1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích nguyên ly mối liên hệ phổ biến Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nguyên Lý Mối Liên Hệ Phổ Biến. Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Nguyên Lý
Tác giả Nguyễn Minh Thư, Nguyễn Ngọc Mai Lan, Lâm Bảo Trân, Nguyễn Vũ Kỳ Duyên, Nguyễn Nhật Như Quỳnh
Người hướng dẫn ThS. Phan Quốc Thái
Trường học Trường Đại Học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết Học Mác-Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Ý nghĩa phương pháp luận CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM.. Việc hiểu rõ nguyên lý m

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-o0o TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGUYÊN LY MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA

NGUYÊN LÝ

NHÓM: NEWBIES

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-o0o TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN LÝ

Nhóm: NEWBIES Giảng viên hướng dẫn: ThS Phan Quốc Thái

Trưởng nhóm: Châu Thị Mỹ Tiên

Thành viên:

1 Nguyễn Minh Thư

2 Nguyễn Ngọc Mai Lan

3 Lâm BảoTrân

4 Nguyễn Vũ Kỳ Duyên

5 Nguyễn Nhật Như Quỳnh

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Phân tích nguyên lý mối liên hệ phổ biến Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý do nhóm NEWBIES nghiên cứu và thực hiện Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trưởng nhóm Châu Thị Mỹ Tiên

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG NGUYÊN LÝ VỀ MÓI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1 Các khái niệm

1.1 Khái niệm mối liên hệ

1.2 Khái niệm mối liên hệ phổ biến

2 Nội dung nguyên lý

3 Tính chất của mối liên hệ

3.1 Tính khách quan của các mối liên hệ

3.2 Tính phổ biến của các mối liên hệ

3.3 Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ

4 Ý nghĩa phương pháp luận

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM.

1 Tổng quan về chương trình khung đào tạo.

2 Nhận thức của sinh viên về chất lượng học tập tại trường học

2.1 Thực trạng

2.2 Nguyên nhân

2.3 Giải pháp

3 Một số kiến nghị đối với vấn đề nghiên cứu.

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (Lý do lựa chọn đề tài).

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, các hiện tượng kinh tế, xã hội, và môi trường luôn đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau một cách phức tạp Việc hiểu rõ nguyên lý mối liên

hệ phổ biến, một trong những nền tảng của triết học Mác-Lênin, giúp chúng ta nắm bắt

và giải thích mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa các yếu tố khác nhau trong hệ thống, từ đó có những giải pháp hợp lý cho các vấn đề đặt ra trong thực tiễn Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong triết học Mác-Lê nin là cấp thiết để áp dụng tư duy biện chứng vào giải quyết các vấn đề phức tạp trong đời sống và xã hội hiện đại

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Mục đích nghiên cứu: đề tài nhằm làm rõ nội dung và ý nghĩa của nguyên lý mối

liên hệ phổ biến trong triết học Mác-Lê nin, đồng thời chỉ ra cách áp dụng nguyên lý này vào phân tích các hiện tượng trong thực tiễn, từ đó giúp người học có cái nhìn sâu sắc và hệ thống hơn về thế giới quan

Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chính là nguyên lý mối liên hệ phổ

biến trong triết học Mác-Lê nin và các ứng dụng của nguyên lý này trong phân tích các mối quan hệ trong tự nhiên, xã hội, và tư duy

3 Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào:

+Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong triết học Mác-Lê nin

+Các yếu tố lý luận của mối liên hệ phổ biến và các đặc điểm chính của nguyên lý này

+Một số ví dụ thực tiễn trong tự nhiên và xã hội để làm rõ ý nghĩa của nguyên lý mối liên hệ phổ biến

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trang 6

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

+Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: nghiên cứu, phân tích các tài liệu

triết học Mác-Lê nin về nguyên lý mối liên hệ phổ biến, từ đó tổng hợp các quan điểm

để làm rõ nội dung lý luận

+Phương pháp so sánh: so sánh các ví dụ thực tiễn trong tự nhiên và xã hội để

minh chứng cho tính phổ biến của nguyên lý liên hệ và sự tác động qua lại giữa các yếu tố

+Phương pháp diễn dịch và quy nạp: diễn dịch từ các nguyên lý chung trong triết

học Mác-Lê nin và quy nạp các hiện tượng thực tiễn để làm rõ vai trò của mối liên hệ phổ biến trong đời sống

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

Ý nghĩa khoa học của đề tài:

Nền tảng lý luận cho nhận thức biện chứng: nguyên lý mối liên hệ phổ biến là một trong những nền tảng cốt lõi của phép biện chứng duy vật, giúp xây dựng hệ thống tư duy toàn diện, khoa học và tránh sự phiến diện Việc phân tích nguyên lý này góp phần làm rõ các khái niệm và lý thuyết về biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin

Cơ sở cho nghiên cứu các hiện tượng phức tạp: bằng cách hiểu rõ về nguyên lý mối liên hệ phổ biến, chúng ta có thể áp dụng tư duy biện chứng vào việc nghiên cứu các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, và tư duy một cách toàn diện và hệ thống, nắm bắt được bản chất cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố

Đóng góp vào tri thức khoa học: việc phân tích nguyên lý này không chỉ góp phần củng cố, hoàn thiện hệ thống lý luận của triết học Mác-Lênin mà còn là cơ sở cho sự phát triển tri thức khoa học trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các ngành

xã hội học, kinh tế học, và triết học

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Trang 7

Hỗ trợ giải quyết các vấn đề thực tiễn: trong bối cảnh các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, xung đột kinh tế, và bất bình đẳng xã hội ngày càng phức tạp, việc áp dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến giúp chúng ta hiểu rõ các yếu tố tác động qua lại

và tìm ra giải pháp hợp lý, bền vững

Nâng cao tư duy phân tích trong đời sống: khi nhận thức rõ mối liên hệ phổ biến, con người có khả năng nhìn nhận sự việc một cách toàn diện hơn, đánh giá mọi mặt của vấn đề trước khi đưa ra quyết định, từ đó nâng cao hiệu quả trong công việc và cuộc sống

Ứng dụng trong quản lý và phát triển xã hội: nguyên lý này giúp các nhà quản lý

và hoạch định chính sách nhận thức rõ hơn về mối liên hệ giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm đạt được sự phát triển bền vững và giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình phát triển xã hội

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1 KHÁI NIỆM NGUYÊN LÝ:

1.1 Khái niệm về mối liên hệ: chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn

nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới

1.2 Khái niệm mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên

hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thẩy mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào hay lĩnh vực nào

2 NỘI DUNG NGUYÊN LÝ:

- Theo phép siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, giữa chúng không có liên hệ, còn nếu có liên hệ thì chỉ là liên hệ bên ngoài

- Theo phép biện chứng cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên

hệ qua lại với nhau, các sự vật là điều kiện làm tiền đề tồn tại và phát triển của nhau, chúng nương tựa, phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau, thường xuyên thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau, chứ không hề tách biệt Ranh giới giữa các lớp sự vật không phải là tuyệt đối mà bao giờ cũng có những lớp trung gian chuyển tiếp

3.TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ

3.1 Tính khách quan của các mối liên hệ

- Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến là biểu hiện của một trong những nguyên tắc căn bản của triết học duy vật Nó khẳng định rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ cùng tồn tại và phát triển trong mối liên hệ biện chứng với các sự vật hiện tượng khác Sự tồn tại của mối liên hệ phổ biến là khách quan, nghĩa là nó không lệ thuộc vào ý thức hay mong muốn của cá nhân

Trang 9

Ví dụ :Sự biến đổi khí hậu và tác động đến môi trường sống Khi con người phát

thải khí nhà kính vào không khí, các chất này làm tăng nhiệt độ toàn cầu, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu Sự nóng lên dẫn đến băng tan, mực nước biển dâng cao và thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn Mối liên hệ giữa hành động phát thải khí nhà kính và những thay đổi trong khí hậu là khách quan và không phụ thuộc vào ý muốn của con người

3.2 Tính phổ biến của mối liên hệ

-Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến là một đặc điểm quan trọng, khẳng định rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, không

có gì tồn tại biệt lập Từ những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cho đến tư duy của con người, tất cả đều chịu sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau trong một hệ thống phức tạp

-Sự phổ biến của mối quan hệ này không chỉ thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể mà còn lan rộng sang mọi khía cạnh của cuộc sống Nghĩa là, cả trong tự nhiên và xã hội,

từ những thứ nhỏ như nguyên tử đến những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu hay cả mối quan hệ kinh tế quốc tế, tất cả đều liên kết với nhau liên tục

