1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bằng kiến thức Đã học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận Định sau Đây “quyền sử dụng Đất Đai của người sử dụng Đất vừa mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về Đất Đai mà nhà nước là Đại diện chủ sở hữu

19 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Sử Dụng Đất Đai Của Người Sử Dụng Đất Vừa Mang Tính Phụ Thuộc Vào Quyền Sở Hữu Toàn Dân Về Đất Đai Mà Nhà Nước Là Đại Diện Chủ Sở Hữu
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Đất Đai
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 427,8 KB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ---BÀI TẬP NHÓM BỘ MÔN : LUẬT ĐẤT ĐAI ĐỀ SỐ 02 : Bằng kiến thức đã học, Anh Chị hãy làm sáng tỏ nhận định sau đây: “Quyền sử dụng đất đai của người

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM

BỘ MÔN : LUẬT ĐẤT ĐAI

ĐỀ SỐ 02 :

Bằng kiến thức đã học, Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ nhận

định sau đây: “Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất

vừa mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, vừa mang tính độc

lập trong quá trình khai thác và sử dụng đất”.

Hà Nội, 2024

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Tổng số thành viên của nhóm:

Có mặt:

Tên bài tập: Đề số 02

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc

thực hiện bài tập nhóm

Kết quả như sau:

STT MÃ SV HỌ VÀ TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA

SV SV KÝ

TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GV

(số)

ĐIỂM (Chữ)

GV (Ký tên)

1 460509 Mai Thị Hà Duyên

2 460510 Nguyễn Hữu Đạt

3 460511 Trần Xuân Đức

4 460512 Lê Ngọc Hà

5 460513 Nguyễn Việt Hà

6 460514 Nguyễn Nhật Hạ

7 460515 Nguyễn Xuân Hiếu

8 460516 Nguyễn Huy Hiếu

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Khái quát về quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất 1

1 Quyền sử dụng đất 1

2 Người sử dụng đất 1

II Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu 2

1 Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác nhau 2

2 Nhà nước có thể chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất .3

3 Nhà nước chi phối quá trình khai thác đất của người sử dụng đất 4

4 Nhà nước giới hạn quyền sử dụng đất của người sử dụng đất 5

III Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang tính độc lập trong quá trình khai thác và sử dụng đất 6

1 Quyền sử dụng đất của người sử dụng đất có tính trực tiếp và cụ thể 6

2 Quyền sử dụng đất của người sử dụng đất có tính ràng buộc 7

3 Quyền được khai thác đất đai 8

4 Quyền sử dụng đất của người sử dụng đất có tính tự quyết định 9

IV Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất vừa mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, vừa mang tính độc lập trong quá trình khai thác và sử dụng đất 10

1 Người sử dụng đất nhận quyền sử dụng đất từ Nhà nước tuy nhiên họ mới là chủ thể trực tiếp sử dụng đất 10

2 Nhà nước có thể chấm dứt quyền sử dụng đất nhưng phải thông báo và thực hiện bồi thường đúng quy định cho người sử dụng đất 11

3 Nhà nước chi phối quá trình khai thác đất của người sử dụng đất tuy nhiên chủ thể vẫn có quyền tự quyết các vấn đề trong khai thác, sử dụng đất 13

4 Quyền sử dụng đất của người sử dụng đất không hoàn toàn bị giới hạn bởi Nhà nước 14

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

MỞ ĐẦU

Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và có nhiều vai trò đối với sự phát triển của đất nước Để nguồn lực này được sử dụng hiệu quả và phân bổ hợp lý thì đất đai được đại điện bởi Nhà nước và qua đó giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân Dẫu mang tính chất thuộc quyền sở hữu toàn dân nhưng đất đai lại được giao cho cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức có mục đích sử dụng đất ổn định, lâu dài Nhà nước trao cho chủ thể các quyền năng khác nhau, nhưng tất cả đều được khái

quát dưới một khái niệm chung là “quyền sử dụng đất” Để tìm hiểu sâu sắc về vấn

đề này, nhóm 02 đã dựa vào nội dung nghiên cứu môn Luật Đất đai nhằm làm sáng

tỏ nhận định: “Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất vừa mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, vừa mang tính độc lập trong quá trình khai thác và sử dụng đất”.

NỘI DUNG

I Khái quát về quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất

1 Quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là quyền của người sử dụng đất được công nhận bởi Nhà nước Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 và Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua việc giao đất, cho thuê đất Người có quyền sử dụng đất được sử dụng nhằm khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất hoặc định đoạt như chuyển giao quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,…)1

2 Người sử dụng đất

Người sử dụng đất là chủ thể được Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất Những chủ thể được

1 TS Dương Đăng Huệ, Nhận thức đúng đắn về khái niệm, bản chất của quyền sử dụng đất, Báo Đại biểu Nhân

dân.

