Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được giới hạn trong không gian hành chính huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 03 năm 2017
- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong giai đoạn 2012 đến 2016
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: các số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được điều tra trong năm 2016.
Đối tượng nghiên cứu
- Việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp và góp vốn bằng quyền sử dụng đất Trong đó nghiên cứu sâu với 3 quyền: chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
- Cán bộ làm công tác quản lý đất đai tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và cán bộ địa chính xã, thị trấn để tìm hiểu một số bất cập, hạn chế trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc.
Nội dung nghiên cứu
3.4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng quản lý và sử dụng đất của huyện Nghi Lộc
- Điều kiện Kinh tế - xã hội
- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất
3.4.2 Kết quả thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc giai đoạn 2012 - 2016
- Kết quả chuyển đổi QSDĐ
- Kết quả chuyển nhượng QSDĐ
- Kết quả cho thuê QSDĐ
- Kết quả cho thuê lại QSDĐ
- Kết quả thừa kế QSDĐ
- Kết quả tặng cho QSDĐ
- Kết quả thế chấp bằng QSDĐ
- Kết quả góp vốn bằng QSDĐ
3.4.3 Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc giai đoạn 2012 - 2016
- Đánh giá việc thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ
- Đánh giá việc thực hiện quyền thừa kế QSDĐ
- Đánh giá việc thực hiện quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất
- Đánh giá chung việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc
3.4.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc
- Giải pháp về tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các quyền sử dụng đất
- Giải pháp về chính sách
- Giải pháp về thủ tục hành chính.
Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
1) Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, về đặc tính phát triển kinh tế - xã hội tại Phòng Thống kê, Phòng Kinh tế; về tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; …
2) Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Trên cơ sở tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất, thực hiện điều tra sâu đối với 3 nội dung thực hiện quyền: quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền thế chấp của người sử dụng đất
- Thực hiện điều tra bằng bảng hỏi với các đối tượng bao gồm:
1 Để đảm bảo kết quả của phiếu điều tra đòi hỏi các hộ gia đình, cá nhân hiện vẫn đang trong địa bàn nghiên cứu Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền tại Văn phòng ĐKQSDĐ trong năm 2016 với 250 phiếu (10% số lượt thực hiện các quyền: chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp) Trong đó: quyền chuyển nhượng 120 phiếu; quyền thừa kế 40 phiếu; quyền thế chấp 90 phiếu
+ Điều tra thông tin về hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền
+ Thông tin về quá trình thực hiện quyền của hộ gia đình, cá nhân
+ Những nhận xét đánh giá của người dân về việc thực hiện quyền Qua đó, điều tra một số thông tin liên quan đến hiểu biết của người dân về quyền của người sử dụng đất
2 Điều tra, phỏng vấn 100% cán bộ làm công tác quản lý đất đai tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực tiếp tiếp nhận và thụ lý hồ sơ đăng ký thực hiện quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền thế chấp của người sử dụng đất (10 phiếu), 100% cán bộ địa chính xã, thị trấn (30 phiếu).
+ Điều tra về thông tin của cán bộ
+ Những đánh giá, nhận xét của cán bộ đối với quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất tại cơ quan quản lý nhà nước để tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc Từ đó, xác định những nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.
3.5.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp
Thống kê, tổng hợp các tài liệu, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
Tổng hợp các số liệu điều tra sơ cấp về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu điều tra của các hộ gia đình, cá nhân tại các phiếu điều tra.
3.5.3 Phương pháp phân tích, so sánh
Phân tích các số liệu về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất để tìm ra các đặc trưng trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn.
So sánh thực tế việc thực hiện quyền sử dụng đất với quy định của pháp luật hiện hành để nhận diện những ưu điểm và tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Trên cơ sở số liệu điều tra nghiên cứu đối chiếu với các quy định của pháp luật về các quyền sử dụng đất tương ứng, xây dựng các bảng số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel
3.5.5 Phương pháp minh hoạ số liệu bằng biểu đồ, bản đồ Đây là phương pháp dùng biểu đồ, sơ đồ để minh hoạ sự tương quan giữa các đại lượng so sánh hoặc các yếu tố đặc trưng của công tác tại địa phương.