Ví dụ: Sự liên kết giữa văn hóa và tôn giáo trong các xã hội cổ đại Ở nhiều quốc

gia cổ đại như Ai Cập và Ấn Độ, văn hóa và tôn giáo có mối liên hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tồn tại qua nhiều thế kỷ Các tín ngưỡng tôn giáo không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần mà còn tác động trực tiếp đến cách thức tổ chức xã hội, chính trị và kinh tế

3.3 Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ phổ biến

-Sự đa dạng và phong phú của mối liên hệ phổ biến thể hiện sự tồn tại của nhiều loại mối liên hệ đa dạng giữa các hiện tượng tự nhiên và xã hội Những mối liên hệ này không chỉ bị hạn chế trong một lĩnh vực cụ thể mà còn lan tỏa khắp mọi khía cạnh của cuộc sống, từ thiên nhiên và xã hội đến tư tưởng con người.hau Mỗi loại mối

Trang 10

quan hệ đều mang những đặc tính độc đáo, nhưng chúng không tồn tại độc lập mà luôn giao thoa và hỗ trợ lẫn nhau trong một môi trường phức hợp Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm cho mối quan hệ trong thế giới hiện thực trở nên đa dạng và phong phú hơn

Ví dụ: Mối liên hệ giữa môi trường tự nhiên và con người thể hiện qua việc khai

thác tài nguyên thiên nhiên Con người phụ thuộc vào thiên nhiên để có nước, lương thực và các nguyên liệu xây dựng, nhưng đồng thời cũng cần bảo vệ môi trường để đảm bảo nguồn tài nguyên này không bị cạn kiệt Đây là một mối liên hệ phức tạp, đòi hỏi con người phải điều chỉnh hành vi của mình để duy trì sự cân bằng sinh thái

4 Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:

- Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau;

do vậy, trong nhận thức hay trong thực tiễn ta phải có quan điểm toàn diện Quan điểm này yêu cầu:

+ Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần phải đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối quan hệ của chỉnh thể đó

+ Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại

+ Khi nhận thức một đối tượng cần phải đặt nó trong tương quan với các sự vật khác và môi trường xung quanh

+ Khi nhận thức đối tượng cần phải tránh sự phiến diện, chống chiết trung và thuật ngụy biện

- Đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể mọi sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất tồn tại, vận động và phát triển đều phải được đặt đúng không gian, đúng thời gian và đúng mối liên hệ

Trang 11

CHƯƠNG 2:VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH

1 TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG:

2 NHẬN THỨC VỀ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH:

2.1 Thực trạng học tập hiện nay của sinh viên:

2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên:

- Theo khảo sát, nhóm chúng em đã thống kê được rằng sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sau:

Biểu đồ 1: Những yếu tố ảnh hưởng chất lượng học tập của sinh viên

+ Trình độ và phương pháp giảng dạy của giảng viên: Chất lượng giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên Những giảng viên có kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp và biết cách lôi cuốn sinh viên vào bài giảng thường được đánh giá cao hơn

+ Môi trường học tập: Một môi trường học tập tích cực, với sự hỗ trợ của các bạn

bè và giảng viên làm sinh viên cảm thấy thoải mái hơn trong việc học tập và từ đó nâng cao hiệu quả học tập

+ Cơ sở vật chất: Những trường đại học có cơ sở vật chất tốt thường được sinh viên đánh giá cao hơn về chất lượng học tập so với những trường thiếu thốn thiết bị học tập

Trang 12

+ Ý thức tự học của sinh viên: Việc tự học đối với sinh viên đại học là vô cùng quan trọng, nó thể hiện thái độ học tập một cách tự giác, có ý thức về mục tiêu học tập cũng như đã có cho mình phương pháp học tập rõ ràng

2.1.2 Thực trạng và số liệu về nhận thức của sinh viên đối với chất lượng học tập tại trường đại học Công Thương:

- Mặc dù có nhiều điểm tích cực nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức

+ Chất lượng giảng dạy: Theo khảo sát, đa số sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy tại trường mình là tốt, giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia thảo luận và luôn tạo động lực cho sinh viên phát triển bản thân Tuy nhiên, vẫn có 4,8% sinh viên cho rằng giảng dạy còn mang tính thụ động, thiếu sự tương tác, không phù hợp với nhu cầu thực tế của họ và họ cảm thấy không nhận được sự hỗ trợ từ giảng viên

