1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giao tiếp đàm phám kinh doanh nguyên lý của giao tiếp trong kinh doanh

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao tiếp đàm phán kinh doanh; Nguyên lý của giao tiếp trong kinh doanh
Tác giả Nhóm 08
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Hướng
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4,18 MB

Nội dung

Giao tiếp Kinh doanh là gì?Giao tiếp trong kinh doanh là quá trình trao đi và nhận lại những phản hồi giữa các chủ thể với nhau nhằm đạt mục đích giao tiếp nhất định trong hoạt động kinh

Trang 1

GIAO TIẾP ĐÀM PHÁM

KINH DOANH

NGUYÊN LÝ CỦA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Hướng

Nhóm thực hiện: 08

Trang 4

Giao tiếp Kinh doanh là gì?

Giao tiếp trong kinh doanh là quá trình trao đi

và nhận lại những phản hồi giữa các chủ thể với

nhau nhằm đạt mục đích giao tiếp nhất định

trong hoạt động kinh doanh

Trang 5

Tầm quan trọng của giao tiếp trong kinh doanh

1 Trình bày các lựa chọn/ ý tưởng kinh doanh mới

Lập kế hoạch và đề xuất

Thực thi các quyết định

Đạt được các thỏa thuận

Gửi và hoàn thành đơn đặt hàng

Bán hàng thành công

Các cuộc họp hiệu quả

2

3

Trang 6

I Mục tiêu của giao tiếp trong kinh doanh

Để đàm phán, bàn bạc, thảo luận đi

Trang 7

I Mục tiêu của giao tiếp trong kinh doanh

Trao đổi tâm tư, tình cảm, ý nghĩa của

nhau

Trong hoạt động kinh doanh hiện đại,

giao tiếp đóng vai trò quan trọng đặc biệt,

các nhà kinh doanh thường dành từ 60% –

90% thời gian cho giao tiếp, người có chức

vụ càng cao thì thời gian dành cho giao tiếp

càng lớn

Trang 8

II Đặc tính của giao tiếp trong Kinh doanh

1 Hoạt động kinh doanh là một hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp.

Nhà kinh doanh thường phải tiếp xúc với

đủ các loại người khác nhau với nhu cầu,

thị hiếu và những động cơ giao tiếp khác

nhau Cũng có người đến với nhà kinh

doanh với động cơ hợp tác chân chính,

nhưng cũng có kẻ đến với động cơ lừa

đảo, lợi dụng Vì vậy nhà kinh doanh cần

phải có kỹ năng giao tiếp tốt trong mọi

trường hợp, với mọi đối tác

Trang 9

VÍ DỤ

Bạn là một chủ một cửa hàng bán đồ

ăn tại Hà Nội Của hàng của bạn được các Tiktoker đến review món ăn của cửa hàng Vì vậy nhiều khách hang đến thưởng thức Một số khách hàng cảm nhận món ăn của bạn ngon và một số người cảm nhận món ăn của bạn không ngon Họ đánh giá món ăn của bạn kém

và đăng bài lên các trang mạng xã hội, cửa hàng của bạn ảnh hưởng tới uy tín

và chất lượng, hình ảnh về sản phẩm mà cửa hàng bạn đã xây dựng lên

Trang 10

2 Giao tiếp trong kinh doanh luôn gấp rút về mặt thời gian

Thời gian là tiền bạc Khi giao tiếp làm

ăn không có thời gian để gây ấn tượng,

mọi cuộc gặp gỡ đều được diễn ra một

cách chóng vánh Chính vì sự ngắn ngủi

này mà yêu cầu bạn phải cố gắng tận

dụng thời gian hiệu quả hơn nữa để tiếp

xúc, gây ấn tượng và tạo mối quan hệ tốt

đẹp với mọi người

II Đặc tính của giao tiếp trong Kinh doanh

Trang 11

VÍ DỤ

Khi một ông chủ hẹn gặp đối tác của mình

họ luôn tới trước cuộc hẹn 15-20 phút để chuẩn bị và tỏ thành ý muốn hợp tác với đối tác và tuyệt đối không nên đến muộn và để đối tác của mình chờ đợi

Đối với thói quen hay nghệ thuật đàm phán này người Nhật luôn được đánh giá cao vì đây được coi là nét văn hóa riêng của họ

Trang 12

3.Giao tiếp trong kinh doanh là hoạt động nhiều rủi ro

Giao tiếp trong kinh doanh ẩn chứa

nhiều cơ hội và rủi ro, cơ hội là với

giao tiếp nhà kinh doanh có thể nhận

được cảm tình từ phía đối tác và giữ

chân được bạn hàng, chiếm lĩnh thị

trường, hoặc có thể giao tiếp không

đúng phương pháp sẽ mất đi cơ hội

hợp tác, bạn hàng, lòng tin từ đối tác

II Đặc tính của giao tiếp trong Kinh doanh

Trang 13

VÍ DỤ

Bạn là người đi đàm phán một hợp đồng mua bán, buổi trò chuyện được đối tác đánh giá cao và cảm thấy hài lòng đạt được nhiều cảm tình và đạt được nhiều ưu đãi hơn so với trước Lần hợp tác tiếp theo doanh nghiệp của bạn sẽ được ưu tiên so với các đối thủ khác Ngược lại trong cuộc trò chuyện bạn không nắm bắt được đối tác để gây cảm tình thì hợp đồng hợp tác có thể sẽ không đạt được tốt

=> Giao tiếp trong kinh doanh nhiều rủi ro nhưng phần lớn dựa vào kỹ năng giao tiếp

