hàng hoá sức lao động đúng giá trị của nó, nhưng sức lao động ấy lại tạo ra cho nhà tư bản một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó; do nhà tư bản đã mua sức lao động,

TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Khái niệm giá trị thặng dư

Là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động trên toàn bộ giá tri do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt Giá trị thặng dư cũng như tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mức độ bóc lột công nhân làm thuê của nhà tư bản Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản

Một mặt, nó thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ngày càng mạnh mẽ; mặt khác, nó làm tăng những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản Nhà tư bản mua hàng hoá sức lao động đúng giá trị của nó, nhưng sức lao động ấy lại tạo ra cho nhà tư bản một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó; do nhà tư bản đã mua sức lao động, toàn bộ kết quả của quá trình lao động sản xuất thuộc về nhà tư bản, cho nên phần giá trị mới tăng thêm (ngoài phần giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã trả công cho người lao động) bị nhà tư bản chiếm đoạt là giá trị thặng dư C.Mác có công lao to lớn xây dựng học thuyết về giá trị thặng dư, chứng minh rõ chính lao động của công nhân làm thuê, chứ không phải tư liệu sản xuất, là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư, và nhờ đó mà Mac đã bóc trần bản chất của bóc lột giá trị thặng dư bị che đậy

Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện thực của chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư biểu hiện với nhiều hình thức khác nhau: lợi nhuận, lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa Trong thời đại ngày nay, do điều kiện cách mạng khoa học - kĩ thuật phát triển rất cao, điều kiện lao động của người công nhân thay đổi với hệ thống máy móc hiện đại (tự động hoá, tin học hoá, người máy ), chủ nghĩa tư bản có những hình thức phát triển, những động lực và phương pháp quản lí hiện đại (tư bản độc quyền nhà nước những công ti siêu quốc gia, đa quốc gia) thì sự bóc lột giá trị thặng dư được diễn ra dưới những hình thức khác nhau, theo những phương pháp khác nhau, tạo ra những năng suất lao động và tỉ suất giá trị thặng dư rất cao, nhưng bản chất của sự bóc lột giá trị thặng dư của chủ

2 nghĩa tư bản không thay đổi Vấn đề lý luận mang tính cốt lõi cần ưu tiên làm sáng rõ để việc nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam sớm nhận được sự đồng thuận là vấn đề nhận thức nội hàm khái niệm giá trị thặng dư

Nội hàm khái niệm giá trị thặng dư được tiếp nhận từ lý luận kinh tế của Mác có thể gói gọn trong định nghĩa rằng: Giá trị thặng dư là giá trị do lao động của công nhân làm thuê sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ và bị nhà tư bản chiếm đoạt toàn bộ Việc sản sinh và chiếm đoạt giá trị thặng dư là sự phản ánh quan hệ sản xuất căn bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.

Vai trò của giá trị thặng dư

Việc ứng dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại đã thúc đẩy lực lượng sản xuất ở nước tư bản chủ nghĩa phát triển tang lên trình dộ cao hơn Nhờ đó không những các tập đoàn tư bản độc quyền thu được lợi nhuận siêu cao mà đời sống của những người lao động tại xí nghiệp cũng được cải thiện, khác xa đời sống của những công nhân dưới chủ nghĩa tư bản đầu thế kỉ XVIII

Trước thực tế, cộng với sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung quan liêu ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người cho rằng học thuyết giá trị thặng dư không còn đúng nữa Bởi vậy, việc luận giải vai trò của ía trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường là vô cùng cấp bách

Giá trị thặng dư có những vai trò đối với nền kinh tế thị trường như sau:

-Thứ nhất: Học thuyết giá trị thặng dư không chỉ là cơ sở đề hiểu rõ bản chất và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản mà còn chỉ chúng ta con đường tạo ra lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư xã hội hay nói cách khác là hàng nghìn công nhân có việc làm

-Thứ hai: Mở rộng địa bàn và quy mô sản xuất, tích lũy thêm giá trị thặng dư

-Thứ ba: Thúc đẩy sự phát triển khoa học-công nghệ hiện đại để tăng năng suất và giá trị thặng dư

-Thứ tư: Làm giàu cho giai cấp tư sản

Các phương pháp tìm kiếm giá trị thặng dư

Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa Vì vậy, các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư Khái quát có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối

1.3.1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

- Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân

- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối

- Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư

- Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là: 𝑚 ′ = 4

- Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu không thay đổi, vẫn là 4 gịờ

- Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là: 𝑚 ′ = 6

- Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên Trước đây, tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là 150%

- Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người

4 lao động quyết định Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động

- Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng không cố định và có nhiều mức khác nhau Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng quyết định Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ

1.3.2 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của nguời lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội, tức là bóc lột giá trị thặng dư tương đối

Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối

Giả sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư

Do đó, tý suất giá trị thặng dư là: 𝑚 ′ = 4

Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3 giờ lao động đã tạo ra được một lựơng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình

Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao động thặng dư

Do đó, bây giờ tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: 𝑚 ′ = 5

Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%

Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân và tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt đó, tức là tăng năng suất lao động xã hội

Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tương đối

Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp

* Giá trị thặng dư siêu ngạch

Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giám giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của háng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị củ biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó

Các định nghĩa liên quan đến tư bản

Theo Mác, khi phân tích những hình thái kinh tế trong đó quá trình lưu thông hàng hoá vận động, thì tiền là hình thái cuối cùng "Sản vật cuối cùng ấy của lưu thông hàng hoá là hình thái biểu hiện đầu tiên của tư bản Xét về mặt lịch sử thì đâu đâu tư bản cũng đối lập với sở hữu ruộng đất, trước tiên là dưới hình thái tiền, với tư cách là tài sản bằng tiền, tư bản của thương nhân và tư bản cho vay nặng lãi Lịch sử ấy hàng ngày đang diễn ra trước mắt chúng ta Khi mới xuất hiện lần đầu tiên trên vũ đài, tức là trên thị trường, - thị trường hàng hoá, thị trường lao động hay thị trường tiền tệ, - thì mỗi một tư bản bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng tiền, số tiền này phải được chuyển hoá thành tư bản thông qua những quá trình nhất định

Tư bản là sự vận động của giá trị nhằm mang lại giá trị thặng dư Giá trị ở đây là hàng (H), giá trị ở đây là tiền (T) vận động theo công thức (T-H-T’) Khi nhắc tới các cặp tư bản: tư bản bất biến và tư bản khả biến; tư bản cố định và tư bản lưu động thì tư bản ở hình thái hàng hóa (H)

+ Người chủ tiền công thức T-H-T’ Người chủ tiền khác với người dùng tiền của mình Tiền trong công thức T-H-T’ có thể là tiền huy động cổ phần, tiền vay hoặc bất cứ khoản nào mà nhà tư bản làm chủ công thức đó

VD: Một người chủ hàng hoá giản đơn thì bán để mua; anh ta bán cái mà anh ta không cần dùng, và với tiền thu được, anh ta mua cái mà anh ta cần dùng Còn nhà tư bản bắt tay vào công việc thì thoạt tiên mua cái mà bản thân hắn không cần đến; hắn mua để bán, hơn nữa lại để bán đắt hơn, nhằm thu trở lại giá trị của số tiền đã bỏ ra lúc ban đầu để mua, cộng với số tiền tăng thêm nào đó, mà Mác gọi là giá trị thặng dư

+ Có quy mô đủ lớn để không trực tiếp vào quá trình sản xuất Nhà tư bản trở thành kẻ tập hợp, chỉ huy lao động, tức là chỉ huy sức lao động đang hoạt động để sản xuất giá trị thặng dư

Khi người chủ tiền công thức T-H-T’ nhưng quy mô chưa đủ lớn thì để không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất gọi là tiểu tư sản

1.4.1 Tư bản bất biến và tư bản khả biến

Tư bản bất biến (C): là bộ phận biến thành tư liệu sản xuất, tức là thành nguyên liệu, vật liệu phụ và tư liệu lao động, không thay đổi đại lượng giá trị của nó Tư bản bất biến tuy không thay đổi về giá trị nhưng lại thay đổi về giá trị sử dụng Giá trị sử dụng cũ biến đi để rồi lại xuất hiện dưới một hình thái giá trị sử dụng mới

Tư bản khả biến (V): bộ phận tư bản biến thành sức lao động lại thay đổi giá trị của nó trong quá trình sản xuất Nó tái sản xuất ra vật ngang giá với bản thân nó và ngoài ra còn sản xuất ra một số dư, tức là giá trị thặng dư

1.4.2 Tuần hoàn của tư bản

Tuần hoàn tư bản: là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa), thực hiện ba chức năm khác nhau (chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất giá trị thặng dư, sản xuất giá trị thặng dư, thực hiện giá trị tư bản và giá trị thặng dư) rồi quay lại với hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư

1.4.3 Chu chuyển của tư bản

Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian, được do lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển tư bản

1.4.3.1 Tư bản cố định và tư bản lưu động

Tư bản cố định (C1): là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng…về hiện vật tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chuyển dần vào sản phẩm mới thông qua khấu hao

Tư bản lưu động (C2): là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động…giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm mới

Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản (tư bản phụ thêm) – hay tư bản đẻ ra tư bản

Tích lũy tư bản bao gồm:

+ Tích tụ tư bản là tích lũy tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư

+ Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành một tư bản cá biệt lớn hơn

Do sự phân công lao động xã hội, xuất hiện bộ phận chuyên môn hóa việc kinh doanh hàng hóa Bộ phận này gọi là tư bản thương nghiệp

Tư bản cho vay xuất hiện khi có chủ thể có lượng tiền nhàn rỗi, trong khi lại có những chủ thể khác lại cần tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh Việc đó thúc đẩy hình thành quan hệ cho vay và đi vay Người cho vay sẽ thu được lợi tức

1.4.7 Địa tô tư bản chủ nghĩa Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần tiền thuê đất đai, hầm mỏ…mà nhà tư bản phải trả cho địa chủ Địa tô tư bản chủ nghĩa có nhiều loại: Địa tô ruộng đất TBCN, địa tô hầm mỏ và địa tô xây dựng Địa tô ruộng đất tư bản chủ nghĩa bao gồm:

+ Địa tô chênh lệch là kết quả của hiệu suất khác nhau giữa các tư bản ngang nhau đầu tư vào ruộng đất nhưng có độ phì nhiêu khác nhau Nó là sự chênh lệch kết quả giữa các ruộng đất từ loại đất xấu nhất đến loại đất tốt nhất

GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Lý luận của C Mác về giá trị thặng dư

2.1.1 Công thức chung của tư bản:

- Nhằm tìm ra được công thức chung của tư bản, ta cần xem xét vai trò của tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

+ Đối với tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, nó được vận động trong quan hệ “H-T-H”

+ Ngược lại, tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại vận động trong quan hệ

- Chính vì sự khác biệt giữa hai hình thức vận động, chúng đã xuất hiện những điểm giống và khác một cách rõ rệt

- Trong đó, cả hai hình thức đều có những nhân tố vật chất chung là H và T Đồng thời, cả hai đều có 2 giai đoạn đối lập là mua và bán hợp thành

- Tuy nhiên, mục đích cũng như giới hạn vận động của cả 2 lại hoàn toàn khác nhau:

+ “H-T-H” có động cơ và mục đích hoạt động nhắm vào giá trị sử dụng; Để từ đó chúng sẽ có giới hạn, kết thúc ở giai đoạn 2 khi người có tiền mua được giá trị sử dụng như ý muốn

+ “T-H-T’” lại có động cơ, mục đích hướng về giá trị T-H-T’ cùng sự vận động là vô hạn: T-H-T’-T-H’’…

- Và tư bản, mục đích trong lưu thông của họ đều là giá trị lớn hơn vì nếu không thu được lượng giá trị lớn hơn thì sự lưu thông đó được xem là vô nghĩa Do đó, tư bản vận động theo công thức chung là: “T-H-T’’’

- Do đó, số tiền trội ra lớn hơn sẽ được gọi là giá trị thặng dư, số tiền ứng ra ban đầu với mục đihcs thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản Tiền biến thành tư bản khi được dùng mang lại giá trị thặng dư

- Suy cho cùng, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư

2.1.2 Định nghĩa về giá trị thặng dư:

- Giá trị thặng dư là mức độ thừa ra khi lấy múc thu của một đầu vào nhân tố trừ đi phần giá cung của nó, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành lên thu thập của các nhà tư bản và các giai cấp trong tư nghĩa tư bản

- Hiểu đơn giản là “Giá trị thặng dư chính là giá trị do công nhân làm thuê lao động sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt hết Đối với hoạt động sản xuất, nhà tư bản phải chi vào tư liệu sản xuất và mua sức lao động Mục đích khi chi tiền là nhà tư bản sẽ thu được một số tiền thừa ra ngoài số tiền mà họ đã chi trong quá trình sản xuất Số tiền thừa ra chính là giá trị thặng dư

- Để hiểu rõ hơn, hãy xem xét một ví dụ: Giả sử một công nhân làm việc trong một nhà máy giày dép Trong quá trình làm việc, công nhân sẽ tạo ra một số giá trị nhất định, được đo bằng số giờ lao động của họ Nhưng để có lợi nhuận, chủ sở hữu nhà máy sẽ trả cho công nhân một phần nhỏ hơn giá trị mà họ tạo ra thông qua lương Phần giá trị còn lại, hay giá trị thặng dư, sẽ được chủ sở hữu nhà máy giữ lại C.Mác lập luận rằng quy trình này dẫn đến sự khai thác lao động, với giá trị thặng dư là lực đẩy chính cho sự tăng trưởng của vốn và sự giàu có của các tầng lớp tư bản

