1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích vấn Đề Đạo Đức kinh doanh tại việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Vấn Đề Đạo Đức Kinh Doanh Tại Việt Nam
Tác giả Huỳnh Gia Tuệ, Nguyễn Thị Ngọc Thảo, Vi Văn Duy, Lê Trung Hiệp, Phạm Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Huỳnh Anh Thư, Nguyễn Ngọc Nga, Nguyễn Lê Triều Ngân, Võ Phan Thanh Tâm, Phan Nguyễn Tường Vi
Người hướng dẫn Lê Thị Biên Thùy
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại tiểu luận
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 10,04 MB

Nội dung

Thật khó để chúng ta có thể thuyết phục các doanh nghiệp thay vì đặt lợi ích kinh tế lên trên cùng thì hãy nên thực hiện tốt các vấn đề về đạo đức và trách nhiệm cũng như đặt trái tim củ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

- 

-TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

LỚP: 13DHQTKD02 NHÓM: 2

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

- 

-TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

Trang 3

PHẦN 1 MỤC LỤC

PHẦN 1.MỤC LỤC 3

PHẦN 2.MỞ ĐẦU 4

PHẦN 3.NỘI DUNG 5

1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 5

2 NGUYÊN TẮC VÀ CHUẨN MỰC CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 5

a Tính trung thực 5

b Tôn trọng con người 6

c Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội 12

3 VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP a Giúp củng cố nền kinh tế quốc gia 3

b Tăng lợi nhuận 4

c Điều chỉnh hành vi của doanh nhân 4

d Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp 4

e Tạo sự cam kết và tận tâm của nhân viên 4

f Tăng sự tin tưởng và niềm thỏa mãn của đối tác, khách hàng 5

4 CÁC LOẠI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 6

5 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 6

a Về phía nhà nước 11

b Về phía doanh nghiệp 12

c Về phía người tiêu dùng 12

PHẦN 4.KẾT LUẬN 13

PHẦN 5.TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

PHẦN 2 MỞ ĐẦU

Đạo đức và trách nhiệm là những yếu tố tất yếu không thể thiếu trong kinh doanh Nhưng trong thực tế có thể thấy rằng, những doanh nghiệp chưa thật sự xem trọng những điều được cho là cần thiết này Thật khó để chúng ta có thể thuyết phục các doanh nghiệp thay vì đặt lợi ích kinh tế lên trên cùng thì hãy nên thực hiện tốt các vấn đề về đạo đức và trách nhiệm cũng như đặt trái tim của mình vào việc kinh doanh Ông bà ta có câu: “Dò sông, dò bể, dò nguồn Biết sao được bụng lái buôn mà dò.” Là sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh thì đây là một vấn đề rất cần thiết để trang bị thêm vào hệ thống kiến thức chuyên môn sau này Chính vì thế,

đề tài “Đạo đức trong kinh doanh” là đề tài chúng em sẽ trình bày trong bài tiểu luận sau đây

Trang 5

PHẦN 3 NỘI DUNG

1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH:

 Đạo đức kinh doanh là gì?

Chữ “đạo” là cái đường thẳng, là cái lẽ mà nhất định ai nấy đều phải tuân theo, còn chữ

“đức” có nghĩa là đức tính trong bản chất của mỗi con người Tóm lại, “đạo đức” có nghĩa là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội Từ đó chúng ta có thể trả lời được câu hỏi “Đạo đức kinh doanh là gì? “

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh Nó có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh, do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác Cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung

2 NGUYÊN TẮC VÀ CHUẨN MỰC CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH:

a Tính trung thực:

Trung thực có nghĩa là chúng ta phải trung thực ngay cả với chính bản thân mình, không hối lộ, tham ô và tất nhiên, không nên kiếm lợi nhuận dưới bất kì các hình thức gian dối, xảo trá nào Chữ tín nên được đặt lên hàng đầu trong vấn đề đạo đức kinh doanh, một khi đã giữ chữ tín, chúng ta sẽ gây dựng được lòng tin với tất cả mọi người Một yếu tố không thể thiếu tiếp theo chính là phải chấp hành luật pháp của nhà nước: không làm ăn phi pháp (trốn thuế, lậu