Trang 14

4.Giao tiếp kinh doanh yêu cầu phải đảm bảo hai bên cùng có lợi

Giao tiếp kinh doanh không đơn thuần là sự

theo đuổi nhu cầu, lợi ích của bản thân, mà là

quá trình trong đó hai bên thảo luận, bàn bạc,

nhượng bộ để đi đến sự hợp tác hai bên

cùng có lợi Giao tiếp kinh doanh phải là một

cuộc chơi trong đó hai bên đều có mối quan

hệ “WIN – WIN”

II Đặc tính của giao tiếp trong Kinh doanh

Trang 15

VÍ DỤ

Vào năm 2011, Apple đã đưa ra một vụ kiện cho rằng Samsung đã sao chép mẫu iPhone khi công ty này tạo ra các dòng điện thoại Galaxy Samsung phản đối Apple vì đã không trả tiền bản quyền cho việc sử dụng công nghệ truyền dẫn không dây của họ Cả hai công ty đều cáo buộc nhau bắt chước chức năng và ngoại hình của máy tính bảng và điện thoại thông minh của nhau Cả hai gã khổng lồ đều thể hiện sự sẵn sàng thỏa hiệp nhất định để ngăn chặn một trận chiến tại tòa án Theo đề nghị của một tòa án California, họ đã giảm một nửa số lượng bằng sáng chế gây tranh cãi

Cả hai công ty đều cho biết họ muốn tránh trận chiến pháp lý, và vì Samsung là một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Apple, các giám đốc điều hành của cả hai công ty đều muốn vượt ra khỏi tranh chấp và tiến tới mối quan hệ kinh doanh.

=> Đây là ví dụ về đàm phán trong kinh doanh với chiến thuật đôi bên cùng có lợi.

Trang 16

III.Các nguyên tắc trong giao tiếp kinh doanh

1 Biết lắng nghe

- Cởi mở, thích ứng với tình huống đang diễn ra

- Hiểu được sự mong muốn

- Cảm nhận được sự tôn trọng và thấu hiểu

- Chìa khóa giữ chân đối tác , khách hàng

Trang 17

VÍ DỤ

Khi thật sự cảm thấy được sự lắng nghe, con người sẽ dễ dàng cởi

mở, thích ứng với người đang giao tiếp cũng như tình huống đang diễn ra Lắng nghe là yếu tố quan trọng giúp bạn hiểu được những mong muốn của đối tác, và họ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và thấu hiểu Từ đó bạn có thể dễ dàng đưa ra những thỏa thuận đạt được trong những cuộc đàm phán thành công Đồng thời lắng nghe cũng là ‘CHÌA KHÓA” giúp mình có thể giữ chân được đối tác khách hàng của mình để duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài hơn

Trang 18

III.Các nguyên tắc trong giao tiếp kinh doanh

2 Nụ cười thân thiện và gần gũi

- Tạo không khí dễ chịu

- Nhận được thiện cảm

- Đi đến những thỏa thuận dễ dàng hơn

Trang 19

VÍ DỤ

Nụ cười là một trong những chất xúc tác để tạo nên bầu không khí cuộc đàm phán, trò chuyện trở nên dễ chịu hơn Việc nở nụ cười thân thiện dễ dàng giúp bạn nhận được thiện cảm của khách hàng và đối tác Từ đó các hoạt động trao đổi kinh doanh, ký kết hợp đồng cũng được diễn ra suôn sẻ hơn Một ví dụ rõ ràng nhất khi chúng ta với tư cách là một khách hàng sẽ rất khó khăn trong việc đưa ra quyết định mua hàng trong khi nhìn thấy được sự vô cảm, không cảm xúc hay tức giận

Trang 20

III.Các nguyên tắc trong giao tiếp kinh doanh

3 Hãy cho khách hàng biết họ là người quan trọng

- Thể hiện sự quý mến, sự quan tâm nhiệt tình dành cho họ

- Đừng tranh luận, cướp lời khi có những việc không hay xảy ra

- Coi trọng ý kiến của khách hàng

Trang 21

VÍ DỤ

Họ biết rằng công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu quí nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn.Hỏi khách hàng về những lời khuyên khách hàng nào cũng có sẵn những ý kiến cá nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bạn, và nếu họ được hỏi vào thời điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời họ cảm thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa cho bạn lời khuyên đó.Ngoài ra, không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể Hơn thế, phải coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn Hãy để cho họ nói thoả thích những cái mà

họ muốn nói

Trang 22

III.Các nguyên tắc trong giao tiếp kinh doanh

4 Kín đáo thận trọng

- Không tiết lộ cũng như đào sâu vào chuyện cá nhân

- Thận trọng lời nói khi giao tiếp với mọi người

- Sử dụng lời khen đúng thời điểm

Trang 23

VÍ DỤ

Trong giao tiếp, phải thực hiện nguyên tắc: “nói ít, nghe nhiều” Tuyệt đối tránh khoe khoang sự hiểu biết, sành đời của mình nhưng lại biết rất ít về đối thủ vì không lắng nghe họ nói Người thông minh, có kinh nghiệm là người không khoe khoang, biết ngưỡng mộ tài trí của những người đối thoại, cố tìm những ưu điểm, những thành công của họ trên thương trường

để khen ngợi, tán thưởng

Một đức tính quan trọng trong giao tiếp kinh doanh là thận trọng khi tâm

sự với bạn bè hoặc người thân về công việc kinh doanh của mình Bởi vì những thông tin đó có thể lọt vào tai của đối thủ qua nhiều kênh khác nhau,

sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường, có thể dẫn tới thất bại đau đớn Nguyên tắc thận trọng có nghĩa là giữ bí mật, thận trọng trong từng câu, từng chữ khi bàn bạc về công việc kinh doanh lẫn bản thân

Trang 24

CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!

Ngày đăng: 02/04/2024, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w