2.1.3 Nguồn gốc của giá trị thặng dư:

- Giá trị thặng dư có nguồn gốc từ tư bản Karl Marx lập luận rằng trong các hệ thống kinh tế với cơ sở tư bản, như trong hệ thống tư bản áp bức, giá trị thặng dư là kết quả của sự khai thác lao động Trong quá trình sản xuất hàng hóa, giá trị lao động mà công nhân tạo ra vượt xa giá trị của lao động mà họ được trả công (lương) Phần giá trị còn

13 lại, hay giá trị thặng dư, được chủ sở hữu tư bản chiếm đoạt và sử dụng để tăng trưởng vốn và giàu có của họ

- Vì vậy, giá trị thặng dư có nguồn gốc từ mô hình sản xuất với cơ sở tư bản, trong đó công nhân bị khai thác để tạo ra lợi nhuận cho các tầng lớp tư bản Đây là một phần quan trọng của lý thuyết kinh tế chính trị của Marx, và ông lập luận rằng giá trị thặng dư là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phân tầng xã hội và cơ sở kinh tế của xã hội hiện đại Thế nên, giá trị thặng dư cũng được xem là một phát minh của chủ nghĩa tư bản

2.1.4 Hàng hóa sức lao động:

- C Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”

- Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

+ Người lao động được tự do về thân thể

+ Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động + Thuộc tính của hàng hóa sức lao động

- Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng

- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động q uyết định Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cầnthiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy

-Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:

+ Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động;

+ Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;

+ Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của người lao động

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua

- Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn Đây chính là chìa khóa chỉ rỏ nguồn gốc của giá trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có

2.1.5 Đặc trưng của giá trị thặng dư trong tư bản chủ nghĩa:

Tích lũy tư bản

- Tái sản xuất tư bản:

+ Tái sản xuất giản đơn: lặp lại quá trình sản xuất với quy mô cũ, nhà tư bản tiêu dùng toàn bộ giá trị thặng dư

+ Tái sản xuất mở rộng: lặp lại quá trình sản xuất với quy mô và trình độ ngày càng tăng, nhà tư bản biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm

+ Bản chất: Quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm

+ Mục đích: Mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho nhà tư bản

+ Nguồn gốc: Giá trị thặng dư là nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ

 Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố và mở rộng

 Giai cấp tư bản ngày càng giàu có

 Giai cấp công nhân làm thuê ngày càng bần cùng hóa

2.2.2 Nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích luỹ:

- Nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư:

+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: tăng cường độ lao động, kéo dài giờ làm việc

+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động

- Nâng cao năng suất lao động:

+ Giảm giá trị tư liệu sinh hoạt, giảm giá trị sức lao động

+ Tăng giá trị thặng dư

- Sử dụng hiệu quả máy móc:

+ Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

+ Máy móc hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị thặng dư

- Đại lượng tư bản ứng trước:

+ Thị trường thuận lợi, bán được nhiều hàng hóa

+ Tăng quy mô sản xuất, thu được nhiều giá trị thặng dư

2.2.3 Hệ quả tích lũy tư bản:

- Tăng cấu tạo hữu cơ tư bản:

+ Cấu tạo hữu cơ: tỷ lệ giữa tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v)

+ Tích lũy tư bản làm cho c/v tăng lên

 Áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng nhiều máy móc hơn

 Giá trị của máy móc được khấu hao dần vào giá trị sản phẩm

- Tăng tích tụ và tập trung tư bản:

+ Tích tụ tư bản: tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm

+ Tập trung tư bản: sáp nhập các tư bản cá biệt thành một tư bản lớn hơn

 Một số nhà tư bản lớn ngày càng giàu có

 Nhiều nhà tư bản nhỏ phá sản

 Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt

- Làm không ngừng tăng chênh lệch thu nhập giữa nhà tư bản và người lao động:

+ Thu nhập của nhà tư bản: lợi nhuận từ giá trị thặng dư

+ Thu nhập của người lao động: tiền công

+ Do tích lũy tư bản, chênh lệch thu nhập ngày càng tăng

+ Giai cấp tư bản ngày càng giàu có

+ Giai cấp công nhân làm thuê ngày càng bần cùng hóa

2.2.4 Bần cùng hóa giai cấp công nhân làm thuê:

+ Bần cùng hóa tương đối: phần sản phẩm cho công nhân tăng tuyệt đối nhưng giảm tương đối so với tư bản

+ Bần cùng hóa tuyệt đối: mức sống của công nhân giảm sút tuyệt đối

+ Tích lũy tư bản làm cho c/v tăng lên

+ Nhu cầu lao động giảm, thất nghiệp gia tăng

+ Mức lương của công nhân bị giảm xuống

+ Giai cấp công nhân làm thuê gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống

+ Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt

- Kết luận: Tích lũy tư bản là quá trình quan trọng trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến những hệ quả như bần cùng hóa giai cấp công nhân làm thuê.

Ngày đăng: 22/06/2024, 22:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w