Tính tất yếu khách quan của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta---=-==-=- 3 CHƯƠNG 2: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯ
Trang 1| | TP ' “Fe | |
TRUONG DAI HOC SAI GON
MON: KINH TE CHÍNH TRI MAC - LENIN
Bài Tiêu Luận
ý
:
ị
Ầ
ĐÈ TÀI: Phân tích tính tat yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trudn:
sánh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Làm rõ những thuận lợi và khó E al
3t bóc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở vi 6n
eT EE OO
Nhóm thực hiện: NHÓM 5
TP HO CHI MINH - THANG 11 NAM 2022
Trang 2BANG PHAN CONG NHIEM VU
Danh gia mức độ
ST
công việc
L | Nguyên Thị Lan Anh - | Những đặc trưng của kinh tê thị 100
2_ | Trương Thị Đức Đạt - Khó khăn trong việc định hướng phát 100
3 | Đồ Trân Thùy Linh - Nhiệm vụ cân thiết và tính tât yêu của 100
3121380133 phát triển nền kinh tế thị trường
4_ | Lại Thị Phương Linh Hoàn cảnh ra đời của nên kinh tê thị 100
5 | Chau Hoang My - Khó khăn trong việc định hướng phát 100
hội chủ nghĩa
6 | Huynh Chau Xuan Mai - | Khai niệm kinh tê thị trường và định 100
7 | Nguyên Thị Kim Ngân - | Thuận lợi phát triển kinh tê thị trường 100
3121150185
10 | Tran Thị Bảo Yến - | Trình bày tiêu luận 100
3121150222
II | Hoàng Nguyên Tú Uyên | Thuận lợi trong việc định hướng phát 100
hội chủ nghĩa MỤC LỤC
PHAN MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Trang 32 Mục đích của đề tài 1
PHAN NOI DUNG
CHUONG 1: TINH TAT YEU KHACH QUAN VIEC PHAT TRIEN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM
1.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam- 2
1.1.2 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là nén kinh té nhu thé nao? - 2
1.3 Thực trạng và đặc điểm của nền kinh tế thị định hướng xã hội
1.4 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta -=-==-=- 3
CHƯƠNG 2: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2 Khó khăn -~ ~ =~~-===~===================================== 5 PHẦN KẾT LUẬN —— 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sau khi giành được độc lập cho Tổ quốc, sự tự do cho người dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta đã tiến bước xây dựng, định hướng đất nước theo một con đường phát triển đúng đắn, đó chính là con đường phát triển kinh tế thị trường với
sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa Mãi đến bây giờ, đây có lẽ là con đường phát triển kinh tế đất nước đúng đắn và sáng suốt của Đảng, của Nhà nước
Nhưng để đạt được những thành quả to lớn trong suốt mấy mươi năm phát triển kinh tế theo con đường này, bên cạnh những
thuận lợi giúp nền kinh tế nước nhà phát triển, không thể tránh
khỏi những gian nan, khó khăn Vì vậy, thiết nghĩ, đối với mỗi
người con mang dòng máu Việt, cần phải biết và nắm bắt được
tình hình kinh tế quốc gia, nhận thức được những thuận lợi, khó khăn, mà đất nước còn gặp phải, để từ đó không ngừng góp sức
của mình để ngày một cải thiện và phát triển cho đất nước, quê
hương Việt Nam
2 Mục đích của đề tài
Làm rõ tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp quan sát
Trang 5PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM
1.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
1.1.1 Khái niệm
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời góp phần từng bước xác lập một xã hội mà dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh, công bằng, có sự điều tiết của nhà nước do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
1.1.2 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là nền kinh tế như thế nào? Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng
hóa, ở Việt Nam những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa không mất đi mà còn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, sự phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu hình thành kinh tế thị trường Như vậy, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với
xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay
1.2 Hoàn cảnh ra đời