Trang 5

Nhà nước công nhận là người sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, bao gồm:

 Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - -nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

 Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

 Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

 Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và

cơ sở khác của tôn giáo;

 Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư

II Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu 

1 Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác nhau

Trang 6

Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất không đột nhiên xuất hiện mà phải được Nhà nước trao cho Căn cứ vào Khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 thì

“Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý,…” 2 Đối với những chủ thể chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì họ buộc phải đăng ký sử dụng đất lần đầu tức Nhà nước có thể chấp thuận hoặc từ chối quyền này của họ Sau khi các chủ thể được cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, nếu có sự thay đổi về các vấn đề như người sử dụng đất, chuyển nhượng đất, cho thuê đất,… cũng vẫn phải đăng ký biến động đất đai căn cứ theo Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai Có thể thấy rằng về bản chất mặc dù được trao quyền sử dụng đất nhưng quyền lực quyết định tối cao về mảnh đất vẫn thuộc về Nhà nước khi mà mọi sự thay đổi đều phải có sự thông báo và cho phép từ phía Nhà nước. 

Đồng thời nếu người sử dụng đất muốn hưởng quyền lợi từ đất đai sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần thực hiện các nghĩa vụ tài chính nhất định Các nghĩa vụ này bao gồm: tiền sử dụng đất (Điều 55, 56 Luật Đất đai), tiền thuê đất (Điều 56, 60 Luật Đất đai), thuế sử dụng đất, thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất, phí và lệ phí, xử lý vi phạm hành chính, tiền bồi thường Mức thu, thời hạn nộp và quy định liên quan đến nghĩa vụ tài chính do Nhà nước quy định

2 Nhà nước có thể chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất

Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định : “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật,…” Đất

đai tuy thuộc quyền sở hữu của toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu3 Nhưng Nhà nước vẫn trao đất, quyền sử dụng đất cho những cá nhân, tổ chức nhất định để phát triển kinh tế, xã hội nhưng không có nghĩa là các cá nhân này hoàn toàn

2 Luật Đất đai năm 2013

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2021

Trang 7

nắm quyền sở hữu mà không thể có sự can thiệp của Nhà nước Điều 53 Hiến pháp

2013 quy định: “Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ, Nhà nước thu hồi đất do

tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai” Trong các trường hợp cần thiết, quyền sử

dụng đất đai của các chủ thể được trao có thể bị tước bỏ thông qua hình thức thu hồi đất.4 Thu hồi đất dẫn đến chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất, bao gồm cả quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có) Mọi quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất trên thửa đất bị thu hồi cũng sẽ chấm dứt Việc thu hồi đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành

3 Nhà nước chi phối quá trình khai thác đất của người sử dụng đất 5

Về hình thức sử dụng đất: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử

dụng đất chỉ có hai hình thức sử dụng đất là hình thức giao đất và hình thức cho thuê đất Tùy thuộc vào đối tượng, loại đất, mục đích sử dụng đất, và nguyện vọng của người sử dụng đất mà Nhà nước căn cứ vào đó để đưa ra các trường hợp được giao đất (Điều 54,55 Luật đất đai) hoặc được cho thuê đất (Điều 56 Luật đất đai)

Về mục đích sử dụng đất: Căn cứ theo Điều 14 Luật Đất đai 2013: “Nhà nước

quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất" Tùy theo loại đất, vị trí đất mà

Nhà nước cho phép chủ thể nào có quyền sử dụng đất, sử dụng đất vào mục đích gì Việc thay đổi mục đích sử dụng đất phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và

4 PGS.TS Vũ Văn Phúc (2022), Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu ở Việt Nam,

Tạp chí Tuyên giáo.

5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2021, trang 83-84

Trang 8

nhận được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền trong một số trường hợp nhất định căn cứ theo Điều 57 Luật Đất đai 2013

Về thời hạn sử dụng đất: Căn cứ theo Điều 15 Luật Đất đai 2013, với tư cách

là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước có quyền hạn chế thời hạn sử dụng đất của người dụng đất, tùy theo từng trường hợp mà thời hạn có thể là ổn định lâu dài hoặc là giới hạn ở mức 05 năm, 50 năm, không quá 50 năm, không quá 70 năm, không quá 99 năm theo Điều 126 Luật Đất đai 2013

Về giá đất: Căn cứ theo Điều 18 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước quyết định

giá đất để thực hiện việc quản lý đất đai về mặt kinh tế Giá đất được hiểu là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên đơn vị diện tích đất Từ đó, Nhà nước ban hành khung giá đất và để các cơ quan có thẩm quyền đưa ra bảng giá đất và giá đất cụ thể theo Điều 114 Luật Đất đai 2013 Chứng tỏ khi người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính hay giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải dựa theo nguyên tắc về giá mà Nhà nước đặt ra, qua đó cho thấy tính phụ thuộc cao về giá đất