Biểu đồ 2: Khảo sát chất lượng giảng dạy tại Trường Đại học Công Thương TP Hồ

Chí Minh

+ Cơ sở vật chất: Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về chất lượng học tập là cơ sở vật chất của trường Theo khảo sát cho thấy, 76,2% sinh viên cảm thấy hài lòng với cơ sở vật chất tại trường đại học Công Thương, nhưng cũng có 23.8% sinh viên cho rằng cơ sở vật chất chỉ vừa ổn, chứ không phải là quá tốt, chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập, chẳng hạn như thiếu phòng học, thiết bị loa phòng học đôi lúc gặp sự cố, mạng wifi truy cập khá yếu,…

Trang 13

Biểu đồ 3: Sự ảnh hưởng của cơ sở vật chất đến chất lượng học tập của sinh viên.

+ Tính thực tiễn của chương trình đào tạo: Đa số sinh viên đều thấy chương trình khung của trường hiện tại phù hợp với nhu cầu nghề nghiệp tương lai Nhưng cũng có sinh viên cho rằng chương trình học của họ thiếu tính thực tiễn và ứng dụng Theo khảo sát của nhóm chúng em có khoảng 28,6% sinh viên cho rằng chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết và có 23.8% sinh viên cho rằng chương trình khung chỉ giúp một phần nhỏ cho sinh viên vào việc phát triển các kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp

Biểu đồ 4: khảo sát về lượng kiến thức giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học

2.2 Nguyên nhân khiến chất lượng học tập của sinh viên trường đại học Công Thương giảm hiệu suất:

- Mặc dù sinh viên trường Đại học Công thương đánh giá giảng dạy của các giảng viên mình là rất tốt thế nhưng vẫn còn 4,8% sinh viên chưa hài lòng về chất lượng

Trang 14

giảng dạy và chỉ 23,8% sinh viên cho rằng chương trình đào tạo chỉ giúp một chút cho sự phát triển các kĩ năng của sinh viên Bởi:

* Yếu tố giảng viên và chương trình đào tạo:

+ Phương pháp giảng dạy: là mối liên hệ giữa phương pháp giảng dạy của giảng viên và khả năng tiếp thu của sinh viên là rất quan trọng Nếu giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy không phù hợp, thiếu sự đổi mới, hoặc không chú trọng đến việc tạo ra môi trường học tập sáng tạo và tương tác, sinh viên sẽ dễ cảm thấy chán nản và mất hứng thú học tập Ngược lại, nếu giảng viên linh hoạt, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, và phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên, chất lượng học tập sẽ cải thiện

+ Chương trình đào tạo chưa gắn với thực tiễn: Chương trình có thể nặng về lý thuyết nhưng chưa cung cấp đủ kỹ năng thực hành hoặc kiến thức ứng dụng trong ngành công nghiệp

+ Thiếu sự hỗ trợ tương tác: Quan hệ giữa giảng viên và sinh viên đôi khi không gần gũi, sinh viên cảm thấy khó tiếp cận giảng viên để xin ý kiến hoặc hỗ trợ khi gặp khó khăn Bên cạnh đó, số lượng sinh viên lớn trong lớp học có thể khiến giảng viên không theo sát từng cá nhân, dẫn đến việc một số sinh viên bị bỏ lại phía sau

* Yếu tố về cơ sở vật chất và môi trường học tập: Cơ sở vật chất không đủ chất

lượng, môi trường học tập không tốt, thiếu các thiết bị học tập hiện đại, hoặc quá tải lớp học có thể làm giảm khả năng tiếp thu và chất lượng học tập của sinh viên Cơ sở vật chất và môi trường học tập là những yếu tố liên kết trực tiếp với hiệu quả học tập, nếu yếu kém sẽ tác động tiêu cực đến sự tập trung và kết quả học tập của sinh viên

*Yếu tố cá nhân sinh viên:

+ Phương pháp học tập kém hiệu quả: Sinh viên chưa biết cách quản lý thời gian

hợp lý, thường để gần đến kỳ thi mới học dẫn đến kết quả kém Kỹ năng tìm kiếm

thông tin, tổng hợp kiến thức và tự học chưa được phát triển tốt, dẫn đến việc phụ thuộc vào tài liệu giảng viên cung cấp Thiếu các thói quen học tập tích cực như ghi chép bài học, đặt câu hỏi khi không hiểu, hoặc thảo luận nhóm Những yếu tố này sẽ làm giảm khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề của sinh viên

Ngày đăng: 03/12/2024, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w