Tại Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) khái niệm "kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa" mới chính thức được đưa ra triển khai Đại hội khẳng định: “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam” Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm
Trang 6tòi, tổng kết thực tiễn; và là bước phát triển mới về tư duy lý luận
của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.3 Thực trạng và đặc điểm của nền kinh tế thị định hướng
xã hội chủ nghĩa
Theo định hướng của Đảng, trong suốt 35 năm qua, Việt Nam
đã rất coi trọng công tác xây dựng thể chế phục vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, luôn tìm tòi từ thực
tiễn cải cách, đổi mới, phát triển kinh tế, tham khảo kinh nghiệm
lập pháp của các quốc gia có nền kinh tế thị trường trên thế giới Bên cạnh đó, tư duy xây dựng pháp luật có sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, mang tính đột phá Chẳng hạn, chuyển từ “tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” sang “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” Đồng thời, nỗ
lực cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh
bất hợp lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, và thu được
kết quả rất đáng ghi nhận
1.4 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Để lý giải tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có 3 lý do
Thứ nhất: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan: Từ xưa đến nay, Việt Nam chúng ta vốn đã có nền tảng kinh tế hàng hóa Đến cuối thời Phong kiến sang Pháp thuộc, và giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, nền kinh tế hàng hóa từng bước phát triển Hơn
nữa, nước ta sẵn có các điều kiện thúc đẩy, phát triển kinh tế hàng
hóa (như: thị trường cung - cầu, thị trường lao động, vị trí địa lý, tài nguyên )
Thứ hai: Về mặt kinh tế, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có tính ưu việt trong thúc đẩy kinh tế: Kinh tế thị trường
3
Trang 7có rất nhiều ưu việt và là công cụ, phương tiện để thúc đẩy lực lượng sản xuất, thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa Nếu so sánh nền kinh tế bao cấp trước kia với nền kinh tế thị trường hiện nay, thì thấy được chất lượng hàng hóa được tốt hơn, số lượng hàng hóa
đa dạng, phong phú hơn, đây chính là tác động tích cực từ quy luật cạnh tranh, cung cầu mang lại
Thứ ba: Về mặt xã hội, mô hình kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh: Nhà nước chúng ta được hình thành từ cuộc cách mạng vô sản, do nhân dân thực hiện, vì vậy mà Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân
Có thể xem phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là bước đi quan trọng và tất yếu của sự phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là bước quá độ để đi lên chủ nghĩa xã
hội
CHƯƠNG 2: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thuận lợi
Để có được nền kinh tế đất nước phát triển hiện đại như hôm
nay, thật may mắn, sáng suốt, khi Đảng và Nhà nước ta luôn có
được những ưu điểm, thuận lợi, nắm bắt được những cơ hội to lớn
để phát triển
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước đã có những tư duy đổi mới,
nhận thức sớm, khẳng định nền kinh tế mà nước ta xây dựng, phát triển là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong suốt quá trình phát triển kinh tế định hướng đó, Đảng luôn tiếp
thu, bổ sung để hoàn thiện cơ chế và cơ cấu vận hành, cả ở cấp vĩ
mô và vi mô, quản lý nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp
Trang 8Thứ hai, nền kinh tế luôn được vận hành, quản lí của nhà nước, với sự tham gia của các tổ chức xã hội, của nhân dân, cùng với cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển, lực lượng sản xuất tăng,
nên tạo điều kiện phát triển kinh tế
Thứ ba, không ngừng cải thiện, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao chất lượng cạnh tranh và ngày càng chủ động, tích cực triển khai các giải pháp trong phạm vi trách nhiệm của bản thân Tạo ra các quy chế đảm bảo tính tổ chức và văn minh của các giao dịch trên thị trường, nhất là về phương diện giảm thiểu chỉ phí, rủi ro cho các chủ thể kinh tế, không ngừng chú