Về hình thức giao dịch: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 502 BLDS 2015, tất cả các

loại giao dịch như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất,… đều thể hiện dưới dạng văn bản mà cụ thể là khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất thì các bên phải thiết lập hợp đồng về loại giao dịch quyền sử dụng đất đó được quy định tại Mục 7 Chương XVI BLDS 2015 Một số loại giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Về trình tự thủ tục: Việc giao dịch đất đai thông qua các loại giao dịch đều có

trình tự, thủ tục riêng theo quy định của pháp luật Trình tự, thủ tục trong việc thực hiện các loại giao dịch quyền sử dụng đất trên được quy định tại Điều 502 BLDS

2015, và Nghị định 43/2014/NĐ-CP

4 Nhà nước giới hạn quyền sử dụng đất của người sử dụng đất

Trang 9

Có thể hiểu rằng, quyền sử dụng đất mà Nhà nước trao cho các cá nhân, tổ chức

là quyền tài sản căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 “Quyền tài sản là quyền giá trị được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác” khi đầy đủ các tiêu chí như đây là quyền đối với một tài sản, thông qua hoạt động khai thác có thể trị giá được bằng tiền,… Tuy nhiên một trong những nguyên tắc chính của Pháp luật Dân sự Việt Nam

đó chính là đề cao sự tự do, tự nguyện cam kết và thỏa thuận liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của mình thì nếu coi quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức này là quyền tài sản mà được tự do định đoạt thì chưa thực sự phù hợp với quy định của Hiến pháp, Pháp luật Như vậy để đầy đủ và chính xác hơn, quyền sử dụng đất

mà Nhà nước trao cho các cá nhân tổ chức có thể được hiểu là “vật quyền hạn chế”

6khi quyền sử dụng đất có đối tượng là vật (một mảnh đất cụ thể) và chủ thể được trao quyền này sẽ có những quyền năng cụ thể nhưng quyền này lại bị phụ thuộc bởi Nhà nước hay cụ thể hơn đó chính là do pháp luật quy định, các bên không thể nào

tự xác lập quyền này mà phải do Nhà nước trao cho (Luật định) và nhà nước cũng sẽ giới hạn quyền của các chủ thể này để không vượt quá phạm vi, giới hạn đã quy định Trong đó bao gồm:7

Quyền quyết định mục đích sử dụng đất: Nhà nước hoạch định quy hoạch sử

dụng đất, phân chia đất đai cho các mục đích khác nhau như quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội,

Quyền giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất: Nhà nước giao

đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và nước ngoài

6 TS Dương Đăng Huệ, Nhận thức đúng đắn về khái niệm, bản chất của quyền sử dụng đất, Báo Đại biểu Nhân

dân

7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2021, trang 80-81

Trang 10

Quyền thu hồi đất: Nhà nước có quyền thu hồi đất trong trường hợp cần thiết

cho quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; hoặc do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai

III Quyền sử dụng đất đai của người sử dụng đất mang tính độc lập trong quá trình khai thác và sử dụng đất

1 Quyền sử dụng đất của người sử dụng đất có tính trực tiếp và cụ thể

Người sử dụng đất mặc dù không phải chủ sở hữu của đất đai nhưng họ là những người trực tiếp chiếm hữu Hành vi trực tiếp chiếm hữu đất đai của người sử dụng đất cho thấy việc sử dụng đất đai một cách độc lập của họ đối với đại diện chủ

sở hữu là Nhà nước và các chủ thể khác, Nhà nước và các chủ thể khác phải tôn trọng quyền chiếm hữu của họ Tính trực tiếp chiếm hữu được thể hiện thông qua việc người sử dụng đất được sử dụng đất vào mục đích phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mục đích đã được giao, cho thuê, họ có quyền tự quyết định các biện pháp sử dụng đất, tổ chức sản xuất, kinh doanh trên đất; được hưởng lợi ích

từ việc sử dụng đất trong phạm vi quyền hạn của pháp luật cho phép Không chỉ vậy, tính cụ thể còn được thể hiện thông qua việc người sử dụng đất có thể chuyển giao, cho thuê quyền sử dụng đất cho các chủ thế khác theo quy định của pháp luật Khi các chủ thể khác có nhu cầu về việc mua bán đất, mong muốn tìm hiểu chi tiết về mảnh đất ví dụ như muốn biết về diện tích, vị trí, thời hạn sử dụng, thì họ sẽ tìm đến người sử dụng đất để giải đáp thắc mắc chứ không tìm đến các cơ quan Nhà nước đầu tiên

2  Quyền sử dụng đất của người sử dụng đất có tính ràng buộc

Đây được xem là biểu hiện của tính độc lập cao nhất, được Nhà nước đảm bảo toàn bộ quyền lợi dân sự của người sử dụng đất đối với quyền sử dụng đất đai Điều này được thể hiện rõ tại Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về việc người sử dụng đất có thể tự do thực hiện các giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho

Ngày đăng: 03/12/2024, 21:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w