Trang 6

thuế, ), không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, Phải trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết), và người tiêu dùng Ngoài ra, không sản xuất hàng giả, tạo khuyến mãi giả, quảng cáo sai sự thật, sự dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng trên đấu trường kinh doanh quốc tế,

b Tôn trọng con người:

Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác, đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí khách hàng, còn đối với đối thủ cạnh tranh: nên tôn trọng lợi ích của đối thủ

Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội

Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển

Bí mật trung thành với các trách nhiệm đặt biệt

Trang 7

Vai trò của đạo đức trong kinh doanh

Đạo đức kinh doanh giúp củng cố nền kinh tế quốc gia

Các thể chế xã hội, đặc biệt là những thể chế đề cao tính trung thực, là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng kinh tế của một quốc gia Rộng hơn là các thành viên trong gia đình và họ hàng Các nước phát triển ngày càng giàu hơn khi các hệ thống thể chế, bao gồm cả đạo đức kinh doanh, khuyến khích năng suất Niềm tin là những gì cá nhân xác định, cảm nhận và chia sẻ với những người khác trong xã hội Ở mức độ hẹp nhất của lòng tin xã hội là sự tự tin

Lợi nhuận tăng

Các giáo sư John Kotter và James Heskett của Trường Kinh doanh Harvard, tác giả của "Văn hóa doanh nghiệp và các thước đo hiệu suất hữu ích", phân tích kết quả kinh doanh của các công ty có truyền thống đạo đức khác nhau Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, hai giáo sư khẳng định “trung thực càng giàu càng tốt” và việc thiết lập các chuẩn mực đạo đức trong ứng xử và kinh doanh là nền tảng của một hệ thống kinh doanh bền vững theo sự tiến bộ chung của nhân loại

Điều chỉnh hành vi của doanh nhân

Các doanh nhân phải luôn tự kiểm tra và sắp xếp các hoạt động của mình với các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh đã được chấp nhận Phong cách lãnh đạo và phong cách quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến

sự thành bại của một doanh nghiệp

Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp

Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm tăng hiệu quả hoạt động, cam kết của nhân viên, cải thiện chất lượng sản phẩm và hỗ trợ cho các gia đình có cộng đồng tích cực Hình ảnh doanh nghiệp được nâng cao, tạo được uy tín lâu dài đối với mọi người Đây không phải là điều mà tất cả các doanh nghiệp có thể làm được và nó không phải được xây dựng bằng tiền

Tạo cam kết và tận tâm của nhân viên

Công ty càng quan tâm đến nhân viên của mình thì nhân viên càng tận tâm với công ty Cũng bởi vậy, bất cứ ai cũng muốn làm việc cho một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh công khai minh bạch Họ tin tưởng hơn vào sự phát triển bền vững của công ty

Trang 8

Tăng sự tin tưởng và niềm thỏa mãn của đối tác và khách hàng

Đối với những doanh nghiệp luôn đặt lợi ích của khách hàng và xã hội lên hàng đầu thì niềm tin và sự hài lòng của khách hàng cũng sẽ tăng lên Ngược lại, những khách hàng không hài lòng sẽ không bao giờ quay lại và kéo những khách hàng khác theo Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau

Các loại vi phạm đạo đức kinh doanh

Không trung thực trong kinh doanh

Sử dụng các thủ đoạn kinh doanh không chính đáng, kể cả bất hợp pháp, để đạt lợi nhuâ ‚n càng nhiều càng tốt.Sản xuất, nhâ ‚p khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, hàng kém chất lượng, đô ‚c hại.Trốn thuế, buôn lâ ‚u, gian lâ ‚n thương mại Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng kí doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Y Tế Đức Anh có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:

Do trong đại dịch Covid, nhu cầu về sử dụng dụng cụ trang phục y tế tăng cao, Bình đã cùng với dồng phạm tổ chức sản xuất, buôn bán số lượng quần áo bảo hộ giả, thu lời bất chính Vụ việc này đã gây lên một làng sóng đầy phẫn nộ và bức xúc của dư luận Đây được xem là một hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cho bản thân mình, thể hiện

sự tham lam, vô cảm không thể nào chấp nhận được

công an làm việ tại công ty Đức Anh về bộ đồ chóng dịch giả.

Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo có các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, bao gồm:

Sản xuất, buôn bán hàng giả”

“Lừa dối khách hàng” trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện có xuất xứ Trung quốc, nhưng

về thay nhãn hàng hóa hoặc lắp ráp đơn giản, rồi dán nhãn “Asanzo” có xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3 Có dấu hiệu “buôn lậu”, “trốn thuế”

Trang 9

Xâm hại đến môi trường, sức khỏe con người

Các doanh nghiệp vì loại ích cá nhân mà bất chấp mội hành vi sai trái, trái pháp luật làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người như việc các nhà máy xí nghiệp không xây dựng các hệ thống xử lí chất thảy mà trực tiếp thảy các chất thảy độc hại ra các con sông, suối,… Các công ty về thực phẩm , chế biến, mỹ phẩm, vì nguồn nguyên liệu quá đắt đỏ mà họ chọn cách sử dụng các chất thay thế không đạt chuẩn vào sản phẩm của mình và không qua kiểm định rõ ràng Khi những sản phẩm này có mặt ngoài thị trường và đến tay người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏa con người

Ví dụ

Vụ xả chất thảy trực tiếp không qua sử lí ra sông Thị Vải của công ty Vedan ở Việt Nam

Họng cống xả nước thải từ nhà máy Vedan ra sông Thị Vải

Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:

Trang 10

Vào năm 2016 xảy ra hiện tượng rất nhiều cá biển chết hàng loạt nổi trôi dạt vào bờ biển tại Vũng Án( hà tĩnh) Hiện tượng sau đso lan ra nhiều vùng biển như Quãng Bình, Quãng Trị, Huế Qua điều tra cho biết công ty có nhập 296 tấn hóa chất, gồm 45 loại Điều đáng nói ở đây

là số hóa chất này được các nhà khoa học đánh giá là “độc và cực độc” Dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, đẩy người dân vào cảnh thất nghiệp, hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng,…

ông Nguyễn Hữu Thành( Thừa Thiên Huế) với cá biển chết dạt vào bờ

Công ty Vedan Vệt nam đã xả nước thải chưa qua xử lí ra ngoài môi trường dù đã xây dựng hệ thống

xử lí và xả thải hiện đại nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật nhằm ngụy trang với cơ quan chức năng.công ty đã không tôn trọng con người, đã kiếm lời dựa trên sức khỏe của người dân, chà đạp lên lợi ích cộng đồng, gây , gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người dân xung quanh khu vực Việc hồi sinh dòng sông Thị Vải phải mất gần 15 năm với chi phí lên đến hàng trăm tỷ đồng, tạo nên áp lực to lớn cho Nhà nước và xã hội

Lạm dụng chức vụ, không có trách nhiệm trong công việc

Không thực hiê ‚n hoă ‚c thực hiê ‚n không đầy đủ các chế đô ‚ chính sách đối với người lao đô ‚ng như: tiền lương, bảo hiểm, an toàn lao đô ‚ng, chế đô ‚ hưu trí.Không thực hiê ‚n các trách nhiê ‚m xã

hô ‚i: kinh tế, pháp lý, đạo đức Hiện nay, trong các doanh nghiệp còn tình trạng lạm vụ chức vụ, quyền hạn vào những mục sai trái, chèn ép nhân viên cấp dưới dẫn đến tình trạng nhân viên bất mãn trong công việc Trách nhiệm trong việc là một trong những nguyên tắc hàng đầu nếu muốn công trong công việc, còn nhiều tình trạng nhân viên không có trách nhiệm trong công việc, không chủ động và nổ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không xứng đáng với mức lương được nhận và chức vụ được đảm nhiệm