ý đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm, và kỷ luật hợp đồng,
Thứ tư, đất nước ta là nơi giao thoa giữa các nền kinh tế, đó
là điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tư nhân phát triển, vì nền kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, thị trường
điều tiết sản xuất và lưu thông
Thứ năm, vị thế của đất nước trên thị trường thế giới không
ngừng được tăng cường bằng chính sách đối ngoại mềm dẻo, bảo
vệ hiệu quả lợi ích quốc gia, dân tộc
2.2 Khó khăn
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chính phủ Việt Nam chưa tạo được môi trường kinh doanh thật sự lành mạnh, bình đẳng Hiến pháp đã quy định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhưng cũng quy định các thành phần kinh tế là bình đẳng, cùng hợp tác, cùng cạnh tranh Trong thực tiễn, khu vực kinh tế tư nhân không có nhiều cơ hội tiếp cận vốn, đất đai, thông tin, mất nhiều cơ hội trong đấu thầu cũng như tiếp cận thị trường Trong khi
đó, doanh nghiệp nhà nước vẫn được "ưu ái" về mọi phương diện, chiếm nguồn lực lớn nhưng lại sử dụng không hiệu quả, nhiều dự
Trang 9án thất thoát, làm ăn thua lỗ, gây tổn hại lớn cho nhà nước và xã
hội
Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, nhiều Bộ Luật ban hành một thời gian chưa thi hành đã phải
sửa, có không ít Luật đã ban hành nhưng không đi vào thực tiễn Việc lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các chuyên gia khi
xây dựng pháp luật vẫn mang tính chung chung, chưa thực sự đảm
bảo công khai minh bạch, vẫn có tính áp đặt, đẩy cái khó cho
doanh nghiệp
Việc quản lý kém hiệu quả các nguồn tài nguyên kinh tế khiến tình trạng tham nhũng xảy ra thường xuyên trong bộ máy quan liêu cồng kềnh, dẫn đến đầu tư nhà nước vào nền kinh tế dat hiệu quả thấp
Việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa tạo
được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng; năng suất,
chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao Trình độ ứng dụng công nghệ vào các hoạt động quản lý điều hành, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tuy được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra Công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỷ lệ nội địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn hạn chế
Nhìn chung, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được tháo gỡ Những vấn đề này cũng đều có tác động đến phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế số tại Việt Nam
Trang 10PHẦN KẾT LUẬN
Là một quốc gia đang phát triển, chúng ta phải ra sức phấn
đấu phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng đặc trưng của xã
hội chủ nghĩa Vì đây là phương án tối ưu nhất hiện tại đối với tình hình kinh tế của đất nước Đồng thời đây còn là cái đáp ứng được nhu cầu của nhân dân với một đất nước dân giàu nước mạnh Song song với đó là xu hướng của nền kinh thế thế giới đang tập trung phát triển nền kinh tế hỗn hợp Vì vậy Việt Nam cần phải
chuyển đổi nền kinh tế hàng hóa tập trung thành kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa Lợi ích của việc này là giảm bớt tính tập trung và tăng cường khả năng tự điều chỉnh thị trường và
từ đó tạo ra nền kinh tế hỗn hợp riêng biệt của Việt Nam
Mặc dù đã trải qua nhiều thời kì khó khăn và có sửa đổi
nhưng nền kinh tế của ta vẫn còn yếu kém so với các nước khác
Điều này gây nhiều thách thức với chúng ta và nguy cơ bị tụt hậu kinh tế so với các nước khác có thể xảy ra Nhưng bên cạnh thách thức chúng ta vẫn có nhiều cơ hội mới để phát triển, quan trọng là
phải tìm được hướng đi hợp lý và nắm bắt thời cơ để có thể tạo thế
ổn định và phát triển Để làm được điều đó Nhà nước đảm đương vai trò cực kì quan trọng trong việc quản lý kinh tế và chỉ đạo phát
triển, tạo ra khuôn khổ pháp luật thống nhất Còn bản thân là một
người sinh viên, là đại diện cho thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết, cũng cần góp sức mình vào việc phát triển kinh tế, đưa ra những định hướng, quyết định phát triển mới mẻ, hiện đại cho bản thân, gia đình, và cộng đồng xã hội