Trang 11

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, các dịch vụ của doanh nghiệp Quảng cáo là hoạt động thu hút, gây sự chú ý của khách hàng để khách hàng dễ tiếp cận và hiểu rõ hơn các mặt hàng của doanh nghiệp Sản phẩm quảng cáo có thể là phim quảng cáo, áp phích, tờ rơi, bảng biển, hình ảnh và lô gô quảng cáo trên mạng…

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, việc quảng cáo là không thể thiếu và đóng một vai trò rất quan trọng để giúp doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay lại xuất hiện nhiều hành vi quảng cáo gian lận không đúng sự thật, ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng, vi phạm đạo đức kinh doanh như việc quảng cáo sản phẩm đến có xuất xứ từ nước ngoài, Việt Nam,thần thánh hóa sản phẩm, sản phẩm không giống với những gì được quảng cáo, thậm chí còn khác xa với quảng cáo, quảng cáo mang tính kỳ thị, phi thị hiếu, lố bịch, quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm, quảng cáo mang tính phóng đại, thổi phồng sản phẩm, Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh, quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục…

Ví dụ: vụ việc khăn lụa Khải Silk

Vụ khăn lụa Khải Silk gắn mác “made in VietNam” nhưng lại bán hàng Trung Quốc Theo kết luận của bộ công thương giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của công ty cho thấy kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với thông tin được công bố

Khăn lụa Khải Silk bị khách hàng tố cáo bị cắt mác Trung Quốc gắn mác Việt Nam

Trang 12

GiẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Sau khi đã tìm hiểu về thực trạng của đạo đức kinh doanh ở Việt Nam, chúng ta thấy mặc dù có dấu hiệu khả quan nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chưa ý thức cũng như hiểu biết đủ về đạo đức kinh doanh Những thiếu sót này không chỉ trực tiếp gây hại cho doanh nghiệp, mà còn tác động đến cuộc sống của người tiêu dùng, đặc biệt hơn là ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc gia chúng ta trên thị trường quốc tế Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh cho tất cả mọi người, nhất là các doanh nghiệp ở Việt Nam Để có được một khuôn giải pháp hoàn chỉnh thì không thể thiếu sự đóng góp từ phía Nhà nước, từ các doanh nhiệp và cuối cùng là người tiêu dùng

Về phía nhà nước:

Nền kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà nước Đây là yêu cầu khách quan đối với tất cả các nước có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo

cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh

Trước đây, hiện tượng “nhờn luật” thường xuyên được bắt gặp trên các phương tiện truyền thông Đây

là một trong những hiện tượng tiêu biểu cho sự thiếu sót trong khung pháp luật của nhà nước đối với những vi phạm trong đạo đức kinh doanh Phần lớn là do các thủ tuc pháp lý chưa quy chuẩn rõ ràng, hình thức răn đe và xử lý vi phạm chưa đủ mạnh mẽ nên đã dẫn đến hiện tượng xấu ấy

Trong những năm gần đây Nhà nước cũng đã tiến hành đưa ra các bộ luật, các quy định, quy tắc cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại chuyển đổi công nghệ Cụ thể, sáng này 19/5/2022, Ban chấp hành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố 6 quy tắc đạo đức kinh doanh Việt Nam và phát động thực hiện trong cộng đồng doanh nhân toàn quốc Đây là hoạt động thiết thực của doanh nhân Việt Nam hưởng ứng thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị

về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đồng thời là bước khởi đầu quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lần thứ VII về “Tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam, hình thành và thúc đẩy thực hiện các quy ước, chuẩn mực chung về đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp”

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w